Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.04 KB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
“LẤY DÂN LÀM GỐC” VÀO XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
“LẤY DÂN LÀM GỐC” VÀO XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


ThS. Vi Thị Lại

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo - ThS. Vi Thị Lại
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị
cùng các thầy cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho
em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của bản thân.
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng
như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong sự chỉ bảo của các thầy, cô cũng như các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5, năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này
là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Giảng viên,
ThS. Vi Thị Lại. Kết quả thu được hoàn toàn trung thực và không trùng với
kết quả nghiên cứu của những tác giả khác.
Hà nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Nguyệt



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “LẤY DÂN LÀM GỐC”.. 5
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh ........... 5
1.2. Nội dung quan điểm “lấy dân làm gốc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh ... 16
1.3. Giá trị của quan điểm “lấy dân làm gốc” ....................................................... 29
Chƣơng 2. XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở NƢỚC
TA HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “LẤY DÂN
LÀM GỐC” CỦA HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 31
2.1. Thực trạng của quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta
hiện nay .......................................................................................................................... 31
2.2. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................. 45
2.3. Một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
của khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay ................................................ 52
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 68


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài, người cha vĩ đại của dân tộc Việt
Nam, danh nhân văn hóa thế giới, là tinh hoa của non sông đất nước Việt
Nam. Người đã để lại cho Đảng, nhân dân ta, nhân loại một di sản tinh thần
vô giá, một hệ thống lý luận về nhiều mặt. Tư tưởng của Người là ngọn đèn
soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, không chỉ có giá trị lý luận, thực
tiễn đối với các giai đoạn cách mạng đã qua mà còn có giá trị trường tồn
đối với hành trình đi lên của dân tộc. Trong đó có tư tưởng “lấy dân làm
gốc”- là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của Hồ
Chí Minh và đã được Đảng ta vận dụng và trở thành bài học xuyên suốt

quá trình lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, là một trong những cội nguồn
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sau 29 năm đổi mới, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn
như đã phát huy được tinh thần làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân
tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của
Nhà nước, những thành tựu đạt được là nhờ vào việc tập trung xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng trên cơ sở vận dụng tư tưởng lấy dân
làm gốc của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan khác nhau công tác xây dựng khối đại đoàn kết vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, thử thách, đặc biệt trong việc tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ
chưa phát huy được hiệu quả cao hay công tác dân vận còn gặp rất nhiều
hạn chế. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân ta phải biết vận dụng và phát triển hơn
nữa quan điểm “lấy dân làm gốc” của chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy hơn
nữa vai trò của quần chúng nhân dân, động viên quần chúng nhân dân cùng
nỗ lực phấn đấu, xây dựng chặt chẽ hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân để

1


lấy sức mạnh đó vượt qua những thử thách để đưa sự nghiệp cách mạng
Việt Nam đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội “dân
giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Căn cứ vào ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài “Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” vào xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” là tư tưởng xuyên suốt
trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. Vì vậy, vấn đề này đã được
các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đề
cập ở những quy mô, ở những khía cạnh khác nhau. Điển hình là các công

trình nghiên cứu như: Nguyễn Xuân Phong, 2010, Tư tưởng chính trị “dân là
gốc” trong lịch sử dân tộc và sư vận dụng Đảng ta”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội; Trần Huy Liệu, Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò
của quần chúng nhân dân đến tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012; Hà Văn Huy, Tư tưởng “lấy dân làm
gốc” của Hồ Chí Minh đối với việc phát huy vai trò của quần chúng nhân
dân, Nxb Quân đội nhân dân, 2013.
Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã có nhiều bài viết,
công trình nghiên cứu về quan điểm “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, các tác giả vẫn chưa đi sâu vào việc nghiên cứu hoặc mới chỉ tập trung
nghiên cứu từng khía cạnh, nội dung trong tư tưởng “lấy dân làm gốc” của
Người khi vận dụng vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta
hiện nay. Để từ đó, đưa ra những định hướng, giải pháp cho việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả của khối đại đoàn kết dân tộc.
Vì vậy trên cơ sở mà các nhà khoa học đã nghiên cứu đồng thời cũng là
một sinh viên chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã lựa chọn đề tài:

2


“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” vào việc xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay”. Tác giả hy vọng sẽ đóng góp
một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc tìm hiểu tưởng Hồ Chí Minh về
“lấy dân làm gốc” vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện
nay, đặc biệt là khi nước ta đã hội nhập vào WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ nội dung về tư tưởng “lấy dân
làm gốc” của Hồ Chí Minh; đánh giá thực trạng của việc xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả của việc xậy dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc”.
Làm rõ nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc”.
Đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân của thực trạng trong việc xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu
quả của khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” và
việc vận dụng tư tưởng này vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt
Nam hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” và sự vận dụng quan điểm
này vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ năm 2006 đến năm 2014.

3


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: lôgic lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh…
6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu học tập
và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về
“lấy dân làm gốc nói riêng”; là tài liệu tham khảo góp phần nâng cao hiệu
quả xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận

gồm 2 chương 6 tiết.

4


Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “LẤY DÂN LÀM GỐC”
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá
của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta giành thắng lợi” [4; tr.88].
Bao trùm toàn bộ tư tưởng của Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương
dân với mong muốn là nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, ấm no,
hạnh phúc. Đó chính là những nội dung quan trọng trong tư tưởng “lấy dân
làm gốc”. Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh xuất phát từ thực tiễn
lịch sử của cách mạng Việt Nam, cũng như các tư tưởng khác, nó không phải
tự nhiên mà có, không phải hình thành trong ngày một, ngày hai mà đó là một
quá trình lâu dài tìm tòi, xác lập và có sự kế thừa, phát triển, hoàn thiện các tư
tưởng trước đó, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của
Người. Tư tưởng đó cũng là sự kế thừa tư tưởng lấy dân làm gốc trong truyền
thống lịch sử của dân tộc, tiếp thu tư tưởng “Dĩ dân vi bản” của Nho giáo, tư
tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn, đặc biệt là tiếp thu quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân
trong lịch sử cộng với quá trình hoạt động thực tiễn phong phú của Người đã
góp phần hình thành nên tư tưởng của Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc”.
1.1.1 Kế thừa tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong truyền thống dân tộc

Thứ nhất, kế thừa từ những giá trị truyền thống dân tộc.
Từ thực tiễn của nhu cầu dựng nước và giữ nước, người Việt Nam ý
thức được muốn đánh thắng được giặc ngoại xâm thì phải tập hợp được sức

5


mạnh của toàn thể dân tộc. Muốn vậy thì phải thương dân, yêu dân, kính dân,
phải “lấy dân làm gốc”. Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của ông cha ta được hình
thành trên cơ sở thực tiễn đó.
Tư tưởng chính trị “lấy dân là gốc” trong lịch sử dân tộc ta có nội
dung phong phú và sâu sắc, được thể hiện dưới nhiều hình thức cụ thể khác
nhau, phổ biến là trong văn thơ, những lời nói được lịch sử ghi lại và bằng
các hành động thực tiễn của các nhà tư tưởng từ chính trí tuệ, tư tưởng, tình
cảm của những con người ưu tú. Nhân dân đã sản sinh ra họ, nuôi dưỡng
họ và thực tiễn lịch sử đã tạo ra những cơ hội lớn để họ thể hiện tài nằng
tâm huyết của mình phục vụ đất nước, dân tộc mình bằng những chiến
công hiển hách: Phạt Tống, bình Chiêm, chống quân Mông Nguyên và ách
đô hộ của nhà Minh, Thanh…
Nhà nghiên cứu Lê Thị Oanh đã nhận xét: “Trên cơ sở hoạt động thực
tiễn của mình, những nhà tư tưởng tài ba, nhà quân sự lỗi lạc như: Lý Thường
Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi… đã đúc rút nên những vấn đề mang tính
quy luật trong dựng nước và giữ nước, phát huy vai trò chỉ đạo thực tiễn, giải
quyết kịp thời những đòi hỏi mà lịch sử đặt ra là phải dựa vào dân, sức mạnh
của dân để bảo vệ đất nước. Muốn vậy thì phải “khoan thư sức dân “phải”
thực hành nhân nghĩa đối với dân”, lo cho dân an cư, lạc nghiệp sống hạnh
phúc ấm no thì trong thời chiến mới có thể dựa vào kháng chiến thắng lợi.
Một nhà nước được sự ủng hộ của nhân dân thì không kẻ địch nào đánh thắng
được và trường tồn mãi mãi. Ngược lại nếu không biết dựa vào dân thì sẽ suy
tàn, diệt vong. Thực tiễn đã chứng minh điều đó. [18; tr30].

Như vậy, tư tưởng “lấy dân làm gốc” ra đời trên cơ sở tổng kết kinh
nghiệm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó mang tính quy luật và có ý
nghĩa phổ biến cho nhiều giai đoạn lịch sử còn có giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển các tư tưởng tư tưởng này lên một

6


tầm cao mới, đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí
Minh về vấn đề này và trở thành quan điểm cơ bản trong đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai, ảnh hưởng từ tư tưởng “thân dân” của cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Tiếp sau truyền thống dân tộc, truyền thống gia đình cũng là một nhân
tố quan trọng giúp cho Hồ Chí Minh sớm hình thành tư tưởng coi trọng dân,
hiểu dân, đánh giá cao vai trò của dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân
sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người có tư tưởng yêu nước, thương
dân. Với quan niệm học để làm người chứ không phải học để làm quan, vả
lại trong thời kỳ đất nước ta bị thực dân pháp thống trị, làm quan là làm tay
sai cho giặc, là đắc tội với đồng bào nên sau khi thi đỗ Phó bảng (năm
1901), cụ đã lần lữa ra làm quan nhiều năm. Mãi đến năm 1906, cụ được bổ
nhiệm làm thừa biên Bộ Lễ, phụ trách “công việc trường ấp”. Tiếp xúc với
học trò, cụ thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”,
nghĩa là: Làm quan là làm nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn. Sự tức
chí đó khiến cụ bị triều đình cho là “bất phùng thời”, phải đi khỏi kinh đô để
vào làm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Ngồi ghế tri huyện nên cụ thường
giao du với các nhà Nho yêu nước ở địa phương hơn là có mặt ở công
đường, tạo điều kiện cho những nông dân thiếu tiền thuế, những người tham
gia phong trào chống thuế đang bị giam cầm trốn thoát. Cụ rất oán ghét bọn
cường hào bức hiếp nông dân và đứng về phía nông dân chống lại chúng. Tư
tưởng yêu nước, thương dân của người cha đã ảnh hưởng sâu sắc đến thời

niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. Mặt khác, trong quá trình trưởng thành ở
quê nhà, rồi đi học ở Huế, càng đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, Hồ Chí
Minh càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Người đã
tận mắt chứng kiến cảnh đọa đày dân đi phu ở Cửa Rào (Nghệ An) và bản
thân Người cũng đã tham gia những cuộc biểu tình đòi giảm sưu, giảm thuế

7


cho nông dân sáu huyện tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính lòng yêu nước, thương
dân từ người cha đã khích lệ, động viên thêm tinh thần gắn bó, gần gũi, thấu
hiểu nhân dân hơn.
1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu, kế thừa tư tưởng “lấy dân làm gốc”
trong lịch sử truyền thống dân tộc để hình thành nên tư tưởng “lấy dân làm
gốc” mà Người còn biết tiếp thu có kế thừa, chọn lọc những tinh hoa văn hóa,
kế thừa những cái tinh túy nhất của nhân loại để tư tưởng của Người được
thêm phần hoàn thiện và sâu sắc.
Một là, tiếp thu tư tưởng “dĩ dân vi bản” của Nho gia.
Nho giáo ra đời từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc (722 - 221 TCN) ở
nước Trung Hoa cổ đại. Người sáng lập là Khổng Tử và những học trò lỗi lạc
của ông. Các tác phẩm kinh điển của Nho học là Tứ Thư (Luận Ngữ, Đại học,
Trung Dung và Mạnh Tử) và Ngũ Kinh ( Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh
Xuân Thu, Kinh Dich). Nho giáo có nhiều tư tưởng tiến bộ, có ảnh hưởng sâu
sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt là tư tưởng “đức trị”, học
thuyết “tính thiện” và cách đối nhân xử thế.
Được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm và ngày càng ảnh hưởng sâu
sắc đến truyền thống giáo dục, tư tưởng của nhân dân ta. Nhiều triều đại
phong kiến Việt Nam đã sử dụng Nho giáo làm công cụ để trị nước, an dân.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Nho giáo. Đặc biệt là tư

tưởng “lấy dân làm gốc” của Khổng - Mạnh.
Đó là thái độ quý trọng dân, thấy được sức mạnh to lớn của dân. Về
điều này được thể thể hiện trong câu nói của Mạnh Tử “dân vi quý, xã tắc thứ
chi, quân vi khinh” (dân là quý, sau mới đến xã tắc, vua thì xem nhẹ) đã
chứng tỏ Nho giáo đề cao vai trò của dân, nhận thấy sức mạnh của dân. Tuân
Tử cũng có câu nói nổi tiếng: “Quân giả chu giả, thứ dân giả thủy giả, thủy

8


tắc tại chu, thủy tắc phúc chu” ( vua là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền,
nước cũng lật thuyền). Từ đó Nho gia thấy được một điểm hết sức quan trọng
là: Dân là gốc nước, gốc nước, nước yên (Kinh Thi) hoặc đường lối được dân
chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước. [ 18; tr.119 ].
Nho giáo quan tâm đến đời sống của dân và yêu cầu các bậc trị quốc
phải đảm bảo cho người dân có đời sống tối thiểu của họ “ngẩng lên để đủ
phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống để đủ nuôi sống vợ con” [ 18; tr.61]. Muốn
vậy, người dân phải có thu nhập để ổn định cuộc sống. Nếu như nét mặt của
người dân có sắc đói là trách nhiệm của kẻ cầm quyền.
Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực,
phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.
Hai là, kế thừa tư tưởng “Tam Dân” của Tôn Trung Sơn.
Là người có tổ chức, lãnh đạo cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) năm
1911,Tôn Trung Sơn đã sáng lập ra Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Ông đã xác
lập một hệ tư tưởng goi là chủ nghĩa Tam Dân. Điểm cốt lõi trong tư tưởng
Tam dân của Tôn Trung Sơn bao gồm: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân
sinh hạnh phúc, và tiến hành chủ nghĩa đó trong hiện thực. Là người lãnh đạo
cuộc đấu tranh chống lại các thế lực đế quốc và bọn quân phiệt thu giang sơn
về một mối, ông chủ trương tập hợp trên 400 dòng họ trong cả nước không
phân biệt giai cấp, chủ trương hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc để tạo

thành Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, ủng hộ công - nông - dân là lực
lượng chiếm đa số trong nhân dân. Với những chính sách đó, chủ nghĩa Tôn
Trung Sơn hiện lên một học thuyết tiến bộ có ảnh hưởng tới các nhà yêu
nước, nhà cách mạng Việt Nam trong đó có Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Tư tưởng: “dân sinh” là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa
Tam dân. Mưu cầu dân sinh là nguồn gốc của tiến hóa lịch sử. Tôn Trung Sơn
xem “dân sinh” là nguyên động lực của tiến hóa lịch sử có mặt tích cực đối

9


với xã hội Trung Quốc đương thời. Ông coi trách nhiệm của nhà cầm quyền
là phải quan tâm và tìm cách nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Đồng
thời do quan niệm này, chính quyền Tôn Trung Sơn đã sử dụng biện pháp của
chủ nghĩa tư bản để đẩy mạnh sản xuất và cải tạo dân sinh như ban hành các
chính sách giúp đỡ nhân dân, xây dựng đường giao thông, tổ chức lại các hợp
tác xã mua bán, điều hòa một số lợi ích giữa thành thị và nông thôn… Nhờ
vậy mà đã cải thiện được phần nào đời sống của nhân dân. Nhưng ông lại
không tìm thấy được cơ sở để nâng cao đời sống đó, ông muốn thay đổi sự
phân phối không công bằng nhưng lại không thấy được sự sự tồn tại của đấu
tranh giai cấp. Ông chỉ biết thông cảm với nỗi thống khổ của người dân mà
không thấy được sức mạnh cách mạng và sự sáng tạo của họ, cho họ là người
hèn yếu, thụ động.
Theo Tôn Trung Sơn, vấn đề cơ bản của dân sinh là nhu cầu của nhân
dân như ăn mặc, ở, đi lại. Tư tưởng này được hình thành bắt nguồn từ truyền
thống Trung Quốc, ông thường dẫn câu nói của người xưa: “Nước lấy dân
làm gốc”, “Dân coi ăn là trời”. Chính tư tưởng sâu sắc này của lịch sử đã giúp
ông hình thành nên quan điểm của mình. Ông còn nêu ra những vấn đề cụ thể
như ăn những gì? Làm thế nào để có thực phẩm hoặc mặc những thứ gì, làm
thế nào để có thực phẩm hoặc mặc những thứ gì, làm thế nào để có nhiều tơ

lụa, vải vóc. Ông cũng chú ý đến đời sống vật chất miếng cơm, manh áo của
người dân, theo ông muốn giải quyết vấn đề nhân sinh phải tiến hành cuộc
cách mạng kinh tế - xã hội.
Lý tưởng của chủ nghĩa nhân sinh là một thế giới “đại đồng”. Tạo cơ sỏ
để khơi dậy sự nhiệt tình cách mạng của quần chúng tạo động lực cho sự phấn
đấu của họ. Nội dung của xã hội lý tưởng ấy đã được Tôn Trung Sơn phác
họa những nét đặc trưng về đời sống, về mức sống và quyền sống: mong
muốn nhân dân cả nước đều bình yên, sung sướng không bị khổ sở do tài sản

10


phân phối không hợp lý, thiếu công bằng. Ý tưởng của chủ nghĩa Tam dân là:
“Dân hiểu, dân trị, dân hưởng” là nhân dân cộng hữu quốc gia, công quản
chính trị, cộng hưởng lợi ích. Là một xã hội tốt đẹp mà người Trung Quốc
hằng mơ ước, nhân loại hằng mơ ước.
Hồ Chí Minh đã kế thừa những mặt tích cực của chủ nghĩa Tam dân
của Tôn Trung Sơn là dân tộc-độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
đã được Hồ Chí Minh rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - tự do
- hạnh phúc”. Trong tư tưởng và phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh
đều thấy có dấu ấn sâu đậm của chủ nghĩa Tam dân kết hợp chặt chẽ với chủ
nghĩa Mác - Lênin. Cũng như Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh muốn xây dựng
một xã hội: ai cũng được tự do, ai cũng có cơm ăn, có áo mặc, đươc học hành,
một xã hội mà người dân làm chủ.
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy trong tư tưởng và
phương pháp cách mạng của Người đều có ấn dấu ấn sâu đậm của chủ nghĩa
Tam dân kết hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh đã vượt qua được
những hạn chế trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn, Người đã tìm thấy được
sức mạnh to lớn của nhân dân lao động đối với sự nghiệp cách mạng trong khi
Tôn Trung Sơn mới chỉ biết thông cảm với đời sống đau khổ của họ mà

không thấy được sức mạnh cách mạng và sự sáng tạo của họ, thậm chí còn
cho họ là người yếu hèn, thụ động.
Tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng rất lớn đến Hồ Chí
Minh. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Lâu nhất trong cuộc đời hoạt
động hải ngoại của Người, Hồ Chủ tịch ở Trung Quốc có cảm tình nồng nàn
với cách mạng và nhân dân Trung Quốc…”[17; tr.130].
Người đã tìm thấy ở Tôn Văn những đồng cảm, tâm huyết với một
nhân vật, thế hệ đàn anh đi trước, đáng kính như người thầy và sự gặp gỡ kỳ
diệu, ngẫu nhiên trong lịch sử là Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh là hai vị

11


lãnh tụ của Châu Á nửa đầu thế kỷ XX và đều được hai dân tộc tôn xưng là
“quốc phụ” - Người cha của dân tộc.
1.1.3 Chủ nghĩa Mác - Lênin tiền đề lý luận cơ bản
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản
chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối
với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là
cái cẩm nang thần kỳ, không những là kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi
sáng con đường chúng ta đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản” [10; tr.128].
Theo Người “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” [2;
tr.268]. Hồ Chí Minh đã kế thừa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò
của quần chúng của nhân dân trong lịch sử.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, quá trình vận động và phát triển của lịch
sử diễn ra thông qua hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân dưới sự
lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức nhằm thực hiện mục đích và lợi ích
của mình. Căn cứ vào điều kiện lịch sử và nhiệm vụ đặt ra của mỗi thời đại

mà quần chúng nhân dân bao gồm những thành phần, tầng lớp và các giai cấp
xã hội khác nhau.
Như vậy, quần chúng nhân dân là một bộ phận có chung lợi ích căn
bản, bao gồm những thành phần, những tần lớp và những giai cấp, liên kết lại
thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức, đảng phái nhằm giải
quyết những vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội của một thời đại nhất định.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin khái niệm quần chúng được xác định bởi
các nội dung:
Một là, những người tiến hành sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị
tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân.

12


Hai là, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc
lột, đối kháng với nhân dân.
Ba là, những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đảy sự tiến bộ xã hội.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch
sử, vận động biến đổi theo sự phát triển của lịch sử. Khi nói về vai trò của
quần chúng nhân dân, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định: Quần chúng
nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử. Bởi vì, mọi lý tưởng giải
phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông sự tiếp thu và
hoạt động của quần chúng nhân dân. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,
nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được
vai trò lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức nhằm thực hiện mục đích và
lợi ích của mình. Căn cứ vào điều kiện lịch sử và nhiệm vụ đặt ra của mỗi thời
đại mà quần chúng nhân dân bao gồm những thành phần, tầng lớp và các giai
cấp xã hội khác nhau.
Như vậy, quần chúng nhân dân là một bộ phận có chung lợi ích căn
bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết

lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức, đảng phái nhằm
giải quyết những vấn đề kinh tế - kinh tế - chính trị - xã hội của một thời đại
nhất định.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là vì học thuyết này đã chỉ
ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. V.I. Lênin cho rằng, sự
liên minh giai cấp, trước hết là liên minh công - nông là hết sức cần thiết đảm
bảo cho sự thắng lợi của cách mạng vô sản, rằng nếu không có sự đồng tình
và ủng hộ của đa số người dân lao động đối với đội ngũ tiên phong của nó,
tức giai cấp vô sản thì cách mạng không thể thực hiện được. Chủ nghĩa Mác Lênin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công - nông trong cách mạng vô sản thì

13


cách mạng không thể thực hiện được. Chủ nghĩa Mác - Lênin không những đã
chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của
khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Đó là những quan điểm lý
luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá
chính xác các yếu tố tích cực cũng như hạn chế trong các di sản truyền thống.
Nó có vai trò quyết định đối với sự phát triển và hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí
Minh về “lấy dân làm gốc”, giúp cho Người nhận thức được rằng: “cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng chư không phải là việc của một hai người”
và vận dụng quan điểm đó vào sự nghiệp cách mạng của nước ta.
1.1.4 Vai trò của nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
Truyền thống dân tộc, quê hương là những nhân tố quan trọng tạo nên
những điều kiện hình thành và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về “lấy
dân làm gốc”. Trên nền truyền thống đó những nhân tố chủ quan thuộc phẩm
chất cá nhân của Người càng có điều kiện phát huy một cách tích cực.
Nghệ Tĩnh, mảnh đất đau thương, đói nghèo nhưng giàu truyền thống
cách mạng, là nơi nổ ra các cuộc khởi nghĩa của Phan Bội Châu, Phan Châu

Trinh… nhưng các cuộc khởi nghĩa đó cuối cùng cũng đi đến thất bại vì thiếu
một đường lối cứu nước đúng đắn. Điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm con
đường cứu nước mới giải phóng cho dân tộc, quê hương.
Mặt khác, Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước,
từ nhỏ Người đã sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Nho giáo về “dân”,
“dĩ dân vi bản”. Lớn lên, Người lại tiếp thu nền văn hóa Tây học khi học tại
trường Quốc Học Huế, được tiếp cận với các khái niệm “tự do, dân chủ”… đã
góp phần hình thành ở Hồ Chí Minh những quan niệm mới mẻ về quần chúng
nhân dân. Người đã sớm nắm bắt được vai trò của quần chúng nhân dân trong
sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt là sau khi Người tiếp xúc với ánh sáng của chủ
nghĩa Mác - Lênin.

14


Lòng yêu nước thương dân ở Hồ Chí Minh đã hình thành từ rất sớm,
xuất phát từ lòng yêu nước quê hương, sự cảm thông sâu sắc đối với những
người nghèo khổ. Sự cảm phục đối với các bậc tiền bối đã hy sinh đời riêng,
nghĩa cả cho sự nghiệp chung, là sự trân trọng, tự hào đối với truyền thống
lịch sử của dân tộc. Nhưng lòng yêu nước của Người không bó hẹp trong
khuôn khổ truyền thống, vượt qua được giới hạn “trung quân ái quốc”, vượt
qua được giới hạn yêu nước của các bậc cha anh tiến bộ theo trào lưu tư sản
đương thời. Chính trên cơ sở lòng yêu nước, thương dân vô hạn đó, Người dễ
dàng hòa đồng với những tầng lớp lao khổ, với phong trào đấu tranh của công
nhân, nông dân và các dân tộc bị áp bức ở nhiều nước, nhiều khu vực sống.
Cũng như lòng yêu nước của các bậc tiền bối, lòng yêu nước ở Hồ Chí
Minh gắn liền với ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của dân tộc, với mong
muốn cứu nước, cứu dân kết hợp với ý chí, nghị lực, bản lĩnh vững vàng đã
hình thành quyết tâm cứu nước không gì lay chuyển được, trở thành “ham
muốn tuột bậc”, mục đích suốt đời của Người nhằm giải phóng dân tộc khỏi

ách nô lệ để “nước ta được độc lập, dân tộc ta được tự do, đồng bào ta ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [14; tr.161].
Lòng yêu nước, ý chí giải phóng dân tộc là cơ sở quyết định suy nghĩ
và hành động của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình, là nền tảng vững chắc để hình thành tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Cùng
với lòng yêu nước là tư chất thông minh, ham học hỏi, có bộ óc quan sát, khái
quát thực tế đời sống chính trị, xã hội nhạy bén, tinh tường, có ý thức tìm tòi
sáng tạo, nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Trong quá trình hoạt động thực tiễn
của mình, những phẩm chất, khả năng đó ở Người càng được phát triển cao
hơn, trở thành năng lực, tài năng chính trị đặc biệt. Người nhận thấy, sở dĩ các
cuộc cách mạng của các bậc tiền bối đi trước đều đi đến that bại là do thiếu
một đường lối cứu nước đúng đắn, lại đi cầu xin ngoại viện như Phan Bội

15


Châu xin sự giúp đỡ của Nhật khác nào “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa
sau”, mà “không biết đến đem sức ta mà giải phóng cho ta”, không nhìn thấy
sức mạnh tiềm ẩn đằng sau những tầng lớp lao khổ.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn của mình, Người rút ra quy luật hình
thành những luận điểm sáng tạo và có những quyết định đúng đắn, kịp thời.
Giữa thực tiễn phong phú của rất nhiều học thuyết, quan điểm chính trị khác
nhau, Người đã tìm đến một học thuyết “chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mạng nhất đó là chủ nghĩa Mác - Lênin” [12; tr.268]. Trong số những
người Việt Nam sang Pháp, châu Âu đầu thế kỷ XX thì duy nhất thì chỉ có Hồ
Chí Minh trở thành người cộng sản, quyết tâm cứu nước theo con đường cách
mạng vô sản mới giải phóng nhân dân khỏi áp bức, bất công, hướng tới một
xã hội ấm no, tự do, hạnh phúc, “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”. Quyết định vấn đề đó là do những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm
chất của Hồ Chí Minh, đặc biệt là sau khi Người gặp ánh sáng của cách mạng

tháng Mười Nga năm 1917.
Trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy dân làm
gốc”, các yếu tố trên đan xen nhau, tác động theo các chiều hướng khác nhau
và được tư duy độc lập, sáng tạo của Hồ Chí Minh chọn lọc, kết hợp, vận
dụng ở những mức độ khác nhau. Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng
đó của Hồ Chí Minh là kết quả của sự tác động của những yếu tố chủ quan,
khách quan, năng động, sáng tạo của Hồ Chí Minh. Vì vậy, tư tưởng “lấy dân
làm gốc” của Hồ Chí Minh vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống, vừa
mang tính thời đại sâu sắc, vừa có tính nhân văn, nhân đạo vừa có tính khoa
học, vừa có giá trị lớn lao đối với nước ta trong từng giai đoạn của đất nước.
1.2. Nội dung quan điểm “lấy dân làm gốc” trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về “Dân”, “Nhân dân”
Vượt qua các quan niệm về “dân” trong khuôn khổ truyền thống, Hồ
Chí Minh đã có những quan niệm về “dân”, “nhân dân” hết sức mới mẻ và

16


sáng tạo. Trong tư tưởng của Người không có con người, nhân dân hàm ý mà
bao giờ Người cũng nói đến con người, nhân dân với tính lịch sử cụ thể. Tùy
theo từng thời điểm, gắn liền với từng thời kỳ cách mạng và quan niệm về
“dân”, “nhân dân” có nội dung khác nhau và được xem xét trong mối quan hệ
nhiều chiều.
Nhân dân trước hết là một cộng đồng người, mỗi cá nhân là thành viên
ở trong cộng đồng đó. Cá nhân sẽ không tồn tại được nếu không sống trong
cộng đồng, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng. Người thường sử dụng
cụm từ “con Lạc, cháu Hồng” để chỉ về người dân Việt Nam.
Trong những 20 năm, khái niệm “dân”, “nhân dân” của Hồ Chí Minh
hàm chứa trong đó có “người dân bản xứ”, “người bản xứ bị áp bức” [12;
tr.38], “người da vàng”, “người da đen”, “người lao động bản xứ”, “người bị

bóc lột”…để nói về dân của các quốc gia đã bị mất độc lập, tự do. Đó là những
người dân bị mất nước, bị nô dịch, không có quyền pháp lý cùng khổ” … để
chỉ những người bị bóc lột ngay trên đất nước mình, họ là những người bị mất
tự do, không có việc làm, đói nghèo, bị hành hạ, đầu độc cho dốt nát, họ không
chỉ là một nhóm người, một tầng lớp nào của xã hội mà cả cộng đồng các dân
tộc thuộc địa bị bọn thực dân coi là các dân tộc ngu dốt cần được “khai hóa văn
minh” nhưng thực ra là “làm cho dân ngu để dễ trị” [12; tr. 99].
Hồ Chí Minh đã khắc họa thân phận của người dân mất nước, họ bao
gồm cả những nhân vật thuộc tầng lớp trên như các tri thức phong kiến, đại
thần từng là lãnh tụ phong kiến như: Vua Hàm Nghi, vua Thành Thái, vua
Duy Tân … Đồng thời xem xét người dân với lực lượng đối lập là kẻ thống
trị, những tên thực dân. Sau cách mạng tháng Tám 1945, khái niệm “nhân
dân” của Hồ Chí Minh lại có những bước phát triển hơn, Người thường sử
dụng từ “đồng bào”, “dân tộc”, “quốc dân”, “quần chúng nhân dân” để nói về
khái niệm nhân dân.

17


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quốc Mỹ và tay sai cùng
với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, khái niệm “nhân dân”
của Hồ Chí Minh lại được bổ sung thêm và phong phú hơn như: “Đồng bào”,
“lao động trí óc”, “lao động chân tay”, “công nhân, nông dân tập thể”. Ngoài
ra, Người còn sử dụng các cụm từ: “Người chủ tập thể”, “chủ nhân của xã
hội”…để chỉ khái niệm nhân dân, đưa nhân dân đến vị chủ nhân thực sự của
nước nhà, “dân là chủ”.
Với lòng yêu thương nhân dân vô bờ bến, Hồ Chí Minh tiếp cận khái
niệm Dân, Nhân dân với lòng kính trọng, yêu thương, mang đậm nét nhân văn
dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
là nhân dân, là quần chúng nhân dân, là quần chúng lao động, là tất cả “bọn

trừ gian bán nước, bọn phát xít, thực dân là những ác quỷ mà ta phải kiên
quyết đánh đổ, còn đối với rất cả những người khác ta phải kiên quyết yêu
quý, kính trọng, giúp đỡ” [4; tr.151]. Chữ “Dân” mà Người nói là “Dân ta”,
“dân là chủ”, “dân làm chủ”, là toàn dân Việt Nam không phân biệt trai gái,
giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, chỉ trừ bọn tay sai
cho đế quốc, thực dân, bọn phản bội lợi ích của Tổ quốc, đi ngược với con
đường độc lập dân tộc và chủ ngĩa xã hội.
Về mối quan hệ dân - nước, Hồ Chí Minh đã có quan niệm hết sức tiến
bộ, vượt qua các tư tưởng về Dân đã có trong truyền thống. Đó không phải là
“con dân”, “thần dân”, “dân đen”, cũng không phải là “kẻ tiểu nhân” cũng
không phải là “dân bản” mà là “dân” với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của nó, có
dân quyền, nhân quyền tức dân là chủ, dân chủ. Chính vì thế, Hồ Chí Minh
đặt nhân dân ở vị trí tối thượng “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân
dân” [18; tr.276]. Trong quan hệ chính trị, xã hội, Người xác định “địa vị cao
nhất là dân” [6; tr.515], “Mọi quyền hành và lực lượng đều có ở nơi dân” [15;
tr.689]. Trên cơ sở kế thừa những quan điểm tiến bộ trong truyền thống dân
tộc Việt Nam, những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

18


1.2.2 Vị trí, vai trò của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về quần chúng
nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, trên cơ sở kế thừa
những mặt hạn chế và đưa ra những quan điểm đúng đắn, sáng tạo, mới mẻ về
vị trí, vai trò của “Dân”, “Nhân dân” điều đó được thể hiện là :
Một là, dân là quý nhất, quan trọng hơn hết. Người kế thừa tư tưởng của
Nho gia “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Trên cơ sở đó, Người đưa
ra quan niệm của mình về nhân dân “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân
dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng của nhân dân. Trong xã

hội muốn thành công phải có ba điều kiện là “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ba
điều kiện ấy đều quan trọng cả nhưng thiên thời không quan trọng bằng nhân
hòa. Nhân hòa là thế nào? Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí, nhân hòa
là quan trọng hơn hết” [12; tr.247]. Người khẳng định: “Dân khí mạnh thì quân
lính nào, sung ống nào cũng không chống lại nổi” [12; tr.247].
Hai là, dân là gốc của nước, của cách mạng. Trong tác phẩm Đường
Cách Mệnh (1927), Người đã chỉ ra rằng: “Công - nông là gốc của cách
mạng” [12; tr.266]. Trong quá trình phát triển của cách mạng, Người thường
nhắc nhở cán bộ “dân chúng đồng lòng thì việc gì cũng làm được, dân chúng
không ủng hộ việc gì cũng không làm nên”, “nước lấy dân làm gốc, gốc có
vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [15; tr.410], “Cách
mạng muốn giành thắng lợi phải có sự đồng lòng giúp sức của dân, không có
nhân dân thì không thể làm nên chiến thắng” [12; tr.266]. Như vậy, Người đã
thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân, dân là gốc của nước.
Ba là, dân là chủ, mọi quyền hành và lưc lượng đều ở nơi dân, Người
nói “chế độ ta là chế độ dân chủ”, tức nhân dân là người làm chủ đât nước,
“bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiều quyền hạn đều là của dân. Chính
quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân bầu cử ra. Đoàn thể từ

19


Trung ương đến xã do dân tổ chức” [15; tr.698]. Dân có quyền bầu cử ra
người đại diện của mình và có quyền giám sát , bãi miễn khi cán bộ không
làm tròn sự ủy thác của dân, Người còn nói “Dân như nước mình như cá, lực
lượng đều là nhờ ở dân hết” [14; tr.101], công cuộc đổi mới là trách nhiệm
của dân. Nhà nước muốn điều hành quản lý có hiệu lực, hiệu quả thì nhất định
phải dựa vào dân, Người yêu cầu cán bộ phải “Đem tài dân, sức dân của dân
làm lợi cho dân…” [15; tr.410].
Bốn là, Dân có quyền nhưng đồng thời cũng phải có nghĩa vụ đối với

đất nước. Người nói: “Nhân dân có quyền làm chủ thì cũng có nghĩa vụ làm
tròn bổn phận của công dân, giữ đúng đạo đức của công dân” [17; tr.542].
Trong bài phát biểu với đoàn đại biểu nhân dân thủ đô Hà Nội (16/10/1954),
Hồ Chủ tịch nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là
đầy tớ của Dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính Phủ, làm
đúng các chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân
dân đã giao phó” [17; tr.368].
Tất nhiên, Hồ Chí Minh không coi “dân”, “nhân dân” là một khối đại
đồng nhất mà là một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc, giai cấp, tầng lớp có
lợi ích chung và lợi ích riêng, có vai trò và thái độ khác nhau đối với sự phát
triển của xã hội và cách mạng. Trong đó, công nhân, nông dân, trí thức là lực
lượng cách mạng to lớn nhất, là nền tảng, là “cốt” của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Điều này được thể hiện rõ trong các bài nói, bài viết của Người, trong
Chính cương, Điều lệ và trong các Văn kiện của Đảng do Người chỉ đạo xây
dựng nên. Như trong chính cương của Đảng Lao động Việt Nam ( 2/1951) đã
ghi rõ: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa là chính quyền
dân chủ nhân dân, nghĩa là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư
sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ yêu nước tiến bộ; những tầng lớp
nhân dân ấy chuyên chính với đế quốc xâm lược và bọn phản quốc, cho nên

20


×