Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của nhóm gà nòi trà vinh và bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HỮU TÀI

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NHÓM GÀ NÒI
TRÀ VINH VÀ BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HỮU TÀI
3108152

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NHÓM GÀ NÒI
TRÀ VINH VÀ BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN
PGs. Ts. NGUYỄN TRỌNG NGỮ



2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NHÓM GÀ NÒI
TRÀ VINH VÀ BÌNH ĐỊNH
Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2013

Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2013

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

Ts. Nuyễn Thị Hồng Nhân

………………………………

PGs.Ts. Nguyễn Trọng Ngữ

Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2013
DUYỆT CỦA KHOA


……………………………………


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình luận văn nào trước đây.
Tác giả

Nguyễn Hữu Tài


LỜI CẢM TẠ

Trải qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận được sự
quan tâm rất nhiều từ nhà trường, gia đình, thầy cô và bạn bè, giúp cho tôi có được
kiến thức trong công việc cũng như trong cuộc sống, cùng với sự nỗ lực của bản
thân hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nhiệp, tôi xin chân thành gửi lời cảm tạ
đến:
Cha mẹ kính yêu, người đã sinh ra, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học tập,
luôn luôn động viên tinh thần và giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để được kết quả
như ngày hôm nay.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân và thầy Nguyễn Trọng Ngữ người đã tận tình
hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Cô Nguyễn Thị Kim Đông - cố vấn học tập lớp Chăn nuôi - Thú y K36A đã
dạy dỗ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Anh Châu Thanh Vũ và Chị Lưu Huỳnh Anh luôn giúp đỡ, chia sẻ kinh
nghiệm và có những đóng góp quý báo cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.

Các bạn lớp Chăn Nuôi A1 và A2 đã luôn bên cạnh, giúp đỡ tôi trong thời
gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2013

Tác giả

Nguyễn Hữu Tài


TÓM LƯỢC

Đề tài được tiến hành với mục tiêu: (i) khảo sát đặc điểm ngoại hình và đánh
giá mối tương quan giữa các chiều đo cơ thể của gà Nòi. (ii) đánh giá khả năng sản
xuất trứng giữa hai nhóm gà Nòi Trà Vinh và Bình Định. Đề tài tiến hành trên 90 cá
thể gà Nòi (80 gà mái và 10 gà trống) được chọn lọc từ 2 địa điểm khác nhau (Trà
Vinh và Bình Định), mỗi điểm chọn lọc 40 gà mái và 5 gà trống. Tiến hành nuôi
dưỡng ghi nhận đặc điểm ngoại hình, các chỉ tiêu về kích thước cơ thể và theo dõi
năng suất sinh sản từ tuần 22 đến tuần 28. Kết quả cho thấy, so với nhóm gà Bình
Định về đặc điểm ngoại hình nhóm gà Trà Vinh có sự đa dạng phong phú hơn về
màu lông, màu sắc chân và kiểu mào. Tuy nhiên, nhóm gà Bình Định lại thể hiện
kích thước cơ thể cao hơn so với nhóm gà Trà Vinh thông qua các chi tiêu: khối
lượng cơ thể (1908 g và 1702 g). Xét về mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu về
kích thước gia cầm cho thấy gà có khối lượng cao sẽ thể hiện vòng ngực (r=0,661;
P<0.001), dài ức (r=0,555; P<0.001), vòng chân (r=0,471; P<0.001) và vòng đùi
(r=0,323; P<0.01) cao. Kết quả so sánh năng suất sinh sản của hai nhóm gà cho
thấy gà Bình Định thể hiện khả năng sinh sản cao hơn so với nhóm gà Trà Vinh
thông qua tỷ lệ đẻ (57,5% và 36,8%), tỷ lệ trung bình có phôi (76,3% và 61,5%), tỷ
lệ nở trên trứng ấp (54,5% và 45,3%). Qua kết quả cho thấy gà Trà Vinh thể hiện sự

đa dạng về ngoại hình cao hơn so với gà Bình Định trong khi gà Bình Định lại cho
khả năng sản xuất cao hơn. Vì vậy tùy vào mục đích sử dụng mà có phương pháp
chọn lọc, lai tạo và nhân thuần cho phù hợp.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ..........................................................................................................ii
TÓM LƯỢC ...........................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................11
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..................................................................12
2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam......................................................12
2.1.1. Tình hình chung....................................................................................12
2.1.2 Các phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu ở Việt Nam ......................13
2.2 Giới thiệu chung về giống gà Nòi .................................................................14
2.2.1 Khả năng sản xuất...................................................................................14
2.2.2 Tập tính sinh học của gà Nòi...................................................................15
2.2.3 Thức ăn ..................................................................................................16
2.3 Đặc điểm ngoại hình của gia cầm .................................................................17
2.3.1 Bộ lông..................................................................................................17
2.3.2 Chân gia cầm .........................................................................................18
2.3.3 Mào (mòng), tích ...................................................................................18
2.3.4 Màu mắt ................................................................................................19
2.4 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà Nòi thả vườn ...........................................19
2.4.1 Giai đoạn gà con từ 0- 8 tuần tuổi ..........................................................19
2.4.2 Giai đoạn gà thịt thả vườn 8- 18 tuần tuổi ..............................................19

2.4.3 Giai đoạn gà mái hậu bị 8- 28 tuần tuổi..................................................20
2.4.4 Chọn và chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà đẻ.......................................20
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .....................21


3.1 Phương tiện tiến hành...................................................................................21
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................21
3.1.2 Vật liệu..................................................................................................21
3.1.3 Dụng cụ và thiết bị.................................................................................21
3.2 Phương pháp tiến hành .................................................................................21
3.2.1 Cách tuyển chọn gà................................................................................21
3.2.2 Phương pháp quan sát ............................................................................23
3.2.3 Phương pháp xác định các chiều đo .......................................................23
3.2.4 Phương pháp theo dõi khả năng sản xuất ...............................................23
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................24
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................25
4.1 Đặc điểm sinh học ........................................................................................25
4.1.1 Đặc điểm ngoại hình gà Nòi...................................................................25
4.1.2 Đặc điểm kích thước và các chiều đo .....................................................33
4.1.3 Tương quan kích thước các chiều đo giữa hai nhóm gà Nòi Trà Vinh và
Bình Định.......................................................................................................34
4.2 Khả năng sản xuất trứng ở gà Nòi sinh sản ...................................................37
4.2.1 Khả năng sản xuất trứng nhóm gà Nòi Trà Vinh và Bình Định ..............37
4.2.2 Kết quả ấp nở trứng nhóm gà Nòi Trà Vinh và Bình Định .....................38
Chương 5: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ .........................................................................i
5.1 Kết luận...........................................................................................................i
5.2 Đề nghị............................................................................................................i
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... ii
PHỤ LỤC ..............................................................................................................iv



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của lúa, tấm và cám gạo ................................... 7
Bảng 3.1 Quy trình tiêm phòng vaccine............................................................... 13
Bảng 4.3 Tổng kết số kiểu hình ở gà nòi ............................................................. 24
Bảng 4.1 Thống kê trung bình các chiều đo của gà nòi........................................ 18
Bảng 4.2 Tương quan kích thước các chiều đo giữa hai nhóm gà Trà Vinh và Bình
Định .................................................................................................................... 27
Bảng 4.4 Năng suất trứng nhóm gà Nòi Trà Vinh qua các tuần ........................... 28
Bảng 4.5 Năng suất trứng nhóm gà Bình Định qua các tuần ................................ 28
Bảng 4.6 Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở ở gà nòi Trà Vinh .......................................... 29
Bảng 4.6 Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở ở gà nòi Bình Định ........................................ 30


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Tên gọi các vùng lông............................................................................. 8
Hình 3.1 Gà mái nuôi trên lồng và gà trống phối giống ....................................... 13
Hình 4.1 Đặc điểm màu lông ở gà Nòi ............................................................... 17
Hình 4.2 Màu sắc lông gà.................................................................................... 18
Hình 4.3 Các kiểu hình màu mắt ở gà Nòi ........................................................... 19
HÌNH 4.4 MÀU SắC MắT .................................................................................. 20
Hình 4.5 Đặc điểm màu mỏ ở gà Nòi .................................................................. 20
Hình 4. 6 Màu sắc mỏ ......................................................................................... 21
Hình 4.7 Đặc điểm màu chân gà Nòi ................................................................... 22
Hình 4.8 Màu sắc chân........................................................................................ 22
Hình 4.9 Kiểu mào gà ở gà Nòi ........................................................................... 23
Hình 4.10 Các kiểu mào gà ................................................................................. 24



CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại. Sản phẩm từ chăn
nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
Trong đó gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến
nhất trên thế giới (FAO, 2000), chiếm hơn 30% của tất cả các protein động vật tiêu
thụ, đặc biệt là thịt gà (Permin & Pedersen, 2000). Theo viện nghiên cứu chính sách
lương thực quốc tế (IFPRI, 2000) đã ước tính đến năm 2015 gia cầm chiếm 40% của
tất cả các động vật. Ở nước ta, chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống,
giữ vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Hơn
nữa Việt Nam được xem như là một trong những cái noi đầu tiên thuần hóa gà, có
sự đa dạng lớn về các giống gà nhờ đa dạng sinh thái, dân tộc, tập quán, kinh tế. Bên
cạnh đó, loài vật nuôi này cũng có nhiều ưu thế hơn các loài vật nuôi khác như:
vòng đời nhanh, vốn đầu tư ban đầu thấp và vì thế người dân nghèo có thể nuôi
được. Vì vậy, việc phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà ngày càng
được xã hội quan tâm.
Hiện nay, tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, chăn nuôi gà thả vườn đang
phát triển mạnh mẽ, trong các giống gà thả vườn được nuôi như: gà Nòi, Tam
Hoàng, Lương Phượng,…. thì gà Nòi được nuôi phổ biến nhất, chiếm tới 70%
(Nguyễn Minh Dũng và Nguyễn Đông Hải, 2007). Đây là giống gà địa phương của
các tỉnh ĐBSCL với nhiều ưu điểm như: thích nghi tốt với điều kiện nuôi thả, sức
sống cao ít bệnh, da vàng, thịt săn chắc, thơm ngon, ít mỡ, ít cholesterone, đùi to,
thịt ức dầy. Tuy nhiên trên giống gà Nòi có một số khuyết điểm như chậm lớn, khả
năng sinh sản còn thấp, giống bị lại tạp nhiều. Bênh cạnh đó có rất ít các nghiên cứu
đánh giá về đặc điểm ngoại hình và năng suất sinh sản ở giống gà này.
Từ thực tế đó đề tài “ Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của nhóm gà
Nòi Trà Vinh và Bình Định ” được thực hiện.
Mục tiêu:
Khảo sát đặc điểm ngoại hình và đánh giá mối tương quan giữa các chiều đo cơ thể
của gà Nòi.

Đánh giá khả năng sản suất trứng giữa hai nhóm gà Nòi Trà Vinh và Bình Định.


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình chung
Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng
thứ hai (sau chăn nuôi heo) trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hàng năm,
cung cấp khoảng 350-450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5-3,5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn
nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất
thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hoá còn nhỏ bé. Bình quân sản lượng thịt xẻ,
trứng/người chỉ đạt 4,5-5,4 kg/người/năm và 35 trứng/người/năm.
Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội.
Một lượng sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ nước ngoài về rất lớn dù thuế suất cao
nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường Việt Nam.
Như vậy, chăn nuôi gà còn thị trường rộng lớn ở trong nước trong nhiều năm tới mà chúng
ta cần chủ động chiếm lĩnh nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO.
Công nghiệp giết mổ, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm sạch, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi gà đến nay gần như
chưa có gì đáng kể. Các c ơ sở giết mổ, chế biến nhưng phần lớn là các cơ sở nhỏ, dây
chuyền thủ công là chính, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đảm bảo vệ sinh môi
trường, sản phẩm chưa thực sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó,
công tác kiểm soát, quản lý thị trường còn nhiều bất cập, chưa kiểm soát được việc
buôn bán, giết mổ gà sống trong các nội thành, nội thị nên người đầu tư chưa yên tâm;
sản xuất, kinh doanh nhiều khi bị thua lỗ nên đến nay công nghiệp chế biến, giết mổ và
thị trường sản phẩm chăn nuôi gà qua chế biến còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay,
hơn 95% sản phẩm được tiêu thụ dưới dạng tươi sống. Buôn bán, giết mổ thủ công
tràn lan làm ô nhiễm môi trường, lây lan phát tán dịch bệnh. Sản phẩm sản xuất
không được chế biến không những làm giảm giá trị ngành chăn nuôi gà mà còn giảm
lòng tin của người tiêu dùng, thị trường phát triển không bền vững.

Dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở Việt Nam trong những năm qua đã gây tổn thất
lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm và đặc biệt là chăn nuôi gà để lại hậu quả nặng nề cả
về kinh tế, xã hội. Từ tháng 12/2003 đến tháng 6/2007, d ịch đã xảy ra 5 đợt, số gà chết
và tiêu huỷ gần 50 triệu con, thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Dịch cúm gia cầm
H5N1 còn gây nguy hiểm, lây nhiễm sang người. Trong 4 năm qua, V iệt Nam đã có 98
người nhiễm H5N1, trong đó 44 người đã tử vong. Đến nay nguy cơ tiềm tàn và bùng
phát dịch rất cao. Nguyên nhân bùng phát và tái phát dịch chủ yếu do phương thức chăn
nuôi nhỏ lẻ, thả rông; buôn bán, vận chuyển, giết mổ thủ công tràn lan…. Dẫn đến ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm lây lan dịch bệnh.


Trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhưng chính sách và hệ thống
ngành thú y còn nhiều bất cập, nhất là cấp cơ sở. Mặc dù đã có pháp lệnh Thú y , song
việc triển khai thực thi tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới cán bộ
thú y , trình độ chuyên môn của đội ngũ thú y còn yếu nhất là thú y cơ sở. Hoạt động
thú y chưa được xã hội hoá. Thông tin, giám sát dịch bệnh vừa thiếu lại vừa yếu. Tất
cả những tồn tại nêu trên là trở ngại lớn trong quá trình triển khai phòng, chống dịch
bệnh cho gia cầm (Võ Văn Sự, 2008).

2.1.2 Các phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu ở Việt Nam
Hình thức xa xưa nhất là “thả rông”, sau đó đến “thả vườn”, “nuôi khép kín” mỗi
hình thức có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Với sự bùng nổ dịch cúm gia cầm từ năm 2003, mô hình nuôi nhốt đang được quan
tâm nhiều và là mục tiêu trong chiến lược chăn nuôi 2010- 2020. Một cuộc điều tra của
Viện chăn nuôi tiến hành trên 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái khác nhau: ở quy mô nhỏ
(<200 con gà/hộ) có 12,5% số hộ nuôi bán công nghiệp, 87,5% hộ nuôi theo kiểu chăn thả.
Đối với quy mô trung bình (<2000 con) thì 8,65% hộ nuôi chăn thả, 62,9% nuôi bán công
nghiệp, 28,5% nuôi công nghiệp và quy mô lớn (>2000 con) thì 75% nuôi công nghiệp và
25% nuôi bán công nghiệp (Phùng Đức Tiến và ctv., 2008).
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gà. Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả

rông (chủ yếu trong hộ nông dân); chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vườn) và
chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, tập trung).

2.1.2.1 Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông
Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống có hầu hết các vùng nông thôn Việt
Nam. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là đầu tư thấp, gà nuôi thả rông, tự
tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi
con. Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, vật nuôi dễ mắc bệnh
dịch, tỷ lệ nuôi sống thấp và hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy , phương thức này
phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà bản địa có
khả năng chịu đựng kham khổ cao, chất lượng thịt, trứng thơm ngon.

2.1.2.2 Chăn nuôi bán công nghi ệp
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền
thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, nuôi các giống gà lông màu có năng suất cao.
Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hoá. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi
này là quy mô đàn gà từ 200-500 con; đàn gà vừa thả, vừa nhốt và sử dụng thức ăn công
nghiệp, nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn, vòng
quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ. Ước tính có khoảng 10-25% số
hộ nuôi theo phương thức này với số lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25-30%.


2.1.2.3 Chăn nuôi công nghi ệp
Chăn nuôi gà công nghiệp mới bắt đầu chính thức hình thành ở nước ta từ năm
1974 khi Nhà nước có chủ trương phát triển ngành kinh tế này . Tuy nhiên, nó chỉ
thực sự phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây . Điểm đáng chú ý của phương thức
chăn nuôi gà công nghiệp ở V iệt Nam là hệ thống sản xuất giống các cấp không đồng
bộ, các doanh nghiệp nhà nước và các công ty nước ngoài chỉ tập trung đầu tư sản xuất
con giống thương phẩm 1 ngày tuổi từ đàn bố mẹ nhập ở nước ngoài, ít hoặc không chú
ý đầu tư xây dựng và sản xuất giống ông bà, cụ kỵ. V iệc chăn nuôi gà công nghiệp sản

xuất thịt, trứng chủ yếu là các trang trại tư nhân và các doanh nghiệp. Hiện nay , các
công ty nước ngoài sản xuất và cung cấp phần lớn là gà giống công nghiệp lông
trắng (gần 80%). Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước và các trang trại tư nhân
chiếm phần lớn thị phần gà giống lông màu thả vườn.
Nhìn chung, chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát
triển như các nước trong khu vực và trên thế giới, mà còn trong tình trạng thấp kém cả
về trình độ công nghệ và năng suất chăn nuôi.

2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỐNG GÀ NÒI
Về ngoại hình giống gà Nòi có tầm vóc lớn con, cao ráo, màu sắc lông rất đa dạng.
Da cổ da ức màu đỏ tía, da vùng nách màu vàng nhạt, đùi to, chân không lông, chân thường
có màu đen, vàng hoặc trắng. Do màu sắc lông rất đa dạng nên tên gọi cũng thường dựa
theo màu sác lông của chúng như: gà có sắc lông màu đen gọi là gà ô, sắc lông màu đỏ gọi
là gà điều, sắc lông màu trắng gọi là gà nhạn, sắc lông màu gạch tàu gọi là gà khét, sắc lông
màu lem luốc như chim gọi là gà ó….(Nguyễn Văn Thưởng, 2004). Người nuôi gà đá (gà
chọi) thì chia gà Nòi làm 2 dòng: dòng gà đòn và dòng gà cựa.

Gà đòn
Thường màu sắc lông rất đa dạng có 5 màu sắc lông: ô, điều, nhạn, khét, ó. Gà đòn,
có tầm vóc vạm vỡ, đầu to, cổ trụi, mắt to đen, mặt hung dữ. Chân to khỏe màu vàng nghệ,
lông thưa, cứng, da cổ và da ức màu đỏ sậm, da vùng nách cũng đỏ nhưnghơi nhạt màu
hơn. Gà đòn thường không cựa hoặc cựa rất ngắn.
Gà cựa
Có màu sắc lông hơi nghèo nàn chỉ có 2 màu lông: là điều và chuối. Gà cựa có tầm
vóc nhỏ con, chân nhỏ, nhưng cựa rất dài và sắc bén, lông nhiều, bóng mượt phủ cả thân,
đuôi dài chấm đất, rất lanh lẹ, bay nhảy giỏi (Việt Chương và Nguyễn Việt Tiếng, 2001).

2.2.1 Khả năng sản xuất
Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), giống gà Nòi được nuôi ở khắp
nơi trong cả nước thường được gọi là gà chọi. Đây là giống gà được nuôi lâu đời ở các tỉnh



Nam Bộ và chiếm khoảng 70% các giống gà thả vườn (Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh
Hồng Hải, 2006). Giống gà Nòi được người chăn nuôi rất ưa chuộng vì chúng có rất nhiều
ưu điểm. Gà thích nghi tốt với điều kiện chăn thả vì chúng có sức đề kháng cao và ít bệnh
hơn so với một số giống gà thả vườn khác. Tuy nhiên, gà Nòi lại chậm lớn nuôi 1 năm tuổi
gà mới trưởng thành và khối lượng cơ thể trống đạt 2,8-3,2 kg gà mái nặng 2,0-2,2 kg.
Năng suất trứng còn thấp trung bình 40-50 quả/năm và giống gà Nòi bị lai tạp nhiều (Lê
Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương, 2005).


Tăng khả năng sinh sản trên gà Nòi

Theo phương thức chăn nuôi cổ truyền số lứa đẻ của gà Nòi là 3,65 lứa/năm. Tuy
nhiên, muốn tăng khả năng sinh sản ở gà Nòi, gà đẻ thu nhặt trứng, bảo quản, ấp trứng
bằng máy ấp công nghiệp và áp dụng biện pháp cai ấp để tăng lứa đẻ trên năm.
Theo Nguyễn Văn Quyên (2008) số vòng đẻ được tăng lên 8,02 lứa/năm, tức mỗi
năm gà đẻ được 85-95 quả và sản xuất được 80-90 gà con (tăng gấp gần 3 lần). Áp dụng
biện pháp như sau:
Gà đẻ xong không cho gà ấp mà lấy trứng bảo quản tập trung máy ấp công nghiệp.
Bắt gà mái mẹ nhốt vào chuồng lồng riêng nơi thoáng mát, có thể nhốt chung với gà
trống khác khỏe mạnh, hăng để khi gà mái ấp thì nằm xuống thì gà trống lên đạp xua gà
mái đứng dậy, có thể tắm mát gà vào những buổi trưa nắng để giảm nhiệt. Tiêm Analgin
0,5 ml/con dùng liên tục 2- 3 ngày liền (đối với gà say ấp), đồng thời tăng cường dinh
dưỡng và rau xanh 20 ngày gà sẽ đẻ lại.
Số gà đẻ 1 ổ (10- 12 trứng) trung bình: 15 ngày, số ngày đẻ lại trung bình (cai ấp): 25
ngày và số ngày thay lông trung bình/năm: 45 ngày (thường gà thay lông 1 lần/năm).

2.2.2 Tập tính sinh học của gà Nòi
Giống gà Nòi còn mang nhiều tập tính hoang dã, nên không cần sự chăm sóc tĩ mĩ

của con người như gà công nghiệp, chúng thường đi ăn hoặc nghỉ ngơi từng đàn, trong đàn
thường có con trống đầu đàn, có tổ chức phân chia rõ ràng, về đêm nếu để tự nhiên chúng
thường ngủ trên cây cao nên ít khi bị bệnh hay bị bắt trộm. Gà Nòi săn bắt mồi ngoài tự
nhiên rất giỏi, thức ăn ngoài tự nhiên gồm: trùn, dế, ếch nhái, cào cào, châu chấu, rau cỏ, lá
cây....Khi kiếm ăn chúng thường hay bay nhảy, bươi xới. Buổi sáng gà thường thức sớm
kiếm ăn, chiều 16 - 17 giờ là chúng lên cây hay về chuồng ngủ.
Gà Nòi mọc lông chậm 3 - 4 tháng mới mọc lông đầy đủ. Gà thường thay lông vào
mùa thu thường khoảng tháng 7 tháng 8 dương lịch, khi thay lông gà sẽ giảm đẻ hoặc
ngừng đẻ hẳn, lông được thay theo thứ tự: đầu cổ ngực bụng cánh đuôi. Gà đẻ tốt thường
thay lông muộn và thời gian thay lông kéo dài 2 - 3 tháng sau đó mới đẻ lại. Nên quan sát
trong giai đoạn thay lông của gà để loại những gà mái đẻ kém, chỉ nên giử lại những gà mái
đẻ tốt trong mùa thu vì hệ số tương quan giữa sản lượng trứng mùa thu và sản lượng trứng


cả năm của gà là dương và rất chặc chẽ, cần loại sớm những gà đẻ kém để đỡ tốn thức ăn
(Nguyễn Văn Quyên, 2008).

2.2.3 Thức ăn
Thức ăn của gà Nòi rất đơn giản so với các giống gà khác, về nhu cầu dinh dưỡng
không đòi hỏi cao. Hiện nay tại các địa phương ở ĐBSCL đa số người dân nuôi theo
phương thức cổ truyền, lúc còn nhỏ cho theo mẹ ăn tấm nhuyễn, khi lớn tách bầy trọng
lượng 300-400g (1,5-2 tháng) thì cho ăn gạo, lúa. Do còn nhiều tập quán hoang dã nên gà
có khả năng săn mồi ngoài thiên nhiên rất giỏi, đây là nguồn thức ăn cung cấp đạm quan
trọng cho gà, tuy nhiên năng suất nuôi trong dân chưa cao. Nếu nuôi theo phương thức bán
công nghiệp có bổ sung thức ăn hổn hợp thì năng suất sẽ cao hơn nhiều. Dưới đây là một số
thức ăn được các nông hộ dử dụng nuôi gà Nòi (Nguyễn Văn Quyên, 2008).

2.2.3.1 Lúa và các phụ phẩm
Lúa là loại thức ăn phổ biến nhất của gia cầm thường được sử dụng nguyên dạng
trong chăn nuôi vịt chạy đồng và gà thả vườn ở nông hộ. Lúa khi xay xát cho ra nhiều phụ

phẩm là thức ăn của nhiều vật nuôi. Theo số liệu của công nghiệp xay xát lúa gạo, bình
quân từ 100 kg lúa ta có được: 19 kg trấu; 7,2 kg cám to và mịn; 0,8 kg phôi; 6,2 kg tấm;
0,8 kg bột vụn và 66 kg gạo.
Tấm được tách ra sau quá trình đánh bóng và có giá trị tương đương với gạo lau. Gạo
chứa càng nhiều tấm thì giá trị càng hạ nên tùy theo nhu cầu tiêu thụ của con người mà tỷ
lệ tấm xuất dùng trong chăn nuôi thay đổi. Tấm là một thực liệu ngon miệng, giàu năng
lượng nên được ưa dùng cho mọi vật nuôi, đặc biệt nhờ giàu năng lượng và ít xơ nên rất có
giá trị trong khẩu phần nuôi gà đang lớn.
Cám gạo cũng là sản phẩm phụ phẩm của công nghiệp chế biến gạo. Cám gạo được
hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, cũng như một phần từ tấm. Chất béo của
cám có ảnh hưởng làm nhão mỡ vật nuôi và mềm bơ sữa. Cám có thể đưa vào khẩu phần
của gia cầm đến 25%. Cám có nguồn B1 phong phú, ngoài ra còn có cả vitamin B6 và
Biotin, đây là nguồn cung cấp vitamin nhóm B cho gia cầm. Trong 1 kg cám có khoảng 22
mg vitamin B1, 13 mg B6 và 0,43 mg Biotin. Cám gạo chứa lượng xơ và dầu cao, đồng thời
chất béo trong cám rất dễ bị oxy hóa (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2001).
Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu thường được sử dụng làm thức
ăn nuôi gà Nòi được trình bày qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của lúa, tấm và cám gạo.
Thành phần dinh dưỡng
DM
CP
EE
CF

Lúa
88,6
8,5
6,1
8,0


Giá trị (%)
Tấm
88,0
8,0
0,9
1,0

Cám gạo
88,0
12,0
12,0
11,0


Ca
P
Lysine
Met+Cys
Trytophan
Thremin

0,2
0,1
-

0,03
0,04
0,3
0,3

0,1
0,4

0,06
0,5
0,6
0,5
0,1
0,4

DM: Vật chất khô; CP Protein thô; EE : Béo thô; CF: Xơ thô (Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2001)

2.2.3.2 Trùn đất
Trùn đất là thức ăn giàu dinh dưỡng cho gà, nhất là gà con ăn rất mau lớn, đẻ sai. Vì
trùn đất thành phần dinh dưỡng: CP 70%; Lipid 7- 8%; chất đường 12-14%; tro 11-12%
(tính theo vật chất khô). Ngoài ra trùn đất còn tham gia làm đất tơi xốp, màu mỡ giúp đất
trong vườn tơi xốp hơn (Nguyễn Thị Thanh Huệ, 2001).

2.3 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GIA CẦM
2.3.1 Bộ lông
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009), lông phân bố không đồng đều trên cơ thể của
gia cầm non cũng như gia cầm trưởng thành. Bộ lông chiếm tỷ lệ từ 4-9% khối lượng cơ
thể của gia cầm.
1

15

14
13


1

12

9

11 10

2
8
4
3
5

6

7

Hình 2.1 Tên gọi các vùng lông
1- Lông cổ trước; 2- Lông vai; 3- Lông đùi; 4- Lông bao vùng cánh; 5- Lông vũ lớp thứ nhất; 6- Lông vũ lớp
thứ hai; 7- Lông đuôi nhỏ; 8- Lông đuôi; 9- Lông đuôi lớn; 10- Lông bao vùng đuôi; 11- Lông bao thắt lưng;
12- Lông bao vùng lưng; 13- Lông bao vùng cổ; 14 Tích; 15- Mào

Người ta phân biệt các loại lông theo cấu trúc và chức năng của chúng như sau:
Lông phủ: gồm những lông phủ bên ngoài cơ thể. Lông phủ chia thành 4 phần phân
biệt: phần ống lông, thân lông, lông tơ dưới và phiến lông. Thân và trục lông nối liền, rỗng
và thon nhọn đến phần ngọn của lông. Phiến lông được hình thành bởi các sợi lông móc,


các sợi móc nhỏ móc liên kết lại với nhau và hình thành nên một số phiến lông liên tục và

đồng nhất. Lớp lông tơ dưới gồm một loạt các sợi không có sợi móc nhỏ, không được móc
lại với nhau, nhìn có vẻ thưa thớt và lộ ra các tơ lông.
Lông tơ: lớp lông này hình thành lớp lót tơ lông rất mềm mại, trục lông ngắn, các sợi
tơ lông tự do. Lông tơ có tác dụng giữ nhiệt rất tốt, thường mọc nhiều ở hông, nách và bụng
của gà.
Lông sợi: những lông này có trục lông giống như tóc, mềm mịn và ngắn, thường mọc
ở phần gốc mỏ, cổ và lưng.
Màu sắc lông của gia cầm gắn chặt với sự có mặt của melanin và lipocrom ở trong
lông. Tiền sắc tố của melanin là melanogen. Sự oxy hóa melanogen ở các mức độ khác
nhau sẽ cho ra các màu khác nhau như: vàng đất, vàng gỉ sắt, nâu hung, nâu, đen,…
Lipocrom thuộc nhóm sắc tố carotenoid. Khi hòa tan trong mỡ có nguồn gốc ngoại sinh sẽ
làm lông có màu vàng, đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Nếu không có sắc tố thì lông có
màu trắng, đó là gia cầm bạch tạng. Đặc điểm này thường thấy ở các giống gia cầm siêu
thịt, do kết quả chọn lọc định hướng của các nhà tạo giống để tạo ra sản phẩm Broiler có da
sạch (không xuất hiện chân lông trên da gà đã làm thịt). Màu sắc, độ bóng của lông liên
quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng sức khỏe và sức sản xuất của gia cầm. Khi gà khỏe
mạnh, khẩu phần cân đối thì bộ lông đẹp và ngược lại khi dinh dưỡng kém, nhiễm bệnh thì
bộ lông xơ xác, dễ gãy rụng (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009), trích dẫn từ Voikevich (1986), quá trình mọc
lông của gia cầm được điều khiển bởi hormone của tuyến giáp trạng. Nếu cắt bỏ tuyến này
thì sự khác biệt về màu sắc lông sẽ giảm đi hoặc mất hoàn toàn.

2.3.2 Chân gia cầm
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), chân của gia cầm được bao phủ bằng lớp vảy sừng
và có sự khác nhau về màu sắc. Chân vàng là do sự có mặt của lipocrom và thiếu vắng
melamin. Màu đen của chân là do sự xuất hiện của melanin. Khi màu đen có mặt ở thể trội
và màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây). Khi đồng thời cả
2 màu đều không xuất hiện thì chân có màu trắng. Về cường độ đậm nhạt của màu vàng tùy
thuộc vào hàm lượng xantophyl trong khẩu phần.


Màu chân của gà Nòi có nhiều màu khác nhau: màu vàng, màu xanh, màu xám
đá,... thể hiện tính đa dạng về mặt di truyền. Màu sắc chân của con trống và con mái
phân bố không tương đương nhau (Trần Thị Kim Anh và ctv., 2008).
2.3.3 Mào (mòng), tích
Mào của gia cầm là do nếp gấp của da tạo thành, tại đó tập trung rất nhiều mạch quản
và dây thần kinh, mạch quản và các hốc máu làm cho chúng luôn có màu đỏ tươi. Gà
thường có 4 loại mào: mào đơn (mào cờ) thường có ở gà Ri, gà Mía; mào hoa hồng (giống


như hoa mào gà) ở gà Hồ, gà Đông Tảo thường có mào quả dâu và mào hình hạt đậu ở gà
Nòi (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).

Tích của gà Nòi thường không lòng thòng mà nó đã bị tiêu biến đi rất nhiều có
khi không còn tích hoặc nếu còn thì chỉ là một miếng thịt nhỏ ở dưới mỏ. Như vậy
tích của gà Nòi có đặc điểm khác só với các giống gà khác.
Đây cũng là một đặc điểm để nhận dạng của gà Nòi so với các giống gà khác (Trần
Thị Kim Anh và ctv., 2008).

2.3.4 Màu mắt
Màu mắt của gà Nòi cũng rất đa dạng, có nhiều màu sắc khác nhau như: màu
vàng, màu đen, màu mắt ếch (xanh),... tuy vậy sự phân bố màu mắt là không đồng
đều có màu chiếm tỷ lệ cao nhưng có màu có tỷ lệ thấp. Màu mắt của con trống và
con mái tương đối đồng đều nhau (Trần Thị Kim Anh và ctv., 2008).
2.4 KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GÀ NÒI THẢ VƯỜN
Theo Nguyễn Văn Quyên (2008), chăm sóc nuôi dưỡng gà Nòi theo từng gia đoạn
sau:

2.4.1 Giai đoạn gà con từ 0- 8 tuần tuổi
Giai đoạn này nên nuôi trên chuồng lồng, diện tích mỗi chuồng 1m x 2m x 0,6 m
chân cách mặt đất 0,6 m. Phần đáy lồng úm đóng bằng lưới mắt cáo có dệm lót bằng trấu

hay mạc cưa, xung quanh dùng lưới thép hay nẹp tre. Tháng 1 nuôi 100 gà/lồng úm, tháng
2 nuôi 50 gà/lồng úm. Gà thả vườn thời gian úm 2-3 ngày là được không như gà công
nghiệp thời gian úm cả tháng. Nhiệt độ lồng úm 33- 350C, nếu có mưa bão thời gian úm
kéo dài hơn để gà không bị lạnh.

2.4.2 Giai đoạn gà thịt thả vườn 8- 18 tuần tuổi
Giai đoạn 8- 18 tuần tuổi: Giai đoạn này cho gà xuống đất nuôi thả vườn nên nuôi
trống mái riêng. Từ một tháng tuổi trở đi việc lựa trống mái dễ và chính xác hơn. Gà trống:
thường lớn hơn con mái, ít lông (trụi lông), màu tích đỏ lông non bắt đầu mọc lông non ở
cánh, ở lưng, ở đuôi. Gà mái trọng lượng thường nhỏ hơn gà trống, long đuôi, lông cánh
dài, màu tích nhợt nhạt hơn gà trống. Khi mới thả xuống đất ngày đầu còn nhát chưa quen
nên còn lóng cóng không dám vận động bay nhảy, một số con không ra sân vườn chỉ ở
trong chuồng. Sau 2-3 ngày trở đi chúng bắt mồi rất giỏi: trùn đất, sâu bọ, ếch nhái….Cho
nên thức ăn gà thả vườn dinh đưỡng thấp hơn gà công nghiệp về số lượng cũng như chất
lượng. Cụ thể số lượng thức ăn giảm ¾, protein giảm 1-1,2%, Năng lương trao đổi giảm
500Kcal/kg thức ăn, Các chất khoáng giữ nguyên (Bùi Đức Lũng, 2004).


2.4.3 Giai đoạn gà mái hậu bị 8- 28 tuần tuổi
Giai đoạn nuôi gà mái hậu bị làm giống phải chăm sóc nuôi dưỡng kỹ lưỡng, cho ăn
hạn chế. Nếu gà mái ăn nhiều dinh dưỡng cao gà mập tích lũy nhiều mỡ năng suất trứng
thấp, nếu dinh dưỡng thấp gà đẻ trể, trứng nhỏ, tỷ lệ nở thấp, gà con yếu ớt. Giai đoạn này
cho gà vận động bay nhảy trong vườn nhiều để chúng có tắm nắng giúp xương cứng cáp
thịt săn chắc. gà mái thả vườn khi bắt đầu vào đẻ trọng lượng khoảng 1,6-1,8 kg là vừa. Về
dinh dưỡng gà mái hậu bị giống thường thấp hơn gà thịt, cụ thể: CP% thấp hơn 2-3%. Năng
lượng trao đổi thấp hơn 100-200 kcal/kg thức ăn. Giai đoạn này thức ăn chủ yếu là lúa và
một ít thức ăn hỗn hợp.

2.4.4 Chọn và chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà đẻ
Từ tuần thứ 26 ta tiếp tục chọn gà mái hậu bị lần hai (lần 1 lúc 18 tuần tuổi), những

con gà mái có thân hình đẹp mảnh mai, lông mượt mặt lanh lợi, mào tích đỏ tươi, da bụng
mềm mại, vùng bụng sâu, xoang chậu rộng, khoảng cách từ xương lưỡi hái đến hai u xương
ngồi lớn hơn hai ngón tay.
Từ gà mái hậu bị đến đẻ thường có hai tuần chuẩn bị liên tiếp từ gà hậu bị sang gà đẻ.
Gà đẻ thả vườn có tập tính thường ăn theo đàn, một đàn 1-2 trống và 10-12 mái. Trong thời
gian gà đẻ phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nếu thiếu thì gà đẻ giảm, tỷ lệ gà ấp nở thấp, gà
mau loại thải. Lượng thức ăn gà đẻ khoảng 70-80 g/con/ngày.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 PHƯƠNG TIỆN TIẾN HÀNH
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trại Chăn nuôi Ấp Thuận Tiến, xã Thuận An, thị xã
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 9/2013 đến tháng 11/2013.

3.1.2 Vật liệu
Đề tài được thực hiện trên 90 cá thể gà Nòi (80 gà mái và 10 gà trống). Các cá thể gà
Nòi trong nghiên cứu được chọn lọc từ 2 địa điểm khác nhau (mỗi điểm 40 gà mái và 5 gà
trống) bao gồm: Càng Long – Trà Vinh (nhóm gà Trà Vinh); Gò Công – Tiền Giang (nhóm
gà Bình Định).

3.1.3 Dụng cụ và thiết bị
- Máy ảnh dùng để ghi nhận lại hình ảnh của số gà khảo sát.
- Cân đồng hồ 5 kg và 2 kg dùng để cân khối lượng gà khảo sát.
- Thước dây 150 cm, đơn vị nhỏ nhất trên thước là 0,1 cm, dùng để đo các
chiều dài cơ thể gà. Thước đo độ dùng để đo góc ngực.
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.2.1 Cách tuyển chọn gà
Gà thí nghiệm ở mỗi địa điểm được tuyển chọn lúc 105 ngày tuổi, đạt trọng lượng
1,3±0,3kg và đạt ngoại hình đặc trưng của giống Gà thí nghiệm được chủng ngừa các bệnh

thông thường (cúm gia cầm; dịch tả; tụ huyết trùng…).
Từ 16 đến 20 tuần tuổi: Gà được cho ăn hạn chế để tránh hiện tượng gà quá mập và
đẻ sớm (hạn chế 20% thức ăn, hàm lượng protein 16% và năng lượng trao đổi 3000
kcal/kg).
Giai đoạn gà đẻ: Mỗi cá thể gà mái được nuôi trên lồng dành cho gà đẻ để theo dõi
năng suất và một số chỉ tiêu về sinh sản (Hình 3.1), sử dụng thức ăn cho gà đẻ công nghiệp
(hàm lượng protein 17%, năng lượng trao đổi 2850 kcal/kg). Lượng ăn hằng ngày 70-80
g/con.
Gà thí nghiệm được ghi nhận đặc điểm ngoại hình và các chỉ tiêu về kích thước gia
cầm lúc 180 ngày tuổi.


Hình 3.1 Gà mái nuôi trên lồng và gà trống phối giống
Phòn
g bệnh
Gà thí nghiệm được chủng ngừa các bệnh thông thường, lịch phòng bệnh được trình
bày ở Bảng 3.1

Bảng 3.1 Quy trình tiêm phòng vaccin
Ngày tuổi

Vaccine

Đường cấp thuốc

1

Marek

Tiêm dưới da


3

Gumboro lần 1

Nhỏ mũi, mồm

5

Newcastle lần 1

Nhỏ mắt, mũi, mồm

7

Vaccine bệnh đậu (trái) gà

Chủng qua da cách

13

Gumboro lần 2

Cho uống

21

Gumboro lần 3

Cho uống


23

Newcastle lần 2

Cho uống

35

Newcastle lần 3

Tiêm dưới da cổ

90

Newcastle lần 4

Tiêm dưới da cổ

105

Phòng 4 bệnh: Newcastle, viêm
phế quản, hội chứng giảm đẻ,
sưng phù đầu

Tiêm dưới da

Sau đó cứ 2- 3 tháng
dùng 1 lần.


Tái chủng bệnh Newcastle

Tiêm dưới da cổ

Định kỳ mỗi 6 tháng

Tái chủng cúm gia cầm

Tiêm dưới da cổ

Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp quan sát mô tả từng cá thể (quan sát
bằng mắt kết hợp với chụp ảnh minh họa), phương pháp xác định chiều đo trên gia cầm.


3.2.2 Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát để xác định các chỉ tiêu về ngoại hình: màu sắc lông,
màu sắc chân, màu sắc mắt, mỏ và hình dạng mào.
Quan sát bằng mắt màu sắc bộ lông, màu mắt, màu chân và kiểu mào.

3.2.3 Phương pháp xác định các chiều đo
Dùng thước dây, thước kẹp đo các kích thước trên cơ thể vòng ngực, vòng ống, rộng
ngực, sâu ngực, dài thân, dài cổ, khối lượng…từ đó ghi nhận chỉ số chiều đo liên quan đến
khả năng sản xuất. Thời điểm đo: gà đạt 180 ngày tuổi (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2011).
Chiều dài thân: từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt xương sống đuôi đầu tiên.
Chiều dài lườn: từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía
trước (mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái).
Vòng ngực: vòng quanh ngực, sát gốc cánh.
Chiều dài cánh: từ đầu xương cánh đến cuối xương cánh.
Chiều dài đùi: từ khớp khủy đến khớp đùi gắn vào xương chậu.
Cao chân: từ khớp xương khủy đến khớp xương bàn chân.

Vòng chân: vòng quanh xương ống chân, nơi nhỏ nhất.

Chiều dài cổ: từ đốt cổ đầu tiên đến đốt cổ cuối cùng.
Độ lớn góc ngực: Cách xác định độ lớn là cố định gia cầm, hai chân kéo
thẳng, trúc đầu xuống phía dưới. Một tay giữ chặt, một tay cầm thước đo độ đặt vào
ngực ở khoảng cách đầu trước xương lưỡi hái về phía đầu 1cm và đọc kết quả.
Sâu ức: từ gốc cánh đến mép trước của xương lưỡi hái.
3.2.4 Phương pháp theo dõi khả năng sản xuất
Chia 40 gà mái của mỗi nhóm gà Trà Vinh và Bình Định thành 5 nhóm nhỏ mỗi
nhóm 8 mái, cho 8 gà mái giao phối với 1 gà trống. Trong suốt thời gian theo dõi hàng
ngày đếm và ghi chép chính xác số trứng của mỗi nhóm theo dõi, sau mỗi 5 ngày cho toàn
bộ số trứng vào mái ấp thủ công để xác định tỷ lệ ấp nở.
Một số tỷ lệ dùng trong theo dõi năng suất sinh sản trên gà theo Bùi Hữu Đoàn
(2011).
Tỷ lệ đẻ (%) =

Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả)
Tổng số gà mái có mặt trong tuần
Số trứng có phôi
x 100

Tỷ lệ có phôi (%) =
Số trứng đem ấp

x 100


Số trứng nở thành con
Tỷ lệ trứng nở (%) =


x 100
Số trứng có phôi
Số trứng nở thành con

Tỷ lệ nở tương đối (%) =

x 100

Số trứng đem ấp
Tổng số trứng đẻ ra trong một thời gian t
Năng suất trứng (quả/mái) =
Tổng số mái có mặt trong thời gian t
Những điều quan trọng cần làm trong việc ấp trứng
- Thu lượm trứng 3 – 4 lần trong ngày.
- Bảo quản trứng ở điều kiện thường trong thời gian 1 – 7 ngày.
- Loại bỏ không đưa vào ấp những trứng quá nhỏ, quá tròn và quá dài, trứng dập bể, vỏ sần
sùi.
- Trứng gà được ấp 21 ngày sẽ nở. Tuy vậy có thể giao động : trứng nhỏ nở trước từ 5 – 10
giờ.
- Giai đoạn ấp (ngày 1 – 17) dao động từ 37.50 C – 37.80 C.
- Giai đoạn nở (ngày 17 đến nở) là ở khoảng 36.50C – 36.80C
- Những ngày đầu tiên yêu cầu độ ẩm cao dần (60 – 75%) để giảm sự bốc hơi nước trong
trứng.
- Vào vài ngày cuối của thời kỳ ấp ẩm độ của lò phải tăng 75 – 80% để vừa hạ nhiệt trứng
vừa tránh gà nở bị sát vỏ và chết tắc.
Không khí rất cần cho sự trao đổi khí của phôi vì vậy lò ấp phải đủ thông thoáng, khí trong
lò ấp phải được lưu thông đều.
Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi
- Dụng cụ soi trứng : Bóng đèn 60W, đặt trong một hộp gỗ hoặc hộp carton kín, riêng mặt
trước khoét một lỗ hình tròn đủ để ánh sáng phát ra trùm kín trứng.


3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê Minitab
version 16


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
4.1.1 Đặc điểm ngoại hình gà Nòi
4.1.1.1 Màu lông
Màu sắc lông thường đặc trưng cho dòng và giống. Đối với người tiêu dùng màu lông
là yếu tố được quan tâm khi chọn giống gà thả vườn, các giống với bộ lông có màu pha tạp,
lông áp sát thân mình được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong nghiên cứu này, đặc điểm
màu sắc lông của hai giống gà Bình Định và Trà Vinh được tiến hành quan sát. Kết quả
theo dõi được trình bày qua Hình 4.1.

120

100

100
Nhóm gà Trà Vinh

%

80
60

Nhóm gà Bình Định


48.7

40
17.9

20

7.7

12.8

12.8

Trắng

Xám tro

Mã chuối

0
Nâu

Đen

Hình 4.1: Đặc điểm màu lông ở gà Nòi
Qua Hình 4.1 cho thấy nhóm gà Trà Vinh có màu sắc lông đa dạng hơn so với nhóm
gà Bình Định. Ở nhóm gà Bình Định chỉ có một màu lông đặc trưng là nâu chiếm 100%,
trong khi đó ở nhóm gà Trà Vinh màu này chỉ chiếm 48,7%. Xét về sự phân bố màu lông ở
giống gà Trà Vinh, kết quả cho thấy màu lông trắng chiếm tỉ lệ thấp nhất (7,7%), cao nhất
là màu nâu (48,7%). Hai màu xám tro và mã chuối chiếm tỉ lệ như nhau trong quần thể gà

thí nghiệm (12,8%), đối với chỉ tiêu màu đen chiếm 18% trong quần thể gà thí nghiệm. Khi
so sánh với kết quả khảo sát của Trần Thị Kim Anh và ctv. (2008) tiến hành ở Hà Tây và
Bắc Ninh và của Trần Thùy Trinh (2012) tại Cầu Ngang cho thấy hai màu nâu và đen ở gà
thí nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn. Cụ thể là 35,6% và 5,19% tổng số con điều tra ở Hà Tây và
Bắc Ninh và 40% và 10% ở Cầu Ngang. Kết quả này cũng tượng tự với điều tra của
Nguyễn Tiến Dũng (2012) trên giống Nòi tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre ở 20 tuần tuổi
cũng cho thấy gà mang màu lông nâu chiếm tỷ lệ khá cao (50%).


×