TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
PHAN VĂN LẬP
ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN
VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA
MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT
ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN
VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA
MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT
ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO
Giáo viên hướng dẫn:
PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy
ThS. Lê Thanh Toàn
Cần Thơ, 2013
Sinh viên thực hiện:
Phan Văn Lập
MSSV: 3103625
Lớp: TT1073A1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN
VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA
MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT
ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO
Do sinh viên Phan Văn Lập thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013
Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. Lê Thanh Toàn
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Bảo Vệ
Thực Vật với đề tài:
ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN
VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA
MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT
ĐỐI VỚI NẤM HELMINTHOSPORIUM TURCIUM
TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO
Do sinh viên Phan Văn Lập thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng, ngày… tháng…
năm 2013
Luận văn đã đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:………………..điểm
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG ……….…………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
DUYỆT KHOA NN & SHƢD
CHỦ NHIỆM KHOA
ii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: Phan Văn Lập
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 05/09/1992
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Thị trấn Ba Chúc, Huyện Tri Tôn, An Giang.
Quê quán: Tổ 12, Khóm An Hòa “B”, Thị trấn Ba Chúc, Huyện Tri Tôn, An Giang.
Quá trình học tập:
Năm 1999-2003: học tại trƣờng Tiểu Học “A” Ba Chúc.
Năm 2003-2007: học tại trƣờng Trung Học Cơ Sở Thông Ba Chúc.
Năm 2007-2010: học tại trƣờng Trung Học Phổ Thông Ba Chúc.
Năm 2010-2014: học tại trƣờng Đại học Cần Thơ. Chuyên ngành Bảo Vệ
Thực Vật, khóa 36, khoa Nông Nghiệp Và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần
Thơ.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trƣớc đây.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
PHAN VĂN LẬP
iv
LỜI CẢM ƠN
Kính dâng cha, mẹ suốt đời vì sự nghiệp tƣơng lai của con.
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận đƣợc nhiều lời động viên từ ngƣời thân, sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô
và bạn bè.
Thành kính biết ơn thầy ThS. Lê Thanh Toàn và cô PGS.TS. Trần Thị Thu
Thủy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cố vấn học tập, quý thầy cô trong
Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng – những ngƣời đã giảng dạy, truyền đạt
nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Hàn Ni, các anh chị
học viên cao học khóa 20 và các bạn trong phòng thí nghiệm Nedo đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thân gửi đến các bạn thuộc lớp Bảo Vệ Thực
Vật khóa 36.
PHAN VĂN LẬP
v
PHAN VĂN LẬP, 2013.“ ĐIỀU TRA BỆNH HẠI TRÊN CÂY BẮP TẠI HUYỆN
BÌNH TÂN VÀ TRÀ ÔN - VĨNH LONG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC - DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM
HELMINTHOSPORIUM TURCIUM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO”. Luận văn tốt
nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng,
Trƣờng Đại học Cần Thơ, cán bộ hƣớng dẫn khoa học: ThS. Lê Thanh Toàn.
TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện Bình Tân và Trà Ôn - Vĩnh
Long và Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích thực vật đối với
nấm Helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro” đƣợc thực hiện từ tháng 8 năm
2013 đến tháng 11 năm 2013 tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo
Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ
nhằm: (1) Điều tra về tình hình bệnh hại trên cây bắp tại một số xã thuộc hai huyện
Bình Tân và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời ghi nhận một số kỹ thuật canh tác,
cũng nhƣ những điều kiện liên quan có ảnh hƣởng đến tình hình bệnh hại trên
ruộng; (2) Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật có
hiệu lực cao đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn trên cây
bắp trong điều kiện in vitro.
Kết quả điều tra ghi nhận có 7 loại bệnh hại trên cây bắp ở 30 hộ điều tra, bao
gồm: bệnh sọc trắng lá do nấm Peronosclerospora sp., bệnh đốm lá lớn do nấm
Helminthosporium turcium, bệnh đốm lá nhỏ do nấm Helminthosporium maydis,
bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani, bệnh rỉ do nấm Puccinia sp., bệnh thối
thân do vi khuẩn Erwinia carotovora và bệnh do virus.
Đối với thí nghiệm khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học, thuốc Tilt
Super 300EC và Man 80WP đều có hiệu quả ức chế cao nhất.
Đối với thí nghiệm khảo sát hiệu quả của một số loại dịch trích thực vật, dịch
trích củ nghệ 8% có hiệu quả ức chế cao nhất.
vi
MỤC LỤC
TIỂU SỬ CÁ NHÂN .............................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... v
TÓM LƢỢC ............................................................................................................ vi
MỤC LỤC .............................................................................................................. vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ x
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. xi
DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BẮP TRONG NƢỚC VÀ CÔNG DỤNG CỦA
BẮP ......................................................................................................................... 2
1.1.1 Tình hình sản xuất bắp trong nƣớc................................................................. 2
1.1.2 Công dụng của bắp ......................................................................................... 2
1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT .................................................................................. 3
1.1.2 Rễ ................................................................................................................... 3
1.2.2 Thân ................................................................................................................ 3
1.2.3 Lá .................................................................................................................... 3
1.2.4 Phát hoa .......................................................................................................... 3
1.3 KỸ THUẬT CANH TÁC ................................................................................. 4
1.3.1 Đất trồng......................................................................................................... 4
1.3.2 Thời vụ gieo trồng .......................................................................................... 4
1.3.3 Giống trồng .................................................................................................... 5
1.3.4 Phân bón ......................................................................................................... 5
1.3.5 Chăm sóc ........................................................................................................ 5
1.4 SƠ LƢỢC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI ............................................................... 5
1.4.1 Nhiệt độ .......................................................................................................... 5
vii
1.4.2 Nƣớc và lƣợng mƣa........................................................................................ 6
1.4.3 Ánh sáng......................................................................................................... 6
1.5 SƠ LƢỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI ĐÃ BÁO CÁO .................. 6
1.6 SƠ LƢỢC CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC
VẬT ......................................................................................................................... 9
1.6.1 Thuốc hóa học ................................................................................................ 9
1.6.1.1 Tilt Super 300EC......................................................................................... 9
1.6.1.2 Vicarben 50SC ............................................................................................ 9
1.6.1.3 Man 80WP ................................................................................................. 10
1.6.2 Dịch trích thực vật ......................................................................................... 10
1.6.2.1 Củ nghệ ...................................................................................................... 10
1.6.2.2 Lá sống đời ................................................................................................. 10
1.6.2.3 Cỏ hôi ......................................................................................................... 11
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN - PHƢƠNG PHÁP ................................................ 12
2.1 PHƢƠNG TIỆN ............................................................................................... 12
2.1.1 Thời gian và địa điểm.................................................................................... 12
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 12
2.2 PHƢƠNG PHÁP .............................................................................................. 13
2.2.1 Điều tra ngoài đồng ....................................................................................... 13
2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối
với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn in vitro........................ 13
2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học ...................................... 13
2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số loại dịch trích thực vật ............................... 14
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .............................................................. 17
3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG ................................................................. 17
3.2 HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM Helminthosporium turcium trong điều kiện in
vitro ........................................................................................................................ 25
3.2.1 Đối với ba loại thuốc hóa học ....................................................................... 25
3.2.2 Đối với ba loại dịch trích thực vật................................................................. 31
viii
3.3.3 Tƣơng tác giữa thuốc hóa học và chủng nấm ............................................... 36
3.3.4 Tƣơng tác giữa dịch trích thực vật và chủng nấm......................................... 36
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ................................................................... 39
4.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 39
4.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 40
PHỤ LỤC
ix
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TB: Trung bình
DKKT: Đƣờng kính khuẩn ty
GSDKT: giờ sau hi đ t hoanh huẩn ty
Hel-BT: Chủng nấm Helminthosporium turcium ở Bình Tân
Hel-TO: Chủng nấm Helminthosporium turcium ở Trà Ôn
ctv: Cộng tác viên
PDA: Môi trƣờng Potato Dextrose Agar
NSG: Ngày sau gieo
x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
trang
1.1
Diện tích, năng suất và sản lƣợng bắp ở Việt Nam từ 2007 đến 2012
(sơ bộ) (Niên giám thống kê tóm tắt, 2012) ................................................. 2
2.1
Bảng đánh giá mức độ bệnh hại bắp ........................................................... 13
3.1
Tuổi của nông dân ....................................................................................... 17
3.2
Kinh nghiệm canh tác của nông dân ........................................................... 17
3.3
Diện tích canh tác ........................................................................................ 18
3.4
Chế độ canh tác của nông dân ..................................................................... 18
3.5
Khoảng cách giữa các hàng (cm) ................................................................ 18
3.6
Lƣợng phân nguyên chất (kg/ha) nông dân sử dụng................................... 19
3.7
Tỷ lệ % mức độ bệnh hại ............................................................................ 21
3.8
Các loại thuốc nông dân sử dụng ................................................................ 25
3.9
Đƣờng kính (mm) của khuẩn ty nấm Helminthosporium turcium ở thí
nghiệm khảo sát hiệu quả của ba loại thuốc hóa học in vitro ..................... 27
3.10
Kết quả hiệu quả ức chế (%) trung bình khuẩn ty nấm của ba loại thuốc
hóa học ........................................................................................................ 28
3.11
Đƣờng kính (mm) của khuẩn ty nấm Helminthosporium turcium ở thí
nghiệm khảo sát hiệu quả của ba loại dịch trích thực vật in vitro .............. 28
3.12
Kết quả hiệu quả ức chế (%) trung bình khuẩn ty nấm của ba loại dịch
trích thực vật ............................................................................................... 33
3.13
Phân tích tƣơng tác giữa thuốc hóa học và chủng nấm............................... 37
3.14
Phân tích tƣơng tác giữa dịch trích thực vật và chủng nấm ........................ 38
xi
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
trang
2.1 Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm
Helminthosporium turcium............................................................................ 14
2.2 Sơ đồ bố trí khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với
nấm Helminthosporium turcium .................................................................... 15
3.1 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra ...................................................... 22
3.2 Triệu chứng bệnh trên ruộng qua điều tra ...................................................... 23
3.3 Hiệu quả của thuốc hóa học đối với chủng Hel-BT ở thời điểm 168
GSDKT .......................................................................................................... 29
3.4 Hiệu quả của thuốc hóa học đối với chủng Hel-TO ở thời điểm 168
GSDKT .......................................................................................................... 30
3.5 Hiệu quả của dịch trích thực vật đối với chủng Hel-BT ở thời điểm 168
GSDKT .......................................................................................................... 34
3.6 Hiệu quả của dịch trích thực vật đối với chủng Hel-TO ở thời điểm 168
GSDKT .......................................................................................................... 35
xii
MỞ ĐẦU
Bắp (Zea mays L.) là một trong những loại cây lương thực phổ biến và quan
trọng, được trồng hầu hết ở các nước trên thế giới (Đinh Thế Lộc, 1997). Ở Việt
Nam bắp được trồng khá lâu đời, là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa gạo. Vĩnh
Long là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có truyền
thống trồng bắp khá lâu đời. Vị trí của cây bắp ngày càng được chú ý, nó không chỉ
là nguồn lương thực cung cấp cho con người mà còn giữ vai trò làm thức ăn trong
chăn nuôi gia súc. Hiện nay, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong
sản xuất đã làm cải thiện phần nào năng suất và chất lượng, đem lại nguồn thu nhập
ổn định cho bà con nông dân.
Bên cạnh những thành quả đạt được, việc canh tác cũng gặp rất nhiều trở ngại,
sự thay đổi khí hậu toàn cầu, xuất hiện nhiều dịch hại mới khó phòng trị làm ảnh
hưởng đến năng suất cũng như chất lượng. Do đó, công tác điều tra tình hình bệnh
hại rất cần thiết trong việc ghi nhận tình hình bệnh hại trên ruộng để có các biện
pháp phòng trị kịp thời nhằm bảo vệ năng suất của cây trồng. Sự lựa chọn các loại
thuốc, chế phẩm có hiệu quả và hợp lý đối với các loại sâu bệnh hại trên ruộng với
mong muốn thu được lợi ích kinh tế cao và an toàn cho môi trường cũng là điều
đáng quan tâm. Vì vậy, đề tài “Điều tra bệnh hại trên cây bắp tại huyện Bình Tân và
Trà Ôn - Vĩnh Long và Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích
thực vật đối với nấm Helminthosporium turcium trong điều kiện in vitro” đã được thực
hiện để:
- Điều tra về tình hình bệnh hại trên cây bắp tại một số xã thuộc hai huyện
Bình Tân và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời ghi nhận một số kỹ thuật canh tác,
cũng như một số điều kiện liên quan có ảnh hưởng đến tình hình bệnh hại trên
ruộng.
- Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hóa học - dịch trích thực vật có hiệu
quả ức chế cao đối với nấm Helminthosporium turcium gây bệnh đốm lá lớn trên
cây bắp trong điều kiện in vitro.
1
CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BẮP TRONG NƢỚC VÀ CÔNG DỤNG CỦA BẮP
1.1.1 Tình hình sản xuất bắp trong nƣớc
Tính đến 2012, theo thống kê sơ bộ trên cả nước diện tích trồng bắp là 1118,3
nghìn ha, năng suất 43,0 tạ/ha, sản lượng 4803,6 nghìn tấn (Niên giám thống kê,
2012). Diện tích canh tác qua các năm chênh lệch không đáng kể, nhưng năng suất
và chất lượng ngày càng tăng, cụ thể năng suất và sản lượng năm 2012 lần lượt tăng
1,09 lần và 1,12 lần so với năm 2007 (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng bắp ở Việt Nam từ 2007 đến 2012 (sơ bộ) (Niên
giám thống kê tóm tắt, 2012)
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012 (sơ bộ)
Năng suất
(tạ/ha)
39,3
40,1
40,1
41,1
43,1
43,0
Diện tích
(nghìn ha)
1096,1
1140,2
1089,2
1125,7
1121,3
1118,3
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
4303,2
4573,1
4371,7
4625,7
4835,6
4803,6
1.1.2 Công dụng của bắp
Theo Nguyễn Hữu Tình và ctv. (1997), sản phẩm từ cây bắp có nhiều công
dụng khác nhau như:
- Làm lương thực thực phẩm: bắp là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 số dân
trên thế giới. Trong hạt bắp chứa rất nhiều tinh bột, hạt bắp có thể xay nhỏ nấu với
gạo thành cơm hoặc chế biến thành các món ăn như làm xôi, nấu chè, súp, cháo,
luộc, rang, nướng, kẹo ngô, bột dinh dưỡng,… Ngoài ra, trái bắp non còn là nguồn
rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Làm thức ăn chăn nuôi: hạt bắp có thể xay vỡ làm thức ăn cho gia súc, gia
cầm. Ngoài ra, thân bắp sau khi thu hoạch trái có thể làm thức ăn xanh cho trâu bò
hoặc ủ chua.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng hóa xuất khẩu:
ngoài việc là nguồn nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
tổng hợp, bắp còn làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột,
dầu, bánh kẹo. Các sản phẩm từ bắp còn là hàng hóa xuất khẩu sang nhiều nước trên
thế giới.
2
1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
Bắp là loại cây hàng năm, thân thảo, có thể quan sát hình thái bên ngoài của
cây bắp qua:
1.2.1 Rễ
Cây bắp có hệ thống rễ chùm. Theo Dương Minh (1999), hệ thống rễ bắp có
thể chia làm các loại rễ sau:
- Rễ mầm: rễ mọc ra từ hạt nảy mầm, rễ này giữ nhiệm vụ quan trọng trong
việc hút nước và dinh dưỡng cho cây con trong 2-3 tuần đầu.
- Rễ thứ cấp: mọc từ mắt của diệp tiêu, ở đầu trục thượng diệp, rễ này không
phân nhánh, có nhiệm vụ cung cấp nước và nuôi cây con.
- Rễ chùm: mọc từ 3-5 đốt thân đầu tiên, rễ này giữ vai trò chính trong việc
cung cấp nước và dưỡng liệu cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng.
- Rễ khí sinh (rễ nạng, rễ chân kiềng): mọc ở các đốt thân phía trên không,
loại rễ này có số lượng ít nhiều tùy thuộc vào giống và điều kiện canh tác, nếu ăn
sâu vào đất có thể giúp cây ít bị đổ ngã.
1.2.2 Thân
Bắp thuộc họ hòa bản, song có thân khá chắc, có đường kính từ 2-4 cm tùy
thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và yếu tố chăm sóc. Thân bắp trưởng thành bao
gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ. Số lóng và chiều dài
lóng là chỉ tiêu quan trọng trong việc phân loại các giống bắp (Ngô Hữu Tình,
1997). Ở gần gốc, lóng ngắn và có tác động đến mức độ đổ ngã của cây. Lóng ngọn
nhỏ, dài ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ ánh sáng (Dương Minh, 1999).
1.2.3 Lá
Lá bắp mọc từ các mắt trên thân, với số lá bằng với số mắt của thân. Cây bắp
mang từ 7-48 lá. Lá bắp gồm bẹ lá mọc ôm lấy thân và xen kẽ nhau giữa các mắt kế
cận. Phiến lá dài 10-150 cm gồm một gân chính và các gân phụ song song nhau,
rộng từ 1,5-15 cm tùy vị trí của lá trên thân. Nơi tiếp giáp giữa bẹ và phiến lá có
một phần mõm gọi là thìa lá (Dương Minh, 1999).
1.2.4 Phát hoa
Theo Dương Minh (1999), bắp là loại cây đơn tính đồng chu, phát hoa đực
(cờ) đính ở ngọn thân, phát hoa cái (trái) mọc từ nhánh ở giữa thân.
Phát hoa đực: là một chùm tụ tán ở tận ngọn, hay còn gọi là cờ bắp. Cờ bắp
dài khoảng 40 cm, mang nhiều nhánh, mỗi nhánh gọi là gié, mỗi gié mang nhiều gié
hoa đực. Các gié hoa trên trục chính thường xếp theo hình xoắn ốc, trong lúc các gié
hoa đực trên trục phụ thường xếp ở mặt trên gié thành 2 hàng. Gié hoa thường hợp
3
thành từng cặp (ngoại trừ gié hoa ở ngọn và ở cuối gié). Mỗi cặp gié hoa gồm 1 gié
hoa có cuống và 1 gié hoa không cuống, mỗi gié hoa có 2 dỉnh bao bọc 2 hoa đực
bên trong. Mỗi hoa đực gồm 2 trấu chính, 2 trấu phụ và 3 nhị. Như vậy, một gié hoa
sẽ gồm 2 dỉnh, 4 trấu chính, 4 trấu phụ và 6 nhị đực. Trên một cờ, hoa sẽ nở từ trên
xuống, gié chính sẽ nở sớm hơn khoảng 2 ngày. Thời gian trổ từ 2-14 ngày.
Phát hoa cái: hình thành từ một chồi bên, nhưng chỉ có 1-3 chồi khoảng giữa
thân mới tạo thành bắp. Phát hoa cái cũng gồm những cặp gié hoa, luôn luôn không
cuốn, xếp thành hàng. Những cặp gié hoa này đính trên trục phát hoa gọi là lõi (hay
cùi bắp). Các gié hoa cũng hợp thành từng cặp, mỗi gié hoa cũng có 2 hoa bên
trong, nhưng mỗi hoa có 1 bầu noãn bị lép, nên gié hoa chỉ còn 1 hoa hữu thụ tạo
thành hạt bắp, vì gié hoa tạo thành từng cặp xếp thẳng hàng nên số hàng gié hoa
(hay hàng hạt bắp sau này) luôn luôn chẵn (thường 8-24 hàng, trung bình từ 12-16
hàng). Các gié hoa cái cũng có 2 dỉnh (ngắn hơn bầu noãn, mỏng và rộng), trấu
chính và trấu phụ bao bọc (gọi là mày). Hoa cái hữu thụ mang một bầu noãn có một
buồng và một tiểu noãn. Phần trên bầu noãn là nướm nhụy cái mọc dài đến 20cm
gọi là râu bắp. Trên râu có nhiều lông tơ và chất tiết làm cho hạt phấn bám vào và
dễ nảy mầm.
1.3 KỸ THUẬT CANH TÁC
1.3.1 Đất trồng
Cây bắp có thể trồng trên các loại đất khác nhau, tuy nhiên cây bắp thích hợp
nhất là đất nhẹ, độ màu mỡ cao, đất dễ thoát nước, cần độ ẩm nhưng rất sợ úng
(Trương Đích, 1999). Kỹ thuật sửa soạn, làm đất cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến
năng suất của bắp và bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Theo Dương Minh (1999), công
tác sửa soạn đất cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
-
Đất phải được cài sâu 15-20 cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển.
-
Làm sạch cỏ và ngăn cỏ dại.
- Tiêu diệt côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất, kể cả trứng, ấu trùng và các ký
chủ của nó.
- Tạo độ xốp trong đất đủ thoáng để các vi sinh vật hoạt động hữu hiệu và rễ
dễ hô hấp, nhưng độ xốp vừa phải để đất không bị xói mòn do gió, nước.
1.3.2 Thời vụ gieo trồng
Cây bắp có thể gieo trồng quanh năm nếu cung cấp đủ nước và dưỡng liệu.
Tuy vậy cũng tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng mà chọn thời vụ cho thích
hợp. Ở miền Nam nước ta thường trồng bắp vào hai vụ chính là Đông Xuân và Hè
4
Thu, ngoài ra có thể gieo vào vụ Thu nếu ở trên vùng đất cao và dễ thoát nước
(Dương Minh, 1999).
1.3.3 Giống trồng
Nên chọn giống bắp tốt, cho năng suất cao và thời gian sinh trưởng phù hợp
theo mùa vụ, cơ cấu cây trồng trong vùng, né tránh những bất lợi và tận dụng tối đa
những điều kiện về thời tiết, đất đai, nguồn nước,…(Trương Đích, 1999). Khi gieo
trồng nên xử lý hạt giống bằng một số loại thuốc sát khuẩn để có tỷ lệ nảy mầm cao,
ít tốn công dặm lại cây con.
1.3.4 Phân bón
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây bắp cần nhiều dinh dưỡng,
muốn đạt năng suất cao, phải bón phân cho cây đầy đủ, đúng lúc và đúng cách.
Theo Dương Minh (1999) có thể bón cho bắp các loại phân sau:
Phân chuồng: 10-20 tấn/ha để cung cấp chất mùn và một phần dưỡng liệu cho
đất.
Phân hóa học: tùy theo từng loại đất, thời vụ, ở Đồng bằng sông Cửu Long
bón phân cho bắp theo công thức khuyến cáo là 100-180 kg N, 90-120 kg P2O5 và
40-60 kg K2O.
1.3.5 Chăm sóc
Để hạn chế sâu bệnh hại và thu được năng suất cao, công việc chăm sóc bắp là
rất cần thiết, theo Dương Minh (1999):
Tỉa dặm cây con: loại bỏ cây xấu, sâu bệnh và đảm bảo mật độ trồng, tỉa dặm
khoảng 4-6 ngày sau khi gieo (NSG).
Diệt cỏ dại: giai đoạn đầu (khoảng 30 ngày đầu), cây còn yếu ớt, và phát triển
chậm do đó phải chăm sóc, diệt cỏ dại. Có thể phun thuốc hoặc làm cỏ bằng tay.
Tƣới nƣớc: cây bắp rất cần nhiều nước trong giai đoạn nảy mầm và trổ do đó
cần tưới nước cho bắp, có thể tưới nước theo rãnh hoặc tưới ngập.
1.4 SƠ LƢỢC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
1.4.1 Nhiệt độ
Bắp là cây ưa nóng, nhu cầu về nhiệt được thể hiện bằng tổng nhiệt độ cao
hơn nhiều cây trồng khác mà cây cần để hoàn thành chu kỳ sống từ lúc gieo hạt đến
lúc chín (Ngô Hữu Tình, 1997). Theo Stepanov, cây bắp cần tổng số nhiệt số là
1.700-2.0000C ở giống bắp sớm, 2.200-2.5000C ở giống bắp lỡ và 2.600-3.1000C ở
giống bắp muộn (trích dẫn từ Dương Minh, 1999).
5
1.4.2 Nƣớc và lƣợng mƣa
Bộ rễ của cây bắp phát triển rất mạnh nên cần một lượng lớn nước, theo
Dương Minh (1999) để kết thúc chu kỳ sinh trưởng, một cây bắp cần khoảng 100 lít
nước, cần cung cấp nước cho đất để đạt ẩm độ đất thích hợp là 75-85%. Trong mùa
mưa, lượng nước mưa thích hợp để cây đủ sức phát triển là 200-600 mm trong toàn
vụ (tối hảo 460-600 mm).
1.4.3 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của thực vật. Bắp
là cây trồng ngắn ngày có nguồn gốc nhiệt đới. Cây bắp cần nhiều ánh sáng nhất từ
lúc trổ cờ đến chín sáp, thiếu ánh sáng và dư đạm sẽ làm giảm năng suất. Quang kỳ
cũng ảnh hưởng đến sự trổ cờ và phun râu. Rút ngắn quang kỳ sẽ giúp quá trình tạo
phát hoa cái thực hiện nhanh hơn (Dương Minh, 1999).
1.5 SƠ LƢỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI ĐÃ BÁO CÁO
Trên thế giới, theo thống kê có khoảng 130 loại bệnh hại bắp trong đó đa số là
bệnh do nấm gây ra như bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, thối thân, rỉ sắt, khô vằn, thối
hạt,…. Theo Shurtlef và ctv. (1993), trên bắp có tất cả 74 bệnh do nấm bao gồm tất
cả bệnh trên lá, thân và trái. Ngoài các bệnh do nấm gây ra, cây bắp còn bị một số
bệnh do vi khuẩn và virus. Những nghiên cứu của De Leon (1994) tại Mỹ cho thấy,
có tới 44 loài nấm gây bệnh trên bắp, trong đó có 20 bệnh trên lá, 12 bệnh trên thân
và 12 bệnh trên trái làm thiệt hại hằng năm từ 7-17% sản lượng.
Theo Võ Thanh Hoàng (1993) trên bắp có 1 bệnh do virus khảm sọc lá bắp
(Maize mosaic virus), 2 bệnh do vi khuẩn: bệnh héo tươi (Xanthomonas stewartii),
bệnh thối thân và trái (Erwinia carotovora f. zeae) và 15 bệnh do nấm: bệnh đốm
vằn (Rhizoctonia solani), bệnh rỉ (Puccinia spp.), đốm lá lớn (Helminthosporium
turcium), đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis), đốm nâu (Physoderma maydis),
bệnh bạch tạng (Sclerospora maydis), bệnh chết cây con, thối hạt (Rhizoctonia
zeae), bệnh thán thư (Colletotricum graminicola), bệnh thối gốc thân (Pythium
aphanidermatum), bệnh than đen (Ustilago maydis), bệnh thối trái và thân
(Gibberella zeae), bệnh thối trái và thối thân (Diplodia zeae), bệnh thối khô trái
(Nigrospora oryzae), bệnh thối hạt và chết cây con (Aspergillus sp., Fusarium
moniliforme, Gibberella, Rhizoctonia, Sclerotium, Pythium, Helminthosporium). Vũ
Triệu Mân (2007) cho biết có 7 bệnh: bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani), bệnh rỉ sắt
(Puccinia maydis), bệnh bạch tạng (Sclerospora maydis), bệnh đốm lá lớn
(Helminthosporium turcium), bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis), bệnh
phấn đen (ung thư) (Ustilago zeae), bệnh mốc hồng (Fusarium moniliforme).
Dương Minh (1999) ghi nhận có 8 bệnh, 6 bệnh do nấm gồm: bệnh đốm lá lớn
(Helminthosporium turcium), bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis), bệnh
6
đốm vằn (Rhizoctonia solani), bệnh rỉ (Puccinia spp.), bệnh than trái (Ustilago
maydis), bệnh thối thân và trái (Nigrospora oryzae, Fusarium moniliforme,
Diplodia zeae và Pythium arrhenomanes) và 2 bệnh do virus: bệnh khảm (mosaic)
và bệnh bắp lùn (stunt).
Bệnh sọc trắng lá
Hay còn gọi là bệnh bạch tạng, phấn trắng, bạc đầu. Bệnh phổ biến ở nhiều
nước vùng nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Trung Phi và vùng Caribê.
Bệnh thường phát sinh phá hoại tập trung ở các vùng trồng bắp thuộc vùng Đông
Bắc Việt Nam, có nơi bị hại tới 70-80% số cây trên ruộng, cây chết không cho thu
hoạch, phải gieo trồng lại (Vũ Triệu Mân, 2007).
Theo Võ Thanh Hoàng (1993), bệnh phổ biến hầu hết ở ĐBSCL gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất bắp, cây bắp bị nhiễm bệnh từ khi mới có 2-3 lá,
nhưng có thể kéo dài đến giai đoạn trổ. Cây kém phát triển, lá hẹp lại có màu vàng
hoặc xanh. Triệu chứng bệnh đầu tiên là những vết sọc dài màu trắng sau đó lan
rộng ra toàn lá, bệnh nặng làm cho cây bắp kém phát triển, còi cọc, lá bị hẹp lại, cây
bị lùn lại không có khả năng cho trái. Theo Vũ Triệu Mân (2007) tác nhân gây bệnh
sọc trắng lá bắp là nấm Peronosclerospora sp. Nấm bệnh này có nguồn gốc từ đất,
xác bã thực vật và cỏ dại,…
Bệnh đốm lá lớn
Bệnh xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng bắp trên thế giới, trở thành dịch ở Mỹ
vào năm 1970. Ở Việt Nam, bệnh khá phổ biến nhưng không gây hại nghiêm trọng
(Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn cây bắp trổ cờ trở về sau. Cây bắp kém
phát triển, cho trái nhỏ, bệnh nặng có thể làm cháy toàn lá làm thất thu năng suất
lớn, theo nghiên cứu của Võ Thanh Hoàng (1993) bệnh còn có thể làm chết cây con
hoặc làm cây bị lùn khi mầm bệnh hiện diện liên tục trên ruộng bắp. Tác nhân gây
bệnh là nấm Helminthosporium turcium. Nấm lưu tồn trong đất và xác bã thực vật
dưới dạng đính bào tử và bì bào tử (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
Bệnh đốm lá nhỏ
Bệnh cũng khá phổ biến ở các vùng trồng bắp, xuất hiện sớm hơn so với bệnh
đốm lá lớn. Bệnh thường xuất hiện ở hầu hết ở các giai đoạn sinh trưởng của cây
bắp, bệnh tấn công chủ yếu trên phiến lá, vết bệnh màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, dạng
hình chữ nhật, hình thoi hoặc elip, sự thay đổi hình dạng và màu sắc của đốm bệnh
là do giai đoạn phát triển của bệnh, điều kiện thời tiết, phản ứng của giống bắp,…
Tác nhân gây bệnh là nấm Helminthosporium maydis (Dương Minh,1999).
7
Bệnh đốm vằn
Bệnh đốm vằn là bệnh quan trọng nhất trên các giống bắp mới hiện nay. Tuỳ
theo mức độ bị bệnh, năng suất trung bình bị giảm từ 20-40%. Cây bắp bị bệnh có
vết bệnh leo cao tới trái, bông cờ thì tác hại rất lớn có thể làm mất năng suất 70% và
hơn thế nữa (Vũ Triệu Mân, 2007). Bệnh hiện diện ở một số nước châu Âu, châu Á,
châu Phi, gây hại nặng và nghiêm trọng ở những thung lũng có độ sâu 1.100-1.500
m ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, bệnh khá phổ biến và quan trọng, bệnh gây hại nặng khi
có mưa nhiều và ẩm độ cao, nhiệt độ khoảng 25-300C, gieo trồng với mật độ dày
(Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh thường gây hại nặng khi cây bắp trổ cờ đến phun râu. Bệnh tấn công từ
gốc lên thân, bẹ, lá và cả trái. Bệnh xuất hiện điều kiện đất ẩm ướt, mưa nhiều, bệnh
nặng có thể làm cây đỗ ngã, đôi khi bệnh xuất hiện sớm sẽ làm thối gốc và chết cây
con. Tác nhân gây bệnh là nấm Rhizoctonia solani, nấm bệnh có trong đất, xác bã
thực vật và cỏ dại, lưu tồn ở dạng sợi nấm và hạch nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh rỉ sắt
Bệnh xuất hiện hầu hết ở các nước trên thế giới với mức độ gây hại nghiêm
trọng. Bệnh xuất hiện sớm có thể làm giảm 20% năng suất, năng suất có thể bị thất
thu lên đến 32% ở các vùng nhiệt đới do nấm bệnh có nhiều giai đoạn sinh sản và
tạo bào tử hạ (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh thường xuất hiện ở những ruộng bắp ở giai đoạn chín sữa trở về sau, vết
bệnh trên lá là những chấm nhỏ li ti màu vàng nâu, khi vết bệnh trưởng thành sẽ
chuyển sang màu nâu đỏ và nhô lên trên mặt lá như bị rỉ sắt, bệnh gây hại chủ yếu ở
những lá già gần gốc đôi khi lan rộng ra các lá phía trên, bẹ lá, lá bi. Tác nhân gây
bệnh là nấm Puccinia maydis, P. Polysora và P. purpurea (Võ Thanh Hoàng, 1993;
Vũ Triệu Mân, 2007).
Bệnh thối thân do vi khuẩn
Bệnh hiện diện ở một số nước như Brazil, Mỹ, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ,
Malaysia,… Đây là bệnh hại chính trên bắp ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới,
đặc biệt gây hại nghiêm trọng trong điều kiện có nhiệt độ và ẩm độ cao. Ở ĐBSCL,
vào vụ Hè Thu bệnh gây hại tương đối quan trọng và phổ biến (Võ Thanh Hoàng,
1993).
Bệnh thường xuất hiện ở phần gốc cây, sau đó lan dần lên tới ngọn làm lá ở
phía trên khô héo lại, vết bệnh như bị dập, nhũn nước và có mùi thối đặc trưng.
Bệnh tấn công từ dưới đất, tác nhân gây bệnh là vi khẩn Erwinia carotovora. Mầm
bệnh còn được lan truyền mạnh mẽ qua các nguồn nước, mầm bệnh có phổ ký chủ
rộng và có tính biến động cao (Võ Thanh Hoàng, 1993).
8
Bệnh do virus
Cây bắp có triệu chứng thấp hơn cây bình thường, các lóng ngắn lại, lá bị
xoăn, cong vặn lại, lá có màu xanh đậm, trổ cờ sớm và không có khả năng cho trái.
Bệnh do virus gây ra có tên là MMV (Maize Mosaic Virus), có thể lan truyền bởi
rầy xanh, rầy mềm hoặc rầy nâu đỏ (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.6 SƠ LƢỢC CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT
1.6.1 Thuốc hóa học
1.6.1.1 Tilt Super 300EC
Hoạt chất: Propiconazole và Difenoconazole
Tính chất:
-Thuốc ở dạng thể lỏng, màu vàng, tan nhiều trong nước và dung môi hữu cơ,
không ăn mòn kim loại.
-Thuốc độc với cá, không độc với ong mật, thuộc nhóm độc III.
-Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc 14 ngày trước khi thu hoạch.
Công dụng: là loại thuốc trừ bệnh nội hấp mạnh và thấm sâu nhanh. Phát huy
tác dụng trừ bệnh nhanh chóng, có hiệu lực kéo dài (2-3 tuần), dưỡng cây, dưỡng
hạt. Trừ bệnh lem lép hạt, đốm vằn, vàng lá hại lúa, đốm lá đậu phộng, rỉ sắt cà phê
và đốm lá đậu phộng, trà, đốm đen quả nhãn,…
Liều dùng: đặc trị bệnh lem lép hạt, đốm vằn và vàng lá trên lúa, pha 4-5 mm/
bình 8 lít, phun 6 bình/1000 m2. Đối với đốm lá đậu phộng pha 5-10 ml/ bình 8 lít,
phun 4-6 bình/1000 m2. Đối với cà phê, trà phun với lượng nước 500-600 lít/ha.
1.6.1.2 Vicarben 50SC
Hoạt chất: Carbendazim (min 98%)
Tính chất: là loại thuốc ở dạng huyền phù, có tác động nội hấp (lưu dẫn).
Công dụng: là loại thuốc trừ nấm phổ rộng phòng trừ nhiều loại bệnh do nấm
nang và nấm bất toàn gây ra, phòng trị hữu hiệu các bệnh thán thư, đốm lá, phấn
trắng, cháy lá, sẹo quả, thu chồi,… trên nhiều loại cây trồng như lúa, bắp, khoai tây,
cà, ớt, rau, cây ăn trái, cao su, tiêu, cà phê,…
Liều dùng:
- 0,3-0,6 lít (kg)/400-600 lít nước/ha/lần đối với cây hằng niên thân thảo thấp
cây.
- 0,2-0,3% (600-1.000 lít nước thuốc/ha) đối với cây ăn trái, cây công nghiệp.
9
- 0,6 lít (kg)/ 400-600 lít nước/ha đối với lúa.
- 0,2-0,3% tưới lên liếp ương hoặc tưới gốc hàng. Tưới vài ba lần cách nhau từ
7-10 ngày, dùng 2-5 lít/m2.
- 0,5-1% theo trọng lượng hạt và ngâm hạt giống đã thúc nhú mộng trước vào
nước thuốc 0,1% trong 2 giờ. Vớt ra, tiếp tục thúc mọc mầm, tới khi gieo được.
1.6.1.3 Man 80WP
Hoạt chất: Mancozeb (min 85%)
Tính chất: thuốc thuộc dạng bột, màu vàng, tan ít trong nước và nhiều dung
môi hữu cơ, không ăn mòn kim loại. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc từ 7-10
ngày trước khi thu hoạch.
Công dụng: là loại thuốc trừ bệnh có phổ tác dụng rộng để phòng trị nấm
bệnh trên các loại cây trồng, thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trị được các loại
bệnh: đạo ôn khô vằn, vàng lá trên cây lúa, thán thư hại dưa hấu, cháy lá tiêu, rụng
lá do nấm, rụng đốt thối củ hành, sương mai rỉ sắt hại cà chua, khoai tây, đậu
phộng, đốm nâu, đốm lá trên cây thuốc lá, thán thư hại xoài, điều, thối quả nhãn,
vải, bệnh sương mai, phấn trắng, ghẻ trên các loại quả,…
Liều dùng: thuốc được xử lí trên lá, xử lí hạt giống hay tưới gốc. Có thể pha
chung với các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác,… Ngoại trừ thuốc có tính kiềm. Trị
bệnh thối thân, trái, củ trên rau cải, rỉ sắt cà phê và vàng lá trên lúa, pha 30-40 g
thuốc/bình 8 lít với lượng nước phun 500-800 lít/ha. Phun ướt đều cây trồng ngay
khi bệnh vừa mới xuất hiện.
1.6.2 Dịch trích thực vật
1.6.2.1 Củ nghệ
Tên khoa học: Curcuma longa L. thuộc họ gừng Zingiberaceae.
Thành phần hóa học: theo Paris và Moyse (1967) có 8-10% nước, 6-8% chất
vô cơ, 40-50% tinh bột, tinh dầu 3-5%, chất màu gọi là curcumin 0,3%. Tinh dầu
trong củ nghệ có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với nấm Staphylcoc và vi trùng
khác (Guy Laroche, 1933 và H. Leclec, 1935, trích Đỗ Tất Lợi, 2003).
1.6.2.2 Lá sống đời
Tên khoa học: Kalanchoe pinata thuộc họ thuốc bỏng Crassulaceae, còn có
tên khác là: trường sinh, thể tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, thuốc bỏng
(Đỗ Tất Lợi, 2003).
10
Thành phần hóa học: Marriage Paul B. và ctv. (1971) đã xác định có: 32,5%
acid malic, 46,5% acid isocitric,10,1% acid citric, 1% acid succinic, 0,9% acid
fumaric, 1% acid pyruvic và các acid khác,… (trích dẫn từ Đỗ Tất Lợi, 2003).
Các bufadienolid (Bryophylin A và Bryophylin B) và bersaldegenin-3-acetat
có tính độc mạnh đối với tế bào u KB, còn có tác dụng độc hại đối với các tế bào A549 và HCT-8 (theo Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
1.6.2.3 Cỏ hôi
Tên khoa học: Eupatorium odoratum L. thuộc họ Cúc Asteraceae. Còn có tên
khác là cỏ lào, bớp bớp, yên bạch,...
Thành phần hóa học: trong cây cỏ hôi có chứa các tinh dầu, pinen, sabien,
myrcen, ngoài ra lá của cây cỏ hôi còn có acid anisic, isosakura-netin, odoratin,...
(Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Cây cỏ hôi còn có tác dụng ức chế sự sinh trưởng in
vitro và in vivo của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương như tụ cầu
vàng, vi khuẩn E. coli, Proteus,…
11