TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------
NGUYỄN MINH HIỀN
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG
NHẬT KÝ NGUYỄN NGỌC TẤN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận Văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Hoàng Thị Duyên
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.
HoàngThị Duyên – ngƣời đã tận tâm chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám hiệu trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa NgữVăn và đặc biệt là các
thầy cô trong tổ Lí luận văn học đã tận tụy tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Minh Hiền
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của ThS.
HoàngThị Duyên. Tôi xin cam đoan: Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm
tòi của riêng tôi. Những gì đã đƣợc triển khai trong khóa luận không trùng
khớp với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã đƣợc công bố
trƣớc đó.Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Minh Hiền
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................... 3
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Đóng góp luận văn..................................................................................... 4
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRẦN
THUẬT VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHẬT KÝ NGUYỄN NGỌC TẤN.................... 5
1.1. Những vấn đề chung về nghệ thuật trần thuật........................................ 5
1.1.1. Khái niệm trần thuật ........................................................................ 5
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật .................................................... 6
1.2. Vài nét về Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn ................................................. 12
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời và quá trình lưu hành ....................................... 12
1.2.2. Giá trị, ý nghĩa của cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn.................... 13
CHƢƠNG 2. NGƢỜI TRẦN THUẬT TRONG NHẬT KÝ NGUYỄN
NGỌC TẤN .................................................................................................... 14
2.1. Ngôi kể ................................................................................................. 14
2.2. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 19
2.2.1. Điểm nhìn của người trần thuật .................................................... 19
2.2.2. Sự kết hợp đan xen điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời
gian .......................................................................................................... 27
2.2.3. Điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài ............................... 30
2.2.4. Điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảm xúc .......................................... 32
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT ................... 35
3.1. Ngôn ngữ trần thuật .............................................................................. 35
3.1.1. Ngôn ngữ quy ước, ẩn dụ .............................................................. 35
3.1.2. Ngôn ngữ hướng nội ...................................................................... 37
3.1.3. Ngôn ngữ trữ tình .......................................................................... 38
3.1.4. Ngôn ngữ ngắn gọn, giản dị, gần gũi tự nhiên .............................. 39
3.1.5. Ngôn ngữ tự do .............................................................................. 40
3.1.6. Ngôn ngữ mang đặc trưng vùng miền ........................................... 41
3.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................ 43
3.2.1. Giọng điệu thống thiết, chân thành ............................................... 43
3.2.2. Giọng hào hùng, đanh thép ........................................................... 46
3.2.3. Giọng lạc quan, tin tưởng.............................................................. 48
3.2.4. Giọng trữ tình sâu lắng ................................................................. 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nhật ký là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. So
với nhiều thể loại văn học khác thì thể loại nhật ký xuất hiện khá muộn. Hơn
nữa, số lƣợng nhật ký hiện nay ở nƣớc ta còn khá ít nên vẫn chƣa có nhiều
ngƣời biết đến. Vì vậy, thể loại nhật ký trong nƣớc ta hiện nay cần phải đƣợc
quan tâm và làm phong phú hơn cho nền văn học của dân tộc.
Trong những năm gần đây, nhật ký đã đƣợc sự quan tâm của dƣ luận.
Và dƣờng nhƣ có sự quan tâm hơn đối với những cuốn nhật ký về đề tài chiến
tranh.Thể loại nhật ký đƣợc biết đến nhƣ một điển hình về sự mới mẻ.Ngay
sau khi ra mắt, cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn để lại nhiều ấn tƣợng sâu sắc
trong lòng bạn đọc và lúc này nhật ký đã nhận đƣợc sự quan tâm của giới
nghiên cứu. Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn đã tạo nên những chấn động trong
lòngđộcgiả, gây xúc động mạnh mẽ và tạo ra một hiệu ứng xã hội lớn.Chính
vì thế mà thể loại văn học này đòi hỏi cần đƣợc quan tâm, nghiên cứu một
cách nghiêm túc và thật toàn diện.
Hơn nữa khi tiếp nhận cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn chúng ta sẽ
đƣợc khám phá những góc khuất chân thực về cuộc sống và ở tâm tƣ con
ngƣời mà các thể loại khác không có đƣợc, ta cũng không dễ gì bắt gặp. Vì
thế cuốn nhật ký đã trở thành những kỷ vật vô giá không chỉ đối với đời sống
tình cảm con ngƣời mà còn là những hiện vật vô giá đối với nhiều lĩnh vực
khác nữa.Trong trƣờng hợp nhƣ thế cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn trở thành
chứngnhân đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời con ngƣời và đối
với mỗi lịch sử quốc gia. Tâm hồn ngƣời viết, nhân cách ngƣời viết, những
biến động về thời đại lịch sử đƣợc hiện lên rất rõ nét qua nhiều trang nhật ký
của Nguyễn Ngọc Tấn.
1
Chọn và nghiên cứu về Nghệ thuật trần thuật trong Nhật ký Nguyễn
Ngọc Tấn, chúng tôi rất mong muốn có thể góp phần vào việc tìm hiểu một
cách chuyên sâu hơn về thể loại nhật ký.
2. Lịch sử vấn đề
Nghệ thuật trần thuật là một trong những vấn đề đƣợc giới nghiên cứu
văn học quan tâm.Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về
nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm tự sự nhƣng nghiên cứu về nghệ thuật
trần thuật trong nhật ký thì rất ít. Bởi vì đặc trƣng của thể loại nhật ký là
những ghi chép mang tính chất riêng tƣ vì thế mà sự xuất hiện của chúng
không nhiều và cũng chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả cùng giới
nghiên cứu.
Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn từ khi ra đời đã gây ấn tƣợng mạnh mẽ tới
bạn đọc cũng nhƣ sự quan tâm của giới nghiên cứu. Hàng loạt những bài viết,
giới thiệu… xuất hiện dày đặc trên các phƣơng tiện truyền thông. Có một số
các bài viết, giới thiệu về Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn. Thông qua những bài
viết trên, chúng ta có một cái nhìn chân thực hơn về cuộc chiến vĩ đại mà thế
hệ cha anh đã đi qua, những khó khăn gian khổ và sự hy sinh vì lý tƣởng của
tuổi trẻ. Tất cả những bài viết đó đã giới thiệu sơ lƣợc về thể loại nhật ký tới
bạn đọc.
Hiện nay có rất ít bài nghiên cứu về nhật ký mang tính chuyên sâu:
Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật ký chiến tranh của Tôn Phƣơng Lan đã ít
nhiều mang tới cho độc giả cái nhìn chân thực về hiện thực chiến tranh và sự
tàn khốc của nó. Có một số bài nghiên cứu về nhật ký tiêu biểu là Nhật ký
Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này
vẫn chƣa đi sâu vào đặc điểm nghệ thuật khu biệt của thể loại.
Có thể nói, nghiên cứu về nhật ký bƣớc đầu chỉ là giới thiệu sách chứ
chƣa có một công trình nào đi sâu vào đặc sắc nghệ thuật của thể loại văn học
2
này.Vì thế đề tài khóa luận này chúng tôi mong muốn hƣớng tới tìm hiểu đặc
trƣng cơ bản của thể loại nhật ký cụ thể là qua yếu tố nghệ thuậttrần thuật để
làm rõ những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nhật ký.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Trong văn học thể loại nhật ký đã góp phần hoàn thành bức tranh hiện thực
đời sống của con ngƣời. Phản ánh thực tại cuộc sống trên nhiều bình diện, đa
chiều, đa sắc, giúp cho độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về con ngƣời và xã
hội. Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn nói đã mở ra thế giới tâm hồn sâu lắng của
cảm xúc và chất suy tƣ tình cảm của chủ thể sáng tạo khi đánh giá, nhận xét
về hiện thực cuộc sống dƣới cái nhìn trực diện.
Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn với những giá trị tinh thần sâu sắc
mà Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn mang đến sẽ nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam
nhất là thế hệ trẻ những ngày tháng hào hùng của dân tộc, về lý tƣởng sống
cao đẹp và tình yêu thƣơng của những con ngƣời… Thông qua đề tài nghiên
cứu giúp chúng ta nhận thức đƣợc và có cái nhìn chân thực hơn.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu cuốn Nhật ký
Nguyễn Ngọc Tấn trên phƣơng diện nghệ thuật trần thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn trên khảo sát Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn, ngoài ra còn tham
khảo cuốn nhật ký khác nhằm làm nổi bật lên ý nghĩa thể loại cũng nhƣ ý
nghĩa xã hội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi đƣa ra các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phƣơng pháp thống kê, so sánh
3
Phƣơng pháp hệ thống
6. Đóng góp luận văn
Với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn
chúng tôi mong muốn luận văn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về những đóng
góp của cuốn sách này trên phƣơng diện ngƣời trần thuật, điểm nhìn trần
thuật,ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật cũng nhƣ ý nghĩa hiệu ứng đối với
đời sống văn học Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận gồm 3 chƣơng cụ thể là:
Chƣơng 1: Những vấn đề lí luận về nghệ thuật trần thuật và đôi nét
vềNhật ký Nguyễn Ngọc Tấn
Chƣơng 2: Ngƣời trần thuật trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn
Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong Nhật ký
NguyễnNgọc Tấn
4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHẬT KÝ NGUYỄN NGỌC TẤN
1.1.Những vấn đề chung về nghệ thuật trần thuật
1.1.1.Khái niệm trần thuật
Trần thuật (narration) là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện,
miêu tả nhân vật theo một thứ tự nhất định, theo một cách nhìn nào đó. Trần
thuật đƣợc sử dụng phổ biến trong các thể loại văn học song ở tác phẩm
truyện trần thuật trở thành một tiêu điểm, một nguyên tắc chủ yếu để cấu tạo
thế giới nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên thì trần thuật là “phƣơng diện cơ bản của phƣơng
thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật,
sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cái nhìn của ngƣời trần thuật” [3; 364]. Trần
thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tƣợng, phân tích
hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả…
Nhƣ vậy nghiên cứu nghệ thuật trần thuật giúp chúng ta có cơ sở khẳng định
giá trị của tác phẩm đồng thời khẳng định tài năng và những đóng góp của
nhà văn vào diễn trình tự sự của đời sống văn học.
Trần thuật gắn với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm, tác phẩm
dù kể theo trình tự nhân quả hay liên tƣởng, nhanh hay chậm, kể ngắt quãng rồi
bổ sung thì trần thuật là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đƣa hoạt động
lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để ngƣời đọc có thể lĩnh hội theo đúng ý
định của tác giả (mối quan hệ giữa câu chuyện và cốt truyện). Ở đây có sự khác
biệt về thời gian, sự tổ chức trật tự sự kiện và nhịp điệu của câu chuyện.
Khoảng cách góc độ của lời kể đối với cốt truyện tạo thành cái nhìn.
5
Mối quan hệ giữa thái độ của ngƣời kể đối với các sự kiện đƣợc kể lại
cũng nhƣ ngƣời nghe, ngƣời kể ở “trong truyện” hay “ngoài truyện” ở giữa
ngƣời nghe gần hay cách xa họ tạo thành giọng điệu của trần thuật. Bố cục
của trần thuật hình thành với sự triển khai cái nhìn, đan cài, phối hợp, luân
phiên các điểm nhìn.Có điểm nhìn ngoài, hoặc điểm nhìn xuyên qua nội tâm
nhân vật.Có điểm nhìn nhân vật, sự kiện từ một nền văn hóa khác.
Trần thuật đòi hỏi phải có ngƣời kể.Chủ thể của lời kể, khi trần thuật
phải xử lí mối quan hệ giữa chuỗi lời kể với chuỗi sự kiện và nhân vật.Nhƣ
vậy có hai nhân tố sẽ qui định trần thuật là ngƣời kể và ngôn từ.Các yếu tố
của trần thuật đều thuộc về hai nhân tố cơ bản này.
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật
1.1.2.1. Ngôi kể
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà ngƣời kể sử dụng khi kể chuyện.Ngƣời kể
chuyện có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba. Ngƣời kể chuyện chỉ
có thể kể đƣợc khi họ cảm thấy nhƣ ngƣời trong cuộc, đang chứng kiến sự
việc xảy ra bằng tất cả các giác quan của mình. Do đó, về căn bản mọi ngƣời
kể chuyện có thể kể theo nhiều ngôi khác nhau.
Cái đƣợc gọi là ngôi thứ ba thực chất là hình thức kể khi ngƣời kể chƣa
đƣợc ý thức nhƣ trong các truyện dân gian hoặc là đã ý thức đƣợc nhƣng cố
giấu mình đi nhƣ trong các truyện hiện đại.Ngôi thứ nhất là hình thức lộ diện,
ngôi thứ ba là ẩn mình đi.Sự phân biệt trên chỉ mang tính qui ƣớc, cho dù mỗi
sự chọn lọc hình thức kể cũng có khả năng tạo ngôn ngữ nhất định cho trần
thuật.
Ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba là hình thức trần thuật ngự trị trong văn
học cổ trung đại.Hình thức kể này cho phép ngƣời kể có thể kể tất cả những gì
họ biết.
Hình thức kể ngôi thứ nhất là một nhân vật trong truyện chứng kiến các
sự kiện đứng ra kể.Hình thức này xuất hiện ở Châu Âu từ đầu thế kỷ XIX.
6
Ngƣời kể chuyện ngôi thứ hai cũng mang cái tôi của ngƣời kể song nó
tạo đƣợc một không gian gián cách, một cái tôi khác, một cái tôi đƣợc kể ra
chứ không phải là một cái tôi tự kể nhƣ ngôi thứ nhất.
1.1.2.2. Điểm nhìn trần thuật
Vấn đề điểm nhìn đã đƣợc nghiên cứu từ lâu từ đầu thế kỉ XIX với
Anna Barbauld, cuối thế kỷ XIX với Henri James (1884), đầu thế kỷ XX với
Friedman, Foster, Tomasevski, từ những năm 40 trở đi đƣợc nghiên cứu sâu
hơn với Todorov, Genette, Lotman, Bakhtin….
Trong tài liệu, thuật ngữ điểm nhìn đƣợc định danh bằng nhiều từ khác
nhau ví dụ nhƣ viewpoint, view, point of view… Cũng có những nhà nghiên
cứu cho rằng khái niệm điểm nhìn quá rộng, quá chung nên đề xuất khái
niệm nhãn quan (vision), có ngƣời đề xuất khái niệm để quan sát ( post of
observation), có ngƣời đề nghị dùng tiêu cự trần thuật (focusof narrative…).
Điểm nhìn trần thuật (Tiếng Nga: Khudojestvennaya tochka zreniya;
Tiếng Anh: Point of view) là “vị trí từ đó ngƣời trần thuật nhìn ra và miêu tả
sự vật sự vật trong tác phẩm. Không thể không có nghệ thuật nếu không có
điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong
việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần
không nhỏ là do đem lại cho ngƣời thƣởng thức một cái nhìn mới đối với
cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [3].
Theo PGS Nguyễn Thái Hòa “Điểm nhìn của lời nói giao tiếp là tọa độ
của hai trục: lời nói hiển ngôn và hành vi giao tiếp và do thao tác suy ý ngƣời
nhận có thể tiếp nhận đƣợc” [5; 88]. Còn “điểm nhìn nghệ thuật trong truyện
về cơ bản cũng là đƣợc suy ý từ văn bản và hành động kể (phát ngôn) cũng
thể hiện ở nhiều thủ pháp khác nhau. Tuy vậy, đó là mối quan hệ giữa ngƣời
viết – văn bản – ngƣời nhận ở cả hai bậc hiển ngôn và hàm ngôn [5; 95-96].
7
Điểm nhìn có thể phân thành ba loại:
Điểm nhìn của ngƣời trần thuật, tác giả hay của nhân vật trữ tình và
của nhân vật trong tác phẩm tự sự.Trong tác phẩm mọi sự biểu hiện, miêu tả
đều từ tác giả mà ra, song để tạo nên hình tƣợng nghệ thuật tác giả thƣờng tạo
ra những kẻ môi giới đứng ra kể chuyện, quan sát, miêu tả. Có thể đó là ngƣời
trần thuật ngôi thứ ba ẩn mình và trần thuật theo ngôi thứ nhất lộ diện, đồng
thời là nhân vật trong hồi ký, tùy bút, ngƣời trần thuật thƣờng là tác giả hoặc
gần với tác giả, thƣờng trực tiếp xƣng tôi.
Trong tác phẩm thơ trữ tình có thể xƣng tôi hoặc không. So với nhân
vật điểm nhìn tác giả thƣờng là của ngƣời đứng ngoài vì tác giả thƣờng có vấn
đề suy nghĩ riêng không trùng với nhân vật.
Điểm nhìn nhân vật là điểm nhìn theo cá tính, địa vị tâm lý của nhân
vật. Điểm nhìn ngƣời trần thuật lại có thể tựa vào điểm nhìn của nhân vật để
miêu tả thế giới theo cảm nhận chủ quan của nhân vật.
Điểm nhìn không gian, thời gian.Ở đây là ví trí của chủ thể trong
không gian, thời gian thể hiện ở cách nhìn, khoảng cách nhìn ở đặc điểm của
khách thể đƣợc nhìn.
Khi điểm nhìn của ngƣời trần thuật trùng với điểm nhìn nhân vật, điểm
nhìn không gian, thời gian thể hiện qua các từ chỉ thị phƣơng vị, thời gian
điểm nhƣ: Ở đây, kia, hôm nay, nay… Khi điểm nhìn trần thuật không trùng
với điểm nhìn nhân vật ta có các hình thức: Điểm nhìn ở tầm khái quát, tầm
xa, điểm nhìn của ngƣời trầnthuật vận động theo hƣớng của mình, khi lùi về
quá khứ, khi ở phía này, khi ở phía kia trong các tuyến nhân vật, khi ở trên
cao có thể thấy cảnh câm, chỉ thấy mà không nghe….
Điểm nhìn bên ngoài, bên trong.
Điểm nhìn bên ngoài, bên trong của ngƣời của ngƣời trần thuật miêu tả
sự vật từ phía bên ngoài nhân vật(ngƣời quan sát có thể là ngƣời kể chuyện
trực tiếp, có thể từ các nhân vật khác, có thể theo một mô thức sẵn có).
8
Điểm nhìn bên ngoài, bên trong biểu hiện bằng hình thức tự quan sát,
tự thú nhận của nhân vật, bằng hình thức ngƣời trần thuật tựa vào các giác
quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện bằng cách cảm nhận về thế giới.
Điểm nhìn đánh giá tƣ tƣởng, cảm xúc.
Đây là hệ thống quan điểm cảm nhận thế giới khác với điểm nhìn bên
ngoài chỉ ghi nhận đặc điểm nhân vật, sự vật, điểm nhìn đánh giá xuất phát từ
phía trung tâm giá trị, thƣờng là nhân vật chính, ngƣời trần thuật. Quan điểm
đánh giá thể hiện ở thái độ của chủ thể lời nói đối với khách thể, bộc lộ qua
các từ đánh giá, cách nhấn mạnh.
Điểm nhìn trần thuật gắn bó chặt chẽ với ngôi kể nhƣng rộng hơn ngôi
kể, ngƣợc lại mỗi ngôi kể ít nhất tạo ra một điểm nhìn, song một điểm nhìn thì
hoàn toàn có thể không có ý nghĩa nhƣ một ngôi kể.
Điểm nhìn trần thuật là một phạm trù của thi pháp học lịch sử.Khái
niệm giúp ngƣời ta giải phẫu cấu trúc nội tại của tác phẩm, phân tích cách
cảm thụ, miêu tả và thái độ tƣ tƣởng của tác giả trong tác phẩm.
1.1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật
Văn học là nghệ thuật ngôn từ nhƣng không chỉ là ngôn từ. Ngôn từ văn học
là ngôn từ đƣợc lựa chọn, đƣợc tổ chức thành văn bản cố định, sao cho nói
một lần có thể giao tiếp mãi mãi.
M. Bakhtin cũng cho rằng thật ngây thơ nếu cho rằng: nghệ sỹ chỉ cần một
ngôn ngữ nhƣ là ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ của nhà ngôn ngữ. Thực ra nghệ
sĩ ra công ngôn ngữ, nhƣng không nhƣ ngôn ngữ, bởi vì anh ta khắc phục
ngôn ngữ nhƣ là ngôn ngữ để biến nó thành phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật
[1; 167].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật đƣợc
dùng trong văn học”. Vì vậy văn học mới đƣợc gọi là loại hình nghệ thuật
ngôn từ.
9
M. Gorki khẳng định: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” và
một nhà văn đích thực phải tự ý thức về mình nhƣ nhà ngôn ngữ vì ngôn ngữ
là “yếu tố đầu tiên qui định cung cách ứng xử” [3; 35]. Đối với văn chƣơng,
ngôn ngữ không chỉ là cái vỏ tƣ duy mà còn là tài năng, cá tính và quan điểm
của nghệ thuật. Do đó, giọng điệu tác phẩm trƣớc hết là giọng điệu ngôn ngữ.
Khi nói tới ngôn ngữ trần thuật chúng ta có thể hình dung ra ngay các
yếu tố đó là ngôn ngữ của ngƣời trần thuật, ngôn ngữ nhân vật và lời nói nƣớc
đôi. Trong đó, ngôn ngữ ngƣời trần thuật, ngôn ngữ nhân vật giữ vai trò quyết
định tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa ngôn ngữ ngƣời trần thuật: “phần lời
văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm ngƣời kể chuyện (sản
phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống đƣợc miêu tả, có những nguyên
tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phƣơng tiện tạo hình và
biểu hiện ngôn ngữ” [3; 212].
Ngôn ngữ ngƣời trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn,
truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả” [3; 212].
Nhƣ vậy, ngôn ngữ trần thuật vừa mang tính cảm xúc, tính cá thể hóa
do đặc trƣng của ngôn ngữ ngƣời kể chuyện (ngƣời trần thuật) và ngôn ngữ
nhân vật trong tác phẩm văn học qui định. Ở tác phẩm tự sự, ngôn ngữ ngƣời
trần thuật giữ vai trò quan trọng nhất. Khi ngôn ngữ đa thanh thì lời văn trần
thuật sẽ đa giọng, điều này sẽ làm nên tính đối thoại của tác phẩm tự sự.
1.1.2.4. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng đạo đức của nhà văn đối với
các hiện tƣợng đƣợc miêu tả trong lời văn qui định cách xƣng hô, gọi tên,
dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay
suồng sã, ngợi ca hay châm biếm… Chẳng hạn, trong thơ tình yêu của Thế
Lữ, theo Hoài Thanh, có giọng điệu “lẳng lơ mà xa vời và thiếu tình ấm áp”
10
thể hiện ở cách gọi thiếu nữ là cô em, do chƣa đủ thân mật để gọi bằng em,
giọng điệu ngọt ngào êm ái trong Hồn bướm mơ tiêncủa Khái Hƣng, giọng
điệu suồng sã, đay nghiến trong Chí Phèo của Nam Cao, giọng điệu mỉa mai,
châm biếm trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc.
Giọng điệu phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu
thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo thành phong cách nhà
văn và tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc.
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Khác với
“giọng” (voice) thƣờng đƣợc nhìn từ góc độ vật lý (cƣờng độ, trƣờng độ, cách
phối âm, âm lƣợng), “giọng điệu” (tone) là phạm trù đƣợc xét từ góc độ tâm lý,
biểu hiện các thái độ (vui, buồn, giận…). Giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả.
Không nên đồng nhất giọng điệu nghệ thuật vói giọng điệu của tác giả
vốn có ngoài đời. Cũng không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu, là phƣơng
diện biểu hiện của lời nói, biểu hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn
mạnh, nhịp điệu…
Giọng điệu luôn mang nội dung tình cảm, thái độ, ứng xử trƣớc các
hiện tƣợng đời sống đƣợc miêu tả.
Cơ sở của giọng điệu:
Cơ sở chủ quan của giọng điệu xuất phát từ cảm hứng chủ đạo của nhà
văn: Lòng yêu say lý thuyết lí tƣởng, yêu cái đẹp, niềm vui, nỗi đau, lòng căm
giận…Nếu nhiều nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, bất mãn với
thực tại thì anh ta sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo, lúc đó anh ta sẽ sử dụng các
biện pháp mỉa mai, châm biếm, nhại…Vị thế của nhà văn tự coi mình là ai
(khách bộ hành, nhà tiên tri, truyền đạo, quan tòa, ngƣời tố cáo).
Cơ sở khách quan của giọng điệu:
Xuất phát từ chính đặc tính thẩm mỹ cụ thể của đối tƣợng miêu tả.
Truyện đau thƣơng đòi hỏi giọng buồn, ngậm ngùi, truyện hài hƣớc cần giọng
đùa cợt, giễu nhại, miêu tả ngƣời anh hùng cần có giọng thành kính, ngợi ca.
11
1.2. Vài nét về Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời và quá trình lưu hành
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi) xuất thân trong một gia đình
nghèo, cha làm hƣơng sƣ, mẹ buôn bán vặt. Tuy hoàn cảnh khó khăn, nhƣng
anh vẫn ham học. Năm lên 10 tuổi, anh mồ côi cha phải sống nhờ vào anh em,
họ hàng. Đầu năm 1945, ông theo ngƣời thân vào Sài Gòn kiếm sống.
Cách mạng tháng tám nổ ra, anh tham gia cách mạng tại Sài Gòn.
Trong kháng chiến chống Pháp, anh làm công tác tuyên huấn, đội trƣởng văn
nghệ quân khu miền Đông Nam Bộ. Đầu năm 1955, anh tập kết ra Bắc, làm
Đội trƣởng Đội văn nghệ công sƣ đoàn 330. Đến đầu năm 1956, anh chuyển
về Tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 1962, anh trở lại chiến trƣờng Miền
Nam, tham gia kháng chiến chống Mỹ trong lực lƣợng Văn nghệ giải phóng.
Trong di sản văn chƣơng của Nguyễn Ngọc Tấn có để lại cuốn nhật ký
đƣợc viết trong khoảng 1953-1955, chủ yếu là ghi lại những sự kiện trong đời
sống riêng tƣ của ông đó là Nhật ký NguyễnNgọc Tấn. Cuốn nhật ký ra đời
gắn với thời kỳ đẹp nhất và cũng bi tráng nhất trong cuộc đời Nguyễn Ngọc
Tấn khi gặp chị Bình Trang ở bƣng biền Nam bộ, họ yêu nhau, cƣới nhau, khi
anh tiếp tục đi đánh những trận đánh cuối cùng của cuộc kháng chiến, khi chị
Bình Trang hoài thai đứa con đầu lòng, khi họ sống những ngày gian nan mà
sôi nổi và tràn trề hạnh phúc…mà không hay biết một cơn lũ lớn dữ dội của
lịch sử đang từ từ ập đến, đổ trùm lên số phận của họ, đánh tan tác cuộc đời
và hạnh phúc của họ.
Nguyễn Ngọc Tấn đã ngã xuống trong một trận đánh anh hùng ở cửa
Sài Gòn đợt II tổng tấn công Mậu Thân, tháng 5 năm 1968. Ba mƣơi lăm năm
đã đi qua đến đầu năm 1997 cuốn Nhật ký Nguyễn NgọcTấn đã đƣợc công bố
với bạn đọc và ngày càng đƣợc nhiều độc giả đón nhận. Đó là một di vật
thiêng liêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn. Song ở đây còn là một trang đẹp
12
đẽ và bi tráng của lịch sử đất nƣớc và dân tộc, in dấu lên cuộc đời và số phận
những con ngƣời cụ thể, riêng biệt.
1.2.2. Giá trị, ý nghĩa của cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn
Nguyễn Ngọc Tấn đã viết lên những dòng nhật ký chân thật
nhấtcủangƣời thanh niên Việt Nam trên đƣờng ra trận. Đó là những ngƣời
tham gia vào cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, chắc chắn trong
số họ không một ai nghĩ rằng có một ngày nào đó những trang nhật ký đƣợc
in ra và đi vào đời sống. Tiêu biểu là cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn Nguyễn Thi (1953-1955), cuốn nhật ký đã cho chúng ta hiểu hơn cuộc sống,
con ngƣời của một thời, thời mà “Tất cả cho tiền tuyến”, “Không có gì quý
hơn độc lập tự do”.
Đã gần nửa thế kỷ, kể từ ngày những dòng nhật ký này đƣợc viết ra cho
đếnnay có lẽ nhƣ chƣa từng có nửa thế kỷ nào lại có nhiều những biến động
đến thế trong đời sống của dân tộc. Nhƣng có lẽ có một điều không biến đổi:
Đó là khát vọng da diết của con ngƣời về sự tốt đẹp và tình yêu. Cho nên trong
những trang nhật ký chân thật, chân thật nhiều lúc đến ngây thơ này, có một cái
gì đó là Vĩnh Cửu, mãi mãi cho mỗi chúng ta, hôm nay và cả ngày mai.
13
CHƢƠNG 2
NGƢỜI TRẦN THUẬT TRONG NHẬT KÝNGUYỄN NGỌC TẤN
Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấnđã mang lại một sức hút mạnh mẽ tới độc giả
và những ngƣời nghiên cứu nó. Với nét đặc trƣng độc đáo về ngƣời trần thuật
đã tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn độc giả theo dõi từng trang nhật ký để tự mình
chiêm nghiệm, khám phá và hiểu hơn về những con ngƣời đã hi sinh xƣơng
máu để giànhlại độc lập dân tộc. Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn mang những đặc
điểm của nghệ thuậttrần thuật.Ngƣời trần thuật là một yếu tố không thể thiếu
trong loại hình tự sự và có vai trò rất quan trọng.Ngƣời trần thuật chính là do
nhà văn sáng tạo ra để thực hiện hành vi kể, xây dựng tác phẩm nghệ thuật thể
hiện tƣ tƣởng, quan điểm, thái độ của mình đối với thế giới và con ngƣời. Và
ngƣời trần thuật giữ vai trò trung giới giữa tác giả, tác phẩm và ngƣời
đọc.Việc xây dựng ngƣời trần thuật cũng xuất hiện với nhiều dạng khác nhau.
Có khi xuất hiện theo chiều hƣớng ngoại tức là đứng bên ngoài câu chuyện để
thuật lại câu chuyện có khi ngƣời trần thuật xuất hiện theo chiều hƣớng nội
tức là thâm nhập vào nội tâm nhân vật. Tất cả những điều đó chính là phƣơng
tiện để tạo nên Nghệ thuật trần thuật trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn.
2.1. Ngôi kể
Nói đến thể loại nhật ký chủ yếu sử dụng hình thức ngôi kể thứ nhất xƣng
„tôi”; “mình”; “chúng tôi”.Hình tƣợng cái “tôi”trong nhật ký không có gì có
thể phủ nhận đƣợc yếu tố tâm tình, trò chuyện là yếu tố quan trọng nhất trong
nhật ký.Hơn nữa, đó lại là những lời tâm sự trò chuyện của ngƣời viết với
chính bản thân họ nên việc ai là đối tƣợng trực tiếp trong nhật ký không phải
là vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy sức hút của cuốn nhật ký này phụ thuộc vào
cái “tôi” với nhiều cảm xúc sâu sắc trƣớc những sự việc diễn ra trong đời
sống thƣờng ngày và tất nhiên điều đó phụ thuộc vào đạo đức và yếu tố thẩm
14
mỹ của chính ngƣời viết nhật ký. Bởi vậy, giá trị của nhật ký gắn bó chặt chẽ
với đời sống nội tâm của ngƣời viết góp phần tạo nên chiều sâu nhân văn cho
tác phẩm. Cái “tôi” trong nhật ký không ghi chép hoặc phản ánh một cách thụ
động về hiện thực cuộc sống và con ngƣời mà phải tái tạo biểu đạt một cách
chủ động, sáng tạo trƣớc những hình thức đó. Cái “tôi” không chỉ đảm bảo
tính xác thực của đối tƣợng miêu tả mà còn phải bằng tiếng nói của cảm xúc
làm cho thế giới hình tƣợng nghệ thuật càng thêm phong phú và đa dạng.Sự
tinh nhạy của ngƣời viết trong việc lựa chọn chi tiết, sự việc, hiện tƣợng để
đƣa vào nhật ký sẽ quyết định thêm nhiều giá trị cho nhật ký.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học : “Nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi
thứ nhất đƣợc thể hiện dƣới sự ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về
những sự kiện của đời sống mà tác giả hoặc nhân vật chính là ngƣời tham gia
hay chứng kiến, khác với hồi ký, nhật ký chỉ ghi lại những sự kiện, những
cảm nghĩ “ vừa mới xảy ra chƣa lâu” [3; 237].
Trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn nhân vật trung tâm là tác giả nhật ký
gắn với ngôi kể thứ nhất. Mọi việc ghi chép đều đƣợc săm soi qua lăng kính
chủ quan của ngƣời anh hùng Nguyễn Ngọc Tấn “Mình ra trình bày tin tức và
ngâm bài thơ “Chuyền tay” giúp vui một phần cho anh em, cũng thấy vui vui
trong lòng. Mình mới học đƣợc lối vừa đọc thơ vừa có đôi chút điệu bộ –
Ráng phát huy lên” [15;12]. Hay “Sáng nay mình xuống 55 nơi tập trung anh
hùng và tinh túy chiến đấu của tiểu đoàn” [15;14]. Mỗi tác giả lại có một cái
nhìn, một suy nghĩ khác nhau. Nhật ký của Nguyễn Văn Thân, Phạm Phòng
Ngự, Trần Danh Hải thì tập trung chủ yếu vào các sự kiện sự việc xảy ra
trong chiến tranh nhƣ đó là các hành động trong công tác của mình, là việc
hành quân, là những trận đánh cúng với việc gặp phải những tổn thất và sự hy
sinh mất mát to lớn. Còn cuốn Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn thì ngƣợc lại đó là
bên cạnh những sự việc xảy ra trong trận chiến nơi xảy ra mƣa bom bão táp
15
còn là những vấn đề về đời sống riêng tƣ với những cảm xúc, những tâm sự
thầm kín riêng tƣ của chính ngƣời viết nhật ký.
Trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn chúng tôi thấy đƣợc lời kể của tác giả
luôn ở ngôi thứ nhất, thƣờng xuyên xuất hiện dƣới các đại từ nhân xƣng ngôi
thứ nhất số ít; tôi.Nhiều khi đại từ nhân xƣng không xuất hiện nhƣng dáng
dấp của ngƣời viết, của chủ thể vẫn hiện diện rõ qua sự việc, qua suy nghĩ
đang diễn ra trong nhật ký. Ngƣời viết dù không xƣng danh nhƣng ta vẫn cảm
nhận đƣợc vị trí trung tâm của họ qua sự việc, qua suy nghĩ của họ: “Thế là
em của anh đi rồi… Tim anh se lại, ngƣời nao nao nhƣ trong mộng – Anh
bàng hoàng tới 60 giây, trố mắt, há miệng ra nhìn đồng chí X… loan tin cho
anh hay: “Cô Bá qua đây đấy, dặn tôi xe anh có về thì ra cho hay dùm coi
chừng tạc đạn, cô ấy đi công tác hồi 2 giờ rồi”. Đi rồi à… Anh lặng ngƣời
không nói, tê tái trong ngƣời anh” [15;74].
Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấngắn với những sự việc xảy ra mà cụ thể là
hiện thực đau thƣơng của đất nƣớc, trong bom đạn, cuộc sống của con ngƣời
thì khổ cực và lầm than, cơ cực. Tất cả đều đƣợc tác giả ghi chép lại rất cụ
thể, tỉ mỉ và chi tiết qua sự chứng kiến tận mắt và thậm chí còn trực tiếp tham
gia và gánh chịu nó.Những gì đã xảy ra đều có liên quan trực tiếp đến cuộc
sống thật của tác giả. Trong không khí của chiến tranh cuộc sống chung của
cả dân tộc trong cơn thử lửa đó lại là một việc lớn lao của cả cộng đồng, dân
tộc. Và ngƣời lính – Nguyễn Ngọc Tấn không nằm ngoài quy luật đó đã ghi
lại chính xác hiện thực cụ thể trong đời sống chiến tranh và tình cảm trong
cuốn nhật ký của mình. Song sức hấp dẫn là đã tái hiện lại đƣợc không khí
hào hùng của dân tộc, của cả một thời đại lịch sử. Qua những trang nhật ký
chân thành ấy ngƣời đọc nhƣ cảm nhận đƣợc về lịch sử hào hùng của dân tộc,
hiểu đƣợc những giá trị mà con ngƣời làm nên trong giai đoạn khó khăn nhất
của lịch sử với những gian khổ, thử thách và cay đắng. Và để có đƣợc chiến
16
thắng vinh quang ấy họ đã phải chiến đấu anh dũng, đoàn kết cùng nhau vƣợt
qua mọi gian lao, khổ cực thậm chí cả sự hy sinh. Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn
đã mang đến cái nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn về chiến tranh và đời sống
riêng tƣ với một cái nhìn hoàn toàn khác.
Tuy nhiên, khi tái hiện đời sống Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn cũng đặc
biệt nói đến các mối quan hệ của anh với các đồng đội trong chiến đấu về
cách ăn ở, đi lại, sinh hoạt… và tình cảm của tác giả đối với ngƣời vợ mới
cƣới và những ngƣời đồngđội trong kháng chiến. Nguyễn Ngọc Tấn đã ghi lại
một cách chân thực về chiến tranh, về tình yêu và nỗi nhớ của anh đối với
ngƣời vợ quê nhà, nỗi nhớ vợ, ba má, cô, chú…Điều đó giúp cho Nguyễn
Ngọc Tấn có thêm nghị lực để tiếp tục chiến đấu, có lúc Nguyễn Ngọc Tấn
cũng cảm thấy bùi ngùi xót xa “Ngày thứ hai lên Phòng, kỳ này sẽ gặp T đây
- Anh sẽ về và hôm nay anh về thiệt, về với em, vui với mừng để rồi lại chia
tay… Mới hôm nay anh đã hình dung thấy lúc chia tay rồi [15;51]. Nhật
kýNguyễn Ngọc Tấn ghi lại những vấn đề tác giả chứng kiến, những vấn đề
thuộc về đời sống cá nhân của chính tác giả nên trong nhật ký luôn dùng lời
kể ở ngôi thứ nhất.Đọc những trang nhật ký, ngƣời đọc nhƣ đang cảm nhận
đƣợc một cách trực tiếp những lời tâm sự chân thành, không hề giấu diếm,
không hề che đậy, rào đón.
Hình thức tự sự ngôi thứ nhất cho phép ngƣời viết tự mình bộc bạch ghi
chép của mình theo cảm hứng chủ quan: “Xác chết ngổn ngang lầy nhầy gót
chân, tung tóe vào áo và súng các anh xung kích. Đạn và súng thì khỏi nói tới
nhiều – Cứ nói một câu: chỗ nào súng và đạn, chỗ nào cũng đạn và súng, đủ
rồi. Tất cả nhƣ một cái chợ đêm, đủ tiếng, tiếng la hét của mình, tiếng khóc
lóc van vỉ của đám tù binh và vợ lính - Ồn ào phức tạp. Tiếng cƣời vang,
tiếng khóc lóc - Cái vui của mình đang mâu thuẫn với tiếng khóc và sợ của tù
binh” [15;30]. Đọc những trang Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn ta thấy đƣợc chủ
17
thể đang tự bộc bạch, giãi bày cảm xúc của mình có khi là nỗi đau đớn xót xa
khi phải chứng kiến cảnh đất nƣớc bị quân thù xâm lƣợc, những đồng đội đã
ngã xuống trong trận chiến ấy, đồng thời lòng căm thù giặc sâu sắc nhƣng có
khi lại là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đau thƣơng và tâm trạng của chính tác
giả, hiện thực chiến tranh với tinh thần lạc quan quyết tâm chiến đấu anh
dũng để bảo vệ Tổ quốc. Đó là tâm trạng, những dòng cảm xúc chân thành
của chính Nguyễn Ngọc Tấn và chính điều đó làm cho cuốn nhật ký có sự
khác biệt với các cuốn nhật ký ở chỗ là mọi cảm xúc đều đƣợc viết ra một
cách chân thành.
Trong Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn hình tƣợng tác giả hiện lên một cách
trực tiếp, là trung tâm của mọi vấn đề, sự kiện xảy ra.Tác giả không bao giờ
vắng mặt cái tôi giữ vai trò quan trọng trong sự việc thể hiện tình cảm, cảm
xúc cũng nhƣ ghi chép sự kiện.Đồng thời lời kể ngôi thứ nhất đem lại cho thể
loại nhật ký độ chân thật và tin cậy cao.Chính điều này đã làm nên sức hấp
dẫn của cuốn nhật ký đối với bạn đọc.Đặc điểm này cũng làm cho thể loại này
khác với truyện, tiểu thuyết và thơ.Trong truyện chủ yếu lời kể ở ngôi thứ
nhất, có thể ở ngôi thứ hai, thứ ba thậm chí đan xen nhiều giọng kể.Không
những thế truyện sử dụng thủ pháp nghệ thuật đó là hƣ cấu trong lời kể ngôi
thứ nhất.Nhƣng trong nhật ký lại không hề có hƣ cấu, phóng đại mà nó đƣợc
viết bằng những cảm xúc thật của chính tác giả qua những gì mà họ đã chứng
kiến và đã từng trải qua.Chính điều này làm cho Nhật ký NguyễnNgọc Tấn đã
có một sự lôi cuốn và hấp dẫn riêng đối với bạn đọc, với các nhà nghiên cứu
và các nhà phê bình văn học.
Trong truyện ngôi kể là vị trí giao tiếp mà ngƣời kể sử dụng khi kể
chuyện. Ngƣời kể chuyện có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Ngƣời kể chuyện chỉ có thể kể đƣợc khi nào họ cảm thấy nhƣ ngƣời trong
cuộc, đang chứng kiến sự việc xảy ra bằng tất cả các giác quan của mình.
18
Nhƣ vậy, với hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất, Nhật ký Nguyễn Ngọc
Tấn không chỉ tái hiện đƣợc không khí chung của dân tộc những năm tháng
ác liệt mà còn là bức chân dung tinh thần của chính ngƣời viết. Đằng sau cái
ác liệt, dữ dội của chiến tranh với cuộc sống khó khăn thiếu thốn, vất vả gian
lao nhƣng ẩn sâu bên trong lại là tinh thần lạc quan, lòng quyết tâm đồng lòng
làm nên chiến thắng cho đất nƣớc. Nguyễn Ngọc Tấn đã viết lên những gì
chân thật nhất về hiện thực chiến tranh qua bao năm tháng mà con ngƣời vẫn
anh dũng chiến đấu cho Tổ quốc. Trong số những ngƣời thanh niên đó có
Nguyễn Ngọc Tấn anh đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Trong cuộc sống riêng anh cũng viết ra những dòng tâm sự
giàu cảm xúc giành cho ngƣời vợ của mình, là nỗi nhớ mong đƣợc gặp lại khi
chịu cảnh xa cách, là những tình cảm sâu đậm dành cho nhau…Từ đó ta thấy
đƣợc những dòng tâm sự rất chân thật của Nguyễn Ngọc Tấn với cái nhìn sâu
sắc về đời sống chiến tranh và đời sống riêng tƣ của tác giả.
2.2. Điểm nhìn trần thuật
2.2.1. Điểm nhìn của người trần thuật
Điểm nhìn là một vấn đề đã đƣợc nghiên cứu từ lâu với những nhà
nghiên cứu nhƣ: Tz.Todorov, G.Genette, M.Bakhtin…
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn là vị trí từ đó ngƣời trần
thuật nhìn ra bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong
việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật [ 3;113].
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử coi điểm nhìn là một chiếc camera dẫn
dắt ngƣời cầm bút khám phá hiện thực và đƣa ngƣời đọc đi vào một thế giới
nghệ thuật của tác phẩm. Điểm nhìn nghệ thuật sẽ cung cấp một phƣơng diện
để ngƣời đọc hình dung cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở
đó.
19
Nhƣ vậy, có thể hiểu điểm nhìn là phƣơng thức phát ngôn, trình bày,
miêu tả phù hợp với cách nhìn, cảm thụ thế giới của tác giả. Nó là vị trí dùng
để quan sát, cảm nhận, đánh giá.
Nhận thấy vai trò của điểm nhìn trần thuật, nhà lý luận Phƣơng Lựu đã
nhấn mạnh: “Nghệ sỹ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện của đời sống
nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tƣợng, nhìn từ
góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong hay bên ngoài” [10; 310],
bởi sự trần thuật bao giờ cũng tiến hành từ một điểm nhìn nào đó. Trong mỗi
tác phẩm, mỗi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra, song để tạo nên hình
tƣợng nghệ thuật tác giả thƣờng tạo ra kẻ môi giới đứng ra kể chuyện, quan
sát, miêu tả. Ngƣời kể chuyện có thể là giấu mình (thƣờng gọi là “ ngƣời kể
theo ngôi thứ ba”) hay là ngƣời lộ diện nhƣ là một trong số các nhân vật của
truyện (thƣờng xƣng “tôi”). Nhƣng dù là ai ngƣời kể chuyện phải lựa chọn
điểm nhìn trần thuật- tức là vị trí để quan sát để kể chuyện. Trong hồi ký, tùy
bút, ngƣời trần thuật trực tiếp xƣng tôi.
Điểm nhìn trần thuật giống nhƣ ống kính có vai trò dẫn dắt ngƣời đọc
quan sát các chi tiết và diễn biến có ý nghĩa đặc biệt của truyện. Khi đọc truyện
cần theo dõi điểm nhìn trần thuật để lĩnh hội đƣợc ý nghĩa của tác phẩm.
Điểm nhìn nhân vật là điểm nhìn theo cá tính, địa vị tâm lý của nhân
vật. Điểm nhìn ngƣời trần thuật lại có thể tựa vào điểm nhìn nhân vật để miêu
tả thế giới, theo cảm nhận chủ quan của nhân vật.
Điểm nhìn của ngƣời kể, ngƣời kể có một điểm nhìn bao quát để lựa
chọn, điều khiển các nhân vật hành động. Trong quá trình hành động, nhân
vật lại có điểm nhìn riêng, chọn một điểm xuất phát để từ đó theo hƣớng thiện
hay hƣớng nghịch để triển khai hoặc rút ngắn sự kiện, có tác dụng cô đặc hay
vƣơn ra ngoài cốt truyện.
20