Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Khoá luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.07 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH
TRỊ ===£DB3O3===

NGUYỄN THỊ LINH

VẬN DỤNG Tư TƯỞNG HỊ CHÍ MINH VÈ GIÁO
DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HIỆN NAY
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


• • •

Chun ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2015


NGUYỄN THỊ LINH

VẬN DỤNG Tư TƯỞNG HỊ CHÍ MINH YẺ GIÁO
DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HIỆN NAY
KHĨA LUẬN TĨT NGHIỆP ĐẠI HỌC


• • •

Chun ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh


Ngưịi hưóng dẫn khoa học Th.s Phạm Thị Thúy Vân
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong
khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình làm khóa luận này. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
đến ThS. Phạm Thị Thúy Vân - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tơi có
thể hồn thành khóa luận.
Trong q trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian
và năng lực có hạn nên khóa luận vẫn cịn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tơi mong
nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cơ và các bạn.

HÀ NỘI - 2015


Hà Nội, Tháng 5 năm 2015
rtn / _ ________• 2.

Tác gia

Nguyễn Thị Linh

Đề tài khóa luận: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
cô Phạm Thị Thúy Vân. Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hồn tồn trung thực và khơng trùng với kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

HÀ NỘI - 2015



Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Linh

HÀ NỘI - 2015


CNH, HĐH:
CNXH:
CĐ:
ĐH:
GD - ĐT:

DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chủ nghĩa
xã hội Cao đẳng Đại học
Giáo dục - đào tạo


MỤC LỤC


MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đề tài
Hồ chí Minh được biết đến không chỉ là một nhà quân sự tài ba, mà Người còn
là một vĩ nhân, vị lãnh tụ, người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn
hóa thế giới. Tư tưởng của Người bao quát nhiều lĩnh vực, là ngọn đèn pha soi sáng
con đường cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Người

đã từng viết, chúng ta có một nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta.
Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc xứng đáng với nước Việt
Nam độc lập.
Từ đó ta thấy, giáo dục là một lĩnh vực hết sức quan trọng cần được quan tâm
hàng đầu đối với sự nghiệp phát triến của mỗi cá nhân, tập thế, cộng đồng dân tộc và cả
nhân loại ở trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Lĩnh vực này đã được các học giả, các
nhà lãnh đạo, quản lý không ở trong nước mà cả trên thế giới bàn đến rất nhiều. Đặc
biệt, trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi mà nhiều quốc gia, dân tộc đang tích cực
chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế mới - kinh tế tri thức, thì vấn đề giáo dục càng
được coi trọng hơn bao giờ hết. Vai trò của giáo dục được nhận thức và hành động một
cách sâu sắc, tồn diện hơn. Bởi vì giáo dục chính là chìa khóa, là động lực quan trọng
đế xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức của mọi quốc gia, dân tộc.
Hiện nay, giáo dục đã và đang được coi là vấn đề sôi động, cấp bách và được coi
là nhân tố quyết định đến tương lai đất nước. Nhận thức rõ vấn đề nay, Đại hội VIII
của Đảng chỉ rõ, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo năng lực, bồi dường nhân tài.
Đế giáo dục thực sự trở thành một trong ba khâu “đột phá” của quá trình CNH,
HĐH đất nước. Đảng và Nhà nước ta phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đào
tạo đại học hiện nay, là phải nghiên cứu một cách thấu đáo, tồn diện hệ thống tư tưởng
giáo dục Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo tư tưởng này. Có như vậy, chúng ta mới có

7


thể đấy mạnh sự nghiệp giáo dục tiến lên một bước mới, xứng đáng vói vị trí “tị quốc
sách hàng đầu của nó
Trong thời gian qua, với nhiều sự cố gắng, nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta đã đánh dấu một mốc son mới trong công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước
nhà. Vì vậy, đến nay chúng ta đã xây dựng được một nền giáo dục tiên tiến, bắt nhịp
với nền giáo dục thế giới. Đồng thời, chất lượng đào tạo đại học hiện nay của nước ta

đã được củng cố và có những thành tựu hết sức to lớn. Sự linh hoạt và lĩnh hội kiến
thức của sinh viên ngày càng được nhạy bén. Tỷ lệ sinh viên ra trường với bằng khá,
giỏi được tăng lên và nhận được việc làm ngay sau khi ra trường. Song bên cạnh đó,
nền giáo dục nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập mà ngay một lúc không thế giải
quyết được. Như số lượng sinh viên ra trường phải làm trái ngành, khơng xin được việc
vẫn cịn tồn tại nhiều. Ngoài ra chất lượng và đào tạo chuyên môn của nhiều sinh viên
chưa thực sự được nhuần nhuyễn và có hiệu quả...
Với những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Vận dụng tư tuỏng Hồ Chí Minh
về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cún vấn đề
Cho đến nay có nhiều bài viết, nhiều cơng trình nghiên cứu tư tưởng giáo dục
Hồ Chí Minh. Đó là:
♦♦♦ Nhóm cống trình là sách
-

Những lời Bác Hồ dạy thanh thiếu niên và học sinh (1993), Nxb Thanh
Niên, Hà Nội.

-

Nguyễn Khánh Bật (1998), Những bài giảng về mơn tư tưỏng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

-

Văn Tùng (1999), Tìm hỉêu tư tưởĩĩg Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên,
NxbThanh niên, Hà Nội.


8


-

Đồn Văn Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
Như vậy, những cơng trình trên đã đề cập đến nội dung, phương pháp và mục

tiêu của giáo dục trong tình hình hiện nay và đưa ra những giải pháp để vận dụng vào
tình hình thực tế của nền giáo dục hiện nay.
♦♦♦ Nhỏm cơng trình là các bài bảo đăng trên Tạp chí
-

Nguyễn Khánh Bật (2001), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo”, Tạp
chí giáo dục, (4).

-

Bùi Đình Phong (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Việt
Nam”, Tạp chí Cộng sản, (11).
Như vậy, những cơng trình này đã đề cập nhiều khía cạnh khách nhau với nội

dung khá đa dạng về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, ở những khía cạnh khác nhau, các cơng trình trên đă đi vào gợi mở
hoặc đi vào nghiên cứu các mặt, các vấn đề trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Và
đưa ra những giải pháp phát triến giáo dục. Nhưng chưa đi sâu vào chất lượng đào tạo
đại học hiện nay, đây là vấn đề cần phải làm rõ hon. Vì vậy, tác giả đề tài đã tập trung
đi vào phân tích nền giáo dục đại học hiện nay, sự cần thiết đế phát triển giáo dục và
đưa ra những giải pháp đế củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo đại học.


3. Mục đích và nhiệm yụ nghiên cứu đề tài
3.1.

Mục đích
Mục đích của đề tài là hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và tìm

hiếu sự vận dụng tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
đại học hiện nay.
3.2.

Nhiệm vụ
Một là, tìm hiêu nguồn gốc hình thành và quá trình phát trien tư tưởng Hồ Chí

Minh về giáo dục.

9


Hai là, hệ thống hóa những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục.
Ba là, chỉ ra thực trạng chất lượng giáo dục đại học và góp phần đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún
4.1.

Đối tưọng
Khóa luận tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận


dụng tư tưởng đó nhằm nâng cao chất lượng đào tại đại học nước ta hiện nay.
4.2.

Phạm vi
Khóa luận nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhằm nâng

cao chất lượng đào tạo hiện nay giai đoạn 2010 đến năm 2015.

5. Phương pháp nghiên cún
Quán triệt phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời kết
hợp với một số phương pháp khác như: Phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích
- tống họp; phương pháp phân loại và phương pháp logic - lịch sử để làm rõ nội dung
đặt ra của đề tài.

6. Đóng góp khóa luận
Khóa luận đã tìm hiếu thực trạng giáo dục và chất lượng đào tạo đại học ở Việt
nam hiện nay. Tìm ra những nguyên nhân dẫn tới thực trang đó đồng thời đề xuất một
số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đại học hiện nay.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có 2
chương và 5 tiết.

1
0


Chương 1 TƯ TƯỞNG HỊ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
1.1.


Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí

Minh về giáo dục
1.1.1.

Nguồn gốc hình thành tư tường Hồ Chí Minh về giáo dục
ì. ì. 1.1.Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam là một quốc

gia có nền văn hiến, có nền giáo dục lâu đời với những ngôi sao rực sáng trên “Bầu
trời văn hóa giáo dục” như: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm... nhân dân ta lại có
truyền thống hiếu học, cần cù, tôn sư trọng đạo. Trong văn học dân gian có nhiều câu
tục ngữ, ca dao, dân ca và truyện kế nói về truyền thống này:
-

Muốn sang thì bắc cầu kiều Mn con hay chữ thì u
lây thây

-

Nhất tự vỉ sư, bản tự vi sư Người Việt chúng ta ln đề cao vai trị của người
thầy, vai trị của giáo dục. Thầy sẽ dạy cho trò đạo lý làm người , bởi “Tiên học
lễ, Hậu học văn”. Học là để làm người, rồi sau đó giúp đời, giúp người, giúp
nước.
Đối với mỗi cá nhân, học thức sẽ giúp con người hình thành và phát triền nhân

cách theo đúng chữ “con người”. Còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì học thức được
coi là tài sản vơ giá. Bia Văn Miếu (Hà Nội) có ghi, Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia, ngun khí mạnh thì nước thịnh VCI lên can, ngun khí yếu thì thế nước vong và
yếu.

Bên cạnh truyền thống dân tộc, thì truyền thống quan hệ gia đình cũng góp phần
quan trọng vào việc hình thành tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã được
sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, u nước. Ơng ngoại
Hồ Chí Minh - Hồng Xn Đường là một nhà giáo có uy tín, giàu tình u thương,
biết cun mang học trị nghèo học tập. Cha đẻ của Người - cụ Nguyễn Sinh sắc cũng là
một người có ý chí học tập. Từ cụ Hồng Xn Đường đến ơng ngun Nguyễn Sinh

1
1


sắc và chị gái Nguyễn Thị Thanh đều làm nghề dạy học. Đây là nền tảng vơ cùng quan
trọng góp phần hình thành nên tư tưởng giáo dục của Người.
1.1.1.2. Tư tưởng giáo dục nhân loại
Phương Đơng
Trong q trình hình thành và phát triền giáo dục của mình, Hồ Chí Minh cũng
chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục nhân loại, tiêu biểu đó là tư tưởng của
Khống Tử. Khống Tử cho rằng, bản tính con người là thiện, lúc mới sinh ra mọi người
đều như nhau, song qua giáo dục và tự rèn luyện sẽ dẫn tới những thân phận khác nhau.
Chính vì vậy, ơng rất coi trọng giáo dục và chính Khống Tử đã đưa ra câu nói nổi tiếng:
“Học khơng biết chán, dạy khơng biết mỏi”, bản thân ông cũng là tấm gương tự học
đáng đế người đời sau học tập. Sau này, Hồ Chí Minh cũng có một bài thơ viết rất rõ về
vai trị của giáo dục và phần nào cũng thể hiện được tư tưởng giáo dục của Không Tử:
Khỉ ngủ ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiên Hiền dữ phải đâu ỉà tính
săn Phân nhiêu do giáo dục mà nên
Đánh giá vị trí học thuyết của Khơng Tử, năm 1927 trong bài báo Khơng Tử,
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Những người An Nam chúng ta hãy tự hồn thiện mình vê
mặt tinh thần băng cách đọc các tác phâm của Không Tử và về mặt cách mạng thì cẩn
đọc các tác phâm của Lênỉn ” [3; 454].
Khi tiếp thu các tư tưởng nhân ái hao la của các bậc đại nhân tiền hối, Hồ Chí

Minh khơng chỉ gắn tình yêu của mình vào con người, vào đồng loại, rộng lượng đối
với kẻ thù, chấp nhận độc thoại giữa các chính kiến, mà cịn quan tâm sâu sắc hơn đến
việc thực hiện, việc giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con
người. u con người, Hồ Chí Minh đã tìm mọi phương thức mang lại tự do cho con
người. Triết lý “Không có gì q hon độc lập, tự do” của Người chính là hệ quả của
cách tiếp thu lịng nhân ái bao la của các bậc đại trí, đại nhân tiền bối.
Ngồi ra, cịn có thế tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng
phương Đông như: Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử...trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí

1
2


Minh. Cũng như sau này, khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm
hiếu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn và tìm thây trong đó “những điêu
thích hợp với điêu kiện nước ta”. Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân là dân tộc - độc
lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn trong quốc
hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Là người mác-xít tỉnh táo và sáng
suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa
phương Đơng để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước ta.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, Hồ Chí Minh đã nói, Vì lợi
ích mười năm thì phải trồng cây. Vì Lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Như vậy,
nền tư tưởng giáo dục Phương Đông đã có tầm ảnh hưởng tương đối lớn đối với tư
tưởng giáo dục của Người.
♦♦♦ Phương Tây
Trên hành trình đến với văn hố nhân loại, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của văn
hố Phương Tây trước tiên và có lẽ nó cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong tư
tưởng và phong cách văn hoá của Người.
Trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngồi, Hồ Chí Minh sống chủ
yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách

mạng của phương Tây.
Khi xuất dương, Người đã tòng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc, làm thuê và
thường đến thăm khu ở của người da đen. Trong các bài viết sau này, Người thường
nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người được ghi lại
trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. Người đã tiếp thu giá trị của tư tưởng
nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên ngôn này.
Sau này Người đã phát triên nó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền
mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung nhân quyền được Người nâng lên
một tầm cờ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945.

1
3


Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thơng minh tuyệt vời, từ
nhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn hóa phương Tây
tại trường Quốc học Huế. Khi bơn ba khắp năm châu, bốn bế, Người vừa hoạt động
cách mạng, vừa học hỏi không ngừng. Người đã thông thạo các ngôn ngữ tiêu biếu cho
nền văn minh của nhân loại. Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân
tích các yếu tố giá trị tồn nhân loại và vĩnh cửu. Người đã làm giàu trí tuệ của mình
bằng tinh thần văn hóa nhân loại. Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các
nền văn hóa và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai.
Hồ Chí Minh đã sớm bị hấp dẫn bởi lý tưởng “Tự do, Bình đắng, Bác ái” của
đại cách mạng Pháp và muốn đi sang Pháp đế tìm hiếu xem những gì ấn đằng sau ba từ
ấy. Và Người đã nhận ra rằng nền Cộng hoà Pháp chủ yếu được xây dựng trên quan
điếm giá trị về con người cá nhân, nhất là về quyền tự do, bình đẳng của cá nhân theo
tinh thần cách mạng tư sản Pháp.
Từ vấn đề dân chủ qua những kiến giải và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí
Minh chúng ta càng thấy rõ sự thống nhất giữa tư tưởng với phương pháp và phong
cách của Người. Đó là những tư tưởng ]ý ỉuận về dân chủ trong đó chứa đựng khơng ít

những triết lý và tỏ rõ cả minh triết dân chủ của
Người luôn thống nhất hữu cơ với phương pháp dân chủ, nhất là phương pháp thực
hành dân chủ với phong cách dân chủ, thể hiện đậm nét trong ứng xử dân chủ của Hồ
Chí Minh.
Như vậy, con đường Hồ Chí Minh tiếp biến các giá trị văn hố nhân loại là lựa
chọn, tích hợp những nhân tố tiến bộ, hợp lý, cải biến nó cho phù hợp với truyền thống
văn hoá dân tộc và nhu cầu đất nước đế tạo ra cách làm riêng, không vay mượn nguyên
xi một mơ hình ngoại lai nào, tức là tiếp thu trên cơ sở phê phán, tiếp nhận gắn liền với
đối mới, theo các tiêu chí: “Dân tộc, Dân chủ và Nhân văn”.
1.1.1.3. Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin về giáo dục Trong tác phâm Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản, Mác - Ảngghen đã đưa ra quan điếm “phát trien con người

1
4


toàn diện”. Một trong những yêu cầu đế thực hiện điều đó là phải chú trọng,
quan tâm đến giáo dục con người.
Ke thừa tư tưởng giáo dục của Mác - Ăngghen. Sau này, Lênin đã đưa ra một
khấu hiệu nối tiếng “//ợc, học nữa và học mãi Hồ Chí Minh đã tiếp thu và thấy rằng ,
khấu hiệu đó chính là một lời khuyên, một quan niệm đúng đắn. Điều quan trọng mà
việc học mang lại chính là tri thức, một tri thức lớn lao, thứ tri thức quý giá của nhân
loại. Nó là điểm đến có giới hạn đối với sức của mỗi người mà họ đã tự’ đặt mục tiêu
cho mình, đế có sự cố gắng học thật nhiều hơn nữa. Khấu hiệu này đến nay đã được
đưa vào rộng rãi trong các trường học ở nước ta.
Ngoài ra khi nhắc đến sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Người viết: Trong
khi nhấn mạnh sự quan trọng của lý luận, đã nhiều lần đồng chí Lênin nhắc đi nhắc lại
rằng lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách
mạng; và ]ý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; ]ý luận
luôn ỉuôn cần được bo sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh

động... Phải cụ thế hố chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh
từng lúc và từng nơi . Do vậy, theo Người, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái
tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình... Học đế mà làm.
Lý luận đi đôi với thực tiễn, chứ khơng phải học thuộc lịng, học để trang sức.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố quê
hương, gia đình, dân tộc. Nhưng quan trọng nhất là chủ nghĩa Mác
-

Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào
tạo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự tác động trở lại của phát
triến kinh tế - xã hội đối với giáo dục và đào tạo, chỉ rõ ý nghĩa lớn lao và vai
trò quyết định của giáo dục và đào tạo đối với việc phát triển con người, nguồn
lực con nói chung và sự nghiệp CNH, HĐH của mỗi quốc gia nói riêng. Điều
này, đặc biệt có ý nghĩa thiết dụng đối với những nước thực hiện sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam hiện nay.

1
5


1.1.2. Quá trình hình thành và phát triến tư tường Hồ Chí Minh về giáo dục
♦> 1890 - 1910: Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của mơi trường gia đình và nhà
trường
Lúc còn ở quê nhà, Người trực tiếp học thân phụ của mình. Sau này, khi vào
trường Pháp - Việt, đặc biệt là trường tiểu học Đông Ba và Trường Quốc học ở Huế
(9/1906 - 5/1908) Hồ Chí Minh được tiếp xúc với nền giáo dục Pháp - một nền giáo
dục “nhồi sọ”, “ biến học sinh thành con vẹt” và “đần độn hóa” học trị với tất cả tình
thực dụng và đặc lợi của nó.
Tháng 5 năm 1908 do tham gia phong trào chống thuế ở Miền Trung, Nguyễn
Tất Thành bị buộc thôi học. Từ đây, Người bắt đầu một thời kì mới, vừa kết hợp chặt

chẽ cơng việc cách mạng với dạy học, bắt đầu từ “thầy giáo Nguyễn Tất Thành” ở
Trường Dục Thanh (Phan Thiết).
Tuy thời gian dạy ở Trường Dục Thanh không dài, song cũng không thế hiện
đầy đủ phấm chất, tư cách của thầy giáo yêu nước Nguyễn Tất Thành.
Rời Trường Dục Thanh, thầy giáo Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn rồi đi ra nước
ngoài. Từ thầy giáo Nguyễn Tất Thành (ở Phan Thiết) đến nhà cách mạng Nguyễn Ái
Quốc (ở Pháp), đồng chí Vương, Lý Thụy (ờ Trung Quốc), Thào Chín (ở Thái Lan), rồi
Già Thu (ở Pắc Bó). Ở bất cứ đâu, trong bất cứ hồn cảnh nào, lãnh tụ Hồ Chí Minh
đều kết hợp chặt chẽ những công việc cách mạng với giáo dục. Với Người, cách mạng
là giáo dục, giáo dục là đê phục vụ cách mạng
♦> 1911 - 1930: Hồ Chí Minh đến với tư tưởmg giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê
nin
Trong quá trình tìm đường cún nước (1911- 1920), Hồ Chí Minh đã gắn cuộc
chiến tranh giành độc lập với cuộc chiến tranh chống chế độ giáo dục nơ lệ, địi một
nền giáo dục dân tộc tiến bộ.
Bản “yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Vecsai (1919) có điều
khoản địi: “Tự do học tập thành lập các trườĩĩg kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các

1
6


tỉnh cho người bản xử' [2; 435]. Hồ Chí Minh lên án, tố cáo tội ác mọi mặt của bọn
thực dân ở các nước thuộc địa, buộc tội đanh thép chính sách ngu dân của chúng:
“Nhân dãn Đơng Dương khân khoản địi mở trườìĩg học vì trường học thiếu một cách
nghiêm trọng. Mơi năm, vào kì khai giảng mơi phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt
mọi nơi than thế, có khi chịu trả gấp đơi tiền nội trú nhưng vãn khơng tìm được chơ
cho con học. Và hàng ngàn trẻ em phải chịu ngu dốt vì nạn thiếu trưcmg học... Làm
cho dân ngu đế trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các nước thuộc địa của
chúng ta ưa dùng nhất ” [3; 98].

Từ khi trở thành người cộng sản (1920) đến lúc thành ỉập Đảng Cộng sản Việt
Nam (1930), qua hoạt động cách mạng, lao động, tự học, được đào tạo, bồi dưỡng có
hệ thống trong những năm ở Liên Xô (1923- 1924) và mở lớp huấn luyện cán bộ cách
mạng Việt Nam, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Hồ Chí Minh đã từng
bước nâng cao trình độ về lý luận cách mạng nói chung, về giáo dục nói riêng. Đây là
một điều kiện quan trọng đế Người xác định quan điểm đường lối giáo dục sau này.
Giai đoạn 1920 - 1930 một nhiệm vụ quan trọng của Hồ Chí Minh là tố cáo chế
độ thực dân nói chung, chế độ giáo dục ngu dân nói riêng. Đây là nội dung các bài viết
“100 trường học, 1500 đại lý rượu - kẻ đầu độc người bản xứ” (1921), “Mấy ý nghĩ về
vấn đề thuộc địa” (1921) vạch trần “tình trạng dốt nát của người dân bản xứ”, nêu rõ
“Nạn thiếu trường học” (1923)...
Như vậy, thời kì 1911- 1930, Hồ Chí Minh từ nhận thức thực tiễn đã tiếp thu
quan điểm giáo dục Mác xít- lêninnít làm cơ sở quan trọng để xây dựng quan điểm của
Đảng trong việc xây dựng một nền giáo dục cho toàn dân, theo đường lối của giai cấp
công nhân, phục vụ quyền lợi chủ yếu cho nhân dân. Từ đây tư tưởng giáo dục của Hồ
Chí Minh đã trở thành đường lối giáo dục của Đảng Cơng sản Việt Nam và chủ đạo
trong suốt q trình cách mạng Việt Nam.
*♦♦ 1930 - 1945: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tiếp tục phát trien, phục
vụ đăc lợi cho cuộc đâu tranh giành chính quyên

1
7


Chương trình hoạt động của Đảng năm 1932 đã nêu cụ thể những yêu sách về
giáo dục như sau: “Het thảy con cái các nhà lao động được học cho tới 16 tuồi, bằng
tiếng mẹ đẻ..., các trường học nghề, bách nghề giáo dục cho nhà nước và bọn chủ chịu
phí ton [17; 24]
Năm 1934 sau khi thốt khỏi nhà tù Hồng kông của thực dân Anh mà Người bị
giam cầm bất hợp pháp trong gần 2 năm (6/1931 - 1/1933) Hồ Chí Minh đến Liên Xơ

phần lớn trong thời gian sống ở đất nước Xô Viết lần này Hồ Chí Minh được bố trí học
tập, nghiên cứu.
Trong cuộc đấu tranh chống sự thống trị của bọn thực dân, đế quốc cho xây
dựng một xã hội độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ, Hồ Chí Minh giành cho giáo dục
một vị trí quan trọng. Chương trình Việt Minh (1941) mà Người chủ trì soạn thảo ghi
rõ:
... “C - Văn hóa giảo dục:
1. Hủy bỏ nền giáo dục nơ lệ. Gây dụng nền quốc dân giáo dục, cumig bức giáo
dục từ bậc sơ học. Mơi dân tộc có quyển dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục
dân tộc mình.
2. Lập các trường chun mơn huấn luyện chính trị, qn sự, kĩ thuật để đào tạo
các lớp người khác.
3. Khuyến khích và giúp đỡ các hạng trí thức được phát trien tài năng của họ.
4. Khuyến khích và giúp đờ nền giáo dục quốc dân, làm cho nòi giong càng thêm
vững mạnh.
D - Đoi với các tầng lớp nhân dân
...4. Học sinh. Bỏ học phí, bỏ khai sình hạn ti, mở thêm trườiĩg học, giúp đỡ
học trò nghèo.
E - Xã hội
... Lập ấu trì viên đế chăm nom trẻ con ” [4; 584]
♦♦♦ 1945 -ì969: Hình thành một triết lý Hồ Chí Minh về giáo dục

1
8


Sau thắng lợi của cách mạng tháng tám, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào việc
xây dựng một nền giáo dục mới “dân tộc - khoa học - dân chủ và đại chúng”. Ngay sau
khi tuyên bố độc lập, ngày 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính
phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra ba kẻ thù chính cần phải đấu tranh tiêu diệt, đó là

“giặc đỏi, giặc dốt và giặc ngoại xâm Ba loại giặc này là đồng minh của nhau, liên kết
với nhau đê tàn phá dân tộc ta.Vì vậy, trong cuộc đấu tranh đế bảo vệ và phát triển cách
mạng phải đồng thời có kế hoạch tiêu diệt chúng. Bởi vì, theo người: “Mợí dân tộc dot
là một dân tộc
yếu” [5; 8].
Ngày 8/9/1945, Người kí ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục:
1. Sắc lệnh 17/SL, thành lập Nha bình dân học vụ
2. Sắc lệnh 19/SL, quy định mọi làng phải có lớp học bình dân
3. Sắc lệnh 20/SL, cưỡng bách học chừ quốc ngừ không mất tiền.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi đất nước giành độc lập, Người đã
nhanh chóng chỉ đạo xây dựng một nền giáo dục mới với một hệ thống các quan điếm
về tố chức và quản lí giáo dục đến nay vẫn cịn ngun giá trị. Nhũng quan điếm đó là:
-

Dân chủ hóa vê mục tiêu phát triên

-

Dân tộc và đại chúng hóa về tố chức đào tạo

-

Nhân văn hóa về nội dung đào tạo

-

Khoa học hóa về phương pháp đào tạo.
Năm 1950, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, giáo dục cần có sự chuyển
hướng mạnh mẽ. Vì vậy, Đảng và chính phủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo
dục lần thứ nhất đế xây dựng nền giáo dục mới - giáo dục dân chủ nhân dân.

Năm 1954, sau khi Miền Bắc hồn tồn giải phóng và tiến hành xây dựng Chủ
Nghĩa Xã Hội, Đảng và Nhà nước lại tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai
(1956) để phát triển giáo dục dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng nền giáo dục Xã Hội
Chủ Nghĩa.

1
9


Thời kì 1945 - 1969 cũng là thời kì Hồ Chí Minh tiếp tục hồn thiện tư tưởng
giáo dục của mình trên mảnh đất hiện thực của cơng cuộc kháng chiến - kiến quốc của
cả dân tộc.

1.2.

Nội dung tư tưỏTig Hồ Chí Minh về giáo dục
Hồ Chí Minh khơng đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về giáo dục, nhưng

Người đã đưa ra quan điếm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trị, mục đích, nội dung và
phương pháp giáo dục. Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của HỊ Chí Minh trong
các lĩnh vực văn hố, giáo dục đã hình thành nên triết lý giáo dục HỊ Chí Minh.
1.2.1.

Hồ Chí Minh phê phán giáo dục thực dân phong kiến
Thứ nhất, Người phê phán nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục kinh viện xa

rời thực tiễn, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến
hướng tới kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành. Trong
nền giáo dục thực dân, không mở mang trí tuệ, thực hiện ngu dân. Đó là nền văn hoá
đồi bại, xảo trá và nguy hiêm hơn cả sự dôt nát.

Thứ hai, Người phê phán nền giáo dục thực dân khơng mở mang trí tuệ, mà thực
hiện ngu dân đế dễ bề cai trị. Đó là nền giáo dục đồi bại, xảo trá, nhồi sọ và nguy hiểm
hon cả sự dốt nát.
Thời Pháp thuộc, dân ta dốt nát, thiếu học, trước hết là do đất nước bị thực dân
Pháp xâm lược, áp bức, bóc lột và trực tiếp là từ chính sách ngu dân của chúng. Hồ Chí
Minh tố cáo, phê phán mạnh mẽ chính sách này: khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi
hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân
ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.
Thứ ba, Nói về nền giáo dục này, Hồ Chí Minh mỉa mai về nội dung, "chỉ được
phổ cập một cách quá bủn xỉn và nhỏ giọt", về trường sở và người dạy: "Trường học rõ
ràng là thiếu nhiều giáo viên thì chưa đủ tư cách đế dạy". Người chỉ rõ bản chất nền
giáo dục thuộc địa ở Việt Nam: Trường học lập ra không phải đế giáo dục cho thanh
niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư

2
0


tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm... Nen giáo dục ấy dạy cho
thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dịng giống mình. Nó làm cho thanh thiếu niên trở
nên ngu ngốc...
vấn đề nào có liên quan đến chính trị, xã hội và có thế làm cho người ta tỉnh ngộ đều bị
bóp méo và xuyên tạc đi... Nói tóm lại, trường học thật là tương xứng với chế độ đã
khai sinh ra nó.
1.2.2.

Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ấp ủ một hồi bão lớn lao: “Tơi chỉ có

một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn tự do, đồng

bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [5; 161].
Trong nhừng năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã nhiều lần tố cáo tội ác của
thực dân Pháp ở Đông Dương trước nhân dân thế giới, nơi mà được chúng “khai hóa
văn minh” đã dẫn đên thảm trạng “nhà tù nhiêu hơn trường học” nơi mà chúng thực thi
chính sách dã man “làm cho dân ngu đế trị” [12; 99].
Mặc dù chính quyền thực dân có mở một vài Trường Đại học ở Đơng Dương
nhưng thực chất là để đào tạo những tên tay sai bán nước. Hồ Chí Minh nhận xét:
“Mục đích giảo dục nô lệ của thực dân phong kiến chỉ đê đào tạo nhũng tri thức nô lệ
đế hậu tạ chúng” [8; 456].
Còn đối với Người, con người là vốn quý nhất. Thắng lợi của một sự nghiệp hay
sự hưng thịnh, tồn vong của một quốc gia, suy cho cùng phụ thuộc vào con người, vào
sự nghiệp “trồng người’’ trong đó giáo dục giữ vai trị chủ yếu. Người khơng đồng tình
với quan điểm của tư sản khi tuyệt đối hóa vai trị giáo dục là vạn năng. Cũng khơng
nhất trí với quan niệm truyền thống “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, thực chất là xem
nhẹ, dẫn đến phủ định vai trò của giáo dục. Mà Người cho rằng, giáo dục góp phần vào
việc rèn luyện con người, hình thành nhân cách con người, song đấy chỉ là “phần
nhiều” mà thôi:
Hiên dữ phải đâu là. tỉnh săn Phân nhiêu do giáo dục mà nên

2
1


Trong bối cảnh đất nước được giải phóng chính quyền đã về tay nhân dân, công
tác giáo dục đã được Hồ Chí Minh đặt lên như một nhiệm vụ chiến lược, cấp bách. Bởi,
chỉ thông qua giáo dục - đào tạo thì trình độ dân trí mới được nâng cao, khả năng giác
ngộ cách mạng cũng tốt hơn và đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam
mới, chúng ta mới có thể đẩy nhanh tiến độ đế sánh vai cùng các nước trên thế giới.
Nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai
trường đầu tiên của nước Việt Nam dộc lập, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Non song Việt Nam

có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang đế
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phân lớn ở
công học tập của các em” [5; 32]. Và như vậy có thế thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đặt giáo dục ở vị trí cao nhất trong công cuộc xây dựng đất nước.
Người cho rằng, mục đích của việc học tập là đế cứu dân, cứu nước, là làm việc.
Người luôn căn dặn: Học không phải chỉ đê đấy, học đê rồi phải biết học để làm gì.
Tháng 9/1949 khi đến thăm trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, Người đã ghi
vào trang đầu tiên cuốn số vàng của trường: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
Học đê phụng sự đoàn thê, giai câp và nhân dân, Tô quắc và nhân loại” [6; 287]. Trong
bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 1968 - 1969,
Hồ Chí Minh cũng xác định rõ mục tiêu: Giáo dục là nhằm đào tạo những người kế tục
sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945, trong hoàn cảnh đất nước vừa
nghèo nàn, vừa lạc hậu, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiệm vụ giáo dục của nhà trường là
phải góp phần tuyên truyền, giác ngộ cho mọi người hiêu nghĩa vụ, trách nhiệm của
mình, là người cơng dân của nước Việt Nam độc
lập, tích cực tham gia bảo vệ chính quyền, ủng hộ Chính phủ thực hiện đời sống
mới... Giáo dục vừa có nhiệm vụ xóa bỏ tàn dư của nền giáo dục phong kiến, vừa
phục vụ kháng chiến. Trong điều kiện đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh và bước
vào thời kì xây dựng CNXH, thì nhiệm vụ của ngành giáo dục rất quan trọng là góp

2
2


phần đào tạo con người mới - Con người phát triển tồn diện, có ý thức và năng lực
làm chủ. Người đưa ra luận điếm nối tiếng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước
hết cần phải có những con người của xã hội chủ nghĩa [11; 310].
1.2.3.


Nội dung giáo dục - giáo dục toàn diện
Đế hoàn thiện con người, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền giáo

dục tồn diện bao gồm cả đức dục, thể dục, trí dục và kĩ thuật tống hợp. Tháng
8/1960 trong Thư gửi cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viền các trường các lớp bơ túc
văn hóa, Người chỉ rõ: “Trong việc giáo dục học tập, phải chú trọng các mặt: Đạo
đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kĩ thuật, lao động, sản xuất”.
Đây là những nội dung giáo dục hết sức căn bản, gắn bó chặt chẽ với nhau, làm nền
tảng cho sự phát triển con người Việt Nam.
1.2.3.1. Giáo dục chính trị tư tưởng Đây là một nội dung căn bản trong tư
tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, việc giáo dục chính trị - tư tưởng phải được cụ
thể hóa, phù hợp với từng cấp học, ngành học, phù hợp với chương trình và
mục tiêu đào tạo.
Tại Hội nghị tồn quốc lần I về cơng tác huấn luyện và học tập, ngày
6/5/1950, Người nói: “Học sửa chữa tư tưởng... học đê tin tưởng, tin tưởng vào
đoàn thê, tin tưởng vào nhân dân, tin tưởng vào tương lai của dân tộc, tin tưởng vào
tương lai của cách mạng[7; 50]
Người nhắc nhở phải coi trọng việc học tập lý luận, coi lý luận là kim chỉ
nam đê thực hiện tiến hành công việc thực tế, Người nhắc: “Không có lý luận thì
lung túng như nhắm mat mà đi... vì kém lý luận cho nên gặp mọi việc
khơng biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đủng, xử lý cho khéo. Khơng biết nhận rõ điêu
kiện hồn cảnh khách quan, ỷ mình nghĩ thê nào làm thê ây. Kêt quả thường thất” [6;
234].
HỊ Chí Minh coi lý luận khơng phải là kết quả của sự tự biện, là một mớ giáo
điều máy móc, dập khuân, mà: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh

2
3



nghiêm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét kỹ lưỡng rõ ràng làm thành kêt luận, rơi lại
đem nó chứng minh VCIO thực tê. Đó là lý luận chân chính, lý luận như kim chỉ nam,
nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế” [6; 233].
Người khuyên không được say mê kinh nghiệm mà coi thường lý luận, đồng thời
khi đã thu hoạch được lý luận thì phải áp dụng lý luận vào thực tế, Người viêt: “Cớ
kinh nghiệm mà khơng có lý luận cũng như một mãt sáng, một mat mờ... Lý luận cốt đê
áp dụng VCIO công việc thực tế. Lý luận mà không áp clụng vào thực tế là lý luận
suông. Dù xem được hàng vạn quyền lý luận nếu không biết đem ra thực hành thì khác
nào một cải hịm đựng sách ” [6; 234].
Theo Người giáo dục chính trị - tư tưởng là phải làm cho mọi người thấm nhuần
về cái học đích thực, cái học hữu dụng, và khái niệm về tri thức hoàn toàn, Người viết:
“Một người học xong Đại học có thế gọi là có tri thức. Song y không biết làm ruộng,
không biết làm công, không biết đảnh giặc, khơng biết nhiều việc khác. Nói tóm lại:
Cơng việc thực tế y khơng biết gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa.Tri thức của y là
trí thức học sách, chưa phải tri thức hoàn toàn. Y muốn thành người tri thức hoàn toàn
phải đem tri thức đó áp dụng vào thực tề' [6; 235].
1.2.3.2.

Giáo clục đạo đức cách mạng

Cũng như giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức ỉà nền tảng trong giáo
dục, không loại trù’ bất cứ trường hợp nào, kế cả thầy cơ giáo và học trị, người huấn
luyện cũng như người được huấn luyện, Người chỉ rõ:
“Đạo đức cách mạng là ở bất cứ cương vị nào, bất kì cương vị gì đều khơng sợ khó,
khơng sợ khổ, đều một lịng, một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân,
đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội” [9; 216].
Đối với thanh niên, học sinh, Người đã xác định rèn luyện nhân cách theo mục
tiêu:
-


“Yêu Tơ quốc: Cái gì trái với quyển lợi của Tơ quốc chúng ta kiên quyết chống
lại.

2
4


-

Yêu nhân dân: Việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dân,
chúng ta kiên quyết chơng lại.
- Yêu lao động: Ai khinh rẻ lao động, chúng ta kiên quyết chong lại...
- Yêu khoa học; Cái gì trái với khoa học, chúng ta kiên quyết chong lại.

-

Yêu đạo đức: Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hãng hải,
cần kiệm, xóa bỏ hết nhũng vét tích nơ lệ trong tư tưởng và hành động” [8; 398
- 399].

1.2.3.3.

Giáo dục văn hóa, trình độ chun mơn

Sau khi cách mạng tháng tám thành công, mặc dù bận trăm cơng nghìn việc,
nhưng vấn đề giáo dục vẫn ln được Người đặc biệt quan tâm. Ngay tại phiên họp
đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Người chỉ rõ: “Nạn dot là một trong những phương
pháp độc ác mà bọn thực dân dạy đê cai trị chúng ta, hơn chín mươi phân trảm đông
bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cân ba tháng là đủ đế học đọc, học viết tiếng nước ta
theo vần Quốc Ngữ. Một dân tộc dot là một dân tộc yếu. Vì vậy tơi đề nghị mở một

chiến dịch đế chong nạn mù chữ” [9; 8].
Ngày 8/9/1945 không đầy một tuần sau ngày độc lập, Người ký ba sắc lệnh quan
trọng về giáo dục, trong đó có sắc lệnh 20/SL, “Cưỡng bách học chữ quốc ngữ không
mất tiền
Tha thiết với sự nghiệp khai sáng dân tộc, nâng cao dân trí, trong Lời kêu gọi
chong nạn thất học, Hồ Chí Minh đã khởi động cho tồn dân sự hiếu học theo phương
châm mới: “Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình, bơn phận của mình,
phải có kiên thức mới... Trước hêt phải biêt đọc, biết viết... Những người đã biết chữ
hãy dạy cho những người chưa biết chữ... Người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học
cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ khơng biết
thì con bảo, người ăn, người làm khơng biết thì chủ nhà bảo” [5; 37].

2
5


×