Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm ở công ty cổ phần sài gòn phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRƯƠNG QUANG DŨNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CÓ
TRÁCH NHIỆM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
SÀI GÒN - PHÚ QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRƯƠNG QUANG DŨNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CÓ
TRÁCH NHIỆM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
SÀI GÒN - PHÚ QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ THANH VINH

Khánh Hòa - 2015



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm ở Công ty
Cổ phần Sài Gòn – Phú Quốc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được
công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong nghiên cứu này đều được ghi
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận rất nhiều sự
đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ nhiệt tình và hết sức quý báu từ quý thầy cô, đồng
nghiệp và các bạn, các tổ chức và cá nhân.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và tỏ lòng biết sâu sắc tới Ban
Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại
học cùng quý thầy cô đã tạo thuận lợi, giảng dạy truyền đạt kiến thức, phương pháp
nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập chương trình cao học vừa qua. Đặc
biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Vinh, người đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo về mặt chuyên môn trong quá trình thực hiện đề
tài. Với sự nhiệt tình và đầy trách nhiệm của Tiến sĩ đã giúp tôi hoàn thành luận văn
của mình.
Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng Bảo vệ Luận văn
thạc sĩ đã có những góp ý quý báu để tôi hoàn thiện luận văn hơn.



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ , BIỂU ĐỒ..............................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM .........................5
1.1. Cơ sở lý luận.........................................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch ...........................................................................5
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch .......................................................................6
1.1.2.1 Các thành phần của sản phẩm du lịch ...................................................7
1.1.2.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch ............................................................9
1.1.3. Các tác động của du lịch ..............................................................................10
1.1.3.1 Những tác động tích cực của du lịch....................................................10
1.1.3.2 Những tác động tiêu cực của du lịch....................................................11
1.1.4. Các loại hình doanh nghiệp du lịch ..............................................................12
1.1.4.1 Các loại hình du lịch và ngành công nghiệp du lịch .............................12
1.1.4.2 Các loại hình doanh nghiệp du lịch......................................................14
1.1.5. Vị trí, vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường của địa phương. ..............................................................................................15
1.1.6. Định hướng phát triển ngành công nghiệp du lịch ở Việt nam nói chung và
Phú Quốc nói riêng. ...................................................................................................16
1.2. Du lịch có trách nhiệm ........................................................................................19
1.2.1. Khái niệm. ...................................................................................................19

1.2.2. Yếu tố cốt lõi của du lịch có trách nhiệm......................................................20
1.2.3. Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm .........................................................22
1.2.4. Những lợi ích của du lịch có trách nhiệm .....................................................24
1.2.4.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp ..............................................................24
1.2.4.2. Lợi ích đối với du khách.....................................................................25


iv

1.2.4.3. Lợi ích đối với cộng đồng địa phương ................................................26
1.2.5. Tổng quan về nghiên cứu Du lịch có trách nhiệm trong và ngoài nước. ......27
1.3. Điểm cốt lõi trong mô hình du lịch có trách nhiệm mà doanh nghiệp tổ chức du lịch
cần chú ý ...................................................................................................................31
1.3.1. Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm .................................................31
1.3.2. Sử dụng lao động có trách nhiệm................................................................36
1.3.3. Xây dựng năng lực và chính sách tổ chức có trách nhiệm ...........................38
1.3.4. Góp phần xây dựng chuỗi cung ứng đầu – cuối về du lịch có trách nhiệm ..39
1.3.5. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro trong du lịch ..........................................43
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN .............47
SÀI GÒN – PHÚ QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA...............................................47
2.1. Giới thiệu tổng quan về Phú Quốc.......................................................................47
2.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................47
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên.........................................48
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch ............................................48
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch:.............................................................................48
2.1.2.3. Văn hóa tôn giáo Phú Quốc: ...............................................................53
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng: ....................................................................................53
2.2. Thực trạng phát triển du lịch của Phú quốc. ........................................................54
2.3 Thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần Sài gòn – Phú quốc ...........................56
2.3.1. Sơ lược về Công ty cổ phần Sài gòn – Phú quốc ..........................................57

2.3.2 Quản lý chất lượng dịch vụ: ..........................................................................58
2.3.3 Một số kết quả hoạt động và chiến lược thực hiện:........................................60
2.3.3.1 Về khách hàng và sản phẩm: ...............................................................60
2.3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................62
2.3.3.3 Chiến lược hoạt động: .........................................................................66
2.3.4 Thực trạng một số công tác có liên quan đến mô hình du lịch có trách nhiệm ở
Công ty Cổ phần Sài Gòn – Phú quốc ........................................................................75
2.3.4.1 Công tác sử dụng lao động. .................................................................75
2.3.4.2 Quản lý quy trình và chính sách hoạt động gắn với trách nhiệm xã hội:83
2.3.4.3. Hỗ trợ phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường, di tích văn hoá: ....91


v

2.3.4.4. Quy trình quản lý rủi ro: .....................................................................94
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN SÀI GÒN - PHÚ QUỐC....................................................................97
3.1. Định hướng phát triển du lịch có trách nhiệm trong ngành du lịch ......................97
3.2. Đề xuất mô hình..................................................................................................98
3.2.1. Tiêu chuẩn để xây dựng mô hình du lịch bền vững ......................................98
3.2.2. Phương thức quản lý .................................................................................. 100
3.3. Các giải pháp thực hiện:.................................................................................... 100
3.3.1. Sử dụng lao động du lịch có trách nhiệm:................................................... 100
3.3.2. Xây dựng quy trình và chính sách hoạt động theo yêu cầu của du lịch có
trách nhiệm. ............................................................................................................. 102
3.3.3. Xây dựng chuỗi hoạt động trong chu trình kinh doanh du lịch.................... 105
3.4. Hiệu quả áp dụng mô hình ................................................................................ 111
3.5. Một số Kiến nghị .............................................................................................. 111
3.5.1. Đối với Công ty cổ phần Sài gòn – Phú quốc ............................................. 111
3.5.2. Đối với nhà nước, cơ quan quản lý ngành: ................................................. 112

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 115


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

:

CLB

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of
Southeast Asian Nations)
Câu lạc bộ

DL
DN

:
:

Du lịch
Doanh nghiệp

DV
ĐBSCL

GDP

:
:
:

Dịch vụ
Đồng bằng sông cửu long
Tổng sản phẩm quốc nội.

HĐQT
KT-XH

:
:

Hội đồng quản trị
Kinh tế - Xã hội

ILO

:

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor

IUOTO

:

NSNN


RT
SNV

:
:
:
:

SMART

:

Organization
Liên hiệp Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức (Internatioal Union of Official Travel Oragnization)
Ngân sách nhà nước
Quyết định
Du lịch có trách nhiệm (Responsible Travel)
Tổ chức Phát triển Hà Lan (Netherlands Development
Organisation)
Mục tiêu thông minh (Specific – Measurable – Attainable
– Relevant – Time bound)

SG-PQ
:
Sở VHTTDL :
SXCN
:
TCDLVN
:

TM
:
TPHCM
:
TTCN
:
UBND
:

Sài gòn – Phú quốc
Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Sản xuất công nghiệp
Tổng cục du lịch Việt nam
Thương mại
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu thủ công nghiệp
Uỷ Ban nhân dân

UNESCO

:

UNWTO

:

VH – XH

:


Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc
(The United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization)
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc
(United Nation World Tourism Organization Network)
Văn hoá xã hội


vii

VQG

:

Vườn quốc gia

VN
VTOS

:
:

Việt nam
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt nam (Vietnam Tourism

:

Operation System)
Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng


VPBank


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng quan về các sản phẩm du lịch chính và các ngành công nghiệp .........13
Bảng 1.2: Phân loại ngành du lịch..............................................................................14
Bảng 1.3: Đặc điểm các phân khúc thị trường khách du lịch chính ở Việt Nam .........33
Bảng 1.4: Các phân khúc thị trường Việt Nam và các loại hình sản phẩm..................34
Bảng 2.1: Sự tăng trưởng trong cơ cấu khách nước ngoài ..........................................59
Bảng 2.2: Số khiếu nại của khách hàng......................................................................60
Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của khách hàng (%).........................................................60
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về tài chính – kinh doanh của Công ty ...............................62
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện các mục tiêu doanh thu..................................................64
Bảng 2.6: Kết quả thực hiện mục tiêu trả cổ tức.........................................................65
Bảng 2.7: Cách thức thu thập thông tin ......................................................................70
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu cơ bản ....................................................................................70
Bảng 2.9: Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động...............................................71
Bảng 2.10: Số lượng cán bộ công nhân viên ..............................................................76
Bảng 2.11: Kết quả nguồn nhân lực ..........................................................................77
Bảng 2.12: Số nhân viên được đào tạo (người)..........................................................78
Bảng 2.13: Chăm sóc người lao động (triệu đồng) .....................................................78
Bảng 2.14: Yêu cầu cơ bản của quá trình chính..........................................................85
Bảng 2.15: Tiêu chuẩn trách nhiệm............................................................................92
Bảng 2.16: Quy định về tình huống và biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro ................93


ix


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ , BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Cấu thành sản phẩm du lịch ( Tổ chức du lịch thế giới UNWTO).................7
Hình 1.2: Cấu thành sản phẩm du lịch theo lý thuyết của các học giả về du lịch ..........8
Hình 1.3: Các cấp độ cấu thành của sản phẩm du lịch ..................................................8
Hình 1.4: Các thành phần của Du lịch bền vững, cốt lõi của Du lịch có trách nhiệm..21
Hình 1.5: Áp dụng các điều kiện sử dụng lao động có trách nhiệm ............................37
Hình 2.1: Mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm ...................................................62
Hình 2.2: Doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản của Công ty.......................................63
Hình 2.3 : chỉ tiêu khả năng thanh toán ......................................................................64
Hình 2.4: một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh.......................................................65
Hình 2.5: Lợi nhuận và nộp ngân sách ......................................................................65
Hình 2.6: Biểu đồ thực hiện mục tiêu doanh thu ........................................................66
Hình 2.7: Sơ đồ xây dựng chiến lược .........................................................................67
Hình 2.8: Số lao động bình quân................................................................................77
Hình 2.9: Cơ cấu nguồn lao động...............................................................................77
Hình 2.10: Tỷ lệ lao động nam/nữ.............................................................................77
Hình 2.11: Kết quả thu nhập bình quân......................................................................78
Hình 2.12: Quỹ khen thưởng người lao động .............................................................78
Hình 2.13: Quy trình tuyển dụng tại Công ty CP Sài gòn – Phú quốc.........................81
Hình 2.14: Quy trình đào tạo tại Công ty CP Sài gòn – Phú quốc...............................82
Hình 2.15: Sơ đồ quy trình nhận hàng nhập kho ........................................................87
Hình 2.16: Sơ đồ quy trình phục vụ tiệc cưới.............................................................88
Hình 3.1: Mô hình du lịch có trách nhiệm..................................................................99


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phú Quốc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam

được định hướng thành khu du lịch mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà còn cả khu
vực. Nhờ vị trí địa lý ở phía Nam gần với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á bao
gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia vốn là những nước phát triển mạnh
về thương mại và du lịch, Phú Quốc cũng được xem là trung tâm thương mại giao
thương với các nước trong vùng.
Ngày 9/11/2005 Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch xây dựng
đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang thành trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng
cao vào năm 2020. Sau đó là các quyết định số178/QĐ-TTg; số 01/QĐ-TTg; số
20/QĐ-TTg và số 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển du
lịch đảo Phú Quốc; Bên cạnh đó, Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 14/1/2005 của BCH
Đảng bộ tỉnh Kiên Giang về thực hiện Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định
số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2012 là: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn,…..; tập trung xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa
dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các
nước trong khu vực và thế giới”.
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên, thì công tác quy hoạch, tổ chức thực
hiện để đưa Phú quốc thành trung tâm du lịch là vấn đề quan trọng nhất. Một trong
những yếu tố có khả năng sẽ ảnh hưởng đến phát triển du lịch của Phú Quốc, là sẽ tách
khỏi Kiên Giang để trở thành đặc khu kinh tế khi có đủ điều kiện. Để đưa Phú Quốc
phát triển về du lịch một cách hoàn thiện, đòi hỏi cần có giải pháp phù hợp nhằm để
hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng đến phát triển du lịch đó là phá vỡ cảnh quan,
quy hoạch không đồng bộ và tổ chức du lịch nói chung thiếu hợp lý. Để góp phần giúp
du lịch Phú quốc phát triển có chiều sâu thì các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
du lịch phải có những kế hoạch, những chiến lược phù hợp nhằm giúp cho du lịch phát
triển bền vững và du lịch có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên và môi trường xã
hội là một giải pháp được du khách quốc tế và trong nước rất quan tâm.



2

Doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm thân thiện với môi trường và xã hội là một
khái niệm tương đối mới mẻ mà các nhà làm du lịch đang tiếp cận và hướng đến. Mô
hình du lịch có trách nhiệm cũng là một nhân tố mới mà Việt nam và Liên minh Châu
Âu (EU) đang đẩy mạnh áp dụng trên toàn Việt nam, đây có thể nói là giải pháp cho
phát triển du lịch bền vững.
Công ty cổ phần Sài gòn – Phú Quốc là một doanh nghiệp được thành lập từ
năm … Trong những năm qua, công ty đã đạt được nhiều thành tích trong hoạt động,
là một trong những điển hình của Phú Quốc về kinh doanh du lịch. Tuy vậy, công ty
cũng không ngừng quan tâm đến việc nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, mong
muốn tham gia vào hoạt động du lịch với tinh thần trách nhiệm cao. Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài "Xây dựng mô hình du lịch có
trách nhiệm ở Công ty cổ phần Sài Gòn - Phú Quốc" nhằm nghiên cứu, tổng hợp và
xây dựng một mô hình phù hợp cho Công ty cổ phần Sài Gòn - Phú Quốc góp phần
giúp công ty phát triển một cách bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch có trách nhiệm, mô hình và

thực tiễn áp dụng.
-

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần Sài Gòn - Phú

Quốc.
-

Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm để áp dụng vào thực tế kinh doanh


của Công ty một cách có hiệu quả.
-

Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện mô hình du lịch có trách nhiệm cho

Công ty cổ phần Sài Gòn - Phú Quốc để tham gia có hiệu quả vào chuỗi du lịch ở Phú
quốc.
3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay, du lịch là đề tài đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh,
phạm vi khác nhau. Điển hình là một số công trình nghiên cứu:
Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Trần Quốc Nhật (1996) “Phát triển du lịch ở Bà
Rịa – Vũng Tàu”. Luận văn làm rõ tính tất yếu khách quan và vai trò của du lịch đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Dụng Văn Duy (2004) “Du lịch trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Tỉnh Bình Thuận”. Luận văn nói rõ đặc điểm, vai trò của


3

du lịch trong sự phát triển kinh tế, các nhân tố tác động đến du lịch trong quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Các luận văn thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005) “Kinh tế du lịch ở
Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp phát triển”; của Bùi Thị Hằng (1999) “Phát triển
du lịch ở An Giang”; của Trần Xuân Ảnh (2006) “Thị trường du lịch của Tỉnh Quang
Ninh” cũng đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về thị trường du lịch và một số kinh
nghiệm phát triển thị trường du lịch ở các địa phương.
Ở Tỉnh Kiên Giang có một số đề tài nghiên cứu du lịch có liên quan như : Quy
hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại – du lịch của Tỉnh đến năm 2010; Quy
hoạch phát triển du lịch ở đảo Phú Quốc, Hà Tiên, Hòn Đất, Kiên Lương, định hướng

phát triển du lịch ở U Minh Thượng; Luận văn thạc sĩ kinh tế của Huỳnh Vĩnh Lạc
(2005) “Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc Tỉnh Kiên Giang”; Luận văn Thạc
sĩ của Thái Đắc Tửng (2013) “Định hướng, giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang
đến năm 2020”.
Trong “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030” của Viện du lịch bền vững Việt nam (2013) có đề cập đến
định hướng phát triển du lịch bền vững và có trách nhiệm cho địa phương.
Tuy nhiên, đó là định hướng phát triển và nghiên cứu khai thác tiềm năng du
lịch ở từng vùng, ngành khác nhau. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa
ra áp dụng cụ thể trên cơ sở kết hợp các nội dung nội tại với những nguyên tắc chuẩn
mực mang tính quốc tế - du lịch có trách nhiệm – vẫn còn mới mẻ, ít người nghiên
cứu. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây và việc nghiên cứu kỹ
lưỡng mô hình du lịch có trách nhiệm, đề tài sẽ được vận dụng vào một doanh nghiệp
du lịch với những chuẩn mực áp dụng mới, từ đó đưa ra mô hình áp dụng có ý nghĩa
thực tiễn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc xây dựng mô hình hoạt động du lịch
có trách nhiệm phù hợp với điều kiện của du lịch ở địa phương, áp dụng cho Công ty
cổ phần Sài Gòn - Phú Quốc.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong chuỗi doanh nghiệp hoạt động về du lịch thì được phân chia ra rất nhiều
loại hình khác nhau và mỗi doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm trong một phân khúc cụ


4

thể. Ngành du lịch gồm phạm vi rộng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đa dạng theo
yêu cầu của khách du lịch tại địa điểm xuất phát, trong chuyến đi và tại điểm đến. Các
đại lý du lịch và Công ty cổ phần Sài Gòn - Phú Quốc được chia thành ba lĩnh vực
hoạt động, theo các dịch vụ mà họ cung cấp.

Về đối tượng: chủ yếu là nghiên cứu mô hình du lịch có trách nhiệm áp dụng
cho Công ty cổ phần Sài Gòn - Phú Quốc.
Về thời gian: thu thập chuỗi số liệu từ 2005 đến 2014.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu sẽ được áp dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ bao gồm :
Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống:
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu.
Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch liên quan chặt chẽ đến tới tài nguyên, các
điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội, thị trường, v.v. vì vậy các phương pháp này có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Phương pháp thống kê, so sánh, mô tả : là các phương pháp được sử dụng để
đối chiếu biến động về quá trình phát triển các sản phẩm du lịch cũng như kết quả kinh
doanh du lịch của Công ty cổ phần Sài Gòn - Phú Quốc.
Phương pháp chuyên gia :
Phương pháp chuyên gia có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu này bởi cho
đến nay một hệ thống chỉ tiêu đánh giá về du lịch có trách nhiệm cho ngành du lịch và
cho các doanh nghiệp du lịch còn chưa được hoàn chỉnh, đặc biệt về mặt định tính.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia
làm 3 chương, trong đó:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch có trách nhiệm.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần Sài Gòn - Phú Quốc trong thời
gian qua.
Chương 3: Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm cho Công ty cổ phần Sài Gòn Phú Quốc - Các giải pháp tổ chức thực hiện


5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm về du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 thì: “Du lịch là một hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu,giải trí, nghỉ dưởng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức (Internatioal Union of
Official Travel Oragnization - IUOTO) du lịch được hiểu là: “Hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Theo Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation
World Tourism Organization Network - UNWTO) thì "Du lịch là một hiện tượng văn
hóa, xã hội và kinh tế đòi hỏi sự di chuyển của con người đến những quốc gia hay
những địa điểm khác bên ngoài khu vực sinh sống thường ngày của họ. Những người
này được gọi là du khách (mà có thể là khách du lịch hoặc người đi chơi, người cư trú
hoặc không cư trú) và du lịch đã thực hiện những hoạt động đó cho họ, một số trong
đó có liên quan đên chi tiêu du lịch".
Như vậy, tất cả các khái niệm về du lịch đều nói lên nhu cầu của khách du lịch
và quá trình đáp ứng nhu cầu đó chính là các doanh nghiệp du lịch.
Doanh nghiệp du lịch là gì?
Doanh nghiệp (doanh nghiệp – trong nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ doanh
nghiệp như bao gồm tất cả các tổ chức liên quan đến thực hiện du lịch như: đại lý,
công ty lữ hành, công ty vận chuyển, nhà hàng khách sạn …) du lịch thực hiện dịch vụ
du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi
giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch.
Doanh nghiệp du lịch lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du
lịch trọn gói cho du khách.


6


Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian là
bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động
kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu
tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch được hình thành từ khi có hoạt động đi du lịch và các nhà
kinh doanh du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu đi du lịch của con người.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì sản phẩm du lịch là trọng tâm của mọi
hoạch định phát triển du lịch, cả trên góc độ quản lý và kinh doanh.
Sản phẩm du lịch là một khái niệm rộng và tổng hợp. Có rất nhiều cách để hiểu
về khái niệm sản phẩm du lịch. Nếu như trong quản lý vi mô, góc độ doanh nghiệp thì
sản phẩm du lịch được coi là một tour du lịch, một dịch vụ, một gói sản phẩm... thì
trong quản lý phát triển điểm đến du lịch, các địa phương, cần xem xét khái niệm về
sản phẩm du lịch một cách toàn diện, mang tính tổng thể. Hệ thống khái niệm này đã
được nhiều học giả trên thế giới đúc kết.
Sản phẩm du lịch là một tập hợp của các sản phẩm và dịch vụ riêng lẻ, tạo ra
một trải nghiệm tổng thể cho du khách, là sự trải nghiệm tổng hợp từ lúc khách du lịch
ra khỏi nơi cư trú thường xuyên để đi du lịch, cho đến khi trở về ( Ritchie and Crouch,
2003). "Sản phẩm du lịch chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi
phí và sức lực nhất định để đổi được" ở đây du khách mua của người kinh doanh du
lịch không phải là một vật cụ thể mà là sự thỏa mãn nhu cầu và tận hưởng những điều
thú vị tại mỗi điểm đến (Vương Lôi Đình,2000).
Để thực hiện được sản phẩm du lịch thì phải nhìn nhận rõ rằng “sản phẩm du
lịch là kết quả của một sự kết hợp phức tạp của các chiều không gian (địa lý, kinh tế,
văn hóa ...), thiên biến theo quy mô thời gian (giải trí, du ngoạn, nghỉ hè, nghỉ lễ), với
một quá trình sản xuất khác nhau (khách sạn, nhà hàng , vận chuyển ...) và có sơ đồ
quan hệ phức tạp (cá nhân hoặc tập thể, thương mại hoặc phi thương mại, tiêu chuẩn
hoặc tự phát”
Một điểm đến thu hút được thị trường thì phải được phát triển sản phẩm một

cách tổng thể. Phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng tương xứng, phải phát huy và giới


7

thiệu được các di sản văn hóa; phải phát triển một hệ thống đầy đủ và đa dạng về
khách sạn và các cơ sở lưu trú khác, nhà hàng và các dịch vụ, hệ thống vận chuyển nội
địa, và các dịch vụ liên quan khác; phải huy động và phát triển được tất cả các loại
hình nghệ thuật đương đại và các hoạt động văn hóa”. (John Wiley & Sons, 2009).
Khi phát triển du lịch tại một địa phương cụ thể thì ở đây cần phát triển một tập
hợp các sản phẩm, dịch vụ du lịch mang lại trải nghiệm tổng thể cho khách mà khách
nhìn nhận theo một hình ảnh tổng thể nằm trong thể chế chính trị, luật pháp mà khi
hoạch định cần quan tâm. (Buhalis, 2002) Mỗi sản phẩm du lịch địa phương được hình
thành bởi tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường, môi trường văn hóa – xã hội và
các dịch vụ, tiện nghi như lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí và khác nhau ở sự kết
hợp hoặc ở đặc điểm riêng của từng cấu phần tham gia.
1.1.2.1 Các thành phần của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch tổng thể của địa phương bao gồm nhiều cấu thành quan trọng,
có thể được xem xét dưới nhiều cách phân loại khác nhau như tại hình 1, hình 2 và có
các cấp độ khác nhau tại hình 3.

Hình 1.1: Cấu thành sản phẩm du lịch ( Tổ chức du lịch thế giới UNWTO)
Theo cấu trúc này thì các yếu tố hình thành sản phẩm du lịch được chia thành
hai nhóm: nhóm các yếu tố tự nhiên mang đến và nhóm các yếu tố do con người tạo ra.
Ở cấu trúc thứ hai thì cấu thành sản phẩm du lịch được chia thành 3 phần: phần cốt lõi
là sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, các phần cần thiết để hình thành và hoàn thiện
sản phẩm du lịch.


8


Hình 1.2: Cấu thành sản phẩm du lịch theo lý thuyết của các học giả về du lịch
Các giá trị đặc biệt làm khác biệt
hoá sản phẩm so với cạnh
tranh: các dịch vụ gia tăng, các
yếu tố đặc biệt bổ sung, một
phong cách phục vụ riêng
biệt…
Các yếu tố cần thiết để hình
thành toàn diện sản phẩm du
lịch, đủ để đáp ứng nhu cầu
của khách
Phần đáp ứng các nhu cầu cần
tối thiểu của du khách

Hình 1.3: Các cấp độ cấu thành của sản phẩm du lịch
Với cấp độ cấu thành của sản phẩm du lịch thì khác với các yếu tố trên thể hiện
các cấu phần cụ thể, cấu trúc này thể hiện tầm quan trọng của các giá trị gia tăng đặc
biệt.Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.
Theo các hình thức phân loại nhưng các cấu thành của sản phẩm du lịch đều
cho thấy sản phẩm du lịch bao gồm rất nhiều: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,
môi trường không gian, cảnh quan, tài nguyên du lịch nổi trội, khí hậu thuận lợi, dân
cư nồng hậu, kinh tế ổn định, dịch vụ và tiện nghi công cộng…
Nhìn từ góc độ các nhà quản lý khi phát triển sản phẩm du lịch thì nhìn chung
nhất, cấu thành chính của sản phẩm du lịch gồm:
-

Tài nguyên, sức hấp dẫn du lịch (Attraction)

-


Khả năng tiếp cận du lịch (Access), cơ sở hạ tầng và khoảng cách tiếp cận.


9

-

Các hoạt động (Activity), các hoạt động và trải nghiệm du lịch có thể thực hiện

từ việc nghiên cứu khai thác các tài nguyên và sức hấp dẫn du lịch.
-

Dịch vụ (Services), các dịch vụ là việc tổ chức và phục vụ để thực hiện được

các hoạt động và trải nghiệm.
-

Nguồn nhân lực được đào tạo (Qualified personnel), những người thực hiện

cung cấp các dịch vụ.
-

Xúc tiến (Promotion), hoạt động tự nó tham gia trong cấu phần của sản phẩm

du lịch bởi bắt buộc phải có sự giới thiệu để người tiêu dùng biết đến dù chỉ là quảng
cáo truyền miệng.
1.1.2.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Tính vô hình: Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải
là một sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là một sản phẩm

vô hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ. Nó không thể sờ được, xem được, thử được
trước khi mua và sử dụng.
Tính tổng hợp: Du lịch có tính tổng hợp bao gồm các hoạt động xã hội, kinh
tế, văn hóa, chính trị, giao lưu dân gian và giao lưu quốc tế. Nhu cầu của khách trong
hoạt động du lịch cũng có nhiều mặt, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản,
vừa bao gồm nhu cầu đời sống tinh thần ở cấp cao hơn..Đòi hỏi sản phẩm du lịch phải
có tính tổng hợp tương ứng trước thị trường du lịch. Sản phẩm du lịch về bản chất
cũng là sự tập hợp của nhiều loại hình dịch vụ, sản phẩm đơn lẻ để phục vụ khách.
Tính không thể dự trữ: Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có
tính chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Sản phẩm du lịch không
tồn tại quá trình "sản xuất" độc lập, kết quả không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể.
Không thể dự trữ để lưu kho dùng trong tương lai được.
Tính không thể chuyển dịch: Sản phẩm du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở
nơi sản xuất chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi
sản xuất đi nơi khác tiêu thụ. Sản phẩm vật chất được chuyển tới người tiêu thụ bằng
phương tiện giao thông, còn sản phẩm du lịch lại thông qua phương tiện giao thông để
đưa người tiêu thụ tới.


10

Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Khác với sản phẩm nói chung,
chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, cũng
chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu. Hoạt động
dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để
hoàn thành. Chính vì vậy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch xảy ra đồng thời
cùng lúc và cùng chỗ và không thể tách rời giữa bên sản xuất và tiêu dùng.
Tính dễ dao động: Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh
hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh
hưởng tới toàn bộ quá trình thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, làm thay đổi giả trị hoặc

chất lượng của sản phẩm du lịch.
Tính không đàn hồi của cung: sản phẩm du lịch không thể được thích ứng với
những thay đổi nhanh chóng từ phía cầu. Không thể dễ dàng đầu tư thay đổi.
Tính đàn hồi của cầu: cầu của sản phẩm du lịch dễ bị ảnh hưởng và phản ứng
rất nhanh với những thay đổi về môi trường, các biến cố, biến động…
Chi phí cố định cao: sản phẩm du lịch thường có chi phí cố định cao bởi
thường các chi phí của một số dịch vụ cơ bản như vận chuyển và lưu trú đã rất cao.
Có mật độ lao động tham gia cao: sản phẩm du lịch so với các sản phẩm dịch
vụ khác có sự tham gia trực tiếp của người lao động đông hơn, trong đó hầu như đòi
hỏi lao động có tay nghề cao.
1.1.3. Các tác động của du lịch
1.1.3.1 Những tác động tích cực của du lịch
-

Các kế hoạch quản lý chặt chẽ hơn đối với môi trường tự nhiên nhằm tạo hành

lang quản lý và bảo vệ đầy đủ các hệ sinh thái nhạy cảm.
-

Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và khách du lịch về các giá trị tự

nhiên và tính nhạy cảm của hệ sinh thái để có những hành vi có trách nhiệm hơn.
-

Xây dựng các cơ sở xử lý nước thải và chất thải mà đối tượng hưởng lợi chính

là khách du lịch và người dân địa phương.
-

Tái chế chất thải trong cả nước.


-

Mặt tích cực là du lịch có thể thiết lập nên những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

cao hơn trong các công trình cũng như các hoạt động so với những lĩnh vực khác.


11

-

Đào tạo nhân viên để nâng cao nhận thức và trình độ của họ về các vấn đề bảo

vệ môi trường có thể làm thay đổi thói quen trong cuộc sống hằng ngày của họ.
-

Bố trí lại vai trò giới nhằm tạo ra những cơ hội mới cho phụ nữ và thanh niên.

-

Các truyền thống văn hóa được lưu truyền trong cộng đồng và khuyến khích sự

sáng tạo trong nghệ thuật.
-

Đầu tư mới/mở rộng các dịch vụ công cộng và tiện nghi.

-


Ổn định nền kinh tế.

-

Qua đó gia tăng sử dụng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

-

Nâng cao chất lượng giáo dục.

-

Khuyến khích sử dụng ngôn ngữ bản địa.

-

Đa dạng hóa sinh kế.

-

Kích thích / tăng cường nền kinh tế địa phương.

-

Tạo công ăn việc làm và công việc một cách trực tiếp và gián tiếp.

-

Tạo cơ hội cho các hoạt động kinh doanh.


-

Kích thích tăng trưởng các doanh nghiệp địa phương cả trực tiếp và gián tiếp

-

Đầu tư cơ sở hạ tầng.

-

Tăng doanh thu thuế.

-

Cải thiện chất lượng cuộc sống.

1.1.3.2 Những tác động tiêu cực của du lịch
-

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng ngành du lịch không theo quy định trong những

hệ sinh thái nhạy cảm.
-

Những công trình với kiến trúc nghèo nàn hoặc bất hợp lý làm hỏng cảnh quan

và phá hủy những giá trị không gian.
-

Gây xáo trộn cuộc sống của các loài động vật hoang dã bởi những chuyến du


lịch có tổ chức và của những du khách tò mò trong các vườn quốc gia.
-

Tiêu thụ nhiều nguồn điện năng, nguồn nước cho các hoạt động du lịch.

-

Ô nhiễm các dòng sông do thiếu các hệ thống xử lý chất thải từ khách sạn.

-

Du lịch khiến cho các hoạt động giao thông gia tăng (gây tiếng ồn, ô nhiễm

không khí) ảnh hưởng xấu tới dân địa phương và động vật hoang dã.
-

Bố trí lại vai trò giới gây ra những xáo trộn trong xã hội.

-

Thương mại hóa những truyền thống và nền văn hóa.


12

-

Thay đổi tập quán văn hóa (ví dụ như nghệ thuật, nghề thủ công, trang phục, lễ


hội) để đáp ứng nhu cầu du lịch thực sự hay nhận thức (tổn thất văn hóa).
-

Làm trầm trọng hơn những bất bình đẳng hiện có của xã hội và tạo thêm những

bất bình đẳng mới.
-

Tạo nên những quan niệm mới về đức hạnh, quan hệ gia đình, vui chơi giải trí

trong tổ chức cộng đồng, dẫn đến xung đột giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội.
-

Các hành động vi phạm của người dân địa phương (vd. Xâm phạm vào các khu

vực cấm)
-

Mất ngôn ngữ.

-

Mất dần các giá trị văn hóa, tập quán bản địa do sự chi phối của giá trị tiền tệ

-

Hoạt động du lịch được hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa

phương mà không cung cấp phần lợi ích thích hợp cho người dân địa phương.
-


Tạo ra các căng thẳng xã hội từ tiền lương và thu nhập, gây bất bình đẳng giữa

chủ và khách, trong cộng đồng riêng của mình, và giữa nam giới và phụ nữ (phụ nữ
nắm giữ công việc tầm thường hơn, những công việc có mức lương thấp hơn).
-

Tăng sự phụ thuộc kinh tế vào một khu vực hoặc thậm chí là vào một doanh

nghiệp.
-

Làm tăng giá đất và chi phí nhà ở / sinh hoạt.

-

Tạo ra những giới hạn, lao động theo mùa vụ, không có tay nghề hoặc cơ hội

phát triển thấp.
-

Gia tăng số người đi tìm việc, tỷ lệ thất nghiệp và gây ra căng thẳng xã hội.

-

Gây thất thoát cục bộ cao (% chi tiêu cho nền kinh tế địa phương chủ yếu là

nhập khẩu) như: Nhập nguyên vật liệu thô và nguồn lao động bên ngoài, các công ty
nước ngoài v.v.
-


Khuyến khích sự thống trị của các công ty đa quốc gia hay ”người có ảnh

hưởng lớn tại địa phương" được hưởng tất cả hoặc phần lớn lợi ích từ các hoạt động du
lịch.
1.1.4. Các loại hình doanh nghiệp du lịch
1.1.4.1 Các loại hình du lịch và ngành công nghiệp du lịch
Ba loại hình chính của du lịch, đó là:
- Giải trí: Những người đi du lịch với mục đích thư giãn, thay đổi hay muốn thoát
khỏi những thói quen trong cuộc sống thường ngày của họ được xếp là du lịch giải trí.


13

- Kinh doanh: Loại hình du lịch này bao gồm khách đi du lịch với mục đích chính là
phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, tham dự các cuộc họp, hội nghị và triển lãm.
Hơn nữa, một ví dụ khác là khi các công ty tổ chức cho nhân viên đi nghỉ để thưởng
cho những thành tích của họ.
- Thăm hỏi bạn bè và người thân (VFR): Du khách đi du lịch với mục đích chính là
thăm hỏi bạn bè và người thân. Mục đích của chuyến đi có thể là để tham dự đám
cưới, lễ kỷ niệm sinh nhật hoặc thậm chí là đám tang.
 Những loại hình du lịch khác
- Du lịch y tế: Loại hình du lịch này bao gồm những người đi du lịch để vì mục đích
chữa bệnh. Tuy nhiên, điểm đến thường là những khu suối nước nóng hay là những
nơi có khí hậu trong lành để hồi phục sức khỏe.
- Du lịch tôn giáo: Du lịch tôn giáo là một phần của du lịch văn hóa. Nó được định
nghĩa là du lịch hành hương, du lịch tâm linh hay những chuyến hành hương đến
những nơi linh thiêng hoặc các di tích văn hóa v.v...
- Du lịch ẩm thực: Mục đích chính của loại hình du lịch này là trải nghiệm các loại đồ
ăn thức uống khác nhau.

- Du lịch giáo dục: Du khách đi du lịch với mục đích chính là giáo dục, để nghiên
cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, ví dụ như: tham gia vào các buổi hội thảo, các
chuyến tham quan học tập hay các khóa đào tạo v.v...
- Du lịch tình nguyện: Loại hình du lịch này bao gồm các mục đích từ thiện hoặc tình
nguyện, chẳng hạn như làm sạch môi trường, đi du lịch với mục đích hỗ trợ trong khu
vực khủng hoảng hoặc sự giúp đỡ y tế ở các nước khác.
 Ngành công nghiệp du lịch
Bảng 1.1: Tổng quan về các sản phẩm du lịch chính và các ngành công nghiệp
CÁC SẢN
PHẨM

CÁC VÍ DỤ

Dịch vụ lưu trú

Khu nghỉ dưỡng, khách sạn, ký túc xá và nhà trọ, v.v.

Dịch vụ về thực phẩm
và đồ uống

Nhà hàng, quán bar, quán cà phê và quán rượu, v.v.

Dịch vụ vận tải

Dịch vụ đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không,
bao gồm cả cho thuê.


14


Công ty lữ hành và đại
lý du lịch

Tour trọn gói, hướng dẫn viên, các trung tâm thông tin, dịch
vụ đặt phòng, v.v.

Điểm tham quan

Các trang web di sản văn hóa, bảo tàng, phòng trưng bày
nghệ thuật, các khu bảo tồn, sự kiện thể thao, lễ hội, v.v.

Sản phẩm và dịch vụ
phụ trợ

Thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, nguồn lực cơ sở hạ tầng, các dịch vụ an toàn và bảo
mật v.v.

1.1.4.2 Các loại hình doanh nghiệp du lịch
Du lịch là một ngành năng động và phức tạp trong đó các doanh nghiệp thương
mại phải luôn điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của khách và giữ thị
phần trước sự cạnh tranh gay gắt.
Các doanh nghiệp du lịch là các doanh nghiệp “dịch vụ” và “sản phẩm” là một
dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp dịch vụ rất khác các
doanh nghiệp sản xuất (nơi làm ra sản phẩm và sau đó bán cho người tiêu dùng).
Trong ngành du lịch, người tiêu dùng (khách du lịch) đến với sản phẩm.
Ngành du lịch gồm phạm vi rộng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đa dạng theo yêu
cầu của khách du lịch tại địa điểm xuất phát, trong chuyến đi và tại điểm đến. Các đại
lý du lịch và các doanh nghiệp du lịch được chia thành ba lĩnh vực hoạt động, theo các
dịch vụ mà họ cung cấp.

Bảng 1.2: Phân loại ngành du lịch
Các đại lý du lịch và các
doanh nghiệp

Đặc điểm

1

Nhà cung cấp đầu cuối

Cung cấp các dịch vụ tại điểm đến và thuộc 4 ngành: lưu trú,
cung cấp đồ ăn, vận tải và các dịch vụ khác (các hoạt động
nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao, mạo hiểm và giải trí, v.v.).

2

Nhà phân phối

Là những doanh nghiệp hoạt động như cánh tay nối dài của
nhà cung cấp, làm các dịch vụ quảng bá và phân phối. Họ là
những đại lý bán hàng và đại lý đặt chỗ trung tâm.

3

Nhà tổ chức

Là các đại lý có vai trò kép của cả người tổ chức và/hoặc
người sản xuất các dịch vụ du lịch kết hợp trong các gói, làm
trung gian giữa nhà cung cấp và khách hàng; loại này gồm các
đại lý lữ hành và điều hành tour, dù là bán buôn, bán lẻ hay cả

hai.


×