Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khảo sát, đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện giao thông vận tải i giai đoạn 2000 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 75 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ược HÀ NỘI
---------- — ■—

NGUYỄN THỊ THUỲ TQANG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUNG ÚNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI I
®



©



GIAI ĐOẠN 2000 - 2004

(KHOẤ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ KHO Á 2000 - 2005)

ttíặ-ị/
■■'ỵ
Giáo viên hướng dẫn : PGÔ.TÔ. NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG
Nơi thực hiện

:BỘ

MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ Dược

ỒỆNH VIỆN G IAO THÔNG VẬN TAI I


Thời gian thực hiện : TỪ THÁNG 3 - 5 / 2 0 0 0 5

HÀ N Ộ I- 05/2005

Ì1



íf


LỜD C Ả M Ơ A )

(J)ÌtÁ 4ịiâbfr Sut “ QTối Sụ, Q ỉụầtụỀễt G%/ ^ ĩltA i 'T ôanty, ehù nhiêm Im
m ôn Quản hị o à Uỉit/t te du ọe đ ã tậ n tìn h hưởng, d ẫ n í)ủ ạ ĩú p đ õ tê i hoàn
th à n h lu â n oản ĩiếiỉ/ tro n ạ ẵầiết mỗi. n ă m q u a .
rĩô i eltâtt th à n h eảm đn (Bênh oiêễi ỉịiaở - ỉ hồ nụ í)ân tủ i 3 (Tã tao điều
kiêểt í)a u h ì í i tìn h ed tiíị tá e ũ â ỉ tà i ivíìitụ t í i è ì ụ ỉíiít t â i lù m đ ề i ù i f itã a b iê i

la tí'4Uiíị tịu á tvình th u tíỉâ p »ồ líêít.
^ĩỏỉ eùníị rKtti ỈVÍÌH ivỌiiíị eảm ổ ít eáe ỉhầiị eê ạiáú bẻ môn Qiíiỉít líj oà

kỉnh tê duđe, 7w tó fíí/ <ì)ại hoe íítíếử' 7C)Ù Q ỉổi đ ã ễihiêt tình íỊỈáft đỗ’ tồ i
híừtễi th à n h lu â n í)ùn.
Q lh ẩ ễ 1 (Tâụ , t à i tv ả n ivútiíị e à m ổ n 'S ơ n íịìá tu /lỉê íí, ^ p h ò n q (Đ íiú t u o ý

eáe p ỉtêitự íưtễiy eáe tíiíỉụ , eồ ạiáú tvư ồ n iị (D ại lioe 0)từ)e Jôù Cỉtội ită tạo
m ú i điều kiên thú tê i tro ít í/ ằííỏt thài, ụ Uiít /toe t á p .
(ềUiốì eiiểỉế/ í)ả eíínq tù nlỉữ uỉị lở i tù đ a y lè ít (Ị tê ỉf tà i rXÌu eảit i ổn ạ ìa

đ ìn h úỉí ễihữnụ, ttiẬẨiđi th â n itã eìinạ^ eliia á / những, k h é k h à n úìi ạỉùễtk ehú
tê i itlỉũiỉtỊ tìn h ừttiii, ểiỉtiìểtí/ lồi. itêíííỊ men ÍỊUỈỊ Im ít ềihâĩ ivouạ 3UÔÍ th à i
iịU iỉi íỊita .

S inh mền Q íụ ư ụỉn . ^ ĩh ì Q kuụ xĩvnntỊ


MỤC LỤC
Trang
DẶT VẨN D È ....................................................................................................... 1

Phần 1: Tổng quan...........................................................................................3
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện:....................................................... 3
1.2. Mô hình bệnh tật và phân loại bệnh tật:.................................................. 8
1.3. Danh mục thuốc......................................................................................11
1.4. Công tác cung ứng thuốc của bệnh viện.......... ...................................... 15
1.5. Thực trạng và những tồn tại trong cung ứng thuốc của bệnh viện nói
chung ở việt nam...........................................................................................20
Phần 2: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu.............................................. 22
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................23
Phần 3: Kết quả khảo sát và bàn luận.........................................................27
3.1. Tổ chức hoạt động bệnh viện giao thông vận tải 1................................. 27
3.1.1. Tổ chức, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Giao thông
vận tải 1......................................................................................................27
3.1.2. Cơ cấu nhân lực bệnh viện Giao thông vận tải I ......................... 30
3.1.3. Tổ chức và cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện Giao thông vận tải 1.3 3
3.1.3. Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị................................... 36
3.2. Mô hình bệnh tật và sự đáp ứng của danh mục thuốc với mô hình bệnh
tật trong 5 năm (2000-2004)......................................................................... 37

3.2.1. Khảo sát mô hình bệnh tật........................................................... 37
3.2.2. Danh mục thuốc bệnh viện.......................................................... 41
3.2.3. Sự đáp ứng của danh mục thuốc bệnh viện với mô hình bệnh tật:. 43
3.3. Hoạt động cung ứng thuốc tại khoa dược bệnh viện GTVT1.............. 45
3.3.1. Lưa chon thuốc................................................................................45


3.3.2. Mua thuốc....................................................................................... 48
3.3.3. Cấp phát thuốc................................................................................. 51
3.3.4. Sử dụng thuốc:.................................................................................53
Phần 4: Kết luận và đề xuất ý kiến...............................................................60
4.1. Kết luận..................................................................................................60
4.2. Đề xuất ý kiến.......................................................................................62
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

'p


M ỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT

BV
BVGTVT
CLS
CTDP
DMTBV
DMTTY
HTX
MHBT
PQ

SDK
TNHH
TTYT
VĐK
VLTL - PHCN
ADR
GMP
ICD
WHO

Bệnh viện
Bệnh viện Giao thông vận tải
Cận lâm sàng
Công ty dược phẩm
Danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc thiết yếu
Hợp tác xã
Mô hình bệnh tật
Phế quản
Số đăng ký
Trách nhiệm hữu hạn
Trung tâm y tế
Viêm đa khớp
Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
(Adverse Drug Reaction)
Phản ứng không mong muốn của thuốc
: (Good Manufactory Practice)
Thực hành tốt sản xuất (thuốc)
: (International Calasification Diseases)
Phân loại quốc tế bệnh tật

: (World Health Organization)
Tổ chức Y tế Thế giới


D A N H M ỤC BẢ N G

STT

Tên bảng

Bảng

Trang

1

Bảng 2.1

Yếu tố hiệu quả và kinh phí

24

2

Bảng 2.2

Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn thuốc

24


3

Bảng 3.3

Cơ cấu nhân lực bệnh viện năm 2000 & năm 2004

30

4

Bảng 3.4

Cơ cấu trình độ cán bộ từ năm 2000 - 2004

31

5

Bảng 3.5

Cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện Giao thông

34

vận tải I
6

Bảng 3.6

Các bệnh thường gặp ở bệnh viện trong 5 năm


38

7

Bảng 3.7

So sánh số lượng thuốc thiết yếu (dạng hoạt chất)

41

có trong danh mục thuốc bệnh viện với danh mục
thuốc thiết yếu của Bộ Y tế
8

Bảng 3.8

Phân loại thuốc theo quy chế quản lý có trong

42

danh mục thuốc bệnh viện
9

Bảng 3.9

Tỉ lệ thuốc nội, thuốc ngoại có trong danh mục

42


thuốc bệnh viện
10

Bảng 3.10 1Cơ cấu thuốc sắp xếp theo nhóm tác dụng

43

11

Bảng 3.11

Kinh phí hoạt động của toàn bệnh viện

45

12

Bảng 3.12

Kinh phí mua một số nhóm thuốc của khoa dược

47

bệnh viện


D A N H M ỤC H ÌN H

STT


Hình

I Mô hình tổ chức bệnh viện
1Hệ thống khám chữa bệnh của Việt Nam
Ị Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện
Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới mô hình
bệnh tật bệnh viện
Quy trình xây dựng danh mục thuốc
Hình 1.5
Chu trình cung ứng thuốc
! Hình 1.6
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc
Hình 1.7
Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc của khoa dược
Hình 1.8
Mối quan hệ phối hợp giữa các cán bộ chuyên
Hình 1.9
môn trong việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân
Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức bệnh viện Giao thông vận tải I
Cơ cấu nhân lực bệnh viện năm 2004
Hình 3.11
Hình 3.12 Biểu đồ biểu diễn trình độ cán bộ bệnh viện Giao
thông vận tải I từ năm 2000 - 2004
Hình 3.13
Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện Giao thông
vận tải I
Hình 3.14 Cơ cấu nhân lực khoa dược năm 2004
Hình 3.15
Sơ đồ phân tích phát triển đội ngũ nhân lực
Hình 3.lỏa Các bệnh thường gặp ở bệnh viện Giao thông vận

tải I từ năm 2000 - 2004
Hình 3.16b Các bệnh mắc với tần suất cao trong năm 2004
Hình 3.17a Kinh phí hoạt động của toàn bệnh viện năm 2000
Hình 3.17Ồ Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện năm 2004
Ị Hình 3.17C Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện trong 5 năm
1Hình 3.18 Tỉ trọng kinh phí mua thuốc của khoa dược từ
năm 2000 - 2004
Hình 3.19 Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện
Hình 3.20 Sơ đồ quản lý với hai cấp kho
Hình 3.21
Sơ đồ cấp phát của bệnh viện Giao thông vận tải I
Hình 3.22 Sơ đồ lĩnh thuốc tại bệnh viện Giao thông vận tải

1 ị Hình
2 ! Hình
3 1Hình
4 1Hình
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25

Tên hình

1.1
1.2
1.3
1.4

Trang
5
8
9
10
14
15
16
18
19
29
31
32

33
34
35
39
40
46
46
46
48
49
51
53
55


KẾT CÂU LUẬN VĂN


ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia. Trong đó
sức khoẻ là vốn quý báu nhất của mỗi con người. Vì vậy, sức khoẻ cộng đồng
chính là nguồn tài nguyên lâu dài của mỗi một đất nước. Chăm lo bảo vệ sức
khoẻ cho cộng đồng được coi là nhiệm vụ hàng đầu của chính sách y tế trong
mỗi quốc gia. Ở Việt Nam dù trong hoàn cảnh đất nước còn gặp nhiều khó
khăn về kinh tế, song trong tất cả mọi thời kỳ phát triển của đất nước, đảng ta
luôn luôn đưa vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của toàn dân lên thành
quan điểm chiến lược hàng đầu.
Bệnh viện là nơi chịu trách nhiệm lớn nhất vấn đề đảm bảo sức khoẻ cho
nhân dân. Việc khám chữa bệnh liên quan chặt chẽ đến vấn đề thuốc. Thuốc
có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân

dân. Trong hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân
thì cung ứng thuốc là một khâu trọng yếu và góp phần quyết định cho hiệu
quả của điều trị. Cung ứng thuốc là nhiệm vụ chính của khoa dược bệnh viện,
bao gồm tất cả các khâu từ đấu thầu mua thuốc, kiểm nhập, bảo quản kiểm tra
chất lượng, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, thông tin và
dược lâm sàng...
Khoa dược là khoa duy nhất cung ứng thuốc cho toàn bộ bệnh viện, là tổ
chức cao nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược. Khoa dược ngoài chức năng
là một khoa chuyên môn nó còn thêm chức năng là một bộ phận quản lý và
tham mưu về toàn bộ công tác về dược nhất là trong cung ứng thuốc, đáp ứng
cho nhu cầu khám chữa bệnh của toàn bệnh viện.
Hiệu quả cung ứng thuốc của khoa dược bệnh viện sẽ là một trong những
nhân tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hiệu quả
điều trị trong toàn bệnh viện.

1


Ngành Giao thông vận tải là một trong hai ngành có hệ thống y tế riêng,
kịp thời chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo hoàn
thành tốt nhiệm vụ của ngành. Bệnh viện Giao thông vận tải I là một bệnh
viện đa khoa hạng II, là bệnh viện đầu ngành Giao thông vận tải.
Để đánh giá hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện Giao thông vận tải
I đề tài đã tiến hành: “Khảo sát, đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại
bệnh viện Giao thông vận tải I trong giai đoạn 2000-2004” Với các mục
tiêu:
-

Khảo sát, đánh giá sự đáp ứng của danh mục thuốc bệnh viện với mô


hình bệnh tật của hệnh viện trong 2 năm 2003 và 2004.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng cung ứng thuốc tại bệnh viện Giao
thông vận tải I trong giai đoạn 2000-2004.
- Đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác cung
ứng thuốc tại bệnh viện.

2


PHẦN 1
TỔNG QUAN

1.1. CHỮC nang , nhiệm vụ CŨA Bệnh VIỆN:
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của bệnh viện:

Bệnh viện từ chỗ chỉ là một cơ sở từ thiện để chữa các bệnh truyền
nhiễm. Sau hơn một thế kỷ phát triển cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật
như vũ bão của con người về mặt y học, bệnh viện đã phát triển nhanh chóng
với nhiều chuyên khoa kỹ thuật cao, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo hơn,
hoạt động phong phú với một hệ thống nhiều khoa phòng [14].
Nhiệm vụ:
Các bệnh viện, dù ở quy mô nào, loại hình nào (Đa khoa hay chuyên
khoa) hay cấp độ quản lý nào (Trung ương hay địa phương) cũng phải thực
hiện các nhiệm vụ chung được xác định tại “Quy chế bệnh viện” ban hành
theo Quyết định số 1895/1997/BYT - QĐ ngày 19/8/1997 của Bộ Y tế bao
gồm [12]:
> Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người
bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú theo chế độ, chính
sách nhà nước quy định.
> Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế,

sinh viên, học viên y dược các trình độ, nâng cao tay nghề, đào tạo chuyên
môn cho tuyến dưới.
> Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh,
chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ người bệnh.
> Chỉ đạo tuyến: Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ
thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới.
> Phòng bệnh: Phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện song
song với khám, chữa bệnh.
> Hợp tác quốc tế: Bệnh viện được phép hợp tác quốc tế theo đúng quy
định của nhà nước.

3


>
Quản lý kinh tế trong bệnh viện: Bệnh viện có nhiệm vụ thực hiện
nghiêm túc các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện.
Hạch toán chi phí về khám chữa bệnh.
Theo đinh nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO) [1] thì chức năng của
bệnh viện là:
“Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế,
chức năng của nó là chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân, cả phòng
bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình
và môi trường cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và
nghiên cứu khoa học”.
Mô hình tổ chức bệnh viện:
Một mô hình bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh sẽ bao gồm (Hình 1.1) [14]:
Tất cả các loại bệnh viện đều chung một mô hình tổ chức thống nhất:
- Ban giám đốc: Giám đốc bệnh viện thực hiện nhiệm vụ điều hành

chung; Các phó giám đốc được giám đốc bệnh viện phân công phụ trách các
lĩnh vực chuyên môn, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính, xây dựng bệnh viện.
- Các khoa lâm sàng
- Các khoa cận lâm sàng
- Các phòng chức năng
- Giám đốc bệnh viện thành lập các hội đồng tư vấn như Hội đồng khoa
học kỹ thuật; Hội đồng thuốc và điều trị; Hội đồng khen thưởng kỷ luật...
Bên cạnh đó đối với các bệnh viện chuyên khoa và các bệnh viện tuyến
dưới.. .thì mô hình sẽ có một số đổi khác cho phù hợp với nhiệm vụ và quy mô
của nó.
Với nhiều nước trên thế giới, mô hình tổ chức bệnh viện được thiết kế
thành hệ thống bốn bộ phận hoạt động:
- Bộ phận chẩn đoán và điều trị.
- Bộ phận hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.
- Bộ phận điều dưỡng (y tá).
- Bộ phận hành chính.

4


BAN GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

Hội đồng tư vấn
KHKT
Thuốc
Khen thưởng
1r
Khoa lâm sàng

1r

Khoa cận lâm sàng

Các phòng chức năng

Khoa khám bệnh

K. huyết học lâm sàng

p. kế hoạch tổng hợp

Khoa nội

Khoa hoá sinh

Phòng chỉ đạo tuyến

K. hồi sức cấp cứu

K. xét nghiệm - vi sinh

Phòng tổ chức cán bộ

Khoa truyền nhiễm

K. chẩn đoán hình ảnh

p. hành chính quản trị

Khoa VLTL - PHCN


K. chống nhiễm khuẩn

p. tài chính - kế toán

Khoa y học cổ truyền

Khoa Dược

p. Y Tá - điều dưỡng

Khoa nhi

K. thăm dò - chức năng

p. Vật Tư trang thiết bị

Khoa ngoại

Khoa giải phẫu bệnh

Khoa phẫu thuật

Khoa dinh dưỡng

r

Khoa bỏng
Khoa phụ sản
Khoa răng hàm mặt
Khoa tai mũi họng

Khoa mắt

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bệnh vỉện đa khoa hoàn chỉnh

5


1.1.2 VỊ trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện [1,4]:
VỊ trí:
Khoa dược là một khoa chuyên môn đặt trực tiếp dưới sự điều hành và
quản lý của giám đốc bệnh viện. Trong bệnh viện khoa dược là tổ chức duy
nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược.
Chức năng:
1. Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa học
kinh tế về dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
2. Quản lý thuốc men, hoá chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược
trong toàn bệnh viện.
3. Tổng hợp nghiên cứu các vấn đề về công tác dược trong toàn bệnh viện
đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện
và phát triển công tác dược theo phương hướng ngành và yêu cầu điều trị.
Ba chức năng trên đều phải thực hiện đầy đủ, nhưng chức năng thực hiện
công tác chuyên môn kỹ thuật về dược là trọng tâm.
Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch, đảm bảo cung cấp thuốc, hoá chất và vật tư y tế kịp thời đầy
đủ đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý của bệnh viện.
- Pha chế sản xuất chế biến một số thuốc trong bệnh viện theo quy định.
- Thực hiện kiểm soát kiểm nghiệm.
- Tham gia quản lý kinh phí thuốc - Thực hiện tiết kiệm.
- Kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc hợp lý, an toàn, thông tin, tư vấn về

thuốc. Theo dõi phản ứng không mong muốn của thuốc (ADR).
- Kiểm tra giám sát quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện.
- Nghiên cứu, đào tạo và là cơ sở thực hành của các trường Đại học Y Dược,
các trường trung học y tế.
- Tồn trữ - bảo quản thuốc, hoá chất, y cụ. Dự trữ đủ cơ số thuốc để phòng
thảm hoạ, thiên tai và chiến tranh.
- Chỉ đạo tuyến.
- Quản lý kinh tế.

6


> Trên thế giới
Đa dạng hoá các hình thức khám, chữa bệnh đang là xu hướng của thời
đại, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện một hệ thống y tế mà có nhiều
thành phần tham gia, không chỉ riêng hệ thống bệnh viện nhà nước mà còn có
bệnh viện tư nhân, bệnh viện nước ngoài, bệnh viện liên doanh hay hoạt động
như một công ty cổ phần trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
Nhiều nước kể cả các nước phát triển và đang phát triển đang đứng trước
sự lựa chọn một hệ thống y tế thích hợp. Một là hệ thống y tế dựa trên kinh
phí nhà nước lấy từ thuế để phân bổ như Anh, Thuỵ Điển, Canada,...hoặc hệ
thống y tế hoàn toàn tư nhân như ở Mỹ. Nhiều nước Châu Á trong đó có Việt
Nam chấp nhận một hệ thống y tế đa dạng. Bên cạnh hệ thống y tế hoạt động
theo ngân sách nhà nước, hiện nay nhà nước còn khuyến khích hoạt động y tế
tư nhân, bán công [ 14]...
Trong một hệ thống y tế có 3 yếu tố để xét phân loại một cơ sở y tế (1) sở
hữu (công hay tư); (2) cung ứng (công hay tư) và (3) tài chính (công hay tư)
[28].
Việc phát triển các bệnh viện tư, bệnh viện liên doanh, phòng khám tư là
chuyển giao bớt một phần trách nhiệm của nhà nước cho tư nhân để nhà nước

tập trung vào nhiệm vụ phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ và chăm lo khám chữa
bệnh cho người nghèo, cận nghèo ở các bệnh viện cồng.
Tại Trung Quốc mô hình bệnh viện tự hạch toán hay còn gọi là bệnh viện
tự chủ đang có xu hướng tăng nhanh. Xét theo phân loại trong hệ thống y tế
thì bệnh viện tự chủ là bệnh viện giữ lại sở hữu công và cho phát triển đa dạng
tài chính và cung ứng.
> Tại Việt Nam
Hệ thống khám, chữa bệnh của Việt Nam chủ yếu là của nhà nước, y tế
tư nhân mới hình thành và các dịch vụ khám bệnh kiểu phòng mạch tư, phòng
khám đa khoa, nhà hộ sinh.
Tại Việt Nam, chủ trương thực hiện bệnh viện tự chủ được xây dựng
trong nghị định 10/2002/NĐ - CP ngày 16/01/2002 của chính phủ [21]. Vấn
đề cơ bản của nghị định 10 là “ Nhà nước khuyên khích đơn vị tăng thu, tiết
kiệm chi, thực hiện tinh giảm biên chế, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người

7


lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ dược giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
ngân sách nhà nước”.
Bệnh viện tự chủ là 1 loại hình sự nghiệp có thu của ngành y tế được đặt
vào trong các quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có
thu nói chung của ngành y tế.
Hệ thống y tế Việt Nam cũng đã có đầy đủ các loại hình phục vụ khám

Hình 1.2: Hệ thống khám chữa bệnh của Việt Nam [28]
1.2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ PHÂN LOẠI BỆNH TẬT [1]:

“Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồngy một quốc gia nào
đó là tập hợp tất cả những tình trạng bệnh tật mắc phải dưới tác động của

nhiều yếu tố khác nhau, được phân bô theo những tần suất khác nhau
trong một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia trong một khoảng thời gian
nhất định”.
Nghiên cứu mô hình bệnh tật là một trong những nhiệm vụ của các nhà
quản lý, đặc biệt là các cơ quan quản lý chăm sóc sức khoẻ. Kết quả nghiên
cứu mô hình bệnh tật giúp cho việc:

8


1. Quản lý được sức khoẻ và bệnh tật của toàn xã hội.
2. Xác định được thực trạng, xu hướng thay đổi của cơ cấu bệnh tật trong
cộng đồng và xã hội, để có chiến lược và sách lược về y tế, phòng chống và
đối phó với bệnh tật.
3. Định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử dụng
thuốc khoa học.
4. Chủ động nghiên cứu về sản xuất, cung ứng và phân phối.
5. Các nhà hoạch định chính sách y tế có thể dự đoán mô hình bệnh tật.
Nhờ đó, lập kế hoạch ngân sách y tế, kế hoạch đầu tư y tế, kế hoạch nghiên
cứu khoa học kỹ thuật y dược, các kế hoạch chiến lược chung của ngành, chủ
động, hợp lý và hiệu quả.
1.2.1. Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện:
Mỗi bệnh viện có tổ chức, nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn khác
nhau và đặc biệt là sự phân công chức năng nhiệm vụ trong tuyến y tế khác nhau,
từ đó dẫn đến mô hình bệnh tật ở các bệnh viện khác nhau cũng khác nhau.
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có hai loại mô hình bệnh tật bệnh
viện cơ bản: Một là mô hình bệnh tật của bệnh viện chuyên khoa và một là mô
hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa.. Có thể khái quát mô hình bệnh tật của
hệ thống bệnh viện như hình sau [1, 23]:


Hìnhl.3: Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện.
Ngoài ra tuỳ theo hạng và tuyến bệnh viện mà mô hình bệnh tật bệnh
viện có thể thay đổi (do hạng bệnh viện liên quan tới kinh phí, kĩ thuật điều
trị, biên chế.. .)[4, 14].

9


Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới mô hình bệnh tật của mỗi bệnh
viện [1]:
MÔI TRƯỜNG:
Điều kiện kinh tế - xã hội, tôn giáo, khí
hậu, địa lý; tổ chức mạng lưới dịch vụ y
tế; sinh thái, trình độ khoa học kỹ
thuât....

BỆNH VIỆN:
-Vị trí địa lý
-Chức năng, nhiệm vụ
-Tuyến và loại bệnh viện
-Trình độ chuyên môn
của thầy thuốc, thái độ,
đạo đức của cán bộ y tế
-Lãnh đạo
-Kỹ thuật điều trị và chẩn
đoán, chất lượng, giá cả,
tài chính...

NGƯỜI BỆNH:
-Tuổi, giới, dân tộc,

văn hoá...
-Điều kiện sinh sống
-Điều kiện lao động
-Điều kiện kinh tế
-Kiến thức y tế
thường thức, sự lựa
chọn bệnh viện...

Hìnhl.4: Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tói MHBT bệnh viện
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là một căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ để xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh
viện hoạch định phát triển trong tương lai.
1.2.2. Phân loại bệnh tật:
Để nghiên cứu mô hình bệnh tật của bệnh viện được thuận tiện và chính
xác. Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành danh mục bệnh tật gọi là phân loại
quốc tế bệnh tật ICD (International Calassification Diseases) [6]. Danh mục
đã qua 10 lần bổ sung và sửa đổi. Bản phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ
10 gồm 21 chương bệnh, mỗi chương bệnh có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi
nhóm bệnh gồm nhiều loại bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết bệnh theo
nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của bệnh đó.

10


21 chương bệnh đó là:
1. Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.
2. Bướu tân sinh.
3. Bệnh máu, cơ quan tạo máu, rối loạn tiêu hoá liên quan đến miễn dịch.
4. Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá.
5. Rối loạn tâm thần và hành vi.

6. Bệnh hệ thần kinh.
7. Bệnh mắt và phần phụ của mắt.
8. Bệnh tai và xương chũm.
9. Bệnh hệ tuần hoàn.
10. Bệnh hô hấp.
11. Bệnh hệ tiêu hoá.
12. Bệnh da và xương khớp.
13. Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết.
14. Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục.
15. Thai nghén, sinh sản, hậu sản.
16. Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh.
17. Dị tật bẩm sinh biến dạng bất thường về nhiễm sắc thể.
18. Các triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng không phân loại ở
phần khác.
19. Chấn thương, ngộ độc, hậu quả do nguyên nhân bên ngoài.
20. Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong.
21. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng sức khoẻ và tiếp xũc dịch vụ y tế
(khám và chăm sóc sức khoẻ định kỳ).
1.3. DANH MỤC THUỐC

1.3.1. Danh mục thuốc thiết yếu:
Xây dựng, phổ biến và áp dụng danh mục thuốc thiết yếu trong thực hành
dược là một trong các nội dung chính của chăm sóc sức khoẻ ban đầu, là mục
tiêu cố gắng thực hiện nhằm đảm bảo sự thắng lợi trong chăm sóc sức khoẻ
chung. Theo tổ chức Y tế thế giới, để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh
thông thường của một người dân tại cộng đồng[31]. Vì thế, danh mục thuốc
thiết yếu đã mở đầu cho cuộc cách mạng kinh tế về y tế, nó đã giúp nhiều
quốc gia vượt qua được tình trạng thiếu thuốc thiết yếu cho đa số dân chúng,


11


tiết kiệm được ngân sách quốc gia và hạn chế được tác hại không mong muốn
của thuốc.
Khái niệm về danh mục thuốc thiết yếu đã được thể hiện rõ trong chính
sách thuốc quốc gia Việt Nam[31] như sau:
“Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thoả mãn
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này
luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào
chế thích hợp, giá cả hợp lý”.
1.3.2. Chương trình thuốc thiết yếu quốc gia và danh mục thuốc thiết
yếu ở Việt Nam:
Từ năm 1985 đến nay Bộ Y Tế đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần
I, II, III, IV. Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV là mới nhất với 346 thuốc
tân dược, 81 thuốc thiết yếu y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị thuốc
nam, bắc[13]. Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV có kèm theo bản hướng
dẫn sử dụng nhằm đạt mục tiêu quốc gia về thuốc là: Cung ứng thường xuyên
đủ thuốc có chất lượng cao, giá thành hạ đến người dân và đảm bảo sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế.
Chương trình thuốc thiết yếu là chương trình quốc gia, mang nội dung
quan trọng nhất trong chính sách quốc gia về thuốc, là cơ sở pháp lý để nhà
nước có kế hoạch đầu tư nguồn lực và áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm đảm
bảo có đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng, là mục tiêu ưu tiên hoạt động cho các ngành y tế.
Theo chính sách quốc gia về thuốc sản xuất thuốc trong nước phải đáp
ứng được 50 - 60% nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh (trong đó đặc biệt là
thuốc thiết yếu) [24, 31].
Để triển khai chính sách thuốc quốc gia về thuốc trong bệnh viện, Bộ Y
tế đã chỉ đạo cụ thể bằng các chỉ thị, thông tư sau:

- Chỉ thị 03/BYT - CT ngày 25/2/1997 về chấn chỉnh công tác cung ứng,
quản lý, sử dụng thuốc tại bệnh viện [7].
- Thông tư 08/BYT - TT ngày 04/07/1997 hướng dẫn về tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện [10].
- Chỉ thị 04/1998/BYT - CT ngày 04/03/1998 về việc tăng cường sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh [8].
1.3.3. Hội đồng thuốc và điều trị, Danh mục thuốc bệnh viện:

12


Thực hiện chỉ thị 03/CT - BYT ngày 25/02/1997 về chấn chỉnh công tác
cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện và thông tư 08/TT - BYT
ngày 04/07/1997 của Bộ Trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ của hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện [7, 10], các bệnh viện đã
tiến hành triển khai thành lập Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.
Theo báo cáo thống kê 6 tháng 1998 (sau một năm thực hiện hội đồng
thuốc và điều trị ở bệnh viện) Hội đồng thuốc và điều trị đã thực hiện được
các công việc sau [29]:
> Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện.
Qua báo cáo của 558 bệnh viện tới nay có 96% hội đồng thuốc đã xây
dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện.
> Thực hiện quy trình giao phát thuốc hợp lý: Các khoa dược bệnh viện
đảm bảo chất lượng thuốc dùng trong bệnh viện.
□ 95% Hội đồng thuốc và điều trị đã kiểm nhập thuốc, đảm bảo chất
lượng thuốc đã được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi nhập kho.
□ 90% các khoa dược thực hiện tốt qui chế dược chính. Thuốc được
kiểm tra đảm bảo chất lượng.
□ 100% các bệnh viện tự đánh giá đã xây dựng qui trình cấp phát thuốc
hợp lí.

> Công tác thông tin thuốc và theo dõi các phản ứng không mong muốn
của thuốc.
□ Công tác thông tin thuốc: 58% hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện
có dược sĩ thực hiện thông tin thuốc cho thầy thuốc kê đơn. Một số khoa dược
bệnh viện đã triển khai thông tin thuốc và thực hành dược lâm sàng như bệnh
viện Bạch Mai, bệnh viện phụ sản Hà Nội...
□ Theo dõi phản ứng không mong muốn của thuốc (ADR). Theo số liệu
thống kê của Trung tâm ADR Quốc gia khi Hội đồng thuốc điều trị hoạt động
thì nhiệm vụ theo dõi phát hiện ADR đã được quan tâm: Năm 1996 khi chưa
có Hội đồng thuốc và điều trị: có 444 báo cáo trong cả nước. Năm 1997 khi có
Hội đồng thuốc và điều trị có 904 báo cáo trong cả nước, tăng 203,6% so với
1996, trongđó: 697 báo cáo từ bác sĩ và 207 báo cáo từ dược sĩ.
> Giám sát kê đơn hợp lí:
□ Số loại thuốc nội/ Tổng số loại thuốc sử dụng trong bệnh viện: 54,8%.
Số loại thuốc ngoại / Tổng số loại thuốc sử dụng trong bệnh viện: 45,2%.

13


□ Thực hiện qui chế kê đơn: 87,0% các bệnh viện có hội đồng thuốc và
điều trị thực hiện tốt qui chế kê đơn thuốc độc. 91,4% các bệnh viện trên kê
đơn thuốc phù hợp giữa chẩn đoán và điều trị.
□ Bình bệnh án: Bình bệnh án là phương pháp tốt nhấtđể đánh giá và
nâng cao trình độ chung trong điều trị. Theo thống kê trong246Hội đồng
thuốc và điều trị có 41,8% Hội đồng có bình bệnh án.
> Nghiên cứu khoa học và đào tạo về thuốc:
□ Hội đồng thuốc và điều trị đã thực hiện được chức năng tư vấn cho
giám đốc bệnh viện về sử dụng thuốc hợp lí, an toàn, hiệu quả và các vấn đề
liên quan đến thuốc, góp phần nâng cao chất lượng trong điều trị trong BV.
□ Thiết lập tốt mối quan hệ dược sĩ, bác sĩ, y tá trong sử dụng thuốc an

toàn, hợp lí, hiệu quả cho người bệnh.
❖ Danh mục thuốc bệnh viện.
Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện [4]

Hình 1.5: Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

14


“Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết
thoả mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của
bệnh viện phù hợp với mô hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả
năng tài chính của từng bệnh viện và khả năng chi trả của từng người
bệnh. Những loại thuốc này trong một phạm vỉ thời gian, không gian, trình
độ xă hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn có sẵn bất cứ lúc nào với sô
lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”.
Kể từ ngày 24/01/2005 Bộ Y tế đã đưa ra danh mục thuốc chủ yếu (ban
hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ - BYT) [16]. Mục tiêu mà danh mục
thuốc đặt ra là: Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý (bao gồm cả an toàn, hiệu quả),
đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh, đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa
bệnh của người bệnh, phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh.
1.4. CÔNG TÁC CUNG ỨNG THUỐC CỦA BỆNH VIỆN.

Cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa dược bệnh viện.
Chu trình cung ứng thuốc có thể được tóm tắt theo sơ đồ sau:
* LỰA CHỌN
(Selection)

r

HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG
(Use)

Công
nghệ

Thông tin

- Kinh phí hoạt động
V
_
cua bệnh viện
9

1

A

• A



V

*'

V'

_______________________ /




Khoa
học
Ĩ1ỌC
- ...

Kinh tế

PHÂN PHỐI
(Distribution) *
Hình 1.6: Chu trình cung ứng thuốc [32]

15

MUA BÁN
(Procurement


Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín. Mỗi bước trong chu trình đều
có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo.
1.4.1. Lựa chọn thuốc:
Lập kế hoạch dự trù thuốc, hoá chất, vật dụng y tế, dựa vào báo cáo thống
kê thuốc đã sử dụng, kinh phí được cấp... Với các yếu tố cần xem xét:
> Mô hình bệnh tật của bệnh viện.
> Các phác đồ điều trị chuẩn của Bộ Y tế và của bệnh viện.
> Danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế.
> Nguồn thông tin, an toàn và hiệu quả của thuốc.
> Mức độ sử dụng của bệnh viện, thứ hạng của bệnh viện (liên quan đến

nguồn kinh phí của bệnh viện).

Hình 1.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc [32]
Lựa chọn thuốc nhằm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả là lĩnh vực
đầu tiên trong chính sách quốc gia về thuốc. Để sử dụng thuốc hợp lý, an toàn

16


thì lựa chọn danh mục thuốc, hướng dẫn điều trị chuẩn là phần việc quan
trọng. Hướng dẫn điều trị chuẩn thích hợp với một hệ thống y tế, trong đó hội
đồng thuốc và điều trị đóng vai trò trung tâm cùng với các thông tin thuốc và
các khái niệm danh mục thuốc thiết yếu của tổ chức y tế thế giới [23].
Lựa chọn danh mục thuốc không đơn thuần là thống kê thuốc sử dụng
trong bệnh viện mà cần sự kết hợp nhiều mặt giữa kinh nghiệm sử dụng thuốc
và các căn cứ, phương pháp khoa học.
1.4.2. Mua thuốc:
Lựa chọn nguồn cung ứng, hợp đồng mua thuốc, giám sát thực hiện cung ứng,
nhập hàng, kiểm soát chất lượng. Với các yếu tố cần xem xét:
> Chất lượng của thuốc, dự đoán nhu cầu trong tương lai
> Lập quy trình mua thuốc, phương thức mua thuốc, hội đồng mua thuốc
> Lựa chọn nguồn cung cấp
> Lập hội đồng chi trả, cách thức trả tiền, cách thức gửi hàng
Với mục tiêu đưa thuốc đến với bệnh nhân nhanh nhất và hiệu quả nhất
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định 2151 QĐ/UBND ngày
17/4/2001 uỷ quyền cho sở y tế Hà Nội tổ chức thực hiện đấu thầu thuốc dưới
hai hình thức: Đấu thầu rộng rãi áp dụng cho các đơn vị có tổng kinh phí mua
thuốc trên 200 triệu đồng/ tháng và hình thức chào hàng cạnh tranh áp dụng
cho các đơn vị còn lại.
1.4.3. Cấp phát thuốc:

"Y” Tồn trữ bảo quản: Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập kho hợp
lý, quá trình kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá.
Công tác tồn trữ thuốc là một trong những khâu quan trọng của việc bảo đảm
cung cấp thuốc đến tận tay người bệnh với chất lượng tốt[l].
"Y* Đảm bảo chất lượng thuốc: Bao gồm cả 2 hoạt động kỹ thuật và quản
lý. Hoạt động kỹ thuật là việc đánh giá các tài liệu về sản phẩm thuốc, kiểm
tra chất lượng trong phòng kiểm nghiệm, giám sát chất lượng thuốc trong quá
trình cung ứng.
Trong quá trình cấp phát thuốc phải thực hiện một số công việc sau:


×