Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.3 KB, 86 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)

Đề tài:

BỒI THƢỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC
THU HỒI ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Châu Hoàng Thân

Nguyễn Minh Thái

Bộ môn Luật Hành Chính

MSSV: S120083
Lớp: Luật vb2 - K38

Cần Thơ, Tháng 11 Năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
................................................................................................................................
................................................................................................................................


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................................................2
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................................2
4.Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................2
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................................3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT VÀ BỒI THƢỜNG VỀ ĐẤT
CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN .....................................................................................4

1.1. Một số khái niệm bồi thƣờng về đất khi nhà nƣớc thu hồi đất của hộ gia đình,
cá nhân ............................................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất ....................................................................................4
1.1.2. Khái niệm bồi thường về đất và các khái niệm liên quan ..................................6
1.1.2.1. Khái niệm về bồi thường về đất ...................................................................6
1.1.2.2. Các khái niệm liên quan ..............................................................................7
1.2. Mục đích của việc thu hồi và bồi thƣờng về đất khi nhà nƣớc thu hồi đất của
hộ gia đình, cá nhân .....................................................................................................11
1.2.1. Mục đích thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân .................................................11
1.2.2. Mục đích bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
....................................................................................................................................14
1.2. Lƣợc sử giai đoạn bồi thƣờng về đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà
nƣớc thu hồi đất............................................................................................................15
1.2.1. Giai đoạn luật Đất đai năm 1987 ......................................................................15
1.2.2. Giai đoạn luật đất đai năm 1993 .......................................................................16
1.2.3. Giai đoạn luật Đất đai năm 2003 ......................................................................19
1.2.4. Giai đoạn luật Đất đai năm 2013 ......................................................................21
1.4. Khái quát về bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất của hộ gia đình, cá
nhân ...............................................................................................................................22
1.4.1.Nguyên tắc bồi thường về đất đối với hộ gia đình, cá nhân ..............................22
1.4.2. Phân loại đất và xác định mục đích sử dụng đất ..............................................24
GVHD: Châu Hoàng Thân

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
1.4.2.1. Phân loại đất ..............................................................................................24
1.4.2.2. Xác định mục đích sử dụng đất ..................................................................27
CHƢƠNG 2. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ

NƢỚC THU HỒI ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ..........................................30
2.1. Điều kiện và các trƣờng hợp đƣợc bồi thƣờng, không bồi thƣờng về đất .......30
2.1.1. Điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá
nhân ............................................................................................................................30
2.1.2. Các trường hợp bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá
nhân .............................................................................................................................32
2.1.3. Các trường hợp không bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất đối với hộ
gia đình, cá nhân .........................................................................................................35
2.2. Giá đất tính bồi thƣờng về đất cho hộ gia đình cá nhân ...................................38
2.2.1 Xác định giá đất tính bồi thường .......................................................................38
2.2.2. Định giá đất và cách thức định giá đất .........................................................40
2.2.2.1. Định giá đất ...............................................................................................40
2.2.2.2. Cách thức định giá đất...............................................................................42
2.3. Bồi thƣờng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân ......................................45
2.3.1. Đối với đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân .........45
2.3.2. Đối với đất nông nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá
nhân ............................................................................................................................47
2.4. Đối với đất phi nông nghiệp là đất ở; không phải là đất ở cho hộ gia đình, cá nhân
........................................................................................................................................50
2.4.1.Đối với đất phi nông nghiệp là đất ở .................................................................50
2.4.2. Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở .............................................52
2.5. Các trƣờng hợp đặc biệt trong bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất
đối với hộ gia đình cá nhân..........................................................................................55
2.5.1.Trường hợp lệch diện tích .................................................................................55
2.5.2.Đất không có giấy tờ .........................................................................................57
CHƢƠNG 3.. THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG VỀ ĐẤT KHI
NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN ................................................................................59

GVHD: Châu Hoàng Thân


SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
3.1. Thực trạng về pháp luật bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất của hộ
gia đình, cá nhân ..........................................................................................................59
3.1.1. Về thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân ...........................................................59
3.1.2. Thực trạng áp dụng thu hồi đất tại địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
....................................................................................................................................60
3.1.3. Về bồi thường đất của hộ gia đình, cá nhân .....................................................62
3.1.4. Thực trạng về bồi thường đất của hộ gia đình, cá nhân trên một số địa bàn:
Thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Đà Nẵng, Long An, Bình Dương,
Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc .........................................................................64
3.2. Bấp cập về bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất của hộ gia đình, cá
nhân ...............................................................................................................................68
3.3. Nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi
đất của hộ gia đình, cá nhân ........................................................................................72
3.3.1.Nguyên nhân về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá
nhân ............................................................................................................................72
3.3.2. Giải pháp, kiến nghị về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia
đình, cá nhân ...............................................................................................................73
KẾT LUẬN .......................................................................................................................77

GVHD: Châu Hoàng Thân

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội và sự ổn định đời sống của người dân. Trong quá trình phát triển đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội là một quá trình tất yếu, tác động rất lớn đến
người bị thu hồi đất. Những thửa ruộng, mảnh vườn, những ngôi nhà, những khu đất
hoang sơ đã biến thành những đại lộ, công viên, khu thương mại sầm uất. Để có được
những công trình khang trang như thế đã không ít những cá nhân, hộ gia đình phải ra đi,
trả lại đất đai cho sự thăng hoa, tiến bộ cho một diện mạo đô thị mới. Do đó, để bù đắp
một phần thiệt thòi cho người mất đất, Nhà nước đã ban hành những chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư dành cho người có đất bị thu hồi, nhằm ổn định hoạt động
sản xuất và đời sống.
Việt Nam là nước Nông nghiệp, đa số người dân sống bằng nghề Nông, đất đai trở
thành tư liệu sản xuất và là nguồn sống của người dân. Nói cách khác, đất đai phục vụ
cho Nông nghiệp, nó như một nét đặc trưng nền văn hóa lúa nước của nước ta. Tuy
nhiên, vì sự phát triển chung của đất nước, dù muốn hay không người sử dụng đất phải
trả lại đất cho nhà nước khi có quyết định thu hồi. Điều này không những thể hiện nghĩa
cử góp phần xây dựng đất nước ở họ mà trên nguyên tắc đây là một hành động của một
công dân trong việc bảo vệ sự hưng thịnh của đất nước. Do vậy, cần có những chính sách
bồi thường tương xứng cho những người bị thu hồi đất mà ở đây là hộ gia đình, cá nhân
là những chủ thể đang rất cần có những sự bồi thường thỏa đáng giúp họ ổn định đời
sống sau khi đất bị thu hồi.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong khi các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất thường xuyên thay đổi dẫn đến tình trạng so bì, khiếu nại của người có
đất bị thu hồi diễn ra càng phức tạp. Làm thế nào để có những chính sách thu hồi đất hợp
lý để người bị thu hồi đất là cá nhân, hộ gia đình an tâm để ổn định đời sống? Như thế
nào là phù hợp trong chính sách bồi thường cho người dân khi nhà nước thu hồi đất? Vì
những lẽ trên, với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề mà người đang có đất quan tâm,

người viết quyết định chọn đề tài: “ Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất của hộ
gia đình và cá nhân” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp ra trường, với mong muốn
đóng góp “một tiếng nói” vào quá trình xây dựng cơ chế, thực thi hiệu quả pháp luật về
bồi thường thiệt hại về đất khi nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình và cá nhân.

GVHD: Châu Hoàng Thân

1

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình và cá nhân đã có
khá nhiều bài viết sách báo pháp luật đề cập đến như “Bảo đảm việc làm của người nông
dân khi nhà nước thu hồi đất Nông nghiệp” của Phan Thanh Tùng, Lý luận chính trị. Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Quang Tiến với “Nghiên cứu
lập pháp, Số 21/2008; Cơ sở hiến định về thu hồi đất vì mục đích công cộng ở Việt Nam,
Phan Trung Hiền, Nghiên cứu lập pháp, Số 12/2008; “Bình luận và góp ý với các quy
định về thu hồi đất, bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi”, Nguyễn Quang Tuyến, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, Số 5/2013, v.v. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này ở những khía cạnh và mức
độ khác nhau, mới dừng lại ở việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường
thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất còn chung chung, riêng nội dung bồi thường thiệt hại
về đất đối với đối tượng là hộ gia đình, cá nhân khi nhà nhà nước thu hồi đất, tuy cũng có
đề cập đến nhưng dưới dạng những bài viết mang tính chuyên khảo vẫn còn khiêm tốn
trong vấn đề chuyên sâu và có tính khoa học thực tiễn.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu nhằm đạt những mục đích:

-Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống pháp luật về bồi
thường và những chính sách của nhà nước khi thu hồi đất của hộ gia đình và cá nhân.
-Tìm hiểu những khái niệm và chỉ ra những đặc điểm riêng của bồi thường thiệt hại
của nhà nước khi thu hồi đất.
- Đánh giá, bình luận pháp luật hiện hành về bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi
đất nói chung và các quy định về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình
cá nhân.
-Xác lập những thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi
pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình cá nhân.
Luận văn không có tham vọng đi sâu nghiên cứu lý giải hệ thống, cặn kẽ, thấu đáo
và toàn diện các nội dung của pháp luật về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất. Trong khuôn khổ có giới hạn, luận văn tập trung vào các quy định
về bồi thường về đất cho hộ gia đình cá nhân khi nhà nước thu hồi đất.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hướng tới giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra người viết sử dụng một số
phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh, đối chiếu, tham khảo từ sách báo,
tạp chí v.v..nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận có tính liên quan đến đề tài, phân
tích đánh giá và rút ra kết luận.
GVHD: Châu Hoàng Thân

2

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
người viết chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất của

hộ gia đình, cá nhân
Chương 2: Quy định pháp luật về bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất
của hộ gia đình, cá nhân
Chương 3: Thực trạng về pháp luật bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất
của hộ gia đình, cá nhân và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện

GVHD: Châu Hoàng Thân

3

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT VÀ BỒI THƢỜNG VỀ ĐẤT CỦA
HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
Là một quốc gia phát triển mạnh về nông nghiệp, với cơ chế quản lý đất đai và tư
duy của nền văn hóa Nông nghiệp, Việt Nam chú tâm phát triển và xây dựng hệ thống
pháp luật về đất đai phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo từng thời kỳ của
đất nước.
Ngày nay với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng thị trường cho nên nhu cầu về
xây dựng công trình công cộng, khu công nghiệp, phát triển du lịch là chuyện tất yếu của
thời đại xây dựng đất nước. Điều này ảnh hưởng đến các chủ thể sử dụng đất, họ sẽ phải
bị thiệt hại không nhỏ đến quyền và lợi ích khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, mà
trong đó hộ gia đình, cá nhân là chủ thể sử dụng đất cần được Nhà nước quan tâm nhất.
Bởi chủ thể này chiếm số lượng lớn trong xã hội và phát sinh nhiều vấn đề lớn trong quan
hệ đất đai. Vì thế, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần có những chiến lược và những chính
sách bồi thường như thế nào để việc thu hồi đất phục vụ cho nhu cầu công ích được tiến

hành nhanh chóng. Bên cạnh đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ nói chung trong đó bồi
thường về đất nói riêng đạt hiệu quả nhằm ổn định đời sống cho chủ thể sử dụng đất là hộ
gia đình và cá nhân.
1.1. Một số khái niệm bồi thƣờng về đất khi nhà nƣớc thu hồi đất của hộ gia đình,
cá nhân
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất
Về mặt ngữ nghĩa, thu hồi là lấy lại cái đưa ra, cấp phát hoặc bị người khác lấy.1
Nói một cách khác, thu hồi là việc chủ sở hữu lấy lại tài sản của chính mình từ người
khác.
Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, Nhà nước đại diện nhân dân quản lý
đất đai và trao quyền sử dụng đất cho người dân. Vì thế, thẩm quyền thu hồi đất thuộc về
Nhà nước, một chủ thể duy nhất thực hiện đặc quyền về vấn đề thu hồi đất. Người bị thu
hồi đất là người đang sử dụng đất trực tiếp canh tác thửa đất mà mình đang sử dụng một
cách hợp pháp. Như vậy, thu hồi đất là một hoạt động hành chính của Nhà nước lấy lại
đất do người dân đang chiếm giữ sử dụng, khai thác.
Về bản chất pháp lý, thu hồi là một biện pháp chấm dứt quan hệ đất đai giữa một
bên là Nhà nước với tư cách chủ sở hữu và một bên là người dân đang sử dụng đất. Trong
một trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất của người dân đồng
thời thực hiện việc bồi thường cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi.
1

Nguyễn Như Ý, chủ biên đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa – Thông tin, Hà Nội năm 1993, trang 1593.

GVHD: Châu Hoàng Thân

4

SVTH: Nguyễn Minh Thái



Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
Dưới góc độ pháp lý, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định thu lại
quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của
người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.2
Khái niệm về thu hồi đất ở Luật Đất đai năm 2013 có hai vấn đề:
Thứ nhất, về chủ thể, quan hệ thu hồi đất bao gồm hai chủ thể: Nhà nước và người
được Nhà nước trao quyền sử dụng đất ở đây là hộ gia đình và cá nhân.
Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai, là chủ
thể thực hiện công việc thu hồi.
Người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất gọi tắt là chủ thể sử dụng, khai thác
đất hoặc quản lý đất phù hợp với pháp luật đất đai được Nhà nước trao quyền sử dụng đất
bị thu hồi đất.
Với tư cách đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai, Nhà nước thực
hiện việc thu hồi đất nhằm lấy lại quyền sử dụng đất mà vốn dĩ Nhà nước đã trao cho
người sử dụng bằng một hoạt động hành chính là cấp giấy chứng nhận nhận quyền sử
dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân. Do nhu cầu phát triển đất nước đòi hỏi cần thu hồi
đất để phục vụ cho lợi ích công của quốc gia thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất bằng
hình thức lấy lại quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất được Nhà nước trao quyền.
Thứ hai, chủ sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai nên Nhà nước tiến hành thu
hồi đất. Về nguyên tắc sử dụng đất, người sử dụng đất nói chung và hộ gia đình cá nhân
đang trực tiếp sử dụng đất thông qua nhiều hình thức như được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất … thì phải sử dụng đất có hiệu quả, đúng mục đích sử dụng đất, tiết kiệm, bảo
vệ môi trường.3 Tuy nhiên, việc người sử dụng đất có những hành động vi phạm về đất
đai, làm tổn hại đến đất đai thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất.
Như vậy về nội dung, khái niệm thu hồi đất của luật Đất đai năm 2013 cụ thể hơn
so với Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên có những ý kiến trái chiều cho rằng việc thu hồi
đất do chủ thể vi phạm pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
là chưa phù hợp bởi còn nhiều vấn đề bất cập trong thực tiễn. Song nếu xem xét ở nhiều
góc độ thì đây là một điều khắc phục những bất cập dựa trên những thực tiễn trong những
năm qua.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước đại diện quản lý và trao cho người
dân sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất có thu tiền hoặc không thu
tiền nhằm để người dân ổn định đời sống và sản xuất, cho nên người sử dụng đất cần phải
có những nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ và cải tạo đất. Xét ở góc độ pháp luật thì hành động
2
3

Khoản 11 Điều 3, Luật Đất đai 2013.
Điều 6 Luật Đất đai 2013.

GVHD: Châu Hoàng Thân

5

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
hủy hoại đất, vi phạm pháp luật về đất đai của chủ thể sử dụng đất thì quyết định thu hồi
đất của Nhà nước đối với những trường hợp này là điều đúng đắn và tích cực.
So với Luật Đất đai năm 2003 quy định, về khái niệm pháp lý thu hồi đất là việc
Nhà nước ra quyết định hành chính để thu hồi lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã
giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý.4
Luật Đất đai năm 2003 chỉ tập trung ở mệnh đề lấy lại đất thông qua quyết định
hành chính: Quyết định thu hồi đất. Luật chỉ tập trung vào việc nhu cầu cần thiết lấy lại
đất từ Nhà nước mà chưa tập trung vào hành vi và thái độ của người sử dụng đất như thế
nào. Cho nên, điều này kéo theo nhiều thực trạng gây tổn hại đến đất, sử dụng đất không
đúng mục đích mà vấn đề xử lý chỉ là xử phạt hành chính đối với chủ thể vi phạm.
Như vậy, thu hồi đất thực chất là chuyển dịch quyền sử dụng đất tương tự như
quan hệ chuyển giao đất từ Nhà nước đến người sử dụng đất. Tuy nhiên đây là một quan

hệ chuyển dịch đặc biệt mang tính mệnh lệnh, phục tùng mà trong đó người bị thu hồi
không hề có nhu cầu giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình đang sử
dụng. Việc chuyển dịch này là một quan hệ bắt buộc xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất của
nhà nước, nhưng cho dù xuất phát từ mục đích nào đi nữa thì quyền và lợi ích của người
đang sử dụng đất bị thu hồi cần được bảo vệ hợp pháp nhất.
1.1.2. Khái niệm bồi thường về đất và các khái niệm liên quan
1.1.2.1. Khái niệm về bồi thường về đất
Nếu việc Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng phục vụ cho
lợi ích quốc gia là một hoạt động hành chính được quy định trong pháp luật về đất đai thì
việc bồi thường về đất, bồi thường những thiệt hại mà chủ sử dụng đất phải chịu khi Nhà
nước thu hồi đất là một vấn đề hiển nhiên được chỉ định rõ trong luật Đất đai năm 2013.
Về khái niệm pháp lý, bồi thường về đất là việc trả lại giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.5
Qua khái niệm này, ta hiểu Nhà nước khi thu hồi diện tích đất, loại đất, mục đích
sử dụng đất của người sử dụng như thế nào thì Nhà nước sẽ thực hiện bồi thường tương
đương với diện tích đã thu hồi.
Đây là một quy định mới. Ở Luật Đất đai năm 2003 quy định, bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu
hồi cho người bị thu hồi đất.6

4

Khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai 2003.
Khoản 12, điều 3 Luật Đất đai 2013.
6
Khoản 6 điều 4 Luật Đất đai 2003.
5

GVHD: Châu Hoàng Thân


6

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
Nhà nước ưu tiên cho những trường hợp được bồi thường bằng đất đối với người
sử dụng đất có đất bị thu hồi. Nhận định điều mới này xuất hiện ở khái niệm pháp lý về
bồi thường về đất trong Luật Đất đai năm 2013 xuất phát từ thực tiễn đang diễn ra. Khái
niệm bồi thường ở Luật Đất đai năm 2003 còn mơ hồ chưa ghi rõ việc bồi thường phải
như thế nào? Chỉ diễn giải ở khái niệm chung chung. Bởi, ngoài bồi thường về đất đối
với đất bị thu hồi thì hình thức bồi thường bằng tiền được xác định bằng giá trị của thửa
đất cũng được áp dụng. Cho nên, ở một số địa phương áp dụng hình thức bồi thường
chưa thống nhất. Có những nơi quỹ đất dồi dào đủ điều kiện để bồi thường về đất nhưng
lại không thực hiện đúng theo trình tự như vậy. Trái lại, việc bồi thường bằng tiền trong
tâm trí người dân không mong muốn nhưng vì Ủy ban nhân dân áp dụng hình thức bồi
thường bằng tiền khiến các chủ thể sử dụng đất buộc phải chấp nhận. Bên cạnh đó, việc
định giá, xác định giá đất còn nhiêu khê, dẫn đến tình trạng khiếu kiện xảy ra. Luật Đất
đai năm 2013 quy định, ngoài việc người sử dụng đất có nguyện vọng bồi thường bằng
tiền nếu không thì thực hiện bồi thường về đất phù hợp với diện tích đất bị thu hồi, cùng
mục đích sử dụng đất.
Như vậy, bồi thường là một hoạt động hành chính của Nhà nước trong việc trả lại
giá trị sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Trong việc
Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình cá nhân thì việc bồi thường về đất là vấn đề tất yếu
trong thực thi chính sách bồi thường của Nhà nước. Bởi hoạt động này không những bù
đắp những tổn thất mà người sử dụng đất phải chịu mà còn giúp công tác bồi thường ở
các địa phương thống nhất nhằm tạo điều kiện ổn định đời sống cho người sử dụng đất
khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất.
1.1.2.2. Các khái niệm liên quan
 Hộ gia đình sử dụng đất

Trong xã hội các hình thức sở hữu rất đa dạng và luôn gắn với hoạt động của
nhiều chủ thể. Vì vậy, việc giải quyết các vấn đề cần phải được xác lập trong mối quan hệ
giữa các chủ thể với nhau. Đối với chủ thể hộ gia đình xuất hiện trong Bộ Luật Dân sự
năm 2005, đây là một chủ thể trong quan hệ dân sự bên cạnh chủ thể cá nhân, pháp nhân,
tổ hợp tác.
Luật Đất đai năm 2013 xác định hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan
hệ hôn nhân, huyết thống nuôi dưỡng theo quy đinh của pháp luật hôn nhân và gia đình
đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.7
Ở khái niệm này cần làm rõ hai vấn đề:
7

Khoản 29 điều 3 luật Đất đai 2013.

GVHD: Châu Hoàng Thân

7

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
Thứ nhất, hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống nuôi
dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, những người này đang sống chung và có quyền và nghĩa vụ trong việc sử
dụng đất.
Bắt đầu từ Nghị quyết số 06/NQ-TW của Bộ Chính trị ,8 hộ gia đình được xác
định là đơn vị có kinh tế tự chủ. Nhà nước chủ trương giao đất cho người dân sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích sản xuất Nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Thể chế hóa chính sách đó, với tư cách là một nền kinh tế chủ yếu, trực tiếp sản xuất

Nông nghiệp, hộ gia đình trở thành chủ thể độc lập trong quan hệ đất đai.
Vì vậy, việc xác định quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân nhằm xác lập quyền
và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, việc xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế đã chi phối đời sống pháp
luật của chủ thể này. Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo chủ trương phát triển nông,
lâm, ngư nghiệp để hộ gia đình tham gia sản xuất kinh tế. Vì thế, các thành viên trong hộ
phải có nghĩa vụ cải tạo, canh tác phần diện tích đất được nhà nước giao cho quyền sử
dụng thông qua các hình thức giao dịch đất đai. Các thành viên trong hộ gia đình đều
được hưởng những quyền lợi như nhau cho nên pháp Luật Đất đai xác định thời điểm mà
các thành viên trong hộ được nhận quyền sử dụng đất từ Nhà nước thì phát sinh quyền và
nghĩa vụ của cá nhân trong hộ đối với thửa đất của mình đang sử dụng.
Thực tiễn cho thấy, Nhà nước giao đất cho hộ gia đình phát triển nông nghiệp vốn
diễn ra đã từ rất sớm. Luật Đất đai năm 1993 ghi rõ về việc giao đất cho hộ gia đình và cá
nhân canh tác nhưng việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong hộ thì luật
còn chung chung chưa diễn dẫn cụ thể cụ thể.
Đến luật Đất đai năm 2003 thì khái niệm hộ gia đình chưa được ghi nhận bằng con
từ pháp lý mà chỉ diễn dẫn khái niệm này thông qua khái niệm ở Bộ luật Dân sự. Điều
này còn nhiều bất cập. Bởi, khái niệm hộ gia đình trong luật Dân sự bao gồm các thành
viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy
định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.9
Nếu căn cứ theo tiêu chí này để xác định hộ gia đình trong quan hệ đất đai thì
không hợp lý, còn vướng mắc khi mà các thành viên của gia đình, có tên trong hộ khẩu
nhưng thực tế họ không nghĩa vụ để canh tác, cải tạo và sản xuất thì việc xác lập quyền
đối với họ khi Nhà nước bồi thường về đất thì họ được hưởng là không phù hợp.
8

Nghị quyết của Bộ Chính trị số 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 quy định về một số vấn đề phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
9

Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005.

GVHD: Châu Hoàng Thân

8

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
Trên thực tế, trước khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời thì chưa có văn bản nào làm
rõ khái niệm hộ gia đình hay quy định tiêu chí để hộ gia đình trong quan hệ đất đai theo
cách thống nhất. Hộ khẩu được xem là căn cứ để xác định mối quan hệ của các thành
viên trong một hộ theo cách hiểu thông dụng nhất. Hộ khẩu là giấy chứng nhận pháp lý là
thành viên thường trú, sinh sống của hộ gia đình tại địa phương. Trong hộ khẩu sẽ ghi tên
chủ hộ và thông thường những người này sẽ đại diện các thành viên trong hộ quyết định
những vấn đề của hộ gia đình.
Tuy nhiên, nếu xác định hộ gia đình bao gồm thành viên có tên trong hộ khẩu là
chưa chính xác vì có những trường hợp xin nhập tên trong hộ khẩu mà chính bản thân
người xin được nhập tên trong hộ gia đình thông qua hộ khẩu của hộ vốn không được xác
lập nghĩa vụ đối với họ. Vì thế, để xác định ai là thành viên của hộ gia đình trong quan hệ
đất đai, ngoài việc xác định quan hệ huyết thống còn nên xác định thời điểm mà các
thành viên trong hộ được hưởng quyền lợi như thế nào trong khoảng thời gian cùng
chung sống, cùng hoạt động sản xuất.
Người đứng đầu hộ gia đình là chủ hộ sẽ đại diện các thành viên trong hộ chịu
trách nhiệm trước Nhà nước đối với quyền sử dụng đất. Nội dung này được ghi nhận ở
pháp luật luật Dân sự về quyền và nghĩa vụ của chủ hộ và các thành viên trong hộ.
Đến khi luật Đất đai năm 2013 ra đời ghi nhận chủ thể pháp lý hộ gia đình sử dụng
đất tham gia với tư cách là chủ thể độc lập trong quan hệ đất và chủ hộ là người đại diện
hộ tham gia quan hệ đất đai với Nhà nước.10

Luật Đất đai năm 2013 quy định hộ gia đình là một chủ thể sử dụng đất độc lập là
một ghi nhận đáng giá của thực tiễn. Bởi nó xuất phát từ hai lý do:
Thứ nhất, chủ thể này chiếm đa số trong xã hội, là chủ thể trực tiếp sản xuất nông
nghiệp nên việc giao đất, cho thuê đất đến khi thu hồi đất vì mục đích công ích thì phát
sinh nhiều vấn đề nan giải khi mà các thành viên trong hộ vốn chưa xác định rõ nghĩa vụ
cần thực hiện nhưng đến khi Nhà nước có quyết định thu hồi thì các thành viên trong gia
đình đòi hỏi quyền và lợi ích được xấc định trong đó. Thực tiễn diễn ra rất nhiều mà
trong khi Luật Đất đai 2003 chưa quy định cụ thể.
Thứ hai, việc chủ hộ đại diện hộ gia đình tham gia quan hệ sử dụng đất với Nhà
nước là một điều thích hợp. Bởi với số lượng lớn, chủ hộ sẽ đại diện cho tiếng nói chung
của từng thành viên trong gia đình để quyết định, định đoạt những vấn đề liên quan đến
quyền lợi của hộ. Cho nên đây là một vấn đề tích cực mà Luật Đất đai năm 2013 quy định.
Về năng lực hành vi dân sự của chủ hộ và các thành viên trong hộ gia đình thì căn
cứ vào Điều 14 năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, Điều 17 năng lực hành vi dân sự
10

Khoản 5 Điều 7 Luật Đất đai 2013.

GVHD: Châu Hoàng Thân

9

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
của cá nhân quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2005.11 Bởi đây là chủ thể sử dụng đất
chiếm số lượng lớn trong xã hội. Cho nên cần có những quy định cụ thể để quyền và
nghĩa vụ của họ được pháp luật bảo vệ.
 Cá nhân sử dụng đất.

Về khái niệm, cá nhân trong quan hệ đất đai là chủ thể sử dụng đất độc lập, quyền
sử dụng chỉ do một cá nhân đứng tên.
Theo quy định của pháp luật, năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật
phải có điều kiện: đủ 18 tuổi, phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ thì
được nhà nước công nhận quan hệ trong pháp luật đất đai, được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Nếu so sánh các thành viên trong hộ gia đình với chủ thể này thì có điểm khác là
tư cách pháp lý. Khi Nhà nước giao đất cho hộ gia đình thì các thành viên trong gia đình
là những chủ thể đồng sở hữu. Từng thành viên không trực tiếp chịu trách nhiệm với
người sử dụng đất đối với nhà nước hoặc thực hiện các giao dịch về sử dụng đất mà phải
thông qua người đại diện hợp pháp của hộ gia đình gọi là chủ hộ. Còn cá nhân sử dụng
đất được nhà nước trực tiếp cho phép sử dụng đất thông qua các hình thức nhất định và
chủ thể này độc lập chịu trách nhiệm bằng chính hành vi của mình trong quá trignh thực
hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia sử dụng quan hệ đất đai.
Có một điểm chung giữa các chủ thể trong hộ gia đình và cá nhân trong quan hệ
đất đai, cho dù là cá nhân sử dụng đất trong nước, cá nhân nước ngoài hay người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép sử dụng đất thì trong mọi
trường hợp nhân danh cá nhân thực hiện mọi quy định của pháp luật và gánh chịu những
hậu quả pháp lý (nếu có) từ hành vi của họ gây ra. Do vậy, hộ gia đình cá nhân nhận
quyền sử dụng đất từ nhà nước trong quan hệ đất đai đều được công nhận và bảo vệ theo
pháp luật.

11

Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005.
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Điều 17 của Bộ luật Dân sự năm 2005
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,

nghĩa vụ dân sự.

GVHD: Châu Hoàng Thân

10

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
1.2. Mục đích của việc thu hồi và bồi thƣờng về đất khi nhà nƣớc thu hồi đất của hộ
gia đình, cá nhân
1.2.1. Mục đích thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
Việc thu hồi đất mang mục đích rất quan trọng trong quá trình quy hoạch xây
dựng và phát triển đất nước. Theo luật Đất đai năm 2013 Nhà nước quyết định thu hồi đất
trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp thứ nhất: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Do nhu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cần phải xây dựng các công trình công
cộng để phục vụ vì mục đích chung thì việc thu hồi đất là một điều cần thiết. Luật Đất đai
năm 2013 ghi nhận vấn đề này ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên xét về góc độ nhận thức về
luật khi thu hồi đất của người sử dụng để phục vụ cho lợi ích quốc phòng, an ninh; phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Luật Đất đai năm 2013 cân nhắc
nhiều hơn so với Luật Đất đai năm 2003.
Luật Đất đai năm 2013 ghi rõ trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng phải
rõ ràng minh bạch và tương ứng với những trường hợp cụ thể quy định tại Điều 61 luật
hiện hành.12
Việc xây dựng này phải phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Luật chỉ rõ, việc
xác định thu hồi đất cho nhu cầu lợi ích quốc gia cần được Chính phủ xem xét và quyết
định.

Bên cạnh đó, việc thu hồi đất đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng mang tính công khai rất rõ.13 Luật Đất đai năm 2013 quy định việc phát triển
12

Điều 61 Luật Đất đai 2013:
1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
2. Xây dựng căn cứ quân sự;
3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
4. Xây dựng ga, cảng quân sự;
5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an
ninh;
6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
13
Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
2. Thực hiê ̣n các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:
a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư
bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ
chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng,
công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;

GVHD: Châu Hoàng Thân

11


SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
kinh tế - xã hội phải đi kèm với lợi ích quốc gia nghĩa là phải có chiến lược kế hoạch đầy
đủ cần có cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định thì Nhà nước mới ra quyết định
thu hồi đất để phục vụ cho quy hoạch.
Vấn đề này được xem xét so với Luật Đất đai năm 2003 trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, Luật Đất đai năm 2003 quy định về việc thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích kinh tế nhưng thực tiễn cho thấy có nhiều công trình dự án được xây dựng không
phục vụ cho lợi ích kinh tế của quốc gia, chưa đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu.
Thứ hai, các dự án đầu tư của các chủ đầu tư chưa rõ ràng nhưng Nhà nước thực
hiện việc giao đất khi thu hồi đất mà chưa xác định rõ cơ cấu hạ tầng, kỹ thuật và chiến
lược xây dựng dẫn đến tình trạng thu hồi nhưng không đạt kết quả cao.
Do vậy, Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ từng trường hợp cụ thể khi thu hồi đất
để phát triển kinh tế nhằm xác định rõ mục đích chiến lược của hành động pháp lý thu hồi
của mình đúng đắn và hợp lý.
- Trường hợp thứ hai: Thu hồi đất do vi phạm về pháp luật đất đai.
Mục đích của việc thu hồi này dựa trên hành vi pháp lý mà chủ thể sử dụng đất vi
phạm. Bởi thực tế Nhà nước đại diện nhân dân quản lý đất đai và việc Nhà nước giao đất,
cho thuê đất đối với những trường hợp thu tiền hoặc không thu tiền đều hướng đến mục
tiêu giúp chủ thể sử dụng đất, người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân có đất để sản
xuất nông nghiệp, an cư sản xuất. Tuy nhiên, việc người sử dụng đất làm hủy hoại đất, sử
dụng đất không đúng mục đích đã được nhắc nhở, xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì
Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất mà không tiến hành bồi thường đối với chủ thể này.
- Trường hợp thứ ba: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự
nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực,

thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;
3. Thực hiê ̣n các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:
a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự
nghiệp công cấp địa phương;
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực,
thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;
c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dâ n cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên,
nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ
công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
d) Dự án xây dựng khu đ ô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công
nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng;
đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận
thu khoáng sản.

GVHD: Châu Hoàng Thân

12

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
Đây là một vấn đề mới trong luật Đất đai năm 2013. Khi Nhà nước giao đất mà
chủ thể sử dụng đất vì lý do hết thời hạn sử dụng đất, thuê đất giao mà không gia hạn,
hay người sử dụng đất không sử dụng đất tự nguyện trả lại thì Nhà nước thực hiện việc
thu hồi đất. Đối với vấn đề có nguy cơ đe dọa tính mạng của con người thì Nhà nước tiến
hành việc thu hồi có bồi thường đối với nhũng trường hợp đất ở vùng sạt lỡ, thiên tai, ô
nhiễm môi trường đang đe dọa tính mạng của con người thì Nhà nước tiến hành thu hồi

đất bố trí tái định cư hay hình thức bồi thường khác để người dân an tâm đồi sống.
Như vậy xuất phát từ các mục đích trên, việc Nhà nước thu hồi đất dựa trên
nguyên tắc thất sự cần thiết để xây dụng mà mục đích chung nhất là phục vụ cho lợi ích
chung của xã hội, của đất nước.
Đối với Nhà nước, thu hồi đất là một khâu quan trọng trong quá trình quy hoạch
nhằm tạo một “quỹ đất sạch” phục vụ cho an ninh chung, nhất là giải quyết vấn đề về nhà
ở, xây dựng các hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học,…nhằm phục vụ cho người dân
được tốt hơn, hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài.
Điển hình như “Theo định hướng phát triển từ năm 2010 đến năm 2020 Việt Nam cần có
thêm 1 tỷ m2 nhà ở để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân ở cả hai khu vực thành thị
và Nông thôn”.14
Đối với xã hội, thu hồi đất sẽ giúp cho vùng giải phóng mặt bằng cũng như về phía
người dân đươc cải tạo và ổn định cuộc sống. Chẳng hạn đối với khu vực nông thôn, hay
vùng quê hẻo lánh lạc hậu nhưng khi các dự án đi qua đồng ruộng nghĩa đây chính là cơ
hội thu hẹp khoảng cách nông thôn và đô thị với nhau để phát triển vùng. Bên cạnh đó,
thu hồi đất còn tạo điều kiện, cơ hội mới cho rất nhiều hộ gia đình, cá nhân để kinh
doanh, sản xuất tạo thu nhập bằng việc sử dụng số tiền bồi thường hỗ trợ một cách chính
đáng để sử dụng vào cuộc sống. Thu hồi đất tác động nhiều mặt vào đời sống của người
dân và sự phát triển chung của đất nước cho nên đây là hoạt động thường xuyên và quan
trọng chủ chốt.
Đối với nền kinh tế của đất nước thì việc thu hồi đất là công việc quan trọng. Bởi,
thu hồi đất có chức năng khai hóa và tạo sự phát triển đồng đều ở các vùng miền cũng
như phục vụ tốt lợi ích vật chất, tinh thần của người dân.
Từ những phân tích trên cho thấy, thu hồi đất mang mục đích tích cực không
những tạo sự phát triển đồng đều của các vùng trong từng khu vực mà nó còn là một vấn
đề trọng tâm và cần đầu tư nhiều hơn nữa trong sự phát triển chung của đất nước.

14

TS Trần Quang Huy, trường đại học luật Hà Nội, Chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, Luật học số 10/2010, tr 29.


GVHD: Châu Hoàng Thân

13

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
1.2.2. Mục đích bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
Chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ra đời dựa trên nhu cầu xây dựng
cơ sở, chỉnh trang đô thị, phát triển nông thôn. Với chính sách này, Nhà nước đã dùng
một tỷ lệ đất đai nhất định để phục vụ cho an ninh quốc phòng, phục vụ cho lợi ích công
cộng, phát triển kinh tế-xã hội đồng thời đảm bảo công tác quản lý đất đai nhằm khai thác
hiệu quả đất đai – nguồn tài nguyên vô giá của quốc gia.
Đối với Việt Nam, Hiến pháp là một luật tối thượng nên cần phải tuân thủ nghiêm
ngặt nhất. Khi Hiến pháp ghi nhận một quyền của công dân, các đạo luật không được
phép quy định trái ngược hoặc hạn chế hiến định đó. Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam
đã khẳng định “quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”.15 Do đặc
thù của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, Đất đai thuộc sở hữu tòa dân, 16 quyền sở hữu tài sản
(ngoại trừ đất đai và một số tài sản của quốc gia khác) là quyền Hiến định; quyền sử dụng
đất (đối với chủ thể được nhà nước giao đất) cũng là quyền Hiến định được quy định tại
Điều 18 của Hiến pháp năm 1992. Do đó, theo nguyên tắc Hiến định, nếu quyền sử dụng
đất được Nhà nước giao hợp pháp thì đó là quyền Hiến định, thì việc thu hồi đất để phục
vụ cho an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế là không vi phạm pháp
luật. Do thế, một khi việc thu hồi đất là một trong những vấn đề mà hiến pháp đã qui định
rõ thì bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất là một trong những vấn đề trọng tâm trong việc
thực hiên bình đẳng xã hội mà Hiến pháp quy định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.17 Vì lẽ đó, mục
đích việc bồi thường là việc chấp hành đúng tinh thần bình đẳng của Hiến pháp qui định,

mặt khác, còn là việc tạo đời sống ổn định cho nhân dân an tâm ổn định đời sống khi nhà
nước có quyết định thu hồi đất.18
Tóm lại, bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề trọng tâm
không thể thiếu trong hoạt động thu hồi của Nhà nước nhằm bù đắp những tổn thất mà
người dân phải gánh chịu do việc thu hồi đất gây ra. Đồng thời góp phần cho công tác
giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo tiến độ thực hiện quy hoạch
xây dựng. Nhưng quan trọng nhất trong công tác bồi thường khi nhà Nhà nước thu hồi
đất là đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống.

Xem Điều 12, Hiến pháp năm 1946.
Xem Điều 19 của Hiến pháp năm 1980, Điều 17 Hiến pháp 1992.
17
Xem Điều 2, Hiến pháp 1992.
18
TS.Phan Trung Hiền, Cơ sở Hiến định về thu hồi đất vì mục đích công cộng ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Lập
pháp số 12 (128), Văn phòng Quốc hội, 2008.
15
16

GVHD: Châu Hoàng Thân

14

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
1.2. Lƣợc sử giai đoạn bồi thƣờng về đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nƣớc
thu hồi đất
Vào thời Nguyên thủy khi con người cùng sống chung, ăn chung, không có chế độ

tư hữu thì bản thân đất đai không có giá trị. Nhưng đến khi giai cấp được hình thành, xã
hội phân hóa theo nhu cầu vật chất của việc chiếm hữu thì con người bắt đầu ý thức về
giá trị của đất đai. Chế độ quản lý đất đai ra đời từ đó. Chế độ quản lý đất đai của Nhà
nước nói chung và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng ở từng quốc
gia, từng giai đoạn đều không giống nhau. Riêng ở Việt Nam, một quốc gia có nền Nông
nghiệp lúa nước lâu năm cộng thêm với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội trải
qua theo từng thời kỳ với những biến động đáng kể đã tác động rất lớn đến chính sách bồi
thường thông qua những giai đoạn luật Đất đai theo từng thời kỳ.
1.2.1. Giai đoạn luật Đất đai năm 1987
Trong luật Đất đai năm năm 1987, thuật ngữ thu hồi đất xuất hiện khẳng định về
thẩm quyền giao đất, cho thuê đất luôn đi đôi với thẩm quyền thu hồi đất của Nhà nước.
Tuy nhiên, về bản chất hoạt động này diễn biến còn đơn giản về trình tự thủ tục, chủ thể
sử dụng đất bị thu hồi và nhu cầu thu hồi đất để phát triển đất nước chưa cao nên luật ban
hành còn đơn giản hóa.
Bởi lẽ trong giai đoạn này Nhà nước tập trung giao đất cho các chủ thể sử dụng
đất để sản xuất nông nghiệp. Cho nên công tác thu hồi đất còn diễn biến với số lượng ít,
còn đơn giản hóa thể chế, công tác thu hồi đất còn ít chủ yếu tập trung đối với những chủ
thể bỏ đất, tự nguyện trả đất.
Luật Đất đai năm 1987 quy định, Nhà nước có thẩm quyền thu hồi một phần hay
toàn bộ diện tích đất đối với tổ chức sử dụng đất bị giải thể, chuyển đi nơi khác hoặc thu
hẹp mà giảm nhu cầu sản xuất; những người trong hộ sử dụng đất đã chuyển đị nơi khác
hoặc đã chết; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao; thòi hạn sử dụng đất đã
hết; Người sử dụng đất không sử dụng đất được giao trong 6 tháng liền mà mà không
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép; người sử dụng
đất vi phạm nghiêm trọng những quy định về sử dụng đất; đất giao không đứng thẩm
quyền; cần sử dụng cho nhu cầu của nhà nước hoặc xã hội.19
Luật Đất đai năm 1987 xác lập thẩm quyền của Nhà nước trong việc thu hồi đất,
tuy nhiên trong giai đoạn này, xây dựng để phát triển kinh tế đất nước là một vấn đề
trọng tâm cho nên việc giao đất, cho thuê đất để người sử dụng đất sử dụng là vấn đề
quan trọng. Do đó, việc thu hồi đất chỉ áp dụng đối với những trường hợp người sử dụng

đất không trực tiếp tham gia sản xuất, bỏ đất, hủy hoại đất. Vì thế, thu hồi đất trong giai
19

Điều 14 Luật Đất đai năm 1987.

GVHD: Châu Hoàng Thân

15

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
đoạn này còn đơn giản, tâm lý của người dân về quan hệ đất đai cũng không quan tâm
như giai đoạn hiện nay.
Đối với việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất còn quy định chung
chung, chưa cụ thể. Trong thời gian này, người dân chủ yếu chú ý đến cái ăn, cái mặc
thường nhật, đất đai bỏ hoang còn nhiều nên vấn đề thu hồi đất còn rất mới mẻ, tương đối
đơn giản không thu hút mấy sự quan tâm của người dân, do đó pháp luật về bồi thường
cũng chưa được đặt ra. Khi cần lấy đất thì Nhà nước “đổi” cho người bị lấy đất một
miếng đất khác, và người dân cũng không chú ý đến việc so sánh thiệt hơn hay khiếu nại,
khiếu kiện miễn sao họ có đất để sản xuất Nông nghiệp ổn định đời sống. Cho nên trong
giai đoạn này, thu hồi đất chưa là vấn đề nổi cộm và chưa thu hút nhiều sự quan tâm của
người dân.
1.2.2. Giai đoạn luật đất đai năm 1993
Thể chế hóa Nghị quyết VI năm 1986 của Ban chấp hành trung ương Đảng trên cơ
sở Hiến pháp năm 1992 định hướng chuyển dần nước ta theo nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước và với sự ra đời của Luật Đất đai năm 1993 thì đất nước ta bắt đầu
chuyển sang trang mới của sự phát triển.
Việc thu hồi đất trong giai đoạn này được Nhà nước quan tâm xem xét. Tuy nhiên,

đất đai chủ yếu phát triển nền kinh tế nông nghiệp nên thu hồi đất để xây dựng các công
trình công ích phục vụ cho quốc gia cần được xem xét kĩ lưỡng. Cho nên, Luật Đất đai
năm 1993 khẳng định việc thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi
đất đang sử dụng của người sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại.20
Nhà nước có quyền thu hồi một phần hoặc toàn bộ phần đất đã giao sử dụng đối
với tổ chức sử dụng đất bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác; cá nhân sử dụng đất đã
chết mà không có người được quyền tiếp tục sử dụng đất đó; người sử dụng đất tự
nguyện trả lại đất được giao; đất không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền mà
không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép; người sử
dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; Đất sử dụng không đúng mục
đích được giao; Đất được giao không theo đúng thẩm quyền. Những trường hợp trên sẽ bị
nhà nước thu hồi.21
Tuy nhiên, thủ tục, thẩm quyền thực hiện thu hồi đất đến bồi thường cho người sử
dụng đất Luật quy định còn chung chung.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất
đó. Việc thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy hoạch và kế
20
21

Điều 27 Luật Đất đai 1993.
Điều 26 Luật Đất đai 1993.

GVHD: Châu Hoàng Thân

16

SVTH: Nguyễn Minh Thái



Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Trước khi thu hồi đất phải
thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển,
phương án đền bù thiệt hại.22Về phương án bồi thường được xem xét dựa trên nhu cầu sử
dụng đất của người sử dụng.
Luật Đất đai 1993 chưa có nhưng quy định cụ thể cho việc bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất. Cho nên, Nghị định 90/1994/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định
về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng khẳng định tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử
dụng đất hợp pháp mà bị Nhà nước thu hồi đất thì được Nhà nước đền bù thiệt hại về đất
và tài sản hiện có trên đất.23
Vì thế hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất thì được đền bù bằng cách
giao đất có cùng mục đích sử dụng để thay thế hoặc đền bù bằng tiền theo giá đất cùng
mục đích sử dụng”.24
Việc bồi thường thực hiện một trong hai phương án: Bồi thường về đất tương
đương với đất thu hồi có cùng mục đích sử dụng và bồi thường bằng tiền theo giá đất có
cùng mục đích sử dụng.
Tuy nhiên việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất bồi thường trên những
điều kiện nào bởi đất đai trong giai đoạn ngày chủ yếu là đất Nhà nước giao cho canh tác
cải tạo. Do vậy nghị định 90/1994/NĐ-CP không xác lập được điều kiện người sử dụng
đất được bồi thường trên nguyên tắc nào. Hễ chủ thể sử dụng đất nào mà có đất sử dụng
ổn định mà bị Nhà nước thu hồi thì được bồi thường. Cho nên Nghị định 90/1994/CP còn
khá nhiều bất cập khi chưa giải quyết những tình trạng cụ thể dẫn đến thực tế người sử
dụng đất so bì không chịu giao đất làm chậm tiến độ quy hoạch.
Cho nên, khắc phục tình trạng mà Nghị định 90/1994/NĐ-CP chưa cụ thể hóa nội
dung về bồi thường về đất nên ngày 24/4/1998 Nghị định 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ
ra đời nhằm bổ sung và giải quyết các vấn đề về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Nghị định 22/1998/NĐ-CP quy định rõ việc bồi thường cho chủ thể sử dụng đất khi
Nhà nước thu hồi đất dựa trên nguyên tắc là sẽ được bồi thường bằng tiền, nhà ở hoặc bằng

đất.25
Như vậy bên cạnh bồi thường bằng tiền, bằng đất thì việc bồi thường về nhà ở cũng
được xem xét đối với những trường hợp người sử dụng đất có đất bị Nhà nước thu hồi.
22

Điều 28 luật Đất đai 1993.
Điều 2, Nghị đinh 90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định về Đền bù thiệt hại về đất.
24
Điều 6 Nghị định 90/1994/NĐ-CP ngày 17/8/1994.
25
Điều 5 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ quy định về Đền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
23

GVHD: Châu Hoàng Thân

17

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
Về việc bồi thường về đất được xác định theo mục đích đất sử dụng mà bồi thường
phân loại dựa trên đất Nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở thuộc khu vực nông thôn, đất đô
thị, đất chuyên dùng…Nhà nước bồi thường về đất đối với diện tích đất thu hồi tương
đương với mục đích sử dụng đất. Tùy thuộc vào từng khu vực, địa phương mà không có
đất để bồi thường thì Nhà nước sẽ bồi thường bằng tiền trên nguyên tắc xác định giá đất.
Tuy nhiên, để nhận được bồi thường người sử dụng đất phải có những điều kiện để
Nhà nước xem xét bồi thường là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ
đất đai liên quan.26 Đây là quy định mới khẳng định vấn đề bồi thường về đất trong giai

đoạn này đang điễn biến phức tạp vì trong giai đoạn ngày, đất nước đang vươn mình sau
chiến tranh nên việc xác lập giấy tờ liên quan đến đất đai của các chủ thể sử dụng đất là
điều nan giải.
Bên cạnh đó, trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà không đủ điều kiện để
bồi thường hay vi phạm pháp luật về đất đai hoặc tại thời điểm sử dụng đất vi phạm quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố hoặc vi phạm hành lang bảo vệ

26

Điều 6 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ quy định về Đền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Điều kiện để được đền bù thiệt hại về đất
Người bị Nhà nước thu hồi đất được đền bù thiệt hại phải có một trong các điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
2. Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
3. Có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
4. Có giấy tờ thanh lý, hóa giá, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước cùng với nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy
định của pháp luật hoặc quyết định giao nhà ở hoặc cấp nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu Nhà nước của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền;
5. Bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án nhân dân về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
6. Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này, người bị
thu hồi đất được đền bù thiệt hại phải có các giấy tờ chứng minh được đất bị thu hồi là đất đã sử dụng ổn định trước
ngày 15 tháng 10 năm 1993 thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đất đã sử dụng ổn định trước ngày 08 tháng 01 năm 1988 được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;
b) Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất vẫn tiếp tục sử dụng đất từ đó đến ngày bị thu hồi;
c) Có giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, mà người đó vẫn sử
dụng liên tục từ khi được cấp đến ngày đất bị thu hồi;

d) Có giấy tờ mua, bán đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 hoặc có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
trong thời gian từ 18 tháng 12 năm 1980 đến ngày 15 tháng 10 năm 1993 của người sử dụng đất hợp pháp được ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;
đ) Có giấy tờ mua, bán nhà và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
e) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp
hoặc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Sở Địa chính cấp theo uỷ quyền của Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc có tên trong sổ địa chính nay vẫn tiếp tục sử dụng;
7. Người nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc nhà gắn liền với quyền sử
dụng đất mà đất đó của người sử dụng thuộc đối tượng có đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2,
khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ;
8. Người tự khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trước ngày 15 tháng
10 năm 1993 và liên tục sử dụng cho đến khi thu hồi đất, không có tranh chấp và làm đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho
Nhà nước;

GVHD: Châu Hoàng Thân

18

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
công trình, người chiếm đất trái phép, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bù
thiệt hại về đất.
Như vậy cùng với Nghị định 90/1994/NĐ-CP, Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Luật
Đất đai năm 1993 đã đánh dấu bước hình thành và bồi thường về đất khi Nhà nước thu
hồi bằng những quy định cụ thể về điều kiện, trường hợp nào được bồi thường, khi nào
được hỗ trợ... Điều này cho thấy, giá trị đất trong giai đoạn này không đơn thuần chỉ là
việc thu hồi đất trả lại đất để người sử dụng đất sản xuất. Cao hơn nữa là việc đánh dấu
công tác bồi thường trong mối quan hệ pháp lý ràng buộc các chủ thể sử dụng đất tham

gia quan hệ đất đai theo hướng tích cực hơn.
1.2.3. Giai đoạn luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai năm 2003 ra đời thay thế cho luật Đất đai năm 1993 là giai đoạn mà
nhu cầu thu hồi đất phục vụ mục tiêu chung diễn ra rầm rộ nhất. Sự phát triển diễn ra
hằng ngày càng cao trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Đất được xem là
“vàng” và là nguồn làm giàu của nhiều người. Đặc biệt là một nền kinh tế mở thì nhu cầu
thu hồi đất để phát triển đất nước là vấn đề đang được Nhà nước quan tâm nhất.
Thu hồi đất là một nhân tố thiết yếu trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước,
thu hồi đất diễn ra khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng đối với công cuộc đổi mới
ngày nay thì đây là một lĩnh vực khó khăn và “nhạy cảm” bởi nó “đụng chạm” đến lợi ích
của người dân và gặp nhiều vướng mắc trong khâu thực hiện, đặc biệt là trong bồi thường
tái định cư.
Luật Đất đai năm 2003 xác định việc thu hồi đất ngoài mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì xuất hiện thêm phát triển kinh tế. Trong giai
đoạn này nền kinh tế đang phát triển, đất đai trở thành hàng hóa đặc biệt không đơn thuần
chỉ để phục vụ cho phát triển Nông nghiệp. Đất đai xuất hiện trên thị trường bất động sản
có giá trị cao. Vì thế, khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất luôn trông đợi quyền
lợi có được trong việc bồi thường sẽ như thế nào.
Vấn đề bồi thường khi khi Nhà nước thu hồi đất ở Luật Đất đai năm 2003 quy
định: Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng
mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị
quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.27
Luật Đất đai 2003 quy định hai vấn đề trong bồi thường như sau:
Thứ nhất, bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi loại đất nào thì được bồi thường
loại đất đó có cùng mục đích sử dụng.

27

Khoản 2 Điều 42 Luật Đất đai 2003.


GVHD: Châu Hoàng Thân

19

SVTH: Nguyễn Minh Thái


Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
Thứ hai, nếu không có đất bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử
dụng đất tức là được định giá để bồi thường bằng tiền.
Như vậy, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Luật Đất đai năm 2003
có hai trường hợp áp dụng, một là bồi thường bằng đất hoặc là bồi thường bằng giá trị
quyền sử dụng đất tức bồi thường bằng tiền. Vấn đề này theo quy định của con chữ còn
nhiều bất cập.
Đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân thì bồi thường
về đất được ưu tiên hay cơ quan đại diện Nhà nước ở các địa phương có thể lựa chọn
bằng bồi thường bằng tiền trong khi quỹ đất đang rất dồi dào. Do đó, dẫn đến tình trạng
áp dụng việc bồi thường về đất ở các địa phương còn chung chung, không thống nhất.
Việc phân loại đất của Luật Đất đai năm 2003 quy định cụ thể về các loại đất,
nhóm đất và mục đích sử dụng được quy định cụ thể. Do đó, dựa trên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, Nhà nước căn cứ để xác định diện tích, loại đất và mục đích sử dụng
đất để thực hiện việc bồi thường về đất khi thu hồi. Tuy nhiên, có những trường hợp cụ
thể mà ngay chính Luật Đất đai năm 2003 chưa quy định cụ thể.
Trường hợp Nhà nước có quyết định quy hoạch xác định loại đất, xác định mục
đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân là loại đất này nhưng đến khi thời điểm xác
định loại đất để bồi thường của Ủy ban nhân dân để ra quyết định thì loại đất sử dụng lại
với mục đích khác. Cho nên thời điểm xác định loại đất khi quy hoạch về thòi điểm ra
quyết định thu hồi để tiến hành bồi thường còn nhiều vấn đề nan giải.
Do đó, Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 xác định các vấn
đề trong việc bồi thường về điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đối với chủ

thể sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân.
Ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nghị định còn ghi rõ các loại giấy tờ
như thế nào để xác định được bồi thường.28
Về việc bồi thường về đất, Nghị định 197/NĐ-CP xác định bồi thường như sau:
- Bồi thường đối với đất Nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân.
- Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia đình cá nhân.
- Bồi thường đối với đất phi Nông nghiệp là đất ở đối với hộ gia đình cá nhân.
Việc bồi thường các loại đất trên cần được xác định diện tích, mục đích sử dụng
mà tiến hành bồi thường. Đối với chủ thể là hộ gia đình cá nhân thì thẩm quyên thu hồi
và bồi thường thuộc vể Ủy ban nhân dân huyện nên khi tiến hành bồi thường về đất, tùy
thuộc vào quỹ đất ở địa phương mà Nhà nước bồi đất về đất.
28

Điều 8 Nghi định 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất.

GVHD: Châu Hoàng Thân

20

SVTH: Nguyễn Minh Thái


×