Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 83 trang )

Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
______

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)

ĐỀ TÀI:

KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI – THỰC TIỄN
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS.

TRỊNH THÙY VÂN
MSSV: S120103
Lớp: DT1263B1

Cần Thơ, tháng
1 11/2014
GVHD: Diệp Thành Nguyên

SVTH: Trịnh Thùy Vân




Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………/.

Cần Thơ, ngày 03 tháng 12 năm 2014

GVHD: Diệp Thành Nguyên

2

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………1
1.

Lý do chọn đề tài…………………………………………………………1

2.

Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………2

3.

Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….....2


4.

Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………2

5.

Bố cục đề tài………………………………………………………………3

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KHỞI KIỆN
VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI…….4
1.1 Một số vấn đề lý luận về khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính
trong lĩnh vực đất đai………………………………………………..…………4
1.1.1 Khái niệm khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh
vực đất đai……………………………………………………………………….4
1.1.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai………………………………………………………………………………..4
1.1.1.2 Khái niệm thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai………………………………………………………………………………..6
1.1.2 Đặc điểm khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh
vực đất đai……………………………………………………………………….8
1.1.2.1 Đặc điểm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai………………………………………………………………………………..8
1.1.2.2 Đặc điểm thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai………………………………………………………………………………11
1.2 Những quy định pháp luật hiện hành về khởi kiện và thụ lý vụ án
hành chính trong lĩnh vực đất đai…………………………………………...12

GVHD: Diệp Thành Nguyên


3

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

1.2.1 Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai………………………………………………………………………………12
1.2.1.1 Về quyết định hành chính………………………………12
1.2.1.2 Về hành vi hành chính………………………………….22
1.2.2 Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai………………………………………………………………………………25
1.2.2.1 Điều kiện về chủ thể khởi kiện vụ án hành chính trong
quản lý đất đai…………………………………………………………………25
1.2.2.2 Điều kiện về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
trong lĩnh vực đất đai…………………………………………………………28
1.2.2.3 Điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính trong
lĩnh vực đất đai…………………………………………………………………29
1.2.3 Điều kiện thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai………………………………………………………………………………32
1.2.3.1 Xét về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh
vực đất đai……………………………………………………………………...32
1.2.3.2 Vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án……………………………………..32
1.2.3.3 Điều kiện về tạm ứng án phí vụ án hành chính trong lĩnh
vực đất đai……………………………………………………………………...33
1.3 Hình thức, thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong
lĩnh vực đất đai………………………………………………………………..33

1.3.1 Hình thức và thủ tục khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh
vực đất đai…………………………………………………………………...…33
1.3.2 Thủ tục thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai….…35

GVHD: Diệp Thành Nguyên

4

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ
VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI – TẠI TỈNH
ĐỒNG THÁP………………………………………………………………….45
2.1 Thực trạng về khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực
đất đai – thực tiễn tại tỉnh Đồng Tháp………………………………………45
2.1.1 Tình hình khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực
đất đai – tại tỉnh Đồng Tháp…………………………………………………45
2.1.2 Những khó khăn trong thực tiễn khởi kiện và thụ lý vụ án
hành chính trong lĩnh vực đất đai – tại tỉnh Đồng Tháp……………………46
2.1.2.1 Khó khăn và những sai sót của Tòa án trong việc nhận
đơn khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai………………46
2.1.2.2 Khó khăn của người khởi kiện trong việc khởi kiện vụ án
hành chính trong lĩnh vực đất đai……………………………………………...52
2.2 Những hạn chế của pháp luật tố tụng hành chính trong lĩnh vực
đất đai…………………………………………………………………………53
2.2.1 Về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất

đai………………………………………………………………………………53
2.2.2 Về chủ thể khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai………………………………………………………………………………54
2.2.3 Về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai……………………………………………………………………………..56
2.2.4 Về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai………………………………………………………………………………59
2.2.5 Về nhận đơn khởi kiện, trả lại đơn khởi kiện và khiếu nại việc
trả lại đơn khởi kiện…………………………………………………………60
2.3 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hành chính
và thực hiện quy định của pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án hành
chính trong lĩnh vực đất đai…………………………………………………63

GVHD: Diệp Thành Nguyên

5

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

2.3.1 Hoàn thiện pháp luật về tố tụng hành chính đối với khởi kiện
và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai…………………………63
2.3.2 Nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội về quyền khởi kiên vụ
án hành chính trong lĩnh vực đất đai…………………………………………68
2.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ Tòa án, Thẩm phán; người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
Nhà nước cơ quan, tổ chức khác trong quản lý đất đai……………………69

2.3.4 Hoàn thiện Tòa án nhân dân………………………………...72
KẾT LUẬN……………………………………………………………………73
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Diệp Thành Nguyên

6

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống ngày nay, đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý
giá. Cho nên vấn đề quản lý đất đai rất quan trọng đối với Đảng và Nhà nƣớc ta.
Vì thế, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều pháp định cho công tác quản lý hành chính
trong lĩnh vực đất đai. Do đó, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đất đai từng bƣớc
đƣợc tăng cƣờng, nhƣng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý hành chính
và điều hành xã hội, không tránh khỏi nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan
của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức khác hoặc ngƣời có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thƣờng ban hành các quyết định hành
chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai, có những vi phạm pháp luật xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời làm
ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Từ đó, quyền khởi kiện và thụ lý
vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai trở nên cấp thiết hơn đối với tỉnh Đồng
Tháp nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm của cá nhân, cơ

quan, tổ chức cũng nhƣ quyền khởi kiện của ngƣời dân, thì việc ban hành một hệ
thống các quy định tố tụng hành chính phù hợp và thực hiện nghiêm chỉnh là
việc làm cần thiết. Vì thế Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực ngày 01/7/2011
đã thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đã
đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006, đã góp phần tạo điều kiện khởi
kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai, tạo khả năng để cá nhân,
cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện quyền của mình.
Tuy nhiên Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đƣợc ban hành đã giải
quyết phần nào khó khăn về công tác khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong
lĩnh vực đất đai, song không tránh khỏi những hạn chế cần khắc phục. Có những
quy định đƣợc ban hành nhƣng còn thiếu sót, không rõ ràng gây khó khăn cho
việc thực hiện, cũng nhƣ còn quy định chƣa hợp lý so với điều kiện hiện nay cần
đƣợc điều chỉnh.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

7

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cho thấy việc nghiên cứu quy định
pháp lý của pháp luật tố tụng hành chính trong việc khởi kiện và thụ lý vụ án
hành chính trong lĩnh vực đất đai của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời đánh
giá những ƣu điểm, làm rõ những hạn chế để đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật tố tụng hành chính, cũng nhƣ nghiên cứu sâu hơn về công tác khởi
kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. Do vậy, tác giả đã chọn

đề tài “Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn
tại tỉnh Đồng Tháp” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính
trong lĩnh vực đất đai theo pháp luật tố tụng hành chính cùng với những quy
định pháp luật đất đai để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn. Từ đó
đánh giá những ƣu điểm, làm rõ những hạn chế của pháp luật tố tụng hành chính
về khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai, bên cạnh đó sẽ
phân tích tình hình khởi kiện hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, qua đó đƣa
ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính về việc khởi kiện và
thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. Góp phần nâng cao hiệu quả
trong công tác khởi kiện và thụ lý, đƣa pháp luật tố tụng hành chính thật sự trở
thành công cụ hữu hiệu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tổ chức.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở những mục đích đặt ra và trong phạm vi nghiên cứu các quy
định của pháp luật hiện hành, luận văn tập trung nghiên cứu Luật tố tụng hành
chính năm 2010 là văn bản pháp luật hiện hành trực tiếp điều chỉnh hoạt động tố
tụng hành chính và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật tố tụng hành chính,
Luật đất đai năm 2013. Bên cạnh đó luận văn nghiên cứu tình hình khởi kiện và
thụ lý vụ án hành chính trong tỉnh Đồng Tháp của năm 2012, 2013, 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chủ yếu dựa trên phƣơng pháp phân tích luật, nghiên
cứu lý luận, so sánh đối chiếu những quy định trƣớc đó với luật hiện hành để
GVHD: Diệp Thành Nguyên

8

SVTH: Trịnh Thùy Vân



Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

làm rõ vấn đề, phân tích thống kê trên tài liệu, sách vở, báo chí, trích lục số liệu
trên cơ sở tài liệu và thông tin có đƣợc.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài: “Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai –
thực tiễn tại tỉnh Đồng Tháp” đƣợc trình bày với những nội dung sau:
Lời nói đầu
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và pháp lý về khởi kiện và thụ lý vụ án
hành chính trong lĩnh vực đất đai
Chƣơng 2: Thực tiễn và kiến nghị về khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính
trong lĩnh vực đất đai – tại tỉnh Đồng Tháp
Kết luận
Tài liệu tham khảo

GVHD: Diệp Thành Nguyên

9

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ
VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

Trong chƣơng 1, tác giả sẽ đƣa ra những khái niệm, đặc điểm về khởi kiện
và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhằm làm sáng tỏ và để ngƣời
đọc hiểu rõ hơn về giai đoạn đầu tiên của vụ án hành chính. Bên cạnh đó tác giả
cũng giới thiệu những quy định của pháp luật về đối tƣợng khởi kiện, điều kiện
khởi kiện và thụ lý, hình thức khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh đất
đai.
1.1 Một số vấn đề lý luận về khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính
trong lĩnh vực đất đai
1.1.1 Khái niệm khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực
đất đai
1.1.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai


Khái niệm vụ án hành chính.

Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp phát sinh do cá nhân, cơ quan, tổ
chức nhà nƣớc, cán bộ, công chức khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo
vệ lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi
hành chính1.
Tuy nhiên, chỉ có hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình vị xâm phạm bởi quyết định hành
chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) thì chƣa đủ để phát sinh vụ án hành
chính (VAHC) mà cần có sự thụ lý đơn khởi kiện của Tòa án khi đáp ứng các
điều kiện nhất định theo quy định pháp luật. “Vụ án hành chính là vụ án phát
sinh khi cá nhân, tổ chức khởi kiện hợp lệ các quyết định hành chính hoặc các
quyết định khác theo quy định của pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền và được Tòa án có thẩm quyền thụ lý”2.
1

Trƣờng Đại học Luật Hà nội, “Giáo trình Tố tụng hành chính”, Nxb. Tƣ pháp, Hà nội, 2005.

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Giáo trình Tố tụng hành chính Việt Nam”, Nxb. Hồng đức Hội Luật gia Việt Nam, 2012.
2

GVHD: Diệp Thành Nguyên

10

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

Ngoài ra, vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do
cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức khởi kiện yêu cầu Toà án
có thẩm quyền bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc theo quy
định của pháp luật tố tụng hành chính.
Từ khái niệm vụ án hành chính, chúng ta có thể khái niệm vụ án hành
chính trong lĩnh vực đất đai nhƣ sau:
Vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ
quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của QĐHC,
HVHC về quản lý đất đai của cơ quan hành chính nhà nƣớc (CQHCNN), cơ
quan, tổ chức khác, ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó trong việc
ban hành và thực hiện nội dung quản lý về đất đai và đƣợc Tòa án thụ lý theo
quy định của pháp luật tố tụng hành chính (TTHC).
 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính vụ án hành chính.
Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị
xâm phạm bởi các QĐHC, HVHC về quản lý đất đai đƣợc thực hiện bằng cách
thức khiếu nại hành chính theo quy định pháp luật khiếu nại hoặc quyền khởi

kiện VAHC trong lĩnh vực đất đai ra Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết
theo trình tự, thủ tục pháp luật TTHC quy định.
“Khởi kiện là việc người có quyền và lợi ích bị xâm phạm yêu cầu Tòa án
có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”3 hay “cá nhân, cơ
quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo
thủ tục do pháp luật quy định”4. Bên cạnh đó, có thể hiểu: “Khởi kiện vụ án
hành chính là hành vi tố tụng của cá nhân, tổ chức làm đơn yêu cầu Tòa án có
thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính, … mà họ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó vi phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hành vi khởi kiện được thực hiện bằng việc
gởi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân”5. “Khởi kiện vụ án hành chính là hành
3

Nguyễn Ngọc Điệp, “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam”. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, trang 351.
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, “Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học”, Nxb. Công an Nhân dân, năm 1999,
trang 132.
5
Nguyễn Cửu Việt, “Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2008, trang
308.
4

GVHD: Diệp Thành Nguyên

11

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp


vi tố tụng của người khởi kiện theo trình tự, thủ tục do Luật Tố tụng hành chính
quy định yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình khi có căn cứ cho rằng đối tượng khởi kiện của người bị kiện là trái pháp
luật xâm phạm các quyền và lợi ích của người khởi kiện”6.
Nhƣ vậy, khởi kiện VAHC là hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ
chức yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp đó đang bị xâm phạm bởi các
QĐHC, HVHC của CQHCNN, cơ quan, tổ chức khác, ngƣời có thẩm quyền
trong cơ quan, tổ chức đó theo quy định của pháp luật TTHC.
Khởi kiện VAHC là giai đoạn đầu tiên trong hoạt động TTHC, ngƣời khởi
kiện tiến hành thực hiện quyền khởi kiện theo quy định pháp luật. Trên cở sở đó,
Tòa án xem xét chấp nhận việc khởi kiện để giải quyết theo thẩm quyền. Không
có hoạt động khởi kiện sẽ không có quá trình TTHC tiếp theo. Khởi kiện có vai
trò không thể thiếu trƣớc khi tiến hành các giai đoạn khác để giải quyết VAHC
trong lĩnh vực đất đai.
Nhƣ vậy, khởi kiện VAHC trong lĩnh vực đất đai là hành vi tố tụng của cá
nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp đó đang bị
xâm phạm bởi các QĐHC, HVHC về quản lý đất đai của CQHCNN, cơ quan, tổ
chức khác, ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó trong quản lý đất đai
theo quy định của pháp luật TTHC.
1.1.1.2 Khái niệm thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai
Trong tố tụng hành chính, vụ án hành chính đƣợc giải quyết qua nhiều
giai đoạn khác nhau và thuộc thẩm quyền của nhiều cấp Tòa án. Do vậy, tƣơng
ứng với từng giai đoạn xét xử hành chính, việc thụ lý vụ án có thể đƣợc thực
hiện theo yêu cầu khởi kiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của
pháp luật.
Vụ án hành chính chỉ phát sinh khi có đơn khởi kiện, nhƣng để tránh việc
lạm dụng quyền khởi kiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đồng thời tạo cơ sở

6

Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Giáo trình Tố tụng hành chính Việt Nam”, Nxb. Hồng đức Hội Luật gia Việt Nam, 2012, tr.237

GVHD: Diệp Thành Nguyên

12

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

cần thiết để Tòa án có thể thực hiện tốt thẩm quyền của mình, pháp luật cần quy
định Tòa án có quyền xem xét tính có căn cứ pháp lý của đơn khởi kiện để quyết
định thụ lý hay từ chối thụ lý vụ án hành chính.
Tòa án chỉ có nhiệm vụ giải quyết vụ án hành chính theo yêu cầu khởi
kiện hợp pháp của các đƣơng sự, nếu vụ án đó đã đƣợc thụ lý.Việc thụ lý vụ án
hành chính không chỉ chính thức làm phát sinh trách nhiệm của Tòa án trong
việc giải quyết vụ án hành chính mà còn giúp cho Tòa án có những nhận định
ban đầu cần thiết về tình trạng tranh chấp hành chính, phƣơng hƣớng giải quyết
vụ việc và hạn chế tình trạng tranh chấp về thẩm quyền có thể xảy ra. Với ý
nghĩa đó, khi thụ lý vụ án hành chính, Tòa án phải xem xét kỹ lƣỡng cả về điều
kiện, nội dung và hình thức của việc khởi kiện rồi đối chiếu với các căn cứ do
pháp luật quy định để quyết định thụ lý hay từ chối thụ lý vụ án hành chính,
tránh tình trạng thụ lý những vụ việc không thuộc thẩm quyền xét xử hành chính
của mình.
Việc thụ lý vụ án hành chính còn làm phát sinh những quyền hạn cụ thể
của Tòa án trong xét xử hành chính. Tòa án chỉ sử dụng những quyền hạn đó

trong quá trình giải quyết những vụ án đã đƣợc thụ lý. Khi đơn kiện đã đƣợc thụ
lý thì vụ án hành chính đã phát sinh và vụ án đó phải đƣợc giải quyết bằng bản
án hay quyết định của Tòa án.7
Ngoài ra, Theo từ điển Tiếng việt của Trung tâm Từ điển học - Viện
Ngôn ngữ học thì “thụ lý” là “tiếp nhận giải quyết vụ kiện.” “Thụ lý vụ án hành
chính là việc Tòa án chấp nhận việc khởi kiện của người khởi kiện bằng cách
ghi vào sổ thụ lý vụ án hành chính để giải quyết”8. Hay “Thụ lý vụ án là hành vi
tố tụng của Tòa án có thẩm quyền chấp nhận giải quyết khiếu kiện, được xác
định bằng hành vi ghi vào sổ thụ lý vụ án và thông báo bằng văn bản cho đương
sự biết Tòa án đã thụ lý vụ án sau khi đã xem xét điều kiện khởi kiện và điều
kiện thụ lý vụ án”9.
7

Trƣờng Đại học luật Hà Nội, “Luật tố tụng hành chính Việt Nam”, Nxb: Tƣ pháp, Hà Nội – 2005. trang 175.
Khoa Luật Hành chính - nhà nƣớc, Trƣờng Đại học Luật Hồ Chí Minh, “Luật Tố tụng hành chính Việt Nam,
những nội dung cơ bản, câu hỏi và tình huống, Nxb. Lao động, tr.123.
9
Trƣờng Đại học Luật Hồ Chí Minh, “Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam”, Nxb. Hồng Đức- Hội
Luật gia Việt Nam, 2012, tr.259.
8

GVHD: Diệp Thành Nguyên

13

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp


Thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi tố tụng của Tòa
án có thẩm quyền chấp nhận giải quyết khởi kiện, đƣợc xác định bằng hành vi
ghi vào sổ thụ lý vụ án và thông báo bằng văn bản cho đƣơng sự biết Tòa án đã
thụ lý vụ án sau khi đã xem xét điều kiện khởi kiện và điều kiện thụ lý vụ án.
Khởi kiện VAHC trong lĩnh vực đất đai là quyền của ngƣời khởi kiện, còn
thụ lý VAHC trong lĩnh vực đất đai là quyền và nghĩa vụ của Tòa án. Tòa án
tiếp nhận đơn kiện, giấy tờ tài liệu kèm theo đơn của ngƣời khởi kiện. Kể từ thời
điểm thụ lý VAHC trong lĩnh vực đất đai phát sinh, đồng thời làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ TTHC của các chủ thể trong VAHC gồm những ngƣời tiến
hành tố tụng và những ngƣời tham gia tố tụng. Nhƣ vậy, thụ lý VAHC trong lĩnh
vực đất đai là việc Tòa án tiếp nhận, hợp thức hóa đơn kiện vào sổ thụ lý để giải
quyết khởi kiện hành chính. Thụ lý VAHC trong lĩnh vực đất đai sẽ là một căn
cứ để xác định thời hạn tố tụng quy định tại Điều 117 Luật TTHC10. Thụ lý
VAHC trong lĩnh vực đất đai là hành vi tố tụng đầu tiên của Tòa án trong quá
trình giải quyết VAHC trong lĩnh vực đất đai.
1.1.2 Đặc điểm khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai
1.1.2.1 Đặc điểm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai
 Đặc điểm của vụ án hành chính.
Thứ nhất về nội dung, vụ án hành chính xuất phát từ quan hệ pháp luật
hành chính trong các lĩnh vực về quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc pháp luật
quy định.
Thứ hai, các đƣơng sự có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Tùy từng
vụ án cụ thể mà họ tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời khởi kiện hoặc ngƣời
bị kiện hay là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thứ ba, đối tƣợng của vụ án hành chính luôn là quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nƣớc.
Thứ tư, khi giải quyết vụ án hành chính thì Tòa án đƣợc cùng lúc áp dụng
pháp luật dân sự để giải quyết một số nội dung về ngƣời đại diện, về thời hạn,

10

Nguyễn Thị Thu Hƣơng, Giáo trình “Kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính”, Học viện tƣ pháp, Nxb. Công
an nhân dân, tr.83.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

14

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

thời hiệu khởi kiện trong tố tụng hành chính và giải quyết yêu cầu đòi bồi
thƣờng thiệt hại của ngƣời khởi kiện trong vụ án hành chính.11
 Đặc điểm khởi kiện vụ án hành chính.
Thứ nhất: Nội dung cơ bản của khởi kiện vụ án hành chính là yêu cầu Tòa
án có thẩm quyền xem xét thụ lý giải quyết vụ án.
Việc xác lập thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính cho Tòa án là cơ
sở pháp lý cần thiết để Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức giả thiết bị xâm hại bởi các quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Tuy
nhiên, Tòa án không thể tự mình giải quyết vụ án hành chính mà không có yêu
cầu khởi kiện của các cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm hại theo quy định
của pháp luật.
Do vậy, việc khởi kiện vụ án hành chính có ý nghĩa là cơ sở để Tòa án có
thể xem xét, thụ lý giải quyết vụ án hành chính. Mặt khác, Tòa án cũng chỉ xem
xét, giải quyết vụ án hành chính trong phạm vi có liên quan đến nội dung yêu

cầu khởi kiên. Tòa án không đƣợc tùy tiện can thiệp quá sâu vào việc thực thi
quyền lực nhà nƣớc của nền hành chính ngoài những công việc cần thiết để có
thể bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền, lợi ích hợp pháp theo yêu cầu khởi kiện
đã đƣợc pháp luật quy định.
Thứ hai: Việc khởi kiện vụ án hành chính chỉ đƣợc thực hiện khi có đủ
các điều kiện do pháp luật quy định.
Tuy việc khởi kiện, không mang tính cƣỡng chế nhà nƣớc, nhƣng lại là cơ
sở trực tiếp để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án hành chính và cũng là điều kiện để
Tòa án xem xét, phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức bị khiếu
kiện; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để khôi phục các quyền, lợi ích
hợp pháp đã bị các quyết định, hành vi này xâm hại trái pháp luật. Do đó, việc
quy định cụ thể về điều kiện khởi kiện tùy tiện, gây trở ngại không cần thiết cho
việc thực thi quyền lực nhà nƣớc của nền hành chính quốc gia.
Việc khởi kiện vụ án hành chính không tuân theo các điều kiện do pháp
luật quy định không chỉ là hành vi trái pháp luật mà còn ảnh hƣởng tới tính
11

Thạc sỹ. Đoàn Tấn Minh ,”Bình luận khoa học Tố tụng Hành chính”,NXB: Lao động, 2011, trang 8

GVHD: Diệp Thành Nguyên

15

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp


thống nhất của cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính. Do vậy, Tòa án có trách
nhiệm từ chối thụ lý các vụ án hành chính đƣợc khởi kiện không đúng điều kiện
do pháp luật quy định.
Thứ ba: Việc khởi kiện vụ án hành chính phải đƣợc thực hiện theo những
hình thức và nội dung pháp luật quy định.
Việc pháp luật quy định về kết cấu nội dung và hình thức thể hiện của
việc khởi kiện vụ án hành chính, không chỉ nhằm bảo đảm sự thống nhất về hình
thức đối với việc khởi kiện vụ án hành chính, mà còn là điều kiện cần thiết để
chủ thể khởi kiện vụ án hành chính có thể biểu đạt một cách chính xác, đầy đủ,
lô gisc và có hiệu quả ý chí của mình và cũng là điều kiện thực tiễn – pháp lý
cần thiết để Tòa án có thể thụ lý giải quyết một cách nhanh chóng, đúng pháp
luật các vụ án hành chính.
Từ những đặc điểm nêu trên có thể hiểu khởi kiện vụ án hành chính là
việc các cá nhân, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cán bộ, công chức theo quy định
của pháp luật tố tụng hành chính, chính thức yêu cầu Tòa án thụ lý vụ án hành
chính để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan nhà nƣớc,
tổ chức hoặc cán bộ, công chức bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành
vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức.12
 Từ đặc điểm khởi kiện VAHC ta có đặc điểm khởi kiện VAHC trong
lĩnh vực đất đai như sau.
Thứ nhất: Nội dung cơ bản của khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực
đất đai là yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét thụ lý giải quyết vụ án.
Thứ hai: Việc khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai chỉ đƣợc
thực hiện khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
Thứ ba: Việc khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai phải đƣợc
thực hiện theo những hình thức và nội dung pháp luật quy định.

12

Trƣờng Đại học luật Hà Nội, “Luật tố tụng hành chính Việt Nam”, Nxb: Tƣ pháp, Hà Nội – 2005. trang 158


GVHD: Diệp Thành Nguyên

16

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

1.1.2.2 Đặc điểm thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai
 Đặc điểm thụ lý vụ án hành chính.
Thứ nhất: Nội dung cơ bản của thụ lý vụ án hành chính là chấp nhận giải
quyết vụ án hành chính theo yêu cầu khởi kiện.
Việc khởi kiện vụ án hành chính làm phát sinh trách nhiệm của Tòa án
trong việc tiếp nhận và trả lời công khai chính thức về vụ án hành chính đó có
đƣợc giải quyết tại Tòa án hay không thông qua việc thụ lý hay từ chối thụ lý vụ
án theo quy định của pháp luật.
Trong trƣờng hợp vụ án hành chính đƣợc thụ lý, Tòa án có trách nhiệm
hƣớng dẫn chủ thể khởi kiện và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để giải quyết vụ
án theo trình tự do pháp luật quy định.
Nhƣ vậy, thụ lý vụ án hành chính là điều kiện bắt buộc có tính chất quyết
định cho việc phát sinh vụ án hành chính, mở đầu cho toàn bộ quá trình giải
quyết vụ án hành chính tại Tòa án. Khi nào vụ án hành chính chƣa đƣợc thụ lý
thì chƣa có các giai đoạn tiếp theo của tố tụng hành chính.
Thứ hai: Thụ lý vụ án hành chính là hành vi tố tụng do Tòa án có thẩm
quyền thực hiện.
Tòa án không có thẩm quyền thụ lý tất cả các vụ án hành chính, mà tùy
thuộc vào tính chất, nội dung của từng vụ việc đƣợc khởi kiện, mỗi Tòa án chỉ

đƣợc thụ lý những vụ án thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp
luật. Việc thụ lý những vụ án sai thẩm quyền đều là hành vi trái pháp luật và
việc giải quyết các vụ án hành chính này cần phải đƣợc đình chỉ ngay.
Thứ ba: Các căn cứ và hình thức thụ lý vụ án hành chính do pháp luật tố
tụng hành chính quy định.
Quyền thụ lý vụ án thuộc về Tòa án, nhƣng đó không phải là đặc quyền
tùy tiện của Tòa án. Tòa án có quyền từ chối thụ lý vụ án nếu vụ việc khởi kiện
không đủ các căn cứ thụ lý, nhƣng nếu vụ việc này có đủ các căn cứ thụ lý theo
quy định của pháp luật tố tụng hành chính thì Tòa án có trách nhiệm phải thụ lý
giải quyết.
Bên cạnh các căn cứ thụ lý vụ án hành chính, việc pháp luật tố tụng hành
chính quy định về hình thức thụ lý vụ án hành chính có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo đảm tính thống nhất của công tác thụ lý vụ án hành chính và đề cao
GVHD: Diệp Thành Nguyên

17

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết nhanh chóng đúng pháp luật vụ án
hành chính đã đƣợc thụ lý13
 Tương tự đặc điểm thụ lý vụ án hành, chúng ta có đặc điểm thụ lý vụ
án hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
Thứ nhất: Nội dung cơ bản của thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai là chấp nhận giải quyết vụ án hành chính theo yêu cầu ngƣời khởi kiện.
Thứ hai: Thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi tố tụng

do Tòa án có thẩm quyền thực hiện.
Thứ ba: Căn cứ và hình thức thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất
đai do pháp luật tố tụng hành chính quy định.
1.2 Những quy định pháp luật hiện hành về khởi kiện và thụ lý vụ án hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
1.2.1 Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Khởi kiện VAHC trong lĩnh vực đất đai là phƣơng thức giải quyết tranh
chấp hành chính. Tuy nhiên, không phải mọi tranh chấp hành chính trong lĩnh
vực đất đai đều đƣợc khởi kiện ra Tòa án nhân dân (TAND) mà chỉ những tranh
chấp hành chính đất đai có đối tƣợng đƣợc Luật Tố tụng hành chính năm 2010
(Luật TTHC) quy định thì mới đƣợc khởi kiện. Theo quy định của Điều 22,
Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 (Luật Đất đai) và Điều 28, Điều 103, Điều 264
Luật TTHC năm 2010 thì đối tƣợng khởi kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc
về đất đai là “quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất
đai” mà ngƣời khởi kiện cho là trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của mình (trừ các QĐHC, HVHC mang tính chất nội bộ).
1.2.1.1 Về quyết định hành chính:
Theo khoản 1 Điều 3 Luật TTHC: “Quyết định hành chính là văn bản do
cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền
trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong
hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số
đối tượng cụ thể.” Tuy nhiên, không phải mọi QĐHC đều đƣợc khởi kiện tại
13

Trƣờng Đại học luật Hà Nội, “Luật tố tụng hành chính Việt Nam”, Nxb: Tƣ pháp, Hà Nội – 2005. trang 176

GVHD: Diệp Thành Nguyên

18


SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

Tòa án có thẩm quyền mà chỉ những QĐHC đƣợc pháp luật TTHC cho phép thì
mới đƣợc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
Đồng thời, theo Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP xác định nhƣ
sau:
QĐHC thuộc đối tƣợng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VAHC
bằng văn bản thể hiện dƣới hình thức quyết định hoặc dƣới hình thức khác nhƣ
thông báo, kết luận, công văn do CQHCNN, cơ quan, tổ chức khác hoặc ngƣời
có thẩm quyền trong cơ quan tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của
QĐHC đƣợc áp dụng một lần với một hoặc một số đối tƣợng cụ thể về vấn đề cụ
thể trong hoạt động quản lý hành chính mà ngƣời khởi kiện cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ
quan tổ chức hoặc ngƣời có thẩm quyền của cơ quan tổ chức trong việc yêu cầu
cá nhân cơ quan tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc
giải quyết xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân cơ quan tổ chức đó) bao
gồm:
Một là, QĐHC đƣợc CQHCNN, cơ quan, tổ chức khác hoặc ngƣời có
thẩm quyền trong cơ quan tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết xử lý những
việc cụ thể trong quản lý hành chính.
Hai là, QĐHC đƣợc ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi,
bổ sung, thay thế hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ QĐHC nói trên.
 Một QĐHC là đối tượng khởi kiện trong VAHC có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, quyết định phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính thì văn bản do
cơ quan hành chính nhà nƣớc, tổ chức khác hoặc ngƣời có thẩm quyền trong các

cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung nhƣ quyết định đƣợc xác
định là quyết định hành chính. Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị
quyết số 02/2011/NQ-HĐTP thì các QĐHC tuy thể hiện dƣới các hình thức khác
nhƣ thông báo, kết luận, công văn do CQHCNN, cơ quan, tổ chức khác hoặc
ngƣời có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội
dung của QĐHC thì vẫn đƣợc xem là thể hiện bằng hình thức văn bản.
Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc cấp theo quy định của
Luật Đất đai có nội dung xác định chủ sử dụng phần đất cụ thể gắn liền với
GVHD: Diệp Thành Nguyên

19

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

quyền và lợi ích từ việc sử dụng đất của họ nên khi bị khởi kiện tại Tòa án đƣợc
xác định là quyết định hành chính.
Thứ hai, quyết định đó phải là QĐHC cá biệt.
Quyết định hành chính gồm có: QĐHC chủ đạo, QĐHC quy phạm,
QĐHC cá biệt. Chỉ có QĐHC cá biệt mới đƣợc khởi kiện tại TAND. Quyết định
cá biệt là những quyết định chỉ áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối
tƣợng cụ thể để giải quyết các trƣờng hợp cá biệt, cụ thể và có hiệu lực đối với
một số đối tƣợng cụ thể để giải quyết một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính trực tiếp tác động đến quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong
các quan hệ xã hội.
Thứ ba, QĐHC đó có thể là QĐHC được ban hành lần đầu.
Quyết định lần đầu là quyết định đƣợc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền trong cơ quan Nhà nƣớc ban hành lần đầu khi xử lý một vụ việc cụ thể
trong hoạt động quản lý hành chính hoặc đƣợc ban hành sau khi có khiếu nại có
nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ QĐHC đƣợc
ban hành trƣớc đó (hƣớng dẫn tại điểm a, b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
02/2011/NQ-HĐTP).
Thứ tư, QĐHC không thuộc phạm vi bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực
quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định tại Nghị
định số 49/2012/NĐ-CP ngày 04/06/2012 và các QĐHC, HVHC mang tính nội
bộ của cơ quan, tổ chức.
 Đối tượng khởi kiện VAHC trong lĩnh vực đất đai là QĐHC về quản lý
đất đai
Căn cứ vào quy định của Luật TTHC, đối chiếu với pháp luật đất đai ta
thấy, đối tƣợng khởi kiện VAHC trong lĩnh vực đất đai là QĐHC về quản lý đất
đai. QĐHC về quản lý đất đai là các quyết định bằng văn bản của các
CQHCNN, cơ quan, tổ chức hoặc của ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan, tổ
chức đó ban hành, đƣợc áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tƣợng cụ
thể về một vấn đề cụ thể trong nội dung QLNN về đất đai, bao gồm:
Một là, QĐHC về quản lý đất đai trong trường hợp giao quyền sử dụng
đất, cho thuê quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

20

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp


Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là hình
thức phân phối đất đai, nhằm chuyển giao quyền sử dụng đất từ Nhà nƣớc sang
ngƣời sử dụng đất. Tại khoản 7, 8 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định về
giao quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất nhƣ sau:
Nhà nƣớc giao quyền sử dụng đất là việc Nhà nƣớc ban hành quyết định
giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nƣớc cho thuê quyền sử dụng đất là việc Nhà nƣớc quyết định trao
quyền sử dụng đất cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng
cho thuê quyền sử dụng đất.
Còn chuyển mục đích sử dụng đất là việc ngƣời sử dụng đất thay đổi mục
đích sử dụng đất theo nhu cầu, phù hợp với quy định pháp luật đất đai.
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện nay, hình thức giao đất gồm:
giao đất có thu tiền sử dụng đất đƣợc quy định tại Điều 55 Luật Đất đai và giao
đất không thu tiền sử dụng đất đƣợc quy định tại Điều 54 Luật Đất đai, giao đất
có thể xác định có thời hạn hoặc không có thời hạn. Thuê đất gồm cho thuê đất
thu tiền thuê đất hàng năm và cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê đƣợc quy định tại Điều 56 Luật Đất đai, cho thuê đất luôn đƣợc quy
định thời hạn sử dụng đất cụ thể. Các trƣờng hợp chuyển mục đích sử dụng đất
đƣợc quy định tại Điều 57 Luật Đất đai.
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất đƣợc quy định cụ thể tại Điều 59 Luật Đất đai.
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với
tổ chức;
b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;

GVHD: Diệp Thành Nguyên


21

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1
Điều 56 của Luật này;
đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với
hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại,
dịch vụ với diện tích từ 0.5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;”
Bên cạnh đó, quy định chi tiết về điều kiện đối với ngƣời đƣợc Nhà nƣớc
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tƣ đƣợc quy định tại Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Từ những quy định trên, cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi các QĐHC về giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có thể khởi kiện VAHC trong lĩnh vực
đất đai ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trƣờng hợp: giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng đối tƣợng, không đúng
mục đích, không thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc
xét duyệt, không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà việc không cho

phép này là không đúng với quy định của pháp luật, không đúng thẩm quyền.
Hai là, QĐHC về quản lý đất đai trong trƣờng hợp thu hồi đất.
Thu hồi đất là việc Nhà nƣớc ra QĐHC để thu lại quyền sử dụng đất của
ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngƣời sử dụng
đất vi phạm pháp luật về đất đai (quy định tại khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai).
Các trƣờng hợp thu hồi đất đƣợc quy định tại Điều 61, Điều 62, Điều 63,
Điều 64, Điều 65 của Luật Đất đai.
Thẩm quyền thu hồi đất đƣợc quy định tại Điều 66 Luật Đất đai nhƣ sau:

GVHD: Diệp Thành Nguyên

22

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp
sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị
trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường
hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu

nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi
đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất. ”
Nhƣ vậy, các QĐHC về thu hồi đất ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời có đất bị thu hồi có quyền khởi kiện VAHC trong lĩnh vực đất
đai trong các trƣờng hợp nhƣ: thu hồi đất khi chƣa có QĐHC, không đúng thẩm
quyền, không rơi vào các trƣờng hợp thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai,
không đúng với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khi sử dụng đất không phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
quyền xét duyệt, khi ngƣời sử dụng đất thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của ngƣời
sử dụng đất.
Ba là, QĐHC về quản lý đất đai trong trƣờng hợp trƣng dụng đất.
Nhà nƣớc trƣng dụng đất trong trƣờng hợp thật cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn
cấp, phòng, chống thiên tai.14

14

Khoản 1 Điều 72 Luật đất đai năm 2013.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

23

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp


Thẩm quyền trƣng dụng đất đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật Đất
đai: “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ
Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm
quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất. Người có
thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.”
Nhƣ vậy, ngƣời sử dụng đất có quyền khởi kiện VAHC trong lĩnh vực đất
đai đối với các QĐHC về trƣng dụng đất trong một số trƣờng hợp nhƣ: ra quyết
định không thuộc các lý do trƣng dụng, không đúng thẩm quyền, không trả lại
đất khi hết thời hạn trƣng dụng đất hoặc không bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị
trƣng dụng do việc trƣng dụng đất gây ra.
Bốn là, QĐHC về quản lý đất đai trong trường hợp bồi thường về đất, hỗ
trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
Bồi thƣờng về đất đối là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất thu hồi cho ngƣời sử dụng đất 15.
Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trợ giúp cho ngƣời có
đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển 16.
Điều kiện đƣợc bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất vì mục đích
quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
đƣợc quy định tại Điều 75 Luật Đất đai.
Ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất ngoài việc đƣợc bồi thƣờng
theo quy định còn đƣợc Nhà nƣớc xem xét hỗ trợ (đƣợc quy định tại Điều 83
Luật Đất đai).
Việc Nhà nƣớc thu hồi đất sẽ làm ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời sử
dụng đất. Nhà nƣớc quy định chính sách về việc bồi thƣờng, hỗ trợ; tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại Nghị định 47/2009/NĐ-CP.

15

16

Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013

GVHD: Diệp Thành Nguyên

24

SVTH: Trịnh Thùy Vân


Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai – thực tiễn tại tỉnh
Đồng Tháp

Nhƣ vậy, ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đƣợc quyền khởi kiện VAHC trong
lĩnh vực đất đai đối với QĐHC về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trong các
trƣờng hợp: không đƣợc bồi thƣờng khi có đầy đủ các điều kiện đƣợc bồi
thƣờng, bồi thƣờng với mức thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có
đất bị thu hồi, chậm thực hiện việc bồi thƣờng theo quy định của pháp luật, bồi
thƣờng không đúng với loại đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất đã bị thu
hồi hoặc không đƣợc hỗ trợ, tái định cƣ hoặc mức hỗ trợ thấp hơn quy định.
Năm là, QĐHC về quản lý đất đai trong trường hợp cấp, thu hồi
GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nƣớc trao quyền sử
dụng đất cho ngƣời đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc đƣợc Nhà
nƣớc giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất
xác định 17. Thông qua việc cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất, Nhà nƣớc xác lập đầy đủ các căn cứ pháp lý để thực hiện

QLNN về đất đai đồng thời tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của ngƣời sử dụng đất. Những trƣờng hợp sử dụng đất đƣợc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
đƣợc quy định tại Điều 99 Luật Đất đai.
Thu hồi đất là việc Nhà nƣớc quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngƣời sử dụng
đất vi phạm pháp luật về đất đai (Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).
Những trƣờng hợp thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đƣợc quy định tại
khoản 2, Điều 106 Luật Đất đai.
Thẩm quyền cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất đƣợc quy định cụ thể tại Điều 105 Luật Đất đai.
“1. Ủy ban nhân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo;

17

Khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

25

SVTH: Trịnh Thùy Vân


×