Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÁC HÌNH THỨC ĐẠI LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.32 KB, 8 trang )

GVHD: Nguyễn Thu Trang

Môn: Thương mại Quốc tế

Đề tài: Phân tích các loại hình đại lý. Nhận xét về thực trạng đại lý tại
Việt Nam hiện nay. Lấy ví dụ minh họa ?
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………................................


SVTH:

1

Lớp


GVHD: Nguyễn Thu Trang

Môn: Thương mại Quốc tế
MỞ ĐẦU

Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức
giao dịch trong đó mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán
hàng hoá (người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ) để thỏa thuận
về giá cả và các điều kiện thương mại khác phải thông qua trung gian
thương mại. Trung gian thương mại sẽ được hưởng một khoản tiền nhất
định. Có rất nhiều hình thức trung gian thương mại khác nhau như: đại diện
cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý
thương mại…
Đại lý là một thương nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự ủy
thác của người giao đại lý trong giao dịch thương mại quốc tế. Quan hệ giữa
người giao đại lý với đại lý trong quan hệ thương mại quốc tế là quan hệ hợp
đồng đại lý thương mại quốc tế (người giao đại lý hoặc đại lý là người nước
ngoài).

SVTH:

2


Lớp


GVHD: Nguyễn Thu Trang

Môn: Thương mại Quốc tế
NỘI DUNG

1.

Phân tích các loại hình đại lý

Căn cứ vào phạm vi, quyền hạn được uỷ thác
Đại lý toàn quyền (Universal Agent) là người được phép thay mặt
người ủy thác làm mọi công việc mà người ủy thác làm.
Tổng đại lý (agent general): có quyền thực hiện toàn bộ việc tiêu thụ
hàng hóa theo những kênh phân phối trên khu vực thị trường nhất định. Ví
dụ: Ký kết những hợp đồng thuộc một nghiệp vụ nhất định, như phụ trách
một hệ thống đại lý trực thuộc – Các đại lý thứ cấp.
Đại lý đặc biệt (Special Agent) là người được uỷ thác chỉ làm một
việc cụ thể, ví dụ như mua một loại máy móc hay thiết bị nào đó, chẳng hạn
máy tiện, với một giá nhất định.
Căn cứ vào nội dung quan hệ giữa người đại lý với người uỷ thác
và số lượng
Đại lý thụ uỷ (mandatory) là người được chỉ định để hành động thay
cho người uỷ thác, với danh nghĩa và chi phí của người uỷ thác. Thù lao của
người đại lý có thể là một khoản tiền hoặc một mức phần trăm tính trên kim
ngạch của công việc
Đại lý hoa hồng (Commision Agent) là hình thức đại lý mà bên đại lý
thực hiện việc mua, bán hàng theo giá mua, giá bán do bên giao đại lý ấn

định để được hưởng hoa hồng. Mức hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm
do các bên thỏa thuận trên giá mua, giá bán hàng hóa. Lưu ý quan trọng là
phải tính đến thuế đã hay chưa bao gồm trên giá hưởng hoa hồng của đại lý.
Trên thực tế có nhiều công ty có hàng muốn bán hàng vào một số thị
trường nhưng do thủ tục phức tạp nên khó thâm nhập trực tiếp mà phải
thông qua một số công ty đại lý ở những thị trường đó. Bằng cách này thì
việc thâm nhập thị trường đỡ khó khăn hơn, tiết kiệm được chi phí mở chi
SVTH:

3

Lớp


GVHD: Nguyễn Thu Trang

Môn: Thương mại Quốc tế

nhánh, trường hợp có kiện tụng xảy ra nếu có đại lý là người nước sở tại thì
đỡ tốn chi phí hơn rất nhiều.
Đại lý kinh tiêu (Merchant Agent) là người kinh doanh tiêu thụ, hoạt
động nhân danh mình với chi phí của mình để bán một loại hàng hoá nào đó
và được nhận thù lao là mức chênh lệch giá cả giữa giá bán và giá mua.
Trên thị trường thế giới người ta còn gặp một số loại đại lý như sau:
Phắc tơ (Factor) là người đại lý được giao quyền chiếm hữu hàng hoá
hoặc chứng từ sở hữu hàng hoá, được phép đứng tên của họ bán hàng hay
cầm cố hàng hoá với giá cả mà họ cho là có lợi nhất cho người uỷ thác,
được trực tiếp nhận tiền hàng từ người mua hàng.
Đại lý gửi bán ( Consignee or Agent Carrying Stock) là người đại lý
được uỷ thác bán ra, với danh nghĩa của họ và chi phí do người uỷ thác chịu,

những hàng hoá do người uỷ thác giao cho để bán ra từ kho của người đại lý.
Đại lý bảo đảm thanh toán là người đại lý đứng ra bảo đảm sẽ bồi
thường cho người uỷ thác nếu người mua hàng (người thứ ba) ký kết hợp
đồng với mình không thanh toán tiền hàng.
Đại lý độc quyền (Sole Agent, Exclusive Agent) là người đại lý duy
nhất cho một người uỷ thác để thực hiện một hành vi nào đó như bán hàng,
mua hàng, thuê tầu v.v.tại một khu vực và trong một thời gian do hợp đồng
quy định. Nếu trên thị trường đã ký một hợp đồng đại lý độc quyền thì bên
uỷ thác mất quyền bán trực tiếp cho người khác, nếu đã bán thì phải trả phần
chênh lệch đã quy định cho đại lý độc quyền.
2. Đánh giá về thực trạng đại lý ở Việt Nam hiện nay
Sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã
có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế, xã hội, chính trị ổn định
và bền vững. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, dân số đông với cơ cấu độ
tuổi trẻ, Việt Nam có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong
SVTH:

4

Lớp


GVHD: Nguyễn Thu Trang

Môn: Thương mại Quốc tế

nước và nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh
vực đại lý thương mại nói riêng.
Trong những năm gần đây, hoạt động đại lý trở nên rất sôi động và
phát triển ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như xăng dầu, khí dầu mỏ

hóa lỏng, thuốc lá, rượu bia, nước giải khát… Hiện tại, Việt Nam chưa có
một số liệu điều tra chính thức về số lượng các đại lý nói chung cũng như số
lượng các đại lý trong các lĩnh vực cụ thể. Nếu chỉ xét trong lĩnh vực xăng
dầu, 11 doanh nghiệp đầu mối của Việt Nam đã có khoảng 3.800 đại lý trực
thuộc và 240 tổng đại lý, trong đó các tổng đại lý lại có rất nhiều đại lý trực
thuộc khác… Đại lý thương mại ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt
động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Tuy nhiên, cho đến
nay, việc quản lý hoạt động của các đại lý thương mại còn khá lỏng lẻo, bất
cập. Tình trạng lãi làm, lỗ bỏ, mua đi bán lại giữa các đại lý, đẩy giá bán lẻ
thị trường tăng lên gây bất ổn về giá, thị trường thương mại bị xáo động
đang là những vấn đề khiến các nhà quản lý chính sách Việt Nam gặp rất
nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận được vai trò của cái đại lý thương mại
trong thị trường hiện nay. Để quản lý được đại lý thương mại đồng nghĩa
quản lý được thị trường, phát huy vai trò tích cực ổn định cuộc sống của
người dân, ổn định thị trường. Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt
động đại lý thương mại
Mặc dù hoạt động đại lý thương mại đang rất phát triển nhưng pháp
luật quy định về hoạt động đại lý vẫn còn chưa đáp ứng được những yêu cầu
phát triển trên thực tế. Đại lý thương mại mới chỉ được quy định tại một số
điều của Luật Thương mại năm 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật
quy định về đại lý đối với một số mặt hàng (xăng dầu, LPG...), tuy nhiên số

SVTH:

5

Lớp



GVHD: Nguyễn Thu Trang

Môn: Thương mại Quốc tế

lượng các mặt hàng được quản lý còn rất ít so với số lượng các mặt hàng
đang được các đại lý thương mại kinh doanh.
3. Thực trạng của các đại lý xăng, dầu ở Việt Nam
Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 290 tổng đại lý và 9.000 cửa
hàng kinh doanh xăng dầu. Có tới hơn nửa trong số này có biểu hiện kinh
doanh không lành mạnh, gây rối loạn thị trường.
Qua kiểm tra tổng thể các đại lý kinh doanh xăng dầu gần đây, có tới
57% cửa hàng xăng dầu vi phạm các quy định hiện hành. Trong đó các thủ
đoạn phổ biến vẫn là dùng mức thù lao cao để giành giật hệ thống bán hàng,
hay các hành vi đong thừa bán thiếu, pha màu xăng còn tiếp diễn khắp nơi.
Hiện chỉ có 2 đơn vị gồm Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex) và
Công ty Dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) là có hệ thống đại lý trực tiếp, các
đơn vị còn lại chỉ bán hàng thông qua các tổng đại lý. Do vậy, tình trạng các
tổng đại lý chậm thanh toán và cố tình chiếm dụng vốn của các công ty xăng
dầu đầu mối đang diễn ra tràn lan. Phổ biến nhất phải kể đến “chiêu thức”
nhận hàng của đơn vị này nhưng lại chào bán vào hệ thống đại lý của đơn vị
khác bằng cách sử dụng mức thù lao (tính theo giá bán) hấp dẫn hơn, nhằm
chèo kéo khách hàng, làm rối loạn hệ thống phân phối.
Quyết định 0676 ngày 31/5/2004 của Bộ Thương mại và công văn
814 số ra ngày 11/5/2004 của Petrolimex quy định, giá bán cho các đại lý
được hình thành trên nguyên tắc:
Giá giao = Giá bán lẻ (vùng 1, vùng 2) - Thù lao - Chi phí vận chuyển
và chi phí khác.
Nhưng các đơn vị cạnh tranh “lách luật” và nhằm vào kênh bán trực
tiếp. Nếu đơn vị nào chào giá cao hơn đối thủ khoảng 10-30 đồng/lít là bị
“chia sẻ” khách hàng và thị phần ngay. Năm 2004, xí nghiệp bán lẻ của


SVTH:

6

Lớp


GVHD: Nguyễn Thu Trang

Môn: Thương mại Quốc tế

Công ty Xăng dầu Khu vực 2 đã mất 4 đại lý, khách hàng Hualon, Fujitsu
của công ty bị Petechim và Petec cạnh tranh với mức giá thấp hơn.
Cuộc chiến của các tổng đại lý biến tướng dưới nhiều hình thức khiến
các đầu mối xăng dầu không thể kiểm soát được. Các đầu mối chỉ quan tâm
đến lượng hàng mà tổng đại lý nhận khỏi kho và thanh toán, chứ không kiểm
soát lượng hàng này được đưa về khu vực, thị trường nào và tiêu thụ ra sao.
Do vậy đã xuất hiện tình trạng, nhiều tổng đại lý không có đủ điều kiện (như
thiếu số lượng đại lý, thiếu kho, thiếu nhân sự...) nhưng khai gian, ký hợp
đồng với nhiều đầu mối để đầu cơ, gây sốt ảo cho thị trường.
Không ít tổng đại lý của một số công ty thành viên thuộc Petrolimex
treo biển hiệu Petrolimex nhưng chính sách bán hàng (thù lao, thời hạn, định
mức nợ...) của tổng đại lý và công ty thành viên cùng địa bàn ở một số thời
điểm lại khác nhau, làm ảnh hưởng đến hệ thống đại lý của một số công ty
trong ngành.
Tổng đại lý Thành Lễ của Công ty Xăng dầu khu vực 2 nhiều lúc cho
đại lý mức thù lao cao hơn 20-30 đồng/lít so với mức mà Công ty Sông Bé
giao cho các đại lý (mặc dù cả hai cùng treo biển hiệu Petrolimex). Có đại lý
treo biển Petrolimex nhưng bán xăng A83 (doanh nghiệp tư nhân Thanh

Xuân ở Đắk Nông). Nhiều cửa hàng xăng dầu và đại lý của Công ty TNHH
Hoàng Phương, tỉnh Vĩnh Long không treo biển hiệu của Petrolimex nhưng
lại nhận hàng từ nguồn của Petrolimex.
Do sợ mất khách hàng, các công ty bán hàng qua tổng đại lý chưa kiên
quyết yêu cầu các đại lý kinh doanh nghiêm túc.

SVTH:

7

Lớp


GVHD: Nguyễn Thu Trang

Môn: Thương mại Quốc tế
KẾT LUẬN

Từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nước ta đã mở rộng hợp tác quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
Sự phát triển của các đại lý thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế thị trường. Đây là kênh phân phối tương đối lớn để đưa hàng hoá,
dịch vụ của người sản xuất, người cung ứng đến với người tiêu dùng, người
sử dụng. Vì vậy, luật thương mại cần có các quy định chặt chẽ và cụ thể hơn
để các bên tham gia có cơ chế pháp lý hoạt động tránh những tranh chấp
không đáng có, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ.

SVTH:


8

Lớp



×