Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì gian
khổ, thơ ca Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ và thu được một
số thành tựu đáng tự hào.
BÀI LÀM
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì gian khổ, thơ ca Việt Nam đã phát triển
khá mạnh mẽ và thu được một số thành tựu đáng tự hào. Thơ kháng chiến phần nhiều viết về cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc, trong đó miêu tả khá thành công hình ảnh người lính - nhân vật trung tâm
của mộc kháng chiến. Dường như thơ ca đã cùng người lính ra trận, thơ ca góp phần động viên khích lệ
họ vượt qua gian khổ chiến thắng kẻ thù.
Sau cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, đội ngũ các nhà thơ Việi Nam xuất hiện một loạt cây bút trẻ.
Bên cạnh những nhà thơ sáng tác trước Cách mạng, những thi sĩ của phong trào "Thơ mới", chúng ta thấy
sự xuất hiện của Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Chính Hữu, Hồng Nguyên...
Các nhà thơ này ít nhiều đều gián tiếp hoặc trực tiếp phục vụ trong quân đội. Họ có điều kiện thuận lợi để
có thể viết đúng và viết hay về người lính.
Những năm đầu nhân dân ta cùng lên kháng chiến, như một lẽ tất nhiên, người lính - anh bộ đội được
mọi người chú ý. Họ nhanh chóng trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi
vọng của cả dân tộc. Tố Hữu đã nói hộ tình cảm của nhân dân đối với anh vệ quốc quân:
Anh vệ quốc quân ơi
Sau mà yêu anh thế!
Sinh ra ở một đất nước nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính. Vì Tổ quốc, họ đành
tạm biệt bến nước sân đình, nương dâu, bãi mía, ra đi chiến đâu. Ta hãy nghe lời tâm sự của hai chiến sĩ
khi nói về quê hương mình:
Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Họ ra đi, để lại nơi quê nhà người vợ trẻ một nắng hai sương, cày sầu cuốc bẫm, tích cực tăng gia sản
xuất để phục vụ kháng chiến. Trần Hữu Thung đã khắc họa khá thành công hình ảnh anh vệ quốc quân
nông dân qua trí nhớ của người vợ. Ngay buổi tòng quân rộn ràng tiếng trống, thấp thoáng bóng cờ, ngay
phút tiễn đưa bịn rịn, anh vẫn không quên nhắc vợ:
Ruộng mình quên cày xáo,
Nên lúa chín không đều.
Nhớ lấy để mùa sau,
Nhà cố làm cho tốt.
Cái chất nông dân thuần phác mới đáng quý làm sao, và chính nó sẽ tạo nét sức mạnh để anh vượt qua
mọi khó khăn gian khổ chiến thắng kẻ thù. Bài thu Thăm lúa tuy không trực tiếp viết về anh bộ đội người lính, nhưng người đọc vẫn cảm thấy hình ảnh đẹp đẽ gần gũi của anh trong tâm tưởng của người vợ
, trong đồng lúa đang say hạt ở chốn quê nhà.
Từ một dân tộc nô lệ, với giáo mác tầm vông, chúng ta vùng lên chọi lại xe tăng đại bác kè thù. Trong
cuộc chiến đâu một mất một còn không cân sức này anh bộ đội đã là người trực tiếp chịu biết bao nhiêu hi
sinh, gian khổ. Nửa thế kỉ sau, đọc lại những vần thơ dưới đây của Chính Hữu trong bài thơ Đồng chí,
mấy ai trong chúng ta không cầm được nước mắt, không thán phục sức chịu đựng phi thường của những
người nông dân mặc áo lính:
Anh với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai,
Quần tôi có vài mảnh vá.
Miệng còn cười buốt giá,
Chân không giầy,
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...
Họ bao đêm ngủ ngoài rừng, trải lá cây làm chiếu, lấy manh áo làm chăn, lấy sức người chống chọi với
thời tiết khắc nghiệt. (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ). Họ đã từng ở nơi rừng thiêng nước độc. Bởi
vậy, không thể coi là cường điệu khi ta đọc những vần thơ viết về binh đoàn Tây Tiến của nhà thơ Quang
Dũng. Sự thật ở binh đoàn này, rất nhiều chiến sĩ bị sốt rét, một viên kí ninh cũng không, đến nỗi nhiều
người rụng hết tóc:
Tây Tiến đoàn binh khônq mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm.
Trong số họ nhiều người đã vĩnh viễn nằm xuống ở nơi biên giới xa xôi, có tiếng gầm thét ghê người
của sông Mã và có tiếng cọp trêu người (Tây Tiến - Quang Dũng), ở mức độ khác, Tố Hữu cũng đã từng
nói đến cái gian khổ này của những người lính tham gia chiến dịch Điện Biên "năm mươi sáu ngày đêm
khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non” trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Như vậy
nói cho cùng, đâu có phải thơ ca viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp chỉ nói về chiến công
huy hoàng mà quên mất sự hi sinh mất mát của từng người chiến sĩ? Có điều, bởi ra đời trong một hoàn
cảnh lịch sử đặc biệt, hình ảnh người lính trong thơ ca thời chống Pháp cũng chưa thể nói là đã được miêu
tả một cách đầy đủ và toàn diện.
Vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ, người lính trong thơ ca thời chống Pháp có một tinh thần khắc
phục khó khăn thật đáng quý. Nghe theo lời dạy của Bác kính yêu, nhân dân ta "ai có súng dùng súng"
không có súng thì dùng cuốc xẻng, gậy gộc vùng lên chiến đấu. Những ngày đầu kháng chiến, với tinh
thần sáng tạo, những nsười nông dân mặc áo lính đã:
Lột sắt đường tàu
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
Hình ảnh của họ thật gần gũi với hình ảnh những người nghĩa quân Nam Bộ trong những ngày đầu quân
Pháp đặt chân lên đất nước ta trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng của Nguyền Đình Chiểu.
Trong những năm tháng gian lao ấy của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những anh vệ quốc
quân đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, vào sinh ra tử có nhau. Tình đồng đội, tình đồng chí ngày thêm keo
sơn gắn bó. Lúc thiếu thốn, khi ốm đau, tình đồng chí giúp cho họ thêm sức mạnh, "thương nhau tay nắm
lấy bàn tay". Cảm động biết bao nhiêu mối quan hệ tốt đẹp của những người cùng chiến đâu vì lí tưởng
giải phóng quê hương:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri ki.
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một thành công nổi bật trong những bài thơ viết về người lính. Đời
lính đâu có phải toàn có khói bom và thuốc súng.
Với một tâm hồn rộng mở, trong sáng, người lính cũng có những phút giây, những kỉ niệm thật êm đẹp,
thơ mộng. Giữa cảnh núi rừng mênh mông yên tĩnh ánh trăng vằng vặc, các anh phục kích chờ giặc tới,
bỗng phát hiện ra "đầu súng trăng treo". Chỉ khi nào có tình yêu sâu sắc đối với quê hương đất nước, có
tân hồn rộng mở mới thấy được vẻ đẹp nên thơ của đất trời, tạo vật. Trong đời lính còn có không ít những
kỉ niệm làm ấm áp lòng người. Hồng Nguyên đã làm người đọc xúc động khi nhà thơ gợi lên được những
sinh hoạt đời thường thật hồn nhiên của người lính từ việc:
Kì hộ lưng nhau
Ngang bờ cát trắng.
Đến việc "Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa". Họ từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, nên
đương nhiên, giữa quân và dân có sự gắn bó sâu sắc. Có lẽ từ hiện thực đáng tự hào này mới có câu nói
cửa miệng của mọi người "Quân với dân như cá với nước". Hoàng Trung Thông khắc hoạ thật sinh động
không khí đầm ấm tươi vui của xóm nhỏ khi có đoàn chiến sĩ trở về:
Các anh về mái ấm nhà vui,
Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ.
Các anh về tưng bừng trước ngõ,
Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau.
Mẹ già bịn rịn áo nâu,
Vui đàn con ở rừng sâu mới về.
Cùng với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, càng ngày quân đội ta càng trưởng thành. Tố Hữu
đã ghi lại được khí thế hào hùng của đoàn quân trên đường ra mặt trận vào những năm cuối của cuộc
kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Núi rừng hiểm trở đã cùng người chiến sĩ đánh giặc. Lưng đèo dốc núi, ngọn suối, cửa rừng... đâu đâu
trên đất nước Việt Nam ta cũng là tử địa của quân thù. Đằng sau người chiến sĩ chẳng những có nhân dân,
có bà bầm, bà hủ. có người phụ nữ phá đường cản trở giao thông của giặc..., mà núi rừng cây cỏ cũng
cùng các anh lập công.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Trong cuộc kháng chiến này, hình ảnh người lính đã hoà làm một với hình của dân tộc, cùa đất nước.
Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi khắc hoạ tàm vóc người lính ở ý nghĩa cao cả này:
Ôm đất nước những người áo vải,
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Để cho:
Nước Việt Nam từ máu lửa,
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Để đất nước có được tầm vóc cao đẹp ấy, biết bao chiến sĩ đã không ngần ngại gian khổ, hi sinh tạo nên
chiến công chấn động địa cầu. Dưới đây là những hình ảnh chân thật của bộ đội ta ở chiến dịch Điện Biên
Phủ mùa hè năm 1954:
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt,
Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn.
Những đồng chí thân chôn làm giá súng,
Đầu bịt lỗ châu mai,
Băng mình qua núi thép gai,
Ào ào vũ bão...
(Tố Hữu)
Cái dữ dội của trận chiến đấu càng làm nổi rõ thêm hình ảnh lồng lộng của anh bộ đội Cụ Hồ. Ở anh kết
tinh cao độ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc suốt bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Thơ chống Pháp đã xây dựng thành công hình ảnh người lính. Năm tháng trôi qua nhưng những bài thơ
ưu tú viết về người lính trong giai đoạn lịch sử oanh liệt này vẫn còn sống mãi trong văn học Việt Nam.
Hình ảnh người lính chiến đấu chống Pháp như một bằng chứng trong chặng đường đi lên phía trước của
dân tộc ta.
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,
nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại
học.