Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.37 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
--------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37
NIÊN KHÓA 2011 - 2015

Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA
LÃNH THỔ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:
ThS Nguyễn Mai Hân
Bộ môn Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện:
Trần Thùy Trang
MSSV: 5115768
Lớp: Luật Thương mại 1 – K37

Cần Thơ, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
--------

Lời đầu tiên, người viết xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Mai
Hân. Dưới sự hướng dẫn tận tình, cung cấp những kinh nghiệm cũng như kiến thức
quý báo của Cô đã giúp tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của
mình.


Người viết cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng dạy, làm việc tại
Khoa Luật đã truyền đạt những kiến thức quý báo và giúp đỡ trong bốn năm (2011 2015) học tập, rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ. Đồng thời cảm ơn các bạn
sinh viên Khóa 37, đặc biệt là các bạn sinh viên làm cùng nhóm chuyên ngành Luật
Thương mại do Cô Nguyễn Mai Hân hướng dẫn, đã trao đổi, góp ý và chia sẻ
những kiến thức bổ ích trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cuối cùng, người viết cảm ơn gia đình, bạn bè luôn động viên, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện để người viết học tập, rèn luyện và nghiên cứu trong suốt bốn năm tại
Trường Đại học Cần Thơ.
Người viết

Trần Thùy Trang


NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
----------

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 1
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA
LÃNH THỔ VIỆT NAM ..........................................................................................4
1.1 Các khái niệm cơ bản về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.......... 4
1.1.1
Khái niệm hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ....4
1.1.1.1 Khái niệm quá cảnh hàng hóa ........................................................4
1.1.1.2 Khái niệm tuyến đường quá cảnh ...................................................5
1.1.1.3 Khái niệm tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa qua lãnh thổ
Việt Nam ..........................................................................................................5

1.1.2 Khái niệm dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt nam ...............7
1.1.3 Phân biệt dịch vụ quá cảnh và dịch vụ logistics.......................................8
1.2 Đặc điểm, vai trò của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ............. 11
1.2.1 Đặc điểm của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ....................11
1.2.2 Vai trò của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ........................12
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ
Việt Nam ............................................................................................................................ 14
1.3.1 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam trước năm 2005 ...............14
1.3.2 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam sau năm 2005 đến nay ...15
1.4 Quan hệ của Việt Nam với một số nước trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh
thổ…....................................................................................................................... ...16
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUÁ CẢNH HÀNG
HÓA QUA LÃNH THỔ VIỆT NAM ....................................................................19
2.1 Những nguyên tắc cơ bản khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ..
.................................................................................................................................... 19

2.1.1 Hàng hóa quá cảnh phải làm thủ tục thông quan, chịu sự kiểm tra,
giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy
định ....................................................................................................................19


2.1.2 Hàng hóa quá cảnh và phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã
làm thủ tục hải quan .........................................................................................20
2.1.3 Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận
tiện và theo quy định pháp luật ........................................................................21
2.2 Chủ thể tham gia và nội dung về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam .................................................................................................................................... 21
2.2.1 Chủ thể tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .............21
2.2.1.1 Chủ sở hữu hàng hóa tham gia quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ
Việt Nam ........................................................................................................21

2.2.1.2 Tổ chức trung gian thực hiện dịch vụ quá cảnh qua lãnh thổ Việt
Nam ................................................................................................................23
2.2.1.3 Cơ quan quản lý về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ...23
2.2.2 Nội dung quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ...........................24
2.3 Tuyến đường hóa cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ............................ 25
2.3.1 Quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường quy
đinh .................................................................................................................................... 25
2.3.2 Quá cảnh theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ................26
2.4 Hàng hóa được phép quá cảnh và thời gian hàng hóa quá cảnh qua lãnh
thổ Việt Nam ..................................................................................................................... 27
2.4.1 Hàng hóa được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam .....................27
2.4.1.1 Hàng hóa không thuộc diện cấm kinh doanh, nhập khẩu, xuất
khẩu và vũ khí đạn dược theo quy định pháp luật ......................................27
2.4.1.2 Hàng hóa quá cảnh thuộc diện cấm kinh doanh, nhập khẩu, xuất
khẩu và vũ khí, đạn dược theo quy định pháp luật .....................................27
2.4.2 Thời gian hàng hóa được phép quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam ......28
2.5 Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.................... 28
2.5.1 Hình thức, chủ thể và đối tượng của hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng
hóa qua lãnh thổ Việt Nam ..............................................................................28
2.5.2 Nội dung của hợp đồng dịch vụ quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam .......32
2.6 Quy trình, thủ tục, biện pháp xử lý vi phạm trong quá cảnh hàng hóa qua
lãnh thổ Việt Nam ........................................................................................................... 32
2.6.1 Quy trình, cách thức thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh hàng hóa
qua lãnh thổ Việt Nam ......................................................................................32
2.6.1.1 Trình tự, cánh thức thực hiện thủ tục hải quan đối với quá cảnh
hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .................................................................32


2.6.1.2 Cơ quan thực hiện, thời hạn thực hiện thủ tục hải quan đối với quá
cảnh đối với quá cảnh ...................................................................................33

2.6.2 Xử lý vi phạm trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .........34
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ
VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY................................................36
3.1 Thực trạng quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam .................................. 36
3.1.1 Tìm năng phát triển dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam ................................................................................................................36
3.1.2 Thực trạng quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ...................37
3.2 Một số khó khăn, bất cặp khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ..
.................................................................................................................................... 40

3.2.1 Khó khăn, bất cập về thủ tục thông quan và cơ chế kiểm soát hàng hóa
quá cảnh qua lãnh thổ ......................................................................................40
3.2.1.1 Thủ tục hải quan hiện nay ...............................................................40
3.2.1.2 Về cơ chế kiểm soát hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ ..................41
3.2.2 Khó khăn, bất cặp về tuyến đường quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ
hiện nay .............................................................................................................43
3.2.3 Một số khó khăn, bất cập khác................................................................44
3.3 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay ................................................ 45
3.3.1 Về thủ tục thông quan và cơ chế kiểm soát hàng hóa quá cảnh qua
lãnh thổ Việt Nam .............................................................................................46
3.3.2 Quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên khi quá cảnh hàng
hóa qua lãnh thổ Việt Nam ..............................................................................47
KẾT LUẬN ..............................................................................................................50
PHỤ LỤC


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới đã xuất
hiện rất lâu. Từ đấy, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ra đời, theo đó, một trong
những vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhiều quốc gia trên thế giới chính là việc
lựa chọn những tuyến đường thuận lợi nhanh chóng nhằm tạo sự thuận tiện, tiết
kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao nhất để hàng hóa đến được quốc gia nhập khẩu
và ngược lại.
Việt Nam với lợi thế vừa là một nước lục địa vừa là một nước hải dương nên
được xem như là hậu cần của Đông Nam Á. Nhờ địa hình địa thế đó mà hàng hóa
Việt Nam, dù nhập khẩu vào để tiêu thụ trong nước hay để xuất khẩu ra các nước
trong khu vực đều không cần phải quá cảnh qua các nước láng giềng. Ngược lại,
hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc) xuất khẩu sang những nước khác đều có nhu cầu phải quá cảnh và tạm thời
lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam. Nắm được ưu thế đó, Việt Nam đã có những chính
sách xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa quá cảnh
của thương nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, còn đảm bảo sự an toàn, quản lý chặt chẽ
hơn đối với quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cũng như liên kết kinh tế khu
vực phát triển hơn nữa.
Từ những phân tích trên và thực tiễn về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam người viết chọn đề tài: “Pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam” làm đề tài tốt nghiệp cử nhân Luật của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Người viết chọn đề tài: “Pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam” trước tiên tìm hiểu và nghiên cứu những quy định pháp luật của Nhà nước ta
về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Từ đó đánh giá các quy định dựa trên
thực tiễn một số nơi áp dụng, tìm hiểu những khó khăn, bất cập phát sinh thường
gặp đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá cảnh hàng hóa. Trên cơ sở
đó, rút ra những đề xuất, phương hướng, giải pháp trong dịch vụ thương mại nói
chung, trong vấn đề quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam nói riêng.

3. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ bao gồm: quá cảnh hàng hóa, dịch
vụ quá cảnh hàng hóa và các thủ tục hải quan tại cửa khẩu khi quá cảnh hàng hóa


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
qua lãnh thổ1. Do phạm vi tương đối rộng, bao quát nhiều vấn đề và khía cạnh, hạn
chế về điều kiện cũng như thời gian nghiên cứu nên người viết chỉ tập trung nghiên
cứu: Quy định về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quá cảnh hàng quá, các loại hàng hóa quá cảnh và
các thủ tục hải quan khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh đó, người viết thu thập các số liệu cũng như thực trạng về quá cảnh
hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam của một số địa phương, từ đó đưa ra những kiến
nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong quá cảnh hàng hóa Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp. Trong đó phương pháp được sử dụng chủ yếu là: phương pháp luận đánh giá
tổng thể các vấn đề; phương pháp phân tích luật viết; phương pháp so sánh để đánh
giá các quy định của pháp luật hiện hành, phương pháp thu thập và phân tích số liệu
thực tế. Từ đó rút ra kết luận về vấn đề góp phần hoàn thiện các quy định cũng như
pháp luật nói chung.
5. Bố cục của đề tài
Lời mở đầu
Chương 1. Những vấn đề chung về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
Trong chương này người viết tập chung làm rõ và phân biệt các khái niệm liên
quan đến quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó người viết sẽ khái
quát lịch sử hình thành và phát triển của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
và quan hệ của Việt Nam với một số quốc gia trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh
thổ.
Chương 2. Những quy định của pháp luật về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ

Việt Nam
Trong chương này người viết sẽ trình bày các nguyên tắc cơ bản trong quá
cảnh hàng hóa, các quy định của pháp luật về chủ thể tham gia cũng như quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể khi quá cảnh hàng hóa. Các quy định về trình tự, thủ tục
hải quan khi quá cảnh hàng hóa.
Chương 3. Thực trạng quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và định
hướng hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh hội nhập của nước ta
1 Quá cảnh hàng hóa; Dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ do Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh.
Còn các thủ tục hải quan do Luật Hải quan năm 2001(sửa đổi, bổ sung 2005) điều chỉnh.


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
Chương này người viết tập trung đánh giá các quy định của pháp luật hiện nay,
trình bày thực trạng cũng như những bất cập trong thực tiễn, từ đó tìm ra những
nguyên nhân, đề xuất và giải pháp pháp luật khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ
Việt Nam.
Kết luận


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA LÃNH THỔ
VIỆT NAM
1.1 Các khái niệm cơ bản về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
1.1.1 Khái niệm hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
1.1.1.1 Khái niệm quá cảnh hàng hóa
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thị trường, việc giao lưu hàng hóa quốc tế
diễn ra ngày càng nhộn nhịp. Trong khi đó, có nhiều quốc gia có chung đường biên
giới với nhau. Vì vậy, việc vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia
khác đòi hỏi phải đi qua lãnh thổ của một nước thứ ba là điều không thể tránh khỏi.

Quá cảnh hàng hóa là một thuật ngữ kinh tế, có nhiều cách giải thích khác
nhau về thuật ngữ này. Trong từ điển Hán - Nôm thì “quá có nghĩa là đi qua, đi
ngang qua còn cảnh có nghĩa là bờ cõi đất đai”. Vậy quá cảnh hàng hóa ở đây có
nghĩa là hàng hóa đi ngang qua (mà không vào) một nước, một vùng lãnh thổ có
chủ quyền nào đó. Một ý kiến khác, lại cho rằng quá cảnh hàng hóa là một động từ
chỉ sự vận chuyển, di chuyển hàng hóa đi qua lãnh thổ của một hay nhiều nước để
tới một nước khác, trên cơ sở hiệp định đã kí giữa các nước có liên quan.
Theo Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Quá cảnh hàng hóa là việc vận
chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt
Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi
phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá
cảnh”2.
Từ các phân tích trên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng: quá cảnh là việc
vận chuyển hàng hóa thuộc quyền sở hữu của chủ thể nước ngoài qua lãnh thổ Việt
Nam đến một nước thứ ba hoặc trở về nước đó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau
trong thời gian quá cảnh.
Ví dụ: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có chung đường biên giới với
nhau, nếu Lào muốn vận chuyển hàng hóa sang nước khác, mà việc vận chuyển
hàng hóa này cần nhanh chóng thì phải qua lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu là các tỉnh
miền Trung Việt Nam) để đến được nước xuất khẩu, thì Lào phải quá cảnh qua một
trong những tuyến đường mà Việt Nam đã quy định.

2

Điều 241, Luật Thương mại năm 2005


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
1.1.1.2 Khái niệm tuyến đường quá cảnh
Các văn bản quy phạm pháp luật nước ta cũng như các tài liệu nghiên cứu về

quá cảnh chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về “Tuyến đường quá cảnh”. Tại
Khoản 1 Điều 234 Luật Thương mại năm 2005 chỉ đưa ra quy định hàng hóa phải
quá cảnh như thế nào:“hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và
theo những tuyến đường nhất định trên lãnh thổ Việt Nam”. Dựa vào đặc điểm của
quá cảnh và các quy định hiện hành ta thấy một hàng hóa muốn quá cảnh trước tiên
phải qua cửa khẩu của nước cho phép quá cảnh và làm các thủ tục hải quan nhất
định, đồng thời trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa phải đi đúng tuyến đường
mà nước quá cảnh quy định. Tuyến đường này “tiếp trục” với cửa khẩu và nơi lưu
kho hàng hóa quá cảnh.
Ví dụ: Hàng hóa của Lào muốn quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam trước khi
xuất khẩu đi nước thứ ba, thì sau khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu hàng hóa sẽ
được vận chuyển từ cửa khẩu đến nơi lưu kho hàng hóa qua tuyến đường nối số 9.
Vậy tuyến đường nối số 9 này được xem là tuyến đường quá cảnh.
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm tuyến đường quá cảnh như
sau: Tuyến đường quá cảnh là những tuyến đường tiếp trục tại các cửa khẩu được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và cho phép vận chuyển hàng hóa quá
cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
1.1.1.3 Khái niệm tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam
- Khái niệm tạm nhập hàng hóa, tái xuất hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam:
Trong quá trình kinh doanh thương mại, do những nhu cầu khác nhau của
người sử dụng mà các thương nhân nhận ra rằng hàng hóa khi sản xuất ra không
dừng lại ở việc chỉ tiêu thụ trong nước hoặc một không gian địa lí nhất định, hàng
hóa phải theo nhu cầu của người sử dụng tức là hàng hóa có thể có mặt ở nhiều nơi
khác nhau trên thế giới. Vì vậy các thương nhân đã xuất khẩu hàng hóa ra khỏi
quốc gia của họ để đến những quốc gia khác. Từ đó hoạt động nhập khẩu, xuất
khẩu ra đời. Song không phải quốc gia nào cũng có nhu cầu xuất, nhập khẩu, một
số lý do như: cản trở thuế quan của từng quốc gia hay khoảng cách địa lý nên họ
không thể xuất, nhập khẩu trực tiếp đến nước đó mà phải thông qua nước thứ ba, từ
đó hoạt động tạm nhập, tái xuất ra đời. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 29 Luật Thương

mại năm 2005 quy định: “tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa
từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam”. Trước tiên, ta cần phân biệt hai khái niệm tạm nhập, tái xuất và quá
cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Điểm chung nhất của tạm nhập, tái xuất và
quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ là hàng hóa xuất, nhập khẩu đều qua lãnh thổ Việt
Nam mà không tiêu thụ trong nước3 và hàng hóa chỉ tạm thời ở trên lãnh thổ Việt
Nam, sau đó được đưa đến nước cần nhập hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, tạm nhập, tái
xuất chủ yếu là nhập các mặt hàng, sau đó có thể gia công hay sửa chữa để xuất
khẩu đến nước cần nhập khẩu và được làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa. Chủ
thể kinh doanh phải trả số tiền hàng cho nước xuất khẩu, sau đó được nhận tiền
hàng từ nước nhập khẩu và tiền hoa hồng trên lô hàng đó.
- Chuyển khẩu hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam:
Ngược lại với hoạt động tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu là hoạt động mua
bán hàng từ một quốc gia để bán sang một quốc gia khác mà không cần làm thủ tục
nhập hoặc xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005
quy định: “chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng hóa từ một nước vùng lãnh thổ
để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài vùng lãnh thổ Việt Nam mà không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam”.
Như vậy, khác với tạm nhập, tái xuất, hàng hóa của chuyển khẩu được vận chuyển
từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có thể qua cửa khẩu hoặc không qua cửa
khẩu4 Việt Nam. Và ở đây, chủ thể kinh doanh chuyển khẩu của Việt Nam ký kết
hợp đồng mua hàng hóa với thương nhân nước xuất khẩu, ký hợp đồng bán hàng
hóa với nước nhập khẩu. Vì vậy, chuyển khẩu là việc mua bán hàng hóa giữa ba
chủ thể: nước xuất khẩu – nước chuyển khẩu – nước nhập khẩu, do đó hàng hóa
chuyển khẩu không giống như hàng hóa quá cảnh “chỉ đi qua” mà có sự mua bán.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thương nhân Việt Nam sẽ thuê các thương
nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa làm dịch vụ quá cảnh hàng hóa đến
nước nhập khẩu.
Ví dụ: Trung Quốc xuất khẩu qua Lào mặt hàng thực phẩm. Muốn qua được
Lào bằng con đường ngắn nhất, Trung quốc đi qua cửa khẩu Hữu Nghị của Việt
Nam. Tại đây, thương nhân Việt Nam sẽ ký kết mua bán lô hàng thực phẩm trên
với Trung Quốc và hợp đồng mua bán với thương nhân Lào và không cần làm thủ
3

Trường một số trường hợp được Bộ trưởng Bộ Công thương cho phép tiêu thụ, Xem thêm Khoản 6, Điều
40, Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
4
Xem thêm Khoản 2, Điều 30, Luật Thương mại năm 2005


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
tục nhập khẩu, xuất khẩu như hoạt động tạm nhập tái xuất mà chỉ cần làm một số
thủ tục hải quan cần thiết khác.
Chuyển khẩu là một trong những hoạt động đặc thù trong buôn bán hàng hóa
quốc tế. Vì để hoạt động của các thương nhân diễn ra nhanh chóng nên khi chuyển
khẩu hàng hóa, thương nhân có thể không cần chuyển qua cửa khẩu của Việt Nam
mà có thể chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Tuy nhiên, khi
hàng hóa xuất khẩu cần nơi lưu kho hoặc trung chuyển trước khi nhập khẩu qua
nước khác thì không cần làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Ưu điểm của hoạt động
này tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân buôn bán hàng hóa quốc tế, rút ngắn
thời gian xuất khẩu hàng hóa vì thương nhân không cần làm nhiều thủ tục hải quan
về nhập khẩu và xuất khẩu, song để có được ưu điểm này thương nhân phải phụ
thuộc vào con đường vận chuyển hàng hóa.
1.1.2 Khái niệm dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt nam
Ra đời cùng với hoạt động quá cảnh hàng hóa là dịch vụ quá cảnh hàng hóa.

Dịch vụ này xuất hiện nhằm giúp các thương nhân nước ngoài vận chuyển hàng
hóa khi quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể tại Điều 249, Luật Thương mại
năm 2005 quy định: “Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá
nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao”.
Bên làm dịch vụ quá cảnh theo quy định này phải là thương nhân kinh doanh
dịch vụ quá cảnh hàng hóa, tức là phải hội tụ đủ điều kiện theo quy định pháp luật,
cụ thể tổ chức phải thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách
thường xuyên và có đăng ký kinh doanh5.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác6.
Ngoài những yêu cầu cần thiết trên bên thuê dịch vụ quá cảnh tức là chủ sở
hữu hàng hóa, thương nhân nước ngoài phải có nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua
lãnh thổ Việt Nam.
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa ra đời không lâu nhưng nó đã chứng tỏ được vai
trò của mình. Điều đó thể hiện ở việc hàng loạt doanh nghiệp quá cảnh Việt Nam
hình thành như công ty VRTS- công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt. Công ty
này đã làm thủ tục cho nhiều lô hàng, quá cảnh hàng qua nhiều cửa khẩu của Lào
5
6

Khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại năm 2005
Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
và Trung Quốc, ngoài ra còn có dịch vụ quá cảnh của công ty OCEAN
TRANSPORT LOGISTICS, công ty trách nhiệm hữu hạn NIPPON EXPRESS
VIET NAM LTD, công ty cổ phần container Việt Nam.

1.1.3 Phân biệt dịch vụ quá cảnh và dịch vụ logistics
Trong thời kì kinh tế mở cửa, hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ đa
dạng và đan xen lẫn nhau. Một thương nhân thực hiện chuỗi hoạt động từ quá trình
tạo ra hàng hóa, đóng gói, vận chuyển, xuất khẩu, làm thủ tục hải quan… Không
còn phù hợp nữa do thương nhân sẽ chịu gánh nặng tài chính lớn, năng lực, trình độ
chuyên môn, thời gian, cũng như chi phí phát sinh…Từ đó các thương nhân có nhu
cầu sử dụng những dịch vụ khác nhau liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến
người mua. Song song với sự hình thành, phát triển của kinh tế thị trường, hoạt
động giao nhận hàng hóa ngày càng khẳng định vai trò cũng như vị trí của mình.
Hoạt động này không dừng lại ở việc thực hiện mục đích ban đầu nó đặt ra, mà
ngày càng phát triển phong phú hơn với nhiều hoạt động khác nhau trong quá trình
giao nhận hàng hóa từ người sản xuất đến người mua. Thấy được tầm quan trọng
đó, Luật Thương mại năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 và bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 thay thế cho luật thương mại năm 1997
gọi dịch vụ này là dịch vụ logistics. Cụ thể tại Điều 233 Luật Thương mại năm
2005 quy định: “dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ
chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hóa hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng
hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Hiểu một cách đơn giản
hoạt động logistics là hoạt động thương mại trong đó thương nhân phải thực hiện
một hoặc nhiều công đoạn khác nhau từ nhận hàng đến giao hàng và các dịch vụ
khác có liên quan.
Về phương diện kinh tế, dịch vụ quá cảnh và dịch vụ logistics ra đời là do nhu
cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, nó mang nhiều đặc điểm giống nhau, đều
hướng tới lợi nhuận của nhà cung cấp dịch vụ nói chung và xúc tiến quá trình giao
nhận hàng hóa nói riêng. Tuy nhiên, mỗi loại dịch vụ lại mang đặc điểm đặc trưng
riêng biệt do hoạt động, tính chất cũng như những yếu tố khác.
Như người viết đã trình bày dịch vụ logistics là chuỗi công việc mà thương

nhân tổ chức hoặc thực hiện một hoặc nhiều công đoạn khác nhau từ việc giao nhận


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
hàng hóa đến lưu kho, lưu bãi…..Ngược lại thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ
quá cảnh hàng hóa chỉ thực hiện công việc liên quan đến việc vận chuyển, di dời
hàng hóa trong thời gian hàng hóa quá cảnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện dịch
vụ logistics thương nhân có thể thực hiện việc vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên,
nếu hoạt động này thực hiện theo điều kiện đặc biệt có nghĩa là tuân thủ về mặt
khách hàng mà thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ hướng tới thì dịch vụ quá
cảnh sẽ trở thành một công đoạn của dịch vụ logistics.
- Chủ thể thực hiện dịch vụ:
Thương nhân thực hiện dịch vụ logistics có thể là thương nhân nước ngoài,
thương nhân trong nước chỉ cần có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo
quy định của pháp luật. Đối với thương nhân kinh doanh dịnh vụ logistics trong
nước thì phải đáp ứng yêu cầu là doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh hợp pháp
theo pháp luật Việt nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an
toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu 7. Đối với thương nhân nước
ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng yêu cầu về phương tiện, thiết
bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu như thương
nhân trong nước thì chỉ thực hiện dịch vụ logistics khi tuân theo những yêu cầu sau:
kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh,
trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%; Kinh doanh dịch
vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà
đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2014, kinh
doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ
góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên
doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014,
trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh,
trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%, hạn chế này là

51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 20148.
Thương nhân thực hiện dịch vụ quá cảnh phải là thương nhân Việt Nam. Tổ
chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam phải
thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện9. Tuy nhiên, tổ
chức, cá nhân nước ngoài có thể tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ
Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh sang lãnh thổ Việt
7

Khoản 1, Khoản 2, Điều 5 Nghị Định 140/2007 NĐ/CP
Khoản 3, Điều 5 Nghị Định 140/2007 NĐ/CP
9
Khoản 3, Điều 242 Luật Thương mại năm 2005
8


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
Nam được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phải tuân
thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh và giao thông
vận tải10.
Tuy cả hai dịch vụ đều có chủ thể nước ngoài tham gia, song hoạt động của
dịch vụ quá cảnh hàng hóa lại quy định khá khắc khe với việc tổ chức, cá nhân
nước ngoài tự mình thực hiện dịch vụ, do đó dịch vụ này sẽ do các thương nhân
kinh doanh dịch vụ quá cảnh Việt Nam thực hiện.
- Đối tượng khách hàng:
Dịch vụ logistics có thể hướng tới mọi khách hàng từ những thương nhân
trong nước, nước ngoài…đến những người không phải là thương nhân, chỉ cần họ
có nhu cầu thực hiện một trong những công việc trong chuỗi công việc của thương
nhân tổ chức dịch vụ logistics.
Ngược lại, dịch vụ quá cảnh chỉ có một chủ thể để hướng đến đó là tổ chức, cá
nhân nước ngoài có nhu cầu vận chuyển, trung chuyển, chuyển tải, lưu kho hàng

hóa…
- Không gian hoạt động:
Dịch vụ logistics có không gian hoạt động rộng lớn do đặc điểm của công việc
là gồm nhiều công đoạn khác nhau. Không gian ở đây là phương diện địa lí để dịch
vụ này có thể hoạt động ở trong nước cũng như nước ngoài. Ví dụ: Khi nhận thực
hiện tổ chức dịch vụ logistics doanh nghiệp sẽ thực hiện một chuỗi hoạt động đi từ
giai đoạn nhận hàng hóa đến làm thủ tục hải quan. Công việc nhận hàng hóa được
nhận ở cửa khẩu trong nước, làm thủ tục Hải quan để vận chuyển hàng hóa sang
quốc gia khác thì dịch vụ này lại thực hiện ở nước ngoài.
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa chỉ hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Khi
thương nhân vận chuyển hàng hóa hoặc trung chuyển, lưu kho, chia tách lô hàng,
thay đổi phương thức vận tải thì công việc này diễn ra theo tuyến đường mà pháp
luật Việt Nam cho phép. Cụ thể hơn là tuyến đường từ cửa khẩu làm thủ tục quá
cảnh đến nơi hàng hóa được làm thủ tục ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Thời gian hoạt động:
Đặc điểm về thời gian của dịch vụ logistics do công việc của dịch vụ đó quyết
định. Cụ thể nếu người làm dịch vụ logistics chỉ làm một công việc trong chuỗi
công việc của dịch vụ thì thời gian để hoàn thành công việc ngắn, ngược lại nếu
làm nhiều công việc trong chuỗi công việc của dịch vụ thì thời gian theo đó cũng
10

Khoản 4, Điều 242 Luật Thương mại năm 2005


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
cần nhiều hơn. Do đó nhà làm luật không quy định thời gian mà thương nhân tổ
chức thực hiện dịch vụ logistics phải hoàn thành công việc. Do quá cảnh hàng hóa
mang yếu tố đặc thù của giao nhận hàng hóa quốc tế, yếu tố về kinh tế, chính trị của
nhiều nước nên nhà làm luật phải giới hạn thời gian. Tại Khoản 1, Điều 246 Luật
Thương mại năm 2005 quy định thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa là 30 ngày, đây

cũng chính là thời gian tối đa cho thương nhân thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa
qua lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên nhà làm Luật cũng quy định rằng “ Đối với hàng
hóa lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong thời gian quá cảnh cần
phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất, thì thời gian quá
cảnh gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện công việc đó và phải
được cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận11. Vậy có nghĩa rằng
thời gian để thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cũng được
kéo dài theo thời gian hàng hóa quá cảnh nếu hàng hóa đó bị hư hỏng, tổn thất
trong quá trình quá cảnh.
1.2 Đặc điểm, vai trò của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
Thứ nhất, quá cảnh hàng hóa là một hoạt động thương mại mang yếu tố nước
ngoài. Theo Điều 758, Bộ luật Dân sự 2005 để xác định một quan hệ có yếu tố
nước ngoài thỏa mãn một trong những điều kiện sau: một trong các bên tham gia là
cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc
là quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn
cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh
tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài12. Trong khi đó
“quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá
nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam”13,vì vậy nếu xét về chủ thể và đối tượng
(hàng hóa quá cảnh) đủ điều kiện để kết luận rằng quá cảnh hàng hóa là một hoạt
động thương mại có yếu tố nước ngoài theo Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005.
Thứ hai, chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm bên làm dịch vụ quá cảnh và khách
hàng. Người làm dịch vụ phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận
tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của Luật Thương mại năm 2005.
Khách hàng là người có nhu cầu quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, có thể
là thương nhân hoặc không là thương nhân.
11

Khoản 2 Điều 246 Luật Thương mại 2005

Điều 758 Bộ Luật dân sự 2005
13
Điều 241 Luật Thương mại 2005
12


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
Thứ ba, xét về tính chất, quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam là một
hoạt động dịch vụ, theo đó thương nhân làm dịch vụ quá cảnh sẽ nhận thù lao và
các khoản hợp lý khác từ việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng
thay đổi phương thức vận tải vv...
Thứ tư, mọi hàng hóa điều có thể quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. Khác với
hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong một số trường hợp vẫn cho phép nhập khẩu,
xuất khẩu, tuy nhiên xét về tính chất thì hàng hóa quá cảnh dường như “dễ dàng”
hơn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vì theo nguyên tắc hàng hóa quá cảnh chỉ lưu
kho ở Việt Nam thời gian ngắn, sau đó sẽ xuất qua nước thứ ba, còn hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu có yếu tố quyết định đến chính sách về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa
nên cần “khắt khe” hơn. Cụ thể tại Điều 40 Nghị định 187 /2013 quy định chi tiết
thi hành Luật Thương mại năm 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và
các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy
định “Các loại hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ các loại
vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc
danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm
nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”. Từ quy định
trên có thể thấy rằng, nhà nước hạn chế quá cảnh đối với một số hàng hóa như vũ
khí, đạn dược và hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh….Tuy nhiên, tại khoản
2, Điều 40 của nghị định này thì “hàng hóa là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng
hóa có độ nguy hiểm cao chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Thủ
tướng Chính phủ cho phép” và tại khoản 3 của Điều 40 cũng quy định “hàng hóa là
vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao chỉ được quá cảnh

qua lãnh thổ Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép”. Mặc dù nhà
nước có hạn chế quá cảnh đối với một số mặt hàng nhưng nếu được sự cho phép
của cơ quan nhà nước thì những hàng hóa này vẫn có thể quá cảnh sang lãnh thổ
Việt Nam.
1.2.2 Vai trò của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
Thứ nhất, là cầu nối để hợp tác, giao lưu, phát triển thương mại, chính trị giữa
các quốc gia: Chính trị và kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu hoạt động
quá cảnh nói chung và hoạt động quá cảnh hàng hóa nói riêng diễn ra tốt thì tình
hình chính trị giữa các quốc gia cũng được gắn bó thân thiết hơn và ngược lại. Cụ
thể khi tình hình chính trị giữa Ukraine và Nga bất ổn thì Ukraine đã sẵn sàng áp


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
đặt các lệnh trừng phạt đối với mọi con đường quá cảnh của Nga qua lãnh thổ nước
này.
Như người viết đã trình bày, trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay
việc giao lưu kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ vì vậy việc vận chuyển hàng hóa
từ quốc gia này sang quốc gia khác là điều tất yếu, nhất là những quốc gia có chung
đường biên giới, vì vậy quá cảnh hàng hóa ra đời trực tiếp là cầu nối giữa các quốc
gia nói chung và kinh tế nói riêng, vì quá cảnh là việc vận chuyển hàng hóa thuộc
sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam nên nó tạo ra nhiều
cơ hội hợp tác giữa quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu cũng như quốc gia
trung gian là Việt nam. Đồng thời quá cảnh hàng hóa tạo ra việc trao đổi, giao lưu
hàng hóa giữa nhiều quốc gia với nhau, góp phần thúc đẩy kinh tế giữa các quốc
gia cùng phát triển
Thứ hai, mở rộng đối tác thương mại, dịch vụ cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ quá cảnh: quá cảnh hàng hóa ra đời không những mang lại lợi ích
cho các quốc gia xuất khẩu, nhập khẩu nói chung, khách hàng là chủ sở hữu hàng
hóa có nhu cầu quá cảnh nói riêng mà còn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp
thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh của Việt Nam, tạo ra cơ hội hợp

tác giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh và khách hàng thuộc nhiều
quốc gia trên thế giới, từ đó góp phần mở rộng đối tác hợp tác của Việt Nam trên
trường quốc tế, cũng như mở rộng ngành nghề hợp tác của Việt Nam.
Thứ ba, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia: Do quá
cảnh chỉ đi qua con đường tiếp trục tại cửa khẩu của quốc gia Việt Nam nên nó là
con đường ngắn nhất để đi từ quốc gia xuất khẩu đến quốc gia nhập khẩu hàng hóa.
Hay nói một cách đơn giản, con đường quá cảnh chính là con đường tắt mà thương
nhân là chủ sở hữu hàng hóa lựa chọn để rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng,
thời gian vận chuyển cũng như các chi phí phát sinh.
Ví dụ: Để vận chuyển hàng hóa từ Campuchia sang Trung Quốc thương nhân
Campuchia sẽ phải đi từ Campuchia qua Lào sau đó đến Trung Quốc mất khoảng
hai tháng vận chuyển hàng hóa, đồng thời mất cả chi phí vận chyển do thời gian
vận chuyển kéo dài và cả thời gian duy trì chất lượng hàng hóa khi sang nước nhập
khẩu. Tuy nhiên, nếu thương nhân Campuchia đi từ cửa khẩu của Việt Nam sang
Trung Quốc thì quãng đường để đưa hàng hóa xuất khẩu sẽ ngắn hơn do đó thời
gian quá cảnh cũng sẽ rút ngắn hơn.


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
Thứ tư, xét ở góc độ của quốc gia quá cảnh hàng hóa góp phần thúc đẩy sự
phát triển hoạt động thương mại vận chuyển hàng hóa quá cảnh của thương nhân
Việt Nam, đảm bảo sự an toàn, quản lí chặt chẽ hơn đối với quá cảnh hàng hóa qua
lãnh thổ Việt Nam của cơ quan quản lý. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhà
nước quản lý phải giải quyết nhiều vấn đề về hành trình vận tải, để giải quyết vấn
đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của quá cảnh hàng hóa , vì quá
cảnh hàng hóa cho phép nhà quản lí kiểm soát và ra quyết định chính xác về vấn đề
trên để giảm tối đa phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam

1.3.1 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam trước năm 2005
Sau khi thống nhất đất nước, kinh tế nước ta đi theo con đường cơ chế hóa tập
trung14, các hoạt động giao thương bị hạn chế một cách đặc biệt, cho đến khi đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội
hoạch định đường lối đổi mới kinh tế nước ta từ nước có nền kinh tế bao cấp
chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ đó đã tạo ra bước ngoặt trong giao thương hàng hóa quốc tế.
Năm 1995 với việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là bước
ngoặc quan trọng đối với giao thương mua bán hàng hóa giữa Việt Nam và các
nước15 Luật Thương mại năm 1997 của nước ta được Quốc hội thông qua tại kỳ
hợp thứ 11 Quốc hội khóa IX tháng 5 năm 1997 và có hiệu lực từ ngày 01-01-1997
đã bổ sung thống nhất, cụ thể hóa các quy định trước đây đồng thời đánh dấu một
bước phát triển trong lĩnh vực hoạt động thương mại16. Tuy nhiên, bên cạnh những
gì đã đạt được thì Luật Thương mại năm 1997 đã bộc lộ và tồn tại không ít hạn chế,
nhiều quy định của pháp luật vẫn chưa tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền
kinh tế thị trường, chưa thực hiện được các chính sách về đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề giao
thương hàng hóa giữa các quốc gia phải được đặt lên hàng đầu, cũng như việc vận
14

Sau thống nhất đất nước năm 1975 Việt Nam theo cơ chế kinh tế hóa tập chung, quan liêu, bao cấp. Cơ chế
này duy trì đến 1986 thì được thay thế cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay.
15
Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mĩ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Sau
đó, ngày 11/7/1995, hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Xem thêm, Quan hệ ngoại giao Hoa
Kỳ- Việt Nam:
/>80%93_Vi%E1%BB%87t_Nam [truy cập ngày 17/10/2014]
16
Trước Luật Thương mại năm 1997, điều chỉnh về hoạt động thương mại được Bộ luật Dân sự 1995 và
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989.



Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
chuyển, quá cảnh hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác. Song vấn đề này
vẫn chưa được đề cập đến trong giai đoạn này. Các hoạt động này chủ yếu chỉ được
điều chỉnh bằng các văn bản có giá trị pháp lý thấp không đầy đủ và đồng bộ, chủ
yếu là vận chuyển hàng, tiền mua hàng, vận tải, bảo hiểm. Do suốt một thời gian
dài kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế hóa tập trung nên hoạt động xuất nhập
khẩu còn non yếu. Do vậy, khái niệm về quá cảnh chưa được tồn tại trong các văn
bản pháp luật Việt Nam trong một khoản thời gian dài. Có chăng, chỉ tồn tại dưới
dạng một văn bản dưới luật. Cụ thể vào ngày 31 tháng 7 năm 1991 Bộ Thương
nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã ra quy định số 4795-TN-XNK về kinh doanh
dịch vụ thủ tục hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, đất nước lúc này đã có
sự thông thương hàng hóa với nước ngoài. Cũng trong thời kỳ này Viêt Nam đã ký
nhiều hiệp định với nước ngoài về việc quá cảnh hàng hóa như Hiệp định quá cảnh
hàng hóa giữa Việt Nam - Lào vào ngày 23 tháng 4 năm 1994, hiệp định quá cảnh
Việt Nam - Trung Quốc ngày 4 tháng 9 năm 1994, nhưng năm 1997 khi ban hành
Luật thương mại lại không đưa vấn đề này vào luật mà được điều chỉnh bởi các văn
bản pháp quy (dưới luật), đến năm 2005 khi Luật Thương mại năm 2005 thay thế
thì vấn đề quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ được đề cập.
1.3.2 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam sau năm 2005 đến nay
Trải qua gần 20 năm từ ngày đại hội VI của Đảng được tổ chức (tháng
12/1986) hàng hóa giữa Việt Nam với các nước giao thương ngày càng nhiều, Luật
Thương mại năm 2005 đã bổ sung, kế thừa các quy định của Luật Thương mại năm
1997 đã quy định rộng hoạt động xuất nhập khẩu, theo nhu cầu cũng như quan hệ
kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới, hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa các
quốc gia với nước ta không ngừng tăng lên, do khoảng cách địa lý và nhu cầu rút
ngắn việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu hoạt động quá cảnh hàng hóa đã
đáp ứng và đạt nhiều kết quả.
Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế

giới WTO, đây được xem là cơ hội và thách thức đối với nước ta17. Sự xuất hiện
của các thương nhân thực hiện các hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam ngày càng nhiều lên, do đó đòi hỏi phải có một hệ thống các quy tắc pháp lý
phù hợp để xác định địa vị pháp lý của các thương nhân, và các hành vi thương mại
của họ. Cụ thể, các Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của
17

Xem thêm: Tóm tắt quá trình Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Tài chính:
/>45926281&p_details=1 [truy cập ngày 18/10/2014]


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với
nước ngoài. Hướng dẫn Luật Thương mại năm 2005 đã xác định các nguyên tắc
cũng như hoạt động quá cảnh hàng hóa. Tuy nhiên, Nghị định này còn một số
vướng mắc như: thủ tục hải quan còn chồng chéo, các tuyến đường quá cảnh bị hạn
chế, việc xác định các mặt hàng được quá cảnh chưa rõ ràng, khắc phục tình trạng
trên Chính phủ ban hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013
(có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2014) đã bổ sung, khắc phục và hoàn chỉnh
các vấn đề trên, bên cạnh đó Thông tư 04/2014/TT-BCT (có hiệu lực ngày
20/02/2014) hướng dẫn chi tiết các quy định của Nghị định 187/2013 và Thông tư
15/2014/TT-BGTVT (có hiệu lực ngày 01/08/2014) quy định cụ thể các tuyến
đường quá cảnh hàng hóa. Các văn bản này đã tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nói
riêng.
1.4 Quan hệ của Việt Nam với một số nước trong quá cảnh hàng hóa qua lãnh
thổ
Việt Nam là nước có nhiều ưu điểm về địa hình, sở hữu đặc điểm vừa là nước
lục địa, vừa là nước hải dương nên tạo nhiều thuận lợi trong giao thương kinh tế

khu vực. Nhờ vào địa hình đó mà hàng hóa Việt Nam dù nhập khẩu vào để tiêu thụ
trong nước hay xuất khẩu sang các nước trong khu vực đều không cần phải quá
cảnh hàng hóa. Tuy nhiên hàng hóa ở vùng đông bắc Thái Lan, Lào, Campuchia, và
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang những nước khác đều có thể phải quá
cảnh, lưu kho tạm thời trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy quan hệ về quá cảnh giữa
Việt Nam với các nước này hết sức cần thiết, do đó Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp
định quá cảnh với hầu hết các nước này. Cụ thể:
- Quan hệ giữa Việt Nam- Lào: Quan hệ Việt Nam - Lào còn được biết đến
với tên thông dụng là quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào. Mối quan hệ này không
ngừng được thiết lập trong nhiều năm qua thông qua các hiệp định trong các lĩnh
vực văn hóa, kinh tế. Từ những năm đầu khi Việt Nam thực hiện chính sách mở
cửa kinh tế thì giữa hai quốc gia đã ký kết hiệp định quá cảnh hàng hóa qua lãnh
thổ năm 199418. Hiệp định đã xác định dựa trên mong muốn củng cố và mở rộng
hơn nữa mối quan hệ hợp tác của hai quốc gia. Từ đó, nhiều tuyến đường quá cảnh
giữa Việt Nam - Lào được hình thành. Với hơn tám tuyến đường quá cảnh, hàng
18

Xem Hiệp định Quá cảnh hàng hóa giữ Chính phủ nước CXHXCN Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào năm 1994


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
hóa quá cảnh của Lào qua lãnh thổ của Việt Nam không ngừng tăng lên. Đưa kim
ngạch xuất khẩu của Lào tăng nhanh. Tạo bước phát triển mới cho nền kinh tế
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Vào ngày 23 tháng 7 năm 2013 Bộ trưởng Lào đã đưa ra những khó khăn, khi
quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam để đến Thái Lan. Ngay sau khi Bộ
trưởng Lào trình bày khó khăn Bộ giao thông vận tải Việt Nam đã yêu cầu các Vụ
hợp tác quốc tế sớm làm thủ tục báo cáo các cơ quan có thẩm quyền thống nhất đưa
ra tuyến quốc lộ 8 và 12 vào Hiệp định, tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa

qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (gọi tắt là Hiệp định
GMS – CBTA)19.
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng là một trong những đối tác thương mại quan
trọng của Trung Quốc trong khối ASEAN. Lượng hàng hóa lớn từ Trung Quốc qua
Việt Nam chiếm vị trí quan trọng do hai quốc gia có cùng đường biên giới dài hơn
2200Km. Không chỉ nhập khẩu hàng hóa lớn qua thị trường Việt Nam và ngược lại,
mà vấn đề về quá cảnh hàng hóa giữa hai nước cũng phát triển, Hiệp định về quá
cảnh hàng hóa của hai nước được ký kết vào năm 1994 đánh dấu bước tiến quan
trọng trong quá cảnh hàng hóa. Việc quá cảnh hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam
chủ yếu qua các nước ASEAN, làm rút ngắn tuyến đường xuất khẩu hàng hóa đi các
nước.
- Quan hệ Việt Nam - Campuchia: Việt Nam - Campuchia là hai quốc gia
gần gũi về địa lí với hơn 1000 km biên giới đường bộ và nhiều cửa khẩu thuận lợi
cho việc buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực nói chung và hai quốc gia nói
riêng. Do đó có sự gần gũi về mặt địa lí nên giữa hai quốc gia có nhiều nét tương
đồng về văn hóa, xã hội, vì vậy hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam - Campuchia
đã được hình thành từ rất sớm (chính thức thiết lập 1967). Ngày 7 tháng 9 năm 2000
Việt Nam - Campuchia chính thức kí hiệp định quá cảnh hàng hóa dựa trên mong
muốn củng cố, mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, góp phần
phát triển kinh tế của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Trải qua gần
15 năm thực hiện hiệp định, quan hệ kinh tế hai nước nói chung và quan hệ quá

19

Thời báo kinh tế Sài Gòn Online, Tạo điều kiện để hàng hóa đi qua từ Lào:
[truy cập ngày
18/10/2014]



Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
cảnh nói riêng không ngừng được thắt chặt, củng cố như mục tiêu hai nước đã đặt ra
ngay từ đầu.
- Quan hệ Việt Nam - Thái Lan: Tuy hai quốc gia cùng nằm trong khu vực
địa lí nhưng giữa Việt Nam - Thái Lan không sở hữu nhiều lợi thế về địa lí như các
nước láng giềng Lào, Trung quốc, Campuchia, cũng chưa từng cùng nhau ký hiệp
định về quá cảnh nào, song nhu cầu về việc quá cảnh hàng hóa từ vùng đông bắc
Thái Lan đã đẩy mạnh việc hợp tác về quá cảnh giữa hai quốc gia. Ngày 12 tháng
09 năm 2009 Lào - Việt Nam đã khai trương hệ thống vận tải quá cảnh Lào - Thái
Lan- Việt Nam. Hệ thống vận tải này là giai đoạn tiếp theo của kế hoạch “ một cửa,
một điểm dừng” trên biên giới dọc theo hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các xe tải chạy trên lộ trình Việt Nam - Thái Lan dọc
theo EWEC ( từ Đà Nẵng, Việt Nam qua Savannakhet, Lào tới Thái Lan)20. Con
đường này không những tạo điều kiện giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam - Thái Lan mà còn là con đường quá cảnh qua Việt Nam khi Thái Lan cần
quá cảnh hàng hóa sang nước thứ ba.

20

VietNam Xexport, Lào – Việt Nam: Khai trương hệ thống vận tải quá cảnh Lào – Thái Lan – Việt Nam:
[truy cập ngày 20/10/2014]


Pháp luật quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA QUA
LÃNH THỔ VIỆT NAM
2.1 Những nguyên tắc cơ bản khi quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
Quá cảnh hàng hóa có vai trò quan trọng bởi nó là một trong những nhân tố
tạo nên sự hợp tác quốc tế về kinh tế nói chung và về hàng hóa nói riêng. Vì vậy

hoạt động này luôn ẩn chứa sự phức tạp bởi tính liên quan, cho dù là trực tiếp hay
gián tiếp tới lợi ích của nhà nước. Do đó pháp luật đã can thiệp một cách mạnh mẽ
vào hoạt động này bằng cách đưa ra những quy định mang tính chất yêu cầu mọi
chủ thể tham gia vào hoạt động quá cảnh phải tuân thủ theo. Các quy định này tập
chung thành những nguyên tắc sau:
2.1.1 Hàng hóa quá cảnh phải làm thủ tục thông quan, chịu sự kiểm tra,
giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định
Mục đích chủ yếu của hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam là
vận chuyển hàng hóa qua nước ta để đến nước thứ ba, vì vậy vấn đề mà Cơ quan
Hải quan quan tâm là hàng hóa quá cảnh này có phù hợp với quy định pháp luật
Việt Nam không. Hàng loạt thủ tục từ việc thông quan, kiểm tra, giám sát việc làm
thủ tục, vận chuyển sẽ đảm bảo rằng hàng hóa khi quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam
không phải là hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu hay vi phạm quy định của pháp luật
quốc tế cũng như quy định của pháp luật Việt Nam.
Thông quan chính là hoạt động của Cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa
được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh21. Theo
đó Cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định về việc hàng hóa này được quá cảnh sang
lãnh thổ Việt Nam khi tuân thủ những yêu cầu về hàng hóa quá cảnh mà Việt Nam
quy định.
Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
phải chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá
cảnh22. Đồng thời hàng hóa quá cảnh phải chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan
khi lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam theo cửa khẩu, tuyến đường quá cảnh, lượng
hàng hóa xuất ra phải bằng lượng hàng hóa nhập vào23. Quy định này nhằm đảm
bảo nguyên tắc quản lí hải quan về hàng hóa như: niêm phong, số lượng, chủng
loại…cũng như về nguyên đai, nguyên kiện khi hàng hóa nhập khẩu vào nước thứ
21

Khoản 11, Điều 4 Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005
Điều 254 Luật Thương mại 2005

23
Khoản 4, Điều 40 Nghị định 187/2013 NĐ/CP ngày 20 tháng 11 năm 2013
22


×