Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 103 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƢ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CƢ̉ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 – 2015
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SƢ̣ VIỆT NAM –
LÝ LUẬN & THƢ̣C TIỄN

Giảng viên hƣớng dẫn:
ThS. Trương Thanh Hùng

Sinh viên thƣ̣c hiện:
Nguyễn Thị Bé Năm
MSSV: 5115821
Lớp: Luật Tư pháp 1 – K37

Cần Thơ, 11/2014


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

LỜI CẢM ƠN

Thấm thoát đã hơn ba năm kể từ ngày em bước chân vào giảng đường đại học,
những tháng ngày đầu tiên với em mọi thứ đều xa lạ – xa cả về môi trường sống lẫn
phương pháp học tập. Ngần ấy thời gian, trên con đường chinh phục tri thức bên cạnh sự
nổ lực của bản thân quý Thầy (Cô) Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ là những người
đã không ngừng đồng hành, chỉ dẫn cũng như truyền đạt một cách tận tình cho em những


kiến thức về chuyên ngành lẫn xã hội. Để ngày hôm nay em có thể tích lũy được một vốn
kiến thức nhất định và đó trở thành hành trang giúp em có thể hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp này. Chính vì thế, để bày tỏ lòng biết ơn của mình lời đầu tiên em xin gửi đến quý
Thầy (Cô) Khoa Luật lời cảm ơn chân thành nhất.
Quan trọng hơn hết, em xin gửi đến Thầy Trương Thanh Hùng lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất. Cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn tận tình cũng như truyền đạt cho em
nguồn kiến thức vô cùng quý giá. Cảm ơn Thầy vì trong khoảng thời gian thực hiện Luận
văn vừa qua Thầy đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất Luận
văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình.
Và sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến tác giả các quyển giáo trình, sách
chuyên khảo cũng như tác giả các bài viết trên báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện
tử bởi đó cũng là một trong những nguồn tài liệu hỗ trợ cho em trong suốt quá trình thực
hiện Luận văn tốt nghiệp.
Đến đây, em xin gửi đến quý Thầy (Cô) Khoa Luật cũng như Thầy Trương
Thanh Hùng lời chúc sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy./.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bé Năm

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm



Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

DANH MỤC TƢ̀ VIẾT TẮT


BLTTDS hiện hành: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011);
HTX:

Hợp tác xã;

TAND:

Tòa án nhân dân;

TTGQCVADS:

Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự;

TTGQCVAKT:
TTGQCTCLĐ:

Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế;
Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ;

UBND:
VKSND:

Ủy ban nhân dân;
Viện kiểm sát nhân dân.

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm



Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u ........................................................................................... 2
4. Mục tiêu nghiên cƣ́u đề tài ......................................................................................... 2
5. Bố cục của đề tài .......................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm có liên quan ................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về Luật tố tụng dân sự ........................................................................4
1.1.2. Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm .....................................................................8
1.1.2.1. Khái niệm giám đốc thẩm .................................................................................8
1.1.2.2. Khái niệm tái thẩm .........................................................................................10
1.2. Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của giám đốc thẩm, tái thẩm ....................................... 11
1.2.1. Đặc điểm của giám đốc thẩm, tái thẩm ..............................................................11
1.2.1.1. Bản án, quyết đị nh của Tòa án bị kháng nghị phải là bản án, quyết đị nh đã
có hiệu lực pháp luật ....................................................................................................11
1.2.1.2. Giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục “xét lại” chứ không phải “xét xử” ....11
1.2.1.3. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được tiến hành không mang tính chất công
khai…............................................................................................................................12
1.2.2. Vai trò của giám đốc thẩm, tái thẩm ..................................................................13
1.2.3. Ý nghĩa của giám đốc thẩm và tái thẩm .............................................................14
1.2.3.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý ...................................................................................14
1.2.3.2. Ý nghĩ a v ề mặt xã hội .....................................................................................15
1.3. Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh.................................. 15

1.3.1. Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh với phúc thẩm .....15
1.3.1.1. Sự giống nhau giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm.........................15
1.3.1.2. Sự khác nhau giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm ..........................15
1.3.2. Giám đốc thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh với tái thẩm .........................17
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

1.3.2.1. Sự giống nhau giữa thủ tục giám đốc thẩm với tái thẩm ...............................17
1.3.2.2. Sự khác nhau giữa thủ tục giám đốc thẩm với tái thẩm .................................18
1.4. Sơ lƣợc về sƣ̣ hình thành và phát triển những quy định pháp luật về giám đốc
thẩm và tái thẩm .............................................................................................................. 19
1.4.1. Sự hình thành và phát triển của giám đốc thẩm, tái thẩm trong Luật tổ chức
Tòa án nhân dân............................................................................................................20
1.4.2. Sự hình thành và phát triển của những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm
trong các văn bản quy phạm pháp luật khác ...............................................................21
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
2.1. Những quy định về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm..................................... 28
2.1.1. Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ...................................................29
2.1.2. Đối tượng bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ...........................................32
2.1.3. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ....................................................34
2.1.3.1. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm .................................................................35
2.1.3.2. Căn cứ kháng nghị tái thẩm ...........................................................................40
2.1.4. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét
lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ......................................................................43

2.1.5. Thủ tục nhận và xem xét đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật.........................................................................................................................45
2.1.5.1. Đơn đề nghị, văn bản thông báo về việc đề nghị xét lại bản án, quyết định đã
có hiệu lực ....................................................................................................................45
2.1.5.2. Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị của đương sự ......................................47
2.1.5.3. Thủ tục nhận và xem xét văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ....................................................................................50
2.1.6. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ..............................................50
2.2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ................................ 51
2.2.1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm ............................................51
2.2.2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm ......................................................53
2.3. Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.......................................................................... 53
2.3.1. Một số quy định chung về phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm .........................54
2.3.1.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm ............................................................54
2.3.1.2. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm .................................................................55
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

2.3.1.3. Người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm .......................................58
2.3.1.4. Phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm ...................................................................60
2.3.1.5. Chuẩn bị phiên tòa .........................................................................................61
2.3.2. Thủ tục tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm ..................................................62
2.3.3. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm ..................................................................63
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

3.1.Tình hình chung về hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm trong những năm gần
đây (giai đoạn 2009 – 2013) .............................................................................................66
3.2. Một số hạn chế về mặt pháp lý và đề xuất hoàn thiện quy đị nh của pháp luật về
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm .....................................................................................70
3.2.1. Quy đị nh về tí nh chất giám đốc thẩm, tái thẩm chưa rõ ràng, thống nhất với
căn cứ kháng nghị .........................................................................................................70
3.2.1.1. Hạn chế về quy định tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm .....................71
3.2.1.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 282 và Điều 304 BLTTDS hiện hành ............72
3.2.2. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm quy đị nh quá chung chung dẫn
đến thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng .......................................................73
3.2.2.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................73
3.2.2.2. Đề xuất hoàn thiện ..........................................................................................76
3.2.3. Hạn chế trong việc áp dụng quy định phát hiện bản án, quyết đị nh cần xét lại
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và đề xuất hoàn thiện ......................................76
3.2.3.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................76
3.2.3.2. Đề xuất sửa đổi Điều 284 BLTTDS hiện hành theo hướng thu hẹp phạm vi
chủ thể gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm ....................................................77
3.2.4. Hạn chế về mặt nội dung của quy định phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm ......77
3.2.4.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................77
3.2.4.2. Đề xuất sửa đổi Điều 296 BLTTDS hiện hành ...............................................78
3.2.5. Hạn chế về thẩm quyền hủy án của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm .........78
3.2.5.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................78
3.2.5.2. Đề xuất hoàn thiện..........................................................................................81
3.3. Một số hạn chế về mặt thƣ̣c tiễn và đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng quy đị nh
pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm...............................................................82
3.3.1. Tình trạng ngâm án ở Tòa án nhân dân các cấp hiện nay...............................82
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm



Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

3.3.1.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................82
3.3.1.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng ...............................................................84
3.3.2. Tình trạng lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm gây khó khăn cho
công tác thi hành án ......................................................................................................84
3.3.2.1. Về mặt hạn chế ...............................................................................................84
3.3.2.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng ...............................................................86
3.3.3. Một số hạn chế và đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật khác ..........86
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Một khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì về nguyên tắc
bản án, quyết định đó phải được mọi người tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Trên
thực tế có tình trạng một số bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực nhưng
vẫn bị phát hiện là có thiếu sót hoặc sai lầm vì những nguyên nhân khác nhau. Khi đó,
những bản án, quyết định kể trên cần phải được xem xét và sửa chữa theo một thủ tục đặc
biệt do pháp luật tố tụng quy định. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực không
chỉ là yêu cầu đặt ra của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà còn là sự thể hiện của

nguyên tắc công bằng xã hội. Có thể nói, bản án, quyết định dân sự hợp pháp là những
bản án , quyết đị nh có căn cứ, tuân thủ các quy định chung của pháp luật về nội dung
cũng như hình thức, phản ánh sự công bằng khách quan được nhân dân đồng tình và ủng
hộ, có hiệu lực pháp luật và phải được thi hành. Nhưng sẽ là không công bằng và vi phạm
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa nếu các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật có sự vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của đương sự
không được sửa chữa mà vẫn bị đem ra thi hành. Việc đó không những tạo nên sự không
hài lòng trong việc giải quyết của Tòa án trong nhân dân, làm cho niềm tin công lý trong
họ bị giảm sút mà còn không đảm bảo được mục đích tối thượng của pháp luật tố tụng
dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án.
Để khắc phục tình trạng trên pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng dân
sự nói riêng đã cho ra đời cơ chế đặc biệt kiểm soát, phát hiện những thiếu sót, sai lầm
của ngành Tòa án, đó là thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm – thủ tục đặc biệt xét lại bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, một vụ việc được giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc là đã qua sơ thẩm và phúc thẩm nhưng có căn cứ
kháng nghị thì những vụ việc đó có thể bị kháng nghị để được xem xét theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm.
Tuy nhiên hiện nay, do sự phát triển của xã hội nên những tranh chấp dân sự ngày
một phức tạp làm cho công tác xét xử trở nên khó khăn hơn, một số lượng không nhỏ vụ
việc dân sự cần được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm một cách nhanh
chóng và kịp thời. Hơn nữa, thực tiễn giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời gian qua cũng
bộc lộ không ít những hạn chế cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn cho nên ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Vậy nên, việc tìm
hiểu để làm rõ vấn đề và đưa ra các đề xuất hợp lý nhằm giải quyết, khắc phục những hạn
chế của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cấp thiết và vô cùng quan trọng.
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

1

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm



Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

Chính vì lý do trên, người viết chọn: “Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này , người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh
hai thủ tục là giám đốc thẩm và tái thẩ m vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam. Với đề tài này người viết tập trung làm rõ những vấn đề về mặt lý luận cũng như
những quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm từ kháng nghị cho đến
thủ tục tại phiên tòa để thông qua đó phát hiện những hạn chế về mặt pháp lý cũng như
thực tiễn và đưa ra những đề xuất hợp lý nhằm khắc phục hạn chế trên.
3. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Để tiếp cận và làm sáng rõ các nội dung cần nghi ên cứu của đề tài , người viết đã
sử dụng một số phương pháp sau : phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu , sách vở;
phương pháp phân tí ch, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp đánh giá , thống kê
tổng hợp số liệu thực tế . Bên cạnh đó nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩ a.
4. Mục tiêu nghiên cƣ́u đề tài
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó cùng với việc tìm hiểu quy
định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự mục
tiêu mà người viết hướng tới khi thực hiện đề tài nghiên cứu này là xây dựng vững chắc
cơ sở lý luận và lấy đó làm nền tảng để đi đến việc phân tích những quy định của pháp
luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm một cách cụ thể và chặt chẽ. Hơn thế nữa, trước
những hạn chế đang tồn tại trên thực tế một mục tiêu không kém phần quan trọng đối với
đề tài này là qua quá trình phân tích làm rõ cơ sở lý luận, quy định pháp luật cũng như
đánh giá thực tiễn xét xử phát hiện những hạn chế, tồn tại và theo đó đưa ra đề xuất hợp
lý nhằm hoàn thiện quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng.

5. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần mục lục , lời mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu th am khảo thì
nội dung của đề tài bao gồm 3 chương sau:
Chƣơng 1. Nhận thƣ́c chung về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm theo pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam. Ở Chương này, để có nhận thức chung nhất về thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm thì trước hết người viết sẽ đi vào phân tích những khái niệm liên
quan đến giám đốc thẩm, tái thẩm cũng như các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa; đặt giám đốc
thẩm, tái thẩm vào trong quan hệ pháp luật so sánh và sau cùng là sơ lược sự hình thành
và phát triển của quy định pháp luật về hai thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

2

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

Chƣơng 2. Quy đị nh của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm theo
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Chương này, người viết sẽ tập trung làm rõ ba vấn
đề lớn: Trước hết người viết sẽ đi phân tích những quy định về việc kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm. Cụ thể là, chủ thể kháng nghị, đối tượng bị kháng nghị, căn cứ kháng
nghị. Phân tích những quy định về việc phát hiện bản án, quyết định cần được xét lại theo
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; làm rõ thủ tục nhận và giải quyết đề nghị kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện ra sao – đây là quy định mới được ghi nhận và áp
dụng trong khoảng thời gian gần đây, sau đó là ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm,
tái thẩm. Tiếp đến, phân tích thời hạn kháng nghị của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Và
sau cùng là đi sâu vào phân tích làm rõ những quy định về thủ tục tại phiên tòa giám đốc
thẩm, tái thẩm.
Chƣơng 3. Thƣ̣c tiễn áp dụng và đề xuất hoàn thiện quy đị nh pháp luật về

thủ tục giám đốc thẩm , tái thẩm. Với Chương này, người viết sẽ trình bày, làm rõ ba
nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, tình hình giám đốc thẩm, tái thẩm trong giai đoạn gần
đây mà cụ thể là từ năm 2009 – 2013; Thứ hai, là làm rõ những hạn chế về mặt pháp lý
và đưa ra đề xuất hoàn thiện: Thứ ba, làm rõ hạn chế từ thực tiễn áp dụng quy định pháp
luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và từ đó đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định của pháp luật.

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

3

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

CHƢƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Trong khuôn khổ nguyên tắc của việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa
học trước khi đi sâu vào phân tích nội dung chính yếu của đề tài nghiên cứu thì việc làm
rõ những vấn đề lý luận là một phần không thể thiếu. Đối với người viết để làm rõ thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam thì bước đi đầu tiên là cần phải
xây dựng vững chắc cơ sở lý luận về hai thủ tục này, khi đó tạo nền tảng cho việc phân
tích những quy định của pháp luật trong Chương 2 của đề tài nghiên cứu. Giám đốc thẩm,
tái thẩm cùng với sơ thẩm, phúc thẩm là các cơ chế tồn tại nhằm thực hiện mục đích tối
thượng của pháp luật tố tụng dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
cũng như pháp chế xã hội chủ nghĩa. Theo đó, để có nhận thức chung nhất về giám đốc
thẩm, tái thẩm người viết đi vào phân tích những khái niệm liên quan đến giám đốc thẩm,

tái thẩm cũng như các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa rồi đến lược sử hình thành quy định
pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Hơn thế nữa, người viết cũng không quên
thực hiện việc so sánh giữa những quy định của giám đốc thẩm, tái thẩm với nhau cũng
như với phúc thẩm để từ đó làm nổi bật lên hai thủ tục tố tụng: giám đốc thẩm và tái
thẩm. Một cách cụ thể nhất Chương 1: Nhận thức chung về thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam được thể hiện sinh động với các nội dung
cơ bản sau:
1.1.

Một số khái niệm có liên quan

Khi nhắc đến giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự là người ta có thể liên tưởng đến đó
là một thủ tục tố tụng đặc biệt trong tố tụng dân sự, thế nên để việc làm rõ thế nào là thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thuận tiện hơn thì đòi hỏi trước hết cần định nghĩa
được thế nào là “Luật tố tụng dân sự”. Và đó chính là lý do trong phần đầu tiên của
Chương 1, người viết không chỉ đưa ra định nghĩa về giám đốc thẩm, tái thẩm mà còn
làm rõ thế nào là “Luật tố tụng dân sự” như đã đề cập.
1.1.1. Khái niệm về Luật tố tụng dân sự
Để hiểu đúng về khái niệm Luật tố tụng dân sự thì trước hết chúng ta cần hiểu
được thế nào là “tố tụng” cũng như “dân sự”.
Việc hiểu đúng và chính xác thuật ngữ “tố tụng” có ý nghĩa quan trọng. Về mặt lý
luận, việc làm rõ hai thuật ngữ trên giúp các nhà khoa học luật gặp thuận lợi hơn trong
việc xây dựng cũng như giải thích pháp luật. Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của hai từ
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

4

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm



Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

“tố” và “tụng” tác giả Đào Duy Anh đã đưa ra cách giải thích thuật ngữ “tố tụng” tương
đối đơn giản, theo đó “tố tụng” được hiểu là việc thưa kiện (procès), không những vậy
ông còn đưa ra định nghĩa về “tố tụng pháp lý”, khi đó “tố tụng pháp lý” là việc pháp
luật quy định những thủ tục về cách tố tụng (code deprocésduer). Không riêng gì từ điển
Hán Việt của Đào Duy Anh mà các sách hoặc là từ điển Tiếng Việt khác cũng có những
cách giải thích khác nhau về thuật ngữ “tố tụng” một trong những số đó là sách Tiếng
nói nôm na của tác giả Lê Gia, theo đó tác giả đã dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường
dùng để giải thích rõ hơn cho khái niệm “tố tụng”, cụ thể “tố tụng” là vạch tội và đưa ra
cửa công để phân giải phải trái do chữ “tố” là vạch tội; chữ “tụng” là thưa kiện ở cửa
công để phân phải trái1.
Bên cạnh đó, dưới góc nhìn lịch sử pháp luật Việt Nam trước giờ không đặt ra quy
định định nghĩa về “tố tụng” nhưng đổi lại từ thời kỳ Pháp thuộc người ta đã dùng “tố
tụng” để lý giải cho “procedure” nghĩa là trình tự, thủ tục; cũng trong giai đoạn này “tố
tụng” xuất hiện trong tên của hai Bộ luật Bắc kỳ dân sự, thương tố tụng và Trung kỳ dân
sự, thương tố tụng2. Dưới chế độ cũ ở miền Nam trước năm 1975, cũng có Bộ luật Hình
sự tố tụng, Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng (năm 1972). Tuy nhiên, ở thời điểm lúc
bấy giờ - trước khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời giới khoa học luật chưa có sự phân định
rõ ràng giữa thuật ngữ “tố tụng” và “thủ tục”, người ta vẫn thường sử dụng lẫn lộn giữa
hai thuật ngữ này bởi tính chất tương tự nhau của nó là buộc phải tuân thủ theo một việc
nhất định đã định trước, sự thật là ở các văn bản như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế hay Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các tranh chấp lao động, thuật ngữ “thủ tục” được sử dụng để đặt tên cho văn bản thay vì
“tố tụng”. Vậy nên, cần hiểu rằng mặc dù cũng dùng để chỉ định một cách thức tiến hành
bắt buộc nhưng “thủ tục” mang nghĩa rộng hơn nhiều vượt ra ngoài giới hạn của trình tự
giải quyết vụ việc tại Tòa án, khi đó một cách thích hợp nhất “tố tụng” là sự lựa chọn
không thể thay thế cho vị trí chủ thể của nội dung khái niệm trình tự giải quyết vụ việc tại
Tòa án.
Từ những cách lý giải trên có thể hiểu một cách đơn giản rằng “tố tụng” là hình

thức pháp lý quy định về thủ tục thưa kiện tại Tòa án.
Thứ hai, “dân sự” đây là thuật ngữ dùng để chỉ lĩnh vực luật tư, xuất phát từ bản
chất thỏa thuận, bình đẳng của các bên trong việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phạm vi giải quyết các
Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Pháp luật về tố tụng dân sự, Đặc san tuyên truyền
pháp luật, Hà Nội, Số 04, năm 2013, trang 3
2
Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Pháp luật về tố tụng dân sự, Đặc san tuyên truyền
pháp luật, Hà Nội, Số 04, năm 2013, trang 3
1

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

5

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

tranh chấp tại Điều 1 thì các ngành luật nội dung khi có tranh chấp sẽ được giải quyết
theo trình tự quy định tại Bộ luật này bao gồm Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình,
Luật Thương mại, Luật Lao động thì “dân sự” trong “tố tụng dân sự” được dùng như
một bộ phận của lĩnh vực tư pháp.
Qua đó, có thể rút ra một định nghĩa tương đối đơn giản về “tố tụng dân sự”, theo
đó “tố tụng dân sự” là một quy trình, thủ tục do pháp luật quy định buộc mọi chủ thể tiến
hành và tham gia phải tuân theo nhằm giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và chính
xác, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước và công dân.
Song song với việc lý giải hai thuật ngữ “tố tụng” và “dân sự” trong tố tụng dân
sự thì việc hiểu rõ thế nào là “tố tụng dân sự” cũng không kém phần quan trọng. Ở nước

ta quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án là một quá trình phức tạp. Vụ
việc dân sự ở đây được hiểu là “vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động tại Tòa án do cá nhân, cơ quan, tổ chức
khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước,
của tập thể hay của người khác”3. Quá trình giải quyết các vụ việc dân sự bao gồm nhiều
hoạt động khác nhau của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, đương sự, người đại
diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm
chứng, người giám định, người phiên dịch và những người có liên quan đến đến việc giải
quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Các chủ thể này tham gia vào quá trình giải
quyết với những mục đích, động cơ, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và giữa họ nảy sinh
các quan hệ khác nhau như quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với
nhau và quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan. Để bảo đảm việc giải
quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được đúng đắn cũng như nhanh chóng;
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước,
pháp luật quy định cụ thể quyền và các nghĩa vụ chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
Khi đó, trong khoa học pháp lý trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết vụ việc
dân sự và thi hành án dân sự được gọi là “tố tụng dân sự”.4
Từ những phân tích trên, đi từ khái niệm “tố tụng” cho đến “tố tụng dân sự” việc
tập hợp các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự
sẽ hình thành ngành luật được gọi là Luật tố tụng dân sự. Hiện nay, ở một số tài liệu phục
vụ mục đích học tập giảng dạy pháp luật người ta đưa ra những cách định nghĩa về “Luật
tố tụng dân sự” không giống nhau. Chẳng hạn như: Thứ nhất, Giáo trình Trường Đại
Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Đại học Cần Thơ, năm 2012,
trang 1
4
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, năm
2005, trang 10.
3

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng


6

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

học Luật Hà Nội năm 2003 trình bày “Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập
trong hệ thống pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ
thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa Tòa án, Viện kiểm sát,
cơ quan thi hành án và những người tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự và thi hành bản án, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức và công dân”5; Thứ hai, theo tác giả Nguyễn Ngọc Diệp “Luật tố
tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tố
tụng phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết
các vụ án dân sự để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội và
cá nhân”6 v.v…
Đối với cách định nghĩa thứ nhất tuy tương đối đầy đủ về mặt nội dung nhưng có
thể thấy nó chưa lột tả hết nhiệm vụ của “Luật tố tụng dân sự”, bởi nó thiếu đi nhiệm vụ
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, đối với cách định nghĩa thứ hai bên cạnh
việc chưa nêu lên nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa mà quan hệ tố tụng phát
sinh giữa các chủ thể cũng chưa thể hiện rõ ràng.
Chính vì thế, thông qua những phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm cơ bản về
“Luật tố tụng dân sự” như sau:
“Luật tố tụng dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự nhằm giải quyết
nhanh chóng, đúng pháp luật để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, của Nhà nước và giáo dục ý thức pháp luật trong
nhân dân”.
Hơn nữa, khi đặt trong mối quan hệ với các ngành luật khác nếu như các ngành
luật như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình v.v…là những ngành luật
nội dung thì khác hẳn, Luật tố tụng dân sự lại là một ngành luật hình thức, là hành lang
pháp lý bảo đảm cho các ngành luật nội dung được bảo đảm thực thi trên thực tế hay nói
cách khác luật nội dung và luật hình thức là hai mặt không thể tách rời nhau. Khi mà,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận bằng những quy định ở những
ngành luật nội dung thì Luật Tố tụng dân sự là ngành luật có tác dụng bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp đó.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Đại học luật Hà Nội, năm
2003, trang 4
6
Nguyễn Ngọc Diệp, 1200 Thuật ngữ pháp lý Việt Nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, trang
352 – 353
5

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

7

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

1.1.2. Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm
Ở nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , quyền con người không những
được tôn trọng mà còn được quan tâm một cách sâu sắc, từ trong Hiến pháp cho đến các
văn bản luật khác, có liên quan một cách trực tiếp hoặc là gián tiếp thì hầu như đều dành

ra các chế định cơ bản nhất để ghi nhận những quy định về quyền con người. Khi đó,
nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức nói chung và
đương sự trong tố tụng dân sự nói riêng là quan trọng và vô cùng thiết thực.
Dễ dàng để thấy rằng bản án, quyết định của Tòa án là sản phẩm của quá trình giải
quyết các vụ việc dân sự, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thực thi công lý bảo đảm
quyền cũng như lợi ích hợp pháp cho đương sự. Và trên cơ sở bản án, quyết định của Tòa
án một khi đã có hiệu lực pháp luật thì về nguyên tắc mọi công dân cũng như cơ quan, tổ
chức hữu quan phải chấp hành cùng với một thái độ nghiêm chỉnh để những bản án,
quyết định đó được thực thi một cách thực sự trên thực tế. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại không đúng
với quy định của pháp luật hoặc bản chất vốn dĩ của sự việc nếu được đem ra thi hành sẽ
gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Chính vì thế, để khắc phục cũng
như sửa chữa sai lầm, bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì
cần lắm một thủ tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án, khi đó thủ tục đặc biệt giúp xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị ra
đời như một lẽ tất nhiên.
Dựa trên tính chất của các căn cứ xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật, nhà lập pháp Việt Nam đã phân hóa các căn cứ này thành hai loại trên cơ sở thiết lập
hai thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tương ứng đó là thủ tục
giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.
1.1.2.1. Khái niệm giám đốc thẩm
Để bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của Tòa án; bảo
đảm được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì đối với bản án, quyết
định của Tòa án có sai lầm mặc dù đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn phải bị kháng nghị
để xét lại. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp
này được gọi là giám đốc thẩm dân sự.
Về mặt lý luận, theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng thì giám đốc thẩm là
việc xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị do phát
hiện ra có sự vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án. Bản thân từ giám đốc thẩm là


GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

8

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

từ ghép trong đó, “giám đốc” là việc kiểm tra, đôn đốc; “thẩm” là xét xử và “giám đốc
thẩm” là xử lại để kiểm tra bản án cũ7.
Về mặt pháp lý, trước khi BLTTDS năm 2004 ra đời các văn bản như Pháp lệnh
TTGQCVADS năm 1989, Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 hay Pháp lệnh
TTGQCTCLĐ năm 1996 không đặt ra quy định định nghĩa về giám đốc thẩm. Thế nên,
nhận thấy sự thiếu sót trong quy định về giám đốc thẩm ở các văn bản trước đó cho nên
tại Điều 282 BLTTDS hiện hành các nhà làm luật đã đưa ra một quy định mang tính chất
định nghĩa về giám đốc thẩm. Theo đó,“Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Với quy định này có thể thấy, “giám đốc
thẩm” được xây dựng trên nền tảng với bản chất là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự
tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền vì phát hiện có sai lầm của Tòa
án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm là do Tòa án có thẩm quyền thực hiện và bên cạnh
đó nội dung của nó là việc Tòa án kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của những
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Tuy nhiên, do giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết.
Và những sai lầm, thiếu sót của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc tồn tại ở hai dạng cơ
bản là sai lầm về các tình tiết, sự kiện của vụ việc hoặc sai lầm nghiêm trọng khi áp dụng
pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và pháp luật tố tụng dân

sự8. Do đó, quy định về “giám đốc thẩm” như Điều 282 BLTTDS hiện hành là chưa đầy
đủ và không lột tả được hết bản chất của thủ tục giám đốc thẩm. Mặt khác, quy định này
cũng không thể hiện đầy đủ các căn cứ kháng nghị theo Điều 283 BLTTDS hiện hành.
Thế nên, từ những phân tích trên ta có thể đưa ra định nghĩa về “giám đốc thẩm”
một cách khái quát như sau:
“Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện những sai lầm của Tòa án khi nhận định về những
tình tiết, sự kiện của vụ án hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết
vụ án”.

Lê Thu Hà, Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2003, trang 67
Trần Anh Tuấn, Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra cho việc thi hành, Tạp chí luật
học, Đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự, trang 96 – 97
77
8

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

9

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

1.1.2.2. Khái niệm tái thẩm
Cùng với giám đốc thẩm, tái thẩm cũng không phải là cấp xét xử mà thay vào đó
tái thẩm là một thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định của Tòa án, có nhiệm vụ kiểm
tra tính hợp pháp và có căn cứ của những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật nhưng bị kháng nghị do phát hiện có tình tiết mới mà những tình tiết này có thể

làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án, các đương sự không
biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó nhằm bảo đảm việc xử lý vụ án được chính
xác cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Về mặt lý luận, theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, tái thẩm là xét lại bản
án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những
tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết
định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. Bản thân từ tái thẩm là hai
từ ghép bởi “Tái” là làm lại hay còn gọi là mới, “thẩm” là xét xử và “tái thẩm” là xử lại
như một vụ án mới9.
Về mặt pháp lý, BLTTDS hiện hành quy định “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát
hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương
sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”10. Với quy định này, tái thẩm là
một thủ tục xét lại mà trong đó, Tòa án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp và tính có
căn cứ của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị. Việc xét lại bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở mới phát hiện
được tình tiết quan trọng của vụ án chứ không phải trên cơ sở phát hiện được sai lầm, vi
phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, một lần nữa quy định mang tính chất định nghĩa trong BLTTDS này
chưa có sự thống nhất với căn cứ kháng nghị tái thẩm:“Mới phát hiện được tình tiết quan
trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án”11.
Bởi lẽ, ở đây căn cứ kháng nghị tái thẩm sử dụng thuật ngữ “đương sự đã không thể biết
được” thay vì “các đương sự không biết được” như ở quy định về tính chất tái thẩm, có
thể thấy ý nghĩa của hai thuật ngữ này rõ ràng là không giống nhau. Vậy nên, một cách
khái quát ta có thể hiểu:
“Tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung
Lê Thu Hà, Một số suy nghĩ về Cơ chế xét xử vụ án dân sự, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2003, trang 68
Điều 304 BLTTDS hiện hành
11

Khoản 1 Điều 305 BLTTDS hiện hành
9

10

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

10

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự đã không thể biết được khi Tòa án đã ra
quyết định đó”.
1.2. Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của giám đốc thẩm, tái thẩm
Thông qua khái niệm về giám đốc thẩm, tái thẩm tính chất của hai thủ tục này
phần nào đã được thể hiện. Và trên cơ sở đó, người viết xây dựng phần thứ hai của
Chương 1: Nhận thức chung về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam với những nội dung xoay quanh đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của giám
đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, vai trò được hiểu là tầm quan trọng của giám đốc thẩm, tái
thẩm, khi đó sự tồn tại của hai thủ tục này mang lại hiệu quả như thế nào; ý nghĩa được
trình bày trên hai khía cạnh là ý nghĩa về mặt pháp lý và về mặt xã hội. Tuy nhiên, đặc
điểm của giám đốc thẩm, tái thẩm là nội dung không kém quan trọng và được trình bày
trước hết với 3 đặc điểm cơ bản được thể hiện như sau:
1.2.1. Đặc điểm của giám đốc thẩm, tái thẩm
Giám đốc thẩm và tái thẩm là hai thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng dân sự,
tính chất đặc biệt này được hình thành bởi những đặc trưng riêng và thông qua đó có thể
phân biệt được hai thủ tục này với các thủ tục tố tụng khác. Theo đó, giám đốc thẩm và

tái thẩm có các đặc điểm cơ bản sau:
1.2.1.1. Bản án, quyết đị nh của Tòa án bị kháng n ghị phải là bản án, quyết đị nh
đã có hiệu lực pháp luật
Trước hết, bản án, quyết định của Tòa án được hiểu là văn bản pháp lý được Tòa
án có thẩm quyền tuyên xử hoặc quyết định theo một trình tự tố tụng do luật định về tính
hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi hoặc quan hệ pháp luật phát sinh từ một vụ án
cụ thể. Bên cạnh đó, đối với một bản án, quyết định của Tòa án không phải lúc nào cũng
có hiệu lực pháp luật ngay lập tức, mà tùy vào từng loại bản án, quyết định mà có thời
hạn khác nhau theo luật định. Chẳng hạn, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương
sự sẽ có hiệu lực pháp luật ngay hay bản án dân sự sơ thẩm nếu không có kháng cáo,
kháng nghị thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án sẽ có hiệu lực pháp luật.
Với giám đốc thẩm , tái thẩm chỉ đặt ra vấn đề kháng nghị đối với những bản án ,
quyết đị nh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật . Nghĩa là , bản án , quyết đị nh bị kháng
nghị để được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì cơ bản phải thỏa điều kiện là
bản án, quyết đị nh đã có hiệu lực pháp luật, đã có thể được thi hành trên thực tế .
1.2.1.2. Giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục “xét lại” chứ không phải “xét xử”
Về mặt lý luận, giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật hay nói cách khác thì đây là hoạt động xem xét lại chứ
không phải là hoạt động xét xử, bởi đơn giản nhà nước ta Hiến pháp quy định chỉ có hai
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

11

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

chế độ xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm12. Hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm tập trung
vào việc xem xét quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, thay vì

tập trung vào những nội dụng chi tiết của vụ tranh chấp. Do vậy, khách thể của hoạt động
giám đốc thẩm là hành vi của các cơ quan tư pháp, không phải là hành vi của người dân.
Vậy nên, có thể nói rằng giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là hình thức tuyên truyền,
giáo dục pháp luật trong nhân dân.
Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại đã dẫn
đến thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm cũng tương đối đặc biệt theo đó
họ chỉ có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên án hoặc hủy án chứ
không có quyền sửa án, tức là ra phán quyết về quyền lợi trực tiếp của đương sự, bởi lẽ
hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm được thiết lập để Tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp
pháp trong hành động của Tòa án cấp dưới nên hoạt động xét lại này chỉ xem xét khía
cạnh áp dụng pháp luật mà không tập trung vào nội dung cụ thể của vụ việc tranh chấp.
Do vậy, giám đốc thẩm, tái thẩm không phán về nội dung tranh chấp mà chỉ phán về tính
hợp pháp của việc áp dụng pháp luật. Hay nói cách khác là giám đốc thẩm, tái thẩm
không thực hiện chức năng xét xử mà là xét lại.
1.2.1.3. Thủ tục g iám đốc thẩm , tái thẩm được tiến hành không mang tính chất
công khai
Có thể thấy, giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục chỉ được thực hiện khi có kháng
nghị của các quan chức đứng đầu cơ quan tư pháp cấp tỉnh và cấp tối cao hay nói cách
khác hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện giới hạn trong nội bộ hệ thống tư pháp,
không mở rộng ra đối với dân chúng – những người dân không có quyền yêu cầu kháng
cáo giám đốc thẩm, tái thẩm, bởi một lẽ đơn giản rằng việc kháng cáo của công dân được
điều chỉnh bởi chế độ xét xử phúc thẩm13. Đồng thời, về bản chất phiên tòa giám đốc
thẩm, tái thẩm được thực hiện như một phiên họp chứ không phải phiên tòa xét xử. Vậy
vấn đề đặt ra nếu hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm không thực hiện công khai thì có vi
phạm nguyên tắc hiến định “Tòa án xét xử công khai” hay không. Theo quan điểm của
người viết cũng như phần đông các nhà khoa học luật thì việc giám đốc thẩm, tái thẩm
không thực hiện công khai là phù hợp với quy định của Hiến pháp – văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất, bởi vì, theo Hiến pháp chỉ hoạt động xét xử, tức là hoạt động xem xét
và ra phán quyết về quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự, mới phải tiến hành công khai.
Giám đốc thẩm là hoạt động kiểm tra nội bộ của ngành tư pháp, không phải là hoạt động

Khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy đị nh: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo”
Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc thẩm – “Xét” chứ không “Xử”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử
tien_phap_luat/giam-111oc-tham-xet-chu-khong-xu[truy cập ngày 6/7/2014]
12
13

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

12

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

xét xử, cho nên không nhất thiết phải công khai, đối với tái thẩm cũng thế cũng là hoạt
động kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật. Vì vậy, chúng ta có thể cho rằng việc không tổ chức công khai phiên tòa giám
đốc thẩm, tái thẩm là hợp hiến hay nó i cách khác là phiên tòa giám đốc thẩm , tái thẩm
không mở công khai như sơ thẩm và phúc thẩm.
1.2.2. Vai trò của giám đốc thẩm, tái thẩm
Đối với một bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm mà quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự bị xâm phạm thì các bản án, quyết định đó có thể bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm. Đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm, khi quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm thì thủ tục nào sẽ được thực hiện để giải
quyết vấn đề quyền và lợi ích cho đương sự trong khi Tòa án ở nước ta chỉ thực hiện hai
chế độ xét xử đương nhiên là sơ thẩm và phúc thẩm. Và sự ra đời cũng như tồn tại của
hai thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giúp trả lời cho vấn đề vừa nêu trên. Vậy nên, có thể
thấy giám đốc thẩm, tái thẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp ở nước ta.
Về nguyên tắc, khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì sẽ

được mang ra thi hành trên thực tế. Tất nhiên, không phải mọi bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật là hợp pháp và được phép thi hành ngay mà thay vào đó nếu bản án,
quyết định đã có hiệu lực mà có những sai phạm nhất định thì giám đốc thẩm và tái thẩm
là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp nội bộ ngành tư pháp kiểm tra tính hợp
pháp của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, hạn chế đến mức thấp
nhất sai lầm xảy ra trong hoạt động tư pháp.
Không những vậy, dưới góc nhìn khoa học luật, thông qua thủ tục giám đốc thẩm
giúp Tòa án khắc phục những vi phạm nghiêm trọng của Tòa án cấp dưới trong quá trình
giải quyết vụ án do đánh giá không đúng về các tình tiết, các chứng cứ của vụ án; do vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp
luật dân sự. Với thủ tục tái thẩm giúp Tòa án cấp trên khắc phục sai lầm trong quá trình
giải quyết vụ án do phát hiện được tình tiết mới mà Tòa án, các đương sự không biết
được khi Tòa án ra bản án, quyết định mà những tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó14.
Ngoài ra, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm giữ vai trò không kém phần quan
trọng trong việc phát triển án lệ ở Việt Nam, mặc dù án lệ không được thừa nhận một
cách chính thức như những nguồn luật khác nhưng nó vẫn được áp dụng trong bối cảnh
nước ta hiện nay. Một khi các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân
Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011,
NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 540.
14

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

13

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn


tối cao đảm bảo được tính mẫu mực theo đúng quy định của pháp luật thì đó sẽ là cơ sở,
tiền đề để phát triển án lệ hay nói cách khác đó là cơ sở để các Tòa án khác nghiên cứu,
tham khảo và làm theo.
1.2.3. Ý nghĩa của giám đốc thẩm và tái thẩm
1.2.3.1. Ý nghĩ a về mặt pháp lý
Các quyết định của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ sở pháp
lý để khẳng định tính đúng đắn của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, vô hiệu
hóa bản án, quyết định hoặc là khôi phục lại trình tự tố tụng giải quyết vụ án.
Đối với giám đốc thẩm, có thể nói giám đốc thẩm không chỉ đơn giản là một thủ
tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Mặc dù không trực tiếp
khắc phục những sai lầm mà Tòa án mắc phải nhưng xuất phát từ mục đích của giám đốc
thẩm nên việc xét lại bản án, quyết đị nh đã có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa giúp cho Tòa
án cấp trên thấy được những sai lầm của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết từng vụ án
cụ thể. Trên cơ sở đó có hướng sửa chữa những sai lầm của Tòa án cấp dưới, bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
công tác xét xử của Tòa án. Không những thế, thông qua thủ tục giám đốc thẩm Tòa án
cấp trên còn có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn Tòa án cấp dưới
thực hiện việc xét xử đúng pháp luật15. Do vậy, thủ tục giám đốc thẩm còn là phương tiện
hướng dẫn hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới; bảo đảm việc
áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động xét xử của các
Tòa án.
Đối với tái thẩm, là một trong hai thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật, thế nên sự tồn tại của những quy định về thủ tục tái thẩm mang ý
nghĩa không kém phần quan trọng so với thủ tục giám đốc thẩm. Việc xét lại bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm giúp cho Tòa án
khắc phục được những thiếu sót trong những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
không phụ thuộc vào thời gian của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được thi
hành từ bao giờ16. Cũng chính vì thế mà có thể nói rằng tái thẩm dân sự bảo đảm tính
pháp chế xã hội chủ nghĩa của công tác xét xử. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu

lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ
và hợp pháp, từ đó có tác dụng bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
trong vụ án.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Tư pháp, năm 2006,
trang 326 - 327
16
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Tư pháp, năm 2006,
trang 344 - 345
15

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

14

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

1.2.3.2. Ý nghĩ a v ề mặt xã hội
Sự xuất hiện của các quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm về bản chất
không mang tính tuyên truyền, giáo dục pháp luật thế nhưng nó góp phần đảm bảo công
bằng trong xã hội, tạo dựng niềm tin công lý trong nhân dân vào hoạt động xét xử của
Tòa án, từ đó góp phần đảm bảo uy tín của ngành tư pháp. Bởi lẽ, pháp luật tố tụng dân
sự nói chung và giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng trao cho người dân quyền đề nghị
kháng nghị một khi phát hiện những căn cứ làm cho việc xét xử trước đó là sai lầm dẫn
đến quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm.
1.3. Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh
Giám đốc thẩm, tái thẩm cũng như phúc thẩm là những thủ tục quan trọng của
pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng. Ở các thủ tục này có

những điểm tương đồng và khác biệt tạo nên đặc trưng riêng cho mỗi thủ tục. Vì thế,
trong phần thứ ba của Chương 1 – Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so
sánh, người viết thực hiện việc so sánh giữa hai thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc
thẩm và tiếp đó là giữa nội bộ thủ tục đặc biệt giám đốc thẩm với tái thẩm.
1.3.1. Giám đốc thẩm, tái thẩm trong quan hệ pháp luật so sánh với phúc thẩm
Về nguyên tắc, khi các đối tượng được đặt vào trong quan hệ so sánh thì mặc
nhiên sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng sẽ là nội dung được phân tích và
làm rõ. Vì thế, khi đặt giám đốc thẩm, tái thẩm vào trong quan hệ pháp luật so sánh với
phúc thẩm thì những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng sẽ được thể hiện như sau:
1.3.1.1. Sự giống nhau giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm
Xét trên phương diện giống nhau có thể thấy giám đốc thẩm, tái thẩm cùng với
phúc thẩm là những quy định được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận tại các chương khác
nhau, cả ba thủ tục này là ba trong những công cụ hữu hiệu giúp bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa thông qua hoạt động xét và xử của Tòa án, đồng thời thông qua đó quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm cũng được bảo vệ một cách tương đối nhất.
Song bên cạnh đó , theo quy đị nh của pháp luật tố tụng dân sự về sự có mặt của đại
diện Viện kiểm sát tại phiên tòa thì đối với cả phiên tòa giám đốc thẩm , tái thẩm và phúc
thẩm thì sự góp mặt của đại diện Viện kiểm sát là bắt buộc .
1.3.1.2. Sự khác nhau giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm
Xét trên phương diện khác nhau thì giữa giám đốc thẩm, tái thẩm với phúc thẩm
tồn tại không í t sự khác biệt về mặt pháp lý . Việc so sánh được thể hiện qua các tiêu chí
về tính chất; đối tượng của kháng cáo, kháng nghị; chủ thể yêu cầu; tính công khai và
phạm vi.
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

15

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm



Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Lý luận & thực tiễn

Về tính chất: Giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định như là một thủ tục đặc biệt
trong pháp luật tố tụng dân sự, theo đó, giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong khi đó, phúc thẩm là cấp xét xử
thứ hai sau thủ tục xét xử sơ thẩm, là việc mà Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án
mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm vẫn chưa có hiệu lực pháp luật17. Như vậy,
thông qua tiêu chí so sánh này có thể thấy rằng giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xét lại
nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các bản án, quyết định của Tòa án chứ không phải là
thủ tục xét xử như phúc thẩm.
Về đối tượng bị kháng cáo, kháng nghị: Một cách chắc chắn rằng đối tượng kháng
nghị của giám đốc thẩm và tái thẩm là những bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật, có nghĩa là những bản án này được tuyên và có thể đem ra thực thi
trên thực tế. Trong khi đó, đối với thủ tục phúc thẩm đối tượng của kháng cáo, kháng
nghị là những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà vẫn chưa có hiệu lực pháp
luật. Hay nói cách khác, sự khác nhau này xuất phát từ tính có hiệu lực của bản án, quyết
định của Tòa án.
Về chủ thể yêu cầu: Do không phải là cấp xét xử thứ ba cho nên cơ sở để tiến hành
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hoàn toàn khác với thủ tục xét xử phúc thẩm bởi lẽ, đối
với giám đốc thẩm, tái thẩm pháp luật chỉ quy định những người có trách nhiệm nhất
định mới có quyền kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp trên xét lại bản án, quyết định của
Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật, hay nói cách khác giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ
được tiến hành trên cơ sở có kháng nghị mà kháng nghị này xuất phát từ chủ thể là người
đứng đầu cơ quan xét xử và kiểm sát tỉnh cũng như tối cao, một cách cụ thể chủ thể
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là Chánh án Tòa án nhân dân các cấp và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Về phía thủ tục phúc thẩm, nhận thấy quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm đương sự hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của
mình tiến hành kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm; hoặc là, khi phát hiện có sai sót trong
việc xét xử thì Viện kiểm sát tiến hành kháng nghị phúc thẩm trong một thời gian luật
định. Tuy nhiên, lưu ý rằng đối với phúc thẩm thì đương sự, tổ chức xã hội đã khởi kiện

vì lợi ích chung không có quyền yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án đó.
Về tính công khai của phiên tòa: Về nguyên tắc việc xét xử lại vụ án theo thủ tục
phúc thẩm được tiến hành một cách công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự, trừ
những trường hợp cần giữ bí mật nên phải xét xử kín18. Trái lại, phiên tòa giám đốc thẩm
và tái thẩm do là việc kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án, quyết định tòa án hay nói
17
18

Điều 242 BLTTDS hiện hành
Điều 15 BLTTDS hiện hành

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng

16

SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm


×