Câu nói khẳng định tầm quan trọng và vị trí quyết định của tinh
thần quyết tâm đối với sự thành công của công việc.
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá
Học) là câu nói khẳng định tầm quan trọng và vị trí quyết định của tinh thần quyết tâm đối với sự thành
công của công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên thanh niên:
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Lời khuyên này có ích đối với tất cả mọi người bởi lẽ làm việc gì cũng phải gặp khó khăn, nếu con
người không kiên trì và quyết tâm vượt khó thì sẽ chẳng thể làm được gì.
Câu nói này có ý nghĩa khẳng định và nhấn mạnh vai trò của yếu tố tinh thần, tư tưởng của con người
đối với sự thành công của công việc. Khi tư tưởng thông suốt, tinh thần vững vàng thì sẽ có quyết tâm
cao, có ý chí mạnh mẽ để vượt qua được các thử thách, khó khăn. Tinh thần vượt khó và quyết tâm hoàn
thành công việc là điều kiện rất quan trọng cho thành công. Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc
ta, tinh thần vượt khó ấy đã được thể hiện rất sôi nổi và rất đẹp trong văn học. Hình tượng những người
lính với tinh thần bất khuất, đạp lên mọi khó khăn gian khổ để chiến đấu, chiến thắng nỗi vất vả và chiến
thắng kẻ thù đã trở thành những hình tượng nghệ thuật điển hình về tinh thần vượt khó:
"Đèo cao thì mặc đèo cao
Trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo"
Câu nói của Nguyễn Thái Học rất đúng với những khó khăn trong hoạt động cách mạng. Sự nghiệp
đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc là sự nghiệp lâu dài, gian khổ và cần nhiều nhất lòng quyết
tâm và sự kiên định lý tưởng. Câu nói đã đúc kết một kinh nghiệm được rút ra từ những khó khăn và
thành bại trong cuộc đấu tranh không ngừng vì lẽ phải. Đường đi khó không phải vì bản thân con đường
ấy có nhiều chướng ngại vật mà khó bởi người đi dường không có quyết tâm cao. Trên con đường đời của
mỗi chúng ta bao giờ cũng đầy chông gai, cuộc đời là chuỗi dài của những cuộc thử sức. Và con người
không thể làm gì nếu thiếu quyết tâm, thiếu tinh thần vượt khó. Chúng ta vẫn thường nhắc nhở mình rằng
“Việc hôm nay chớ để ngày mai”, đây cũng là một cách để động viên mình vượt qua chính mình, tiến tới
hoàn thành công việc đúng thời hạn. Dù việc lớn hay việc nhỏ con người cũng phải có quyết tâm. Đơn
giản nhất như việc thức khuya, dậy sớm học bài hay từ chối những cuộc vui vẻ với bạn bè, mỗi chúng ta
cũng phải cố gắng rất cao. Phải quyết tâm cao thì mới từ chối được những ham muốn của bản thân, từ
chối được sự hấp dẫn của những thú vui để tập trung vào việc trau dồi tri thức. Còn đối với những việc
lớn như làm cách mạng thì đương nhiên lòng quyết tâm vượt gian khổ, đấu tranh với mình và với kẻ địch
để giành được chiến thắng là điều cực kì quan rtrọng. Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta có được thành
quả như ngày hôm nay là nhờ bao thế hệ cha ông đã không “ngại núi e sông”.
Khó khăn trong cuộc sống thường xuất phát từ hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ
chính bản thân công việc. Bản thân công việc rất khó khăn, vượt quá khả năng thực hiện của con người.
Chuyện “đội đá vá trời” chỉ có bà Nữ Oa mới làm được, xây cột chống trời thì phải có thần trụ trời, chiến
thắng được các thế lực siêu nhiên chỉ có thể thực hiện được trong những giấc mơ cổ tích. Có những việc
mà dù ta có quyết tâm đến đâu cũng không thể thực hiện được, nhưng nếu cố gắng hết sức, mỗi người
cũng có thể làm được một điều gì đó, tuy không mãn nguyện nhưng sẽ nhận được những bài học đáng
quý. Những thành tựu khoa học của nhân loại mà chúng ta đang được thừa hưởng là kết quả của rất nhiếu
những thất bại của các nhà khoa học đi trước.
Nhưng khó khăn thứ hai, xuất phát từ chính bản thân mỗi người mới khó khăn đáng bàn. Khắc phục
được những khó khăn của bản thân công việc đã khó, chiến thắng được sự ngại khó, ngại khổ của chính
mình còn khó khăn hơn nhiều. Việc chiến thắng chính mình mới là điều cần thiết và là yếu tố quỵết định
thành công của con người trong cuộc sống. Khó khăn trước mắt thường dễ làm con người chùn bước, vì
thế cần phải biết vượt lên nỗi sợ hãi, sự lo lắng để tự tin hơn. Tinh thần vượt khó, vượt qua chính minh đã
cho chúng ta những tấm gương như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, anh Mai Văn Thưởng, anh Hoa Xuân
Tứ,...
Mác từng nói “Hạnh phúc là đấu tranh”. Đấu tranh ở đây bao gồm đấu tranh với kẻ thù, với những
điều xấu còn tồn tại trong xã hội và đấu tranh với chính mình. Và đấu tranh với chính mình mới là cuộc
đấu tranh cam go và bền bỉ nhất. Trong con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt tốt xâu. Hai mặt ấy luôn
giằng co trong suy nghĩ mỗi người. Nên làm hay không nên làm là câu hỏi mà hàng ngày, hàng giờ ta vẫn
phải trả lời với chính mình, vì thế mới có câu “đấu tranh tư tưởng”. Tấm gương sáng ngời về khả năng
vượt qua chính mình, vượt qua mọi gian nan thử thách để ung dung tự tại, để chiến thắng những âm mưu
thâm hiểm của kẻ thù chính là người chiến sĩ - nghệ sĩ. Hồ Chí Minh trong tập Ngục trung nhật kí (Nhật
kí trong tù). Suốt hơn mười ba tháng bị cầm tù trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, bị giải qua bao nhiêu
con đường với núi non hiểm trở trong đói khát, rét mướt và thiếu thốn nhưng vị lãnh tụ cách mạng kính
yêu .của chúng ta vẫn không hề thoái chí, Người vẫn ung dung bước đi trên con đường khó khăn gian
khổ. Vượt lên mọi gian khổ để hướng về tương lai, hướng đến đến bầu trời có nhiều ánh sáng:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rổi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
(Đi đường - Hồ Chí Minh)
Con đường nào cũng có khó khăn và gian khổ, con đường càng vinh quang càng nhiều chông gai. Để
vượt qua được những trở ngại trên đường đời, không có cách nào khác là phải quyết tâm. Quyết tâm vượt
qua khó khăn của công việc và quyết tâm vượt lên chính mình là yếu tố quan trọng quyết định thành công
trong cuộc sống. Câu nói của Nguyễn Bá Học mang ý nghĩa đề cao sự cố gắng của bản thân mỗi người
trong công việc, trong cuộc sống. Đường đi đến thành công dù khó khăn đến đâu nếu con người đù bản
lĩnh thì vẫn vượt qua được. Việc dù lớn và khó khăn đến đâu, nếu con người quyết tâm là có thể làm
được, còn việc dù nhỏ, dù dễ dàng nếu không làm hết khả nặng thi kết quả cũng chẳng đến đâu. Song
cũng nên tránh thái độ cực đoan là sẵn sàng làm tất cả mà không lượng sức mình. Quyết nhưng phải
lượng sức mình, đó mới là người biết làm việc. Câu nói trên chỉ có ý đề cao vai trò của lòng quyết tâm,
của tinh thần vượt khó để làm việc chứ không khuyên con người nên đạt được mục tiêu bằng mọi cách.
Con người vốn có một khả năng rất phi thường, con người làm chủ được thế giới này bởi vì con người
có quyết tâm và tin tưởng vào khả năng của mình. Về điều này, E. Hê-ming-uê qua nhân vật Xan-ti-a-gô
trong tác phẩm “Ông già và biển cả” đã phát biểu “Con người ta không phải sinh ra để thất bại. Con
người có thể bị huỷ diệt chứ không thể thất bại”. Đây là một biểu hiện đáng trân trọng của lòng quyết tâm
và ý chí quật cường của con người.
Trích: loigiaihay.com