1.Tên SKKN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI TÍNH ĐẶC THÙ CỦA HỌC SINH LỚP 6
2. Đặt vấn đề:
2.1 Tầm quan trọng của vấn đề:
Nhìn lại cách tổ chức, quản lí dạy và học ở các lớp cuối cấp tiểu học với
các lớp đầu cấp THCS ta thấy có nhiều điểm quá khác nhau cả về nội dung
chương trình sách giáo khoa lẫn phương pháp dạy học, là một sự thay đổi quá
lớn và có thể xem là khá đột ngột, nhất là đối với các em từ lớp 5 lên lớp 6.
Cụ thể sự khác biệt đó là: Ở bậc THCS, mỗi môn học có một thầy cô riêng,
ngay cả thầy cô giáo chủ nhiệm lớp cũng chỉ dạy ở lớp một môn và thời
gian làm việc với lớp cũng không nhiều. Do đó việc quản lí, kèm cặp các em
không được chu đáo như ở tiểu học. Nhất là đối với khối lớp 6 là khối lớp
nhỏ nhất, còn rất xa lạ với mọi thứ đối với môi trường giáo dục của nhà
trường, từ cảnh quan, bạn bè, thầy cô, nội dung học, phương pháp dạy, ...
Thật đúng, lớp 6 là lớp “vỡ lòng” của bậc THCS, rất cần sự nâng niu, dìu dắt,
một bầu không khí thân thiện, cởi mở của tất cả các thầy cô, của các học sinh
đàn anh đàn chị để các em dần dần tiếp cận, làm quen, các thầy cô ở từng bộ
môn cần khai phá từng bước một thì các em mới có thể “bắt nhịp” được phương
pháp dạy và học ở bậc học THCS này. Do đó vấn đề dạy học ở lớp 6 đòi hỏi các
trường THCS, các nhà quản lí, các thầy cô giáo phải quan tâm đặc biệt hơn, phải
thấy rõ sự chuyển tiếp của hai cấp học còn nhiều sự khác biệt trong phương
pháp quản lí và dạy học. Để từ đó đề ra các phương pháp giáo dục thích hợp và
cần có sự quan tâm sâu sát hơn với đặc điểm của một lớp đầu cấp.
2.2 Thực trạng vấn đề:
Trong ngành giáo dục, việc quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục là
nhiệm vụ chính trị hàng đầu của tất cả các trường học, mọi hoạt động trong nhà
trường cũng chỉ nhằm phục vụ các hoạt động dạy học. Hằng năm, tập trung nhất
là trong các kì nghỉ hè, từ Sở giáo dục đến các Phòng giáo dục thường xuyên tổ
chức các đợt tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở tất cả các bộ
môn, cán bộ quản lí, ... Tuy nhiên việc đầu tư quan tâm đối với khối lớp 6, khối
lớp đầu cấp vẫn chưa có gì ưu ái hơn, trong khi chất lượng dạy học ở khối lớp
này đang có chiều hướng tụt dốc do nhiều nguyên nhân như đã nêu ở trên. Chất
lượng khối lớp 6 thấp thấy rõ nhất là ở cuối học kì I, trong nhiều năm qua
thường chỉ vào khoảng 70 đến 75% trung bình trở lên, thậm chí có nhiều trường
chưa đạt đến con số này. Rõ ràng đây là điều đang báo động và cần sự quan tâm
của toàn ngành nói chung, các nhà trường nói riêng để chất lượng dạy học ở lớp
6 nhanh chóng trở về bình thường như những khối lớp khác của bậc học THCS.
2.3 Lí do chọn đề tài:
Trước thực trạng đó, là người được phân công phụ trách công tác chuyên
môn rất nhiều năm, nhất là khi trực tiếp đón nhận những thông tin phản ảnh từ
PHHS về sự sa sút trong kết quả học tập của nhiều em khi mới chuyển từ lớp 5
lên, bản thân tôi thấy cần thiết phải tìm cách khắc phục nhanh tình hình này
1
nhằm giúp các em học sinh mới vào lớp 6 học được và giữ vững sự ổn định về
“phông độ”, tiếp tục khám phá và khai thác tiềm năng sẵn có ở bậc tiểu học của
các em, sớm ổn định để đưa các em vào nề nếp và quỹ đạo chung của bậc học
THCS, giúp các em sớm hòa nhập để có thể tiếp cận được phương pháp dạy học
lẫn nội dung chương trình được xem là quá nặng đối với mọi em. Bên cạnh đó,
về phía đội ngũ thầy cô giáo cũng cần tìm hiểu, thâm nhập với phương pháp dạy
và học của lớp 5 để định hình cho mình một phương pháp dạy học phù hợp với
mức độ và khả năng của khối lớp mới chuyển cấp, khắc phục tình trạng sa sút
khi vào học chương trình lớp 6, tạo nền tảng vững chắc cho cả bậc học THCS.
2.4 Giới hạn nghiên cứu đề tài:
Trong nhà trường, mọi hoạt động đều nhằm mục đích hỗ trợ và
phục vụ cho công tác dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu nghị
quyết năm học. Do đó hoạt động giáo dục của nhà trường là rất phong phú, đa
dạng. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài tôi chỉ tập trung khai thác một số giải
pháp mà bản thân cho là mới nhằm nhanh chóng khắc phục những tồn tại yếu
kém trong việc ổn định nâng cao chất lượng học tập của học ssinh lớp 6 từ nhiều
năm qua. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6 của trường THCS Nguyễn Huệ
thuộc PGD Đại Lộc. Năm học trước tôi đã đi sâu nghiên cứu về các giải pháp
quản lí nề nếp tự học đối với học sinh lớp 6, bước vào năm học này tôi cũng tiếp
tục nghiên cứu về các giải pháp trong dạy học để nâng cao chất lượng học tập ở
học sinh lớp 6 với đề tài là “Một số biện pháp tổ chức và quản lí phương pháp
dạy học phù hợp với tính đặc thù của học sinh lớp 6”
3. Cơ sở lí luận:
3.1 Một số khái niệm:
- Quản lý: Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có
một định nghĩa thống nhất. Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự
hoàn thành công việc qua sự nổ lực của người khác. Cũng có người cho quản lý
là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm
đạt được mục đích của nhóm. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động
có mục đích của con người, cho đến nay nhiều người cho rằng: Quản lý chính là
các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người
khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Từ những ý chung của các định nghĩa
và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý là sự
tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Trong định nghĩa trên cần lưu ý một số điểm sau:
+ Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
+ Quản lý thể hiện mối liên hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt
buộc.
+ Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.
+ Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với
quy luật khách quan.
+ Quản lý xét về mặt công nghệ là sự hoạt động của thông tin.
2
+ Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và
ngược lại.
- Quản lý giáo dục: Là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý giáo dục lên khách thể và đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực, những cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều
kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả.
- Quản lý PPDH của hiệu trưởng: là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chức của hiệu trưởng đến cách thức làm việc của thầy và trò nhằm đạt được mục
đích dạy học.
- Phương pháp dạy học: Có nhiều định nghĩa khác nhau về PPDH, song
tựu trung lại có thể hiểu dưới ba dạng sau đây:
+ Theo quan điểm điều khiển học, PPDH là cách thức tổ chức hoạt động
nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt động này.
+ Theo quan điểm logich, PPDH là những thủ thuật logich được sử dụng
để giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác.
+ Theo bản chất của nội dung, PPDH là sự vận động của nội dung dạy
học.
Mặc dù chưa có ý kiến thống nhất về định nghĩa PPDH, các tác giả đều
thừa nhận rằng, PPDH có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
+ Nó phản ảnh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm
đạt được mục đích đặt ra.
+ Phản ảnh sự vận động của nội dung đã được nhà trường quy định.
+ Phản ảnh cách thức thông tin giữa thầy và trò.
+ Phản ảnh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức: kích thích và xây
dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
động.
Để cho đơn giản và dễ hiểu, khái niệm PPDH có thể được định nghĩa là:
PPDH là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của
giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành cho học
sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt
được mục đích dạy học.
3.2 Thông tin liên quan đến đề tài:
- Phương pháp dạy học phù hợp với tính đặc thù của học sinh lớp 6 là gì?
Theo tôi, đó là “tổ hợp các cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên một cách
tương thích, phù hợp với tính đặc thù của học sinh lớp 6 trong sự phối hợp,
thống nhất dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, kích thích sự chủ động của học
sinh nhằm thực hiện được những nhiệm vụ dạy học”.
-Tính đặc thù của học sinh lớp 6 như thế nào(?). Theo tôi, vấn đề giáo dục
học sinh lớp 6 hiện nay được khá nhiều người quan tâm, chúng ta cũng khẳng
định lại rằng lớp 6 là lớp “vỡ lòng” của bậc học THCS, phải thấy rằng ở các em
còn quá non nớt trong một môi trường quá mới lạ so với lúc còn ở tiểu học, mới
lạ cả về nội dung chương trình lẫn phương pháp tổ chức và quản lí người học.
Do đó đối tượng học sinh mới bước vào học lớp 6 có một đặc thù rất riêng so
với những khối lớp đàn anh 7,8,9 trong nhà trường.
3
4. Cơ sở thực tiễn:
4.1 Thực trạng vấn đề:
Việc đầu tư quan tâm đến học sinh khối lớp 6 là vấn đề được nhiều trường
quan tâm. Đây cũng là vấn đề mà bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu trong
năm học trước với đề tài là “Một vài kinh nghiệm trong việc quản lí, xây dựng
nề nếp học tập đối với học sinh khối 6”. Tuy nhiên, năm học này tôi chỉ đi sâu
vào việc nghiên cứu phương pháp dạy và học mang tính đặc thù đối với học sinh
lớp 6. Để có cơ sở nghiên cứu, trước hết chúng tôi đã theo dõi tình hình diễn
biến chất lượng học lực ở một số mặt khi học sinh từ lớp 5 bước vào lớp 6 qua
vài năm gần đây của nhà trường như sau:
Năm TS Đầu năm (Đầu vào)
Cuổi HKI
Cuổi năm
học
TB trở lên
Giỏi
TB trở lên Giỏi
TB trở lên Giỏi
20102011
20112012
20122013
SL
TL
SL TL
SL
TL
SL TL
167
167
100.0%
62
37.1%
120 71.9% 30
202
202
100.0%
71
35.1%
158 78.2% 28
162
162
100.0%
53
32.7%
115 79.0% 32
SL
14
18.0%
0
17
13.9%
1
TL
SL
TL
83.7%
39
23.4%
84.7%
41
20.3%
19.8%
Qua bảng thống kê, ta thấy hằng năm chất lượng đầu vào của khối lớp 6
(cuối năm học lớp 5) là khá cao, nhưng khi bước vào lớp 6 thì chất lượng tụt
hẳn, nhất là ở cuối HKI hằng năm.
Phân tích nguyên nhân:
+Về phía PHHS: Với tâm lý chung là khi con em được vào lớp 6 tức là
đã ‘thoát khỏi trường làng” thì họ xem như xong, không cần phải quan tâm
nữa!
+Về phía quản lí:
-Khối lớp thường được quan tâm nhiều là khối 8 và khối 9. Bởi khối 8 là
lứa tuổi HS có nhiều thay đổi về tâm sinh lý nên hay nghịch phá, có nhiều vấn
đề về hạnh kiểm cần phải chú ý. Còn khối 9 là khối thi tuyển vào lớp 10, là “bộ
mặt” của nhà trường nên cần quan tâm nhiều hơn, nhất là về học tập. Còn khối 6
được cho là nhẹ gánh nhất vì các em còn ngây thơ, dễ dạy so với các khối khác.
Như vậy, vô tình cả gia đình lẫn nhà trường đều có xu hướng an tâm khi trẻ học
lớp 6. Điều đó thật thiệt thòi cho các em vì đây là năm đầu tiên lên trung học,
các em còn nhiều bỡ ngỡ trước mọi thứ mới lạ, không như ở tiểu học.
-Chưa có sự quan tâm đúng mức đến một khối lớp đầu cấp, chưa thấy
được sự khác biệt về nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học giữa
lớp 5 và lớp 6 để có sự đầu tư phù hợp đáp ứng được điều kiện, nhu cầu dạy học
mang tính dặc thù cho khối lớp 6.
+Về phía học sinh: Phần lớp các em lớp 6 không quen và đang gặp nhiều
khó khăn như là nội dung bài học viết quá nhiều nên có nhiều em không viết kịp
và phải viết ngoáy, nội dung công việc học tập về nhà quá nhiều, trong khi ở lớp
5 là rất ít, thậm chí là không có. Rõ ràng mới khi bước vào đầu năm học lớp 6
các em đã phải học tập với một cường độ quá lớn mới có thể tải được nội dung
chương trình hiện hành.
4
+Về phía giáo viên: Như ta thấy, nội dung chương trình sách giáo khoa
của lớp 6 so với lớp 5 là có phần nặng hơn nhiều: môn học nhiều hơn, nội dung
từng môn học, từng tiết học cũng nhiều hơn,... Do đó việc dạy học của các thầy
cô giáo lớp 6 cũng gặp khó khăn hơn nhiều. Trong khi đó một bộ phận giáo viên
chưa thấy được gánh nặng của các em, chưa quen được cách học của các em từ
lớp 5, do đó phương pháp dạy học còn nặng nề về lí thuyết, bài ghi lí thuyết quá
dài dòng, ít thực hành luyện kĩ năng, nội dung công việc giao về nhà cũng quá
nhiều, ... Một thực trạng nữa đó là GVBM ít tổ chức các hình thức kiểm tra bài
vở học sinh, hoặc làm không thường xuyên càng làm cho các em, nhất là những
học sinh chưa chăm càng chủ quan, không lo lắng đầu tư vào việc tự học ở nhà.
Và như thế nhiều em vượt không qua nỗi gánh nặng này, từ đó nảy sinh tư tưởng
ngao ngán, buông thả trong tự học, bài vở để nợ chất chồng dẫn đến chất lượng
ngày càng sa sút là điều đương nhiên.
Nhưng trong tình hình đó, như đã nói ở trên, sự quan tâm của các nhà
trường, của các thầy cô giáo dành cho học sinh lớp 6 cũng chẳng có gì đặc biệt,
chưa có chút ưu ái gì cho một khối lớp gọi là đầu cấp, là khối lớp “vỡ lòng” của
cấp THCS. Đã có một số thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớp, hay các cán bộ
quản lí đã đề cập đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng chỉ là
chung chung cho cả bậc THCS như là “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá
biệt …”, “Giải pháp huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa
…”. Hoặc chỉ là một số vấn đề thuộc về lãnh vực các kiến thức khi dạy học ở
các môn học của lớp 6, … Tuy nhiên những sáng kiến này cũng chỉ dừng lại ở
việc triển khai các phương pháp đặc trưng bộ môn chứ chưa đánh động gì đến
tính đặc trưng lứa tuổi, hoặc tính đặc thù rất riêng của học sinh lớp 6.
4.2 Nhiệm vụ đặt ra:
Về phía bản thân, để khắc phục tình trạng trên, trong năm học này, ngoài
việc tiếp tục duy trì thực hiện các giải pháp trong đề tài năm học trước nhằm xây
dựng, quản lí nề nếp tự học của các em, tôi tập trung nghiên cứu, đầu tư thêm
các giải pháp nhằm có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến phương pháp dạy và học
phù hợp tính đặc thù của khối lớp 6. Điểm mới của đề tài ở năm học này đó là:
+Thu hẹp khoảng cách về sự khác biệt trong việc dạy của thầy cũng như
việc học của trò giữa lớp 5 và lớp 6.
+Nhà trường phổ biến, quán triệt sâu sắc tính đặc thù của học sinh lớp 6
để động viên họ tích cực chọn lọc PPDH phù hợp, vừa sức, đạt hiệu quả trong
giảng dạy.
-Phát huy, nhân rộng những giải pháp tổ chức dạy học phù hợp với đặc
thù của lớp 6 như: Đầu tư phương pháp lẫn nội dung kiểm tra bài cũ; Phương
pháp tổ chức, quán xuyến các hình thức kiểm tra việc ghi bài, soạn bài của học
sinh; Tăng cường đầu tư nội dung dặn dò giao việc phù hợp và vừa sức; ...
Với việc tiếp tục tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp của năm học này,
tôi hy vọng chất lượng dạy học của học sinh lớp 6 nói riêng , chất lượng giáo
dục nói chung của nhà trường sẽ được cải thiện ngày càng rõ rệt hơn.
5
5. Nội dung các giải pháp:
1. Tổ chức tìm hiểu tính đặc thù của lớp 6:
Như Bác Hồ đã nói “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”, hoặc như
trong phương châm của ngành y: “Chẩn đoán đúng bệnh mới chửa được bệnh”
Thật vậy, trong nghề dạy học cũng thế, người thầy giáo muốn có tiết dạy hay,
học sinh chăm chú lắng nghe chỉ khi họ hiểu được học sinh, họ biết học sinh của
mình thích nghe những gì, thích nghe như thế nào(?). Như vậy để dạy học ở lớp
6 đạt hiệu quả thì người thầy phải thấy được các đặc thù của lớp 6 và nó có gì
khác với các lớp 7,8,9(?)
Khi dạy học sinh lớp 6 thì phải biết rằng các em là từ lớp 5 lên và nội
dung học, cách học ở lớp 5 như thế nào, thói quen học tập ở trên lớp cũng như
học ở nhà ra sao (?). Thậm chí cần biết thêm khối lượng kiến thức lớp 5 khác
với lớp 6 ở mức độ nào, các em mới vào lớp 6 sẽ gặp khó khăn gì, … Từ đó
người thầy giáo sẽ biết để “tránh” gây khó khăn cho các em hơn trong việc học
tập bộ môn mình đang dạy. Nắm bắt được vấn đề này cũng nhằm hạn chế việc
thay đổi đột ngột về phong cách học tập ở học sinh khi các em từ lớp 5 bước vào
lớp 6.
a)Phương pháp tìm hiểu:
Để tìm hiểu phương pháp dạy học của giáo viên và cách học của học sinh
lớp 5, tôi đã quán triệt đội ngũ tiến hành như sau:
+Thông qua học sinh mình đang dạy kể cả thông qua vở ghi chép và vở
soạn bài ở nhà của các em hồi ở lớp 5.
+Gặp gỡ trao đổi với giáo viên dạy ở lớp 5 về bộ môn mình đang dạy.
+Nghiên cứu cấu trúc chương trình bộ môn dạy ở lớp 5 và 6 khác nhau
như thế nào về dung lượng kiến thức trong mỗi tiết học, nội dung ghi bài học
trên lớp, lượng công việc giao về nhà cần hoàn thành.
b)Kết quả tìm hiểu về tính đặc thù của lớp 6 như sau:
+Về nội dung chương trình: Ở lớp 5, mỗi tiết học từ 35 đến 40 phút và
thường chỉ có khoảng một đơn vị kiến thức được trình bày rất ngắn gọn phần
lớn dưới dạng bài tập thực hành. Trong khi mới bước vào lớp 6, các em phải tiếp
cận với một bộ khung chương trình khá to lớn với không ít hơn 13 môn học,
dung lượng kiến thức của mỗi môn học, nhất là ở mỗi tiết học đều lớn hơn nhiều
so với ở lớp 5 (Có minh hoạ độ chênh lệch về dung lượng kiến thức cũng như
cách ghi bài trên lớp trong một tiết, buổi học giữa lớp 5 và lớp 6 đối với môn
Ngữ văn và môn Toán có kèm theo ở phần phụ lục).
+Về phương pháp dạy học và tổ chức dạy học: Phương pháp dạy học ở tất
cả các môn học nhìn chung chẳng có gì khác biệt giữa lớp 5 và lớp 6. Nhưng về
cách tổ chức dạy học thì khác hẳn, do các em lớp 5 được học 2 buổi/ngày nên
dường như các nội dung tự học như nắm bắt kiến thức, làm bài tập, luyện tập,
bài soạn, … cũng được giải quyết hầu hết tại lớp và các em có thể không cần tự
học ở nhà vẫn đảm bảo nắm được phần cơ bản của chương trình. Chỉ những em
thuộc diện khá giỏi, được phụ huynh quan tâm đầu tư thì các em mới tìm tòi tài
liệu để luyện thêm những nội dung nâng cao lúc ở nhà. Cũng từ đây đã hình
thành thói quen cho đại trà học sinh mới bước vào lớp 6 là tối lại chỉ vui chơi,
giải trí!
6
+Về phương pháp tổ chức và quản lí người học: Ở lớp 5, các em được sự
bảo bọc, chỉ bảo khá chu đáo của nhà trường, nhất là của giáo viên phụ trách lớp
(gọi là giáo viên chủ nhiệm). Nhưng khi bước vào lớp 6, cách quản lí các em đã
khác hẵn, mỗi thầy cô giáo dạy một bộ môn, nhất là giáo viên chủ nhiệm cũng
chỉ “gặp” các em mỗi tuần nhiều nhất khoảng vài ba lần ! Với cách quản lí có vẽ
rời rạc như thế thì dễ nảy sinh tư tưởng mình được “thả lỏng” từ đó dễ dẫn đến
hiện tượng lơ là, thiếu tập trung cho việc học là tất yếu, nhất là đối với đối tượng
chưa chăm, ít tự giác.
Có cảm nhận được những đặc thù của các em học sinh mới bước vào lớp
6 như vậy thì khi được phân công giảng dạy các bộ môn ở khối lớp này người
thầy mới am hiểu về người học nhiều hơn, từ đó vạch ra kế hoạch dạy học phù
hợp để kết hợp tổ chức quản lí việc thực hiện nhiệm vụ học tập của các em tốt
hơn và để dần dần điều chỉnh, uốn nắn cho các em thích hợp với phương pháp
dạy học ở bậc học THCS.
2. Việc cần thiết phải tăng cường đầu tư để làm tốt bước kiểm tra bài cũ một
cách phù hợp với đặc thù của học sinh lớp 6:
Đây là việc làm bình thường của mỗi GVBM, nhưng ảnh hưởng và tác
dụng của nó không hề bình thường nếu phần kiểm tra bài cũ của chúng ta không
suông sẻ. Bởi lẽ nó có tác động đến tâm lí của cả thầy lẫn trò nếu kết quả kiểm
tra không tốt, thầy thì chán nản, trò thì bi quan, … Đặc biệt với học sinh mới
bước vào lớp 6, nếu người thầy giáo chưa sâu sát với các em, việc chuẩn bị cho
nội dung kiểm tra không chu đáo thì kết quả kiểm tra sẽ không thể nào tốt được
và dễ gây cho các em, đối tượng rất mới mẻ của nhà trường nhiều sợ hãi và
choáng ngợp với việc quá tải về nội dung tự học ở nhà.
Trong thời gian qua, trong bước kiểm tra bài cũ của nhiều giáo viên, về
nội dung tôi thấy có một số bất cập và không hợp lí. Ví dụ như:
+GV gọi một học sinh trung bình yếu lên giao cho một câu hỏi quá dễ và
học sinh trả lời được ngay! GV lúng túng và phải cho 8 điểm. Điều này bất cập
về thang điểm và tính công bằng, vì tại sao em này được câu hỏi dễ(?), và tại sao
trả lời đúng lại cho điểm 8(?). Cũng chính điều này làm cho nhiều em không coi
trọng điểm số của thầy cho!
+Hoặc kiểm tra học sinh với nội dung quá thiên về lí thuyết, trong khi đó
học sinh học ở lớp 5 lại thiên về năng lực thực hành.
Chẳng hạn như ở bộ môn Toán, GV gọi một học sinh trung bình với câu
hỏi kiểm tra như sau: “Phát biểu tính chất cơ bản của phân số”, hoặc “phát biểu
qui tắc bỏ dấu ngoặc”, … Với các kiểu câu hỏi kiểm tra quá thiên về lý thuyết
như thế thì phần lớn các em học sinh lớp 6 không trả lời được và khi đó GV kết
luận ngay là học sinh này, thậm chí có khi quy kết là lớp này không học bài (?)
rồi sinh ra cáu ghét với lớp, tạo khoảng cách thầy trò ngày càng lớn.
Theo tôi bước kiểm tra bài cũ là một trong các bước quan trọng trong
một tiết học. Kết quả kiểm tra nó phản ảnh phần nào kết quả của tiết dạy và học
trước đó của thầy, đồng thời cho thấy tính hợp tác trong khâu chuẩn bị của cả
thầy lẫn trò để bước vào tiết học mới ra sao(?).
7
Như đã nói ở trên, đặc thù của học sinh mới bước vào lớp 6 là các em đã
thấm nhuần thói quen xem nhẹ các lí thuyết hàn lâm và chủ yếu chú trọng kĩ
năng thực hành. Do đó để làm tốt và hiệu quả bước này, bản thân tôi cũng là
người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn toán của một lớp đã thực hiên và quán
triệt mỗi GVBM cần lưu ý một số kĩ năng sau:
2.1 Chú trọng câu hỏi kiểm tra kĩ năng thực hành của học sinh nhiều hơn:
Trong kiểm tra bài cũ, thường thường GVBM đặt ra các yêu cầu đầu tiên
là việc phải học thuộc kiến thức nhiều hơn là các yêu cầu về kĩ năng. Trong khi
cái cần thiết nhất và còn đọng lại ở mỗi học sinh trong cuộc sống là các kĩ năng
vận dụng được những kiến thức đã học vào luyện tập, thực hành. Do đó trong
cách kiểm tra và nội dung kiểm tra đó đã phần nào làm cho học sinh xa rời thực
tế, chưa thấy được các lợi ích thiết thực từ những bài đã học để rồi các em ít
thấy mặn mà lắm với những gì đã học ở trên lớp.
Chẳng hạn như ở môn GDCD lớp 6, khi học xong bài “Tiết kiệm”, hệ
thống câu hỏi kiểm tra bài cũ dành cho một học sinh (Trong bài soạn của GV)
là:
“1/Thế nào là tiết kiệm, lợi ích của tiết kiệm?
2/Em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?”
Với hệ thống câu hỏi như thế thì chỉ mới đặt câu hỏi 1 thôi cũng đã có
không ít em sẽ lúng túng nếu chưa học kĩ phần lí thuyết và nếu GVBM vội vàng
đánh giá cho điểm ngay thì sẽ ảnh hưởng tai hại như thế nào đến kết quả học tập
bộ môn này (?)
Do đó nếu GVBM đảo ngược thứ tự hệ thống câu hỏi trên thì dường như
em nào cũng có thể hoàn thành được ít nhất 50-70% yêu cầu kiểm tra !
Hoặc thay cho yêu cầu phát biểu tính chất cơ bản của phân số như đã nêu
trên, có thể nêu lần lượt các yêu cầu như sau:
Câu 1: Hai phân số sau như thế nào với nhau:
Câu 2: Tìm thêm các phân số bằng phân số
2
4
và
3
6
2
?
3
Câu 3: Nêu tính chất cơ bản của phân số.
Một ví dụ khác: thay việc nêu quy tắc bỏ dấu ngoặc, ta có thể nêu:
Câu 1: Bỏ dấu ngặc rồi tính: 19-(9-13)
Câu 2: Giải thích bước bỏ dấu ngoặc trong bài toán ?
Câu 3: Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc.
Bởi lẽ như đã nói ở phần trên, thói quen ở lớp 5 là thiên về thực hành, nói
không được nhưng có thể làm được. Do đó khi tiến hành kiểm tra bất kì một học
sinh nào, GV có thể giao cho các em một vài bài tập theo yêu cầu vận dụng từ
đơn giản đến phức tạp trước sau đó mới kiểm tra hoàn thiện mặt lý thuyết thì kết
quả kiểm tra, dù là với những em diện trung bình hoặc yếu, chưa học kỉ bài cũ
vẫn có được điểm và tiết học sẽ suông sẻ, các em có phần phấn khởi hơn, động
cơ học tập sẽ tốt hơn.
2.2 Đề kiểm tra miệng phải đảm bảo cấu trúc và phù hợp đối với mỗi đối
tượng học sinh.
8
Trong bước kiểm tra bài cũ không ít GVBM có suy nghĩ đơn giản là đặt
một vài yêu cầu phù hợp với năng lực của các em và cho điểm đánh giá là xong.
Tuy nhiên như tôi đã đề cập ở trên là làm như thế sẽ gặp không ít bất cập trong
việc kiểm tra đánh giá học sinh.
Theo tôi, để kiểm tra một đối tượng học sinh, nhất thiết trước hết là
người thầy giáo phải xác định được đối tượng kiểm tra thuộc diện học lực như
thế nào, thói quen nề nếp học tập ra sao (?), … Để từ đó chuẩn bị một đề kiểm
tra phù hợp, nhằm khai thác, khám phá và phát huy được các em hơn.
Đề kiểm tra miệng (KTM) thường chỉ thời lượng rất ngắn tùy theo tình
hình thực tế dung lượng từng tiết học, do đó theo tôi nội dung đề KTM chỉ nên
có cấu trúc ở 2 mức độ tùy thuộc ở từng đối tượng như sau:
-Đối tượng khá giỏi cần kiểm tra ở mức độ thông hiểu và vận dụng.
-Đối tượng trung bình trở xuống thì chỉ kiểm tra ở mức độ nhận biết và
thông hiểu.
Ví dụ: Cũng với các câu hỏi kiểm tra môn toán như trên, ta có thể lập các
đề KTM cho phù hợp từng đối tượng như sau:
+Đối với đối tượng trung bình trở xuống:
Câu 1: Hai phân số sau như thế nào với nhau:
Câu 2: Tìm thêm các phân số bằng phân số
2
4
và (Nhận biết)
3
6
2
? (Thông hiểu)
3
Câu 3: Nêu chất cơ bản của phân số. (Thông hiểu)
+Đối với đối tượng khá giỏi:
2
? (Thông hiểu)
3
42 3
= (Vận dụng)
Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ dấu ?:
70 ?
Câu 1: Tìm các phân số bằng phân số
Với nội dung kiểm tra như trên thì mỗi em thuộc nhóm đối tượng nào
cũng có thể dễ dàng đạt được yêu cầu 1 và việc đánh giá cho điểm của GVBM
khó rơi vào tình trạng điểm yếu ở học sinh. Có như vậy mới động viên khuyến
khích được tinh thần học tập cho các tiết học tiếp theo. Cách kiểm tra như thế
vừa tạo điều kiện cho đối tượng trung bình yếu không cảm thấy chán nản vì phải
thường xuyên bị điểm kém, bên cạnh đó đối tượng khá giỏi cũng được phát huy.
3. Tăng cường sự quán xuyến và tổ chức các hình thức kiểm tra việc ghi bài
của học sinh trong tiết học:
Như chúng ta đã biết, ở các lớp dưới tiểu học nói chung, lớp 5 nói riêng,
với tính đặc thù là trong giờ học giáo viên bộ môn quán xuyến học sinh rất chu
đáo, kiểm tra theo dõi các em cả về nội dung bài viết, chữ viết, cách trình bày
bài vở. … Nhưng khi các em bước vào lớp 6 (kể cả các lớp 7,8,9) thì việc dám
sát này dường như bị bỏ ngỏ, bên cạnh đó tính tự giác học tập của các em thì
chưa cao do đó việc ghi chép bài ở lớp cũng không ít em xao lãng, thậm chí
không có đủ vở sách cho các môn học trên lớp. Về phía đội ngũ GVBM, đối với
những thầy cô quan tâm theo dõi kiểm tra nhắc nhở thì không nói gì, nhưng bên
cạnh đó không ít người không hề quan tâm, có thể do nhiều nguyên nhân như
9
không có thời gian để xử lí (nếu phát hiện), công việc trên lớp nhiều, sợ cháy
giáo án, … điều đáng ngại nhất là có thầy cô chưa gần gũi, thiếu thân thiện với
các em. Do đó trong thời gian qua tôi đã tiếp nhận không ít phản ánh của một bộ
phận GVBM là nhiều em không chép bài, hoặc có em không có đủ vở sách, …
Hiện tượng này nếu để kéo dài thì ảnh hưởng không ít đến nề nếp, đến phong
trào học tập của lớp và chất lượng dạy học sẽ không tốt.
Để chấn chỉnh tình trạng này, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
1)Nhiệm vụ của chuyên môn nhà trường: Thường xuyên quán triệt nhiệm
vụ của GVBM là phải thường xuyên quán xuyến việc thực hiện nhiệm vụ học
tập của học sinh trong giờ dạy của mình, có biện pháp kiểm tra, phát hiện xử lí
kịp thời số học sinh vi phạm để ổn định nề nếp học tập chung cho cả lớp; Về
phía GVCN cần định kì tổng kiểm tra sách vở của các em bằng hình thức kiểm
tra chéo lẫn nhau; Ban kiểm tra nề nếp nhà trường có kế hoạch kiểm tra xác suất
để đôn đốc nhắc nhở chung khi đánh giá thi đua trong học sinh.
2)Nhiệm vụ của GVBM: Tăng cường phối hợp cả hai hình thức kiểm tra
trong giờ học. Đó là:
+GVBM kiểm tra: Hình thức này có thể tiến hành lúc kiểm tra miệng,
GVBM kết hợp kiểm tra việc ghi bài, làm bài tập của học sinh và ghi đánh giá
nhận xét vào vở ghi của các em để thông báo cho phụ huynh biết để cùng phối
hợp trong công tác giáo dục.
+Tổ chức lớp tự giám sát và kiểm tra chéo lẫn nhau: Đây là hình thức theo
tôi là hiệu quả nhất, bởi lẽ nó mang tính thường xuyên và thể hiện được trách
nhiệm cá nhân các em nhiều hơn. Để thực hiện được một cách hiệu quả hình
thức này, như tôi (cũng là GVBM toán lớp 8/1) đã làm là:
-Phân công giao nhiệm vụ: Ngay từ tiết dạy đầu tiên tôi đã phân công lớp
theo cặp đôi để theo dõi, trao đổi, nhắc nhở, kiểm tra lẫn nhau trong giờ học và
báo cáo kết quả khi GVBM yêu cầu.
-Theo dõi của GVBM: Trong suốt tiết dạy, GVBM phải quán xuyến được
lớp để phát hiện, nhắc nhở khi có hiện tượng chểnh mảng, thiếu tập trung trong
giờ học. Thỉnh thoảng, vào khoảng giữa và gần cuối tiết học, GVBM cho các em
từng cặp kiểm tra bài viết để thu thập kết quả, bên cạnh đó giáo viên vẫn đi kiểm
tra một vài em để có sự gần gủi và sâu sát học sinh hơn.
*Một giải pháp bổ trợ có tính kích cầu cao mà tôi cũng khuyến khích đội
ngũ thực hiện, đó là thống nhất trước với lớp cuối mỗi kì học có một cột điểm hệ
số 1 về chấm vở bộ môn. Để thực hiện cột điểm này, tôi đã làm như sau:
• Cuối mỗi tiết dạy, học sinh phải ghi đầy đủ các nội dung dặn dò cho từng
đối tượng của GVBM vào vở bài tập ngay sau phần đang học.
• Cuối mỗi kì học, tôi phân công cho các em tự kiểm tra chéo vở lẫn nhau
bằng cách phát mỗi em một phiếu để ghi các thông tin về kết quả kiểm tra vở
của bạn mình, sau đó GVBM nhận lại để xem xét, đánh giá cho điểm.
Mẫu phiếu như sau:
“PHIẾU KIỂM TRA VỞ”
HỌC KÌ: .... NH: 2012-2013
Môn: Toán. Lớp 8/1
10
Người kiểm tra: .................................. Người được kiểm tra: ...............................
Kết quả kiểm tra:
1/Hình thức vở: +Bìa bao: ......
+Nhãn tên: ...... Chữ viết: ..................
(Có, không có) (Có, không có)
(Cẩn thận, cẩu thả)
2/Vở ghi lí thuyết: Tổng số bài không có: ...........
Cụ thể ở tiết: ...................................................................
3/Vở bài tập:
+Ghi nội dung dặn dò cuối tiết (đầy đủ, thiếu): ..............
+Tổng số bài tập không làm: ...............................
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GVBM
NGƯỜI KIỂM TRA
NGƯỜI ĐƯỢC KIỂM TRA
Với giải pháp đó tôi thấy các em thực sự lo lắng và quan tâm đến việc
chuẩn bị bài vở đầy đủ hơn, bên cạnh đó việc bắt buộc ghi đầy đủ các nội dung
dặn dò cũng có tác dụng nhắc nhở các em làm việc khoa học, rõ ràng, đồng thời
nó cũng giúp cho việc kiểm tra chéo vở lẫn nhau có cơ sở đối chiếu trong việc
thực hiện nhiệm vụ dặn dò sau mỗi tiết học.
3)Nhiệm vụ của GVCN: GVCN là người chịu trách nhiệm chung kết quả
giáo dục của lớp, do đó tôi quán triệt GVCN cùng với các cán bộ lớp tổ chức
định kì tổng kiểm tra vở sách của học sinh để có thêm cơ sở đánh giá nhận xét
về việc thực hiện nề nếp học tập đối với mỗi em vào cuối học kì và cuối năm
học.
Thông qua việc quán triệt thực hiện giải pháp trên, dù nó không phải mới
đối với mỗi GVBM cũng như GVCN, nhưng việc thực hiện đồng bộ trong đội
ngũ về việc cần thiết phải quan tâm việc ghi chép bài vở của học sinh thì dường
như là quản lí các nhà trường chưa quan tâm. Bằng hình thức thống nhất cao
như thế đã giúp cho hiện tượng “quên vở, quên chép bài” của các em được hạn
chế rất nhiều, việc phải xử lí hiện tượng này đến nay không còn là phổ biến và
nặng nề như trước đây.
4. Dặn dò giao việc sau mỗi tiết học và các giải pháp tổ chức quản lí kiểm tra
việc thực hiện các việc đã giao.
4.1 Chuẩn bị nội dung dặn dò giao việc sau mỗi tiết học:
Đây là công việc khá bình thường của giáo viên cuối mỗi tiết học, đồng
thời cũng là việc khá quan trọng. Bởi vì nếu các em làm tốt các nội dung dặn dò
của GV thì tiết học tiếp theo ở buổi sau sẽ thuận lợi hơn nhiều, nhất là về mặt
tâm lí của cả thầy lẫn trò. Trong thời gian qua, đối với các khối lớp 7,8,9 thì việc
thực hiện các công việc được giao sau tiết học ở mỗi bộ môn đã trở nên bình
thường, nhưng với đặc thù của lớp 6 là mới từ lớp 5 chuyển lên, thói quen tự học
11
ở nhà chưa có, trong khi đó bài vở được giao về nhà quá nhiều nhưng khả năng
hoàn thành của các em đa số là không hiệu quả. Không ít giáo viên có tư tưởng
đánh đồng là cứ sau mỗi tiết học thì học sinh có nhiệm vụ phải hoàn thành một
lượng bài tập nhất định nào đó và họ không quá để ý chuyện các em có đảm
nhận được hay không, thậm chí họ vẫn biết có những em không thể làm được
nhưng vẫn cứ giao việc. Chính vì lẽ này mà nhiều em phải đối phó để khỏi bị
thầy phạt!
Do đó theo tôi để công việc tự học của các em đạt hiệu quả thực sự, hạn
chế tình trạng đối phó này thì trong bước giao việc này người giáo viên cần lưu
ý thực hiện một số nội dung sau đây:
+Nội dung công việc giao là vừa phải, phù hợp với từng đối tượng,
không đánh đồng. Nghĩa là, để cho tiện có thể phân chia lớp thành hai nhóm đối
tượng như ở phần kiểm tra bài cũ có năng lực học tập khác nhau, mỗi nhóm có
khối lượng công việc được giao phù hợp khác nhau. Cách chia nhóm đối tượng
này có thể giáo viên bộ môn dựa vào quá trình theo dõi để thống nhất trước với
lớp.
+Nội dung phần lí thuyết cần trọng tâm, ngắn gọn, rõ rang. Nhất là với
đặc thù của học sinh lớp 6, GVBM thậm chí có thể chỉ rõ cách học, cách ghi nhớ
từng đơn vị kiến thức.
+Khi giao nội dung về bài tập thì cần chuẩn bị kĩ nội dung “vừa đủ” phù
hợp từng nhóm đối tượng và có cả phần hướng dẫn hoặc giới thiệu bài giải
tương tự đã có.
Khi làm được như vậy tôi thấy các em rất quan tâm đến các nội dung dặn
dò của thầy giáo hơn, các em thấy rõ một sự quan tâm chu đáo, hiểu rõ và thầy
giáo đã đi sâu đi sát những chỗ khó của các em, do đó khi nhận công việc các
em cảm thấy phù hợp và vừa sức, nhận việc trong tư thế vui vẻ, không nề hà khó
khăn.
Như ta đã biết, ở phần một đã trình bày, khi còn học ở lớp 5 nhiều em
không có thói quen làm bài hoặc soạn bài ở nhà, nhưng khi bước vào lớp 6, ngay
những ngày đầu tiên các em cũng đã được rất nhiều thầy cô dạy các bộ môn
khác nhau giao cho về nhà phải hoàn thành một lượng bài tập, bài soạn không hề
ít (trong đó có cả việc phải thuộc nội dung phần lí thuyết). Rõ ràng đây là vấn đề
khác biệt rất lớn khi các em bước vào lớp 6, một sự thay đổi khá đột ngột cả về
thói quen lẫn khả năng đảm nhận công việc được giao. Do đó mỗi thầy cô đang
dạy học các bộ môn ở lớp 6 cần phải cảm nhận được vấn đề này, cần thấy được
những khó khăn, mới lạ khi các em học tập bộ môn mình dạy (so với khi học bộ
môn này ở lớp 5), có như vậy thì ở mỗi bộ môn, nội dung công việc tự học ở nhà
nhẹ đi một ít để từ đó, mỗi buổi trước khi đến trường các em mới có thể hoàn
thành được bài vở được giao, đồng thời hạn chế được hiện tượng sao chép bài
vở của bạn để đối phó.
4.2 Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện tự học ở nhà của học sinh.
Với tính đặc thù là từ thói quen khi còn học ở lớp 5: các em không có
thói quen học bài, làm bài ở nhà. Do đó nếu việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết
quả tự học ở nhà không thường xuyên thì khó có thể hình thành được thói quen,
khó có thể đạt được hiệu quả cao ở năm học lớp 6 cũng như các năm học tiếp
12
theo. Việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của học sinh cũng có
nhiều hình thức như GVBM kiểm tra, lớp tổ chức tự kiểm tra, … Hình thức
GVBM kiểm tra là thường xuyên nhưng chỉ là xác suất một vài em trong mỗi
tiết học nên chưa đủ sức đôn đốc ý thức tự giác của các em, còn hình thức lớp tự
kiểm tra thì vẫn chưa hiệu quả. Mặc dù trong thời gian qua, nhà trường đã tăng
cường quản lí việc truy bài 15 phút đầu buổi học, nhưng một số GVCN, GVBM
chưa khai thác sử dụng một cách triệt để và hiệu quả khoảng thời gian này. Do
đó, nhìn chung khâu tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả việc chuẩn bị bài vở được
giao về nhà của học sinh chưa đồng bộ giữa các GVBM với nhau và giữa
GVBM với GVCN. Để khắc phục tình hình này, là người quản lí và cũng là
người trực tiếp đứng lớp tôi đã đôn đốc GVBM thực hiện một số động tác sau:
+Phân công cán sự bộ môn để kiểm tra việc chuẩn bị bài của các bạn
trong tổ. Mỗi tổ 2 cán sự.
+Hướng dẫn cách kiểm tra và nội dung kiểm tra cho cán sự bộ môn:
-Kiểm tra việc thực hiện các bài soạn, bài tập.
-Kiểm tra việc học bài cũ: Cán sự bộ môn chuẩn bị câu hỏi như GVBM
dặn dò sau mỗi tiết học để các bạn bốc thăm trả lời (chỉ kiểm tra xác suất).
+Đầu mỗi tiết học cán sự bộ môn lần lượt báo cáo với GVBM để theo
dõi và nhắc nhở.
Qua cách làm như trên tôi thấy trong từng tiết học ở bộ môn của tôi, các
em dường như được kiểm tra nhắc nhở việc phải chăm lo chuẩn bị bài ở nhà là
khá chặc chẽ và chu đáo. Bởi lẽ ngoài việc kiểm tra đánh giá cho điểm của
GVBM thì bên cạnh đó các em vẫn luôn có sự kiểm tra nhắc nhở của lớp. Với
cách tổ chức như thế này, mới làm cứ tưởng sẽ không đủ thời gian (ở 15 phút
đầu buổi học), nhưng do hình thức kiểm tra của các em là bốc thăm xác suất
từng đơn vị kiến thức nhỏ, nên mỗi em chỉ tốn thời gian không quá 1 phút/môn
và một cán sự bộ môn chỉ kiểm tra không quá 4 bạn. Bên cạnh đó, hình thức báo
cáo kết quả kiểm tra của cán sự bộ môn thường xuyên đầu mỗi tiết học cũng là
hình thức có sức đôn đốc mạnh đến cả các em là cán sự bộ môn lẫn học sinh cả
lớp về sự quán xuyến của GVBM đến việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Trong quá trình thực hiện hình thức tự kiểm tra bài này tôi thấy cần tiếp
tục có giải pháp khắc phục một số khó khăn sau đây:
+Có một số buổi học có quá nhiều môn học, một vài kiến thức ở một số
bộ môn, nhất là các bộ môn xã hội, có nội dung dài phải trình bày tốn thời gian.
+Mỗi em học sinh kiêm làm cán sự ở nhiều môn học.
+Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá của các em chưa vững, nên chưa mạnh
dạn đánh giá kết quả của bạn mình.
+Việc đầu tư của các GVBM cho hình thức này chưa đồng bộ về tính
chặc chẽ trong kiểm tra báo cáo đầu tiết học làm cho các em cán sự khó đi vào
thói quen và thạo việc.
Để tháo gở những khó khăn này, mà người có thể trực tiếp tạo ra nó
không ai khác ngoài GVCN và GVBM, do đó trong thời gian đến tôi sẽ cùng với
đội ngũ của mình tiếp tục tìm giải pháp khắc phục để nâng cao năng lực tự kiểm
tra của cán sự bộ môn và tăng cường hiệu quả của 15 truy bài đầu buổi học hơn.
13
6. Kết quả nghiên cứu:
Trong hai năm học qua, với việc tổ chức thực hiện hàng loạt các nhóm
giải pháp nhằm quản lí nề nếp tự học của học sinh và đầu tư phương pháp dạy
học mang tính đặc thù đối với học sinh lớp 6, tôi thấy nề nếp học tập nói chung
có nhiều chuyển biến, việc quan tâm đầu tư trong dạy học ở lớp 6 cũng được đặt
nặng, chất lượng học tập nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung ở khối lớp
6 có chuyển biến khá rõ nét theo từng năm học. Để thấy rõ hơn chúng ta cùng
nhìn lại bảng thống kê theo dõi chất lượng ở 3 năm gần đây ở trường THCS
Nguyễn Huệ của tôi như sau:
Năm TS Đầu năm (Đầu vào)
Cuổi HKI
Cuổi năm
học
TB trở lên
Giỏi
TB trở lên
Giỏi
TB trở lên
Giỏi
SL
20102011
20112012
20122013
167
202
162
TL
SL TL
SL
TL
SL TL
SL
14
167 100.0% 62 37.1% 120 71.9% 30 18.0%
0
17
202 100.0% 71 35.1% 158 78.2% 28 13.9%
1
TL
SL
TL
83.7%
39
23.4%
84.7%
41
20.3%
162 100.0% 53 32.7% 115 79.0% 32 19.8%
Qua bảng thống kê cho thấy, sau gần 2 năm đẩy mạnh thực hiện các nhóm
giải pháp của mình, mặc dù không thể bằng được như đầu vào (cuối lớp 5) là
100%, nhưng dù sao chất lượng TB trở lên cuối HKI của lớp 6 ngày càng tăng
so với năm học chưa áp dụng các nhóm giải pháp của mình (Năm học 20102011). Đặc biệt trong năm học này, với nhóm giải pháp của tôi đã đưa ra và triễn
khai thực hiện, phần nào đã đánh động đến nhận thức của từng GVBM khi được
phân công giảng dạy ở khối lớp 6. Nhất là về phương pháp dạy học, thấy được
những khác biệt giữa lớp 5 với lớp 6 cả về nội dung chương trình lẫn cách thức
tổ chức dạy học, để từ đó mỗi thầy cô giáo có sự điều chỉnh phù hợp, hạn chế
bớt những khó khăn quá đột ngột khi các em mới bước vào học lớp 6. Tạo điều
kiện để các em dần dần làm quen và thích nghi với cách dạy, cách học ở bậc học
trung học cơ sở hơn.
7. Kết luận:
Như đã nói trên học sinh lớp 6 là lớp “Vỡ lòng” của bậc học THCS, các
em đang ở giai đoạn chuyển giao giữa hai bậc học có nhiều sự khác biệt cả về
cách quản lí, phương pháp dạy học và nội dung dạy học. Chính từ khác biệt đó
mà đa số các em khi bước vào lớp 6 dễ khập khiễng để rồi không giữ được
“phông độ” như khi còn ở lớp 5. Với kinh nghiệm đã làm công tác quản lí
chuyên môn của các trường THCS trong nhiều năm, bằng việc đưa vào thực
hiện các giải pháp của mình, trước hết đã đánh động nhận thức của các GVBM,
GVCN khi được phân công giảng dạy ở khối lớp 6. Những giải pháp được triển
khai thực hiện, theo tôi cũng chính là điểm mới trong kết quả nghiên cứu và nó
đã đem lại hiệu quả cao cho chất lượng giáo dục không chỉ riêng đối với lớp 6
mà còn là chung cho toàn trường. Những giải pháp đó là:
14
+Tìm hiểu, thâm nhập với cách dạy của thầy và cách học của trò ở lớp 5
về bộ môn mình đang trực tiếp giảng dạy ở lớp 6. Thông qua đó để có nhiều
hiểu biết về học sinh và từ đó có một kế hoạch dạy học phù hợp hơn.
+Quán triệt việc cần thiết phải đầu tư và chuẩn bị chu đáo trong bước
kiểm tra bài củ của GVBM.
+Chuẩn bị các nội dung dặn dò, giao việc về tự học ở nhà phù hợp, vừa
phải và tăng cường các hình thức kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Trong từng giải pháp đều có sự tác động khá tích cực đến nhận thức của
từng em, qua đó thể hiện một sự quan tâm rất đặc thù đối với việc dạy học ở
khối lớp 6. Tuy nhiên trong việc triển khai thực hiện vẫn có một số tồn tại và
hạn chế như sau:
+Do địa bàn trường thuộc vùng khó khăn, nhiều giáo viên xa nhà, đời
sống còn khó khăn nên điều kiện cũng như nhiệt huyết còn hạn chế. Bên cạnh
đó tình hình luân chuyển GV(GV ở xa xin chuyển về gần nhà), nhiều GV thuộc
diện thỉnh giảng còn quá mới trong nghề, thiếu kinh nghiệm cả về giảng dạy lẫn
việc quản lí học sinh nên rất khó khăn trong việc phân công chuyên môn.
+Theo thực tế GVCN còn ôm đàm nhiều việc như bên cạnh việc đầu tư
chuyên môn, tập trung bám sát phong trào lớp chủ nhiệm, … còn phải kham tất
cả các khoản thu ở học sinh mà nhà trường giao, trong khi đó chế độ ưu đãi quá
thấp (chỉ được trừ 4 tiết/tuần). Do đó làm ảnh hưởng đến tính phối hợp giữa
GVCN với GVBM, dẫn đến việc đầu tư trong công tác tổ chức lớp, việc phân
công học sinh làm cán sự bộ môn còn bất cập.
+Một số GVCN thuộc bộ môn trực tiếp dạy ở lớp chủ nhiệm quá ít tiết
như GV môn Sử, Địa, GDCD, Nhạc, Mĩ thuật, … Chính vấn đề này là sự khác
biệt lớn về việc quản lí lớp của GVCN so với bậc tiểu học, gây khó khăn không
ít trong việc quản lí học sinh.
8. Đề nghị:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện nhóm giải pháp
trên, theo tôi nghĩ không chỉ riêng đối với trường THCS Nguyễn Huệ mà có thể
vận dụng vào với tất cả các trường THCS khác, đề nghị các ngành chức năng
cần quan tâm một số vấn đề sau:
-Cần nghiên cứu giảm bớt sự khác biệt quá lớn về nội dung chương trình
sách giáo khoa, giảm độ chênh về dung lượng kiến thức trong mỗi tiết học ở
từng bộ môn giữa hai khối lớp cuối cấp tiểu học và đầu cấp THCS. Tôi nghĩ
trước mắt PGD nên chọn các đ/c trong tổ nghiệp vụ ở từng bộ môn của cấp
THCS nghiên cứu sự khác biệt cả về nội dung chương trình lẫn phương pháp
dạy học giữa hai khối lớp 5 và 6 để có định hướng và quán triệt chung cho đội
ngũ GVBM bậc THCS.
-Hiện nay biên chế lớp học đối với lớp 6 nói riêng, toàn trường nói chung
số lượng quá đông (Như ở trường THCS Nguyễn Huệ của tôi, sĩ số ở các lớp 6
là 40-41 em/lớp). Trong khi ở lớp 5 biên chế chỉ là 25-30 em/lớp. Do đó đề nghị
các cấp quản lí ngành cần có kế hoạch giảm sĩ số của từng lớp, không chỉ riêng
đối với lớp 6 để phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đồng
15
thời để hạn chế sự thay đổi đột ngột về vấn đề sĩ số các lớp khi chuyển từ lớp 5
lên lớp 6.
Trên đây là nhóm giải pháp mà bản thân đã và đang triển khai thực hiện
nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc đầu tư đổi mới phương pháp
dạy học mang tính đặc thù đối với học sinh khối lớp 6 thuộc trường THCS
Nguyễn Huệ - huyện Đại Lộc. Quá trình đầu tư quan sát rút kinh nghiệm của
bản thân có thể là lâu dài, nhưng thời gian thực nghiệm của nhóm giải pháp là
chỉ mới trong học kì một ở năm học này, nên chắc chắn chưa thực sự đầy đủ và
cần phải rút kinh nghiệm nhiều hơn. Mong các đồng nghiệp cùng chia sẻ.
Mọi thông tin chia sẻ xin liên lạc qua số ĐTDĐ: 0987.424.202 hoặc tại
địa chỉ
Xin cảm ơn.
Tháng 03 năm 2013
Người thực hiện: Trần Tấn Châu
9. Phần phụ lục:
(Đính kèm ở trang kế tiếp)
10. Tài liệu tham khảo:
1. Bài viết “Giáo dục kĩ năng sống” của Nguyễn Thanh Bình, NXB
ĐHSP, 2010
2. “Tâm lí lứa tuổi học sinh THCS” trên trang “tamlihoc.net
3. Trên báo Giáo dục có bài “Cần quan tâm nhiều hơn đến học sinh
THCS” hoặc bài “Một số kinh nghiệm làm chủ nhiệm”.
4. Trên báo Dân trí bài “Chớ coi thường học sinh lớp 6”, ...
16
11. Mục lục
Mục
1.
2.
2.1
2.2
2.3
2.4
3.
4.
5.
5.1
5.2
5.3
5.4
5.4.1
5.4.2
6.
7.
8.
9.
10.
Nội dung
Tên SKKN
Đặt vấn đề
Tầm quan trọng của vấn đề
Thực trạng vấn đề
Lí do chọn đề tài
Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Tổ chức tìm hiểu phương pháp dạy và học ở lớp 5
Việc cần thiết phải tăng cường đầu tư bước kiểm tra ...
Tăng cường quán xuyến các hình thức kiểm tra .....
Dặn dò giao việc sau mỗi tiết học và các giải pháp ...
Chuẩn bị nội dung dặn dò giao việc sau mỗi tiết học.
Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện tự học ở nhà..
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Phần phụ lục
Tài liệu tham khảo
17
Trang
1
1
1
1
1
2
2
3
5
5
6
7
10
10
11
12
13
14
15
15
11.
Mục lục
16
PHIẾU KIỂM TRA VỞ
HỌC KÌ: .... NH: 2012-2013
Môn: Toán. Lớp 8/1
Người kiểm tra: .................................. Người được kiểm tra: ...............................
Kết quả kiểm tra:
1/Hình thức vở: +Bìa bao: ......
+Nhãn tên: ...... Chữ viết: ..................
(Có, không có) (Có, không có)
(Cẩn thận, cẩu thả)
2/Vở ghi lí thuyết: Tổng số bài không có: ...........
Cụ thể ở tiết: ...................................................................
3/Vở bài tập:
+Ghi nội dung dặn dò cuối tiết (đầy đủ, thiếu): ..............
+Tổng số bài tập không làm: ...............................
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GVBM
NGƯỜI KIỂM TRA
NGƯỜI ĐƯỢC KIỂM TRA
PHIẾU KIỂM TRA VỞ
18
HỌC KÌ: .... NH: 2012-2013
Môn: Toán. Lớp 8/1
Người kiểm tra: .................................. Người được kiểm tra: ...............................
Kết quả kiểm tra:
1/Hình thức vở: +Bìa bao: ......
+Nhãn tên: ...... Chữ viết: ..................
(Có, không có) (Có, không có)
(Cẩn thận, cẩu thả)
2/Vở ghi lí thuyết: Tổng số bài không có: ...........
Cụ thể ở tiết: ...................................................................
3/Vở bài tập:
+Ghi nội dung dặn dò cuối tiết (đầy đủ, thiếu): ..............
+Tổng số bài tập không làm: ...............................
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GVBM
NGƯỜI KIỂM TRA
NGƯỜI ĐƯỢC KIỂM TRA
19