Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.21 KB, 39 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM...5
1.1. Sự phát triển và vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế Việt
Nam...............................................................................................................5
1.1.1. Lợi thế của ngành thuỷ sản nước ta:...........................................5
1.1.2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân:..........6
1.1.2.1. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người
dân Việt Nam:......................................................................................7
1.1.2.2. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm................................7
1.1.2.3. Xoá đói giảm nghèo................................................................8
1.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn............................8
1.1.2.5. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai.............9
1.1.2.6. Nguồn xuất khẩu quan trọng...................................................9
1.1.2.7. Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở
vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo..............................9
1.2. Khái quát về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong
thời gian qua..............................................................................................10
1.2.1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong hai năm trở
lại đây:....................................................................................................10
1.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản năm 2010-Khó khăn và thuận
lợi............................................................................................................13
1.2.2.1. Thuận lợi...............................................................................14
1.2.2.2. Khó khăn...............................................................................15
1.3. Vị trí của thị trường EU đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam – Những yếu tố tác động chủ yếu............................................16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.3.1. Vị trí của thị trường EU đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam:........................................................................................16


1.3.2. Các nhân tố cơ bản tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường EU:.....................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU.........................................................18
2.1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU
hiện nay......................................................................................................18
2.1.1. Về kim ngạch xuất khẩu:............................................................18
2.1.2. Về cơ cấu sản phẩm:...................................................................20
2.1.3. Về thị trường xuất khẩu:............................................................21
2.2. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
sang thị trường EU....................................................................................22
2.2.1. Những kết quả đạt được.............................................................22
2.2.2. Những hạn chế.............................................................................24
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế:.............................................26
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU.......................................................................................30
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của hoạt động xuất khẩu thủy
sản Việt Nam đến năm 2020.....................................................................30
3.1.1. Định hướng và mục tiêu chung toàn ngành..............................30
3.1.1.1. Định hướng cho ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói
chung.................................................................................................30
3.1.1.2. Mục tiêu chung cho ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tính
đến năm 2020:...................................................................................31
3.1.2. Định hướng và mục tiêu riêng đối với thị trường EU..............32
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.1.2.1. Định hướng cho ngành xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam
đối với thị trường EU.........................................................................32
3.1.2.2. Mục tiêu cho ngành xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam đối
với thị trường EU...............................................................................33

3.2. Giải pháp nhắm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị
trường EU..................................................................................................34
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước:......................................................34
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp:...............................................36
KẾT LUẬN...........................................................................................38
Tài liệu tham khảo................................................................................39
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường, có thể nói cục diện nền kinh tế Việt Nam đã có những
bước tiến vượt bậc. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá như hiện
nay, việc đẩy mạnh thương mại quốc tế trở thành một trong những nhiệm vụ quan
trọng góp phần đến sự thịnh vượng của một quốc gia. Điều này cũng không ngoại trừ
đối với Việt Nam. Do đó, việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và
xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nói riêng là một trong những mục tiêu hàng đầu của nước
ta trong những năm gần đây.
Đối với một nước đang phát triển, có sự khan hiếm về vốn cũng như kĩ thuật
như Việt Nam, thì việc tận dụng những lợi thế vốn có là một điều vô cùng quan
trọng. Một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của nước ta là mặt hàng
thuỷ sản, trong những năm trở lại đây đã gặt hái được nhiều thành công, đồng thời
khẳng định được lợi thế và vị trí của mình đối với nền kinh tế trong nước cũng như
trên trường quốc tế.
Với việc đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, lại tận dụng được điều kiện tự nhiên của
đất nước,ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh
vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ hậu cần khác.
Một trong những khách hàng tiềm năng của thị trường xuất khẩu thuỷ sản ở
Việt Nam đó là thị trường Liên Minh Châu Âu (EU) đã có những tác động không nhỏ
trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam, đem đến
nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh đó cũng tốn tại không ít những khó khăn và hạn
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chế đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới để nâng cao kim

ngạch xuất khẩu cũng như năng lực cạnh tranh đối với các bạn hàng trên thế giới.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu
hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU” làm đề án môn học. Việc nghiên
cứu đề tài này có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tôi, nhằm củng cố kiến thức chuyên
ngành, đồng thời nâng cao hiểu biết về lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói
riêng và ngành xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung.
Phương pháp nghiên cứu tôi dùng trong quá trình xây dựng đề án là: tổng hợp
bằng vốn kiến thức của bản thân, kết hợp với tìm hiểu thực tiễn và tham khảo tài liệu
qua mạng internet, sách báo để tìm ra những phương hướng giải quyết thích hợp nhất
cho các vấn đề đặt ra trong đề án.
Kết cấu đề án gồm ba phần:
Chương 1: Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam sang thị trường EU.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề án không tránh khỏi
nhiều sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của thầy cô giáo cùng các bạn đọc để
đề án được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Th.s Tô Xuân Cường-giảng viên khoa
Thương mại và Kinh tế quốc tế đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề án này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2010.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM
1.1. Sự phát triển và vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế Việt Nam.
1.1.1. Lợi thế của ngành thuỷ sản nước ta:
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, 112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền kinh tế
rộng khoảng 1triệu km
2
với 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên, nhiều eo, vịnh, vụng, đầm,
phá và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn. Thềm lục địa nước ta rộng

hơn 1 triệu km
2
(gấp 3 lần diện tích đất liền), diện tích mặt nước 1triệu km
2
, trong đó
diện tích khai thác đạt 553.000 km, nhưng hiện tại mới chỉ khai thác được khoảng
65% nguồn lực hải sản cho phép.
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt
nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ
nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Năng suất nuôi trồng
thủy sản mới chỉ bằng 10%- 25% năng suất của các nước trong khu vực.
Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài
có giá trị kinh tế cao. Bước đầu đánh giá trữ lượng cá biển trong vùng thềm lục địa
khoảng trên 4 triệu tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,67 triệu/năm. Tình
hình cụ thể của các loài cá:
-Cá tầng đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%.
-Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%.
-Cá nổi đại dương (chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%.
Trong đó, phân bố trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng như sau:
-Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng: 681.166 tấn, khả năng khai thác: 271.467 tấn (chiếm
16,3%).
-Biển Trung Bộ: trữ lượng: 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560 tấn(chiếm
14,3%).
-Biển Đông Nam Bộ: trữ lượng: 2.075.889 tấn, khả năng khai thác: 830.456 tấn
(chiếm 49,3%).
-Biển Tây Nam Bộ: trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác: 202.272 tấn
(chiếm 12,1%).
Việt Nam tuy có vùng biển trải dài khắp cả nước nhưng sản lượng khai thác
không đồng đều ở các vùng. Theo ước tính, vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt
Nam có tổng trữ lượng trên 3 triệu tấn cá, 50.000- 60.000 tấn tôm, 30.000- 40.000 tấn

mực.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mặc dù vậy, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như đã
nêu trên, trong thời gian hơn một thập kỷ qua, ngành thủy sản Việt Nam, đứng trước
nhu cầu mạnh mẽ của thị trường thế giới cũng như nhu cầu về thực phẩm của đất
nước đã có những bước phát triển ngoạn mục và trở thành một trong những ngành
kinh tế then chốt của đất nước.
1.1.2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân:
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành
Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Ngành Thuỷ sản cao
hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với ngành
có quan hệ gần gũi nhất là nông nghiệp. Giai đoạn 5 năm 1995-2000, GDP của
Ngành Thuỷ sản đã tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 14.906 tỷ đồng, tức là gấp 2 lần và năm
2003 ước tính đạt 24.327 tỷ đồng (theo giá thực tế). Tỷ trọng GDP của Ngành Thuỷ
sản trong GDP của toàn bộ nền kinh tế năm 1990 chưa đến 3%, năm 2000 tỷ lệ đó là
4% và tỷ lệ này vẫn tiếp tục được giữ vững. Trái lại, GDP của ngành nông nghiệp đã
giảm xuống tương đối: năm 1990, tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp là 38,7% đến
năm 2000 đã giảm xuống chỉ còn 24,3% và năm 2003 còn 16,7%.
Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực
hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ,
cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau.
Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết
bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến
thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ
hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi
trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp.
Vì vai trò ngày càng quan trọng của Ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá
phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối

của thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để
không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long.
Kể từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi
quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Nhiều mô hình
nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi
tôm lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá lớn được hình thành, sản phẩm nuôi mặn
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể
cho người lao động. Một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng,
rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ hải sản.
Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay
một phần vào Ngành Thuỷ sản. Ngành Thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra
nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế
ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm và năm 2004
đạt gần 2,4 tỷ USD, vượt 20% so với kế hoạch, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một
ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và dành vị trí
thứ 10 trong số nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới.
Ngành thuỷ sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc
biệt là ở trong những lĩnh vực sau:
1.1.2.1. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt
Nam:
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản
lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm
cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới
tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của
người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng
đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt

động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có
vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
1.1.2.2. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung
cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc
dân, ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng
được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành
Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân,
không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều
cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm
gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trung vào
hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người
nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ
bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các
vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề khai thác
thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động
ở 249 xã ven sông.
1.1.2.3. Xoá đói giảm nghèo
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát
triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung
cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm
nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh
từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm
canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi
công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá
lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng,
rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã

phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du
miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
1.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế
biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để
mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì
hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền
kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng,
khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền
canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng
thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì
hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt
động canh tác lúa nước.
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển
sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị
trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản
xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện
tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách. Chính phủ đã
đưa ra nghị quyết 09 NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và đó cũng là yếu tố giúp cho quá trình
chuyển đổi diện tích nuôi trồng thuỷ sản càng diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp hơn.
Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản
diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyển
đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến
nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm
2004 đạt 65.400 ha. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu
được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở
các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông

dân.
Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ.
Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong
những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho
người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Tính đến nay, tổng diện tích
ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa là 446.151 ha. Năm 2001,
diện tích đã nuôi được xác định là 239.379 ha, con số này vẫn tiếp tục tăng trong
những năm tiếp theo.
1.1.2.5. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt
Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động.
Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy
nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có
chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và
các loài cá rô phi đơn tính.
1.1.2.6. Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong
bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành
Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD.
Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD.
1.1.2.7. Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu,
vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo.
Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền
trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần
thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phê duyệt
Chương trình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ. Thực
hiện quyết định này, từ năm 1997 đến năm 1999, Tổng cục Đầu tư và Phát triển đã

cho vay 867.871 triệu đồng, tương đương với 802 con tàu. Năm 2000, Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định số 64/2000/QĐ-TTg về việc sửa đổi quy chế quản lý và sử
dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán
tàu đánh bắt tàu dịch vụ và đánh bắt hải sản xa bờ, tổng số vốn đã duyệt cho vay từ
năm 2000 đến năm 2005 là 182.372 triệu đồng để đóng mới 166 con tàu. Việc gia
tăng số lượng tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm khai thác các tiềm năng mới,
cung cấp nguyên liệu cho chế biến mà còn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên
các vùng biển của nước ta.
Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đã được xây dựng theo chương trình
Biển đông hải đảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải
Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí
(Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ
Chu và Phú Quốc (Kiên Giang). Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện
đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng
biển của Tổ Quốc.
1.2. Khái quát về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian
qua
1.2.1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong hai năm trở lại đây:
Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một
trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng
trung bình trong giai đoạn 1998-2008 đạt 18%/năm.
Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường
quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Mặt
hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, song
nhiều mặt hàng thủy sản vẫn tìm được chỗ đứng riêng cho mình và duy trì tốc độ
tăng trưởng. Điển hình là mặt hàng tôm, so với 10 tháng đầu năm 2008, lượng xuất
khẩu tôm đông lạnh và hàng khô tăng mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra,
basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt
Nam lại giảm 8,6%.

Theo thống kê của Hải quan, năm 2009 xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt
1,216 nghìn tấn, trị giá 4,25 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá trị so với
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
năm 2008, lần đầu tiên giảm sau 13 năm. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là kết quả khả
quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, trước những khó khăn về nguồn nguyên
liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập
khẩu...
Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường.
Số lượng sản phẩm và thị trường xuất khẩu đều tăng so với năm 2008, nhờ sự linh
hoạt đa dạng hóa sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó,
tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch
tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm
14,5%.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), 7 tháng đầu năm 2009,
xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt hơn nghìn tấn, kim ngạch gần 2,2 tỷ USD, giảm 5,2%
về lượng và 7,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu các mặt
hàng chính đều giảm, như: Tôm giảm 1,8%, cá tra giảm 4,8%, cá ngừ giảm 14,2%,
mực, bạch tuộc giảm 14,8%... Trong đó, tôm vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu
với gần 777 triệu USD - chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu.
Góp phần đáng kể vào sự sụt giảm XK trong năm 2009 là thị trường EU – nhà
nhập khẩu lớn nhất thủy sản Việt Nam, chiếm 25,8% kim ngạch xuất khẩu. Xuất
khẩu sang thị trường này giảm 4,2% về giá trị, đạt 1,096 tỷ USD, trong đó 5 thị
trường đơn lẻ là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia và Bỉ chiếm 64% tổng nhập khẩu
thủy sản từ Việt Nam vào khối này . XK sang Italia giảm mạnh nhất về giá trị (-
26,5%), sang Hà Lan giảm 16,9% và sang Tây Ban Nha giảm 2,7%.
EU chiếm hơn 40% XK cá tra của Việt Nam với 538,7 triệu USD. Năm qua,
xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm 7,3% vì nhiều nguyên nhân, trong đó phải
kể đến thông tin xấu “bôi bẩn” cá tra ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tuy nhiên, đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với vấn đề chất lượng cá tra Việt

Nam và sự cạnh tranh không lành mạnh về giá xuất khẩu trong thời gian qua. Giá
trung bình xuất khẩu cá tra giảm từ 2,27 USD/kg năm 2008 xuống còn 2,21 USD/kg
năm 2009. Giá trung bình xuất khẩu cá tra liên tục sụt giảm từ mức 4,09 USD/kg năm
1998 cho đến nay.
Sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thủy sản Việt
Nam từ cuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến xuất khẩu thủy sản giảm, vì Nga vốn
là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. Từ
tháng 5 đến hết tháng 12/2009, Nga nhập khẩu 47,5 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị
giá 84,6 triệu USD, giảm lần lượt 62,1% và 61,2% so với cùng kỳ.
Thị trường Nhật Bản vẫn đứng vị trí thứ 2 trong tốp các thị trường nhập khẩu
thủy sản Việt Nam với 758 triệu USD, giảm 8,5% so với năm 2009, tiếp đến là Mỹ
với 713,3 triệu USD, giảm 4,2%.
XK mực, bạch tuộc và cá ngừ, cá biển và các loại hải sản khác giảm đáng kể do
sản lượng đánh bắt giảm do ảnh hưởng của các cơn bão lớn, Trung Quốc cấm biển và
sự cạnh tranh giá thu mua nguyên liệu của giới thương gia Trung Quốc, dẫn đến tình
trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng trong các DN chế biến. Xuất khẩu cá ngừ giảm
4,1%, trong khi XK mực, bạch tuộc giảm 13,8%. XK các sản phẩm cá khác giảm
16%.
Về thị trường, đứng vị trí thứ 4, thứ 5 và thứ 6 trong tốp các thị trường chính
của thủy sản Việt Nam nhưng Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc là những thị
trường ổn định nhất đối với XK thủy sản của Việt Nam trong năm qua với mức tăng
trưởng lần lượt là 2,3% và 6,9% và 38,4%. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây
là những thị trường thuận lợi về vị trí địa lý, yêu cầu kỹ thuật không khắt khe như
những thị trường lớn khác.
Về mặt hàng, mặc dù rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến trầm trọng,
trong khi sức tiêu thụ của các thị trường chính giảm, nhưng XK tôm năm qua vẫn đạt
kết quả khích lệ với 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với 1,625 tỷ USD năm 2008. XK tôm
sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan đều tăng trưởng 2 con số.
Năm 2009 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bị mất 18 thị trường so với năm
2008; trong đó 1 số thị trường có kim ngạch lớn như: xuất khẩu sang Newzealand

năm 2008 đạt hơn 7,5 triệu USD, sang CH Síp 5,1 triệu USD, Litva hơn 2 triệu USD,
Nam phi 1,8 triệu USD, Phần Lan 1,5 triệu USD, NaUy 1,3 triệu USD.
Thị trường Tháng 12 Cả năm 2009
Tăng, giảm so với
tháng 11(%)
Tổng cộng 4.251.313.256
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
XK của các DN vốn FDI 29.339.225 346.698.901
Nhật Bản 65.596.434 760.725.464 -13,58
Hoa Kỳ 60.956.693 711.145.746 +5,77
Hàn Quốc 30.010.568 312.844.364 -3,86
Đức 20.639.696 211.038.441 +35,98
Tây Ban Nha 11.863.111 153.651.434 -0,97
Australia 13.061.399 128.949.056 -4,82
Trung Quốc 20.654.621 124.857.336 +62,83
Hà Lan 8.251.170 118.286.148 -13,78
Italia 9.394.937 115.143.842 +23,47
Bỉ 10.654.468 107.948.502 +18,44
Canada 9.881.663 107.900.998 +2,54
Đài Loan 6.869.139 98.615.803 -24,21
Anh 8.219.805 89.222.175 +16,84
Nga 3.897.334 87.882.902 -43,87
Pháp 8.258.158 83.315.217 +4,08
Hồng kông 8.679.545 79.250.123 +34,04
Mexico 7.355.437 72.196.759 +65,13
Ucraina 3.020.511 70.842.123 -38,07
Thái Lan 4.209.103 67.258.820 -38,15
Ai cập 6.226.540 59.717.130 -11,53
Singapore 6.000.347 58.221.964 +11,60
Ba Lan 5.012.028 53.021.304 +27,75

Bồ Đào Nha 2.903.204 48.176.272 -39,42
Thuỵ Sĩ 2.993.020 38.763.442 -1,82
Malaysia 2.643.932 31.683.343 +31,87
Ả Rập Xê út 3.823.367 29.688.750 +41,98
Tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất
1.969.434 27.119.358 -14,54
Đan Mạch 2.807.518 24.594.325 +2,05
Campuchia 1.484.511 17.244.635 -5,99
Thuỵ Điển 1.542.974 16.641.005 +19,78
Philippines 1.804.413 16.429.730 +2,61
Hy Lạp 2.361.792 16.034.493 +26,25
CHSéc 1.077.698 13.379.585 -39,32
Indonesia 1.242.440 11.993.135 -32,37
I rắc 767.856 3.939.602 +45,43
(Thị trường xuất khẩu thuỷ sản năm 2009-DVT:USD)
1.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản năm 2010-Khó khăn và thuận lợi.
Năm 2010, ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những con số khả
quan hơn rất nhiều. Riêng trong 11 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng
đạt được con số ấn tượng đạt 3,94 tỷ USD, dù giảm hơn so với cùng kỳ năm 2008,
song đây là sự nỗ lực không ngừng của ngành thủy sản trong bối cảnh kinh tế toàn
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cầu đang gặp khó khăn. Hiện ngành thủy sản đang kỳ vọng lớn vào bước đột phá của
khoảng thời gian cuối năm để tăng tốc cho xuất khẩu lĩnh vực này.
1.2.2.1. Thuận lợi
Bước sang năm 2010, đã có nhiều tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thuỷ sản sẽ
có kết quả khả quan hơn nhiều so với năm 2009. Bộ Công thương dự kiến, kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản năm 2010 sẽ đạt 4,7 tỉ USD, tăng 6,8% so với năm 2009.
Nhìn chung, xuất khẩu thuỷ sản cũng sẽ thuận lợi như nhiều ngành hàng xuất
khẩu khác xét trong bối cảnh chung: kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật

Bản, v.v., là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà
phục hồi. Thuỷ sản – mặt hàng thực phẩm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ tăng
được lượng hàng tiêu thụ khi thu nhập dân cư ở các thị trường này tăng lên.
Còn nói về những lợi thế xuất khẩu mới về chính sách, thị trường cho hàng thuỷ
sản Việt Nam, dễ thấy nhất là hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
(VJEPA) đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, từ 1.10.2009, trên 86% hàng nông sản,
thuỷ sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm
đã được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 – 2%. Cho nên, từ vị trí là thị trường nhập
khẩu thuỷ sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU), Nhật có khả năng trở thành thị
trường số một của Việt Nam ngay trong năm tới. Còn với thị trường Mỹ, đứng thứ ba
về nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam, theo bộ Công thương, năm sau, Việt Nam có thể
xuất khẩu 1 tỉ USD hàng thuỷ sản vào Mỹ (chiếm thị phần 8%). Theo thương vụ Việt
Nam tại Mỹ, xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ sẽ tăng mạnh nếu các doanh nghiệp chú ý
đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây dựng thương hiệu; tăng cường sử
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dụng internet trong công tác tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất
lượng cao…
Bộ Công thương cũng đánh giá, năm 2010, có thể tăng xuất khẩu thuỷ sản sang
EU. Các nước EU nhập nhiều nhất philê cá đông lạnh, chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết
vàng, và cá tra, sau đó là tôm đông lạnh, và cá ngừ. Trị giá nhập khẩu cả khối EU
khoảng 40 tỉ USD/năm. Nhưng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 3% kim
ngạch nhập khẩu của khu vực này, dự kiến năm 2010 nâng tỷ lệ này lên 3,5%
(khoảng 1,4 tỉ USD).
Một số thị trường khác cũng rất quan trọng như Hàn Quốc (tiêu thụ trung bình
khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm cho Việt Nam); Nga, Trung Đông đang trở thành
những thị trường không thể bỏ qua với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam không chỉ năm 2010 mà các năm về sau.
Một thuận lợi khác là thuỷ sản Việt Nam vừa qua đã được một số nước công
nhận, đánh giá cao về chất lượng. Cuối năm 2009, bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha
đã ra thông báo công nhận cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy

định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha hiện là một trong
những nước tiêu thụ cá tra và cá basa của Việt Nam nhiều nhất trong số các nước EU
với lượng nhập khẩu mỗi năm theo ước tính khoảng 40.000 tấn.
1.2.2.2. Khó khăn
Đứng trước những cơ hội như trên thì ngành thuỷ sản Việt Nam cũng phải đối
mặt với những khó khăn rất lớn. Theo một chuyên gia bộ Công thương, khó khăn cho
xuất khẩu thuỷ sản năm 2010, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng
rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt
khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong
đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc
mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển
đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý.
Một thực tế nữa là năm 2010, các doanh nghiệp phải đứng trước khó khăn về
thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu nguyên
liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế
biến thuỷ sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế
biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi
trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Nhiều doanh nghiệp
đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu. Theo dự báo của bộ Nông nghiệp và phát triển

×