Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

pháp luật việt nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.87 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
…….  …….

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
(Khóa 2011 - 2015)
Đề tài:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ XÁC LẬP
NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Giáo viên hướng dẫn
Ths. BÙI THỊ MỸ HƯƠNG
Bộ môn: Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện
ĐẶNG CÔNG ĐỊNH
MSSV: 5115882
Lớp: Luật Thương Mại 1 – K37

Cần Thơ, tháng 11/2014


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
…….  …….

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
(Khóa 2011 - 2015)


Đề tài:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ XÁC LẬP
NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Giáo viên hướng dẫn
Ths. BÙI THỊ MỸ HƯƠNG
Bộ môn: Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện
ĐẶNG CÔNG ĐỊNH
MSSV: 5115882
Lớp: Luật Thương Mại 1 – K37

Cần Thơ, tháng 11/2014

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 2

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, Ngày……Tháng……Năm 2014

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 3


SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................. 9
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ XÁC LẬP NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI ..................................................................................................................................... 9
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM ................................................................................................................ 9
1.1.1 Giai đoạn trước thời kì đổi mới ................................................................................ 9
1.1.2 Giai đoạn sau thời kì đổi mới ................................................................................. 10
KHÁI NIỆM VỀ NUÔI CON NUÔI, NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC TRƯỜNG
HỢP NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ...................................................................... 11
1.2.1 Khái niệm về nuôi con nuôi .................................................................................... 11
1.2.2 Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ................................................. 11
1.2.3 Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ............................................ 12
1.3 BẢN CHẤT VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.. 13
1.3.1 Bản chất của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .......................................... 13
1.3.1.1 Bản chất xã hội ................................................................................................ 13
1.3.1.2 Bản chất pháp lý .............................................................................................. 14
1.3.2 Vai trò của pháp luật Việt nam về nuôi con nuôi ................................................... 15
1.4 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ......................... 15
1.4.1 Mục đích ................................................................................................................. 15
1.4.2 Ý nghĩa .................................................................................................................... 16
1.5 ĐẶC TRƯNG CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ................................... 16
1.5.1 Đối tượng điều chỉnh .............................................................................................. 16
1.5.1.1 Chủ thể ............................................................................................................ 17

1.5.1.2 Khách thể ........................................................................................................ 18
1.5.1.3 Sự kiện pháp lý ................................................................................................ 19
1.5.1.4 Nơi cư trú ......................................................................................................... 19
1.5.2 Phương pháp điều chỉnh......................................................................................... 20
1.5.2.1 Phương pháp thực chất .................................................................................... 20
1.5.2.2 Phương pháp xung đột .................................................................................... 21
1.5.3 Nguồn điều chỉnh .................................................................................................... 22
1.5.3.1 Điều ước quốc tế .............................................................................................. 22
1.5.3.2 Pháp luật quốc gia ............................................................................................ 22
1.5.4 Nguyên tắc điều chỉnh ............................................................................................ 22
1.5.4.1 Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự .......................................................... 22
1.5.4.2 Nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự ......................................................... 23
1.5.4.3 Nguyên tắc luật của nước có Tòa Án có thẩm quyền ...................................... 24
1.5.4.4 Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi ............................................................. 25
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................... 26

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 4

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ XÁC LẬP NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI ...................................................................................................................... 26
2.1 VẤN ĐỀ XÁC LẬP NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ........................................... 26
2.1.1 Đều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ........................................................ 26
2.1.1.1 Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi ................................................... 26
2.1.1.2 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi ........................................... 28

2.1.1.3 Điều kiện về ý chí ............................................................................................ 31
2.1.2 Hệ quả pháp lý và theo dõi việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ................... 31
2.1.2.1 Quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi .......................................................... 31
2.1.2.2 Quan hệ giữa con nuôi với gia đình gốc của mình .......................................... 32
2.1.2.3 Theo dõi việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .......................................... 32
2.2 THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ............... 32
2.2.1 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam ........................................................................................................... 32
2.2.1.1 Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 32
Việt Nam ...................................................................................................................... 33
2.2.2 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài ............................................................ 40
đại diện ......................................................................................................................... 40
2.2.2.2 Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
tại cơ quan ngoại giao lãnh sự ..................................................................................... 40
2.2.3 Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực
biên giới ........................................................................................................................... 41
2.2.3.1 Trình tự, thủ tục giải quyết người nước ngoài ở khu vực biên giới nhận trẻ em
Việt Nam làm con nuôi ................................................................................................ 41
2.2.3.2 Trình tự, thủ tục giải quyết công dân Việt Nam ở khu vực biên giới nhận trẻ
em nước láng giềng làm con nuôi ................................................................................ 42
2.3 HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM .... 43
2.3.1 Điều kiện thành lập ................................................................................................ 43
2.3.2 Hồ sơ của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài xin giấy phép hoạt động ................. 44
2.3.3 Trình tự cấp giấy phép cho tổ chức ........................................................................ 44
2.3.4 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức .............................................................................. 45
2.3.5 Gia hạn giấy phép của tổ chức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 45
Việt Nam .......................................................................................................................... 46
2.3.7 Thu hồi giấy phép của tổ chức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 47
2.3.8 Lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại

Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài (Điều 45 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP) ... 47
2.3.9 Quản lý tổ chức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ....................... 47
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................... 49
THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT NUÔI NCON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................... 49

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 5

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
3.1. THỰC TRẠNG VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ....................................... 49
3.1.1 Thành tựu ................................................................................................................ 49
3.1.1.1 Trong cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ..................... 49
3.1.1.2 Trình tự, thủ tục giải quyết .............................................................................. 49
3.1.1.3 Hoạt động hợp tác quốc tế ............................................................................... 50
3.1.1.4 Tìm được mái ấm gia đình thay thế cho nhiều trẻ em ..................................... 51
3.1.1.5 Công tác kiểm tra, thanh tra được tăng cường ................................................. 51
3.1.2 Hạn chế ................................................................................................................... 51
3.1.2.1 Về các cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi ........................ 52
3.1.2.2 Chưa quan tâm lập Danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế ..................... 52
3.1.2.3 Nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi ............................................... 52
3.1.2.4 Hạn chế trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài ....................... 53
3.1.2.5 Hạn chế trong công tác kiểm tra, xác minh hồ sơ, lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ
hoặc người giám hộ và xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài
...................................................................................................................................... 54

3.1.2.6 Vướng mắc về việc hủy quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người
nước ngoài.................................................................................................................... 54
3.2 ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ...................................................................................................................................... 55
3.2.1 Định hướng trong thời gian tới về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .... 55
3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay ...................................................................... 56
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 60
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 65

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 6

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội đặc biệt đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế
giới. Vấn đề này chỉ thực sự trở thành mối quan tâm của cộng đồng từ sau chiến tranh thế
giới thứ nhất và được khẳng định là một trong những quyền dân sự cơ bản của trẻ em trong
các văn kiện pháp lý quan trọng về quyền con người từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai.
Trong khi đời sống xã hội của con người ngày nay càng được nâng cao vị thế thì việc quan
tâm chăm sóc trẻ em ngày càng được trú trọng, trách nhiệm này không của riêng ai mà đó là
mối quan tâm của toàn xã hội vì trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nội lực
tiềm tàng cho sự phát triển của một quốc gia dân tộc. Bởi thế vấn đề bảo vệ quyền lợi của trẻ

em trong mọi thời đại luôn được sự quan tâm và khẳng định. Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi
của trẻ em không chỉ là giới hạn trong phạm vi của một quốc gia hay một dân tộc bất kỳ mà
nó là tiêu điểm chung của toàn thế giới. Vấn đề này đòi hỏi sự chung tay góp sức của các
quốc gia trên thế giới, tất cả mọi người có trách nhiệm vào việc quan tâm chăm sóc và bảo
vệ quyền lợi của trẻ em, đây không chỉ là vấn đề được đặt ra mang bản chất xã hội mà nó
còn cụ thể hóa bởi các cơ sở pháp lý vững chắc cho việc khẳng định quyền trẻ em và sự cần
thiết trong vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em.
Tuy nhiên trên toàn thế giới hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập về vấn đề
trẻ em cơ nhỡ không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị bóc lột sức lao động, bạo lực
gia đình, trẻ em bị xâm phạm tình dục….vẫn còn phổ biến. Đây là thực trạng gây tác động
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em trong tương lai, do đó việc chăm sóc bảo vệ
quyền lợi đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và bất hạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong mọi thời đại. Tiến trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới về vấn đề bảo
về quyền lợi của trẻ em ngày càng phát triển sâu rộng trong nhiều lĩnh vực trong đó chúng ta
cần phải đề cập đến vấn đề hợp tác quốc tế về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Đây là một trong những giải pháp thiết thực đem lại lợi ích và quyền lợi của trẻ em ở các
quốc gia. Tuy nhiên vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong những vấn đề
dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi nghành luật tư pháp quốc tế nên những vấn
đề phát sinh trong quan hệ này chịu sự điều chỉnh đặc biệt. Do tính sâu rộng của vấn đề và
có sự tham gia của nhiều bên trong quan hệ quốc tế làm phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa
các chủ thể khá phức tạp cũng như những việc quy định của pháp luật của các quốc gia khác
nhau không đồng nhất tạo ra nhiều vấn đề cần được giải quyết trong quan hệ nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra đây là quan hệ có tính chất quốc tế có yếu tố vụ lợi nên cũng
phát sinh nhiều tiêu cực trong thực tiễn áp dụng, do đó mà vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu ở các quốc gia.
Nhận thấy được tầm quan trọng trên cùng với những vấn đề cấp thiết cần được giải
quyết nên người viết chọn đề tài “Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” nhằm tìm
kiếm những giải pháp thiết thực, đi đến sự thống nhất chung trong việc nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài.


GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 7

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, người viết sẽ tập trung nghiên cứu tổng quan đến các vấn đề nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài và đi sâu vào phân tích các quy định của luật nuôi con nuôi
hiện hành, cũng như đặc trưng của pháp luật áp dụng về vấn đề này. Bên cạnh đó, nêu lên
bản chất, tầm quan trọng và đặc trưng của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đồng thời
xem xét phương pháp và nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ này dựa trên những nguồn pháp
luật điều chỉnh cụ thể về vấn đề này.
Qua quá trình nghiên cứu phân tích các quy định của pháp luật về việc nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài người viết còn đưa ra những kiến nghị và định hướng trong thời gian
tới nhằm góp phần hoàn thiện về mặt pháp luật và hạn chế những tiêu cực và xung đột trong
vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Người viết nghiên cứu đề tài này với mục đích mang đến cho người đọc cái nhìn tổng
quan nhất về quan hệ nuôi con nuôi. Qua đó để chúng ta hiểu và nhận thức rõ hơn trong việc
có nhu cầu xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh nghiên cứu các tài
liệu liên quan người viết còn đưa ra những quan điểm cá nhân về những vấn đề bất cập và đề
ra những phương hướng giải quyết. Từ việc nghiên cứu đề tài này người viết được củng cố
lại kiến thức mà mình được tiếp thu trong thời gian qua
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài viết này người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh với luật pháp một số nước trên thế giới, đưa ra nhận xét về sự
phù hợp và chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế làm
cơ sở cho các kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật trước yêu cầu của thực tiễn khách quan
- Phương pháp xem xét thực tế
5. Bố cục đề tài:
Kết cấu đề tài gồm có ba phần chính: phần lời nói đầu phần nội dung và phần kết
luận. Trong phần nội dung bao gồm các chương sau:
- Chương 1: Lý luận chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Chương 2: Pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Chương 3: Thực trạng, kiến nghị và định hướng trong thời gian tới về vấn đề nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 8

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ XÁC LẬP NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam
Tùy theo từng thời gian, để phù hợp với sự nghiệp cách mạng của Đất nước, phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và thực tế của các quan hệ hôn nhân gia đình nói
chung và quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng trong đó có quan hệ nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật về

hôn nhân và gia đình. Hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình ngày càng được hoàn thiện, là
công cụ pháp lý của nhà nước ta để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
1.1.1 Giai đoạn trước thời kì đổi mới
Pháp luật phong kiến nước ta từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX tiêu biểu là hai bộ luật:
Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) dưới triều Lê, Hoàng việt luật lệ (Bộ luật Gia long)
dưới triều Nguyễn. Hai bộ luật này quy định khá cụ thể việc điều chỉnh quan hệ nuôi con
nuôi trong thời kì đó, thể hiện rõ nét phong tục, tập quán truyền thống của người Việt nam
về gia đình. Song các bộ luật này cũng không tránh khỏi hạn chế của chế độ phong kiến suy
tàn, xu hướng duy trì chế độ phụ hệ vững chắc, triệt tiêu sự bình đẳng giữa vợ và chồng,
giữa con nuôi và con đẻ.
Đến thời Pháp thuộc, chia nước ta thành ba vùng miền: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ.
Ở Nam kỳ, thực dân pháp ban hành Bộ dân luật giản yếu Nam kỳ; ở Bắc kỳ, Bộ dân luật Bắc
kỳ được ban hành thay thế cho Bộ luật Gia long; ở Trung kỳ, ban hành Hoàng việt trung kỳ.
Về quan hệ gia đình, các bộ luật này cũng quy định về vấn đề nuôi con nuôi, quyền và nghĩa
vụ cha mẹ, con theo mô hình phương tây song nhưng vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến,
trọng nam khinh nữ,…
Ngay từ khi ra đời, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quan tâm và coi trọng
việc xây dựng hệ thống pháp luật nhằm củng cố và bảo vệ thành quả cách mạng. Tuy chưa
có văn bản riêng về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhưng được quy định ở một
số văn bản pháp luật khác như sắc lệnh số 53/SL 20/10/1945 về quốc tịch Việt nam. Ở giai
đoạn này, hiến pháp 1946 là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh quan hệ gia đình, tuy
nhiên chưa được quy định cụ thể. Pháp luật trong nước về vấn đề này còn đơn giản, chưa hệ
thống.
Đến khi hiến pháp 1959 ra đời, tiếp tục ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ
(Điều 24). Xuất phát từ tình hình thực tế của quan hệ gia đình dẫn đến việc Quốc hội ban
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 nhưng chưa có điều chỉnh quan hệ gia đình có
yếu tố nước ngoài. Năm 1972 Bộ dân luật đã quy định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 9

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
tố nước ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng. Tại Điều
248 Bộ dân luật quy định:”Người Việt nam có thể lập người ngoại quốc làm con nuôi hay
làm con nuôi của người ngoại quốc”.
Sau khi Đất nước thống nhất, quan hệ hợp tác Việt nam với các nước ngày càng mở
rộng dẫn đến phát sinh nhiều quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài. Để xử lý tình hình này,
Việt nam đã tiền hành đàm phán và ký các hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hòa dân
chủ Đức (1980), Liên xô (1981), Cuba (1984),…bên cạnh đó hoàn thiện hệ thống pháp luật
trong nước.
1.1.2 Giai đoạn sau thời kì đổi mới
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta bước sang
một thời kì mới, chuyển dần sang nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm
1986 Luật hôn nhân và gia đình ra đời, kế thừa những nguyên tắc dân chủ và tiến bộ chế độ
hôn nhân và gia đình được thể chế hóa trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, đồng thời
tiếp tục phát huy những thành tựu và bổ sung những chế định quan trọng phù hợp với giai
đoạn phát triển mới. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hôn nhân gia đình, nhà nước ta đã
giành một chương riêng (chương IX) để quy định về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
nhưng vẫn chung chung.
Từ 1986 – 1992: Quốc hội thông qua Luật quốc tịch (1986) – Điều 14 quốc tịch của
trẻ; Pháp lệnh lãnh sự (1990); Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 145/HĐBT
(29/4/1992); Thông tư liên bộ số 01/TTLB hướng dẫn thi hành Quyết định 145/HĐBT
(19/1/1993), hạn chế của Quyết định 145: Là đối tượng trẻ được nhận nuôi chỉ trong các cơ
sở nuôi dưỡng của ngành lao động - thương binh - xã hội, chưa quy định cụ thể về cơ quan
quản lí việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài, lệ phí chưa rõ ràng và
chưa có cơ quan quản lý chặt chẽ …

Ở giai đoạn này vấn đề giải quyết xung đột về thẩm quyền song chưa thiếu khảo sát
khi xây dựng Nghị định, tính dự liệu chưa cao, bị buông lỏng quản lý trong quá trình thực
hiện, chưa quy định hoạt động các tổ chức phi chính phủ, chưa được quy định quan hệ nuôi
con nuôi giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam. Giai đoạn này quy định
về vấn đề nuôi con nuôi khá đồng bộ, có cơ chế phối hợp, các Hiệp định tương trợ tư pháp
có phạm vi điều chỉnh không giống nhau.
Luật Hôn nhân và gia đình 2000 – Chương XI đã có: phạm vi điều chỉnh rộng, xác
định rõ nguyên tắc, cách giải quyết xung đột pháp luật và thẩm quyền, quy định riêng về
vùng biên giới, thẩm quyền giải quyết về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .
Hiệp định song phương với Cộng hoà Pháp (1/2/2000) được xây dựng trên Công ước
Lahay năm 1993: quy định về việc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi thông qua cơ quan
trung ương về nuôi con nuôi và có sự tham gia của tổ chức con nuôi, tổ chức con nuôi của

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 10

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Pháp đủ điều kiện được hoạt động nhân đạo phi lợi nhuận. Đến năm 2010 Luật Nuôi con
nuôi được ban hành đồng thời Việt Nam gia nhập Công ước Lahay 1993 (7/12/2010).
Khái niệm về nuôi con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và các trường hợp nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.2.1 Khái niệm về nuôi con nuôi
Khái niệm nuôi con nuôi theo đa số các nước trên thế giới là "việc xác lập quan hệ
cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi".
Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha
mẹ con lâu dài, bền vững giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi

thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên có đầy đủ các điều
kiện luật định. Tất cả quyền lợi của trẻ được nhận làm con nuôi và của người nhận nuôi đều
được pháp luật ấn định và được bảo đảm thực hiện phù hợp với truyền thống, đạo lý của
từng dân tộc và phù hợp với ý chí của nhà nước.
Như vậy, cha mẹ nuôi con nuôi là một quan hệ ràng buộc một người vào một hoặc hai
người khác, những người có liên quan trong quan hệ này không có quan hệ huyết thống như
cha mẹ con ruột nhưng người nuôi được xem như là cha mẹ của người được nuôi. Về phần
mình người được nhận nuôi xem người nuôi như cha mẹ ruột của mình.1
1.2.2 Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Theo lý luận chung thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể được hiểu là việc:
Nuôi con nuôi giữa một bên là người Việt Nam, một bên là người nước ngoài; Nuôi con
nuôi giữa người nước ngoài với nhau nhưng họ thường trú tại Việt Nam; Nuôi con nuôi giữa
công dân Việt Nam với nhau nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài.
Theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010 - Điều 3 Khoản 5 quy định: “Nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa
người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà
một bên định cư ở nước ngoài”. Theo đó, việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt nam và
người nước ngoài phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự,
thủ tục,…đối với việc cho và nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo cho
người con nuôi chưa thành niên được sống trong một mái ấm gia đình có tình thương, chăm
sóc và giáo dục tốt.

1

Nguyễn ngọc Điện, Bình luận khoa học về hôn nhân và gia đình Việt nam, Nxb trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2002, tr. 197

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 11


SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.2.3 Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Trên thế giới, mỗi nước đều có những quy định riêng về các trường hợp nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài. Và Việt nam cũng vậy, để đảm bảo cho vấn đề nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài ngày càng mở rộng thì pháp luật Viêt nam mà cụ thể là Luật Nuôi con
nuôi năm 2010 đã đưa ra những quy định về các trường hợp được nhận nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài. Việc đưa ra các quy định này giúp cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện
đúng trình tự, thủ tục luật định. Theo Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì các trường hợp
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Trường hợp thứ nhất, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
+ Người Việt nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt nam và người gốc Việt nam
cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Nếu họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
thì sẽ được nhận trẻ em Việt nam làm con nuôi, không phụ thuộc vào Việt nam với nước
ngoài, nơi người đó định cư đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về nuôi con nuôi hay
chưa.2
+ Người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về
nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Người đó có thể là công
dân nước đó hoặc không phải tùy thuộc vào hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt
nam với nước ngoài hữu quan.3
- Trường hợp thứ hai, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
+ Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
+ Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
+Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con
nuôi;
+ Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là
01 năm.
- Trường hợp thứ ba, Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước
ngoài làm con nuôi.
Công dân Việt nam phải thỏa điều kiện pháp luật Việt nam và của nước mà trẻ em đó
được nhận làm con nuôi. Khi nhận làm con nuôi thì trẻ em đó đương nhiên có quốc tịch Việt

2
3

Nguyễn Công Khanh, 100 câu hỏi về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 34
Nguyễn Công Khanh, 100 câu hỏi về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 33

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 12

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
nam kể từ thời điểm các cơ quan có thẩm quyền ở Việt nam công nhận việc nuôi con nuôi
đó.4
- Trường hợp thứ tư, Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt
Nam.
Việc cho và nhận nuôi con nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật.
1.3 Bản chất và tầm quan trọng của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.3.1 Bản chất của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.3.1.1 Bản chất xã hội
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa, vai trò và
tầm quan trọng của trẻ em. Do trẻ em còn nhỏ, chưa phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ
nên cần phải được bảo vệ, nuôi nấng, cần được trưởng thành trong môi trường gia đình,
trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm để phát triển đầy đủ và hài hoà
nhân cách của mình.
Vì một nguyên nhân nào đó mà trẻ em không có cha mẹ thì đều có quyền có một gia
đình và được nhận làm con nuôi dưới hình thức hợp pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em đó được
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đầy đủ. Một trong những mục đích của Công
ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh lực con nuôi nước ngoài là “Hình
thành những đảm bảo để vấn đề con nuôi nước ngoài được tiến hành vì lợi ích tốt nhất của
trẻ em được công nhận trong luật pháp quốc tế”.
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quyền cơ bản của trẻ em đã
được pháp luật Việt Nam quy định trong nhiều văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao. Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “trẻ em được Nhà
nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ
em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và
những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”5 . Bộ luật dân sự năm 2005 thừa nhận quyền nuôi
con nuôi là một quyền tự do dân sự của công dân, Điều 44 của Bộ luật dân sự quy định:
“Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật
công nhận và bảo hộ”. Điều 12 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy
định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần
và đạo đức”.
Nhằm bảo đảm trẻ em có quyền có gia đình, có cha, có mẹ, được yêu thương chăm
sóc, được sống trong tình cảm của cha, tình yêu của mẹ, được lớn lên trong bầu không khí
gia đình, được trưởng thành dưới sự giáo dục, định hướng của cha, mẹ; đồng thời, bảo đảm
4
5

Nguyễn Công Khanh, 100 câu hỏi về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 16

Hiến pháp năm 2013, Điều 37, Khoản 1

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 13

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
quyền được làm cha, làm mẹ của một số người không may mắn trong cuộc sống (như người
bị vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ đơn thân hoặc người đã có con nhưng con bị bệnh hiểm
nghèo, con bị chết và người đó không còn khả năng sinh con...), pháp luật Việt Nam đã công
nhận quyền nuôi con nuôi và quyền được làm con nuôi là một trong những quyền con người,
quyền công dân được pháp luật tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.
1.3.1.2 Bản chất pháp lý
- Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi:
Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi vì nhiều lí do khác nhau
nhưng trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ nhằm thiết lập
quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Nhu cầu đó bị chi phối trước tiên từ yếu tố tình cảm,
xuất phát từ ý chí và sự chủ động của người nhận nuôi con nuôi. Song sự tự nguyện đó phải
xuất phát từ nhu cầu tình cảm, tinh thần của người nhận nuôi con nuôi và phù hợp với lợi ích
của người được nhận làm con nuôi thì mới được coi là hợp pháp. Nếu việc nhận nuôi con
nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp luật, trái đạo đức sẽ không có giá trị
pháp lí.6
Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì bản chất của vấn đề
vẫn không thay đổi, có khác chỉ là ở chỗ sự thể hiện ý chí mong muốn nhận nuôi con nuôi
phải là ý chí chung của cả hai vợ chồng. Hai vợ chồng phải thoả thuận và thống nhất được
về việc nhận nuôi con nuôi. Trong đơn xin nhận nuôi con nuôi phải đứng tên cả hai vợ
chồng với tư cách là cha nuôi và mẹ nuôi.

Như vậy có thể nói sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi là hành vi pháp lí
đơn phương, nó chỉ có hiệu lực khi được các chủ thể có liên quan tiếp nhận.
- Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được cho làm con
nuôi
Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn Nhân & Gia Đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 quy
định: “Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân
sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ
đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha, mẹ thì phải được sự
đồng ý bằng văn bản của người giám hộ”
Người giám hộ có thể là người giám hộ đương nhiên, người giám hộ được cử hoặc
người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng. Từ đó cho thấy sự thể hiện ý chí của người cho con nuôi
là hành vi pháp lí đơn phương, thể hiện ý chí độc lập của một bên chủ thể (bên cho con
nuôi). Hành vi pháp lí đơn phương đó có thể do một chủ thể thực hiện (cha đẻ hoặc mẹ đẻ
của đứa trẻ khi một bên chết trước hoặc mất năng lực hành vi dân sự…) nhưng cũng có thể
6

Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi, Http:///www.baodientu.chinhphu.vn, [truy cập ngày 23/09/2014]

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 14

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
do hai chủ thể thực hiện (cha mẹ đẻ cùng thoả thuận cho con làm con nuôi, ông bà với tư
cách là người giám hộ cho cháu chưa thành niên…). Hành vi pháp lí đơn phương này chỉ
phát sinh hậu quả pháp lí khi có sự tiếp nhận của chủ thể phía bên kia là người nhận nuôi
con nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi
Sự đồng ý của bản thân người được nhận làm con nuôi được coi là hành vi pháp lí
đơn phương, phát sinh một cách độc lập, vào bất cứ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào
ý chí của cha mẹ đẻ, người giám hộ.
- Sự thể hiện ý chí của Nhà nước
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi
khi các bên đương sự thể hiện rõ ràng ý chí của mình đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều
kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi. Nói cách khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ
có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các sự kiện cấu thành đã hội tụ đầy đủ và được liên
kết lại với nhau tại thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi .Xác định rõ bản
chất pháp lí của việc nuôi con nuôi với tư cách là sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp
luật là cơ sở để xây dựng những quy phạm pháp luật phù hợp, chính xác điều chỉnh quan hệ
nuôi con nuôi.
1.3.2 Vai trò của pháp luật Việt nam về nuôi con nuôi
Xác lập, điều chỉnh quan hệ gia đình được hình thành từ việc nuôi con nuôi:
+ Pháp luật điều chỉnh để định hướng, tạo khung pháp lý cơ bản cho việc nuôi con
nuôi.
+ Mục đích của việc nuôi con nuôi trong thực tế rất đa dạng.
+ Pháp luật nuôi con nuôi xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi
con nuôi.
+ Giải quyết tốt tình trạng trẻ không có đủ điều kiện tốt trong gia đình
+ Là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền bảo vệ được trẻ em được nhận nuôi, cũng như
giải quyết các tranh chấp phát sinh có liên quan tới nuôi con nuôi
1.4 Mục đích và ý nghĩa việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.4.1 Mục đích
Mục đích của việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là hướng tới lợi ích tốt
nhất cho các em về cả vật chất lẫn tinh thần ngoài ra giúp các em thoát khỏi những cá nhân,
tổ chức có mưu đồ xấu xa, trục lợi từ các em. Theo tinh thần pháp luật của nhiều nước thì

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 15

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
mục đích còn xem là điều kiện có hiệu lực của quan hệ nuôi con nuôi. Mục đích của pháp
luật Việt nam trong việc nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 2 của Luật Nuôi con
nuôi 2010:” Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì
lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.”
1.4.2 Ý nghĩa
Giải pháp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là giải pháp cuối cùng và giải pháp này
có lợi là đem lại một gia đình ổn định cho trẻ em trong trường hợp không tìm được gia đình
cho trẻ em tai nước mình.
Việc trẻ em cho nhận làm con nuôi có yếu tố nước ngoài làm giảm gánh nặng cho các
cơ sở nuôi dưỡng trong nước mà còn đảm bảo cho các em có được một cuộc sống tốt hơn,
mặt khác đó là nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại của nước ta,đáp ứng nhu cầu hội nhập và
giao lưu quốc tế. Do vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thể hiện được tính nhân văn
cao đẹp mà con nguời giành cho con người mặc dù ngăn cách về ngôn ngữ, phong tục, tập
quán,…
Đối với bản thân đứa trẻ sẽ cảm nhận được tình thương và ấm áp của gia đình đúng
nghĩa của nó, các em có nhu cầu ăn học và thực hiện những ước mơ trong tương lai. Đối với
những người nhận con nuôi họ nhận được người con đáp ứng đúng nguyện vọng và ý chí
của họ, đồng thời đó có thể là niềm vui sướng, an ủi cho những cặp vợ chồng không sinh
được con,…dù lý do nào đi chăng nữa thì đó cũng là nghĩa lý thật cao đẹp.
Như vậy, việc nhận nuôi con nuôi là thực hiện quyền làm cha mẹ và con cái một cách
hợp pháp, kết hợp hài hòa lợi ích của hai bên: Người nhận nuôi và người được nhận nuôi.
1.5 Đặc trưng của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.5.1 Đối tượng điều chỉnh
Yếu tố nước ngoài là căn cứ quan trọng trong việc xác định các quan hệ trong lĩnh
vực có yếu tố nước ngoài trong đó có vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Vấn đề
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo pháp
luật Việt Nam quy định tại điều 758 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: “Quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ích nhất một trong các bên tham gia là cơ quan tổ chức
cá nhân nước ngoài người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa
các bên tham gia là công dân tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập thay đổi chấm dức
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài.”

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 16

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực điều chỉnh của ngành luật tư
pháp quốc tế, việc xác định có yếu tố nước ngoài hay không có ý nghĩa quan trọng trong
việc đưa ra phương hướng giải pháp giải quyết vấn đề xác định luật áp dụng một cách đúng
đắng. Đồng thời đây còn là căn cứ quan trọng trong việc xác định thẩm quyền giải quyết
giữa các quốc gia về các lĩnh vực phát sinh trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
1.5.1.1 Chủ thể
Yếu tố chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là đối tượng quan trọng
trong tư pháp quốc tế, khi xem xét vấn đề chủ thể thông thường các quốc gia trên thế giới
điều dựa vào các vấn đề như: Quốc tịch, nơi cư trú của đương sự, năng lực hành vi dân sự
của đương sự … Pháp luật Việt Nam về vấn đề chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng được xác định dựa

trên những dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu quốc tịch: Quốc tịch thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với nhà
nước. Trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có các chủ thể là người Việt Nam
và chủ thể là người nước ngoài do đó các chủ thể có quốc tịch khác nhau.
+ Công dân Việt nam khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
thì phải có quyền năng chủ thể tức là năng lực pháp luật và năng lực hành vi trước tiên là
theo pháp luật Việt nam. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính của chủ
thể pháp luật, là đặc trưng không thể thiếu của chủ thể pháp luật và được xác định trên cơ sở
các quy định của pháp luật dân sự Việt nam.7
+ Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng là chủ thể cơ bản của quan hệ nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt nam và pháp luật của nhiều nước trên thế giới có nét
đặc trưng chung là đều lấy dấu hiệu quốc tịch để định nghĩa người nước ngoài. Có thể khái
quát người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước sở tại. Để tham gia vào quan
hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì trước tiên phải có năng lực pháp luật và năng lực
hành vi của nước người đó là công dân hoặc pháp luật của nước mà người đó thường trú nếu
người đó là người không quốc tịch.
Tại Điều 830 Bộ luật Dân sự Việt nam thì người nước ngoài phải có năng lực pháp
luật dân sự như công dân Việt nam, trừ các trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, để người nước
ngoài trực tiếp tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì phải có năng lực
hành vi theo Điều 831 Bộ luật Dân sự Việt nam. Điều 831 thì Việt nam đã sử dụng chủ yếu
nguyên tắc luật quốc tịch để xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài. Ngoài
ra, một số trường hợp năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo
pháp luật dân sự Việt nam.

7

Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 761, Khoản 2 và Điều 762

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 17

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Dấu hiệu nơi cư trú: Trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì dấu hiệu
nơi cư trú bao gồm:
Giữa người Việt Nam với người nước ngoài: Dấu hiệu này phát sinh quan hệ nuôi
con nuôi giữa người Việt Nam với người nước ngoài định cư ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc
thường trú tại Việt Nam giữa người nước ngoài với người không có quốc tịch thường trú
trên lãnh thổ Việt Nam giữa người Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lâp thay đổi chấm
dức quan hệ nuôi con nuôi theo pháp luật nước ngoài.
Vấn đề đặt ra theo dấu hiệu quốc tịch là việc phải xác định quốc tịch của một cá nhân
khi tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì về nguyên tắt việc xác định một
người là công dân của một nước thì phải dựa trên căn cứ quốc tịch nơi mà người đó được
hưởng tức là nơi mà người đó chịu sự điều chỉnh của pháp luật và phải thực hiện quyền và
nghĩa vụ đối với pháp luật của quốc gia đó. Việc xác định quốc tịch của một cá nhân trong
quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đòi hỏi các bên tham gia phải có năng lực chủ
thể nhất định theo quy định của pháp luật tức là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
đây là hai thuộc tính pháp lý bắt buộc không thể thiếu khi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp
luật.
1.5.1.2 Khách thể
Khách thể trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là những quan hệ về
quyền nhân thân và quyền về tài sản phát sinh khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài
- Quyền tài sản: Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Tài sản bao gồm vật tiền giấy tờ
có giá và các quyền về tài sản” mà “tài sản bao gồm động sản và bất động sản” theo quy
định tại Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề quy định về tài
sản trên thế giới có những điểm khác nhau có quốc gia loại đó được xem là tài sản, nhưng

cũng có quốc gia không xem là tài sản, có quốc gia xem đó là bất động sản, nhưng cũng có
quốc gia xem đó là động sản. Đây là hiện tượng thường gặp trong các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài, đặc biệt là vấn đề thừa kế trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài; Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản…Khi đó, vấn đề lựa chọn áp dụng luật để giải
quyết xung đột pháp luật xung đột thẩm quyền xét xử và các vấn đề có liên quan thuộc
chuyên nghành tư pháp quốc tế được đề cặp đến để giải quyết. Về nguyên tắt, áp dụng theo
hệ thuộc luật tài sản của nước có tài sản đối với bất động sản, hệ thuộc luật quốc tịch luật cư
trú đối với tài sản là bất động sản.
- Quyền nhân thân: Trong pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới, quyền nhân
thân phát sinh trong quan hệ nuôi có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo nguyên tắc luật
nhân thân của đương sự. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tùy theo quan hệ cụ thể mà
pháp luật Việt Nam cho phép áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch hay luật cư trú của chủ thể để
giải quyết. Vấn đề lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh xung đột pháp luật về quyền của

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 18

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
nhân thân giữa các thành viên trong gia đình có yếu tố nước ngoài liên quan đến vấn đề nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài xuất phát từ thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, xung đột pháp
luật giữa các thành viên trong gia đình có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh theo luật
nơi thực hiện hành vi.
1.5.1.3 Sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là những sự kiện
làm xác lập, thay đổi, chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Sự kiện pháp lý làm xác lập việc nuôi con nuôi nước ngoài được hiểu là sự kiện có
tính chất pháp lý làm xác lập quan hệ giữa các chủ thể trong đó làm phát sinh quan hệ cha
mẹ - con nuôi có yếu tố nước ngoài với nhau.
- Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là những
sự kiện làm thay đổi quyền và nghĩa vụ được xác lập trước đó giữa các chủ thể trong quan
hệ này. Sự kiện này có thể xảy ra do ý chí của hai bên chủ thể hay do ý chí của một bên hoặc
của bên thứ ba theo quy định của pháp luật.
- Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là sự
kiện xảy ra làm chấm dứt mối quan hệ đã được xác lập. Trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài sự kiện pháp lý làm chấm dứt mối quan hệ là sự kiện làm chấm dứt mối quan
hệ cha mẹ nuôi-con nuôi.
Như vậy, việc xác định đúng thời điểm mà sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác định đúng luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật giữa các bên, từ đó áp
dụng luật chính xác trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các chủ thể trong quan hệ
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
1.5.1.4 Nơi cư trú
“Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống”.8 Việc xác định
nơi cư trú rất quan trọng trong mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích giải
quyết trong vấn đề phát sinh trong quan hệ như: Việc lựa chọn áp dụng luật các quy định về
quyền nghĩa vụ liên quan đến nơi cư trú của đương sự.
Trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài yếu tố nơi cư trú được pháp luật
quy định như: Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; Giữa người nước ngoài với
nhau thường trú ở Việt Nam; Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập chấm
8

Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 52, Khoản 1

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 19

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài 9. Như vậy yếu tố nơi cư trú trong quan hệ nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam bao gồm:
- Người nước ngoài cư trú trên ngoài lãnh thổ Việt Nam: Quan hệ giữa các chủ thể
gồm: Giữa người nước ngoài với nhau thường trú trên lãnh thổ Việt Nam; Giữa người nước
ngoài với người Việt Nam định cư trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là chủ thể phát sinh ngày
càng tăng theo chiều hướng hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế của đất nước ta trong đó
vấn đề hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng đặc biệt là vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài.
- Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài: Chủ thể ở đây gồm: Giữa công dân Việt Nam
định cư ở nước ngoài với công dân Việt Nam định cư trên lãnh thổ Việt Nam; Giữa công
dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau. Các chủ thể ở đây chịu sự điều chỉnh của pháp
luật nước ngoài trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Việc xác định dấu hiệu yếu tố nơi cư trú trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
trong đó đặc biệt là quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là nền tảng cơ sở cho việc
thiết lập và áp dụng luật trong vấn đề giải quyết phát sinh trong quan hệ này.
1.5.2 Phương pháp điều chỉnh
Do đây là quan hệ pháp luật mang yếu tố nước ngoài nên phương pháp điều chỉnh
cũng có nét đặc trưng riêng so với quan hệ pháp luật trong nước. Theo lý luận tư pháp quốc
tế thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ nuôi con nuôi nói riêng
được điều chỉnh bằng hai phương pháp: Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột.
1.5.2.1 Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất (phương pháp điều chỉnh trực tiếp) là áp dụng các quy phạm
thực chất để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Theo đó, quy phạm
thực chất là loại quy phạm ấn định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ nuôi

con nuôi có yếu tố nước ngoài, thậm chí quy định cả các hình thức và biện pháp chế tài cần
hoặc có thể được áp dụng trong trường hợp có vi phạm pháp luật xảy ra.
Quy phạm pháp luật thực chất có thể được xây dựng trong các điều ước quốc tế (quy
phạm thực chất thống nhất). Việc xây dựng các quy phạm thực chất trong các điều ước quốc
tế điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng như quan hệ nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài là hết sức cần thiết. Nó làm hài hòa sự khác biệt trong pháp
luật của các quốc gia và có tính chất đơn giản hóa trong việc điều chỉnh các quan hệ này.

9

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010, Điều 8, Khoản 14

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 20

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Quy phạm thực chất còn được xây dựng trong pháp luật quốc gia (quy phạm thực chất
thông thường). Tuy nhiên, về vấn đề này, trong khoa học pháp lý các nước chưa có quan
điểm thống nhất. So với các quy phạm xung đột thì các quy phạm thực chất được áp dụng
nhiều hơn trong việc giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình co yếu tố nước ngoài trong
đó có quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm thực chất này được ghi
nhận trong các văn bản pháp luật Việt nam ban hành. Ví dụ như theo Khoản 2 Điều 32 luật
Nuôi con nuôi 2010 về hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài quy định:”
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại
gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở
nuôi dưỡng’’ hoặc Khoản 2 Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung

2010 về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài ‘’Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người
nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ
trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác’’
1.5.2.2 Phương pháp xung đột
Đây là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột để giải quyết vấn đề phát sinh
trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm xung đột không trực tiếp
giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài mà nó chỉ làm động tác dẫn chiếu (chọn luật) đến một hệ thống pháp luật của
một quốc gia nào đó nhằm giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi đó, các cơ
quan có thẩm quyền có thể chọn được hệ thống pháp luật tối ưu để điều chỉnh quan hệ nuôi
con nuôi có yếu tó nước ngoài.
Chẳng hạn như, theo Điều 29 luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định :” Người Việt
Nam định cư ở nươc ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt
Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó
thường trú và quy định tại Điều 14 của luật này; Công dân Việt Nam nhận người nước
ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của luật này và pháp
luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.”Ở đây, điều luật không hoàn
toàn chỉ rõ vấn đề cần giải quyết mà chỉ đưa ra pháp luật mà các chủ thể phải tuân thủ khi
tham gia quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Do đó có thể thấy được tính gián tiếp của phương pháp xung đột là việc dẫn chiếu
đến hệ thống pháp luật được áp dụng còn việc điều chỉnh cụ thể đối với quyền và nghĩa vụ
của các bên chủ thể ra sao thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung pháp luật của nước mà
quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.10

Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.67
10

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 21

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Như vậy quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong phương pháp xung đột
được pháp luật điều chỉnh trước hết là từ nguồn pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết và gia nhập cụ thể là trong những hiệp định về nuôi con nuôi mà Việt
Nam đã ký kết với các quốc gia trên thế giới.
1.5.3 Nguồn điều chỉnh
1.5.3.1 Điều ước quốc tế
Trong các quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới thì điều ước quốc tế với
tư cách là nguồn của Tư pháp quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa
thiết thực. Điều ước quốc tế là văn bản thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế( mà chủ
yếu là quốc gia) nhằm điều chỉnh các vấn đề về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong
quan hệ quốc tế. 11 Ở Việt Nam hiện nay, quan hệ hợp tác về vấn đề nuôi con nuôi đang
được trú trọng mở rộng và thông qua với việc ký kết các điều ước quốc tế song phương ngày
càng nhiều.
Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các nước đã thỏa thuận các nguyên tắc
chọn luật áp dụng trong trường hợp có xảy ra xung đột pháp luật trong vấn đề nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng. Nó không chỉ góp phần tích cực
trong việc hạn chế xung đột pháp luật xảy ra mà còn là cơ hội mở rộng quan hệ đối ngoại
giữa các quốc gia. Từ đó, các quốc gia có thể hợp tác và giúp đỡ nhau phát triển.
1.5.3.2 Pháp luật quốc gia
Đây là loại nguồn khá phổ biến so với các loại nguồn khác luật pháp của mỗi quốc
gia là một hệ thống các văn bản pháp quy của một quốc gia bao gồm: Hiến pháp; Luật và
các văn bản dưới luật cùng với những tập quán và án lệ thực tiễn tư pháp.
Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài được pháp luật quốc gia điều chỉnh quy định trong các văn bản pháp luật như: Bộ luật
dân sự năm 2005; Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Luật nuôi con nuôi năm 2010 đây là
cơ sở quan trọng trong vấn đề điều chỉnh phù hợp các vấn đề phát sinh trong quan hệ này.
1.5.4 Nguyên tắc điều chỉnh
1.5.4.1 Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự
Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong
quan hệ dân sự quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.122
11

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 22

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
ngoài.12 Đây là nguyên tắc thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ
thể tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Ngoài các quy định của Luật quốc tịch năm 2008 thì nguyên tắc này còn được ghi
nhận trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết, gia nhập với các quốc gia trên thế giới.
Nhìn chung, trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các quốc gia thì
nguyên tắc này đã trở thành nguyên tắc quan trong và được áp dụng phổ biến. Khi đó, một
khi quan hệ nuôi con nuôi phát sinh giữa công dân nước nào thì áp dụng pháp luật nước đó
diều chỉnh. Vì vậy nếu một công dân nước Pháp nhận một công dân Việt Nam làm con nuôi
thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cho trẻ em làm con nuôi thuộc cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam.
Trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đây được xem là nguyên tắc quan

trọng thường được các quốc gia trong đó có Việt Nam áp dụng để giải quyết các vấn đề liên
quan đến chủ thể tham gia vào qua hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tại Điều 06 Luật
nuôi con nuôi: “Nhà nước bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi
theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Như vậy vấn
đề áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là
vấn đề hết sức cần thiết nhằm thiết lập mối quan hệ pháp luật, xác định pháp luật áp dụng
dựa trên cư sở quốc tịch giữa các chủ thể để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài một cách khách quan và chính xác.
Trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói
riêng, khi xảy ra xung đột thì Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc này để giải quyết. Tuy
nhiên, việc xác định quốc tịch của một chủ thể là công dân của nước nào vẫn là một vấn đề
quan trọng, vì nguyên tắc này ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế, pháp
luật nước ngoài, nó còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Vì vậy, khi quan hệ
nuôi con nuôi phát sinh giữa công dân nước nào thì sẻ áp dụng pháp luật của nước đó diều
chỉnh.
Như vậy, vấn đề xác định quốc tịch của chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài thuộc công dân của quốc gia nào là rất cần thiết, nhằm xác định pháp luật áp dụng một
cách phù hợp, khách quan và chính xác.
1.5.4.2 Nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự
Đây là một nguyên tắc được áp dụng rộng rãi trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài. Theo nguyên tắc này, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được điều
chỉnh theo pháp luật của nước nơi đương sự có nơi cư trú và được áp dụng phổ biến không
chỉ ở pháp luật trong nước, mà còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam
đã kí kết với các nước.
12

Đại học luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội,2001, tr. 55

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 23

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Luật nơi cư trú là luật của nước mà đương sự có nơi cư trú, khi xem xét các mặt nội
dung khái niệm nơi cư trú trong luật của các nước hoàn toàn không giống nhau, tùy điều
kiện từng nước và tùy trường hợp cụ thể mà áp dụng pháp luật nơi đương sự đang cư trú.
Trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài về nguyên tắc thì đương sự cư trú ở đâu
thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước nơi đương sự cư trú .13 Đây là nguyên tắc
được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, theo pháp luật Việt Nam trong vấn đề
nuôi con nuôi thì tại Điều 29 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì “Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi
phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy
định tại Điều 14 của Luật này; Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi
phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi
người được nhận làm con nuôi thường trú.” Đây được xem là nguyên tắc cơ bản được áp
dụng phổ biến không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia khác. Việc áp dụng nguyên
tắc này đã phần nào làm đơn giản hóa quá trình dẫn chiếu các quy phạm xubng đột, góp
phần tích cực trong vấn đề điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam.
1.5.4.3 Nguyên tắc luật của nước có Tòa Án có thẩm quyền
Nguyên tắc luật của nước có tòa án có thẩm quyền áp dụng để điều chỉnh trong nhiếu
lĩnh vực như tố tụng dân sự, kinh tế thương mại, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài,
cụ thể là quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong quan hệ này nguyên tắc luật của
nước có tòa án có thẩm quyền được áp dụng để xác định pháp luật áp dụng giải quyết các
vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.6 Khi đó, để giải quyết các vấn đề liên quan đến
việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu ở khu vực biên giới) hoặc Cơ quan đại diện
Ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, khi quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phát sinh tranh chấp thì Tòa án
nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư
trú của công dân Việt Nam (nếu ở khu vực biên giới) sẽ áp dụng các quy định của pháp luật
Việt Nam để giải quyết. 14 Như vậy, Tòa án Việt Nam được áp dụng nguyên tắc luật của
nước có Tòa án có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đến quan hệ nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài .15 Nguyên tắc luật của nước nơi có Tòa Án là một trong những nguyên
tắc quan trọng được áp dụng nhiều trong các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài trong đó đặc biệt là vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài việc áp dụng nguyên
tắc này đòi hỏi phải chính xác và phải tuân thủ hoàn toàn theo các quy định pháp luật của
quốc gia.
Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì
hội nhập quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 108
14
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được sữa đổi , bổ sung năm 2010, Điều 102, Khoản 3
15
Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì
hội nhập quốc tế. Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 112
13

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 24

SVTH: Đặng Công Định


Đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


1.5.4.4 Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi
Đây là nguyên tắc áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới trong
việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong nguyên tắc này, thì hành
vi được thực hiện ở nước nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh theo pháp luật của nước thực hiện
hành vi đó.
Như vậy, theo nguyên tắc này, nếu việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực hiện
tại Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh các hành vi liên quan đến việc
nhận nuôi con nuôi như: Điều kiện nhận nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi,
con nuôi,…Việc áp dụng nguyên tắc này vừa mở rộng phạm vi áp dụng của pháp luật Việt
Nam, mặc khác, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc được nhanh
chóng và chính xác hơn.
Tóm lại, việc áp dụng các nguyên tắc này đã góp phần giúp cho việc giải quyết vấn
đề nuôi con nuôi được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Qua đó, cũng thúc đẩy quan hệ hợp tác
giữa các nước trong lĩnh vực này, đem lại mái ấm gia đình cho nhiều trẻ em bất hạnh.

GVHD: Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 25

SVTH: Đặng Công Định


×