Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 85 trang )

jj

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
……

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)
ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

Lê Trí Thức

Bộ môn: Luật Thương mại

MSSV: 5116028
Lớp: Luật Thương Mại 2

Cần Thơ, tháng 12/2014


jj


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
……

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)
ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

Lê Trí Thức

Bộ môn: Luật Thương mại

MSSV: 5116028
Lớp: Luật Thương Mại 2

Cần Thơ, tháng 12/2014


jj

LỜI CẢM ƠN

*********
Vậy là bốn năm đại học cũng sắp trôi qua, giờ đây khi sắp hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp ra trường, người viết xin chân thành gửi lời
cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Cần thơ cùng tất cả quý
Thầy, Cô Khoa Luật đã hết lòng dìu dắt, dạy bảo, để người viết có
những kiến thức cơ bản nhất về Luật học cũng như những kỹ năng
sống cần thiết làm hành trang bước vào đời.
Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Lê
Huỳnh Phƣơng Chinh đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ
người viết suốt quá trình nghiên cứu thời gian qua để hoàn thành bài
Luận văn tốt nghiệp này.
Nhân đây, con xin gửi lời cảm ơn đến Cha, mẹ – những người
luôn là chổ dựa vững chắc và tạo mọi điều kiện cho con được học tập
đến ngày hôm nay, cùng tất cả người thân, bạn bè đã động viên tinh
thần giúp đỡ người viết trong suốt thời gian qua.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do
nhiều điều kiện khách quan và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, người viết rất
mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô.
Một lần nữa, người viết xin chân thành cảm ơn và kính chúc
quý Thầy, Cô nhiều sức khỏe, luôn thành công trong công việc và
cuộc sống.
Cần Thơ, ngày…. Tháng…. năm 2014
Người viết
Lê Trí Thức


jj

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN



……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………


jj


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN


……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………


jj


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


o BTT:

Bao thanh toán

o NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

o NHTM: Ngân hàng thương mại
o TCTD:

Tổ chức tín dụng

o TMCP:

Thương mại cổ phần


jj

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2

4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Bố cục luận văn .......................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................................ 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động bao thanh toán ........................... 4
1.1.1. Lịch sử hình thành hoạt động bao thanh toán trên thế giới .......................... 4
1.1.2. Quá trình phát triển quy định pháp luật của Việt Nam về hoạt động bao
thanh toán ........................................................................................................... 5
1.2. Khái niệm hoạt động bao thanh toán................................................................. 6
1.2.1. Theo Công ước Unidroit về bao thanh toán quốc tế 1988 (Công ước
OTAWA năm 1988) ............................................................................................. 6
1.2.2. Theo Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) ................................................ 7
1.2.3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam ......................................................... 7
1.3. Phân loại các hoạt động bao thanh toán .......................................................... 11
1.3.1. Phân loại theo phạm vi thực hiện ................................................................ 11
1.3.1.1. Bao thanh toán trong nước ................................................................... 12
1.3.1.2. Bao thanh toán quốc tế ......................................................................... 13
1.3.2. Phân loại theo tính chất hoàn trả của các khoản nợ .................................. 13
1.3.2.1. Bao thanh toán có quyền truy đòi ........................................................ 13
1.3.2.2. Bao thanh toán không có quyền truy đòi ............................................. 13
1.3.3. Phân loại theo phương thức bao thanh toán ............................................... 14
1.3.3.1. Bao thanh toán từng lần ....................................................................... 14
1.3.3.2. Bao thanh toán theo hạn mức............................................................... 15
1.3.3.3. Đồng bao thanh toán ............................................................................ 15
1.4. Phân biệt bao thanh toán với một số hình thức cấp tín dụng khác của ngân
hàng thƣơng mại ................................................................................................... 16


jj


1.4.1. Phân biệt bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng ...................................... 16
1.4.2. Phân biệt bao thanh toán và chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá khác ............................................................................................................. 19
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................ 22
2.1. Quy định pháp luật về chủ thể của quan hệ bao thanh toán ......................... 22
2.1.1. Bên bao thanh toán ..................................................................................... 22
2.1.1.1. Quy định pháp luật về điều kiện để được thực hiện hoạt động bao
thanh toán .................................................................................................... 22
2.1.1.2. Quyền của bên bao thanh toán ............................................................. 28
2.1.1.3. Nghĩa vụ của bên bao thanh toán ......................................................... 30
2.1.2. Bên được bao thanh toán ............................................................................ 31
2.1.2.1. Điều kiện chủ thể của bên được bao thanh toán .................................. 31
2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được bao thanh toán ................................ 33
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba – bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ . 34
2.2. Quy định pháp luật về đối tƣợng của hoạt động bao thanh toán ................. 36
2.2.1. Các khoản phải thu được bao thanh toán ................................................... 36
2.2.2. Các khoản phải trả được bao thanh toán ..................................................... 38
2.3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại .
............................................................................................................................. 39
2.4. Quy định pháp luật về quy trình thực hiện bao thanh toán của ngân hàng
thƣơng mại ............................................................................................................ 41
2.4.1. Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước ......................................... 41
2.4.2. Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế................................................ 45
2.5. Quy định pháp luật về lãi, phí trong hoạt động bao thanh toán của ngân
hàng thƣơng mại ................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN Ở CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN .................... 51
3.1. Thực trạng về hoạt động bao thanh toán ở các ngân hàng thƣơng mại hiện
nay .......................................................................................................................... 51

3.1.1. Thực trạng chung về doanh thu từ hoạt động bao thanh toán ở các ngân
hàng thương mại Việt Nam ............................................................................... 51


jj

3.1.2. Thực trạng sự phát triển về số lượng các đơn vị bao thanh toán tại Việt
Nam ................................................................................................................... 52
3.1.3. Một số khó khăn khi thực hiện hoạt động bao thanh toán của ngân hàng
thương mại ........................................................................................................ 55
3.1.3.1. Khung pháp lý còn nhiều bất cập ......................................................... 55
3.1.3.2. Những hạn chế từ phía bên bao thanh toán.......................................... 58
3.1.3.3. Những khó khăn tồn tại từ phía các doanh nghiệp .............................. 59
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bao thanh toán tại
Việt Nam ................................................................................................................ 60
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán .......................... 60
3.2.2. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng ....................................... 62
3.2.3. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển hoạt động bao thanh
toán ................................................................................................................... 63
3.2.4. Mở rộng các mối quan hệ đại lý và đa dạng hóa sản phẩm bao thanh toán
của các ngân hàng thương mại ......................................................................... 63
3.2.5. Các ngân hàng thương mại nên thành lập phòng, bộ phận chuyên trách
thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.................................................................. 65
3.2.6. Kiến nghị thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam ............................. 65
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại


LỜI NÓI ĐẦU
……

1. Lý do chọn đề tài
Trong các hoạt động ngân hàng của NHTM, ngoài hai hoạt động chủ yếu và được
thực hiện thường xuyên là nhận tiền gửi và cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, thì
BTT được xem là một hoạt động tương đối mới mẽ nhưng mang lại nhiều lợi ích, tạo
nên lợi thế cho NHTM trong bối cảnh thị trường tài chính đầy sức cạnh tranh như hiện
nay. BTT được chính thức triển khai tại các NHTM vào đầu năm 2005, ngay sau khi
có Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về ban hành Quy chế
hoạt động BTT. Sau khoảng 10 năm tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam, BTT
đã cho thấy những ưu thế của mình so với các công cụ tài chính khác, cụ thể là: Thứ
nhất, với bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ giải quyết nhu cầu vốn sớm hơn trong
các hợp đồng bán hàng trả chậm, qua đó giảm tỷ lệ nợ khó đòi và rủi ro không thanh
toán từ bên mua hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý sổ sách, từ đó nhanh chóng
tạo lợi thế kinh doanh trên thị trường; thứ hai, với bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ
sẽ được tài trợ vốn ứng trước cho việc mua hàng chả chậm, không cần tốn nhiều thời
gian và chi phí cho thủ tục mở L/C trong các hợp đồng nhập khẩu; thứ ba, với đơn vị
BTT, việc thực hiện BTT sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng doanh thu,
có điều kiện để thẩm định và mở rộng khách hàng, mở rộng quan hệ đại lý ngoài nước
với việc thực hiện hợp đồng BTT quốc tế. Tuy nhiên, thực tế sau khoảng thời gian
BTT được triển khai hoạt động thì hoạt động này đã bộc lộ nhiều bất cập mà nguyên
nhân chủ yếu là do những thiếu sót từ quy định pháp luật, bên cạnh đó là các NHTM
còn luôn ưu tiên cho các hoạt động truyền thống mà chưa có sự quan tâm thích đáng
cho hình thức cấp tín dụng còn mới này và tâm lý còn e dè sử dụng dịch vụ BTT của
các doanh nghiệp.
Từ thực tế trên, đòi hỏi cần có một khung pháp luật hoàn chỉnh hơn quy định rõ
ràng về hoạt động BTT. Có như vậy, các NHTM sẽ yên tâm và vững chắc về mặt pháp
lý hơn trong việc thực hiện các hợp đồng BTT với khách hàng, qua đó không ngừng

nâng cao chất lượng dịch vụ BTT. Chính điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có điều
kiện tiếp xúc nhiều và hiểu rõ hơn về những lợi ích mà BTT mang lại. Qua đó, tạo
điều kiện cho hoạt động BTT ngày càng phát huy thế mạnh trong thị trường tài chính.

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

1

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động
bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật về hoạt động BTT của NHTM
để từ đó có thể thấy được những bất cập còn tồn tại khi thực tế triển khai hoạt động
này tại Việt Nam. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật, khắc phục khó khăn cho NHTM khi thực hiện BTT, tạo điều kiện cho
BTT được mở rộng và phát triển trong thị trường tài chính của Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi khái niệm về BTT theo thông lệ quốc tế
và khái niệm BTT theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Người viết tập trung nghiên
cứu những quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp về hoạt động BTT, các văn bản
pháp luật có liên quan cho việc giải thích về khái niệm, về điều kiện chủ thể, quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BTT; quy định về đối tượng, nguyên tắc của hoạt
động BTT; quy trình thực hiện BTT và các quy định về lãi, phí trong hoạt động BTT.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp như:

phương pháp phân tích luật viết để phân tích, nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo khía
cạnh pháp luật; phương pháp so sánh giữa hoạt động BTT với các hình thức cấp tín
dụng khác; phương pháp phân tích số liệu thống kê và để tạo sự dễ dàng cho người
đọc, người viết còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, đối chiếu
để phân tích, chứng minh, giải thích vấn đề. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp
dụng phương pháp phù hợp để hiểu rõ từng vấn đề trong luận văn.
5. Bố cục luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chƣơng 1: Khái quát chung về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng
thƣơng mại. Trong chương này, người viết sẽ trình bày lịch sử hình thành và phát
triển hoạt động BTT, các khái niệm về BTT theo thông lệ quốc tế và pháp luật Việt
Nam, phân loại các hình thức BTT. Qua đó, có sự so sánh giữa BTT với các hình thức
cấp tín dụng khác là bảo lãnh ngân hàng và chiết khấu giấy tờ có giá.

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

2

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

Chƣơng 2: Quy định pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng
thƣơng mại. Nội dung chương này, người viết trình bày những quy định pháp luật
điều chỉnh về điều kiện chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ BTT,
đối tượng, nguyên tắc của hoạt động BTT, quy trình thực hiện BTT cũng như các quy
định về lãi và phí trong hợp đồng BTT giữa các bên.
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động bao thanh toán ở các ngân hàng thƣơng

mại và một số định hƣớng hoàn thiện. Đây là chương mà người viết sẽ trình bày về
thực trạng hoạt động BTT của NHTM, những khó khăn mà NHTM gặp phải khi thực
hiện BTT, trong đó có một phần đến từ bất cập từ những quy định pháp luật hiện hành.
Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, khắc phục khó khăn và
góp phần đưa BTT phát triển tại các NHTM của Việt Nam.

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

3

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Ở chương này, người viết tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hoạt
động BTT để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp tục tìm hiểu ở các chương sau. Bao gồm
các vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động BTT, khái niệm và giới
thiệu một số hình thức BTT thông qua việc phân loại các hoạt động BTT. Trên cơ sở
đó, người viết cũng trình bày việc phân biệt BTT với một số loại hình cấp tín dụng
khác để làm rõ hơn bản chất của hoạt động này.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động bao thanh toán
1.1.1. Lịch sử hình thành hoạt động bao thanh toán trên thế giới
Sự phát triển đầu tiên của BTT được ghi nhận tại Mỹ từ thể kỷ XVIII. Thời gian
này, bông, da và gỗ được sản xuất tại Mỹ và đưa về châu Âu. Nếu các thương nhân
của Mỹ muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại của thế kỷ này, họ phải đệ trình hồ
sơ đến ngân hàng và chờ ngân hàng thu được tiền từ người mua ở châu Âu trước khi

trả tiền cho họ. Quá trình này rất mất thời gian và không hữu ích đối với các bên liên
quan. Vì vậy, các chủ ngân hàng ở châu Âu đã ứng trước cho những thương nhân Mỹ
dựa trên các khoản phải trả của khách hàng và ngân hàng sẽ đứng ra thu hộ các khoản
thu này. Điều này giúp các thương nhân Mỹ tiếp tục thu mua hàng hóa mà không phải
chịu gánh nặng từ việc chờ tiền thanh toán từ các khách hàng ở châu Âu. Nước Mỹ
cũng là nơi phát minh ra rất nhiều công cụ tài chính, từ thế kỷ 19, các hoạt động BTT
đã diễn ra khá sôi động trong ngành dệt may.1
Tuy nhiên, hoạt động BTT chỉ trở thành một loại hình dịch vụ tài chính phổ biến
ở nhiều quốc gia kể từ những năm 1960 và cũng trong khoảng thời gian này, Hiệp hội
BTT quốc tế (Factor Chain International_FCI) đã được thành lập (1968). Đồng thời
với quá trình này, nhiều nổ lực nhằm tập hợp và thống nhất các nguyên tắc, tập quán,
luật lệ chung cho hoạt động BTT đã được thực hiện. Công ước UNIDROIT về BTT
quốc tế năm 1988 (hay còn gọi là Công ước Ottawa năm 1988), Luật mẫu của Uncitral
về chuyển nhượng các khoản phải thu, các quy định chung của Hiệp hội BTT quốc tế
1

Đặng Thị Nhàn, Cẩm nang về nghiệp vụ BTT factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế, NXB
Thống kê, năm 2007, trang 16-17

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

4

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh pháp lý của quan hệ BTT. Với sự
phát triển của mình, BTT được xem như là một giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình

mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và trở thành một nghiệp vụ mang lại hiệu quả
kinh doanh cao trong các ngân hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Quá trình phát triển quy định pháp luật của Việt Nam về hoạt động
bao thanh toán
Ở Việt Nam, nghiệp vụ BTT bắt đầu xuất hiện từ năm 1990 nhưng chưa có điều
kiện phát triển. Hoạt động BTT đã từng được các TCTD thực hiện nhưng chủ yếu dưới
hình thức của một hợp đồng tín dụng do pháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể
về hoạt động này, trong khi lại bắt buộc cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản.
Điều đó khiến các TCTD còn dè dặt với loại hình này. Để tạo khung pháp lý cho hoạt
động BTT nhằm đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, tuân thủ cam kết của Việt
Nam về hoạt động BTT trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, đặc biệt sau khi có
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004, cho phép TCTD
được tự quyết định cho vay hay cấp tín dụng nói chung trên cơ sở có bảo đảm hay
không có bảo đảm bằng tài sản. Tháng 9/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã ký ban hành Quyết định số 1096/2004QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao
thanh toán của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Quy chế hoạt động BTT). Quyết
định này có ý nghĩa như là một bước mở đường cho sự phát triển của nghiệp vụ BTT
tại Việt Nam.2
Vào thời điểm cuối năm 2004, đầu năm 2005 diễn ra rất nhiều cuộc hội thảo, báo
cáo và quảng bá về dịch vụ này như hội thảo về BTT do ngân hàng FENB của Mỹ tổ
chức vào ngày 23/9/2004 nhằm giới thiệu và vận động tham gia cung cấp dịch vụ của
một số ngân hàng TMCP (Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP
Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank)…). Hội thảo về BTT tổ
chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 07/3/2005 với sự tham dự của đại diện các
NHTM tại Việt Nam và các đại diện của Hiệp hội BTT quốc tế.3 Mặc dù vậy, BTT vẫn
chưa được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp trong hoạt động phát triển kinh
doanh của mình mà một trong những nguyên nhân là sự thiếu sót từ những quy định
của pháp luật. Với tình hình trên, cùng với sự phát triển của các giao dịch kinh tế và xu
2
3


/> />
GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

5

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

hướng đa dạng hóa công cụ tài chính diễn ra trong thời gian qua mà vì thế, Quyết định
30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động BTT (ban
hành kèm theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của NHNN) được
ban hành. Quyết định này như là một bước tiến mới từ quy định pháp luật nhằm tạo
điều kiện cho BTT có thể khẳng định vị thế của mình là một công cụ tài chính đắc lực
của nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động BTT đòi hỏi cần có một văn bản
pháp lý cao hơn điều chỉnh hoạt động này, để cụ thể hóa điều đó thì khái niệm BTT
được chính thức ghi nhận tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (có hiệu lực ngày
01/01/2011). Từ những bước tiến mới của quy định pháp luật về hoạt động BTT, có
thể thấy tương lai phát triển nghiệp vụ này, đặc biệt đối với các NHTM, là không hề
nhỏ bởi nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, sự cần thiết đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ của NHTM và cũng như Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng
để phát triển BTT.
1.2. Khái niệm hoạt động bao thanh toán
Thuật ngữ BTT thường được mô tả là việc chuyển nhượng các khoản phải thu
thương mại của người bán cho tổ chức BTT. Nhưng với lịch sử lâu đời nên định nghĩa
về hoạt động BTT cũng rất đa dạng.
1.2.1. Theo Công ƣớc Unidroit về bao thanh toán quốc tế 1988 (Công ƣớc
OTAWA năm 1988)

Theo Điều 1 Công ước Ottawa 19884 về BTT quốc tế, BTT là một hoạt động
được tiến hành trên cơ sở hợp đồng BTT giao kết giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ
và đơn vị BTT, là một dạng tài trợ bằng việc mua các khoản nợ ngắn hạn trong giao
dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng theo đó tổ chức tài trợ thực hiện
tối thiểu hai trong số các chức năng sau: tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng
trước tiền, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ của các khoản phải
thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng.
Theo Công ước này thì đơn vị BTT chỉ tài trợ cho nhà cung ứng (bên bán hàng)
bằng cách mua lại các khoản nợ ngắn hạn dựa trên hợp đồng BTT, theo đó bên bán
hàng hóa sẽ chuyển giao cho bên BTT các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng
mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa bên bán và bên mua (con nợ), trừ các hợp đồng nhằm

4

Công ước được soạn thảo bởi Ủy ban Luật thống nhất quốc tế và hiện có khoảng hơn 70 nước tham gia

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

6

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

mục đích tiêu dùng cho cá nhân, hộ gia đình và đơn vị BTT có được quyền thu nợ tiền
hàng từ người mua một cách hợp pháp. Theo đó, quan hệ giữa đơn vị BTT và người
mua hàng trở thành quan hệ giữa chủ nợ và con nợ. Bên mua hàng phải được thông
báo chính thức bằng văn bản về việc khoản phải thu đã được BTT.
1.2.2. Theo Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI)

Theo Hiệp hội BTT quốc tế, BTT là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao
gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các
khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là một sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ
BTT với người cung ứng hàng hóa dịch vụ hay còn gọi là người bán hàng trong quan
hệ mua bán hàng hóa. Theo như thỏa thuận, đơn vị BTT sẽ mua lại các khoản phải thu
của người bán (thường là không truy đòi) dựa trên khả năng trả nợ của người mua
trong quan hệ mua bán hàng hóa hay còn gọi là con nợ trong quan hệ tín dụng. Xét về
nội dung thì đây có thể xem là hoạt động mua bán quyền đòi nợ. Như vậy nếu là
trường hợp áp dụng điều kiện có truy đòi thì nó trở thành tài trợ tín dụng.5
Tuy có những điểm khác nhau về định nghĩa BTT giữa Công ước Unidroit 1988
và Hiệp hội BTT quốc tế nhưng chúng cũng có điểm thống nhất rằng: BTT là một hình
thức cung cấp cho người bán ba yếu tố dịch vụ rất quan trọng: tài trợ vốn lưu động, thu
nợ tiền thanh toán từ người mua hàng và đảm bảo rủi ro không thanh toán. Theo đó,
người bán chuyển nhượng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ cho tổ chức BTT. Khi thực hiện hai dịch vụ đầu tiên thì quan hệ giữa
người BTT và người được BTT là quan hệ tài trợ cho vay và nếu người BTT cam kết
gánh chịu rủi ro do không thu được nợ thì mối quan hệ này là mua bán nợ.
1.2.3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam ghi nhận BTT với tư cách là một nghiệp vụ tài chính lần đầu
tiên tại Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Thống đốc NHNN
ban hành Quy chế hoạt động BTT. Theo Điều 2 của Quy chế nói trên thì BTT được
định nghĩa chính thức như sau: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ
chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh
từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong
hợp đồng mua, bán hàng.”

5

Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2006, trang 262-263


GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

7

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

Từ quy định trên, có thể thấy hoạt động BTT ở Việt Nam có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, BTT là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của TCTD. Khi thực hiện
quan hệ BTT, TCTD ứng trước cho khách hàng của mình một khoản tiền nhất định
theo như thỏa thuận và được hoàn trả bằng khoản phải thu trong hợp đồng mua bán
hàng hóa mà khách hàng này đã xác lập trước đó với một chủ thể khác. Khoản tiền
ứng trước này sẽ thấp hơn giá trị thực tế của các khoản phải thu. Như thế, “nguyên tắc
hoàn trả” có thể được đảm bảo. Thông thường chỉ những khoản phải thu có thời hạn
không quá 180 ngày mới được chấp nhận BTT.6 Từ đặc điểm này có thể thấy, so với
Công ước Ottawa năm 1988, hoạt động BTT ở Việt Nam bắt buộc phải gắn với chức
năng tài trợ tín dụng, các nghiệp vụ quản lý sổ sách, quản lý thu nợ không được coi là
một chức năng độc lập trong BTT, đơn vị thực hiện BTT cũng chỉ có thể là TCTD và
phải tuân thủ các điều kiện, thủ tục và các hạn chế để bảo đảm an toàn được quy định
trong Luật các TCTD. Tuy nhiên, phải thấy rằng khái niệm BTT theo quy định trên và
việc quy định “Bên mua hàng: là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có
nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng”

7



chưa đủ, chỉ dừng lại đối với khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa,

không đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ trên cơ sở hợp
đồng giao kết giữa bên cung ứng và bên mua. Pháp luật các quốc gia có hoạt động
BTT phát triển cũng như Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về chuyển nhượng
khoản phải thu năm 2001 đều không có sự phân biệt này. Khoản 2 Điều 1 Công ước
Ottawa về BTT quốc tế năm 1988 tuy chỉ đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ hợp
đồng mua bán hàng hóa nhưng khoản 3 Điều này lại đề cập khái niệm “hàng hóa” và
“mua bán hàng hóa” ở đây bao gồm cả dịch vụ và cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, Quy
chế BTT không đề cập đến “khoản phải thu trong tương lai”, tức là khoản phải thu sẽ
hình thành khi người bán chuyển giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua theo hợp đồng
đã giao kết. Ngoài ra, quy trình hoạt động bao thanh toán theo Điều 13 của Quy chế
này cho thấy đơn vị bao thanh toán chỉ có thể chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng
sau khi khoản phải thu theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã tồn tại. Điều này sẽ hạn
6

Khoản 5 Điều 19 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của
Thống đốc NHNN
7
Khoản 6 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

8

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

chế hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam bởi vì theo thông lệ, hoạt động bao thanh
toán bao gồm việc mua lại các khoản phải thu đang tồn tại hay khoản phải thu trong

tương lai miễn là khoản phải thu này có thể xác định,8 và đơn vị bao thanh toán có thể
chuyển tiền cho bên bán vào bất cứ lúc nào sau khi hợp đồng bao thanh toán được giao
kết căn cứ vào quy định cụ thể của hợp đồng này.
Thứ hai, hoạt động BTT dựa trên quan hệ về mua bán quyền tài sản là quyền
đòi nợ. Đây là dấu hiệu để phân biệt hoạt động BTT với các hình thức cấp tín dụng
khác. Do quyền đòi nợ là một loại tài sản được xác định từ một giao dịch thương mại
cụ thể nên khi thực hiện hoạt động BTT, tổ chức BTT phải tiến hành phân tích toàn
diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh các khoản phải thu, tình hình tài chính và
hoạt động kinh doanh của cả bên bán và bên mua hàng. Bên bán hàng phải chuyển
giao toàn bộ chứng từ và các giấy tờ khác liên quan đến giao dịch mua, bán để xác lập
và chuyển quyền đòi nợ cho bên BTT. 9
Tuy có sự khác biệt so với khái niệm BTT của các nước nhưng sự ra đời của
Quyết định số 1096/2004QĐ-NHNN bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các TCTD
triển khai và phát triển dịch vụ BTT. Và để phù hợp hơn với quan niệm về BTT quốc
tế, ngày 16 tháng 10 năm 2008, NHNN đã ban hành Quyết định số 30/2008 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành theo Quyết
định số 1096/2004QĐ-NHNN. Theo quyết định này thì khái niệm BTT được hiểu là:
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên
mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ. Quyết định trên cho thấy hoạt động BTT đã được mở rộng hơn, bao gồm
cả Mua bán hàng hóa và Cung ứng dịch vụ.
Đến khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực thì cũng có một nội
dung đề cập đến hoạt động BTT, theo đó: “Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng
cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy
đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa,
8

Điểm a Điều 5 Công ước Ottawa về BTT quốc tế, Điều 8 Công ước của Liên hiệp quốc về chuyển nhượng

khoản phải thu
9
Võ Đình Toàn, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân,
năm 2005, tr 229,230

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

9

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”10. Rõ ràng,
quy định trên cho thấy, hoạt động BTT đã có những thay đổi cơ bản và thể hiện ở một
số vấn đề sau:
Thứ nhất, BTT không còn chỉ dừng lại là hình thức cấp tín dụng của các TCTD
dành riêng cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên bán) mà nó
còn là một hình thức cấp tín dụng cho bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ (sau đây gọi
tắt là bên mua). Trước đây, các TCTD chỉ ứng trước cho bên bán một khoản tiền nhất
định để đổi lấy quyền đòi nợ từ bên mua. Qua đó, giúp bên bán có được nguồn vốn kịp
thời để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không phải đối mặt với việc chậm
trễ thanh toán của bên mua. Với quy định trên thì bên mua cũng có thể được các
TCTD cấp cho mình một khoản tài chính nhất định để kịp thời giải quyết các khoản nợ
sắp đến hạn từ bên bán. Với việc quy định cho các TCTD có thể cấp tín dụng đồng
thời cho bên bán lẫn bên mua như vậy, nó giúp các TCTD có thể tìm kiếm nhiều hơn
từ những nguồn lợi từ hình thức cấp tín dụng này.
Thứ hai, một điểm tương đối mới từ quy định trên là thuật ngữ “có bảo lưu quyền
truy đòi” được đưa vào khái niệm BTT tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Điều

mà các quy định trước đó, cụ thể là khái niệm BTT tại Quy chế hoạt động BTT không
đề cập đến, tuy nhiên nó vẫn được nhắc đến tại Điều 11 của Quy chế trên. Theo đó,
“quyền truy đòi” được hiểu là quyền đòi lại số tiền đã ứng trước khi bên có nghĩa vụ
không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ11. Cũng giống như các nghiệp vụ ngân hàng
khác, hoạt động BTT của các TCTD luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là khi khách hàng
trì hoãn hoặc mất khả năng thanh toán nên việc nhắc đến vấn đề có bảo lưu quyền truy
đòi tại khái niệm BTT của Luật các tổ chức tín dụng 2010 là rất cần thiết. Điều đó
nhắc nhở các TCTD khi tiến hành BTT cần phải cẩn trọng hơn trong việc thẩm định
khách hàng để có nên ký hợp đồng BTT với khách hàng hay không, cũng như là nên
hay không nên áp dụng biện pháp “có bảo lưu quyền truy đòi”. Có được quyền truy
đòi đồng thời cũng giúp cho các TCTD được an tâm hơn khi thực hiện hoạt động BTT
vì sẽ được đảm bảo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng chi trả các
khoản nợ, góp phần bảo đảm an toàn cho hệ thống các TCTD.
10

Khoản 17 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
Điểm a Khoản 1 Điều 11 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004
11

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

10

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

Thứ ba, với việc cấp tín dụng cho bên bán lẫn bên mua đồng nghĩa với việc

TCTD cũng sẽ mua lại “các khoản phải thu” và “các khoản phải trả” phát sinh từ hợp
đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên bán và bên mua. Theo đó, các
khoản phải thu – một loại tài sản của doanh nghiệp, là khoản tiền bên bán phải thu từ
bên mua theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 12. Tương tự vậy, các
khoản phải trả là tài sản nợ của doanh nghiệp, được tính dựa trên các khoản nợ, các
giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ liên quan trực tiếp đến hợp
đồng. Việc TCTD mua lại các khoản phải thu là mua lại “quyền đòi nợ” từ người bán
với giá trị thấp hơn giá trị thực tế của hợp đồng. Còn việc mua lại các khoản phải trả,
theo người viết thì TCTD sẽ thay mặt bên mua trả trước cho bên bán khoản nợ mà bên
mua mắc phải theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dựa trên uy tín của
bên mua và lợi nhuận mà TCTD sẽ nhận được. Sau đó sẽ được bên mua trả lại vốn, có
thể lẫn lãi tùy theo thỏa thuận giữa hai bên (hoạt động này tương đối giống với hoạt
động bảo lãnh ngân hàng của TCTD, còn đối với bên mua nó giống như hoạt động vay
tín dụng).
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng tất cả đều cho thấy bản chất của
hoạt động BTT là sự chuyển nhượng quyền đòi nợ. Khoản nợ từ bên mua (con nợ) sẽ
được chuyển từ bên bán (chủ nợ cũ) sang đơn vị BTT (chủ nợ mới) sau một hợp đồng
khác. Hoạt động này không làm ảnh hưởng đến nội dung giao dịch thương mại của bên
bán và bên mua, ngoại trừ quyền đòi nợ và tiếp nhận sự thanh toán được chuyển sang
cho tổ chức mua nợ.
1.3. Phân loại các hoạt động bao thanh toán
Hoạt động BTT hiện nay tương đối đa dạng về hình thức và chúng được phân
loại theo nhiều cách khác nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực
tế tồn tại của hoạt động này, BTT được phân loại thành từng nhóm dựa trên một số
tiêu chí nhất định như sau:
1.3.1. Phân loại theo phạm vi thực hiện
Căn cứ vào phạm vi thực hiện, BTT được chia thành hai loại: BTT trong nước và
BTT quốc tế.
12


Khoản 10 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của
Thống đốc NHNN

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

11

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

1.3.1.1. Bao thanh toán trong nƣớc
BTT trong nước (hay còn gọi là BTT nội địa) là việc BTT dựa trên hợp đồng mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong đó bên bán và bên mua là người cư trú theo quy
định của pháp luật về quản lý ngoại hối.13 Đây là hình thức tài trợ tín dụng thường
dành cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó đơn vị BTT, là các TCTD, sẽ đứng ra
mua lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra
đòi nợ người mua hàng, đồng thời cung cấp dịch vụ quản lý sổ sách của khách hàng.
Hình thức BTT này sẽ dựa trên cơ sở là hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ giữa bên bán và bên mua. Theo đó, hợp đồng này được hiểu là thỏa thuận bằng
văn bản giữa bên bán và bên mua về việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo
quy định của pháp luật, trong đó bên mua chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh
toán14. Với hình thức BTT nội địa, hoạt động BTT chỉ diễn ra giới hạn trong biên giới
một quốc gia cho nên cả bên bán lẫn bên mua ở đây đều phải “là người cư trú theo
quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối”. Theo đó, “người cư trú” là tổ chức, cá
nhân thuộc các đối tượng: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập,
hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các TCTD; tổ chức kinh tế không phải
là TCTD được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; cơ quan nhà nước, đơn
vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã

hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam; văn phòng đại diện tại nước ngoài của các
tổ chức trên; cơ quan đại diện về ngoại giao, về lãnh sự, về tổ chức quốc tế của Việt
Nam ở nước ngoài;…15, có thể thấy đối tượng được tham gia vào hoạt động này tương
đối đa dạng.
Loại hình hoạt động BTT này được thực hiện khá thuận lợi vì nó chỉ diễn ra trong
một quốc gia. Do đó, các đơn vị BTT có thể thường xuyên theo dõi và kiểm tra khách
hàng cũng như các khoản phải thu một cách dễ dàng.

13

Khoản 2 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008
14
Khoản 7 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008
15
Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi
Pháp lệnh số 06/2013PL-UBTVQH13 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

12

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

1.3.1.2. Bao thanh toán quốc tế
BTT quốc tế (hay BTT xuất – nhập khẩu) là việc BTT dựa trên hợp đồng xuất –
nhập khẩu. Nhắc đến hợp đồng xuất – nhập khẩu thì đó là hình thức mua bán hàng hóa

có yếu tố nước ngoài nên có thể suy ra hoạt động BTT trên sẽ liên quan đến hai hay
nhiều quốc gia khác nhau dẫn đến việc xuất hiện cả hai đơn vị BTT là đơn vị BTT
xuất khẩu và đơn vị BTT nhập khẩu. Theo đó, đơn vị BTT xuất khẩu là tổ chức sẽ tiến
hành BTT cho bên bán là bên xuất khẩu trong hợp đồng xuất – nhập khẩu, còn đơn vị
BTT nhập khẩu là đơn vị được phép hoạt động BTT tham gia vào quy trình BTT xuất
– nhập khẩu16.
Nói ngắn gọn, đây là nghiệp vụ mà đơn vị BTT cung cấp cho nhà xuất khẩu và
nhà nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau có hoạt động mua bán vượt qua biên giới của
một quốc gia. Với hình thức này thì có sự tham gia của hệ thống hai tổ chức BTT, một
đơn vị tại nước nhà xuất khẩu và một tại nước nhà nhập khẩu.
1.3.2. Phân loại theo tính chất hoàn trả của các khoản nợ
Căn cứ vào tiêu chí tính chất hoàn trả của các khoản nợ, BTT được chia thành:
BTT có quyền truy đòi và BTT không có quyền truy đòi.
1.3.2.1. Bao thanh toán có quyền truy đòi
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 11 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành
kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định
30/2008/QĐ-NHNN thì BTT có quyền truy đòi được hiểu là loại hình BTT mà đơn vị
BTT có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi
bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán
các khoản phải thu. Theo hình thức này, đơn vị BTT sẽ cấp cho bên bán một khoản
tiền theo hợp đồng BTT đồng thời sẽ là quyền đòi lại số tiền đó khi bên mua không
còn khả năng thanh toán. Vì vậy, giúp cho đơn vị BTT giảm thiểu rủi ro khi không thu
hồi được nợ, đồng thời rủi ro đó sẽ được chuyển trở lại cho bên bán đúng với bản chất
của một hợp đồng mua bán thông thường.
1.3.2.2. Bao thanh toán không có quyền truy đòi
Một loại hình BTT khác mang lại nhiều rủi ro hơn cho đơn vị BTT là BTT không
có quyền truy đòi. Quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 11 Quy chế hoạt động BTT của
16

Khoản 3,4,5 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008


GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

13

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ
sung bởi Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN cho thấy, BTT không có quyền truy đòi là
hình thức BTT mà đơn vị BTT sẽ chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng hóa, sử dụng
dịch vụ không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị
BTT chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán giao hàng
hóa, cung cấp dịch vụ không đúng như thỏa thuận tại hợp đồng mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của
bên mua.
Hình thức BTT này đòi hỏi các đơn vị BTT khi triển khai thực hiện cần thẩm
định kỹ càng các thông tin về khách hàng của mình, hoặc là dựa trên độ tin cậy về mối
quan hệ tín dụng sẵn có giữa hai bên. Do những rủi ro mà BTT không có quyền truy
đòi có thể gặp phải, cùng với việc bỏ ra nhiều hơn chi phí để thẩm định, đánh giá
khách hàng nên các TCTD thường áp dụng mức phí và lãi suất khi thực hiện phương
thức này cao hơn so với BTT có quyền truy đòi.
1.3.3. Phân loại theo phƣơng thức bao thanh toán
Có nhiều cách thức để thực hiện hoạt động BTT nhưng theo pháp luật Việt Nam,
cụ thể là tại Điều 12 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết
định số 1096/2004/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 30/2008/QĐNHNN, thì có 3 phương thức BTT như sau:
1.3.3.1. Bao thanh toán từng lần

BTT từng lần là phương thức BTT mà đơn vị BTT và bên bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng BTT đối với các khoản
phải thu của bên bán (theo Khoản 1 Điều 12 của Quy chế BTT nêu trên). Theo phương
thức này, với mỗi lần phát sinh các khoản phải thu thì giữa bên bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ và đơn vị BTT sẽ thực hiện các thủ tục và ký hợp đồng BTT, dĩ nhiên việc
cấp tín dụng sẽ không vượt quá giá trị của các khoản phải thu đó. Phương thức này
thường áp dụng cho khách hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa sử dụng hình thức
giao hàng từng lần, nó giúp bên bán nhanh chóng thu lại nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro
thu hồi nợ thay vì phải đợi cho đến lần giao hàng cuối cùng mới nhận được tiền còn
đơn vị BTT cũng sẽ không phải cùng lúc cấp một khoản tín dụng lớn cho bên bán. Tuy

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

14

SVTH: Lê Trí Thức


Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

nhiên, khi sử dụng phương thức này, các bên trong hợp đồng BTT sẽ tốn nhiều chi phí
và thời gian do phải làm thủ tục nhiều lần.
1.3.3.2. Bao thanh toán theo hạn mức
BTT theo hạn mức là phương thức BTT mà đơn vị BTT và bên bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ thỏa thuận và xác định một hạn mức BTT duy trì trong một khoảng
thời gian nhất định (theo Khoản 2 Điều 12 của Quy chế BTT nêu trên). Trong BTT
theo hạn mức thì đơn vị BTT và bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ thỏa thuận
một hạn mức BTT. Theo đó, hạn mức BTT được hiểu là “tổng số dư tối đa của các
khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoản thời gian nhất định” 17 và hạn
mức này được duy trì trong thời gian đã thỏa thuận. Trong thời gian đó, nghiệp vụ

BTT được tự động thực hiện mà không cần thiết phải ký kết các hợp đồng BTT theo
từng thương vụ. Thực chất, đơn vị BTT đã quản lý toàn diện các khoản phải thu của
khách hàng. Nhìn chung, so với phương thức BTT từng lần thì khi sử dụng phương
thức BTT theo hạn mức, các bên sẽ tiết kiệm hơn thời gian và chi phí do không phải
làm thủ tục BTT nhiều lần. Tuy nhiên, phương thức này phần nào làm giảm tính chủ
động của các bên trong việc thỏa thuận hạn mức cấp tín dụng trong mỗi lần phát sinh
khoản phải thu.
1.3.3.3. Đồng bao thanh toán
Đồng BTT là hai hay nhiều đơn vị BTT cùng thực hiện hoạt động BTT cho một
hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong đó một đơn vị BTT làm đầu mối
thực hiện việc tổ chức đồng BTT (theo Khoản 3 Điều 12 của Quy chế BTT nêu trên).
Điểm khác biệt của phương thức này so với hai phương thức nêu trên là có sự xuất
hiện của ít nhất hai đơn vị BTT cùng thực hiện BTT cho một hợp đồng mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, về trình tự và thủ tục để ký kết hợp đồng BTT giữa
các bên vẫn không phức tạp lắm do chỉ có một đơn vị BTT làm đầu mối đứng ra tổ
chức thực hiện BTT. Rõ ràng, phương thức này cho thấy khả năng đảm bảo hơn về
vốn cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi mà có nhiều đơn vị BTT lại chỉ BTT
cho một khoản phải thu. Đồng thời giúp các đơn vị BTT đa dạng hóa khách hàng của
mình hơn khi mà gánh nặng cấp tín dụng cho từng khách hàng được san sẽ cho nhiều
đơn vị BTT khác.
17

Khoản 11 Điều 4 Quy chế hoạt động BTT của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐNHNN ngày 06/9/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

15

SVTH: Lê Trí Thức



Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thƣơng mại

Nhìn chung, mỗi phương thức BTT đều có những ưu điểm và hạn chế của riêng
mình, tuy nhiên nó góp phần làm đa dạng hóa các loại hình BTT, tạo ra nhiều sự lựa
chọn hơn cho các bên khi tiến hành BTT nhằm chọn ra phương thức nào sẽ phù hợp
hơn và đem lại nhiều lợi ích cho mình nhất. Đồng thời, các loại hình BTT trên sẽ bổ
sung vào danh mục các sản phẩm dịch vụ mang lại hiệu quả kinh doanh cao của các
NHTM – một tổ chức hoạt động mà lợi nhuận là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
1.4. Phân biệt bao thanh toán với một số hình thức cấp tín dụng khác của
ngân hàng thƣơng mại
1.4.1. Phân biệt bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh được hiểu đơn giản là hành vi của một chủ thể tự nguyện cam kết bảo
đảm bằng uy tín hoặc tài sản của mình cho nghĩa vụ của người khác.Trong thực tiễn
đời sống, giao dịch bảo lãnh có thể được thực hiện bởi một tổ chức, cá nhân vì nhu cầu
dân sự, song cũng có thể được thực hiện một cách thường xuyên, chuyên nghiệp bởi
những tổ chức kinh doanh như các ngân hàng, như một hành vi thương mại. Hoạt động
mang tính chất chuyên nghiệp như vậy của một ngân hàng được gọi là bảo lãnh ngân
hàng. Vậy dưới góc độ pháp lý, bảo lãnh ngân hàng được quan niệm như thế nào?
Khoản 18 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã định nghĩa bảo lãnh
ngân hàng “là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận
bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng
khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết;
khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.”
Như vậy, các bên liên quan trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng của NHTM là:
- Bên bảo lãnh: NHTM thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Bên được bảo lãnh: tổ chức, cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không
cư trú được NHTM bảo lãnh.
- Bên nhận bảo lãnh: tổ chức, cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có
quyền thụ hưởng bảo lãnh do NHTM phát hành.18


18

Khoản 2,3,4 Điều 3 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam Quy định về bảo lãnh ngân hàng

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phƣơng Chinh

16

SVTH: Lê Trí Thức


×