Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tình huống 1: Tầm nhìn và sứ mệnh kinh doanh của tập đoàn Hoa Sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.91 KB, 10 trang )

Tầm nhìn là gì? Sứ mệnh là gì? Giá trị cốt lỗi ra sao?
Muốn tồn tại và phát triển mỗi tổ chức đều phải xây dựng cho mình mục tiêu mà
mình muốn vươn tới cũng như con đường riêng để đi đến mục tiêu đó như thế nào,
và từ đó hình thành nên hệ thống chiến lược của tổ chức.
Hệ thống chiến lược trong doanh nghiệp có thể mô tả theo sơ đồ dưới đây:



Trong nội dung chương này sẽ giúp bạn nắm được các vấn đề cơ bản như:
Tầm nhìn la những định hướng giúp doanh nghiệp xác định được đích phải
đến, sứ mệnh là con đường mà doanh nghiệp chọn để đi tới đích và trên con


đường đi tới đích doanh nghiệp sẽ gặp phải những chông gai, thử thách nào
phải vượt qua đó là những những mục tiêu phải chinh phục.

A. Cơ sở lý thuyết
1.Tầm nhìn –Vision
1.1.Khái niệm tầm nhìn chiến lược


Tầm nhìn của doanh nghiệp để trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp muốn trở thành
cái gì?


Nó thường được lập đầu tiên



Nó thể hiện bằng một câu ngắn gọn




Nó thể hiện ý muốn của ban lãnh đạo



Khái niệm: Tầm nhìn chiến lược là những định hướng cho tương lai, khát
vọng của doanh nghiệp về những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được.



Nói đến tầm nhìn, tức là mô tả tương lai với một vài phương pháp đặc biệt
nào đó khiến cho nó trở nên tốt đẹp hơn hiện thực. Tầm nhìn chiến lược kinh
doanh luôn là một thách thức lớn của doanh nghiệp.

1.2. Vai trò và các yêu cầu của tầm nhìn chiến lược
- Vai trò của tầm nhìn chiến lược
 Tạo nên giá trị nền tảng cho sự phát triển bền vững của tổ chức.
 Chỉ dẫn, định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
 Khơi nguồn cảm hứng cho các nhân viên trong doanh nghiệp.


Tầm nhìn thường mô tả cái đích mà bạn muốn vươn tới. Các nhà lãnh đạo
phải là những người biết rõ nhất con đường (chính là sứ mệnh) mà họ đang
đi và nó được thực hiện ở đâu (chính là tầm nhìn). Khi mà cả hai, sứ mệnh
và tầm nhìn đều rõ ràng, các vấn đề diễn ra hàng ngày và các cơ hội cũng sẽ
được nhìn thấy một cách dễ dàng và rõ nét hơn. Nhiệm vụ thiết lập các mục


tiêu và các vấn đề ưu tiên thực hiện, việc lên kế hoạch và thực thi sẽ được

gắn kết với sứ mệnh của tổ chức và tương lai mà nó muốn vươn tới.


Khi đã có một tầm nhìn cho tương lai, trách nhiệm của nhà lãnh đạo là phải
truyền tải tầm nhìn này đến mọi thành viên của tổ chức, biến nó thành một
tầm nhìn chung được chia sẻ bởi tất cả mọi người. Tầm nhìn phải đạt được
các yêu cầu sau đây:


Đơn giản, rõ rang và dễ hiểu.



Giữ một khoảng cách đủ xa về thời gian cho phepscos những thay đổi
lớn nhưng cũng đủ gần để tạo được sự tận tâm và dốc sức của tập thể
trong doanh nghiệp.



Có khả năng tạo nên sự tập trung nguồn lực trong doanh nghiệp có
lưu ý đến quy mô và thời gian.



Thường xuyên được kết nối bởi các nhà quản trị cấp cao.

1.3. Đặc điểm tầm nhìn chiến lược


Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra

trong tương lai.



Tầm nhìn bao hàm ý nghĩa của một tiêu chuẩn tuyệt hảo, một điều lý tưởng.



Tầm nhìn còn có tính chất của một sự độc đáo, nó ám chỉ đển việc tạo ra một
điều gì đó đặc biệt.



Tầm nhìn là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt động
của doanh nghiệp.

2. Sứ mạng kinh doanh – Mision
2.1. Khái niệm


Khái niệm: Sứ mệnh là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp có giá trị lâu dài
về thời gian, để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác,
nhằm thể hiện niềm tin, mục đích triết lý và nguyên tắc kinh doanh của
doanh nghiệp, khẳng định lý do ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp.

2.2. Vai trò của sứ mệnh





Theo tổ chức King & Cleland, việc xác định sứ mệnh đúng đắn đóng vai trò
quan trọng trong sự thành công của một doanh nghiệp vì:


Nó đảm bảo sự nhất trí về mục đích trong nội bộ doanh nghiệp.



Nó cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối các nguồn lực
của doanh nghiệp.



Nó tạo ra tiếng nói chung, là trung tâm điểm để mọi người đồng tình
với mục đích và phương hướng của doanh nghiệp.



Nó tạo điều kiện để chuyển mục đích của doanh nghiệp thành mục
tiêu thích hợp, chuyển mục tiêu thành các chiến lược và biện pháp
hoạt động



cụ thể.



Nó tạo cơ sở cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và các chiến
lược của doanh nghiệp.




Nó tạo lập và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng,
tạo sự hấp dẫn đối với các đối tượng hữu quan (khách hàng, nhà cung
cấp, ngân hàng, nhà nước…).

2.3. Nội dung của một bản sứ mệnh


Theo Fred David một bản tuyên bố nhiệm vụ gồm 9 nội dung sau:



Khách hàng: ai là người tiêu thụ sản phẩm của công ty?



Sản phẩm/dịch vụ: của công ty là gì?



Thị trường: của công ty ở đâu?



Công nghệ: công ty sử dụng công nghệ gì và công nghệ có là mối quan tâm
hàng đầu của công ty không?




Quan tâm tới vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lời: công ty có
quá ràng buộc với những mục tiêu kinh tế hay không?



Triết lý: đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý
của công ty?




Tự đánh giá: năng lực đặc biệt hay ưu thế cạnh tranh của công ty là gì?



Quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: đây có phải mối quan tâm chủ yếu
của công ty không?



Quan tâm đối với nhân viên: thái độ của công ty đối với nhân viên như thế
nào?

2.4. Tiến trình phát triển của một sứ mạng
Một phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm phát triển một bản sứ mạng
là:
– Chọn một vài bài viết về các bản sứ mạng, yêu cầu các nhà quản trị đọc nó
và xem đó như là thông tin cơ bản.
– Yêu cầu các nhà quản trị phải soạn một bản sứ mạng cho tổ chức.

– Các nhà quản trị cấp cao sẽ hợp nhất các bản sứ mạng này thành một văn
bản duy nhất và phân phát bản sứ mạng được phác thảo này cho tất cả các
nhà quản trị.
– Các nhà quản trị sữa chữa, bổ sung và cần có một cuộc họp để xem lại văn
bản.
– Khi mà tất cả các nhà quản trị tham dự và đóng góp ý kiến vào văn bản sứ
mạng chung, các tổ chức có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được sự chấp
nhận của các nhà quản trị đối với việc soạn thảo các chiến lược, việc thực
hiện và các hoạt động đánh giá.
Như thế tiến trình phát triển một sứ mạng đem đến một cơ hội lớn cơ hội cho
các nhà chiến lược để đạt được sự hỗ trợ cần thiết từ tất cả các nhà quản trị trong
doanh nghiệp.
Một số phương pháp khác:
• Trong suốt tiến trình phát triển một sứ mạng, một số tổ chức dung các nhóm
thảo luận của các nhà quản trị nhằm phát triển và sửa đổi bản sứ mạng này.
• Một vài tổ chức thuê các cố vấn và người trợ giúp nhằm quản trị tiến hành
và giúp đỡ về cách trình bày.
• Thuê chuyên gia từ bên ngoài xây dựng bản sứ mạng cho doanh nghiệp.
Chuyên gia có cái nhìn khách quan và có thể điều hành tiến trình này hiệu
quả hơn là các nhà quản trị hoặc các nhóm từ bên trong.
3. Một số ví dụ về tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh.
* Trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh.
 Tầm nhìn: Đến năm 2020 trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ
trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế
quản trị kinh doanh có uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học trong
khu vực châu Á. Trường cung cấp cho người học giáo dục đại học và nghiện


cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên môn cao, đảm bảo cho người học khi
tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn

cầu.
 Sứ mạng: Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là nơi cung cấp
cho người học các chương trình đào tạo chất lượng về khoa học kinh tếquản trị kinh doanh, đồng thời chuyển giaoo những kết quả nghiên cứu khoa
học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công
cuộc hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập nền
kinh tế toàn cầu
*Công ty cà phê Trung Nguyên
 Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt
Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho
một khát vọng Đại Việt khám khá và chinh phục.
 Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hang đầu qua việc mang lại cho người
thưởng thức cà phê niềm cảm hứng sang tạo và niềm tự hào trong phong
cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.

B. Tình huống số 1: Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của
tập đoàn Hoa Sen.
Phần I: Tầm nhìn và sự mạng kinh doanh của tập đoàn Hoa Sen

Tập đoàn Hoa Sen được thành lập ngày 8/8/2001, tên đầy đủ là công
ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen, tại tỉnh Bình Dương.
Tầm nhìn của DN:
Trở thành 1 tập đoàn kinh tế hàng đầu VIệt Nam và khu vực
Asean trong lĩnh vực xây dựng bằng chiến lược phát triển bền vững.

Tập trung vào các sản phẩm truyền thống: tôn, thép, nhựa

Chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: quy trình sản xuất kinh doanh
khép kín, hệ thống phân phối – bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, chuỗi
thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng tới cộng động, hệ thống quản trị và
văn hóa đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang lại giá trị gia

tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội.
2
Sứ mạng kinh doanh:
Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen với chất lượng
quốc tế và giá hợp lý, đa dạng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước và phát triển
cộng đồng.
1



Triết lý hoạt động: Trung thực – Cộng đồng – Phát triển
Văn hóa doanh nghiệp là sự khác biệt, khẳng định sứ mệnh của
một doanh nghiệp vì cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước.

Trong suốt 13 năm vừa qua, doanh nghiệp đã không ngừng đa
dạng hóa sản xuất các sản phẩm tôn hoa sen, xà gồ, ống thép và ống nhựa
hoa sen cung cấp nội địa và xuất khẩu.

Những lợi thế cạnh tranh: quy trình sản xuất kinh doanh khép
kín; hệ thống hơn 115 chi nhánh phân phối, bán lẻ trên khắp cả nước; hệ
thống thương hiệu hướng về cộng đồng; hệ thống máy móc thương hiệu hiện
đại được liên tực đầu tư theo công nghệ mới.

Những thành quả đạt được:
Vị trí số 1 về sản xuất kinh doanh Tôn – Thép ở Việt Nam, chiếm 40% thị
phần cả nước.
Trở thành nhà xuất khẩu tôn hàng đầu Đông Nam Á
Đạt bằng khen của Thủ Tướng chính phủ, liên tục đạt giải thưởng Sao vàng
Đất Việt trong nhiều năm.

Liên tục góp mặt trong danh sách 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.








Phần II: Nhận xét về tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của tập
đoàn Hoa Sen.
Về tầm nhìn chiến lược:
Hình ảnh trong tương lai của tập đoàn là trở thành một tập đoàn kinh tế
hàng đầu Việt Nam và khu vực ASEAN trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
bằng chiến lược phát triển bền vững tập trung vào những sản phẩm truyền
thống : tôn,thép,nhựa tạo lợ thế cạnh tranh cốt lõi, hướng đến tận tay người
tiêu dùng, không ngừng đổi mới công nghệ để mang lại giá trị cao. Các sản
phẩm không chỉ ra thị trường nội địa mà còn xuất khẩu ra nhiều quốc gia
trên thế giới, hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp.
Với tầm nhìn như vậy, trong suốt 13 năm thực hiện mục tiêu tầm nhìn
đã đề ra, tập đoàn đã đạt được những thành tựu to lớn như đóng góp cho nền
kinh tế những sản phẩm chủ lực có giá trị cao, sản phẩm hướng ra thị trường
nội địa và 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, quy trình sản xuất khép kín từ nhập
khẩu thép cán nóng sản xuất ra thành phẩm, bán hàng đến tận tay người tiêu
dùng. Hệ thống phân phối với hơn 115 chi nhánh phân phối, bán,lẻ khắp cả
3









nước, liên tục đầu tư cho trang thiết bị, công nghệ mới, thị phần chiếm 40%
thị phần cả nước và luôn đạt được nhiều danh hiệu,bằng khen của nhà nước.
Như vậy có thể thấy, tầm nhìn chiến lược của tập đoàn mang tính dài hạn
và cũng thể hiện được ý tưởng trong tương lai, những điều mà tập đoàn
muốn trở thành. Sau 13 năm, tầm nhìn đó đang dần được thực hiện và phát
triển.
Như vậy, ta có thể tóm tắt:
Hình ảnh, tiêu chuẩn, lý tưởng, những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc
trở thành: Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực
ASEAN trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
Có những chỉ dẫn, định hướng phát triển công ty trong tương lai
Không chỉ đề cập tới lợi íc của riêng các cổ đông mà còn quan tâm tới người
lao động
Tầm nhìn chiến lược rõ ràng, dễ hiểu, có khả năng tạo ra sự tập trung nguồn
lực
2.2. Về sứ mang kinh doanh:
Doanh nghiệp chú trọng mang đến cho khách hàng giá trị " cung cấp sản
phẩm mang thương hiệu Hoa Sen với chất lượng quốc tế, giá hợp lý, đa dạng
nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần thay đổi diện mạo
kiến trúc đất nước".
Về lí do tồn tại: Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, tôn, thép, nhựa đó là
những sản phẩm mang tính chủ lực, có nhiều lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó
ý nghĩa của sự tồn tại đó là nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm
mang chất lượng quốc tế, giá cả hợp lý, thỏa mãn tối đa nhu cầu của người
tiêu dùng.
Sứ mạng kinh doanh của tập đoàn Hoa Sen cũng đang hướng tới nhu

cầu của khách hàng là trên hết, nhằm đưa ra những sản phẩm chất lượng tốt,
giá cả hợp lý phù hợp với từng loại khách hàng mục tiêu. Sự tồn tại của tập
đoàn cũng đã góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước. Bên cạnh đó, công
ty vẫn chưa nêu rõ được cách thức hay phương thức để thực hiện mục tiêu
hành động.
Như vậy, sứ mạng kinh doanh của tập đoàn Hoa Sen đã:


Chỉ rõ mục đích kinh doanh; là một lời tuyên bố về lý do; ý nghĩa ra
đời; tồn tại và thể hiện trách nhiệm xã hội của công ty

Bản tuyên bố về thái độ và nguyện vọng của doanh nghiệp

Về sản phẩm

Về thị trường

Về công nghệ

Về triết lý kinh doanh

Mối quan tâm tới nhân viên

Định hương khách hàng của doanh nghiệp

Đề cập tới những chính sách xã hội


Phần III: Những đề xuất để hoàn thiện bản tuyên bố sứ mạng kinh
doanh cho tập đoàn Hoa Sen

Với tập đoàn chuyên trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tôn, thép, nhựa.
Những sản phẩm thiết yếu, có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tập
đoàn nên mở rộng hơn nữa nơi sản xuất, phân xưởng, từ bắc vào nam. Bên
cạnh đó cũng có chính sách ưu đãi đối với khách hàng, dịch vụ sau bán, dịch
vự bán hàng đến tận tay người tiêu dùng.
Để là một tập đoàn kinh tế hàng đầu VN và khu vực ASEAN tập đoàn
không ngừng nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm. Xây
dựng một thương hiệu uy tín cả về chất lượng sản phẩm cả về chất lượng
phẩm chất đạo đức của công nhân viên
Sứ mạng kinh doanh cần chỉ rõ giải quyết những bất đồng

Sứ mạng kinh doanh nên nêu ra tập khách hàng mục tiêu

Trong sứ mạng kinh doanh có thể chỉ rõ loại sản phẩm mà doanh
nghiệp sẽ cung ứng

Sứ mạng kinh doanh có thể nêu ra thái độ

Kết luận


Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề nhân lực, với tiêu
chí: “ giỏi hơn, chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn và thu nhập cao hơn”.




×