Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

kiến nghị sửa đổi luật bầu cử đại biểu quốc hội và luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.4 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT


…

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)

KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI LUẬT BẦU CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ LUẬT BẦU CỬ
ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Đinh Thanh Phương

Vũ Thị Thơm

Bộ Môn: Luật hành Chính

MSSV: 5115847
Lớp: Luật hành chính – K37

Cần Thơ, tháng 11 năm 2014


Lời Cảm Ơn




…

Trong suốt khoảng thời gian bắt đầu học tập ở giảng đường
đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được
gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ
nhiệm Khoa Luật cùng quý Thầy Cô là giảng viên Khoa Luật đã tận
tình dạy bảo tôi, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý
báu trong học tập và cả những kỹ năng sống ngoài xã hội, để tôi có
được hành trang cần thiết bước vào đời.
Đặc biệt hơn, tôi xin cám ơn Thầy Đinh Thanh Phương, tuy
luôn bận rộn với công việc giảng dạy, song thầy vẫn dành cho tôi sự
quan tâm, giúp đỡ để tôi có điều kiện thuận lợi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này. Nếu như không có những lời hướng dẫn, dạy bảo ân
cần của thầy thì tôi nghĩ sẽ rất khó có thể hoàn thành được. Một lần
nữa, tôi xin chân thành cám ơn thầy.
Trong quá trình viết cũng như tìm hiểu đề tài, dù đã rất cố
gắng nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế. Vì vậy, những sai sót trong
quá trình thực hiện đề tài là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất
mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các
bạn sinh viên để vốn kiến thức cũng như đề tài luận văn tốt nghiệp
của tôi được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày 14 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Thơm



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

…
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

…
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


…

QH:

Quốc Hội

UBND:

Ủy ban nhân dân

ĐBQH:

Đại biểu quốc hội

ĐBHĐND:

Đại biểu hội đồng nhâ dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân

MTTQ:


Mặt trận tổ quốc

MTTQVN:

Mặt trận tổ quốc Việt Nam

HĐBCQG:

Hội đồng bầu cử quốc gia

UBTƯMTTQ:

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc

UBMTTQ:

Ủy ban mặt trận tổ quốc


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Bố cục đề tài ............................................................................................................ 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẦU CỬ VÀ LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ Ở NƯỚC TA...... 3

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ ................ 3
1.1.1 Khái niệm bầu cử và bỏ phiếu ........................................................................ 3
1.1.1.1 Khái niệm bầu cử....................................................................................... 3
1.1.1.2 Khái niệm bỏ phiếu .................................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm cử tri và đại biểu ............................................................................ 4
1.1.2.1 Khái niệm cử tri ......................................................................................... 4
1.1.2.2 Khái niệm về đại biểu ................................................................................ 4
1.2 QUYỀN BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ .......................................................................... 5
1.2.1 Quyền bầu cử và các trường hợp không được tham gia bầu cử ..................... 5
1.2.1.1 Quyền bầu cử ........................................................................................... 5
1.2.1.2 Các trường hợp không được tham gia bầu cử ........................................... 6
1.2.2 Quyền ứng cử và các trường hợp không được tham gia ứng cử .................... 7
1.2.2.1 Quyền ứng cử ............................................................................................ 7
1.2.2.2 Các trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử ................................. 7
1.3 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ ................................. 8
1.3.1 Vai trò của hoạt động bầu cử .......................................................................... 8
1.3.2 Đặc điểm ......................................................................................................... 9
1.4 CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ .................................. 11
1.4.1 Nguyên tắc phổ thông ................................................................................... 12
1.4.2 Nguyên tắc bỏ phiếu kín ............................................................................... 13


1.4.3 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp ......................................................................... 13
1.4.4 Nguyên tắc bình đẳng ................................................................................... 14
1.5 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ Ở
NƯỚC TA ................................................................................................................. 16
1.5.1 Hoạt động bầu cử ở nước ta từ trước đến nay .............................................. 16
1.5.2 Sự ban hành và thay đổi văn bản về bầu cử ở nước ta từ trước đến nay ..... 18

CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬA ĐỔI

LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ........................................................................... 21
2.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ
LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ........................................... 21
2.1.1 Hợp nhất việc tổ chức hai cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân ....................................................................................................... 21
2.1.2 Những bất cập trong việc thực hiện luật bầu cử đại biểu Quốc hội và luật
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từ khi ra đời đến nay.................................... 22
2.1.2.1 Quyền bầu cử và ứng cử .......................................................................... 23
2.1.2.2 Tiêu chuẩn đại biểu, điều kiện và hồ sơ ứng cử, công tác hội nghị hiệp
thương ................................................................................................................. 24
2.1.2.3 Quy định lập danh sách cử tri, công tác chuẩn bị bầu cử còn nhiều thiếu
sót ....................................................................................................................... 27
2.1.2.4 Tổ chức vận động bầu cử ........................................................................ 29
2.1.2.5 Về ấn định ngày bầu cử, phân bố cơ cấu, số đại biểu được bầu tại đơn vị
bầu cử ................................................................................................................. 30
2.1.2.6 Bất cập trong quy định về bầu cử thêm và bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhân dân ................................................................................ 32
2.1.2.7. Một số bất cập khác ................................................................................ 34
2.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬA ĐỔI VÀ BAN HÀNH LUẬT BẦU
CỬ MỚI .................................................................................................................... 35
2.2.1 Mục đích ....................................................................................................... 35
2.2.1.1 Khắc phục những hạn chế, hoàn thiện công tác bầu cử và là hành lang
pháp lý thống nhất cho những cuộc bầu cử nhiệm kỳ sau .................................... 35
2.2.1.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước, đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân............................................................................ 36


2.2.2 Yêu cầu.......................................................................................................... 37


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆC SỬA ĐỔI LUẬT BẦU
CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN ................................................................................................ 39
3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC LUẬT BẦU CỬ .............. 39
3.1.1 Hợp nhất hai Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân thành một luật bầu cử chung nhất ............................................... 39
3.1.2 Bổ sung quyền bầu cử, ứng cử, lập danh sách cử tri và quy định lựa chọn
người ứng cử ......................................................................................................... 40
3.1.2.1 Quyền bầu cử, ứng cử, danh sách cử tri................................................... 40
3.1.2.2 Quy định về lựa chọn người ứng cử ......................................................... 42
3.1.3 Quy định về phân bố cơ cấu, ứng viên các đơn vị bầu cử, trường hợp khuyết
người và giới thiệu người ứng cử .......................................................................... 44
3.1.3.1 Phân bố cơ cấu bầu cử và phân bổ ứng cử viên ở các đơn vị bầu cử Đại
biểu quốc hội....................................................................................................... 44
3.1.3.2 Quy định trong trường hợp khuyết người và giới thiệu người ứng cử....... 45
3.1.4 Tiêu chuẩn đại biểu, điều kiện tự ứng cử và công tác hiệp thương ............. 46
3.1.4.1 Tiêu chuẩn đại biểu, điều kiện tự ứng cử ................................................. 46
3.1.4.2 Ấn định ngày bầu cử,kinh phí và công tác hiệp thương ............................ 48
3.1.5 Bổ sung quy định cụ thể về bầu cử thêm và thời gian bắt đầu, kết thúc bỏ
phiếu và kết quả cuộc bỏ phiếu.............................................................................. 49
3.1.5.1 Thêm quy định bầu cử thêm .................................................................... 49
3.1.5.2 Thời điểm bỏ phiếu và kết quả bầu cử..................................................... 50
3.1.6 Quy định về công tác vận động bầu cử và bãi nhiệm đại biểu cần cụ thể .... 51
3.1.6.1 Vận động bầu cử...................................................................................... 51
3.1.6.2 Bổ sung việc miễn, bãi nhiệm ĐBQH và ĐBHĐND ................................. 53
3.2 LUẬT MỚI BAN HÀNH CẦN THÊM NHỮNG QUY ĐỊNH NHẰM NÂNG
CAO VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CỤ THỂ QUY
ĐỊNH HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA ............................................................... 54
3.2.1 Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên trong
thực hiện các bước công tác và các vòng hiệp thương xác định ứng cử viên, tổ

chức tiếp xúc cử tri vận động bầu cử và động viên nhân dân hăng hái tham gia
tích cực vào công tác bầu cử.................................................................................. 54


3.2.2 Cụ thể hóa quy định về hội đồng bầu cử quốc gia trong luật bầu cử ........... 57

KẾT LUẬN ................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
(ĐBHĐND) là cách thức quan trọng để xác lập chính quyền nhà nước, là cơ chế dân chủ
để thực hiện quyền lực của nhân dân. Bằng chế độ bầu cử, nhân dân trực tiếp thực hiện
quyền làm chủ của mình đối với việc tham gia xây dựng bộ máy nhà nước. Luật Bầu cử
đại biểu Quốc hội năm 1997 sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2010 và Luật Bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2010 hiện hành là cơ sở pháp lý để
nhà nước ta tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Trong những năm gần đây Nhà nước ta đang rất quan tâm đến công tác bầu cử,
nghiêm chỉnh xử lý những sai phạm trong hoạt động bầu cử và ban hành nhiều văn bản
nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực này. Song, bên cạnh đó
vẫn còn tồn tại không ít những bất cập, quá trình áp dụng hai luật trên vào thực tế vẫn
còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho công tác bầu cử.
Với những lí do trên, nhằm khắc phục những bất cập và vướng mắc trong hoạt
động bầu cử ở nước ta hiện nay việc sửa đổi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu
cử ĐBHĐND thành một luật chung là một việc rất cần thiết, để phù hợp và cụ thể hóa nội
dung mới trong Hiến pháp 2013. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thêm các quy định về

trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức, chuẩn bị bầu cử, các điều kiện thực hiện
quyền bầu cử, quyền ứng cử, quy trình, thủ tục tổ chức bầu cử,… nhằm đảm bảo thực
hiện tốt hơn nữa các quyền dân chủ trực tiếp của người dân, phù hợp với thực tế áp dụng,
làm nền tảng và đúc kết kinh nghiệm cho những lần bầu cử sau này nên người viết quyết
định chọn đề tài “Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu
Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đó
củng cố kiến thức học được, cung cấp thêm kiến thức chuyên ngành và nghiên cứu thêm
vấn đề mà xã hôi đang quan tâm hiện nay. Sau quá trình tìm hiểu đề tài, người viết thấy
được ý nghĩa và vai trò quan trọng của hoạt động bầu cử, cử tri tham gia bầu cử, từ đó
nâng cao trách nhiệm của một công dân đối với đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu về sự cần thiết và yêu cầu của việc sửa đổi Luật bầu cử
ĐBQH và Luật bầu cử ĐBHĐND, làm rõ nhưng bất cập gặp phải trong quá trình thực
hiện luật bầu cử hiện hành, nhằm đưa ra những kiến nghị cụ thể giảm bớt đi những bất
cập, nâng cao chất lượng và công tác bầu cử, hoàn thiện quy định pháp luật bầu cử ở
nước ta.
GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 1

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là “Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật
Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân” cho nên khi nghiên cứu người viết chỉ tìm hiểu
sơ lược về khái niệm bầu cử, nguyên tắc và lịch sử phát triển, mà chủ yếu đi sâu vào phân
tích những bất cập trong quá trình thực hiện Luật bầu cử ĐBQH sửa và Luật bầu cử

ĐBHĐND. Từ đó vạch ra hướng giải quyết, nhằm củng cố những quy định pháp luật về
bầu cử, nâng cao chất lượng và tạo hành lang pháp lý cho các cuộc bầu cử sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc thu thập thông tin, tài liệu đã được nghiên cứu ở khóa trước, cùng việc
đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu nhưng bất cập cũng như quy định nhằm đưa ra kiến nghị
hoàn thiện những bất cập đó. Luận văn còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân
tích, cập nhật và liệt kê các tài liệu từ sách, báo, mạng internet có liên quan tới đề tài, với
sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn để hoàn thành tốt bài luận văn.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì bố cục của
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bầu cử và lịch sử hình thành phát triển của hoạt
động bầu cử ở nước ta
Chương 2: Sự cần thiết và yêu cầu của việc sửa đổi Luật bầu cử đại biểu Quốc
hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện cho việc sửa đổi Luật bầu cử đại biểu
Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 2

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẦU CỬ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT
TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ Ở NƯỚC TA

Trong nội dung chương này, người viết chủ yếu tập trung trình bày những vấn đề cơ
bản liên quan đến hoạt động bầu cử bao gồm: Khái niệm về bầu cử, bỏ phiếu, cử tri và
đại biểu. Tiếp đến là khái niệm về quyền bẩu cử, quyền ứng cử, cùng với đó là các trường
hợp không được tham gia bầu và ứng cử. Từ đó tìm hiểu về đặc điểm, vai trò và những
nguyên tắc cơ bản của hoạt động bầu cử. Ngoài ra, người viết còn trình bày sơ lược về
lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bầu cử ở nước ta.
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ
1.1.1 Khái niệm bầu cử và bỏ phiếu
1.1.1.1 Khái niệm bầu cử
Thuật ngữ bầu cử ở Việt Nam được cho là gắn bó mật thiết với khái niệm dân
chủ, trong đó những cuộc bầu cử tự do và công bằng là phương thức đảm bảo cho việc
tôn trọng các quyền tự do, dân chủ đó. Trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước
chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý). Cơ chế căn bản để
chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng.
Trong Hiến pháp thuật ngữ "bầu cử" được hiểu là thủ tục thành lập cơ
quan nhà nước hay chức danh nhà nước, thủ tục này được thực hiện bởi sự biểu quyết của
cử tri (đại cử tri, đại diện cử tri) với điều kiện để bầu một đại biểu (chức danh) phải có từ
hai ứng cử viên trở lên. Định nghĩa trên cho phép phân biệt bầu cử với phương pháp khác
thành lập cơ quan nhà nước như bổ nhiệm.1
Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá
nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền. Đây là cơ chế thông thường mà các
nền dân chủ hiện dùng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, thỉnh thoảng ở bộ
máy hành pháp, tư pháp, và ở chính quyền địa phương. Bầu cử còn là một trong những
chế định quan trọng trong ngành Hiến pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các
cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà nước.
Bầu cử là thủ tục mà theo đó một nhóm người xác định (nhân dân, cử tri, tập
thể, cá nhân) bầu ra hay một người thể hiện chức năng xã hội nào đó.2

1
2


Thái Vĩnh Thắng, Giáo trình Luật hiến pháp nước ngoài, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 53.
Vũ Hồng Anh, Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1997, tr. 10.

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 3

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

Như vậy, bầu cử cũng được hiểu là cách thức nhân dân trao quyền cho Nhà
nước và với tư cách là một chế độ tiên tiến, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam không thể bằng một phương pháp nào khác hơn là bầu cử để thành lập ra các cơ
quan của mình.3
1.1.1.2 Khái niệm bỏ phiếu
Bỏ phiếu là dùng phiếu tỏ sự lựa chọn hay thái độ của mình trong cuộc bầu cử
hoặc biểu quyết, bỏ phiếu cho người xứng đáng.
Bỏ phiếu trong hoạt động bầu cử được hiểu là hình thức cử tri hợp thức hóa
quá trình bầu cử của mình, nhằm lựa chọn ra người đại diện cho ý chí, tâm tư nguyện
vọng của mình trong hoạt động ở cơ quan nhà nước và địa phương thông qua lá phiếu
bầu. Ngoài ra, theo một cách khác thì khái niệm về bỏ phiếu còn được hiểu là việc sử
dụng lá phiếu để loại bỏ người mà chúng ta không tín nhiệm, việc loại bỏ diễn ra trong
phòng kín.
1.1.2 Khái niệm cử tri và đại biểu
1.1.2.1 Khái niệm cử tri
Cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,

trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên và có đủ các điều
kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền bầu cử. Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào
danh sách ở một nơi mình thường trú hoặc tạm trú.4
1.1.2.2 Khái niệm về đại biểu
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,
không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân
cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.5
Đại biểu Quốc hội còn là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động
của nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự
do.6
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân
dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền,

3

Thái Vĩnh Thắng, Vũ Hồng Anh, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, năm 2009, tr. 329.
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Hỏi- đáp về bầu cử ĐBQH
[truy cập ngày 29-10-2014].
5
Luật tổ chức Quốc hội năm 2002, điều 43.
6
PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, TS. Vũ Hồng Anh, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, năm
2009, tr. 375.
4

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 4

SVTH: Vũ Thị Thơm



Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà
nước.7
Đại biểu được hiểu là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của
địa phương, nhà nước và xã hội được nhân dân tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự
do. Đại biểu được bầu ra đại diện cho ý chí, nguyện vọng, thay mặt nhân dân ở cơ quan
quyền lực địa phương và nhà nước, là những đại biểu chân chính của nhân dân, do nhân
dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
1.2 QUYỀN BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ
Quyền bầu cử, ứng cử là quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong các bản
Hiến pháp và được quy định cụ thể, thống nhất trong các văn bản pháp luật có liên quan.
Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,
tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền
bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử theo quy định của pháp luật.8
Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định độ tuổi của công dân để có quyền bầu cử
là mười tám tuổi. Cũng có nước chỉ quy định chung: Tất cả các công dân đến tuổi trưởng
thành đều có quyền tham gia bầu cử, cũng có nước quy định công dân đủ 16 tuổi là có
quyền bầu cử. Pháp luật của một số nước khác thường có những quy định về điều kiện tài
sản, thời hạn định cư, trình độ văn hóa, quy định cần thiết bảo đảm độ chín chắn trong sự
lựa chọn của cử tri để hạn chế quyền bầu cử của cử tri, pháp luật nước ta không quy định
điều kiện nào khác.9
1.2.1 Quyền bầu cử và các trường hợp không được tham gia bầu cử
1.2.1.1 Quyền bầu cử
Là quyền được pháp luật bảo vệ để đảm bảo khả năng của công dân thực hiện
quyền lựa chọn người đại biểu của mình ở cơ quan quyền lực nhà nước, quyền bầu cử
còn là quyền chính trị quan trọng bảo đảm cho công dân có thể tham gia vào việc bầu cử
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Quyền bầu cử bao gồm việc đề

cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn người đại

7

Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, điều 36.
Luật bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003 (Sửa đổi – bổ sung năm 2010), Điều 2, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
năm 1997 (Sửa đổi – Bổ sung năm 2001 và 2010), Điều 2.
9
Trung Tâm Bồi Dưỡng Đại Biểu Dân Cử, Các nguyên tắc và quyền bầu cử của công dân,
[truy cập 20-9-2014].
8

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 5

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

biểu của công dân.10 Các quyền này hết sức gắn bó với nhau vì khi được giới thiệu ra ứng
cử đại biểu thì mới có cơ hội trở thành đại biểu khi trúng cử.11
Ở nước ta, quyền bầu cử được coi là quyền chính trị rất quan trọng, là vinh dự
của công dân, công dân thực hiện quyền đó tự nguyện. Vì vậy, các cuộc bầu cử có số cử
tri tham gia rất đông, ví dụ như ở cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII có tỷ lệ cử tri đi bầu là
99,51%.12 Ở một số nước, bỏ phiếu là quyền và nghĩa vụ của công dân; bầu cử là nghĩa
vụ của mỗi người, trốn tránh là vi phạm nghĩa vụ trước Tổ quốc.
Hình thức ghi nhận quyền bầu cử của công dân là danh sách cử tri. Công dân
có quyền bầu cử, cư trú thường xuyên hay tạm thời ở đâu đều được ghi tên vào danh sách

cử tri ở nơi đó. Để bảo đảm quyền bầu cử của công dân, pháp luật còn quy định thủ tục
khiếu nại và xem xét, giải quyết khiếu nại về vấn đề này.13
1.2.1.2 Các trường hợp không được tham gia bầu cử
Vì bầu cử có tính chất quan trọng nên nhà nước ta luôn tạo điều kiện để mọi
công dân đều được thực hiện quyền bầu cử của mình, nhưng không phải công dân nào
cũng đều có quyền bầu cử. Những trường hợp sau đây không được quyền bầu cử.14
- Người đang trong thời kỳ bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định đã có
hiệu lực của Tòa án nhân dân.
- Người đang bị bắt, đang bị giam giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
- Người đang chấp hành hình phạt tù.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân cũng quy định người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án
đã có hiệu lực pháp luật, người phải chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giam, một số
bệnh nhân tâm thần phân liệt và đang chữa trị ngoại trú, nhưng được chuyên khoa tâm
thần xác định là đã ổn định, sinh hoạt bình thường, hoạt động tư duy, tình cảm, hành vi
đúng đăn và người mất năng lực hành vi dân sự nếu đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ,
người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử thì được
10

Trung Tâm Bồi Dưỡng Đại Biểu Dân Cử, Các nguyên tắc và quyền bầu cử của công dân,
[truy cập 20-9-2014].
11
Thái Vĩnh Thắng, Vũ Hồng Anh, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2009,
tr.330.
12
Văn Phòng Quốc Hội, Thông tin Đại biểu Quốc hội các khóa, />[truy cập ngày 15/9/2014].
13
Trung Tâm Bồi Dưỡng Đại Biểu Dân Cử, Các nguyên tắc và quyền bầu cử của công dân,
[truy cập 20-9-2014].

14
Luật bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003 (Sửa đổi – bổ sung năm 2010), Điều 25, khoản 1 và Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội năm 1997 (Sửa đổi – Bổ sung năm 2001 và 2010), Điều 23, khoản 1.

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 6

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

khôi phục lại quyền bầu cử, được trả tự do hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào
danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.15
Ngược lại, người có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ
phiếu bị toà án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc mất
năng lực hành vi dân sự, thì Uỷ ban nhân dân cấp Xã xoá tên người đó trong danh sách
cử tri và thu hồi thẻ cử tri.16
1.2.2 Quyền ứng cử và các trường hợp không được tham gia ứng cử
1.2.2.1 Quyền ứng cử
Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện
nguyện vọng của mình được bầu làm đại biểu. So với quyền bầu cử thì quyền ứng cử có
yêu cầu cao hơn đó là đủ điều kiện như luật định và phải đủ 21 tuổi trở lên thì mới có
quyền ứng cử.17
Quyền ứng cử của công dân thể hiện ở sự chấp thuận để người khác đề cử
mình hoặc tự mình ra ứng cử. Tuy pháp luật ta chưa quy định những điều kiện khác của
quyền ứng cử, nhưng người được đề cử hoặc ứng cử phải có 1 số tiêu chuẩn nhất định
phù hợp với vị trí mà mình tham gia.

1.2.2.2 Các trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử
Không phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn là có khả năng ứng cử, dưới đây là một
số trường hợp công dân không thể thực hiện quyền ứng cử.18
- Đang bị tước quyền bầu cử, theo quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật, đang chấp hành hình phạt tù, đang bị tạm giam, mất năng lực hành vi dân
sự.
- Đang khởi tố về hình sự.
- Đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của tòa án.
- Người đang chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhưng
chưa được xóa án.
- Đang chấp hành quyết định xử phạt hành chính về giáo dục xã, phường, thị
trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
15

Luật bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003 (Sửa đổi – bổ sung năm 2010), Điều 25, khoản 2 và Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội năm 1997 (Sửa đổi – bổ sung năm 2001 và 2010), Điều 23, khoản 2.
16
Luật bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003 (Sửa đổi – bổ sung năm 2010), Điều 25, khoản 3 và Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội năm 1997 (Sửa đổi – Bổ sung năm 2001 và 2010), Điều 23, khoản 3.
17
Luật bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003 (Sửa đổi – bổ sung năm 2010), điều 3.
18
Luật bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003 (Sửa đổi – bổ sung năm 2010), Điều 31 và Luật bầu cử đại biểu Quốc
hội năm 1997 (Sửa đổi – Bổ sung năm 2001 và 2010), Điều 29.

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 7

SVTH: Vũ Thị Thơm



Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

Những người có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử mà bị khởi tố hình sự, bị bắt tạm giữ vì
phạm tội quả tang hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ bị xóa tên trong danh sách
ứng cử.
Việc thực hiện quyền ứng cử của công dân, pháp luật hiện hành quy định công
dân có quyền bầu cử, ứng cử. Nhưng để ghi tên vào danh sách ứng cử công dân Việt
Nam phải được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương giới thiệu.19
1.3 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ
1.3.1 Vai trò của hoạt động bầu cử
Bầu cử ở Việt Nam là quá trình các cử tri của quốc gia này đưa ra quyết định của họ
theo các cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra các đại biểu đại diện cho mình nắm
giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền ở trung ương và địa phương trong
phạm vi có thể thấy bầu cử có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực chính trị của bất kỳ
một quốc gia nào trên thế giới nói chung, cũng như đối với nước ta nói riêng.
- Thứ nhất, bầu cử có vai trò nền tảng của dân chủ - nội dung và biểu hiện quan
trọng của mọi nhà nước pháp quyền. Thông qua việc bầu cử, cử tri cả nước thực hiện
quyền của mình bằng việc lựa chọn đại biểu đủ tiêu chuẩn, đại diện chân chính cho nhân
dân thực hiện nguyện vọng của nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước và địa
phương. Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, nên nhà
nước pháp quyền Việt Nam phải là nhà nước do nhân dân Việt Nam thành lập. Tính pháp
quyền cao nhất của quyền lực nhà nước là ở chỗ: Nhân dân tự do lựa chọn bầu ra những
đại biểu xứng đáng thay mặt nhân dân gánh vác việc nước.20
- Thứ hai, bầu cử tự do và công bằng đóng vai trò nền tảng để người dân quyết định
cơ cấu chính trị và chính sách tương lai của họ. Nếu nhân dân không tín nhiệm về các nhà
lãnh đạo, họ có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm các nhà lãnh đạo đó vào thời điểm ấn định các
cuộc bầu cử.21 Người dân phải quyết định ai là người lãnh đạo của họ. Nếu không có các

cuộc bầu cử tiến bộ và công bằng, sẽ không có cơ sở bảo đảm cho việc xây dựng nhà
nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

19

Luật bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003 (Sửa đổi – bổ sung năm 2010), Điều 32 đến Điều 39 và Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội năm 1997 (Sửa đổi – bổ sung năm 2001 và 2010), Điều 30 đến Điều 43.
20
Vũ Văn Nhiêm, Sài Gòn Minh Luật, Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân, />[truy cập ngày 10-09-2014].
21
Trần Thanh Hương, Ý chí của nhân dân trong bầu cử và một vài ý kiến đảm bảo ý chí nhân dân, Tạp chí Khoa
học pháp luật, số 3, 2006, tr.36.

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 8

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

- Thứ ba, bầu cử là một phương thức hợp pháp hóa quyền lực nhà nước mang tính
phổ biến và là xu thế tất yếu của thế giới hiện đại. Ở Việt Nam, ngay sau khi mới được
thành lập, chính quyền cách mạng phải đối phó với một tình thế hết sức khó khăn. Chính
phủ lâm thời long trọng tuyên bố với thế giới: Nước Việt Nam đã trở thành một nước tự
do, độc lập. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời, song chưa được một
quốc gia nào trên thế giới công nhận.22 Mặc dù trong điều kiện thù trong, giặc ngoài, tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm

thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng “Phải bầu ngay Quốc hội, càng
sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ mình. Trước thế giới,
Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được”23, “Chỉ
có Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ và chỉ có
Chính phủ lập ra bởi Tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn
thể quốc dân. Sau hết cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một
Hiến pháp, mới ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân và Chính phủ mới phá tan được
hết những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài với chính quyền nhân dân”24 Nhân dân trao
những thẩm quyền quan trọng, như quyết định các vấn đề quan trọng nhất của cả nước và
địa phương cho cơ quan quyền lực nhà nước, trao cả quyền lập hiến cho Quốc hội.
- Thứ tư, bầu cử là biểu hiện quan trọng của dân chủ và nhà nước pháp quyền. Dân
chủ và bầu cử gắn bó mật thiết như hình với bóng. Ở đâu có bầu cử tự do và trung thực,
thì ở đó một chế độ dân chủ được nảy nở và phát triển. Dân chủ có nghĩa là nhân dân là
nguồn gốc, là chủ thể của quyền lực nhà nước; các cơ quan quyền lực phải được nhân
dân bầu hoặc bãi miễn thông qua bầu cử tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín.
- Thứ năm, bầu cử còn là một trong những biện pháp để nhân dân kiểm tra, giám sát
chính quyền, đồng thời giải quyết những xung đột giữa các nhánh quyền lực, giữa cơ
quan nhà nước và các cấp chính quyền.25
1.3.2 Đặc điểm
Hiện nay, hoạt động bầu cử ở nước ta diễn ra một cách công khai, minh bạch, tính
dân chủ cao. Bầu cử là ngày hội mà toàn dân cùng nhau tham gia, lựa chọn ra người xứng
đáng đại diện cho họ trong bộ máy quản lý nhà nước.

22

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội -2000, tr. 27.
23
Hồ Chí Minh, tuyển tập, tập 4, tr. 133
24

Nguyễn Chí Dũng, 60 năm Quốc hội Việt Nam, Việc đầu tiên sau ngày Tuyên ngôn độc lập,
[truy cập 1011-2014].
25
Võ An Trinh, Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử, Cần Thơ, 2009, tr. 8.

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 9

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

- Thứ nhất, bầu cử thực chất đó là sự chuyển giao quyền lực nhân dân sang nhà
nước, bằng bầu cử, nhân dân lựa chọn, thành lập ra cơ quan đại diện và ủy thác quyền lực
cho họ. Nhân dân Việt Nam là chủ và làm chủ đất nước Việt Nam. Dân là chủ thể của
quyền lực nhà nước. Nhà nước là của dân, do dân lập ra qua bầu cử tự do và hoạt động vì
dân, thực hiện chức năng quản lý nhà nước vì dân.
Bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống thực tế.
Quyền làm chủ của dân được thực hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nhà nước có
nghĩa vụ thực hiện và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân. Người dân có
quyền làm và có điều kiện làm những công việc mà pháp luật không cấm. Quyền làm chủ
của dân còn thể hiện ngay trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; qua nội dung
thực chất của pháp luật và qua việc thi hành pháp luật.26
- Thứ hai, hoạt động bầu cử diễn ra rộng rãi, công khai, minh bạch: Ngày bầu cử
phải là ngày chủ nhật, được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là
một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử; Danh sách cử tri này do Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn lập theo khu vực bỏ phiếu, sau đó, cơ quan này phải niêm yết danh sách
cử tri tại trụ sở và những nơi công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời phải thông báo

rộng rãi việc niêm yết này cho cộng đồng dân cư; Hội nghị hiệp thương để phân bổ số
lượng ứng cử viên mà các tổ chức xã hội được giới thiệu, hội nghị hiệp thương sơ bộ các
ứng cử viên để đưa về đơn vị nơi công tác và nơi cư trú lấy ý kiến đóng góp của Hội nghị
cử tri, và cuối cùng là hiệp thương để lập danh sách ứng cử viên để đưa về các đơn vị bầu
cử; Sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, các tổ chức phụ trách bầu cử ở khu vực bỏ phiếu lập
tức tiến hành việc kiểm phiếu. Việc kiểm phiếu được tiến hành công khai. Trước khi mở
hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu không sử dụng
đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu..v.v..
- Thứ ba, tinh thần dân tộc được bộc lộ rõ nét qua việc cùng nhau bầu cử, lựa chọn
ra người xứng đáng.
- Thứ tư, tính chặt chẽ và dân chủ cao.
Trước hết, qua hệ thống pháp luật, từ Hiến pháp đến các văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước; cách thức Nhà nước xây dựng, ban hành, thi hành luật pháp; mức độ
tham gia của dân vào việc xây dựng luật pháp và các quyết định quan trọng của Nhà
nước;

26

Cao Duy Hạ, Nhân Dân Cuối Tuần, Góp ý kiến vào Dự thảo các văn kiện trình Ðại hội XI của Ðảng
Về dân chủ XHCN ở nước ta , [truy
cập 11-10-2014].

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 10

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân


Ở tinh thần dân chủ trong cách thức tổ chức, xây dựng các cơ quan lập pháp, hành
pháp, tư pháp; trong cơ chế vận hành, trong mối quan hệ giữa các cơ quan ấy, trong sự
phân công quyền lực và sự kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền lực nhà nước. Ý thức dân
chủ của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước, ý thức này thể hiện qua mối quan hệ
giữa những cán bộ, công chức, nhất là những người có chức, có quyền với dân, qua mối
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, các đoàn thể của dân. Tác động thực
tế của sự giám sát xã hội của dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước và cán bộ,
công chức nhà nước.27
Chính vì nhận thức đúng, quan niệm đúng đắn dân là chủ, dân làm chủ mà Đảng
Cộng sản Việt Nam đã kết luận rằng: Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và
vì dân; đảng viên Đảng Cộng sản vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân
dân, cán bộ, công chức nhà nước là công bộc của nhân dân.
Dân chủ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của nhà nước
do dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp. Trong các hoạt động
dân chủ trực tiếp của người dân thì quan trọng nhất và tiêu biểu nhất là các cuộc bầu cử
dân chủ tự do trong phạm vi toàn quốc. Một nhà nước dân chủ đích thực theo tư tưởng
phát triển của Việt Nam phải tổ chức được các cuộc tổng tuyển cử toàn quốc và các cuộc
bầu cử ở địa phương đúng với ý nghĩa bầu cử tự do trong một chế độ tự do, dân chủ. Nhớ
lại cuộc Tổng tuyển cử tháng 1-1946 ở nước ta, trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, thù trong,
giặc ngoài, nạn đói và thiên tai đang hoành hành nhưng cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của
nước Việt Nam độc lập và tự do vẫn diễn ra với sự náo nức chưa từng có của mỗi người
dân, đúng là ngày hội của toàn dân. Cuộc Tổng tuyển cử ấy đã trở thành một sự kiện tiêu
biểu cho tư tưởng tự do, dân chủ và đoàn kết dân tộc.28
1.4 CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ
Nguyên tắc bầu cử có thể được hiểu là là tất cả quy định chung nhất được tạo ra trong
hoạt động bầu cử có tác dụng bắt buộc các bên tham gia trong quá trình hoạt động bầu cử
phải tuân theo những quy định ấy
Các nước trên thế giới áp dụng các nguyên tắc bầu cử sau: Phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp (gián tiếp) và bỏ phiếu kín. Những nguyên tắc đó thống nhất với nhau, đảm bảo cho


27

Trần Thanh Hương, Ý chí của nhân dân trong bầu cử và một vài ý kiến đảm bảo ý chí nhân dân, Tạp chí Khoa
học pháp luật, số 3, 2006, tr.36.
28

Nguyễn Khánh, Xây dựng và hoàn thiện nhà nước theo tư tưởng phát triển của Việt Nam,

Tạp chí Cộng sản điện tử, số 20, 2009, tr.188.

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 11

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

cuộc bầu cử được khách quan, dân chủ, thực hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa
chọn đại biểu.
Ở Việt Nam, các nguyên tắc bầu cử dân chủ được kế thừa, bổ sung và phát triển để
làm một căn cứ thực hiện một chế độ bầu cử mới thực sự dân chủ. Các nguyên tắc bầu cử
theo quy định của pháp luật gồm bốn nguyên tắc đó là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và
bỏ phiếu kín.
Nguyên tắc bầu cử còn được quy định rõ trong Hiến pháp :
- Hiến pháp năm 1946 (Điều thứ 17): Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu
phải tự do, trực tiếp và kín.
- Hiến pháp năm 1959 (Điều 5): Việc tuyển cử ĐBQH và ĐBHĐND các cấp đều tiến

hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 7:
Việc bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
1.4.1 Nguyên tắc phổ thông
Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu cử, bảo đảm để
mọi công dân ai cũng đều có quyền bầu cử. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam,
nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư
trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền
ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật,29 trừ những
người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật.
Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở
thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện
quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các
tầng lớp nhân dân trong bầu cử.
Ví dụ: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam quy định:
- Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và
công bố chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử;
- Các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của đại
diện các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân;
- Thời gian bỏ phiếu được quy định thống nhất trong cả nước từ 7 giờ sáng đến 7
giờ tối (trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội);
29

Luật bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003 (Sửa đổi – bổ sung năm 2010), Điều 3.

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 12


SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

- Mọi công dân cư trú thường xuyên hoặc tạm trú đều được ghi tên vào danh sách cử
tri;
- Danh sách cử tri được niêm yết công khai chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày
bầu cử;
- Danh sách những người ứng cử cũng được lập và niêm yết công khai chậm nhất là
hai mươi lăm ngày trước ngày bầu cử để cử tri tìm hiểu và lựa chọn;
- Phải có quá nửa số cử tri ghi tên trong danh sách của đơn vị bầu cử đi bỏ phiếu thì
cuộc bầu cử mới có giá trị; việc kiểm phiếu phải được tiến hành công khai có sự chứng
kiến của đại diện cử tri, đại diện người ứng cử và đại diện các cơ quan thông tin báo chí.
1.4.2 Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi, áp đặt và kiểm soát từ
bên ngoài sự thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri.30
Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do lựa chọn, sự thể hiện ý chí của
cử tri, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật.
Để bảo đảm khách quan trong việc lựa chọn của cử tri, các nước thường quy định
việc bỏ phiếu kín. Ví dụ: Điều 60 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam quy định việc
bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín.
Bầu cử là hoạt động có tính dân chủ và gắn liền mới nguyên tắc công khai (tất cả
các công đoạn của bầu cử đều diễn ra công khai nhưng riêng công đoạn bỏ phiếu thì phải
diễn ra trong phòng kín). Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ,
nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết
phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Ở Pháp, nguyên tắc bỏ phiếu kín được pháp luật bầu cử quy định từ năm 1789
nhưng mãi cho đến năm 1817 mới được áp dụng trong thực tế bầu cử. Nước Anh áp dụng
nguyên tắc bỏ phiếu kín cho các cuộc bầu cử từ năm 1872.

1.4.3 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Bầu cử trực tiếp có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu,
công dân trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào
khác (những đại cử tri hoặc một cơ quan nào khác gọi là cấp trung gian) => thể hiện
quyền nhân thân không thể chuyển giao.
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay
hoặc bầu bằng cách gửi thư.
30

Thái Vĩnh Thắng, Vũ Hồng Anh, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2009,
tr.334.

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 13

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

Cử tri phải tự mình đi bầu, tự tay mình ghi và lựa chọn, cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào
hòm phiếu.31
Trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 sửa đổi, bổ sung năm 2001 và 2010
quy định tại điều 59 thì:
- Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ,
nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri;
nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu;
- Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì
Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu

bầu và bầu.
Tuy nhiên nguyên tắc bầu cử trực tiếp này trên thực tế không được thực hiện toàn
diện và vi phạm quy chế bởi một số nguyên nhân:
- Ở nông thôn bộ phận lớn cử tri là nông dân (lo việc đồng áng, mưu sinh nên chỉ
một người là đại diện đi bầu cử, thậm chí ở nhiều địa phương, vùng chỉ có một người địa
diện đi bầu cử thay cho một xóm, ấp); Một số người dân bận đi công tác, học tập không
tham gia đi bầu cử được.
- Cán bộ làm nhiệm vụ nơi bầu cử biết việc cử tri đi bầu hộ là sai nhưng vẫn cho qua
vì sĩ diện (chạy theo thành tích), muốn rút ngắn thời gian.
Ví dụ: Ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, vẫn tiến hành bầu cử vừa trực tiếp vừa
gián tiếp. Tại nước Mỹ việc bầu cử tổng thống là bầu cử gián tiếp thông qua tuyển cử
đoàn.
Nguyên tắc trực tiếp bầu cử ra người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực
nhà nước, không thông qua một khâu trung gian nào khác là một nguyên tắc thể hiện rõ
tính chất dân chủ trong sự hình thành bộ máy nhà nước. Chính nguyên tắc này cho phép
người đại diện được nhân dân trực tiếp bầu ra nhận được quyền lực nhà nước từ nhân
dân.32
1.4.4 Nguyên tắc bình đẳng
Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc đảm bảo cho mọi cử tri có khả năng như nhau
tác động lên kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.33

31

Luật bầu cử địa biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001 và 2010), điều 58.
Thái Vĩnh Thắng, Vũ Hồng Anh, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2009,
tr.334.
33
Vũ Hồng Anh, Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 28
32


GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 14

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ
hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào.
Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc
bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc,
tôn giáo,…
Nguyên tắc này là nguyên tắc chủ chốt của hầu hết các ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam như: Hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động,….
Nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định của pháp luật về quyền bầu cử và
ứng cử của công dân trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997; sửa đổi, bổ sung
năm 2001 và 2010 các điều 22, 46 và 58. Với nội dung sau:
- Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú;
- Mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử;
- Mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu. Ở đây điều này thể hiện sự ngang bằng giữa
giá trị phiếu bầu, cho dù ở giai cấp hay tầng lớp xã hội nào đi nữa thì mỗi công dân đều
cũng chỉ nhận được một phiếu bầu.
Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số
lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng
lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng.
Ví dụ: Ở Bangladet trong số 330 ghế đại biểu Quốc hội có 30 ghế dành cho nữ giới
do Quốc Hội trực tiếp bầu. Ở Butan, trong số 150 ghế đại biểu Quốc hội có 10 ghế dành
cho đại diện của Nhà thờ. Ở Pháp, 32 trong số 577 ghế đại biểu Quốc hội (Hạ Nghị Viện)

dành cho lãnh thổ hải ngoại, các liên vùng địa phương và các vùng hải ngoại.34
Bốn nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể, thiếu sót ở nguyên tắc nào cũng ảnh
hưởng đến nguyên tắc khác. Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên,
nhà nước pháp luật hóa các nội dung của chúng thành các quy phạm pháp luật. Có
nguyên tắc được quy định rõ trong một quy định, có nguyên tắc được thể hiện bằng nhiều
quy phạm pháp luật khác nhau. Theo chiều hướng của sự phát triển xã hội hiện nay càng
mở rộng dân chủ thì các hình thức biểu hiện nguyên tắc bầu cử sẽ càng đa dạng và đẩy
mạnh nhiều hơn nữa, đảm bảo cho tính dân chủ ngày càng cao.35

34

Uỷ ban đối ngoại Quốc hội, Nghị viện của các nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995,
trang 25-30.
35
Thái Vĩnh Thắng, Vũ Hồng Anh, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2009,
tr.336.

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 15

SVTH: Vũ Thị Thơm


Kiến Nghị Sửa Đổi Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Luật Bầu Cử Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân

Theo chiều hướng của sự phát triển xã hội ngày càng mở rộng dân chủ thì các hình
thức biểu hiện của các nguyên tắc càng đa dạng, càng phong phú, càng góp phần đảm bảo
tính chất dân chủ của các cuộc bầu cử.
1.5 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ Ở

NƯỚC TA
1.5.1 Hoạt động bầu cử ở nước ta từ trước đến nay
Ngày 2/9/1945 nước ta giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số
14 ngày 8 tháng 9 năm 1945 và Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 về tổ chức
Tổng tuyển cử.36 Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức trong cả
nước. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo,
dân tộc, tôn giáo… đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho
mình vào Quốc hội.
Hiện nay, hoạt động bầu cử ở nước ta được chia thành 2 cấp đó là: Cấp trung ương
(bầu đại biểu Quốc hội), cấp địa phương (bầu đại biểu Hội đồng nhân dân). Do phạm vi
nghiên cứu của người viết có giới hạn, hoạt động bầu cử Quốc hội là cuộc bầu cử toàn
dân và chung nhất. Mặt khác, Hội đồng nhân dân ở nước ta được thành lập từ cuối năm
1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do điều kiện chính trị của mỗi địa phương trong thời gian
đó còn khác nhau nên việc thành lập Hội đồng nhân dân và việc bầu cử HĐND cũng khác
nhau, dẫn đến theo từng địa phương thì có từng khóa (nhiệm kỳ) Hội đồng nhân dân khác
nhau, ví dụ như ở Hà nội, Hải phòng đã trải qua 14 lần bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân, gần đây nhất là bầu cử đại biểu HĐND khóa XIV; Thành phố Hồ Chí Minh bầu cử
đại biểu HĐND khóa VIII (nhiệm kỳ 2011- 2016), nên người viết chỉ trình bày phần hoạt
động bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam ở phần này.
Tổng tuyển cử mở ra một thời kỳ mới, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa - Một nhà nước dân chủ, thực sự của dân, do dân và vì dân. Tổng tuyển cử đã bầu ra
Quốc hội đầu tiên của nước ta - Quốc hội khóa I, với 403 đại biểu, gồm 333 đại biểu
được bầu và 70 đại biểu được chỉ định từ 2 đảng là Việt Cách (Việt Nam Cách mạng
đồng minh hội) và Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng).
Từ khi đất nước giành được độc lập tới ngày 19 tháng 7 năm 1992 đất nước ta đã tổ
chức 8 cuộc bầu cử, bầu ra những đại biểu ưu tú cho Quốc hội. Cụ thể:37

36


Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I và việc hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở nước ta.
Thông tin Đại biểu Quốc hội các khóa, [truy cập ngày
15/9/2014].
37

GVHD: Th.S Đinh Thanh Phương

Trang 16

SVTH: Vũ Thị Thơm


×