Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA HỌC: 2011 - 2015
ĐỀ TÀI:

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH ẢNH, TÊN TUỔI
NHÂN VẬT

Giảng viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI

TRẦN THỊ HẠNH NHUNG

Bộ môn: Luật Tƣ Pháp

MSSV: 5117419
Lớp: Luật Tƣ Pháp – K37

Cần Thơ, 11/2014


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan


đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của trường Đại học Cần Thơ
đã tận tình giảng dạy, cung cấp lượng kiến thức vô cùng quý báu cho em trong chương
trình Đại học. Giúp em nắm vững những vốn lý thuyết để có thể tự tin vận dụng vào
thực tiễn, làm hành trang vững chắc bước vào cuộc sống, góp một phần nhỏ của mình
vào việc xây dựng xã hội phát triển.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn - thầy Nguyễn Phan
Khôi, em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em trong thời gian em hoàn thành
luận văn vừa qua. Cảm ơn thầy đã tận tình sửa chữa, hướng dẫn em để em có thể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp cử nhân luật này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận
văn tốt nghiệp đã cung cấp thêm những kiến thức mới để em có thể sửa chữa những
chỗ còn sai sót, cũng như bổ sung để vốn kiến thức của em được vững vàng hơn. Cảm
ơn các thầy cô đã nhiệt tình góp ý giúp em có thể hoàn thiện hơn luận văn tốt nghiệp
của mình.
Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn đến các cô chú làm việc tại Tòa án Nhân dân thành
phố Cần Thơ đã giải đáp những thắc mắc về những vấn đề trên thực tế giúp em có thể
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến các Thầy, Cô và các cô chú công
tác tại Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ. Em xin chân thành cảm ơn!

Ngƣời viết
Trần Thị Hạnh Nhung

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung



Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………..…………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………..…………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

BẢNG VIẾT TẮT
SHTT

Sở hữu Trí tuệ

SHCN

Sở hữu Công nghiệp

BLDS

Bộ luật Dân sự

WIPO - World Intellectual Property

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

Organization

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi


SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

MỤC LỤC
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Bố cục luận văn ..........................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH ẢNH, TÊN TUỔI
NHÂN VẬT VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ............................................................ 5
1.1. Khái quát hình ảnh, tên tuổi nhân vật ..................................................................5
1.1.1. Khái niệm hình ảnh, tên tuổi nhân vật ........................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm hình ảnh, tên tuổi nhân vật ............................................................. 6
1.1.3. Hoạt động kinh doanh hình ảnh, tên tuổi nhân vật .......................................7
1.1.3.1. Lịch sử hình thành hoạt động kinh doanh hình ảnh tên tuổi nhân vật ......7
1.1.3.2. Các hoạt động kinh doanh hình ảnh, tên tuổi nhân vật............................. 8
1.2. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ ........................................................................9
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ ......................................................9
1.2.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ..................................................................9
1.2.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ .................................................................10
1.2.2. Quyền tác giả và quyền liên quan liên quan đến tác giả .............................. 11
1.2.2.1. Quyền tác giả ........................................................................................... 11

1.2.2.2. Quyền liên quan đến tác giả ....................................................................12
1.2.3. Quyền sở hữu công nghiệp ............................................................................13
1.3. Mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật
.......................................................................................................................................14
1.3.1. Quan hệ giữa bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan với bảo hộ hình
ảnh, tên tuổi nhân vật ...................................................................................................14
1.3.2. Quan hệ giữa quyền sở hữu công nghiệp với bảo hộ hình ảnh, tên tuổi
nhân vật ........................................................................................................................ 18
1.3.2.1. Bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật dưới dạng kiểu dáng công nghiệp ...18
1.3.2.2. Bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ
.................................................................................................................20

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

1.3.2.3. Bảo hộ tên tuổi nhân vật dưới dạng tên thương mại ............................... 23
1.4. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh, tên tuổi
nhân vật ........................................................................................................................ 24
1.5. Bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật theo luật pháp quốc tế và các nƣớc .........25
1.5.1. Một số điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật ...
.......................................................................................................................................25
1.5.2. Bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật ở các quốc gia khác............................. 26
CHƢƠNG 2. ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA LUẬT SỞ HỮU

TRÍ TUỆ TRONG VIỆC BẢO HỘ HÌNH ẢNH, TÊN TUỔI NHÂN VẬT .......... 29
2.1. Bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật theo pháp luật bảo hộ quyền tác giả .......29
2.1.1. Điều kiện xác lập và bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật theo pháp luật bảo
hộ quyền tác giả và quyền liên quan ...........................................................................29
2.1.2. Đặc điểm bảo hộ hình ảnh tên tuổi nhân vật dưới dạng quyền tác giả ......31
2.1.2.1. Bảo hộ quyền nhân thân và tài sản của tác giả đối với tác phẩm hình
ảnh, tên tuổi nhân vật dưới dạng quyền tác giả ............................................................ 31
2.1.2.2. Bảo hộ quyền nhân thân của người biểu diễn đối với hình ảnh, tên tuổi
nhân vật biểu diễn..........................................................................................................33
2.1.3. Cách xác lập quyền tác giả và quyền liên quan đối với đối tượng là hình
ảnh, tên tuổi nhân vật ...................................................................................................35
2.1.3.1. Đăng ký bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật ............................................36
2.1.3.2. Thời hạn bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật...........................................37
2.1.4. Hoạt động khai thác thương mại hình ảnh tên tuổi nhân vật dưới dạng
quyền tác giả, quyền liên quan ....................................................................................38
2.2. Bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp ............................................................................................................................ 39
2.2.1. Điều kiện bảo hộ hình ảnh,tên tuổi nhân vật là đối tượng quyền sở hữu
công nghiệp ...................................................................................................................39
2.2.1.1. Điều kiện bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật dưới dạng nhãn hiệu .......39
2.2.1.2. Điều kiện bảo hộ tên tuổi nhân vật dưới dạng tên thương mại ...............41
2.2.1.3. Điều kiện bảo hộ hình ảnh nhân vật dưới dạng kiểu dáng công nghiệp .42
2.2.2. Đặc điểm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với hình ảnh, tên tuổi
nhân vật ......................................................................................................................... 44
2.2.2.1. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu hình ảnh tên tuổi nhân vật .
.................................................................................................................44
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung



Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu khi khai thác hình ảnh tuổi nhân vật
dưới dạng quyền sở hữu công nghiệp............................................................................46
2.2.3. Cách xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng hình ảnh, tên
tuổi nhân vật .................................................................................................................47
2.2.3.1. Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng hình
ảnh, tên tuổi nhân vật ....................................................................................................47
2.2.3.2. Thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với hình ảnh tên tuổi
nhân vật

.................................................................................................................48

2.2.3.3. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với hình
ảnh, tên tuổi nhân vật ....................................................................................................51
2.2.4. Hoạt động khai thác thương mại hình ảnh tên tuổi nhân vật dưới dạng
quyền sở hữu công nghiệp ........................................................................................... 51
2.3. Những hành vi xâm phạm và biện pháp xử lý vi phạm đối với đối tƣợng hình
ảnh tên tuổi nhân vật ...................................................................................................52
2.3.1. Các hành vi xâm phạm ..................................................................................52
2.3.1.1. Những hành vi xâm phạm hình ảnh tên tuổi nhân vật dưới dạng quyền
tác giả và quyền liên quan ............................................................................................. 52
2.3.1.2. Những hành vi xâm phạm hình ảnh tên tuổi nhân vật dưới dạng quyền sở
hữu công nghiệp ............................................................................................................53
2.3.2. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm đến đối tượng hình ảnh nhân vật 55
2.3.2.1. Xử lý hành vi xâm phạm đến đối tượng hình ảnh, tên tuổi nhân vật dưới

dạng quyền tác giả và quyền liên quan .........................................................................55
2.3.2.2. Xử lý hành vi xâm phạm đến đối tượng hình ảnh, tên tuổi nhân vật dưới
dạng quyền sở hữu công nghiệp ....................................................................................57
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG BẢO HỘ HÌNH ẢNH, TÊN TUỔI NHÂN VẬT
TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................................... 59
3.1. Thực tiễn việc bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật hiện nay ............................ 59
3.1.1. Thực trạng khai thác và sử dụng hình ảnh, tên tuổi nhân vật hiện nay ....59
3.1.1.1. Hoạt động khai thác sử dụng và bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật tại
các quốc gia khác ..........................................................................................................59
3.1.1.2. Hoạt động khai thác, sử dụng và bảo hộ hình ảnh tên tuổi nhân vật tại
Việt Nam
.................................................................................................................62

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

3.1.2. Hạn chế trong quy định của pháp luật ......................................................... 64
3.1.2.1. Chưa có quy định riêng dàng cho việc bảo hộ đối tượng hình ảnh tên
tuổi nhân vật .................................................................................................................64
3.1.2.2. Chưa có hướng dẫn trong việc xác định yếu tố, dầu hiệu trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn khi có tranh chấp xảy ra .......................................................... 65
3.1.2.3. Chế tài chưa đủ mạnh chưa đủ sức răn đe ..............................................65
3.1.2.4. Quy định cách đặc tên thương mại và tên doanh nghiệp không thông

nhất

.................................................................................................................66

3.1.3. Những hạn chế trong thực tiễn bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật ..........67
3.1.3.1. Nhận thức của xã hội chưa đầy đủ về viêc khai thác sử dụng hình ảnh,
tên tuổi nhân vật theo đúng pháp luật ...........................................................................67
3.1.3.2. Nhận thức của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến đối
tượng hình ảnh nhân vật ................................................................................................ 68
3.1.3.3. Tổ chức giám định chưa hoạt động hiệu quả ..........................................69
3.1.3.4. Thiếu kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề liên quan đến đối tượng hình
ảnh tên tuổi nhân vật của cơ quan có thẩm quyền ........................................................ 70
3.1.3.5. Khả năng dẫn đến tranh chấp giữa các đối tượng sử dụng hình ảnh, tên
tuổi nhân vật cao ...........................................................................................................72
3.2. Một số giải pháp đề xuất hoàn thiện vấn đề bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật 73
3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật ............................................................... 73
3.2.2. Những giải pháp trong thực tiễn bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật ........74
3.2.2.1. Giải pháp năng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc bảo hộ hình
ảnh tên tuổi nhân vật .....................................................................................................74
3.2.2.2. Giải pháp năng cao nhận thức của những người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan đến đối tượng hình ảnh nhân vật ...................................................................75
3.2.2.3. Năng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức giám định trong hoạt động
giám định bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật ............................................................... 75
3.2.2.4. Năng cao kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề liên quan đến đối tượng
hình ảnh tên tuổi nhân vật của cơ quan có thẩm quyền ................................................75
3.2.2.5. Giải pháp làm giảm khả năng tranh chấp và nhầm lẫn giữa các đối
tượng có thể sử dụng hình ảnh, tên tuổi nhân vật ......................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO


GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong các năm qua đã vạch rõ
một trong những mục tiêu cơ bản về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của
nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa
phương như AFTA (ASEAN Free Trade Area -Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN),
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation - Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương), Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, v.v
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan
hệ kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) thì vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được
quan tâm hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ ở
nuớc ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục có
những giải pháp mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh nhu cầu hội nhập đang trở thành một vấn đề mang tính tất yếu
khách quan, kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế toàn cầu,
vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành yếu tố không thể bỏ qua và ngày càng
khẳng định vai trò quan trọng của nó. Sở hữu trí tuệ được đề cập đến trong tất cả mọi

mặt của đời sống: kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ
thuật…Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện trong hầu hết các Hiệp định thương
mại song phương, đa phương; nó được coi là một trong những yếu tố nhằm khuyến
khích, thúc đẩy đầu tư sáng tạo trí tuệ, góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.
Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hàng hóa và
dịch vụ cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, vai trò của
việc bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật trong nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Việc xâm phạm của các chủ thể cho dù là cố ý hay không
cố ý cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của chủ thể có liên quan khi bị xâm
phạm. Các hành vi vi phạm đối với đối tượng này đã và đang diễn ra tuy nhiên, các vụ
việc chưa được giải quyết vì hệ thống các quy định bảo hộ cho đối tượng này còn nhiều
hạn chế và thiếu sót. Vì đây là một lĩnh vực khá mới mẻ cho nên đến thời điểm này nên
chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện mang quy mô về chế định này làm cơ sở
cho Quốc hội, Chính phủ tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quền sở hữu trí tuệ nói
chung và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật nói
riêng đi vào nề nếp vì sự phát triển chung của nước nhà.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

1

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

Vì những lý do trên, người viết lựa chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật” để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình
ảnh, tên tuổi nhân vật” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và các quy
định của pháp luật về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh, tên tuổi
nhân vật. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hình ảnh, tên tuổi
nhân vật và cùng với việc phân tích luật thực định và thực trạng của hoạt động bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật ở Việt Nam và các nước
trên thế giới. Từ đó, người viết xin đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện
cơ chế và hệ thống các quy định của pháp luật trong luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam về
việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật nhằm năng
cao hiệu quả trong hoạt động bảo hộ hiện nay và trong thời gian sắp tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được các mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật; đưa ra khái niệm về hình ảnh tên tuổi nhân vật,
khái quát về quyền SHTT, mối quan hệ giữa việc bảo hộ quyền SHTT với bảo hộ hình
ảnh tên tuổi nhân vật nhằm xác định được tình hình khai thác sử dụng và bảo hộ từ đó
xác định những hành vi có thể xâm phạm đên đối tượng này để làm bật lên sự cần thiết
điều chỉnh pháp lý về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh, tên tuổi
nhân vật.
- Nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật.
- Nghiên cứu những hành vi xâm phạm đến hình ảnh tên tuổi nhân vật trên thực
tế, rút ra những hạn chế trong việc áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn.
- Đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện những vướng mắc trong quy định
của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật
còn chồng chéo và chưa thống nhất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tất cả quy định pháp luật liên quan

đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật (bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu
công nghiêp, nhãn hiệu hàng hóa…) và các vụ việc xâm phạm đến hình ảnh, tên tuổi
nhân vật đã xảy ra trên thực tế có liên quan đến đề tài.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

2

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận văn tập trung nghiên cứu
các vấn đề sau:
- Những cơ sở lý luận chung về hình ảnh, tên tuổi nhân vật và quyền sở hữu trí tuệ.
- Quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả và quyền sở
hữu công nghiệp.
- Điều kiện được bảo hộ và cách xác lập quyền liên quan đến hình ảnh, tên tuổi
nhân vật theo những quy định chung của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hộ hình ảnh tên tuổi nhân vật.
- Các vụ tranh chấp về hình ảnh, tên tuổi nhân vật trên thực tế.
- Các hạn chế trong quy định của pháp luật và hạn chế trong việc áp dụng pháp luật
vào thực tiễn của việc bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật.
- Đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích cho bên bị xâm phạm quyền về hình
ảnh, tên tuổi nhân vật.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở
một số vấn đề sau:
- Các khái niệm, ý nghĩa và sự cần thiết của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật.
- Những quy định của pháp luật liên quan và những biện pháp xử lý nhằm bảo hộ
hình ảnh, tên tuổi nhân vật.
- Nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc, bất cập và đưa ra hướng giải quyết
trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Đường lối của Đảng và Nhà nước
ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp trong thời
kỳ mới.
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể để làm rõ những nội dung cần nghiên
cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

3

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, thì phần nội
dung của đề tài nghiên cứu: “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hình ảnh,
tên tuổi nhân vật” được kết cấu gồm 3 chương:
CHƢƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH ẢNH, TÊN
TUỔI NHÂN VẬT VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
CHƢƠNG 2. ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA LUẬT SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TRONG VIỆC BẢO HỘ HÌNH ẢNH, TÊN TUỔI NHÂN VẬT
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG BẢO HỘ HÌNH ẢNH, TÊN TUỔI NHÂN
VẬT TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

4

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH ẢNH, TÊN
TUỔI NHÂN VẬT VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đã tạo dựng cho mình hình ảnh, tên
tuổi đi vào lòng người từ ngoài đời sống thực hay cho đến những nhân vật chỉ có trong
phim ảnh, tiểu thuyết, truyện… đã được con người xây dựng thành công. Trong đời
sống thực và ảo, tên tuổi cũng như hình ảnh của họ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
những suy nghĩ, sở thích hay mơ ước của nhiều người. Có người còn xem những

những nhân vật họ yêu thích là thần tượng, là niềm mơ ước, khát khao và bị ảnh hưởng
rất nhiều bởi hình ảnh, tên tuổi của nhân vật đó.
Tuy nhiên, để hiểu rõ về hình ảnh, tên tuổi nhân vật từ góc độ của pháp luật Sở
hữu trí tuệ (SHTT) có sự khác biệt gì, đặc điểm,vai trò của hình ảnh, tên tuổi nhân vật
có tầm ảnh hưởng như thế nào, và có hay không những quy định của pháp luật trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân vật hiện nay và biện pháp xử lý các
tranh chấp về quyền SHTT liên quan đến hình ảnh tên tuổi nhân vật khi có sự xâm
phạm trái pháp luật.
Do vậy để tìm hiểu như thế nào là hình ảnh và tên tuổi nhân vật được pháp luật
về SHTT bảo hộ, thì người viết xin đưa ra những cơ sở lý luận có liên quan và những
nhận định của mình về hình ảnh, tên tuổi nhân vật để có thể làm rõ hơn vấn đề này.
1.1. Khái quát hình ảnh, tên tuổi nhân vật
1.1.1. Khái niệm hình ảnh, tên tuổi nhân vật
Theo từ điển Tiếng Việt, của Viện ngôn ngữ học 1995, giải thích “hình ảnh” có
nghĩa là “Hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh
hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống
động trong cách diễn đạt”; cũng theo từ điển Tiếng Việt, của Viện ngôn ngữ học 1995
thì “tên tuổi” được định nghĩa là “Tên của một người được nhiều người biết đến và
kính trọng; danh tiếng”.1
Trên thực tế hiện nay, chưa có một định nghĩa nào thật sự ngắn gọn dễ hiểu đối với
khái niệm về hình ảnh. Việc hiểu “hình ảnh” là gì phụ thuộc chủ yếu vào từng lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có một cách thức định nghĩa riêng phù
hợp với chuyên môn của chính ngành đó. Trong nhiếp ảnh coi “hình ảnh” là sản phẩm
nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức sự vật bằng mắt và chỉ gồm hai yếu tố cơ bản là hình
dáng của vật thể và sắc độ của hình ảnh, thì trong mỹ thuật xem “hình ảnh” như là sự
1

Trung tâm từ điển học Hà Nội, NXB Đà Nẵng, 1995, Tr. 425.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi


5

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

diễn tả hay tái hiện một vật, một người trong nghệ thuật tạo hình. Nếu như trong nhiếp
ảnh, vẻ bên ngoài của vật thể mẫu được chú ý đề cao thì trong mỹ thuật, ngoài việc sao
chép vẻ bên ngoài của vật mẫu, hình ảnh còn phải thể hiện được cái tinh thần của mẫu.
Do đó, ta có thể tạm hiểu hình ảnh chính là sự sao chép lại những hình ảnh, biểu
tượng, có thể được nhận thức bằng chính tư duy của con người hoặc bằng các cách
thức sao chụp nguyên mẫu. Tuy nhiên, hình ảnh không tồn tại độc lập với đối tượng
của sự phản ánh. Mặc dù hình ảnh khách quan về mặt nội dung khi phản ánh chân thực
đối tượng song hình ảnh không bao giờ có thể hàm chứa hết các thuộc tính và quan hệ
của đối tượng, nguyên mẫu. Hình ảnh không chỉ đơn thuần là sự sao chép nguyên mẫu
mà qua sự sao chụp đó còn phải gây được sự chú ý với mắt nhìn, thể hiện được nội
dung, tinh thần của vật mẫu, thể hiện cá tính nghệ thuật và dấu ấn riêng.
“Nhân vật”, ở đây có thể là một con người nào đó trong số những con người
trong cuộc sống của nhân loại. Nhưng trong toàn bộ nhân loại ấy ở bất cứ lúc nào, nơi
đâu, có những con người có hành vi, hoạt động nào đó nổi bật lên so với nhiều người
thì được xem là nhân vật. Người bình thường không có hoạt động nào nổi bật không
được xem là nhân vật.2 “Nhân vật” cũng có thể là những con người thật hay do chính
con người tưởng tượng và xây dựng nên hay cũng có thể là những loại vật được nhân
hóa thì đó có thể gọi là “những nhân vật hư cấu”.
Có nhiều cách hiểu và định nghĩa riêng về nhân vật, có những người nổi lên

trong đời sống chính trị thì gọi là nhân vật chính trị, có những người nổi lên ở các mặt
khác của xã hội, cũng có thể gọi là nhân vật của báo giới, văn giới, thương trường,
ngoại giao… Nhân vật có vai trò trong sử sách thì gọi là nhân vật lịch sử…
Có thể nói “hình ảnh của nhân vật” bao gồm mọi hình thức tác phẩm ghi lại hình
dáng của con người cụ thể như chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép và suy luận rộng ra có thể
cả bức tượng của cá nhân đó nữa. Hình ảnh của một nhân vật còn có thể được hiểu là
sự tái hiện lại vẻ bề ngoài của một người bằng cách thức nào đó có thể ghi lại và gây
ấn tượng thị giác cho những người khác. Khi được mọi người nhìn vào hình ảnh tái
hiện đó có thể nhận diện được rằng đó là ai. Do đó, hiện nay pháp luật đã bắt đầu đặt
ra những quy định cụ thể về quyền nhân thân và quyền tài sản đối với hình ảnh.
1.1.2. Đặc điểm hình ảnh, tên tuổi nhân vật
Hình ảnh, tên tuổi nhân vật mang nhiều màu sắc, đặc điểm, hình hài và được thể
hiện theo nhiều thể loại khác nhau nên mang những đặc trưng riêng biệt. Dựa vào
những loại hình thể hiện nên hình ảnh nhân vật, ta có thể nhận thấy hình ảnh tên tuổi
nhân vật mang những dấu hiệu mà mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết, ví
2

Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Lê Hoàng Minh, Từ điển học sinh sinh viên năm 2004, NXB văn hóa –
thông tin, Tr.526.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

6

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan

đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

dụ như: tên gọi, hình dáng, giọng nói hay những dấu hiệu biểu tượng cho phép nhận
biết nhân vật đó.
Nhân vật được thể hiện dưới ba hình thức khác nhau (nhân vật thực, nhân vật hư
cấu và nhân vật được nhân cách hóa), vì thế ứng với mỗi hình thức thể hiện thì hình
ảnh nhân vật đó sẽ khác nhau, có những giá trị, mục tiêu sử dụng khác nhau. Ví dụ
như: hình ảnh nhân vật hư cấu, nhân vật được nhân cách hóa là hình ảnh của những
con vật, linh vật… có những chi tiết, cử chỉ, hành động giống người có đặc điểm khác
biệt nhằm phân biệt và phục vụ cho quảng bá sự kiện thế vận hội, các cuộc thi thể thao
người ta sẽ thiết kế nên một linh vật và đặt tên cho linh vật đó để gây ấn tượng và phục
vụ cho việc quảng bá sự kiện hay trong ngành giải trí khác một cách sinh động hơn.

Linh vật EURO 20123

Romeo và Juliet4

Gấu Pooh5

Búp bê Barbie6

Hình 1: Ảnh minh họa cho nhân vật hƣ cấu và nhân vật đƣợc nhân cách hóa.
1.1.3. Hoạt động kinh doanh hình ảnh, tên tuổi nhân vật
1.1.3.1. Lịch sử hình thành hoạt động kinh doanh hình ảnh tên tuổi nhân vật
Việc kinh doanh hình ảnh tên tuổi nhân vật bất nguồn từ Hoa kỳ vào những năm
30 tại xưởng phim Walt Disney tại Burbank California. Khi công ty này sáng tạo ra
những nhân vật hoạt hình như chuột Mickey, vịt Donald.7 Năm 1928, Chuột Mickey ra
đời và nhanh chóng trở thành nhân vật yêu thích của các gia đình Mỹ, tượng trưng cho
tinh thần vui vẻ ngay cả khi trong tình huống ngặt nghẽo. Đó cũng là lần đầu tiên
Disney dùng nhạc nền và các kĩ xảo phụ họa cho phim hoạt hình. Cộng với một nghệ

thuật hoạt hình sáng tạo đến bất ngờ, hình tượng Mickey đã được công chúng nhiệt liệt
đón chào, nhất là vào những ngày đầu tiên xuất hiện phim lồng tiếng. Năm 1955,
Disney mở hướng đi mới: chủ xưởng phim Walt Disney đã bỏ ra 17 triệu USD khai
trương công viên Disneyland - một công viên hoàn toàn để vui chơi giải trí trên thế

3

Dũng Đông, Goal phá lệ, sớm công bố: "Dream Team" của EURO 2012, Báo mới, 2012,
/>ngày 10-11-2014].
4
Bảo Toàn , Romeo và Juliet câu chuyện tình bi kịch nhất lịch sử, Một thế giới, 2014, [Truy
cập ngày 12-11-2014].
5
Theo Zing, 15 nhân vật hư cấu được ghi danh trên Đại lộ Danh vọng, Việt giải trí, 2014,
[Truy cập ngày 11-11-2014].
6
Theo CafeF/TTVN, Búp bê Barbie và mức tiền lương ở Mỹ, Tri thức trực tuyến Zing, 2013,
[Truy cập ngày 11-11-2014]
7
WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Cẩm nang sở hữu trí tuệ, 2005, Tr.106.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

7

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp


Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

giới dựa theo những bộ phim hoạt hình của ông, ngay trong bảy tuần đầu tiên Mickey
và các bạn đã đón một triệu lượt khách đến thăm.8
Khác với hoạt động kinh doanh hình ảnh, tên tuổi nhân vật như Walt Disney việc
khai thác hình ảnh của những danh nhân danh tiếng đã có từ trước thế kỉ 20 tại Đông
Nam Á nhưng không nhằm mục đích kinh doanh mà thay vào đó là sự chuyền bá tính
ngưỡng, mang đậm tính chất tôn giáo như hình ảnh của hoàng tử Rama, Vishnu,
Sita… hình ảnh của những nhân vật này thường được thể hiện qua các tác phẩm điêu
khắc, tạc tượng, tranh ảnh. Cùng với đó là hoạt động quảng bá thương hiệu cho sản
phẩm mà họ sản xuất ra, đã quyết định in hình của những nhân vật hư cấu để quảng bá
cho sản phẩm như chén đĩa, quần áo, con rối.9
1.1.3.2. Các hoạt động kinh doanh hình ảnh, tên tuổi nhân vật
Hoạt động kinh doanh hình ảnh, tên tuổi nhân vật có thể hiểu là việc khai thác
thứ phát hoặc khai thác có điều chỉnh cho thích ứng với từng nét đặc trưng riêng của
nhân vật như tên, hình ảnh hình dáng bên ngoài gắn với các loại hàng hóa và các dịch
vụ. Bởi tác giả của nhân vật hư cấu, nhân vật nhân cách hóa hoặc chính nhân vật thực
hoặc một hay nhiều bên thứ ba được sự cho phép của tác giả nhằm kinh doanh để đáp
ứng nhu cầu của của những người yêu thích nhân vật đó. Nhưng trên thực tế thì việc
kinh doanh hình ảnh, tên tuổi nhân vật thường được do một cá nhân hay một pháp
nhân khác không phải là tác giả sẽ tổ chức hoạt động kinh doanh. Dựa vào các quyền
kinh tế hay các quyền nhân thân khác nhau của nhân vật sẽ là đối tượng kinh doanh
của những hợp đồng kinh doanh như hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng li-xăng, hợp
đồng bảo lãnh sản phẩm được mang tên nhân vật hoặc cho phép một bên hay nhiều
bên (gọi là bên thứ ba) sử dụng hình ảnh tên tuổi nhân vật được cho phép.
Các hoạt động kinh doanh hình ảnh, tên tuổi nhân vật: Kinh doanh hình ảnh, tên
tuổi nhân vật hư cấu - kinh doanh liên quan đến việc sử dụng, khai thác các hình ảnh
của các nhân vật hoạt hình được nhiều người mến mộ trong một tác phẩm văn học được
chuyển thành thể loại hoạt hình, truyện tranh nhằm phục vụ nhu cầu quảng cáo hay

marketing , ví dụ như nhân vật: trong bộ phim hoạt hình chuột Mickey, vịt Donald… đó
là những nhân vật hư cấu được nhân hóa hay các nhân vật hư cấu mang dáng vẻ của con
người Batman, Connan... hình ảnh và dáng vẻ bên ngoài của nhân vật được tái tạo lại
hình ảnh hai chiều, ba chiều phù hợp với từng mục đích kinh doanh; Kinh doanh hình
ảnh, tên tuổi nhân vật nổi tiếng - là hình thức kinh doanh liên quan đến việc sử dụng
những đặc tính đặc trưng của những con người có thực, có thể nói cụ thể hơn là những
8

Nguồn Dân trí, Du lịch nước Mỹ, Du lịch nước ngoài để khám phá các công viên Disneyland,
/>[Truy cập ngày 01/09/2014].
9
WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Cẩm nang sở hữu trí tuệ, 2005, Tr.106.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

8

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

đặc điểm nhận dạng của nhân vật nổi tiếng hay biểu tượng của một nhân vật thật và
những đặc điểm đặc trưng phải được số đông biết đến.
Tuy nhiên, trong đề tài này người viết sẽ không nghiên cứu những hoạt động
kinh doanh hoạt động kinh doanh hình ảnh, tên tuổi nhân vật không gắn với quyền
SHTT mà chỉ xem xét phân tích những vấn đề liên quan đến việc bảo hộ, hoạt dộng

khai thác thương mại, các hành vi xâm phạm đế đối tượng này.
1.2. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ
1.2.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
SHTT được hiểu là sở hữu các tài sản trí tuệ, những thành quả của quá trình tư
duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất
nhưng có giá trị kinh tế và tinh thần to lớn góp phần hình thành và phát triển nền văn
hóa, kinh tế, công nghệ, khoa học của nhân loại. Điểm đặc biệt ở đây chính là tài sản
trí tuệ so với các loại tài sản khác, tài sản trí tuệ là tài sản vô hình - không thể xác định
bằng vật chất cụ thể, tuy nhiên nó cần phải được thể hiện dưới một hình thức cụ thể
mà ta có thể nhận biết được và có thể mang lại giá trị tinh thần cho con người. Có thể
nói “SHTT là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tạo ra và sử dụng
các đối tượng vốn là kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo, trí tuệ”.10 Cụ thể hơn
SHTT là sở hữu các lợi ích về nhân thân, vật chất có được từ tác phẩm, cuộc biểu diễn,
ghi âm, ghi hình, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại…Các quyền lợi
này được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện dưới hình thức quyền nhân thân và
quyền tài sản.
Quyền SHTT là một loại hình đặc biệt của tài sản vô hình. Các tài sản vô hình
thường được tạo ra trong tiến trình thông thường của các hoạt động kinh doanh, còn
quyền SHTT thì được tạo ra bởi trí tuệ hay hoạt động sáng tạo của con người tạo ra cái
mới. Quyền sở hữu là quyền cao nhất, đầy đủ nhất của chủ thể đối với một vật. 11 Do có
những điểm riêng biệt so với quyền sở hữu tài sản hữu hình nên pháp luật về quyền
SHTT là ngành luật điều chỉnh các quan hệ về quyền SHTT theo cơ chế pháp lí riêng
bao gồm chủ thể của quyền SHTT và các loại tài sản trí tuệ (gồm quyền tác giả, quyền
liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), quyền đối với giống cây
trồng), quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, các phương pháp bảo hộ…
Theo quy định Khoản 1, Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT
năm 2005 cũng có quy định rằng “Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền SHCN và
10

11

Phan Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, NXB Tư Pháp, 2008, Tr. 7.
Lê Nết, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, Tr.18.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

9

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

quyền đối với giống cây trồng”.12 Quyền SHTT là công cụ để bảo vệ thành quả đầu tư
của nhà sản xuất, giúp nhà sản xuất tránh được rủi ro do bị bắt chước những phương
pháp, kiểu dáng, tác phẩm mà mình đã đầu tư tiền bạc để có được. Như vậy, có thể hiểu
rằng, “tài sản trí tuệ” là các quyền đối với sản phẩm trí tuệ. Ví dụ, khi tác giả bán một
bức tranh do mình vẽ là họ đã bán một tài sản hữu hình và tài sản trí tuệ (tài sản vô hình)
là các quyền đối với bức tranh đó. Người mua bức tranh có quyền tuyệt đối đối với tài
sản hữu hình là bức tranh chứ không có được quyền tác giả của bức tranh.
Dưới gốc độ là một quan hệ pháp luật về quyền SHTT thì quyền SHTT:
Chủ thể của quan hệ pháp luật SHTT: là các tổ chức, cá nhân có quyền đối với
những đối tượng do mình tạo ra hoặc được sở hữu. Chủ sở hữu quyền SHTT bao gồm:
tác giả - là cá nhân trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm văn học, khoa hoc, sáng chế…;
chủ sở hữu quyền SHTT - gồm các cá nhân tổ chức đầu tư tài chính và giao việc cho
tác giả tạo ra các đối tượng SHTT là tác phẩm, sáng chế và chủ sử dụng quyền SHTT.

Khách thể của quan hệ pháp luật SHTT: là kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo
văn học, nghệ thuật khoa học kỹ thuật hoặc kết quả khác được tạo ra vì mục đích thương
mại, trong đó giá trị sử dụng tác phẩm là các tri thức về văn học, nghệ thuật, khoa học mà
tác giả nhằm thông qua tác phẩm để chuyển tải đến công chúng. Giá trị sử dụng của sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn là các thông tin khoa
học mà người sử dụng dựa vào đó để áp dụng trong việc sản xuất ra các sản phẩm có chất
lượng cao hoặc áp dụng vào quy trình sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn.
Nội dung của quan hệ pháp luật SHTT: bao gồm quyền nhân thân và quyền tài
sản của các chủ thể đối với đối tượng SHTT và các nghĩa vụ khi thực hiện quyền đó.
Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng pháp luật quốc tế và pháp luật nhiều nước không đưa
ra một khái niệm cụ thể, chi tiết về quyền SHTT mà chỉ liệt kê các đối tượng của
quyền SHTT. Theo quy định của các nước thì các đối tượng của quyền SHTT cơ bản
có những điểm chung quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền
SHCN và quyền đối với giống cây trồng. Mặc dù không có định nghĩa chính thống và
trực tiếp thế nào là quyền SHTT, nhưng ta có thể rút ra được định nghĩa rằng quyền
SHTT là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay
uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ.
1.2.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ
Thứ nhất, khách thể của quyền SHTT là tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ là một loại tài
sản vô hình. Do đó, tài sản trí tuệ không bị tiêu hao trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên,
xuất phát từ đặc tính vô hình của tài sản trí tuệ, chủ thể quyền SHTT sẽ rất khó kiểm soát
được tài sản trí tuệ và khó ngăn chặn chủ thể khác khai thác, sử dụng các loại tài sản này.
12

Điều 4, khoản 1, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

10


SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

Thứ hai, việc bảo vệ tài sản vô hình chủ yếu được thực hiện thông qua thừa nhận
hệ thống các quyền dành cho tác giả, chủ sở quyền SHTT và các chủ thể khác. Cụ thể
là pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế trao cho chủ thể quyền SHTT một số độc
quyền. Vì thế, có thể kịp thời xử lý, ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền SHTT.
Thứ ba, quyền SHTT không chỉ là quyền dân sự mà còn chứa đựng khía cạnh
thương mại, điều này thể hiện giá trị kinh tế của tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, quyền
SHTT còn có thể là đối tượng của giao dịch thương mại. Tuy nhiên, chỉ có công bố tác
phẩm thuộc quyền tác giả và các quyền tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp mới
có thể là đối tượng của giao dịch dân sự, thương mại và đem lại giá trị kinh tế cho chủ
thể nắm giữ quyền.
Thứ tư, quyền SHTT không phải là quyền tuyệt đối mà cũng bị giới hạn trong
những trường hợp nhất định nhằm sử dụng hiệu quả các giá trị tài sản trí tuệ tạo điều
kiện cho công chúng tiếp cận và thụ hưởng các tài sản này.
Thứ năm, quyền sở hữu trí tuệ mang bản chất lãnh thổ và do pháp luật quốc gia
điều chỉnh. Các quốc gia có thể sử dụng công cụ pháp luật SHTT để phục vụ cho lợi
ích quốc gia. Tuy nhiên, đối với đặc điểm này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
thương mại quốc tế vì đây có thể tạo nên rao cảng phi thuế quan.
1.2.2. Quyền tác giả và quyền liên quan liên quan đến tác giả
1.2.2.1. Quyền tác giả
Quyền tác giả là một chế định pháp luật dân sự, được quy định trong Bộ luật dân
sự hiện hành, luật SHTT và các văn bản khác có liên quan. Quyền tác giải là quyền
được pháp luật bảo hộ của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm văn học,

nghệ thuật và khoa học.13 Theo đó, quyền tác giả là quyền mà pháp luật của một quốc
gia trao cho tác giả, nhạc sĩ, người viết phần mềm, nhà thiết kế trang web và các tác
giả sáng tạo khác. Sự bảo hộ pháp lý đối với các sáng tạo văn học và nghệ thuật của
họ, thường được gọi là “tác phẩm”. Quyền tác giả bảo hộ các hình thức thể hiện sáng
tạo hoặc có tính nguyên gốc như tiểu thuyết, thơ, tranh vẽ, hình ảnh… Ngoài ra ở hầu
hết các quốc gia còn bảo hộ các bản thảo, hình vẽ và kiểu dánh của các sản phẩm công
nghiệp. Các tác phẩm được bảo hộ thể hiện dưới dạng sau: Tác phẩm văn học (như
sách, bài phát biểu, tạp chí, bản tin, tạp chí thương mại, tài liệu giảng dạy, tài liệu kỹ
thuật, sách hướng dẫn, cataglo); tác phẩm âm nhạc (như bài hát, bản nhạc); tác phẩm
sân khấu (như điệu nhảy, vở kịch); tác phẩm nghệ thuật (như đồ họa, tranh vẽ, điêu
khắc, tác phẩm kiến trúc, bản in, chương trình máy tính và laze); tác phẩm nhiếp ảnh
(như ảnh chụp, bản khắc); chương trình , phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu gốc; bản
đồ, biểu đồ, hình vẽ địa cầu, đồ thị và hình vẽ kỹ thuật; tài liệu quảng cáo, bản in và
13

Bộ luật Dân Sự năm 2005, Phần VI, Chương 1, Mục 2.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

11

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

nhãn hàng; tác phẩm điện ảnh (như phim, phim tài liệu, phim quảng cáo trên truyền

hình); sản phẩm đa phương tiện (các tác phẩm kết hợp từ ngữ với hình ảnh, âm thanh
và chương trình máy tính, như trò chơi điện tử…).14
Việc bảo hộ quyền tác giả là việc nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và xác
lập quyền chủ thể của cá nhân hoặc tổ chức đối với đối tượng quyền tác giả tương ứng
và bảo vệ quyền đó chống lại bất kì sự vi phạm nào của phía thứ ba. Hầu hết các quốc
gia pháp luật về quyền tác giả đều tuyên bố tác giả của một tác phẩm gốc có quyền
cấm người khác sao chép tác phẩm của mình khi không được phép. Quyền tác giả chỉ
bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Mặt khác nếu hình thức
thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không
được bảo hộ. Quyền tác giả chỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm, không
bảo vệ nội dung tác phẩm. Vì thế, quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm
được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Nói cách khác, căn cứ phát sinh quan hệ
pháp luật dân sự về quyền tác giả là các hành vi pháp lý. Điều này có nghĩa là cơ quan
nhà nước sẽ không xem xét nội dung tác phẩm, và việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả
chỉ có giá trị chứng cứ chứ không có giá trị pháp lý như đăng ký bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp. Các tác phẩm được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện
và chất lượng tác phẩm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hình thức thể hiện của một ý
tưởng nào cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Như vậy, để được bảo hộ, một
tác phẩm phải được chấp nhận về mặt nội dung; được thể hiện dưới một hình thức nhất
định và có tính nguyên gốc.15
1.2.2.2. Quyền liên quan đến tác giả
Quyền liên quan đến tác giả hay còn gọi là quyền kề cận là quyền được pháp luật
bảo hộ của người biểu diễn, tổ chức sản xuất, tổ chức phát thanh truyền hình đối với
chương trình biểu diễn, sản xuất của họ. Quyền liên quan đến tác giả (quyền liên quan)
tại Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT được quy định là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hóa. Các chủ thể bao gồm người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi
âm ghi hình, tổ chức phát sóng, giúp tác giả thể hiện nội dung tác phẩm. Nói cách
khác, đó là quyền của những người trung gian, làm cầu nối giữa tác giả với công
chúng. Để một tác phẩm đến được với công chúng và được công chúng đánh giá cao,

đôi khi cần phải có sự giúp sức của một số người có khả năng thể hiện tác phẩm.
Quyền liên quan là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân, quyền
tài sản của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh,

14
15

Điều 14, Luật SHTT năm 2005.
Lê Nết, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, Tr.49.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

12

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

truyền hình đối với các chương trình được thực hiện dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở
hữu quyền tác giả.
Quyền liên quan được hình thành dựa trên việc sử dụng một tác phẩm gốc (sử
dụng tác phẩm), nói cách khác quyền liên quan có mối quan hệ chặt chẽ với quyền tác
giả. Cụ thể, quyền liên quan phát sinh trên cơ sở quyền tác giả, những sáng tạo chí tuệ
tồn tại dưới dạng tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chính trị là cơ sở để chủ thể
quyền liên quan tiến hành các hoạt động nghề nghiệp của mình, đó chính là cơ sở phát
sinh quyền liên quan. Vì thế, chủ thể quyền liên quan có nghĩa vụ phải tôn trọng các

quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gốc. Việc công
nhận và bảo hộ quyền liên quan không được làm ảnh hưởng đến quyền tác giả đối với
tác phẩm, vì sản phẩm sau khi sử dụng tác phẩm thì các sản phẩm sáng tạo nghệ thuật
mới được tạo thành bằng các hoạt động nghề nghiệp của chủ thể quyền liên quan.
Đối tượng của quyền liên quan được bảo hộ khi có tính nguyên gốc, nghĩa là phải
do chính công sức của những đối tượng quyền liên quan đầu tư, sáng tạo ra, thể hiện
được dấu ấn riêng của mình. Khoản 4, Điều 17 Luật SHTT có quy định “Cuộc biểu
diễn… với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả”. Sở dĩ, Luật SHTT có
quy định như vậy vì quyền liên quan phát sinh trên cơ sở quyền tác giả việc bảo hộ
quyền liên quan nhằm khuyến khích các chủ thể liên quan chuyển tải tác phẩm đến
công chúng. Do đó, chủ thể của quyền liên quan phải tôn trọng các quyền nhân thân và
tài sản của tác giả.
Tuy nhiên, trong đề tài này người viết chỉ phân tích quyền liên quan của chủ thể
là người biểu diển liên quan đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật cụ thể là quyền nhân thân
của chủ thể này. Các đối tượng quyền liên quan không liên quan đến đối tượng nghiên
cứu của đề tài này thì sẽ không đi sâu phân tích đến.
1.2.3. Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền SHCN được xem là một bộ phận của quyền SHTT. Khoản 4, Điều 4, Luật
SHTT có định nghĩa “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố chí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mặt kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và
chống cạnh tranh không lành mạnh”. Quyền SHCN bảo hộ quyền sử dụng độc quyền
vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng SHCN.
Quyền SHCN bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín kinh doanh. SHCN
không phải là một loại sở hữu có liên quan đến tài sản hữu hình dùng trong công
nghiệp mà là sở hữu đối với tài sản vô hình. Các đối tượng sở hữu công nghiệp theo
quy định bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi


13

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí và bí mặt kinh doanh, các đối tượng này
gắn liền với hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
 Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp:
Thứ nhất, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp gắn liền với hoạt động sản
xuất, kinh doanh, các đối tường quyền SHCN có giá trị thương mại và định giá được
thành tiền. Giá trị của quyền SHCN chiếm tỉ trọng lớn và mang lại vị thế cạnh tranh
cho chủ thể kinh doanh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, quyền SHCN được bảo hộ thông qua thủ tục đăng kí. Quyền SHCN chỉ
dành cho chủ thể đăng kí bảo hộ trước theo nguyên tắc nộp đơn đâu tiên và nguyên tắc
ưu tiên (trừ trường hợp đối với người sử dụng trước), vì không thể công nhận hai đối
tượng SHCN giống nhau hoặc tương tự nhau đến mức gây nhầm lẫn. Quyền SHCN
được thừa nhận và bảo vệ khi được cơ quan nhà nước cấp văn bằng bảo hộ.
Thứ ba, quyền SHCN được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ. Văn bằng
bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức cá nhân nhằm
xác lập quyền SHCN đối với các đối tượng quyền SHCN. Tùy thuộc vào từng đối
tượng mà quyền SHCN có thể được bảo hộ với thời hạn xác định hoặc không xác định.
1.3. Mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật
Hình ảnh, tên tuổi của một nhân vật như đã được trình bài ở phần định nghĩa là
một sản phẩm được hình thành bằng sự sáng tạo, thể hiện của một con người thật và
được sử dụng vào nhiều mục đích kinh doanh khác nhau, do đó những sản phẩm do

chính họ tạo ra cần được pháp luật bảo hộ. Vì thế, việc bảo hộ hình ảnh tên tuổi nhân
vật gắn liền với việc bảo hộ quyền SHTT dựa trên hai vấn đề bảo hộ quyền tác giả và
quyền liên quan với quyền SHCN.
1.3.1. Quan hệ giữa bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan với bảo hộ hình
ảnh, tên tuổi nhân vật
Tác phẩm được luật pháp quốc gia và Công ước Berne bảo hộ quyền tác giả là
những tác phẩm thuộc về văn học, nghệ thuật và khoa học. Theo luật Việt Nam bao gồm
các loại hình: văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác thể hiện
dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác, bài phát biểu, bài giảng, tác phẩm sân khấu, điện
ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh,
âm nhạc, tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian, chương trình máy tính; đối với tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác
giả trong trường hợp không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm được sử
dụng để sáng tạo tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên, chỉ những tác phẩm được tác giả trực
tiếp sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm khác mới thuộc loại hình được bảo hộ.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

14

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

Những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ
thuật và tác phẩm khoa học là tác giả của tác phẩm. Tác giả bao gồm: cá nhân người

Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ; cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng
tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; có tác phẩm được công
bố lần đầu tiên ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam (Điều 8 Nghị định
100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật dân
sự, luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan). Ngoài ra, những người
phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật
này sang loại hình khác được coi là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể;
người biên soạn, chủ giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính
sáng tạo được coi là tác giả biên soạn, chú giải, tuyển chọn cũng được công nhận là tác
giả (Điều 13 Luật SHTT).
Quyền tác giả tác phẩm là quyền mà tác giả có được về mặc tinh thần và kinh tế
đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Quyền nhân thân bao gồm:quyền đứng tên tác
giả trên bản gốc và bản sao tác phẩm, đứng tên thật, bút danh hoặc có thể chủ động
không đứng tên, để tác phẩm của mình ở “tình trạng khuyết danh”; quyền đặt tên tác
phẩm, “khai sinh” cho tác phẩm của mình; quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm ngăn
cấm hoặc cho phép người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình, ngăn chặn
người khác xuyên tạc, xâm phạm tới uy tín, danh dự, việc sửa chữa tác phẩm, do sự
thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ…nhưng phải được sự đồng ý của tác
giả; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm việc công bố hay
chưa công bố tác phẩm tùy thuộc vào quyết định của tác giả. Trong các quyền trên,
quyền đứng tên, đặt tên và bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền được pháp luật quốc
gia và quốc tế bảo hộ vô thời hạn và không được chuyển giao,quyền công bố tác phẩm
là quyền có thể để lại thừa kế, chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.
Quyền tài sản bao gồm: các quyền độc quyền do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho
phép người khác khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao các quyền như sau: quyền làm tác
phẩm phái sinh do tác giả tự thực hiện hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm của
mình để sáng tạo ra tác phẩm mới, người làm tác phẩm phái sinh chỉ có quyền tác giả,
khi không gây phương hại tới quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo tác
phẩm phái sinh, phải có sự thỏa thuận trước khi sử dụng để sáng tạo tác phẩm phái sinh.
Việc làm tác phẩm phát sinh bao gồm: cải biên (sáng tạo ra tác phẩm mới từ việc thêm

các yếu tố vào tác phẩm đã có), phóng tác (thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm, ví
dụ như đổi tác phẩm nhiếp ảnh thành tác phẩm hội họa, hoặc tác phẩm điêu khắc),
chuyển thể (thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm đã có nhưng vẫn giữ nội dung như
chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh); quyền sao chép tác phẩm, việc
sao chép một phần hay toàn bộ tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả, không phân
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

15

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hình ảnh, tên tuổi nhân vật

biệt hình thức, phương tiện được sử dụng để sao chép, kể cả sao chép điện tử; quyền
biểu diễn; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc bản sao tác phẩm do chủ sở hữu thực
hiện hoặc cho người khác thực hiện bằng việc sử dụng bất kì hình thức, phương tiện kĩ
thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức
chuyển nhượng khác. Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân
phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng. Các quyền tài sản và
quyền nhân thân của tác giả nêu trên tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được hình
thành dưới dạng vật chất nhất định. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm
phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền
tác giả được hưởng tiền nhuận bút, thù lao và lợi ích vật chất khác từ việc cho phép tổ
chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng tác phẩm.16
Từ những phân tích riêng về quyền tác giả và việc bảo hộ quyền tác giả đối với
các tác phẩm theo pháp luật trong nước và ngoài nước có thể nhận thấy rằng: tác giả

của tác phẩm là hình ảnh tên tuổi nhân vật cũng sẽ có đầy đủ quyền nhân thân hay tài
sản thuộc về tác giả. Tác giả của tác phẩm là hình ảnh nhân vật hay tên tuổi nhân vật là
những người sáng tạo ra hình ảnh nhân vật đó.
Hình ảnh tên tuổi nhân vật thường được thể hiện dưới dạng tác phẩm nhiếp ảnh, tác
phẩm hội họa, điêu khắc, tác phẩm văn học như sách, truyện tranh, tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng, tác phẩm điện ảnh… Việc bảo hộ các tác phẩm này theo pháp luật SHTT về
quyền tác giả cũng chính là việc bảo hộ đối với những đối tượng thuộc tác phẩm đó.

Hình ảnh nhân vật trong bộ truyện tranh
“Học viện bóng đá” do hoạ sĩ Bách Lê vẽ 17

Nhân vật Long Tinh của Hoạ sĩ Lê Linh và nhân vật
Trạng Tý đồng tác giả của Lê Linh và Công ty Phan Thị18

Hình 2: Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Cụ thể hơn là, việc bảo hộ hình ảnh tên tuổi hình ảnh nhân vật cũng chính là bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mà tác phẩm ở đây chính là hình ảnh tên tuổi nhân
vật nào đó hay bảo hộ tác phẩm có chứa đựng hình ảnh của những nhân vật tương tự.
Ví dụ như: đối với hình ảnh của nhân vật Trạng Tý là đối tượng thuộc tác phẩm mỹ
16

Vũ Mạnh Chu, Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan, Cục bản quyền tác giả,
[Truy cập ngày,
22/9/2014].
17
Theo Ngôi Sao, Học viện bóng đá truyện tranh kute từ U19 Việt Nam, , [Truy cập ngày 10/10/2014].
18
Hữu Trịnh, Tái khởi kiện vụ Thần đồng đất Việt, [Truy cập ngày 10/10/2014].

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi


16

SVTH: Trần Thị Hạnh Nhung


×