Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

thực trạng thuế khoán thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2010 – 2014

THỰC TRẠNG THUẾ KHOÁN THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Cán bộ hướng dẫn:
TS. Lê Thị Nguyệt Châu

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ KIM CƯƠNG

Bộ môn Luật Thương Mại

MSSV: 5117375

Khoa Luật – ĐHCT

Lớp:Luật Thương Mại
HG1164A1
Cần Thơ, tháng 11/2014


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

2

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ

kinh doanh cá thể

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

3

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37



Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6
1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................ 6
2.Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 7
3. Phạm vi nghiêm cứu .................................................................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 7
5.Bố trúc luận văn.......................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 9
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ KHOÁN THUẾ ĐỐI
VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ ............................................................................... 9
1.1

Khái niệm và đặc điểm của Hộ kinh doanh cá thể .................................. 9

1.1.1

Khái niệm Hộ kinh doanh cá thể ......................................................... 9

1.1.2

Đặc điểm Hộ kinh doanh cá thể ......................................................... 10

1.2

Khái quát chung chính sách thuế khoán đối với Hộ kinh doanh cá thể
13


1.2.1

Sơ lược chính sách thuế khoán hiện nay ........................................... 14

1.2.1.1 Khái niệm thuế khoán và Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khoán ................................................................................................... 14
1.2.1.2 Đối tượng nộp và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp
khoán 15
1.2.1.3 Thời hạn thông báo thuế và thời hạn nộp thuế ............................ 17
1.2.2

Quy định việc ấn định thuế khoán đối với Hộ kinh doanh cá thể .... 18

1.2.3

Vai trò của thuế khoán hiện nay ........................................................ 19

CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 20
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN, THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ ................................. 20
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

4

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể


2.1Thuế khoán thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể .................... 20
2.1.1 Quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ................................ 20
2.1.1.1Đối tượng nộp thuế ............................................................................ 20
2.1.1.2 Thu nhập chịu thuế .......................................................................... 22
2.1.1.3 Căn cứ tính thuế ............................................................................... 23
2.1.1.4 Các khoản giảm trừ .......................................................................... 27
2.1.2Quy định pháp luật thuế khoán thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh
doanh cá thể ...................................................................................................... 30
2.1.2.1Khái niệm và nguyên tắc áp dụng thuế khoán ............................... 30
2.1.2.2 Cách tính thuế TNCN của hộ kinh doanh cá thể theo phương
pháp khoán .................................................................................................... 31
2.2Thuế khoán thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể ........................ 35
2.2.1 Quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng ..................................... 35
2.2.1.1Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế GTGT ............................. 35
2.2.1.2Căn cứ tính thuế ................................................................................ 36
2.2.2Quy định của pháp luật về mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng đối với
hộ kinh doanh cá thể ........................................................................................ 40
2.2.2.1Đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán ................... 40
2.2.2.2 Xác định số thuế khoán phải nộp .................................................... 41
2.2.2.3 Phương pháp tính thuế khoán thuế GTGT ................................... 42
2.3Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế khoán hiện
nay ......................................................................................................................... 46
2.3.1 Thực trạng chính sách thuế khoán thuế TNCN_GTGT đối với Hộ kinh
doanh cá thể ...................................................................................................... 46
2.3.2Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế khoán hiện nay .... 50
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 54

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu


5

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Nước ta trong những năm qua do tác động của khủng hoảng kinh tế thế
giới, nền kinh tế nước ta và cộng đồng Hộ kinh doanh cá thể phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn và thách thức. Trước sự biến động của nền kinh tế và thay
đổi phương thức hoạt động kinh doanh của Hộ kinh doanh cá thể, các Luật
Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Quản lý thuế.. đã
được xây dựng, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình đất nước hiện
nay. Việc xây dựng, sửa đổi bổ sung các Luật trên thời gian qua đã mang lại
những kết quả tích cực góp phần ổn định, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh, tăng tổng thu cho NSNN, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua quá trình thực hiện quy định pháp luật
về thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân và quản lý thuế trong thời gian nêu
trên thì việc thực hiện quy định pháp luật về Thuế nêu trên vẫn còn một số hạn
chế, tồn tại về chính sách thuế khoán đối với Hộ kinh doanh cá thể đối với
Thuế thu nhập cá nhân và Thuế giá trị gia tăng đó là: gian lận thuế trong công
tác quản lý; số thu thuế khoán chỉ chiếm 1% tổng thu nội địa nhưng mất rất
nhiều nguồn nhân lực, tài chính và thời gian để thu thuế khoán; tình trạng
thuế khoán chia đối, chia ba, người nộp thuế có lợi, cán bộ thuế có lợi chỉ có
NSNN là thất thu…Rất nhiều tình trạng nhiêu khê đang diễn ra, do vậy gây

rất nhiều khó khăn trong quản lý thuế đối với thuế khoán hộ kinh doanh cá
thể.
Trong thời gian qua, công tác quản lý thu thuế khoán đối với Hộ kinh doanh
cá thể trên địa bàn cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình
trạng vi phạm pháp luật về thuế khoán của các Hộ kinh doanh luôn xảy ra, ý
thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế còn thấp…Vì vậy vấn đề cấp thiết
đặt ra cho Ngành thuế cả nước là phải tập trung nghiên cứu các chính sách về
thuế và đề ra các biện pháp cụ thể để hoàn thiện hơn về chính sách thuế khoán
và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

6

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

Từ những lý do nêu trên, trong quá trình học tập tại Khoa Luật Trường Đại
Học Cần Thơ, được sự giúp đỡ của cô, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn được đề
tài: “Thực trạng khoán thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập cá nhân đối với Hộ kinh
doanh cá thể”. Đề tài nằm tập trung phân tích những quy định của pháp luật
về khoán thuế đối với Hộ kinh doanh cá thể và thực trạng áp dụng thuế khoán
hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những hạn
chế và chỉ ra nguyên nhân để hoàn thiện các chính sách thuế khoán đối với Hộ
kinh doanh cá thể.
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những quy định của Luật về khoán thuế Thu nhập cá nhân và

Giá trị gia tăng đối với Hộ kinh doanh cá thể là đối tượng nộp thuế theo
phương pháp khoán, thời hạn nộp thuế theo hàng tháng hoặc hàng quý. Cán
bộ thuế là người tiến hành việc thu thuế theo quy định của pháp luật.
Tổng quan khoán thuế Thu nhập cá nhân và Giá tri gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các văn bản hướng dẫn
thi hành và những ưu và khuyết điểm của các vấn đề về khoán thuế được đề
suất một số biện pháp nhằm hoàn thiện để áp dụng chính sách một cách hiệu
quả hơn.
3. Phạm vi nghiêm cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Người viết chỉ đi sâu vào một mảng nhỏ của
vấn đề về khoán thuế đối với hộ kinh doanh cá thể và loại thuế áp dụng là
Thuế thu nhập cá nhân, Thuế giá trị gia tăng. Vì đây là những sắc thuế được
khoán không cố định mức thuế cụ thể theo từng năm mà cơ quan thuế dựa
trên tài liệu khai thuế của hộ kinh doanh cá thể, cơ sở dữ liệu ngành thuế, kết
quả điều tra thực tế tình và thông báo tiền thuế khoán phải nộp ổn định trong
một năm cho hộ kinh doanh cá thể và sơ lược chính sách thuế khoán hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài này là nghiên cứu và phân
tích theo tài liệu là những văn bản quy phạm pháp luật và trang thông tin điện
tử nhằm làm sáng tỏ vấn đề khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

7

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể


tăng đối với hộ kinh doanh cá thể, trên cở sở phân tích, so sánh và tổng hợp lại
để làm rõ vấn đề nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
5.Bố trúc luận văn
Luận văn gồm 03 phần: Mở bài, Nội dung chính và Kết luận
Nội dung chính: Gồm 02 chương
Chương 1: Khái quát chung về Hộ kinh doanh cá thể và khoán thuế đối với
Hộ kinh doanh
Chương 2: Quy định của pháp luật về khoán thuế thu nhập cá nhân, thuế giá
trị gia tăng đối với Hộ kinh doanh cá thể
do thời gian có hạn, kiến thức hiểu biết cũng như thực tế còn hạn chế.
Nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót, kính mong được sự đóng góp quý báu
của Thầy, Cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

8

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

THỰC TRẠNG KHOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN VÀ THUẾ GÍA TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ KHOÁN THUẾ ĐỐI
VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của Hộ kinh doanh cá thể
1.1.1

Khái niệm Hộ kinh doanh cá thể

“Kinh tế hộ” là thuật ngữ thường được sửa dụng để chỉ về những người
sản xuất nhỏ, cá thể đó là hộ là nông, lâm, ngư nghiệp, hộ làm nghề tiểu thủ
công nghiệp, hộ làm nghề kinh doanh buôn bán nhỏ là hình thức dựa vào tư
hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động
và khả năng của gia đình; riêng kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức dựa trên tư
hữu về tư liệu sản xuất nhưng trong quá trình sản xuất có thuê mướn lao động,
tuy nhiên thu nhập chủ yếu cũng do sức lao động và vốn của bản thân và của
hộ gia đình.
Hiện nay, kinh tế cá thể, tiểu chủ là một bộ phận cấu thành của thành phần
kinh tế tư nhân; khi xét về bản chất, kinh tế cá thể, tiểu chủ là kinh tế tư nhân,
nhưng kinh tế tư nhân dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và
vốn kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình (gọi là kinh tế hộ) là đối tượng năng
động nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất trong cơ chế thị trường.
Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005, Điều 106 thì “Hộ gia đình mà
các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt dộng kinh tế
chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự
thuộc về các lĩnh vực này”. Từ lịch sử hình và quy định của pháp Luật, có thể
diễn đạt một cách khái quát đó là Hộ kinh doanh cá thể là dựa trên quan hệ tư
hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và vốn kinh doanh, tồn tại phổ biến dưới hình thức
các hộ cá thể nằm trong quy mô gia đình và hiện nay được sắp xếp theo loại

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

9


SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

hình kinh doanh nhỏ, là một bộ phận cấu thành của thành phan kinh tế tư
hữu.
Trước khi có Nghị định của Chính phủ số 43/2010/NĐ-CP ngày
15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp thì “hộ kinh doanh” còn được gọi là “hộ
kinh doanh cá thể” Tên gọi “hộ kinh doanh cá thể” được ghi nhận tại hai Nghị
định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000, Điều 17 khoản 1 và Nghị định số
109/2004/NĐ-CP ngày 02/04/2004, Điều 24, khoản 1 có định nghĩa là Hộ kinh
doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ đươc đăng ký kinh
doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu
và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh.
Nghị định số 43/2010 NĐ-CP tại Điều 49, khoản 1 định nghĩa như sau: Hộ kinh
doanh do một cá nhân là công dân Việt nam hoặc một nhóm người hoặc một
hộ gia đình làm chủ, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm sử dụng không quá
mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh.
Qua định nghĩa nêu trên về “Hộ kinh doanh” cho thấy hộ kinh doanh
được chia làm ba loại căn cứ vào chủ tạo lập ra nó đó là:
Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ;
Hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ; và
Hộ kinh doanh do một người làm chủ.Có lẻ đây là một nét đặc thù rất Việt
Nam.
Tuy nhiên tính phù hợp hay không phù hợp của vấn đề tùy vào cách hiểu của

từng người hay chế định pháp luật.
Như vậy, Hộ kinh doanh cá thể là “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân
Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng
ký kinh doah tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có
con dấu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động kinh doanh”.
1.1.2

Đặc điểm Hộ kinh doanh cá thể

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

10

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

Là loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm mang
tính chất gia đình, chứa đựng ở đây nguyên tắc kinh doanh kết hợp hài hòa với
các giá trị gia đình, thành viên trong hộ gắn bó với nhau bằng quan hệ ruột
thịt, có tính cộng đồng, trách nhiệm cao; ngoài các hoạt động sản xuất-kinh
doanh, chủ hộ còn quan tâm đến việc học hành, giáo dục truyền thống, đạo
đức, phát luật cho các thành viên để hướng tới sự thành đạt.
Tài sản chung cả hộ gia đình theo luật định gồm quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp,
cũng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các
tài sản khác mà các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản

chung của hộ the phương thức thỏa thuận. Còn việc định đoạt tài sản là tư liệu
sản xuất có giá trị của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở
lên đồng ý, đối với tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi
trở lên đồng ý.
Về quy mô kinh doanh của hộ cá thể theo loại hình vừa và nhỏ nên dễ tổ chức
sản xuất, kinh doanh, ít tốn kém, dễ thích nghi, có khả năng huy động nguồn
nhân lực phân tán như vốn, lao động, đất đai, thiết bị kỹ thuật, tiềm năng trí
tuệ, tay nghề, bí quyết, kinh nghiệm; đây là tiềm năng “chất xám” quan trọng
của kinh tế cá thể, tiểu chủ kết hợp lại với nhau, tạo thành động lực trong sản
xuất, kinh doanh, quản lý.
Về quan hệ sản xuất: mặt dù dựa trên quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và
vốn nhưng là vì là tư hữu nhỏ với quy mô gia đình nên quan hệ quản lý trong
các hộ kinh doanh cá thể và tiểu chủ là trực tuyến, bỏ qua các khâu trung gian
nên rất chặt chẽ đảm bảo hiệu quae và chất lượng sản phẩm hàng hóa luôn
được quan tâm, vì nó tạo nên chữ tín của gia đình sau khi hoàn thành các
nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước.
Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh qui mô rất nhỏ
Đặc điểm này xuất phát từ quy định của pháp luật Việt Nam, căn cứ vào
số lượng lao động được sử dụng trong hộ kinh doanh không quá 10 lao động,
nếu sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động phải đăng kí kinh doanh dưới hình
thức doanh nghiệp. Nhưng có lẻ chưa tính đến đặc trưng của từng ngành nghế

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

11

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ

kinh doanh cá thể

kinh doanh, với một cửa hàng cơm bình dân con số người phục vụ có thể lên
tới hàng chục nào là các công việc như: nấu ăn, chạy chợ, phục vụ bàn, vệ sinh,
trông xe, rửa chén…
Hộ kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP chỉ được tiến hành
kinh doanh tại “một địa điểm”. Bản thân cụm từ “một địa điểm” cũng cần
được giải thích, nếu “một địa điểm” không phải là một địa phương như xã
(phường), huyện (quận) hoặc tỉnh (thành phố), thì nó có nghĩa là mỗi hộ kinh
doanh chỉ có thể có một cửa hàng hoặc một cơ sở sản xuất đặt tại một địa
phương nhất định.
Các quy định trên thực chất không cho phép hộ kinh doanh mở rộng quy mô
sản xuất, kinh doanh, hay nói cách khác hạn chế kinh doanh dưới hình thức hộ
kinh doanh. Như vậy quyền tự do kinh doanh phần nào đó có sự hạn chế.
Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh
doanh
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về trách nhiệm
của chủ hộ kinh doanh đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh
doanh của hộ kinh doanh thì còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Trước hết cần xác
định nghĩa vụ trách nhiệm của hộ kinh doanh dựa trên Nghị định 43/2010/NĐCP, Điều 49, khoản 1 về khái niệm hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do
một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình
làm chủ, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao
động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với hoạt động kinh doanh”. Với quy định này quả thật rất khó để xác định chế
độ trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh. Theo định nghĩa này, người ta có thể
hiểu có năm yếu tố để xác định hộ kinh doanh như sau:
 Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia
đình làm chủ;



Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm;



Hộ kinh doanh không được sử dụng quá 10 lao động;



Hộ kinh doanh không có con dấu;

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

12

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể



Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
hoạt động kinh doanh;

Về nguyên tắc pháp lý khi kinh doanh, thương nhân dù là thể nhân hay
pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
các khoản nợ của mình. Chẳng hạn một công ty dù là công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần hay cô ty hợp danh đều phải bỏ toàn bộ tài sản của mình
ra để trả nợ. Khi nói tới chế độ trách nhiệm vô hạn, có nghĩa là nói tới việc các

thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của
mình và liên đới đối với các khoản nợ của công ty mà mình là thành viên. Vì
vậy định nghĩa về hộ kinh doanh của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP làm phát
sinh nhiều vấn đề phải bàn về chế độ trách nhiệm.
Cần lưu ý rằng nếu hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì người ta có thể
qui kết ngay rằng cá nhân làm chủ đó phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các
khoản nợ của hộ kinh doanh ngoài việc đưa tài sản kinh doanh ra để trả nợ,
bởi trong trường hợp này hộ kinh doanh có bản chất là cá nhân kinh doanh
hay là thương nhân thể nhân.
Nếu hộ kinh doanh do một gia đình làm chủ thì việc đưa tài sản ra để trả nợ,
việc xác định trách nhiệm của từng thành viên hộ gia đình cần tới các qui định
của Bộ luật dân sự 2005. Theo Bộ luật này tại Điều 110, khoản 2 thì hộ gia đình
chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không dủ để
thực hiện nghĩa vụ chung thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới
bằng tài sản riêng của mình.
Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì vấn đề có lẽ trở nên phức
tạp hơn nhiều, bởi vì chế độ trách nhiệm của thành viên trong nhóm không
được pháp luật qui định cụ thể, nếu xem hộ kinh doanh do một nhóm người
làm chủ là một công ti hợp danh không có tư cách pháp nhân thì các thành
viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các
khoản nợ của hộ kinh doanh. Qui định này cần phải giải thích rõ là hộ kinh
doanh có chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ này ứng với các thành viên của
nhóm.
1.2 Khái quát chung chính sách thuế khoán đối với Hộ kinh doanh cá thể

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

13

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37



Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

1.2.1
1.2.1.1

Sơ lược chính sách thuế khoán hiện nay
Khái niệm thuế khoán và Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương

pháp khoán
Thuế là khoản thu quan trọng của ngân sách quốc gia. Quốc gia nào cũng
có khoản chi ngân sách hàng năm, để có khoản công chi đó thì ta có nguồn thu
cho NSNN chủ yếu đó là thuế. Trong đó, thuế giữ vai trò quan trọng hơn cả, vì
thuế có sự điều tiết chia sẻ và công bằng giữa người với người có thu nhập cao
và người có thu nhập thấp đồng thời nói lên sức mạnh tự chủ về tài chính của
một quốc gia.
Sự ra đời của thuế là một yếu tố khách quan gắn liền với sự ra đời tồn tại và
phát triển của một Nhà nước.
Về kinh tế học thì thuế là biện pháp đặc biệt mà theo đó Nhà nước sử dụng
quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực tư sang nguồn lực công; Về
phân phối thu nhập thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân; Về người nộp thuế thì thuế đucợ coi là
khoản đóng góp bắt buộc.
Vậy: “Thuế là một khoản tiền mà các cá nhân và pháp nhân có nghĩa vụ
bắt buộc thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đổi khoản
không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế mà dung để trang trải cho các nhu
cầu chi tiêu công cộng”1.
Khái niệm về thuế khoán

Thuế khoán được hiểu là mức thuế do cơ quan thuế quy định dựa trên
doanh thu và quy mô của hộ kinh doanh để định ra mức thuế khoán phù hợp,
thuế khoán được áp dụng áp đối với những hộ kinh doanh nhỏ.
Để xác định doanh thu của hộ kinh doanh để quy ra “mức thuế khoán cụ thể
phải thực hiện qua 5 bước sau2”:

1

123doc, Cải cách thuế VN trong giai đoạn hiện nay và tầm quan trọng cho đến năm 2020, Nợ công ở
Việt Nam thực trạng và giải pháp, truy cập 01-08-2014]
2
Viettinlaw, Thuế khoán là gì? truy cập 01-08-2014]

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

14

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

1.
Hộ kinh doanh tự kê khai dự kiến doanh thu ổn định trong thời kỳ
khoán
2.
Cơ quan thuế căn cứ dự kiến doanh thu hộ kinh doanh kê khai để phối
hợp với Hội đồng tư vấn thuế phường xã điều tra thực tế xác định doanh thu
kê khai có sát hay không?

3.
Cơ quan thuế căn cứ kết quả kê khai và điều tra lập dự kiến doanh thu
tính thuế của từng hộ
4.

Công khai dự kiến doanh thu, mức thuế của từng hộ để hộ kinh doanh

và nhân dân tham gia
5.
thể

Thông qua Hội đồng tư vấn thuế cho ý kiến đối với từng trường hợp cụ

1.2.1.2
Đối tượng nộp và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp
khoán
Đối tượng nộp thuế khoán
Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/201, Điều 21, Khoản 1 quy
định về đối tượng nộp thuế khoán là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp
thuế theo phương pháp khoán (gọi chung là nộp thuế khoán) bao gồm:


Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh
doanh hoặc thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh, không đăng
ký thuế và không thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc đăng ký
của cơ quan thuế.



Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ

kế toán hóa đơn, chứng từ.



Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng
chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ dẫn đến không xác định được số thuế
phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.



Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên thủ
công, phân tán, lưu động, không thường xuyên.

Xác định số thuế khoán phải hộ theo phương pháp khoán

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

15

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

Xác định số thuế khoán được quy định tại Khoản 6, Điều 21, Thông tư
156/2013/TT-BTC là:
Căn cứ vào tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu
nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu
thực tế, cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán dự kiến của Hộ

nộp thuế khoán để niêm yết công khai, đồng thời tham vấn ý kiến của Hội
đồng tư vấn thuế xã, phường.
Đối với Hộ nộp thuế khoán hoạt động theo hình thức nhóm cá nhân kinh
doan, cơ quan thuế căn cứ thu nhập chịu thuế ấn định của nhóm, tỷ lệ phân
chia thu nhập và khai thuế giảm trừ gia cảnh của từng thành viên để tính và
thông báo số thuế khoán phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo từng quý
của từng thành viên trong nhóm.
Số thuế khoán được xác định cho từng quý và ổn định trong một năm.
Trường hợp Hộ nộp khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc
quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế điều
chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế.
Trường hợp nộp thuế khoán khi Hộ kinh doanh có sự thay đổi doanh thu
Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn quyển nếu trong quý doanh
thu trên hóa đơn thấp hơn doanh thu khoán thì nộp thuế theo doanh thu
khoán. Trường họp trong quý doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu
khoán nhưng Hộ kinh doanh chứng minh được doanh thu phát sinh cao hơn
doanh thu khoán không phải do thay đổi quy mô, thay đổi ngành nghề mà do
yêu stoos khách quan đột xuất thì phải nộp bổ sung thuế phần thuế tăng thêm.
Trường hợp này cơ quan thuế không thực hiện điều chỉnh lại doanh thu, số
thuế đã khoán.
Đối với Hộ nôp thuế khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo
từng số thì khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh đối với phần doanh thu
ghi trên hóa đơn bán lẻ.
Trường hợp nộp thuế khoán khi Hộ kinh doanh tạm ngừng, nghỉ kinh doanh

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

16

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37



Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh thì phải lập Thông báo
tạm ngừng, nghỉ kinh doanh và Văn bản đề nghị miễn giảm thuế do ngừng
nghỉ kinh doanh gửi đến cơ quan thuế trong khoản thời gian 15 (mười lăm)
ngày trước tạm ngừng, nghỉ kinh doanh.
Cơ quan thuế căn cứ vào thời gian tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của Hộ nộp
thuế khoán để xác định số tiền thuế được miễn, giảm và ban hành Quyết định
miễn, giảm thuế hoặc Thông báo không được miễn, giảm thuế.
Số thuế Hộ kinh doanh được miễn, giảm thuế do tạm ngừng, nghỉ kinh doanh
được xác định như sau:
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn một tháng trở lên được
giảm 1/3 số thuế phải nộp của quý; tương tự nếu nghỉ liên tục trong hai tháng
trở lên được giảm 2/3 số thuế phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý thì được
giảm toàn bộ số thuế phải nộp của quý đó.
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh không trọng
tháng thì không được giảm thuế khoán thì phải nộp của tháng.
1.2.1.3
Thời hạn thông báo thuế và thời hạn nộp thuế
Quy định thời hạn gửi thông báo nộp thuế
Cơ quan thuế gửi thông báo một lần áp dụng cho các quý ổn định trong năm;
thời hạn gửi thông báo đến Hộ kinh doanh chậm nhất là ngày 20 tháng 1 hàng
năm.
Trường hợp có điều chỉnh lại tiền thuế của Hộ kinh doanh do thay đổi về quy
mô, ngành nghề kinh doanh hoặc điều chỉnh tiền thuế do thay đổi về chính
sách thuế, cơ quan thuế gửi thông báo chậm nhất là ngày 20 của tháng có thay
đổi tiền thuế.

Trường hợp Hộ kinh doanh mới ra kinh doanh, cơ quan thuế gửi thông báo
chậm nhất là ngày 20 của tháng có phát sinh tiền thuế phải nộp.
Trường hợp Hộ kinh doanh phát sinh số thuế phải nộp bổ sung do doanh thu
phát sinh trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán thì co quan thuế gửi thông
báo chậm nhất là ngày 20 của tháng đầu quý sau.

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

17

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

Quy định thời hạn nộp thuế
Hộ kinh doanh nộp theo quý, thời hạn hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối
cùng của quý
Đối với Hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn quyển có số thuế phải nộp bổ sung do
doanh thu phát sinh trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán thì thời hạn nộp
thuế bổ sung chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Đối với Hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán lẻ theo từng số thì thời hạn nộp
thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời điểm bán hóa đơn lẻ.
1.2.2 Quy định việc ấn định thuế khoán đối với Hộ kinh doanh cá thể
Khái niệm
Quy định việc ấn định thuế đối với Hộ kinh doanh cá thể là việc cơ quan
thuế ấn định một mức thuế cố định trong một thời gian nhất định cho hộ kinh
doanh cá thể, theo hồ sơ khai doanh thu đúng thực tế của Hộ kinh doanh cá
thể và được cơ quan thuế cũng như Hội đồng tư vấn thuế chấp nhận. Hội đồng

tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế và mức
thuế của Hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, nội dung tư vấn phải được ghi
bằng biên banrtrong cuộc họp của Hôi đồng để đảm bảo đúng phá luật, dân
chủ, công khai, công bằng, hợp lý.
Người nộp thuế
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà
nước (gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, tổ chức; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế
thay người nộp thuế
Đối tượng đăng ký
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh
Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

18

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế
Lưu ý: Không áp dụng cho cá nhân không cư trú.
Nguyên tắc áp dụng
Cơ quan thuế xác định mức thuế phải nộp theo phương pháp khoán
thuế đối với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Hộ kinh doanh không có

đăng ký kinh doanh và không đăng ký thuế.
Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khia của hộ kinh doanh, cá nhân
kinh doan, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã,
phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch và phải dược công khai
trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành nghề quy
mô kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh
mức thuế khoán.
1.2.3 Vai trò của thuế khoán hiện nay
Tăng thu cho ngân sách Nhà nước:
Ở nước ta số thuế thu được từ khu vực kinh tế cá thể tuy chỉ chiếm tỉ trọng
nhỏ trong tổng thu nhập ngân sách nhưng đây lại là lĩnh vực phức tạp, khó
quản lý, cho nên làm tốt công tác thu thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể
sẽ có tác dụng động viên, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh:
Qua công tác tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật thuế
cùng với việc tăng cường tính pháp chếcủa các luật thuế, ý thức chấp hành các
luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thoái quen “Sống và làm việc theo pháp
luật” trong mọi tầng lớp dân cư.
Đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội:
Thuế được áp dụng thống nhất cho các ngành nghề và các thành phần kinh tế,
các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền
lợi và nghĩa vụ đối với mỗi thể nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng cồn bằn thể
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

19

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37



Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

hiện qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau.
Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật thuế để kiểm tra gián tiếp hoạt động sản
xuất kinh doanh:
Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ nộp thuế, các cơ quan quản lý thuế cùng
với đối tượng nộp thuế buộc phải quan tâm và tuân thủ những quy định gắn
với chế độ chứng từ hoá đơn, nội dung kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình
thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức…điều đó cũng có nghĩa bằng việc quy định
những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế thì Nhà nước gián tiếp quản lý nền
kinh tế, trên cơ sở đó có hệ thống pháp luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với định hướng trong từng giai đoạn ở tầm vĩ mô cũng như tìm
biện pháp hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng nộp thuế. Mặt khác thông qua việc
kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể phát
hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế nói riêng và vi
phạm trong quá trình hoạt động gắn với tư cách của đối tượng nộp thuế nói
chung.
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN,
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
2.1Thuế khoán thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể
2.1.1 Quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân
2.1.1.1Đối tượng nộp thuế
Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 2 của Luật thuế
thu nhập cá nhân đối với Hộ kinh doanh cá thể là những cá nhân cư trú và có
thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong Việt Nam, không phân biệt nơi
trả và nhận thu nhập
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Theo quy định tại Điều 1 khoản 1 của Thông tư 111/2013/TT_BTC quy định cá
nhân được xem là cá nhân cư trú là:

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

20

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

 Có mặt tại Việt Nam trong trường hợp
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc
trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt có mặt tại Việt Nam.Trong
đó, ngày đến và ngày đi được tính là 1 ngày. Ngày đến và ngày đi được xác
định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu
(hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời khỏi Việt Nam.
Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung
là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt
Nam.
 Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp
Có nơi ở thường xuyên theo quy đinh của pháp luật về cư trú
Đối với công dân Việt Nam: Nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống
thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ nhất định và đã đăng kí
thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
Đối với người nước ngoài: Nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi
đăng kí và được ghi nhận trong Thẻ cư trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có

thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn
của các hợp đồng thuê từ 183 ngày triwr lên trong năm tính thuế được tính cụ
thể như sau:
Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên, hoặc không được cấp
Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở
theo hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác
định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà
nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự
thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Người nộp thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có thu nhập từ kinh doanh

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

21

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì người
nộp thuế là từng thành viên có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.

Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh
doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng chỉ, Giấy phép hành nghề)
thì người nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.
Đối với hoạt động cho thuế nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản
khác không có đăng ký kinh doanh, người nộp thuế là cá nhân sở hữu nhà,
quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường hợp nhiều cá nhân cùng sở
hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì người nộp thuế là từng
cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng.
2.1.1.2 Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân Hộ kinh doanh cá thể theo Luật thuế
TNCN, tính thu nhập chịu thuế chỉ áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong các lĩnh vực sau (Khoản 1, Điều 2, Thông tư 111/2013/TTBTC):
 Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các
lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản
xuất, kinh doanh hàng hoá; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống;
kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt
nước, tài sản khác.

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

22

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37



Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

 Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nân trong những lĩnh
vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy
định của pháp luật.
 Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp,
làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng được miễn thuế
theo quy định.
2.1.1.3 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của Hộ kinh doanh được
xác định bằng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh.
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các
khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế
trong kỳ tinh thuế.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Theo quy định của Thông tư 111/2013/TT-BTC, Điều 8, Khoản 1, Điểm b,
thì doanh thu tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ số tiền
bán hàng hoá, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trog kỳ tính thuế bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cá
nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu
được tiền.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau:
 Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sỡ hữu hàng hoá hoặc
thời điểm lập hoá đơn bán hàng.
 Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc thời điểm lập hoá
đơn cung ứng dịch vụ.
Trường hợp, thời điểm lập hoá đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sỡ hữu
hàng hoá (hoặc dịch vụ hoàn thành) thì thời điểm xác định doanh thu được

tính theo thời điểm lập hoá đơn và ngược lại.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp xác định
sau:

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

23

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

 Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá
bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp.
 Đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm là tiền hàng
hoá, dịch vụ trả một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm.
Trường hợp việc thanh toán theo hợp đồng mua bán theo phương thức trả
góp, trả chập kéo dài nhiều kỳ tính thuế thì doanh thu là số tiền phải thu của
người mua trong kỳ tính thuế không bao gồm lãi trả góp, trả chậm theo thời
hạn quy định trong hợp đồng.
Việc xác định chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá bán trả
góp, trả chậm thực hiện theo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.
 Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra dùng để trao
đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động, doanh thu được
xác định theo giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương
trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho
người lao động.
 Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra tự dùng để phụ

vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của cá nhân kinh doanhthì doanh
thu là chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó.
 Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tổng số tiền thu về từ hoạt động
gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi
phí khác phục vụ cho công việc gia công hàng hoá.
 Đối với nhận đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của cá nhân
kinh doanh giao đại lý, ký gửi hưởng hoa hồng thì doanh thu là tiền hoa
hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hoá.
 Đối với hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu là số tiền bên thuê trả
từng kỳ theo hợp đồng thuê.
Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu
nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo
doanh thu trả tiền một lần.
Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí
phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì doanh thu để tính thu nhập chịu

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

24

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ
kinh doanh cá thể

thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước nhưng phải tính ngay số thuế nộp
tương ứng từng năm và nộp cho cả thời gian thu tiền trước.
 Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng
mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình nghiệm thu bàn giao.

Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy
móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế là số tiền từ hoạt động xây dựng,
lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
 Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ số tiền thu được từ việc vận chuyển
hàng khách, hàng lý, hàng hoá.
Các khoản chi phí hợp lý được trừ
Chi phí hợp lý được trừ là các khoản chi phí thực tế, có liên quan trực
tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân và có đủ hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi phí hợp lý được trừ bao gồm:
 Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản thù lao và chi phí khác trả cho
người lao động theo hợp đồn lao động, hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa ước
lao động tập thể theo quy định. Riêng đối với khoản tiền công, tiền
lương của cá nhaanlaf chủ hộ kinh doanh hoặc các thành viên đứng tên
trong giấy Giaays chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhóm kinh
doanh thì không được tính là chi phí hợp lý được trừ.
 Chi phí nguyên vật, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử
dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến việc tạo
radoanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được tính theo mức
tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tự
xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
 Chi phí trả lãi các khoản tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hóa
dịch vụ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu
thuế.
 Chi phí quản lý.
 Các khoản thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo quy định (trừ
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu


25

SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37


×