Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.69 KB, 21 trang )

1)Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp
Mô hình PEST trong nghiên cứu môi trường vĩ mô
Trong khi mô hình 5 áp lực của M-Porter đi sâu vào
việc phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh
doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động của các yếu
tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là
o Political (Thể chế- Luật pháp)
o Economics (Kinh tế)
o Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội)
o Technological (Công nghệ)
Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là
các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động
của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động
sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
1. Các yếu tố Thể chế- Luật pháp. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các
ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến
khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị
hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp
tại khu vực đó.
+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị,
ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều
kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy
ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu
nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống
độc quyền, chống bán phá giá ...
+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có
thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương
1
mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết


cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...
2. Các yếu tố Kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố
kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can
thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên
yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các
ngành, các khu vực.
+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai
đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp
cho riêng mình.
+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,
+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát
triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ
cấp....
+Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất
GDP trên vốn đầu tư...
Trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh tế Anh đang
ở trong tình trạng khủng hoảng và các doanh nghiệp lại tạo ra một cuộc chiến về giá
cả, họ cắt giảm chi phí từ lao động, tăng gấp đôi chi phí quảng cáo kích thích tiêu
dùng. Tuy nhiên họ đã mắc phải sai lầm vì đã tác động xấu đến tâm lý người tiêu
dùng, trong khi nguồn thu nhập bị giảm sút, không ai sẽ đầu tư vào các hàng hóa thứ
cấp xa xỉ như thiết bị an ninh.
3. Các yếu tố văn hóa xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc
trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội
đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ
hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh
thần. Rõ ràng chúng ta không thể humbeger tại các nước Hồi

Giáo được. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận
những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các
2
quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng
phát triển với các ngành.
Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc
biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc.
Ra đường thấy một nửa thế giới thay phiên
nhau đi ép tóc, giày hàn quốc, son môi Hàn
Quốc, xe máy hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc tất
cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc.
Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội
cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi
nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách
hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập ... khác nhau:
+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống
+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
+ Điều kiện sống
Ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiện sống
tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họ thích
sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinh con đẻ
cái... Những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp của Đức nảy sinh các dịch vụ, các
câu lạc bộ, các hàng hóa cho người độc thân.
4. Yếu tố công nghệ. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ,
hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch
vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày
nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập. Trước
đây chúng ta sử dụng các máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào
sản xuất phim cho máy ảnh. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ

truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý,phương tiện truyền tải.
+ Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: Trong thập niên 60-70 của
thế kỷ trước. Nhật Bản đã khiến các nước trên thế giới phải thán phục với bước nhảy
vọt về kinh tế trong đó chủ yếu là nhân tố con người và công nghệ mới. Hiện nay
Nhật vẫn là một nước có đầu tư vào nghiên cứu trên GDP lớn nhất thế giới. Việc kết
hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới,
vật liệu mới... sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.
3
+ Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các hãng sản
xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay
tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4 năm. Xuất phát từ các máy tính Pen II, Pen III, chưa
đầy 10 năm hiện nay tốc độ bộ vi xử lý đã tăng với chip set thông dụng hiện nay là
Core Dual tốc độ 2.8 GB/s. Một bộ máy tính mới tinh chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc
hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng.
+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp
phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.
5. Yếu tố hội nhập
Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là
xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội
cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong
việc phát triển sản xuất, kinh doanh.
+ Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh
tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực.
Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh
nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh.,phân công lao động của khu
vực và của thế giới
+ Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ,
các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách
hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp

đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi.
Mô hình P.E.S.T hiện nay đã được mở rộng thành các ma trận P.E.S.L.T ( Bao gồm
yếu tố Legal - pháp luật ) và S.T.E.E.P.L.E ( Socical/Demographic-Nhân khẩu học,
Techonogical, Economics,Envirnomental,Policy, Legal, Ethical- Đạo đức ) và càng
ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn mực không thể thiếu khi nghiên cứu môi
trường bên ngoài của doanh nghiệp.
4
2) Thị trường của doanh nghiệp
VN khẳng định vị trí trên bản đồ viễn thông thế giới
Trái với sự suy giảm của nhiều ngành kinh tế, viễn
thông di động vẫn có bước tăng trưởng phi mã, đóng
góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đưa
Việt Nam trở thành một điểm sáng trên bản đồ viễn
thông thế giới.
Tăng trưởng ngoạn mục
Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2007, năm 2008 vừa qua, các doanh nghiệp viễn
thông di động tăng trưởng một cách toàn diện cả về số lượng thuê bao, chất lượng
dịch vụ lẫn doanh thu và lợi nhuận.
Số lượng thuê bao di động trên cả nước vào cuối năm 2008 tăng gấp 2 lần so với thời
điểm 1 năm trước đó. Viettel vẫn là mạng đứng đầu với gần 30 triệu thuê bao chiếm
hơn 40% thị phần.
Đi kèm với đó là doanh thu và lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp viễn thông di
động đều tăng. Doanh thu của Viettel trong năm 2008 đạt khoảng 2 tỷ USD, đây là
năm thứ 3 liên tiếp doanh nghiệp này có doanh thu cao gấp đôi năm trước – một kết
quả khiến nhiều công ty phải mơ ước trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Đáng kể nhất là những thay đổi tích cực do các doanh nghiệp viễn thông di động
mang đến cho xã hội. Mục đích “phổ cập hóa dịch vụ di động” do Viettel khởi xướng
và tiên phong đã được nhiều nhà mạng hưởng ứng. Bảy doanh nghiệp khai thác dịch
vụ này ở Việt Nam đều phải tham gia vào cuộc cạnh tranh lành mạnh theo hướng có
lợi cho người tiêu dùng.

Đi ngược lại cơn bão giá của hầu hết các mặt hàng thiết yếu, năm 2008, giá cước
viễn thông liên tục giảm và gần tiệm cận giá sàn, người có thu nhập trung bình và
thấp đều có cơ hội sử dụng phương tiện liên lạc rất hữu ích này.
Phát huy những ưu điểm của gói cước Tomato mà Viettel cung cấp ra thị trường vào
quý I năm 2007, các mạng di động đều hướng đến phân khúc thị trường tiềm năng là
5
tầng lớp bình dân ở thành thị và nông thôn.
Khẳng định trên thị trường quốc tế
Sự kiện Viettel chính thức đầu tư sang thị trường Campuchia có ý nghĩa quan trọng
không chỉ đối với doanh nghiệp này mà còn trong lịch sử ngành viễn thông Việt
Nam. Lần đầu tiên, một doanh nghiệp viễn thông di động “thuần Việt” xây dựng cơ
sở hạ tầng để cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Với kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt được ở trong nước, Viettel mạnh dạn
“tấn công” vào một thị trường mới mẻ nhưng đầy tiềm năng – các nước đang phát
triển ở trong khu vực. Vẫn kiên trì theo chiến lược kinh doanh “mạng lưới đi trước
kinh doanh theo sau”, Viettel cho đầu tư mạng lưới rộng khắp, có chất lượng tốt để
tạo được lợi thế cạnh tranh.
Chỉ sau chưa đầy hai năm, Viettel đã tạo dựng được vị thế của mình trên một thị
trường mới với hơn 1000 trạm BTS được xây dựng (chiếm 40% tống số trạm hiện có
của 9 nhà mạng tại Campuchia). Với những thành tựu đã đạt được, Viettel tin tưởng
vào mục tiêu là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ hai tại Campuchia trong năm
2009 này.
Hướng phát triển mới của doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam còn khẳng
định: người Việt Nam muốn chiếm lĩnh thị trường quốc tế không chỉ bằng những sản
phẩm “thuần nông” mà bằng những sản phẩm công nghệ cao.
Bước đệm vững chắc cho kỷ nguyên 3G
Trong khi chờ Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép triển khai dịch vụ băng
thông rộng không dây thế hệ thứ 3 (3G), các doanh nghiệp viễn thông di động, đặc
biệt là ba mạng GSM đã có những bước chuẩn bị vững chắc để sẵn sàng bước vào kỷ
nguyên công nghệ mới.

Hàng loạt dịch vụ GTGT được tung ra thị trường với nội dung phong phú và có chất
lượng cao được coi là một bước thử nghiệm quan trọng trước khi nền tảng công nghệ
3G chính thức được khai thác.
Năm 2009 được đánh giá là năm bản lề cho các doanh nghiệp viễn thông di động
6
bước vào cuộc cạnh tranh mới, cạnh tranh về dịch vụ nội dung.
Những thành tựu mà ngành thông tin di động đạt được đã đưa Việt Nam trở thành
“miền đất hứa” trên bản đồ viễn thông thế giới. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia
kinh tế, năm 2009, ngành thông tin di động ở nước ta vẫn hứa hẹn sự phát triển khả
quan ngay cả trong bối cảnh nền kinh tế chung sẽ còn khó khăn hơn nữa.
Viettel "qua mặt" FPT trên thị trường ADSL
ICTnews - Sau thời gian dài giữ vị trí số 2 trên thị trường ADSL, giờ đây FPT
Telecom đã chính thức bị Viettel đẩy tụt xuống vị trí thứ 3.
Cuộc soán ngôi được báo trước
Theo tuyên bố từ đại diện truyền thông của FPT Telecom, tính đến thời điểm này,
FPT Telecom đang có khoảng 330.000 thuê bao ADSL. Trước đó, FPT Telecom đã
đưa ra mục tiêu đến hết năm 2008 sẽ đạt được khoảng 450.000 thuê bao ADSL.
Trong khi đó, Viettel khẳng định họ đang có khoảng 360.000 thuê bao ADSL. Đại
diện của Viettel khẳng định họ đã chính thức "qua mặt" FPT Telecom về số thuê bao
đã được vài tháng nay. Đây không phải là thông tin quá bất ngờ bởi việc soán ngôi
này đã được dự báo từ hồi đầu năm 2008.
Tuy đã đứng ở vị trí thứ hai sau VNPT trên thị trường cung cấp dịch vụ ADSL, thế
nhưng ngoài những thành phố lớn Viettel chỉ cung cấp dịch vụ ADSL ở các trung
tâm tỉnh và các huyện. Sức phủ về dịch vụ này của Viettel vẫn chưa thể mạnh bằng
VNPT. Mới đây, Viettel đã cam kết miễn phí đưa Internet băng rộng đến tất cả các
trường học. Giới phân tích cho rằng, chương trình này sẽ thúc đẩy thuê bao ADSL
của Viettel tăng mạnh trong thời gian tới để tiếp tục bứt phá xa khoảng cách với đối
thủ đứng vị trí thứ 3 là FPT Telecom. Với cục diện thị trường cung cấp dịch vụ
ADSL hiện nay, chỉ Viettel mới có khả năng cạnh tranh với VNPT trên toàn quốc.
Tuy nhiên, trên thực tế, VNPT vẫn đang gia tăng khoảng cách với các đối thủ khác.

VNPT hiện là doanh nghiệp đứng đầu thị trường về cung cấp dịch vụ Internet tốc độ
cao, với hơn 1, 1 triệu thuê bao ADSL. Từ nay đến cuối năm 2008, VNPT phấn đấu
đạt 1,5 - 1, 6 triệu thuê bao ADSL.
7
Tuy rất vững chắc ở ngôi vị số 1 trên thị trường ADSL, nhưng trước đó, ông Vũ
Hoàng Liên, Giám đốc VDC phải thừa nhận: "Chúng tôi nhìn thấy sức mạnh tiềm
tàng của Viettel".
2.1.doi’ thu canh tranh
a)Cạnh tranh di động: Mạng 098 bứt phá
Cập nhật lúc 06:46 - Thứ hai, 13/12/2004
Ngay khi S-Fone công bố đạt 150.000 thuê bao vào cuối tháng 11/2004, Viettel
Mobile (mạng 098) ngay lập tức công bố việc đã đạt 100.000 thuê bao vào
25/11/2004 tức là chỉ sau hơn 1 tháng kể từ ngày chính thức khai trương. Lãnh đạo
của Viettel Mobile còn công bố sẽ đạt 150.000 thuê bao vào cuối 22/12/2004.
S-Fone sẽ rớt
Trước khi mạng 098 đạt 100 000 thuê bao, nhiều chuyên gia về viễn thông chưa tin
tưởng vào khả năng mạng di động mới này có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh
thực sự của VinaPhone và MobiFone. Trước Viettel Mobile, S-Fone phải mất hơn 1
năm mới hoàn thành được mục tiêu 100.000 thuê bao và phải nhờ sự trợ giúp lớn của
chương trình tặng điện thoại miễn phí cho khách hàng (điện thoại trao tay). Tuy
nhiên, S-Fone không thể trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VinaPhone và
MobiFone được. Một chuyên gia của VinaPhone nhận xét: "Sử dụng điện thoại di
động thời trang là một mục tiêu quan trọng mà S-Fone không thể đáp ứng được nhu
cầu đó vì mẫu mã của điện thoại CDMA ít. Bên cạnh đó, vùng phủ sóng của S-Fone
cũng bị giới hạn nhiều nên khách hàng sẽ không thể ưa chuộng bằng 2 mạng
VinaPhone và MobiFone đã phủ sóng toàn quốc.". Theo đánh giá của các chuyên gia
về viễn thông, số lượng thuê bao của Viettel Mobile sẽ nhanh chóng vượt mạng S-
Fone trong 3 tháng tới bởi ưu thế về tính cước (block 6 giây), vùng phủ sóng và các
chương trình khuyến mãi lớn vào cuối năm.
Những "ông lớn" lo lắng?

Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Giám đốc của MobiFone nhận xét về khả năng cạnh
Viettel Mobile: "Họ chưa ảnh hưởng gì đến việc phát triển thuê bao mới của chúng
tôi. Bây giờ mới chỉ có khoảng hơn 100.000 thuê bao thì họ chưa gặp nhiều vấn đề
nhưng khi lượng thuê bao phát triển nhiều hơn thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh như
thu cước, thiết lập hệ thống đại lý, khiếu nại khách hàng về chất lượng dịch vụ,
8

×