Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

nhân vật người phụ nữ trong hai tập truyện ngắn gào thét và bàng hoàng của lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


NGUYỄN THỊ THANH NGHIÊN
MSSV: 6116192

NHÂN VẬT NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG HAI TẬP
TRUYỆN NGẮN GÀO THÉT VÀ BÀNG HOÀNG
CỦA LỖ TẤN
Luận văn tốt nghiệp
ngành Ngữ Văn

Cán bộ hƣớng dẫn: BÙI THỊ THÚY MINH

CẦN THƠ-2014

1


ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIA, TÁC PHẨM
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn
1.1.1 Cuộc đời của Lỗ Tấn
1.1.2 Những bƣớc đƣờng tƣ tƣởng của Lỗ Tấn
1.1.3 Vị trí của Lỗ Tấn trong nền văn học Trung Quốc và nền văn học thế
giới
1.2. Truyện ngắn Lỗ Tấn
1.2.1 Đôi nét về thể loại truyện ngắn
1.2.2 Truyện ngắn của Lỗ Tấn
1.2.3 Hoàn cảnh ra đời của hai tập truyện ngắn Gào Thét và Bàng Hoàng
1.3 Vấn đề nhân vật phụ nữ trong văn học Trung Quốc
1.3.1 Truyện ngắn Trung Quốc thời Ngũ Tứ viết về vấn đề phụ nữ
1.3.2. Hình tƣợng phụ nữ trong văn học Trung Quốc thời kì mới
CHƢƠNG 2. DIỄN BIẾN CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
2.1. Thế giới nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn
2.1.1. Số lƣợng
2.1.2. Tuổi tác
2.1.3. Thân thế
2.1.4 Từ nữ nhân đến nữ hồn

2


2.2 Nhân vật phụ nữ tƣ tƣởng bị trói buộc
2.2.1 Nhân vật phụ nữ bị trói buộc bởi những giáo lí phong kiến
2.2.1.1 Nhân vật bị trói buộc bởi phu quyền
2.2.1.2 Nhân vật bị trói buộc bởi thần quyền
2.2.1.3 Nhân vật bị trói buộc bởi tƣ tƣởng trung quân

2.2.2 Nhân vật bị trói buộc trong tƣ tƣởng của một trí thức và cả lễ giáo
phong kiến
2.2.2.1 Sự khao khát khẳng định con ngƣời mới của một trí thức Tây học
2.2.2.2 Sự thất bại của việc chối bỏ con ngƣời phong kiến của nhân vật nữ
trí thức
2.3 Nhân vật phụ nữ theo đuổi tƣ tƣởng bình đẳng
2.3.1 Nhân vật bƣớc đầu có tƣ tƣởng bình đẳng
2.3.2 Nhân vật theo đuổi đấu tranh đòi quyền bình đẳng
2.4 Nhân vật phụ nữ theo đuổi giải phóng cá tính
2.4.1 Nhân vật bƣớc đầu muốn giải phóng cá tính
2.4.2 Nhân vật là đỉnh cao của việc theo đuổi giải phóng cá tính
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM CỦA LỖ TẤN VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ
3.1 Thái độ “Ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh” của Lỗ Tấn đối với ngƣời phụ
nữ
3.1.1 Quan điểm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ
3.1.2 Nguyên nhân hình thành nên quan điểm của Lỗ Tấn
3.2 Thi pháp phản tiếp nhận trong truyện ngắn Lỗ Tấn
3.3 Tính hiện đại của vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn
3.4 Giá trị quan niệm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ
3.4.1 Đối với xã hội
3.4.2 Đối với văn học
3.4.3 Về mặt tƣ tƣởng
C. PHẦN KẾT LUẬN

A. PHẦN MỞ ĐẦU

3


1. Lí do chọn đề tài

Văn học Trung Quốc là một bộ phận của nền văn hóa Trung Quốc có lịch sử
5000 năm gắn liền với lịch sử phát triển của đất nƣớc Trung Hoa. Đó là một nền
văn học phát triển liên tục và có ảnh hƣởng sâu rộng đến nền văn học thế giới.
Từ trƣớc công nguyên, văn học Trung Quốc đã có những bƣớc phát triển với
Kinh thi, Văn xuôi triết học, Sử kí…Trong giai đoạn văn học trung đại lại càng đạt
đƣợc nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu là ba thể loại Đƣờng thi, Tống từ và tiểu
thuyết chƣơng hồi Minh Thanh với các các gia tiêu biểu nhƣ Đỗ Phủ, Lí Bạch
(Đƣờng thi); Liễu Vĩnh, Âu Dƣơng Tu (Tống từ); Thi Nại Am, Tào Tuyết Cần, La
Quán Trung (tiểu thuyết Minh Thanh). Bắt đầu bƣớc vào thời kì Dân quốc (19111949) nền văn học Trung Quốc có những bƣớc chuyển mình rõ rệt từ nền văn học
chịu ảnh hƣởng của ý thức hệ phong kiến chuyển sang nền văn học hiện đại với tƣ
tƣởng của giai cấp tƣ sản và ý thức hệ vô sản. Giai đoạn này cũng tạo nên một nền
tảng vững chắc cho sự phát triển của nền văn học Trung Quốc. Với sự biến đổi diệu
kỳ này nền văn học Trung Quốc đã xuất hiện nhiều cây bút xuất sắc tiêu biểu nhƣ
Ba Kim, Quách Mạt Nhƣợc, Tào Ngu và đặc biệt là “dân tộc hồn” Lỗ Tấn.
Lỗ Tấn được coi là người đặt nền móng ban đầu cho văn học hiện đại Trung
Quốc và là bậc thầy của thể loại truyện ngắn [9; tr136], các tác phẩm của ông tập
trung phản ánh một cách sâu sắc bức tranh hiện thực xã hội đƣơng thời và phê phán,
lên án những căn bệnh trầm kha, những ung nhọt của xã hội “ăn thịt ngƣời”. Đồng
thời, trong tác phẩm của ông, đề tài nhân vật phụ nữ cũng đƣợc thể hiện với một cái
nhìn mới mẻ đầy tính nhân văn, câu chuyện về số phận của họ là một vấn đề nhức
nhối thể hiện qua từng trang văn Lỗ Tấn. Nhân vật ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn
Lỗ Tấn là những con ngƣời bị chà đạp, áp bức bởi những tƣ tƣởng nặng mùi phong
kiến và những con ngƣời mang bộ mặt của những đạo lí mục rỗng, lỗi thời và tàn
nhẫn. Tất cả những ngƣời phụ nữ trong tác phẩm Lỗ Tấn phải chịu sự áp bức đến
cùng cực, họ loay hoay trong chiếc lồng do mấy ngàn năm phong kiến dựng lên và
chính sự cam chịu của họ góp phần làm cho nó trở nên vững chắc. Tuy nhiên,
không có nghĩa là họ không phản kháng, trong họ tiềm tàng một sức mạnh phản
kháng vô cùng mạnh mẽ, nhƣng họ không tìm đƣợc con đƣờng cho chính cuộc đời

4



mình và Lỗ Tấn đã hƣớng họ đến con đƣờng tự giải phóng, đòi quyền bình đẳng,
hạnh phúc.
Việc nghiên cứu đề tài “Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn” sẽ
giúp chúng tôi hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn về nguyên nhân hình thành
cái nhìn tiến bộ của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ và thế giới nhân vật phụ nữ trong
truyện ngắn Lỗ Tấn, đồng thời cũng làm nổi bậc lên giá trị của quan niệm tiến bộ
của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ; qua đó thấy đƣợc tài năng sáng tạo nghệ thuật và tinh
thần nhân đạo của nhà văn vĩ đại này.

2. Lịch sử vấn đề
Lỗ Tấn không chỉ là nhà văn lỗi lạc của nền văn học Trung Hoa mà còn là
bậc thầy của nền văn học thế giới với hàng loạt những tác phẩm tạo nên tiếng vang
lớn, mà nổi bật nhất là truyện ngắn. Tác phẩm Lỗ Tấn đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng,
ở nhiều nƣớc trên thế giới và tác phẩm của ông cũng đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu
và tất nhiên, truyện ngắn của ông đƣợc ƣu ái hơn cả.
Ở Việt Nam, ngƣời đầu tiên tiếp xúc với văn chƣơng Lỗ Tấn chính là chủ tịch Hồ
Chí Minh, Ngƣời đặc biệt yêu thích hai câu thơ của văn hào Lỗ Tấn:
“Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu”
(Tự trào)
Trợn mắt coi khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng
(Tự giễu mình)
Ngƣời thứ hai tiếp xúc với văn chƣơng Lỗ Tấn cũng là ngƣời có công mang
truyện ngắn của Lỗ Tấn đến với độc giả Việt Nam chính là Giáo Sƣ Đặng Thai Mai,
trong tác phẩm “Lỗ Tấn thân thế, văn nghiệp” có viết : “Lỗ Tấn đã cố ý đem cả
khối nhiệt tình mà kiến trúc lại, để cho lí trí có thể vận dụng những điều quan sát
vào trong sự khái quát của nghệ thuật, để mô tả sự vật thực tế theo những nét bút

sâu sắc, bạo dạn, rắn rỏi như ngọn dao nhà điêu khắc”[24; tr336], trong bài : “Địa
vị Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc”, ông viết: “Văn chương Lỗ Tấn chú trọng
về biểu hiện sự thực; sự thực trong tâm giới, trong vật giới, trong xã hội. Tiểu
thuyết của Lỗ Tấn là những bức họa tả chân” [16; tr365]

5


Một nhà văn có công lớn trong việc đƣa truyện ngắn Lỗ Tấn đến gần hơn
với độc giả Việt Nam ta đó chính là Trƣơng Chính, đa số các tác phẩm của Lỗ Tấn
lƣu hành tại Việt Nam là do Trƣơng Chính dịch và biên soạn.
Nhà văn Anh Đức cũng là ngƣời có những cảm nghĩ sâu sắc về truyện ngắn Lỗ Tấn,
trong “Lỗ Tấn bậc thầy truyện ngắn” có viết: “Cái cảm nghĩ trước hết của tôi bao
trùm lên tất cả truyện ngắn Lỗ Tấn ấy là tình yêu thương con người, là tinh thần
nhân đạo và nhân bản thấm đậm nơi ông” [8; tr171]
Ngƣời nghiên cứu về Lỗ Tấn thì không ít nhƣng thành công nhất có thể kể
đến hai tác giả Lƣơng Duy Thứ và Nguyễn Khắc Phi, công trình nghiên cứu của hai
tác giả về Lỗ Tấn khai sáng đƣợc nhiều vấn đề trong truyện ngắn và phong cách Lỗ
Tấn, định hƣớng giúp cho ngƣời đọc tiếp cận với tác phẩm Lỗ Tấn một cách đúng
đắn. Trong quyển Văn học Trung Quốc, nói về truyện ngắn Lỗ Tấn, tác giả viết:
“Là một nhà văn yêu nước và cách mạng, Lỗ Tấn luôn luôn quan tâm đến vận mệnh
tổ quốc, đời sống nhân dân, do đấy ngòi bút của ông thường xuyên đề cập đến
những vấn đề nóng hổi mà cách mạng dân chủ mới đặt ra.” [21; tr165]
Về vấn đề về ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn, trong văn học Trung
Quốc do Lƣơng Duy Thứ và Nguyễn Khắc Phi biên soạn có viết về thím Tƣờng
Lâm nhƣ sau: “Nỗi đau day dứt tâm hồn chị Tường Lâm (Cầu phúc) cho đến khi
chết có thể nói là “muốn làm nô lệ mà không được”. Quả vậy, điều mong ước thấp
nhất và cao nhất của chị cũng chỉ có một: sống một cuộc sống tối thiểu, làm một
người nô lệ không hơn không kém.” [21; tr168]. Cũng trong bài viết này, các tác giả
viết về chị Tƣ Thiền: “Trong Ngày mai (Minh thiên), chị Tư Thiền phải sống một

cuộc sống cô đơn đáng sợ. Chồng chết đặt hi vọng vào con, con chết, chị chỉ mong
có được một chỗ dựa về tinh thần ở lòng đồng cảm của mọi người. Song ở đây, con
người quá ghẻ lạnh với nhau, đến một câu trả lời có trách nhiệm cũng không có.
Người ta vui đùa trêu cái đau khổ của chị..” [21; tr174] Về nhân vật cô Ái trong Ly
hôn, tác giả viết: “cô Ái là nhân vật đầu tiên trong truyện Lỗ Tấn dám đứng lên
chống áp bức bất công…Có điều vì nhận thức hạn chế, cô Ái cũng chỉ biết những
người áp bức trực tiếp, cô chưa hiểu được nguyên nhân sâu xa quyết định số phận
của cô. Bởi thế, cô đã nuôi ảo tưởng đối với pháp luật phong kiến và những kẻ đại
diện cho nó. Dẫu sao, hình tượng cô Ái vẫn là một hình tượng phụ nữ nông thôn

6


khỏe khoắn kiên cường. Nó khẳng định niềm tin của tác giả vào khả năng đứng lên
đòi giải phóng của nhân dân lao động.” [21; tr178] Cũng trong tác phẩm này, tác
giả cũng nhận xét về mối tình của Tử Quân và Quyên Sinh, một mối tình mãnh liệt
nhƣng “…khi mục đích hôn nhân đạt, họ liền quên mất lí tưởng ban đầu, nhất là
Tử Quân, nàng hoàn toàn chìm ngập trong công việc gia đình. Cuộc sống yên ổn
bình lặng giết chết con người phản kháng trong Tử Quân. Tình cảm của nàng dần
nhỏ bé lại, tầm thường đi.” [21; tr177]…tình yêu vốn rạn nứt trƣớc đòn đả kích mới
đã tan vỡ. Tử Quân trở về với gia đình mà trƣớc đây nàng bỏ ra đi, không bao lâu
thì chết lặng lẽ.
Trong tác phẩm Truyện Lỗ Tấn có đoạn viết về thím Tƣờng Lâm: “Rốt
cuộc, trước lúc chết, thím Tường Lâm đã bắt đầu nghi ngờ sự tồn tại của địa
ngục_nơi thím từng tin là có thật và sợ hãi không thôi. Điều này chứng tỏ thím
không thể nào nhẫn nhục chịu để người khác quyết định vận mệnh của mình nữa.”
[10; tr262]. Trong tác phẩm này, các tác giả cũng có những nhận định rất đúng về
cô Ái: “…Cô Ái dám vùng ra khỏi sự trói buộc của chế dộ phu quyền. Ở cô đã nhen
nhúm lên tư tưởng bình đẳng, cái cô muốn không hề quá đáng, cô đòi hỏi quyền
được bình đẳng yêu đương với chồng. Đòi hỏi này của cô hình thành mâu thuẫn

gay gắt với xã hội đương thời”[10; tr266]
Tóm lại, mỗi nhà nghiên cứu có một cách tiếp cận và nhìn nhận tác phẩm
nhƣng cùng hƣớng đến mục đích hiểu một cách toàn diện và sâu sắc hơn về nhân
vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Chọn đề tài “Nhân vật phụ nữ trong truyện
ngắn Lỗ Tấn” chúng tôi sẽ có hƣớng tiếp cận riêng của mình, đồng thời trong quá
trình triển khai đề tài chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các thế hệ đi
trƣớc.

3. Phạm vi nghiên cứu
Về đối tƣợng nghiên cứu ngƣời viết đi vào tìm hiểu nhân vật phụ nữ trong
hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng của Lỗ Tấn.
Về vấn đề nghiên cứu, luận văn bàn về nguyên nhân hình thành quan điểm tiến bộ
của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ, diễn biến của hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tác phẩm
Lỗ Tấn, thông qua đó rút ra ý nghĩa văn học và ý nghĩa xã hội đối với việc nghiên

7


cứu nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn đồng thời khẳng định tài năng sáng
tạo nghệ thuật và tinh thần nhân đạo của tác giả.
Những vấn đề nằm ngoài phạm vi đề tài đƣợc đƣa vào luận văn chỉ nhằm mục đích
so sánh đối chiếu, mở rộng vấn đề

4. Mục đích nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu phải làm sáng tỏ đâu là nguyên nhân hình thành nên tƣ
tƣởng tiến bộ của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ, thâm nhập và khai thác thế giới nhân vật
phụ nữ để thấy đƣợc diễn biến của hình tƣợng nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn
Lỗ Tấn, qua đó nêu lên đƣợc ý nghĩa xã hội và ý nghĩa văn học của việc nghiên cứu
đề tài nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn, đồng thời khẳng định tài năng và
tinh thần nhân đạo của tác giả


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết sử dụng kết hợp một số phƣơng
pháp khác nhau. Thứ nhất chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê khi tập hợp tài
liệu, bài viết có liên quan. Thứ hai, chúng tôi kết hợp hai phƣơng pháp phân tích và
tổng hợp, nghĩa là ngƣời viết đi sâu vào phân tích, tìm hiểu những biểu hiện của
những vấn đề đặt ra sau đó đúc kết lại và đƣa ra kết luận chung. Đồng thời trong
quá trình trình bày vấn đề ngƣời viết huy động các thao tác nghị luận nhƣ giải thích,
chứng minh, bình luận và so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề. Sau cùng ngƣời
viết kết hợp hai thao tác diễn dịch và quy nạp để trình bày kết quả của quá trình
nghiên cứu.

8


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TÁC GIA LỖ TẤN_BẬC THẦY TRUYỆN
NGẮN CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn
1.1.1 Cuộc đời của Lỗ Tấn
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ Dự Tài, Lỗ Tấn là bút danh. Ông
sinh ngày 25-9-1881 tại huyện Thiệu Hƣng tỉnh Chiết Giang . Ông nội là Chu Giới
Phu từng làm quan trong triều đình Mãn Thanh, sau đó bị cách chức hạ ngục. Cha
Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, từng đỗ tú tài, vào năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh, ba
năm sau ông mất trong cảnh cơ hàn. Mẹ Lỗ Tấn là bà Lỗ Thụy, đây là ngƣời phụ nữ
có ảnh hƣởng rất lớn đối với văn chƣơng Lỗ Tấn, bút danh của ông cũng là lấy từ
họ mẹ ghép với từ tấn trong “tấn hành” .
Thời đại Lỗ Tấn là thời đại nước Trung Hoa có nhiều biến động, nhất là sau năm
1919, trước ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Ông đã trải qua hai cuộc
cách mạng: cách mạng dân chủ kiểu cũ (cách mạng dân tộc dân chủ do giai cấp tư

sản lãnh đạo) và cách mạng dân chủ kiểu mới (cách mạng dân tộc dân chủ do giai
cấp vô sản lãnh đạo). Lịch sử in rõ dấu vết trong quá trình tư tưởng và sáng tác của
ông. [21; tr156]
Tháng 5 năm 1898, ông đến Nam Kinh thi vào Giang Nam thủy sƣ học đƣờng.
Tháng 4 năm 1902, đƣợc Giang Nam đốc luyện công sở phái sang Nhật Bản lƣu
học. Tháng 8 năm 1904, chuyển đến học trƣờng chuyên khoa y học ở Tiên Đài
(Nhật Bản). Năm 1906, từ bỏ học thuốc, ông quay về Đông Kinh bàn bạc cùng Hứa
Thọ Thƣờng đề xƣớng phong trào văn nghệ.
Năm 1910, làm giám học kiêm giáo viên sinh lí học trƣờng trung học Thiệu Hƣng.
Sau cách mạng Tân Hợi, làm hiệu trƣởng trƣờng Sƣ phạm sơ cấp Thiệu Hƣng. Năm
1912, Chính phủ lâm thời của Trung Hoa Dân quốc thành lập, ông đƣợc mời ra làm
ủy viên Bộ Giáo dục.
Từ 1920 đến 1925, lần lƣợt làm giảng sƣ tại hai trƣờng Đại học Bắc Kinh và Cao
đẳng sƣ phạm Bắc Kinh, làm giảng sƣ trƣờng Đại học sƣ phạm Bắc Kinh (nữ) và
trƣờng chuyên môn thế giới ngữ. Năm 1926 rời Bắc Kinh đi làm giáo sƣ Văn khoa

9


ở Đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, rời Đại học Hạ Môn đến Quảng Châu làm chủ
nhiệm khoa văn, sau đó kiêm chủ nhiệm giáo vụ của Đại học Trung Sơn. Năm
1930, tham gia sáng lập Tự do vận động đại đồng minh, một đoàn thể chính trị do
Đảng cộng sản lãnh đạo.
Năm 1936, vì làm việc quá sức, mắc bệnh lao, Lỗ Tấn đã qua đời ngày 19 tháng
10 năm 1936 tại Thƣợng Hải.

1.1.2 Những bước đường tư tưởng của Lỗ Tấn
Cuộc đời Lỗ Tấn gắn liền với cuộc cách mạng đấu tranh vì lợi ích của quần
chúng nhân dân, văn chƣơng của ông luôn nhằm mục đích phục vụ cho lí tƣởng đó,
theo truyền thống “văn dĩ tải đạo” có từ xƣa ở Trung Quốc, thi hào Nguyễn Đình

Chiểu của dân tộc ta cũng có hai câu thơ rất hay nói về đạo lí này:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
(Dương Từ_Hà Mậu) [4;tr280]
Văn chƣơng là nơi ông gửi gắm những tiếng lòng đau xót cho số phận nhân
dân, là nơi vạch trần những ung nhọt của xã hội phong kiến suy tàn thối nát cùng sự
tàn nhẫn, lạnh lùng của con ngƣời, của xã hội. Lên tiếng bênh vực lẽ phải và lên án
những thói xấu đê hèn, tàn nhẫn. Hƣớng con ngƣời đến con đƣờng đấu tranh, đòi
lấy quyền sống và quyền tự do cho chính mình. Để đến với mục đích cuối cùng ấy,
Lỗ Tấn đã trải qua ba giai đoạn phát triển về tƣ tƣởng và đi tìm phƣơng hƣớng đúng
đắn cho mình.
* Giai Đoạn từ 1881_1918
Đây là giai đoạn của một công dân yêu nƣớc mang hoài bảo cống hiến tài
năng cho tổ quốc. Từ năm sáu tuổi đến mƣời bảy tuổi, Lỗ Tấn đƣợc đi học ở trƣờng
tƣ thục quê nhà, ông học rất thông minh. Trong thời gian này ông đọc “hầu hết thư
tịch cổ Trung Quốc. Đặc biệt ông thích đọc dã sử, thích nghe chuyện truyền thuyết,
thích xem hát tuồng và tranh dân gian” [21; tr156]. Đây có thể nói là giai đoạn xây
dựng nền tảng về văn học trong tâm thức Lỗ Tấn, những câu chuyện dân gian, dã sử
thổi vào tâm hồn ông những cơn gió của thế giới nghệ thuật. Cũng trong tuổi thơ
của mình, vì gia đình sa sút nên Lỗ Tấn có cơ hội tiếp xúc với những ngƣời nông
dân, ngƣời lao động ở quê nhà, đặc biệt là những đứa trẻ cùng chan lứa với ông. Đó

10


có thể nói là nguyên nhân hình thành nên cảm tình sâu sắc giữa Lỗ Tấn với những
con ngƣời chân lấm tay bùn, sống cuộc sống khổ cực, cam chịu, điều này thể hiện
rất rõ trong các tác phẩm nói về ngƣời nông dân trong tác phẩm của ông.
Cũng trong khoảng thời gian này, Lỗ Tấn lần lƣợt mất ông và cha, cuộc sống
của ông gắn liền với bà Lỗ Thụy, mẹ ông_một ngƣời phụ nữ hiền lành, đôn hậu. Có

lẽ vì vậy mà trong tác phẩm Lỗ Tấn, những nhân vật phụ nữ đa số là những ngƣời
phụ nữ nông dân dịu dàng, yêu con, đảm đang, nhƣng gặp phải nhiều điều bất hạnh,
phải chăng chính hình ảnh ngƣời mẹ một mình gồng gánh nuôi ông suốt thời niên
thiếu đã để lại trong tâm trí Lỗ Tấn những ấn tƣợng không thể nào phai?
Lỗ Tấn trƣởng thành trong một môi trƣờng nhƣ thế đồng thời đối mặt với những
biến động lớn, các nƣớc đế quốc kéo nhau vào xâu xé Trung Hoa, triều đình Mãn
Thanh nhu nhƣợc yếu hèn quỳ gối đầu hàng trƣớc kẻ thù. Phong trào yêu nƣớc
chống ngoại xâm vô cùng phát triển, trong không khí ấy, Lỗ Tấn với một trái tim
nhiều hoài bảo cống hiến cho tổ quốc quyết định ra đi tìm chân lí.
Năm 18 tuổi, Lỗ Tấn đến Nam Kinh thi vào Thủy sƣ học đƣờng, sau đó
chuyển sang học Khoáng lộ học đƣờng. Tại những nơi truyền dạy những điều mới
mẻ này, Lỗ Tấn đã đƣợc tiếp xúc với những tri thức mới mà thƣ tịch Trung Hoa
không hề có, đồng thời nguồn tri thức mới mẻ ấy đã mở ra trong tâm trí Lỗ Tấn một
chân trời mới, hƣớng ông đến ý định cải cách xã hội Trung Hoa vẫn còn mê muội
yếu hèn bám vào những hủ tục lỗi thời.
Bƣớc ngoặc trong tƣ tƣởng Lỗ Tấn giai đoạn này là một lần Lỗ Tấn xem một
chƣơng trình trên tivi, thấy ngƣời Nhật ngang nhiên chém đầu một ngƣời Trung
Quốc vì tội làm gián điệp cho Nga, điều làm Lỗ Tấn thấy nhục nhã và cay đắng là
những kẻ đứng cổ vũ cuộc chém đầu thị chúng đó lại là ngƣời Trung Quốc“những
kẻ đứng xem, người nào người nấy thân thể khỏe mạnh, nhưng vẻ mặt trông rất đần
độn” [6; tr451], chính vì sự đần độn ấy mà đan tâm đứng xem kẻ xâm lƣợc giết
đồng bào mình nhƣ một trò tiêu khiển mà Lỗ Tấn gọi là “thưởng thức cuộc thị
chúng long trọng đó” [6; tr452]. Một làn sóng bất bình dâng cao trong tâm trí Lỗ
Tấn năm học chƣa hết, Lỗ Tấn bỏ học về Đông kinh, bởi từ lần chứng kiến cảnh
chém đầu thị chúng của quân Nhật, ông cho rằng học y không còn là việc gì quan
trọng nữa, khi mà con ngƣời hèn nhát, ngu muội thì thân thể có cƣờng tráng, khỏe

11



mạnh mấy thì cũng “chỉ có thể làm thứ người mà người ta đưa ra chém đầu thị
chúng vô vị như thế kia mà thôi” [6; tr452]
Ông bắt đầu thay đổi tƣ tƣởng của mình, hƣớng đến việc hành động để thức
tỉnh con ngƣời Trung Hoa và theo ông, ở thời kì đó, muốn thay đổi tinh thần của họ
không gì bằng văn nghệ. Từ đó, ông chuyển sang con đƣờng hoạt động văn nghệ,
dùng văn chƣơng cứu lấy tinh thần, nhận thức của nhân dân mình.
Hai năm trƣớc cách mạng Tân hợi, vì gia đình túng quẫn, ông rời Nhật Bản về nƣớc
nuôi mẹ và em. Khi cách mạng Tân Hợi nổ ra, ông tham gia hết sức nhiệt tình,
nhƣng kết quả của cuộc cách mạng ấy hoàn toàn không mang lại điều gì mới cho xã
hội, càng để lại trong ông sự thất vọng sâu sắc, ông cay đắng viết: “Tôi cảm thấy
hình như đã lâu rồi không còn cái gọi là Trung Hoa Dân Quốc nữa. Tôi cảm thấy
trước cách mạng tôi là nô lệ; sau cách mạng không bao lâu, thì bị bọn nô lệ lừa
bịp, biến thành nô lệ cho chúng nó. Tôi cảm thấy có nhiều quốc dân của Dân Quốc
mà lại là kẻ thù của Dân Quốc ” [6; tr102]
Bởi thế, đứng trƣớc yêu cầu phải tìm ra một con đƣờng mới cho Trung Quốc,
ông rơi vào trạng thái đau khổ, trầm tƣ. Trong sự trầm tƣ đó, ông có điều kiện nhìn
nhận lại những vấn đề của cách mạng Trung Quốc, những căn bệnh của con ngƣời
Trung Quốc. “Đó là bước chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới” [21; tr159]
* Giai đoạn 1918_1927
Ánh sáng của cuộc cách mạng tháng 10 Nga không chỉ thức tỉnh tinh thần
dân tộc Trung Hoa mà ánh “mặt trời chân lí” ấy còn “chói qua tim” nhà văn Lỗ Tấn
để từ đó dẫn đến những bƣớc chuyển mới trong cuộc đấu tranh vì lẽ phải của ông.
Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của ông mang tên Nhật kí người điên đƣợc đăng
trên tạp chí Tân thanh niên. “Đó là phát súng mở đầu trận tổng công kích lễ giáo
và chế độ phong kiến của cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng Ngũ Tứ” [20; tr159].
Sau Nhật kí người điên, Lỗ Tấn lần lƣợt cho ra đời những tác phẩm xuất sắc khác:
AQ chính truyện, Khổng ất kỷ, Cố Hương, Thuốc, Lễ cầu phúc…Sau đƣợc tập
hợp lại trong hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng.
Trong thời gian này, Lỗ Tấn cũng viết nhiều tạp văn để phục vụ kịp thời và
trực tiếp cho phong trào cách mạng. Tạp văn của ông đậm chất chiến đấu và không


12


kém phần sâu sắc. Bên cạnh đó ông còn trực tiếp tham gia vào phong trào yêu nƣớc,
ông là lãnh tụ về tƣ tƣởng của giới trẻ đƣơng thời
Cũng chính trong thời gian này, ông giác ngộ lí tƣởng chủ nghĩa Mác_Lênin để rồi
từ đó ông không ngừng chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc.
* Giai đoạn 1928_1936
Năm 1927, Lỗ Tấn rời Quảng Châu đến Thƣợng Hải, ông ở lại đây cho đến
khi qua đời. Trong thời gian này, ông tập trung lãnh đạo phong trào đấu tranh vô
sản, đồng thời xuất bản tạp chí Dòng nước xiết và tham gia biên tập tạp chí Tơ
lòng, Mầm non.
Năm 1930, Hội liên các nhà văn cánh tả đƣợc thành lập (gọi tắt là Tả Liên)
và Lỗ Tấn anh dũng đứng ra lãnh đạo hội.
Ông tiếp nhận tƣ tƣởng và đƣờng lối của chủ nghĩa Mác_Lênin thông qua ngƣời
bạn thân của ông là Cù Thu Bạch, tình bạn thân thiết của hai ngƣời có ảnh hƣởng
rất đặc biệt đến tƣ tƣởng và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn. Trong những năm đầu
Tả Liên mới thành lập, có nhiều tập đoàn văn học ra đời, tập trung tấn công vào nền
văn học vô sản còn non trẻ, Lỗ Tấn là ngƣời giữ vững lập trƣờng, đập tan tất cả
những cuộc càn quét đó.
Bên cạnh đó, Lỗ Tấn còn tiếp tục viết nhiều tạp văn, tập truyện ngắn Chuyện
cũ viết lại cũng ra đời trong thời gian này, đó là tập truyện gồm 8 truyện ngắn lấy
đề tài về thần thoại, truyền thuyết và truyện lịch sử.
Trong tác phẩm này, tác giả dùng quan điểm mới để nhìn nhận lại chuyện cũ, giải
thích lại các truyền thuyết, khéo léo dùng chuyện xƣa để nói chuyện nay, đả kích
bọn văn nhân và chế độ phản động thời bấy giờ, đồng thời ca ngợi tinh thần sáng
tạo, ca ngợi các vĩ nhân quên mình vì sự nghiệp chung.
Trong thời gian này Lỗ Tấn vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị do

Đảng cộng sản tổ chức, tiêu biểu là việc ông tham gia Hội đồng minh tự do.
Ngày 19 tháng 10 năm 1936, Lỗ Tấn qua đời vì bệnh lao, tang lễ của ông đƣợc tổ
chức hết sức trọng thể, quần chúng cách mạng ở Thƣợng Hải phủ lên quan tài của
ông lá cờ thêu bốn chữ “Linh hồn dân tộc”

13


1.1.3 Vị trí của Lỗ Tấn trong nền văn học Trung Quốc và nền văn học
thế giới
Cùng với các vị vua khai quốc, những bậc minh quân và các tài tử lừng danh
của Trung Hoa, Lỗ Tấn đƣợc xếp vào một trong 100 ngƣời đàn ông có ảnh hƣởng
đến lịch sử Trung Hoa, bên cạnh đó, ông là ngƣời đi tiên phong mở ra một trang
mới cho nền văn học hiện đại Trung Hoa với những thành tựu rực rỡ gắn liền với
thể văn bạch thoại, sáng tác của ông không chỉ tạo một bƣớc ngoặc cho văn học
Trung Quốc mà còn đƣa tên tuổi ông trở thành một ngôi sao của nền văn học thế
giới.
Nhƣ tác giả Đặng Thai Mai xác định trong bài “Địa vị Lỗ Tấn trong văn học
Trung Quốc” thì “địa vị Lỗ Tấn trong nền văn học hiện đại nước Trung Hoa kể ra
thì từ phong trào Ngũ Tứ trở đi mới thật rõ rệt” [16; tr357]. Phong trào Ngũ Tứ là
một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử đất nƣớc Trung Hoa, về mặt văn
hóa, sự kiện này vận động xây dựng một nền văn hóa mới cho dân tộc Trung Hoa,
mục đích hƣớng đến là sử dụng văn bạch thoại để phổ thông văn hóa đến với công
chúng. Trong làn sóng vận động đó, năm 1918, truyện ngắn đầu tay mang tên
“Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn đƣợc đăng trên tạp chí Tân thanh niên, nhƣ một
phát súng mở đầu cho công cuộc tấn công của văn bạch thoại vào nền văn học cổ, là
nền tảng của hàng loạt truyện ngắn xuất sắc sau này nhƣ: Khổng ẤT kỷ, AQ chính
truyện, Thuốc, Cố hương…
Những tác phẩm ấy ra đời và gây đƣợc tiếng vang lớn, cũng đồng thời đánh
dấu sự chiến thắng rực rỡ, đƣa văn học bạch thoại lên một tầm cao mới. Không

dừng lại ở đó, Lỗ Tấn còn viết tạp văn, tạp văn Lỗ Tấn in đậm dấu ấn và phong
cách ông với lối văn hóm hỉnh, thông minh và không thiếu phần sắc sảo. Sự thành
công của Lỗ Tấn không chỉ chứng minh văn bạch thoại có thể làm nên một tác
phẩm nghệ thuật chân chính mà đồng thời các tác phẩm ấy cũng dễ dàng đi vào
quần chúng, chỉ ra những hủ bại, ung nhọt trong xã hội thối nát, thức tỉnh con ngƣời
Trung Quốc đang chìm đắm trong ánh hào quang quá khứ đứng lên tự giải phóng
chính mình.
Bên cạnh việc tạo chỗ đứng cho văn bạch thoại, ông còn là một cây bút xuất
sắc của dòng văn học hiện thực, các tác phẩm của ông tập trung phản ánh những

14


vấn đề bức thiết của xã hội thời bấy giờ, các tác phẩm trong hai tập truyện Gào thét
và Bàng hoàng lên án những hủ bại, lề thói phong kiến lỗi thời, sự tàn nhẫn của con
ngƣời và cả sự u mê của ngƣời dân Trung Hoa bằng một ngòi bút hiện thực lạnh
lùng. Nhƣng, đó chính là những giọt nƣớc mắt cay đắng của ông, nhiều nhân vật có
cái kết là cái chết, ngƣời thì chết trong sự cắn rứt vì bị những hủ tục phong kiến ám
ảnh, dằn vặt, ngƣời thì chết vì bệnh trị không đúng thuốc, hay nói đúng hơn là chết
bởi sự ngu muội của những gã lang băm, những phƣơng thuốc truyền thống giết
ngƣời. Có ngƣời lại chết khi không hiểu tại sao mình phải chết, tất cả những điều đó
đều bắt nguồn từ sự u mê, mù quáng của chính họ.
Chế độ phong kiến ngày tàn cũng đồng thời phủ trùm lên toàn thể đất nƣớc
Trung Hoa một màu đen của sự lạc hậu, dốt nát, yếu hèn, nhƣng vẫn khƣ khƣ không
chịu cởi bỏ lớp gông xiềng trên ngƣời mình mà cho đó nhƣ một thứ trang sức đáng
tự hào của một quốc gia trải mấy ngàn năm lịch sử. Những ngƣời có tƣ tƣởng muốn
phản kháng thì lại bị những kẻ xung quanh bóp chết tƣ tƣởng phản kháng của mình,
hoặc là tự bản thân họ lƣỡng lự hoặc không thể thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của
số đông, của những gì đã ăn sâu vào xƣơng tủy, vấn đề ở đây là một ngƣời hai
ngƣời đƣợc khai sáng không làm đƣợc gì cả, mà tự thân mỗi ngƣời phải nhận ra sự

bạc nhƣợc của chính bản thân đề tự làm nên sự biến chuyển cho cuộc đời mình. Và
những tác phẩm của Lỗ Tấn đã tập trung làm rõ những điều đó, hƣớng đến sự thức
tỉnh ngƣời dân Trung Hoa thời bấy giờ.
Không chỉ có ảnh hƣởng lớn đến nền văn học hiện đại Trung Hoa, Lỗ Tấn
còn là cây bút xuất sắc của nền văn học thế giới, đặc biệt là ở mảng hiện thực. Khi
cái tên Lỗ Tấn và các tác phẩm của ông xuất hiện trên văn đàn là lúc chiến tranh thế
giới đang nổ ra, cả thế giới chìm trong máu lửa, chết chóc và cả sự bóc lột tàn bạo
giữa ngƣời với ngƣời, dòng văn hiện thực phản ánh xã hội thời đó phát triển vô
cùng mạnh mẽ, ở pháp có A. France, ở Mỹ có Enest Hemingway, ở Nga có Marsim
Gorky, ở Việt Nam có Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao.
Trong thời kì lịch sử đặc biệt nhƣ thế, văn học hiện thực lên ngôi, trở thành
vũ khí đặc biệt để vạch trần, loại bỏ những ung nhọt của xã hội. Với những gì mình
chứng kiến đƣợc, Lỗ Tấn đã thể hiện rõ bộ mặt đất trƣớc Trung Hoa đƣơng thời, với
phong cách văn chƣơng súc tích, sắc sảo, Lỗ Tấn không những trở thành một cây

15


bút xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực thế giới mà còn ảnh hƣởng đến nền văn học
của nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam ta.

1.2. Truyện ngắn Lỗ Tấn
1.2.1 Đôi nét về thể loại truyện ngắn
Truyện ngắn là một thể loại tạo nên tên tuổi cho nhiều nhà văn trên thế giới,
tiêu biểu nhƣ: L.Tônxtôi, Gorki, O.Henri, Lỗ Tấn. Ở Việt Nam có nhiều cây bút
thành danh trong thể loại này, tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,
Nguyên Hồng, Tô Hoài. Tuy nhiên, về thể loại truyện ngắn vẫn chƣa hẳn có đƣợc
một khái niệm thống nhất, sau đây là một số định nghĩa của nhiều tác giả về truyện
ngắn.
Trong quyển 150 Thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân định nghĩa về

truyện ngắn: “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề
cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của
truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc
người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ…
Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về thời gian, không gian; nó có chức
năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con người. Kết cấu truyện ngắn
thường không gồm nhiều tầng nhiều tuyến mà thường được dựng theo kiểu tương
phản hoặc liên tưởng.” [2; tr345]
Trong bài “Tìm nghĩa truyện ngắn” tác giả Vƣơng trí Nhàn viết: “Truyện
ngắn là gì? Nói một cách tóm lược thì đó là một tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ dung
lượng hạn chế, phải nói là nhỏ hơn hẳn so với hai thể khác là truyện vừa và tiểu
thuyết”. [1; tr37]. Cũng trong bài viết này ông cũng chỉ rõ, “Trong phạm vi tác
phẩm tiếng việt” truyện đƣợc gọi là truyện ngắn khi có dung lƣợng “trong vòng từ
bảy đến tám trang đến mười lăm hai mươi, thậm chí ba bốn chục trang cũng được,
cũng vẫn gọi là truyện ngắn” [1; tr38]
Tác giả Nguyễn Quang Thân, khi bàn về truyện ngắn, ông viết: “Truyện
ngắn ư? Đó là một truyện ngắn, đúng hơn, một câu chuyện được kể lại, dựng lại
một cách ngắn gọn. Theo tôi ngắn hay dài, ngoài số chữ, số trang thường được hiểu
như là một quy ước bình thường, cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất lại không ở chỗ

16


đó mà là cách kể, cách dựng lại câu chuyện đó. Nó phải được kể lại ngắn gọn.” [1;
114]
Tác giả Tạ Duy Anh trong bài “Truyện ngắn-Sự lóe sáng của ý tưởng” có
đoạn: “Trong tiểu thuyết hay truyện dài sự kiện và hành động nhằm để mô tả tâm lí
nhân vật, nó có thể rẽ ngang rẽ tắt. Trong khi đó, với một dung lượng nhỏ hơn rất
nhiều lần, truyện ngắn chỉ chớp lấy cái thần thái của nhân vật khiến nó phải bộc lộ
tính cách bằng cách khoan sâu vào lớp đời sống bao quanh nhân vật”. [1; tr105]

Trong quyển Lí luận văn học 2 của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu
và Nguyễn Xuân Nam, viết về truyện ngắn nhƣ sau: “Truyện ngắn là hình thức
ngắn của tự sự, khuôn khổ ngắn...Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một
đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái
chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với
cuộc đời... Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát
hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con
người. Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.”
Có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách nhìn khác nhau về truyện ngắn. Tuy
nhiên, có thể rút ra một điểm chung giữa các quan điểm về truyện ngắn đó là truyện
ngắn có sự hạn chế về dung lƣợng, cốt truyện và các tuyến nhân vật. Truyện ngắn
không thể quá dài nhƣ tiểu thuyết, các tuyến nhân vật không quá phức tạp và
thƣờng là bàn về một vấn đề, một việc, một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời
nhân vật.

1.2.2 Truyện ngắn Lỗ Tấn
Lỗ Tấn có ba tập truyện ngắn tiêu biểu là Gào thét, Bàng hoàng và Chuyện
cũ viết lại. Nhƣng, có thế nói tinh túy truyện ngắn Lỗ Tấn nằm trong hai tập Gào
thét và Bàng hoàng. Trong thời kì đất nƣớc có những biến động vô cùng to lớn thì
xã hội cũng có những bƣớc chuyển mình rõ rệt và những bƣớc chuyển ấy thể hiện
một cách sâu sắc trong các thiên truyện của Lỗ Tấn. Là một nhà văn cũng là một
chiến sĩ, Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút của mình để chỉ ra những vấn đề của xã hội mới.
Trƣớc hết, truyện ngắn Lỗ Tấn là những tác phẩm vạch trần những ung nhọt,
những căn bệnh trầm kha của xã hội đƣơng thời và lên tiếng bênh vực cho số phận
ngƣời dân lao động. Khi đất nƣớc rơi vào cảnh loạn lạc, đế quốc lâm le xâm chiếm

17


thì con ngƣời Trung Hoa từ giai cấp thống trị cho đến bị trị vẫn mê muội ngủ quên

trong ánh hào quang quá khứ. Triều đình Mãn Thanh đớn hèn từng bƣớc dâng đất
nƣớc lên cho bọn đế quốc còn ngƣời dân thì mê muội, ngày càng lún sâu vào sự dốt
nát, lạc hậu, tự tách mình ra khỏi thế giới thực tại cầu sự an phận trong kiếp nô lệ.
Trong AQ chính truyện, AQ là một ngƣời nông dân, sống trong sự tàn nhẫn của
đồng loại nhƣng bao giờ cũng tự huyễn hoặc mình bằng phép thắng lợi tinh thần,
mình bị đánh nhƣng lại cho rằng “nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó” [5;
tr120], tự đánh đau mình lại nghĩ rằng mình đánh đƣợc ngƣời khác. Một phép màu
mà AQ nhƣ tự tạo cho mình đó chính là “quên”, quên đi tất cả tủi nhục, sự khổ cực,
bần cùng của bản thân, dù là một kẻ dƣới đáy xã hội bị khinh rẻ nhƣ thế nào, chỉ
cần một giấc ngủ để phép quên linh nghiệm thì sáng hôm sau AQ vẫn là AQ, một
ngƣời có bề thế đáng tự hào. Đó chính là điều mà tác giả cảm thấy cay đắng, giá mà
AQ biết tủi đau cho thân phận của mình, nhƣng AQ vẫn cứ là một AQ nhƣ thế,
trƣớc sự đời tàn nhẫn, anh ta cứ dùng phép màu của mình để sống lay lắt, cuối cùng
phải chết khi không hiểu đƣợc lí do vì sao mình chết.
Trong truyện ngắn Thuốc, con ngƣời không tự huyễn hoặc mình nhƣng lại tự
mình bộc lộ rõ sự mê muội khi dùng bánh bao tẩm máu ngƣời để trị bệnh lao, một
hành động man rợ và tàn nhẫn. Lấy máu của chính đồng loại mình để giành lấy sự
sống của mình, đó là điều không thể nào chấp nhận, cũng không thể nào thành
công, nhƣng liều thuốc ấy lại là thần dƣợc đối với ngƣời dân Trung Hoa thời bấy
giờ. Và con ngƣời ta ngang nhiên sử dụng mà không thấy đƣợc sự man rợ trong
hành động của chính mình.
Truyện ngắn Cố hương thì lại đề cập đến vấn đề khác, sau một chuyến về
thăm quê của mình, nhân vật Tấn đã chứng kiến sự thay đổi to lớn không chỉ của
cảnh vật mà còn là sự thay đổi của con ngƣời, nỗi cay đắng của nhân vật Tấn lên
đỉnh điểm khi gặp lại Nhuận Thổ sau nhiều năm xa cách, hình ảnh của một cậu bé
hồng hào, hoạt bát giờ đổi lại là một anh nông dân thô kệch, rụt rè, gần nhƣ là hai
con ngƣời không liên quan gì đến nhau, niềm hi vọng gặp lại ngƣời bạn đã cho
mình những kí ức đẹp trong tuổi thơ tiêu tan, nhân vật Tấn ngỡ ngàng, cảm giác
giữa hai ngƣời tồn tại một bức tƣờng vô hình, không thể nào vƣợt qua đƣợc. Nhƣng
vấn đề không phải chỉ đơn giản là sự thay đổi của Nhuận Thổ làm Tấn đau xót, mà


18


chính là những kiếp nông dân nhƣ Nhuận Thổ, sƣu cao thuế nặng và cuộc sống
khắc nghiệt đã vắt kiệt sinh lực của một con ngƣời, năm tháng trôi qua, Nhuận Thổ
không còn là một con ngƣời linh hoạt, anh ta nhƣ “một pho tượng đá” [5; tr104] với
“những nếp răn khắc sâu trên mặt” [5; tr104].
Truyện ngắn Lễ cầu phúc cũng đề cập đến vấn đề này, thím Tƣờng Lâm là
ngƣời phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, nhƣng cuộc đời vốn nhiều bất công, ngƣời hiền
lành mấy cũng không tránh khỏi. Ngƣời chồng đầu tiên mất, thím trốn mẹ chồng đi
ở thuê, thím quán xuyến tất cả công việc trong gia đình nhà chủ, chăm làm giỏi
giang “công việc thím không hề bê trễ, ăn gì xong bữa thì thôi, đã làm thì làm cật
lực, không suy tính thiệt hơn” [5; tr248]. Cứ tƣởng thím sẽ đƣợc an phận trong kiếp
ở gái của mình, nhƣng thím lại bị bắt về gả cho một ngƣời đàn ông khác, may mắn
cho thím là ngƣời chồng mới giỏi giang, biết làm ăn, họ có với nhau một đứa con
trai, nhƣng cuộc sống hạnh phúc không kéo dài đƣợc bao lâu, chồng mất, con trai bị
sói ăn thịt, thím quay trở về kiếp ở gái, cầu mong một cuộc sống bình yên của kiếp
tôi đòi và chút cảm thông của những ngƣời xung quanh cho số phận mình. Nhƣng,
lẽ đời vốn dĩ vô cùng khắc nghiệt, sau những cú sốc tinh thần, thím ta “tay chân
không được lanh lợi như trước nữa, lại dặn gì quên nấy, mặt cứ đờ đẫn ra như mặt
người chết, cả ngày không được một tiếng cười.” [5; tr256]. Điều đó làm chủ của
thím không mấy hài lòng, và vì lẽ thím đã “làm bại hoại phong hóa” [5; tr257] nên
cũng dè chừng, không cho thím động vào những việc trọng đại của nhà chủ nữa.
Còn về những con ngƣời trong Lỗ trấn, những ngƣời mà thím cầu xin chút đồng
cảm cũng dần trở nên lạnh nhạt, vô tâm. Câu chuyện về đứa con bị sói tha của thím
ban đầu đều khiến mọi ngƣời đau xót, nhƣng vì thím cứ kể đi kể lại nên họ dần
không quan tâm đến, thậm chí còn “nhại” lại câu chuyện ấy, rồi lạnh lùng bỏ đi, để
lại thím Tƣờng Lâm một mình ngơ ngác. Và nỗi sợ hãi khi chết đi sẽ bị Diêm
vƣơng cƣa làm đôi, chia cho mỗi ngƣời chồng một nửa càng hành hạ tâm trí thím,

khi đã nghe lời U Liễu cúng một bậc cửa vào miếu Thành hoàng làm thế mạng vẫn
không thoát khỏi sự kì thị của gia đình chủ thì thím càng ngày càng già đi, tâm trí
cũng không còn tỉnh táo, và con ngƣời vốn chỉ tàn nhẫn đến thế là cùng, họ tống
thím ra khỏi nhà. Số phận của ngƣời phụ nữ này nếu nhƣ không bị đè nặng của
những lời nguyền phong kiến cũng không đến nỗi bi đát, tang thƣơng. Ngƣời đàn bà

19


gả về nhà chồng thì gia đình chồng có quyền gả bán, điều đó lại không cho là “làm
bại hoại phong hóa” nhƣng ngƣời phụ nữ đáng thƣơng dù đã dùng cái chết để
chống lại điều đó thì lại bị ngƣời đời khinh rẻ xem thƣờng. Ngay cả lời nói của U
Liễu cũng nồng nặc tƣ tƣởng cổ hủ, khi nói thím Tƣờng Lâm khi chết đi sẽ bị Diêm
Vƣơng cƣa làm đôi để chia cho hai ngƣời chồng mỗi ngƣời một nửa, lí lẽ đó chỉ là
một phần của những bất hạnh, điều quan trọng nhất chính là sự cam chịu và tin vào
thần quyền của thím Tƣờng Lâm, nỗi sợ hãi một phần bắt nguồn từ niềm tin vào
những lễ giáo khắc khe đã ăn sâu vào xƣơng máu của thím để rồi nỗi sợ hãi từng
ngày gặm nhấm sự sống của thím, cái chết nhƣ là điều có thể đoán trƣớc khi thím
phải sống trong sự ghẻ lạnh của chính đồng loại, những con ngƣời vô cảm trƣớc nỗi
thƣơng tâm của ngƣời khác lại còn cƣời nhạo một cách tàn nhẫn.
Bên cạnh số phận của ngƣời dân lao động và vạch trần những căn bệnh của
xã hội Trung Hoa thời bấy giờ, truyện ngắn Lỗ Tấn còn tập trung đả kích, lên án
chế độ phong kiến.
Trong Nhật kí người điên, tác giả đã mƣợn lời của một ngƣời bị cho là điên loạn
nói lên thực trạng của một xã hội mà “người ta ăn thịt lẫn nhau từ bốn nghìn năm
nay” [5; tr31]. Những con ngƣời mở miệng ra là lễ giáo, là đạo lí nhƣng lại là
những kẻ bị tính khát máu ngấm sâu vào xƣơng tủy, luôn thèm khát ăn thịt đồng
loại, thông qua đó hƣớng mũi súng về những giáo lí phong kiến.
Ngƣời điên “gào thét” bằng thứ ngôn ngữ điên loạn của chính mình để cảnh cáo
những con ngƣời của chế độ phong kiến và cả cái giáo lí mục rỗng tàn nhẫn mà họ

vẫn tôn thờ rằng: “các người có thể thay đổi được. Hãy thực tâm mà thay đổi đi!
Nên biết rằng sau này không ai dung thứ cho kẻ ăn thịt người sống trên thế gian
này nữa đâu” [5; tr29] Những lời nói điên loạn ấy lại khiến cho những kẻ “tỉnh táo”
phải xanh mặt. Đó chính là phát súng đầu tiên nhắm thẳng vào bức tƣờng thành
kiên cố của lễ giáo phong kiến tồn tại qua hơn bốn ngàn năm.
Ta có thể nói rằng, nhân vật ngƣời điên bị cho là kẻ điên loạn nhƣng lại là
ngƣời tỉnh táo nhất, ông không bị những giáo lí cũ rích thôi miên mà còn tỏ ra nghi
ngờ, và khi phát hiện rằng mình là ngƣời sống trong một dân tộc trải qua bốn ngàn
năm phong kiến, là con cháu của những kẻ có đủ bốn ngàn năm kinh nghiệm ăn thịt
ngƣời, ông ta mới hoảng hốt và gào thét lên, vẫy vùng muốn thoát khỏi những kẻ

20


lúc nào cũng “muốn ăn thịt người khác”. Và khi nghĩ rằng bản thân mình đã rơi
cảnh hoàn toàn tuyệt vọng, mình sẽ bị ăn thịt và cũng không thể nào khuyên nhủ
đƣợc những kẻ khát máu kia, một tia hi vọng cuối cùng lóe lên, đó là “những đứa
trẻ chưa từng ăn thịt người” [5; tr32] những đứa bé chƣa từng tiếp xúc với đạo lí
dạy ngƣời ta giết ngƣời không dùng đến gƣơm đao, ông ta kêu lên “Hãy cứu lấy các
em!” [5; tr32], cứu lấy những mầm non chƣa vƣớng những bụi bẩn của một chế độ
thối nát suy tàn, những con ngƣời xây dựng tƣơng lai, nền tảng cho một xã hội hoàn
toàn mới.
Bên cạnh Nhật ký người điên, các truyện ngắn khác của Lỗ Tấn cũng có đề
cập đến vấn đề này, Lỗ Tấn không mƣợn lời một ai mà trực tiếp vạch trần chế độ
ngƣời bóc lột ngƣời, bàn tay sắt lạnh lùng tàn nhẫn của chế độ phong kiến qua
những số phận, trong đó có thể nói tiêu biểu là nhân vật thím Tƣờng Lâm, ngƣời
phụ nữ bị những lễ giáo, quy tắc phong kiến dồn vào đến đƣờng cùng, vừa là một
ngƣời lao động hiền lành, thím Tƣờng Lâm còn là một ngƣời phụ nữ mà thân phận
của ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ thì không mấy khi đƣợc xem trọng. Vì thế mà mẹ
chồng thím gả bán thím nhƣ một món hàng, không cần biết thím có đồng ý hay

không, họ trói thím lại và mang lên kiệu rồi đƣa đi, điều tàn nhẫn nhất là bán một
ngƣời con dâu để mua về một ngƣời con dâu khác, những đồng tiền ngƣời ta bỏ ra
để mua thím Tƣờng Lâm về làm vợ đều do mẹ chồng thím nhận lấy, thím không có
đƣợc một xu nào. Vấn đề không dừng lại ở đó, đạo lí phong kiến “sáng suốt” đến
mức nào lại bức một ngƣời phụ nữ vào tội “làm bại hoại phong hóa” [5; tr257] khi
lấy hai đời chồng trong khi thím ta vì chống cự lại điều đó đã suýt mất mạng, còn
những kẻ hƣởng lợi từ việc ấy lại không bị ai trách cứ lên án cả.
Những lý lẽ của cái gọi là đạo lí, là lễ giáo chẳng qua là sự ngụy biện để bênh vực
những kẻ có quyền lực, bảo vệ bức tƣờng mục nát của chế độ phong kiến, còn
những ngƣời thấp cổ bé họng thì tuyệt nhiên không có một chân lí nào dành cho họ
ngoài việc phục tùng, cam chịu và chấp nhận.
Ngoài nội dung chống phong kiến, truyện ngắn của Lỗ Tấn còn đề cập đến
cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng mang nhiều ý nghĩa đối với xã hội
Trung Hoa mặc dù nó không thành công. Nội dung này thể hiện rõ nhất trong tác
phẩm AQ chính truyện .

21


Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản nổ ra năm 1911, do những
ngƣời tri thức cấp tiến trong giai cấp tƣ sản và tiểu tƣ sản lãnh đạo, lật đổ nhà Mãn
Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đƣờng cho chủ nghĩa tƣ bản phát
triển, ảnh hƣởng sâu rộng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các quốc gia
châu Á, trong đó có Việt Nam.
Không thể phủ nhận cách mạng Tân Hợi nhƣ một làn gió mới xua tan lớp
mây mù phủ trùm lên làng Mùi, vị thế của bọn địa chủ bị lung lay, ngƣời dân nhƣ
bắt đƣợc những tia sáng đầu tiên dự báo cho một tƣơng lai tốt đẹp, những ngày cách
mạng mới đến đối với AQ (đại diện cho giai cấp nông dân bị áp bức) là những ngày
hội, y sung sƣớng khi nhìn thấy bọn tai to mặt lớn nhao lên vì sợ hãi, tiêu biểu là cụ
cố Triệu cảm thấy “đại bất an”, đứng ngồi không yên, lão ta tƣởng rằng AQ cũng

tham gia cách mạng nên dè chừng, đổi hẳn cách xƣng hô với AQ, hắn “ban” cho
AQ chữ “bác Q” thật thân tình, ngay cả những chuyện không thể ngờ tới cũng có
thể xảy ra, và cả bọn dân làng Mùi đều cuống quýt lên làm AQ càng khoái chí, tâm
hồn y lúc nào cũng “nhẹ nhàng”, “hớn hở”, bao nhiêu dự tính, bao nhiêu ƣớc mơ
đến với y.
Tuy nhiên, giấc mộng vùng lên của AQ nhanh chóng tan đi vì cuộc cách
mạng Tân Hợi chỉ là cuộc cách mạng nửa vời do bọn địa chủ, quan lại thao túng, lợi
dụng còn lợi ích của nhân dân không hề đƣợc để ý đến chế độ phong kiến không hề
bị thủ tiêu thậm chí bọn địa chủ phong kiến còn nghiễm nhiên trở thành đảng viên
Đảng cách mạng và điều quan trọng là cuộc cách mạng này không dám động đến
các nƣớc xâm lƣợc, không dám đấu tranh giành lại quyền lợi dân tộc, cuối cùng
quyền hành lại rơi vào tay của Lê Nguyên Hồng và Viên Thế Khải, việc Viên Thế
Khải xƣng đế là chuyện nực cƣời nhất sau cuộc cách mạng này, nhà Thanh bị lật đổ
nhƣng lại có một hoàng đế khác thì xã hội có khác gì lúc cách mạng chƣa diễn ra.
Trong khi đó ngƣời dân đâu biết rằng trƣớc và sau cách mạng thì họ nô lệ vẫn hoàn
nô lệ, Lỗ Tấn từng viết: “tôi cảm thấy trước cách mạng, tôi là nô lệ, sau cách mạng
không bao lâu thì bọn nô lệ lừa bịp biến tôi thành nô lệ cho chúng nó” [6; tr102].
Qua đó cho thấy không có một sự biến đổi nào trong số phận của những ngƣời dân
nghèo, họ vẫn bị bóc lột nhƣ trƣớc và ngày càng lún sâu dƣới lớp bùn tăm tối.

22


Ngay trong tác phẩm AQ chính truyện, khi cậu Tú bắt đƣợc tin cách mạng đã vào
huyện thì liền rủ lão Tây giả làm cách mạng, hắn quấn đuôi sam vòng quanh đầu
cùng gã Tây giả kia đi “cách” những gì có liên quan đến phong kiến, lão Tây giả
say sƣa diễn thuyết về “sự nghiệp cách mạng” của hắn trƣớc mặt bọn vô công rỗi
nghề, đầu óc rỗng tuếch nhƣng khi AQ muốn đầu hàng, muốn làm cách mạng thì
hắn lại xua đuổi y bằng thanh ba toong bạo ngƣợc. Qua đó cho ta thấy mặt hạn chế
của cách mạng Tân Hợi, chỉ là nơi cho bọn ngƣời nhƣ Tú Triệu, Tây giả kiếm lợi

trong khi chúng mới là đối tƣợng đáng bị tiêu diệt còn những ngƣời nông dân nhƣ
AQ không đƣợc lợi ích gì, thậm chí cả quyền tham gia cách mạng cũng không có.
Ngƣời ta không cho AQ, không cho ngƣời dân làm cách mạng trong khi họ chính là
những ngƣời hăng hái tham gia và ủng hộ cách mạng. Bị cự tuyệt, bị chối bỏ nhƣng
cuối cùng AQ lại là vật hy sinh cho bọn đầu cơ cách mạng, đến khi chết vẫn không
hiểu vì sao mình chết. Bởi thế, cách mạng là cách mạng, xã hội vẫn trong tình trạng
ngột ngạt, bức bách, làn gió tƣơi vui ban đầu vụt tắt, những con ngƣời đáng thƣơng
quay lại kiếp sống nô lệ của mình, một chút biến đổi sau cách mạng có chăng là số
ngƣời quấn đuôi sam vòng lên đỉnh đầu ngày càng nhiều, biển của vua nhà Thanh ở
trong chùa bị dẹp đi, còn vận mệnh của ngƣời dân cùng khổ tuyệt không có gì biến
đổi.
Một nội dung nổi bậc nữa của truyện ngắn Lỗ Tấn chính là vấn đề ngƣời phụ
nữ, họ có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ hay chỉ là một ngƣời xuất hiện qua lời
kể của các nhân vật trong truyện nhƣng số phận của họ lại là một vấn đề lớn, nổi
bậc lên giữa rất nhiều vấn đề đƣợc đề cập đến trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Đó là
thiếm Tƣờng Lâm, chị Tƣ Thiền, cô Ái, Tử Quân, vú Ngò…những ngƣời phụ nữ ở
nhiều tầng lớp hoàn toàn khác nhau, những số phận của họ đều bị một bàn tay vô
hình sắp đặt, không thể nào thoát khỏi những khuôn khổ mà xã hội phong kiến ngàn
năm đã cố công xây dựng nên.
Về mặt kết cấu, truyện ngắn Lỗ Tấn là những câu chuyện súc tích, ngắn gọn,
bao giờ cũng phát triển theo một đƣờng thẳng mà ít khi phát triển lắc léo hay nhiều
tầng. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn những tình tiết thƣờng xoay quanh nhân vật trung
tâm, những xung đột hay sự kiện xuất hiện trong cuộc sống của nhân vật thúc đẩy
câu truyện phát triển.

23


Ví dụ nhƣ trong Nhật kí người điên, ngƣời điên là nhân vật trung tâm quán xuyến
toàn bộ tình tiết, diễn biến của câu chuyện, những nhân vật phụ mà ngƣời điên tiếp

xúc là những yếu tố thúc đẩy câu chuyện phát triển, giúp cho câu chuyện đơn giản
nhƣng không đơn điệu, vẫn có sức thu hút ngƣời đọc.
Bên cạnh đó, Lỗ Tấn cũng khéo đặt nhân vật mình vào những tình huống gay
cấn, xung đột. Ví dụ nhƣ trong truyện ngắn Lễ cầu phúc và Ly hôn, nhân vật đều
vấp phải sự xung đột, không những xung đột với những ngƣời xung quanh mà còn
xảy ra xung đột trong tƣ tƣởng của mình, ở thím Tƣờng Lâm đó là sự mạnh mẽ,
kiên cƣờng chống lại mẹ chồng với nỗi sợ hãi và mặc cảm của một ngƣời phụ nữ có
hai đời chồng và lại để sói tha mất con, để rồi một mình đối mặt với sự dị nghị, rẻ
rúng của những ngƣời xung quanh, mang lấy tiếng “làm bại hoại phong hóa”. Ở cô
Ái là thái độ căm phẫn trƣớc sự phản bội của chồng và sự ức hiếp của gia đình
chồng xung đột với sự rụt rè, sợ hãi trƣớc cƣờng quyền, cô muốn lên tiếng và đã lên
tiếng đòi quyền lợi cho mình, nhƣng lại bị gạt qua một bên và cuối cùng vẫn phải
“ngậm bồ hòn làm ngọt” nhận lấy số tiền bồi thƣờng và quay trở về. Những mâu
thuẫn ấy tạo điểm nhấn cho câu chuyện đơn tuyến, lôi cuốn ngƣời đọc theo dõi câu
truyện.
Là bậc thầy của truyện ngắn, Lỗ tấn theo đuổi lối viết ngắn gọn, súc tích
nhƣng lƣợng thông điệp mà ông muốn truyền tải là không hề nhỏ, chứa đựng những
vấn đề vô cùng nóng bỏng của xã hội thời bấy giờ.

1.2.3 Hoàn cảnh ra đời của hai tập truyện ngắn Gào Thét và Bàng Hoàng
Trong hoàn cảnh đất nƣớc bị xâm chiếm và xã hội ngày càng trở thành một
mớ hỗn độn với những hủ tục lạc hậu pha trộn với những làm gió độc du nhập từ
phƣơng Tây, đẩy xã hội Trung Hoa vào tình trạng lạc hậu trầm trọng, cứ lùi dần vào
bóng tối của một quá khứ đã lụi tàn.
Cho đến khi cách mạng tháng Mƣời nổ ra ở Nga, đó không chỉ là một bƣớc tiến lớn
của xã hội Nga, của lịch sử Nga mà ánh sáng cách mạng còn chiếu rọi tới Trung
Quốc, chiếu sáng trái tim vốn dĩ đã quá mệt mỏi của Lỗ Tấn khi nhìn thấy sự mê
muội, đớn hèn và thục lùi so với thời đại của dân tộc, làm ông mạnh dạng hơn trong
việc đi tìm lẽ phải, chân lí bằng chính ngòi bút của mình.


24


Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của ông Nhật kí người điên ra đời, đánh dấu
thành công đầu tiên của Lỗ Tấn và là nền tảng của hàng loạt những truyện ngắn sau
đó, tiêu biểu nhƣ Thuốc, Khổng Ất Kỷ, Ngày mai, Cố hương, AQ chính truyện,
các truyện này đƣợc tổng hợp lại trong một tuyển tập truyện ngắn mang tên Gào
thét, Lỗ Tấn từng viết trong lời đề tựa cho tập truyện này: “Giả thử có một ngôi nhà
bằng sắt, không có cửa sổ, và cũng không làm sao phá tung ra được, trong đó có
nhiều người đang ngủ say, và không bao lâu nữa sẽ chết ngạt. Nhưng từ ngủ say
đến chết ngạt, họ nào có cảm thấy những nỗi đau khổ của giây phút lâm chung
đâu! Bây giờ anh gào thét lên cho mấy người còn đang mơ mơ màng màng, giật
mình tỉnh dậy. Số ít người bất hạnh đó sẽ trải qua cảnh vật vã của một cái chết
không tài nào cứu vãn được. Như thế mà anh lại tưởng là anh cứu giúp họ hay sao?
_Nhưng đã có những người tỉnh dậy rồi thì anh không thể quả quyết được rằng
không có hy vọng phá tung ngôi nhà sắt đó ra được” [6; tr454]
Tuyển tập truyện này nhƣ một tiếng gào thét để thức tỉnh những con ngƣời trong
ngôi nhà sắt Trung Hoa. Thức tỉnh họ có thể là chết trong đau đớn nhƣng thức tỉnh
cũng có thể để cùng nhau phá tan ngôi nhà bằng sắt đó, vƣơn mình ra ánh sáng. Đó
chính là khát vọng
Khi cho ra đời Bàng Hoàng, Lỗ Tấn không viết lời tựa nhƣ những tập khác
mà chỉ trích dẫn hai khổ thơ trong bài thơ Ly Tao của Khuất Nguyên nhƣ một đề từ
nói lên tâm sự của mình, đọc hai câu thơ “Quản bao nước thẳm non xa. Để ta tìm
kiếm cho ra bạn lòng” ta có thể liên tƣởng đến trạng thái bàng hoàng của ông khi
nhóm Tân thanh niên tan rã, ông từng viết: “Về sau, đoàn thể Tân thanh niên giải
tán. Có kẻ thăng quan, có kẻ lui về ở ẩn, có kẻ cứ tiến bước. Một lần nữa, tôi lại
thấy các đồng bạn của mình trong cùng một mặt trận có thể biến hóa đến như thế!
Còn tôi chỉ còn trơ lại cái danh hiệu “nhà văn”, lủi thủi một mình trong cõi sa mạc,
có điều không làm sao thoát khỏi cái việc làm văn chương đăng trên các báo hết
sức tản mạn, gọi là “tùy tiện nói chơi “. Có những cảm xúc nhỏ thì viết thành một

bài văn ngắn, nói cho to chuyện thì đó là những bài thơ bằng văn xuôi, về sau in
thành tập gọi là Cỏ dại. Có được những tài liệu khá đầy đủ thì lại viết thành truyện
ngắn. Chỉ vì mình đã trở thành một dũng sĩ lưu lãng, không bố trí thành trận được,
cho nên kỹ thuật tư duy có khá hơn trước một tí, tư tưởng tựa hồ cũng không gò bó,

25


×