Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án Tiếng việt lớp 3 Bài Chính tả nghe viết ông tổ nghề thêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.38 KB, 5 trang )

Giáo án môn : Chính tả
Bài : Nghe – viết : Ông tổ nghề thêu. Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Lớp : 3
A. Mục tiêu
1.

2.

3.

Kiến thức
- Nghe – viết chính xác đoạn 1 trong truyện Ông tổ nghề thêu.
- Làm đúng bài tập điền các âm hoặc dấu thanh dễ lẫn: tr/ch; dấu hỏi/dấu
ngã.
Kĩ năng
- Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Phân biệt được các âm, dấu thanh dễ lẫn: tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã.
Thái độ
- Chăm chỉ luyện viết và làm bài tập chính tả.

B. Đồ dùng dạy - học
1.
2.

Giáo viên :
- Máy chiếu, 2 khổ giấy A2.
Học sinh :
- Bảng con, phấn, vở chính tả


C. Các hoạt động dạy - họv

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1


I. Kiểm tra
bài cũ (2’)

- Đọc cho HS viết những tiếng có
âm đầu s/x: xao xuyến, sáng suốt,
xăng dầu, sắc nhọn.
- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp
viết vào nháp.
- Nhận xét bạn.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.

II. Dạy - học
bài mới (33’)
1. Giới thiệu - Trong tiết Chính tả này, cô sẽ
bài (1’)
hướng dẫn các con nghe - viết
đoạn 1 trong truyện Ông tổ nghề
thêu mà các con đã được học. Sau

đó, làm các bài tập chính tả điền
âm tr/ch mà các con dễ lẫn.
- Lắng nghe.
- Ghi tên bài.
- Viết vào vở.
2. Hướng
dẫn HS viết
chính tả(15’)
a) Trao đổi về - Đọc đoạn văn 1 lần.
nội dung
đoạn viết
- Yêu cầu 1 HS đọc lại.

- Theo dõi GV đọc.
- 1 HS đọc lại.

- GV tóm tắt nội dung: Đoạn viết
ca ngợi Trần Quốc Khái là một
người rất ham học. Vậy nên ông
đã trở thành một người quan to
trong triều đình nhà Lê.
- Lắng nghe
? Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham
học như thế nào ?
+ Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc
kéo vó tôm. Tối đến nhà không
có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào
vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
- Nhận xét bạn.
- Nhận xét.

2


- Lắng nghe.
b) Hướng dẫn ? Đoạn văn có mấy câu ?
cách trình
bày
? Những từ nào trong bài phải viết
hoa ?

+ Đoạn văn có 4 câu.
+ Trần Quốc Khái, cậu, tôi,
chẳng, Khái, Lê.

? Chữ đầu câu phải viết như thế
nào ?
+ Chữ đầu câu phải viết hoa.
- Nhận xét bạn.
c) Hướng dẫn - Nhận xét, kết luận.
viết từ khó
- GV nêu từ khó: - Trần Quốc
Khái, vỏ trứng, ánh sáng, tiến sĩ,
vó tôm.

- Chú ý lắng nghe.

- Lắng nghe.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng viết từ
khó
- 2 HS lên bảng viết, dưới viết

vào vở nháp
- Nhận xét bạn.
- Nhận xét, bổ sung thêm từ khó
(nếu thiếu).
- Lắng nghe.
- Hướng dẫn HS cách viết, lưu ý
những âm dễ lẫn.
- Nghe GV hướng dẫn.
d) Viết chính
tả, soát lỗi

- Lưu ý cho HS: Đây là 1 bài văn
xuôi nên đầu đoạn phải viết thụt
vào 1 ô. Khi viết hết dòng các con
phải xuống dòng. Các chữ cái đầu
câu sau dấu chấm phải viết hoa và
viết hoa các tên riêng.
- Chú ý nghe lắng nghe.
- GV đọc từng câu cho HS viết
- HS chú ý lắng nghe, nhớ và
viết.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi sau
khi viết
3


- Cầm bút chì tự soát bài của
mình theo GV đọc.
3. Hướng
dẫn làm bài

tập chính tả
( 15’)

- Thu 5 bài viết của HS và nhận
xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2a

- Lắng nghe
- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2a:
Điền vào chỗ trống tr hay ch ?

- Hướng dẫn HS cách làm
- Lắng nghe.
- Dán 2 tờ giấy khổ A2 viết sẵn
nội dung bài tập 2a lên bảng:
Trần Quốc Khái thông minh, …
ăm chỉ học tập nên đã …ở thành
tiến sĩ, làm quan to …ong …iều
đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung
Quốc, …ước thử thách của vua
nước làng giềng, ông đã xử …í rất
giỏi làm …o mọi người phải kính
…ọng. Ông còn nhanh …í học
được nghề thêu của người Trung
Quốc để …uyền lại …o nhân dân.
- Chú ý quan sát.
- Tổ chức cho HS thi Ai nhanh, ai
đúng.
Luật chơi: GV chia lớp thành 2
đội, mỗi đội cử đại diện lên làm

bài. Đội nào làm nhanh và đúng
hơn sẽ giành chiến thắng.
- Đại diện của mỗi đội lên làm
bài
Trần Quốc Khái thông minh,
chăm chỉ học tập nên đã trở
thành tiến sĩ, làm quan to trong
triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ
Trung Quốc, trước thử thách của
vua nước làng giềng, ông đã xử
trí rất giỏi làm cho mọi người
phải kính trọng. Ông còn nhanh
trí học được nghề thêu của
người Trung Quốc để truyền lại
4


cho nhân dân.
- Nhận xét, chọn ra đội nhanh và
đúng hơn.
- Kết luận và tuyên dương nhóm
thắng cuộc
- Cả lớp vỗ tay.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- Thực hiện theo yêu cầu.
4. Củng cố,
dặn dò (2’)

- Nhận xét tiết học, biểu dương
những HS học tốt, có ý thức xây

dựng bài.

- Lắng nghe.

- Dặn HS xem trước bài sau.

- HS thực hiện.

5



×