Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.57 KB, 29 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
A.LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................3
B.NỘI DUNG .........................................................................................4
I. Lý luận chung vế chế độ bảo hiểm hưu trí ...........................................4
1. Sự tất yếu khách quan hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí ..........4
1.1 Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới............................4
1.2 Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí....................................4
1.3 Vai trò của chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ
BHXH..................................................................................................5
2. Nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm hưu trí ................................6
2.1. Điều kiện để hưởng chế độ hưu trí................................................6
2.2. Thời gian đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí ......................6
2.3. Phí bảo hiểm hưu trí ....................................................................7
2.4. Mức hưởng....................................................................................7
2.5. Thời gian hưởng chế độ hưu trí....................................................8
II. Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí ở VN..........................................9
1. Vài nét về đới sống người lao động về nghỉ hưu ở Việt Nam ........9
2.Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam ...........................11
2.1. Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí ...........................11
2.2 Tình hình chi trả cho chế độ hưu trí ...........................................14
2.3. Quỹ hưu trí .............................................................................17
3. Đánh giá vai trò của chế độ hưu trí đối với người lao động về nghỉ
hưu..........................................................................................................21
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm
hưu trí ở Việt Nam ...................................................................................22
1. Những đánh giá về thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của
chế độ bảo hiểm hưu trí .......................................................................22
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


1.1. Thuận lợi.....................................................................................22
1.2. Khó khăn.....................................................................................23
2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam.
.................................................................................................................24
2.1. Giải pháp về chính sách..............................................................24
2.2. Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện chế độ. ........................26
D.KẾT LUẬN.......................................................................................28
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................29
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
A.LỜI MỞ ĐẦU

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của mỗi Quốc gia, mang trong nó bản
chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành hạnh phúc của mọi người lao
động. Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức
mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi Quốc gia. Việc tổ chức và
thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là động lực to lớn phát
huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
Trong hệ thống BHXH, chế độ hưu trí đóng một vai trò rất quan trọng. Đây
là chế độ bảo hiểm dài hạn, bảo hiểm tuổi già cho người tham gia. Nó chiếm
phần quan trọng nhất cả về qui mô thực hiện, nội dung chuyên môn và nhu
cầu tham gia của người lao động trong xã hội. ở hầu hết các Quốc gia trên thế
giới đều coi trọng chế độ này và coi đó là một trong lĩnh vực có ảnh hưởng
tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì thế, nó
luôn được quan tâm để làm sao cho việc tổ chức, quản lý, thực hiện có hiệu
quả nhất.
ở Việt Nam, chế độ hưu trí luôn có vị trí quan trọng đặc biệt đối với người
tham gia BHXH. Chế độ hưu cùng với các chế độ BHXH khác đã góp phần
rất to lớn vào việc ổn định đời sống của công nhân viên chức, lực lượng vũ

trang (CNVC, LLVT) và gia đình họ làm cho họ yên tâm lao động sản xuât,
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong thời kỳ vừa qua.
Do đó đặt ra yêu cầu là thực hiện BHXH đối với người về hưu như thế nào để
đạt được hiệu quả cao nhât, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong
thời kỳ đổi mới.. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc xây dựng và hoàn
thiện chế độ hưu trí cho phù hợp với cơ chế quản lý mới là hết sức cần thiết.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B.NỘI DUNG
I. Lý luận chung vế chế độ bảo hiểm hưu trí
1. Sự tất yếu khách quan hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí
1.1 Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới
“ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối
với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả
năng lao động , mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền
tệ tập trung nhằm dảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp
phần đảm bảo an toàn xã hội ”.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là sự phát triển của lực
lượng sản xuất trên thế giới, BHXH ngày càng trở thành nhu cầu thường
xuyên, tự nguyện và chính đáng của người lao động. Ngay từ thế kỷ XVI
những người nông dân ở vùng Anper đã nhận thấy để trợ cấp cho trường hợp
một số người bị ốm đau hay tai nạn. Họ đã thành lập hội tương hỗ với cách
thức mỗi người đều trích ra một phần thu nhập để đóng góp chung vào một
quỹ, phòng khi có ai bị đau ốm hay tai nạn thì dùng quỹ đó để giúp đỡ. Hình
thức sơ khai này được BHXH phát triển dần nên, phạm vi được mở rộng ra để
có thêm nhiều người tham gia, mở thêm các loại trợ cấp bổ sung.
Nguyên tắc chung trong hoạt động bảo hiểm này là gắn liền quyền lợi
được hưởng với nghĩa vụ đóng góp. Tuy vậy BHXH chỉ thực sự trở thành một
lĩnh vực hoạt động mang tính chất và ý nghĩa xã hội sâu sắc từ đầu thế kỷ 19.
Quá trình đó gắn liền với sự phát triển sản xuất công nghiệp, của nền kinh tế

thị trường và thị trường sức lao động mà trong đó có quan hệ chủ thợ trong
lao động được trở nên phổ biến.
Sang thế kỷ 20, hầu hết các nước trên thế giới mà trước hết là các nước
công nghiệp phát triển ở một trình độ cao đều ban hành và thực hiện điều luật
về BHXH đối với người lao động. Với sự phát triển như vậy, BHXH đã trở
thành một lĩnh vực mang tính quốc tế rộng lớn. Hiện nay có hơn 160 quốc gia
trên thế giới thực hiện BHXH
1.2 Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí
trong hệ thống BHXH
Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển, con người phải lao động để tạo
ra của cải vật chất. Nhưng cùng với thời gian, con người sẽ bị già đi, sức khoẻ
của họ bị giảm sút không còn khả năng lao động, không còn khả năng tự đáp
ứng nhu cầu cho cuộc sống.Lúc đó khoản thu nhập mà họ có thể sinh sống
hoặc là do tích góp trong quá trình lao động hoặc do con cháu nuôi dưỡng...
Những nguồn thu nhập này không thường xuyền và phụ thuộc vào điều kiện
của từng người. Để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi họ hết tuổi lao
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động và giúp họ có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, nhà nước đã thực
hiện chế độ BHXH hưu trí.
Vậy bảo hiểm hưu trí là hình thức bảo đảm thu nhập cho người lao động
khi hết tuổi lao động. Người lao động tạo ra thu nhập để nuôi sống chính họ
trong quá trình lao động. Quá trình này diễn ra ngay trong các nhà máy, xí
nghiệp, đơn vị kinh tế, hành chính sư nghiệp trong lĩnh vực quốc doanh và
ngoài quốc doanh. Trong quá trình đó, họ cống hiến sức lao động để xây dựng
đất nước bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho cả chính họ nữa. Do đó
đến khi họ không còn khả năng lao động nữa thì họ phải được sự quan tâm
ngược lại từ phía xã hội. Đó chính là khoản tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng
phù hợp với số phí BHXH mà họ đã đóng góp trong suốt quá trình lao động.
Nguồn trợ cấp này tuy ít hơn so với lúc đang làm việc nhưng nó rất quan

trọng và cần thiết giúp cho người về hưu ổn định về mặt vật chất cũng như
tinh thần trong cuộc sống, tạo cho họ có thêm điều kiện để cống hiến cho xã
hội những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lao động sản xuất mà họ đã
tích luỹ được nhằm xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh hơn.
Bảo hiểm hưu trí bảo đảm quyền lợi cho người lao động giúp họ tự bảo vệ
mình khi hết tuổi lao động, tự lo cho chính mình một cách hợp lý nhất nhờ
vào việc họ đã cống hiến sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất cho
xã hội trước đó. Người lao động chỉ cần trích ra một tỷ lệ % tiền lương tương
đối nhỏ khi còn đang làm việc trong một thời gian nhất định. Đến khi hết tuổi
lao động phải nghỉ việc họ sẽ có được sự bảo đảm của xã hội làm giảm bớt
phần nào khó khăn về mặt tài chính do thu nhập thấp vì không còn lao động
được nữa.
Như vậy bảo hiểm hưu trí là một chế độ mang tính xã hội hóa cao được
thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Nói cách khác, chế độ bảo hiểm hưu trí lấy đóng góp của thế hệ sau chi
trả cho các thế hệ trước. Vì vậy, nó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết giữa các
thế hệ, làm cho mọi người trong xã hội quan tâm và gắn bó với nhau hơn thể
hiện mối quan tâm sâu sắc giữa người với người trong xã hội .
1.3 Vai trò của chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH
Về mặt xã hội : chế độ hưu trí dành cho những người không còn tham gia
vào quan hệ lao động nữa vì vậy chế độ này rất cần thiết và không thể thiếu
được vì người lao động nào cũng đến lúc hết tuổi lao động nhưng họ vẫn có
nhu cầu đảm bảo cuộc sống lúc này lương hưu là nguồn thu nhập chính của
họ. Được hưởng trợ cấp lương hưu là nguồn động lực cơ bản để người lao
động tham gia vào quan hệ BHXH.
Về mặt pháp lý: Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã thông qua công ước
số 102 năm 1952 quy định những quy pham tối thiểu về ASXH trong đó
khuyến khích các quốc gia thành viên phai thực hiên ít nhất 3 trong 9 chế độ
được quy định trong công ước, trong 3 chế độ đó có chế độ bảo hiểm hưu trí.
5

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Điều này chứng tỏ bảo hiểm hưu trí luôn được ILO , các quốc gia và người
lao động quan tâm.
BHXH là một trong nhũng chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, từ
hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến các hiến pháp sau này đều khẳng định
quyền hưởng BHXH của NLĐ. Trên cơ sở đó Quốc hội, Chính phủ, bộ LĐ-
TBXH đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về chế độ BHXH,
đồng thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất
nước. Đặc biệt là khi bộ luật BHXH năm 2006 được ban hành không chỉ đánh
dấu một mốc mới trong lĩnh vực BHXH mà còn cải thiện chế độ hưu trí theo
hương công bằng hơn giữa các thành viên kinh tế hướng tới sự phát triển ổn
định và bền vững.
2. Nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm hưu trí
2.1. Điều kiện để hưởng chế độ hưu trí
Điều 126 công ước 102 quy định trường hợp những người được bảo vệ
bởi chế độ là những người ở tình trạng sống lâu hơn một độ tuổi quy định.Độ
tuổi quy định này là không quá 65 tuổi tuy nhiên các nhà chức trách có thẩm
quyền ở các nước vẫn có thể ấn định một độ tuổi cao hơn xét theo khả năng
làm việc của nhưng người cao tuổi ở quóc gia đó .Để nhưng quy định trên đi
vào cuộc sống thì hầu hết các quốc gia tham gia công ước đều cụ thể hóa
nhưng trường hợp cơ bản được hưởng trợ cấp, trong đó quy định độ tuổi nghỉ
hưu là độ tuổi tại đó người lao động ngừng làm những công việc do tuổi đã
cao hoặc không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc ,trong đó ngừng làm việc cần
được hiểu là ngừng làm việc một các đều đặn và cơ bản.Độ tuổi nghỉ hưu
khác với độ tuổi được hưởng trợ cấp chế độBHXH hưu trí,đó là độ tuổi tối
thiểu mà tại đó người lao động tham gia BHXH đạt được những điều kiện quy
định để được hưởng tiền lương hưu .
Việc xác định độ tuổi nghỉ hưu có vai trò rất quan trọng trong việc xác định
quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BHXH, bởi vì qua những điều tra
tính toán trên phạm vi toàn cầu tổ chức ILO đã khẳng định nếu độ tuổi nghỉ

hưu là 55 tuổi thì chi phí cho chế độ BHXH hưu trí sẽ tăng 50 %so với tuổi
nghỉ hưu là 60 tuổi .
Nhìn chung, việc xác định độ tuổi nghỉ hưu của từng quốc gia phải dựa vào
mọt loạt các yếu tố như giới tính ,khả nảng làm viecj của người lao động ,
tuổi thọ bình quân, điều kiện môi trường làm việc,số lao động tham gia
BHXH và khả năng tài chính của quỹ BHXH, điều kiện kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia trong từng thời kì.
2.2. Thời gian đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí
Thời gian đóng BHXH là điều kiện quan trọng nhất và không thể thiếu bởi
vì quy định thời gian đóng BHXH để được hưởng trợ cấp hưu trí là nhằm để
xác định sự cống hiến của người lao động cho xã hội nói chung và cho hệ
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thống BHXH nói riêng,đồng thời đây là điều kiện vật chất để cân đối quỹ
BHXH , đảm bảo phản ánh sự công bằng giữa những người tham gia BHXH.
Theo ILO trợ cấp hưu trí có thể được trả cho những NLĐ đã đủ 15 năm
đóng BHXH hoặc làm việc.Tuy nhiên để tránh tình trạng lạm dụng BHXH
thì hầu hết các nước đều cụ thể hóa nội dung này ở nhiều khía cạnh khác
nhau ,như ngành nghề công tác ,giới tính,điều kiện kinh tế xã hội.
2.3. Phí bảo hiểm hưu trí
Cũng như tất cả các chế độ bảo hiểm khác, chế độ hưu trí liên quan đến
mức phí thu cho chế độ này. Trong thực tế có mức thu cho chế độ này được
xác định riêng theo một tỷ lệ nào đó so với thu nhập hay tiền lương dùng để
tính BHXH và bảo hiểm hưu trí. Đối với người lao động làm công ăn lương
thì thu nhập này thường là tiền lương. Trong một số trường hợp mức thu cho
chế độ hưu trí không xác định riêng mà được gộp chung vào một mức thu gọi
là thu BHXH nói chung. Ở Việt Nam hiện nay thực hiện thu chung một mức
phí BHXH cho tất cả các chế độ BHXH đang được thực hiện mặc dù trong đó
có định lượng phần giành cho các chế độ bảo hiểm dài hạn bảo hiểm hưu trí.
Trong trường hợp như vậy phí hưu trí được xác lập riêng thì phí được xác

định theo công thức sau đây:
P = T * TBH * L
Trong đó : P : Mức phí đóng cho chế độ hưu trí
TBH : Tỷ lệ thu BHXH tính theo thu nhập hay tiền lương
L : Tiền lương hay thu nhập dùng để tính phí BHXH và
chế độ hưu trí
T : Tỷ lệ % đóng BHXH hưu trí nói chung
Việc xác định phí nộp cho chế độ hưu trí riêng ra hay gộp chung như nói ở
trên tuỳ thuộc điều kiện và mô hình hay phương thức tổ chức hoạt động ở
từng nước. Nếu phí cho chế độ hưu trí được xác định riêng thì sẽ tạo thuận lợi
cho việc tính toán và quản lý cho chế độ này, nhất là khi nó được mở rộng ra
những khu vực khác nhau mà người lao động ở đó có hình thức thu nhập
không đồng nhất như thu nhập bằng tiền. Tách riêng như vậy cũng tạo ra sự
linh hoạt hơn cho người tham gia chế độ này.
Tuy nhiên, nếu tách riêng như vậy cũng có nghĩa là các chế độ khác cũng
được tách riêng ra điều này làm cho hoạt động quản lý BHXH nói chung phải
phức tạp hơn. Còn trong trường hợp không xác định riêng mức thu phí cho
từng chế độ thì có thể công việc quản lý ít phức tạp hơn nhưng lại phức tạp
khi phải xác định phí đóng cho bảo hiểm khi áp dụng cho người lao động có
các hình thức thu nhập khác nhau.
2.4. Mức hưởng
Vì chế độ BHXH hưu trí là chế độ BHXH dài hạn nên việc xác định
mức trợ cấp hưu trí có vai trò đặc biệt quan trọng ,đây là một trong nhưng nội
dung khó nhất ,phức tạp nhất liên quan đến việc xác định mức phí đóng ,thời
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
gian đóng ,lien quan đến khả năng bảo trợ của ngân sách nhà nước.Mức trợ
cấp hưu trí phải được tính theo từng tháng và thời gian bắt đầu hưởng trợ cấp
tính từlúc người lao động về hưu.
Xét về mặt lý thuyết mức trợ cấp phụ thuộc 5 yếu tố sau đây

- Tình trạng mất khả năng lao động của người lao động
- Tiền lương trước khi NLĐ nghỉ hưu
- Thời gian đóng góp BHXH và thời gian công tác, mức đóng góp.
- Tuối thọ bình quân của quốc gia hoặc tuổi thọ bình quân của những
người tham gia BHXH
- Điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.
Về nguyên tắc ,mức trợ cấp hưu trí phải thấp hơn mức lương đang làm
việc nhưng mức thấp nhất phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người về
hưu.Về thực tế ,mức trợ cấp hưu trí còn phụ thuộc vào một loạt những vấn
đề đã và đang diễn ra như người về hưu còn đi làm hay không , thu nhập
như thế nào , nhà nước có trợ cấp BHYT cho họ hay không , rất nhiều
người về hưu chưa đủ tuổi quy định nhưng do tình trạng sức khỏe nhưng
sau một thời gian nhất định sức khỏe lại phục hồi …
Từ thực tế này mà nhiếu nước trên thế giới đã nghiên cứu và vận dụng
linh hoạt khi xác định mức trợ cấp hưu trí .Trong vòng 30 năm trở lại đây ,
kinh tế thế giới có rất nhiều biến động ,tình trạng lạm phát diễn ra khá phổ
biến ở các mức độ khác nhau ở từng quốc gia khác nhaucho nên khi xác
định mức trợ cấp hưu trí đại đa số các nước còn quy định phải dùng CPI để
điều chỉnh.
2.5. Thời gian hưởng chế độ hưu trí
Thời gian hưởng chế độ hưu trí được hiểu là thời gian kể từ khi nghỉ hưu
cho đến khi qua đời. Với mỗi người thì thời gian hưởng lương hưu thông
thường là có khác nhau vì tuổi nghỉ hưu và tuổi thọ không giống nhau. Và do
một trong những vấn đề có tính xã hội, tính bù trừ ... trong BHXH nên trong
quản lý thường lấy số bình quân chung thời gian hưởng tiền lương hưu của
người nghỉ hưu trong cùng một hệ thống BHXH để tính toán cho các chỉ tiêu
khác.
Thời gian hưởng tiền hưu phải ngắn hơn thời gian đóng BHXH cho chế độ
hưu trí. Tuy vậy, thời gian nghỉ hưu để hưởng tiền lương hưu có thể khác
nhau trong khi thực hiện chế độ bảo hiểm này.Điều đó phụ thuộc vào các yếu

tố như tuổi đời khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, tuổi thọ bình quân
của người nghỉ hưu. Những yếu tố này lại phụ thuộc vào chính sách lao động
và BHXH trong từng giai đoạn, vào mức sống và điều kiện sống của dân cư.
Trong thực tế, tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thường ổn định
trong một thời gian dài và nếu có thay đổi thì cũng ở trong khoảng từ 55 đến
60 tuổi đối với người lao động bình thường trong xã hội. Trong trường hợp
đặc biệt có thể có những điều chỉnh nhưng cũng dựa trên những độ tuổi đó.
Khi tuổi thọ bình quân ngày càng tăng lên thì thời gian hưởng chế độ hưu trí
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cũng có xu hướng tăng lên. Vấn đề có tính quy luật này buộc các nhà nghiên
cứu các chế độ chính sách về lao động và BHXH phải tính đến để điều chỉnh
tuổi về hưu cho phù hợp.
II. Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí ở VN
1. Vài nét về đới sống người lao động về nghỉ hưu ở Việt Nam
Xu hướng trên thế giới và ở nước ta đang diễn ra quá trình già hóa dân số,
một quy luật tất yếu đang thu hút mối quan tâm của các nước phát triển, các
ngành khoa học và các tổ chức phi chính phủ. Xu thế này trở thành vấn đề
bức xúc đồng thời là một thách thức đối với nước ta . Trong khoảng 15 năm
tới , tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động, số thanh niên sẽ giảm đi, người cao
tuổi sẽ tăng lên, Việt Nam trở thành một nước dân số già. Hiện nay có hơn 7
triệu người cao tuổi, chiếm 8% dân số Việt Nam, trong đó có trên 2 triệu
người trong cảnh sống hết sức khó khăn, không nơi nương tựa, tật nguyền hay
nghèo đói.
Có sự chênh lệch về tuổi hưu giữa nam và nữ ở Việt Nam trong khi
khoảng 80% các nước trên Thế Giới quy định tuổi nghỉ hưu của nam và nữ là
như nhau. Ở nước ta hiện nay trung bình phụ nữ hưởng lương hưu 28 năm với
thời gian đóng BHXH là 29 năm . Trong khi đó, nam giới đóng trung bình 32
năm và được hưởng chỉ khoảng 25 năm. Tuổi thọ của nữ thường cao hơn
nam, do đó họ “đóng ít, hưởng nhiều” hơn nam và quỹ hưu trí đang chịu gánh

nặng chi trả lớn do nữ nghỉ hưu sớm. Sau đây là số liệu về tuổi nghỉ hưu trung
bình của nước ta của cả nam và nữ.

Bảng1: Tuổi nghỉ hưu trung bình của người lao động Việt Nam
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Chung(tuổi) 53,6 53,2 52,6 52,5 52,1
Nam(tuổi) 55,8 55,6 54,5 54,3 54,1
Nữ (tuổi) 50,7 51,8 51,1 51,1 51,0
(nguồn BHXH Việt Nam)
Theo như trên thì độ tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ trong 5 năm qua ngày
càng giảm theo thời gian. Điều đó chứng tỏ rằng ngày càng có nhiều người
nghỉ hưu trước tuổi . Tuổi nghỉ hưu trung bình thực tế của phụ nữ khoảng 51
tuổi, thấp hơn 4 tuổi so với quy định . Hiện nay, “ưu tiên” nghỉ hưu sớm với
phụ nữ đang phát sinh bất cập: nữ giới muốn được cống hiến nhiều hơn, nữ
giới nghỉ hưu đóng ít BHXH hơn nhưng hưởng dài hơn nam... Với tỉ lệ đóng
như vậy, số tiền mà quỹ BHXH phải chi trả cho những đối tượng nghỉ hưu
sớm là không nhỏ, nhất là với đối tượng nữ.
Vấn đề tái đi làm với người đã về hưu nhưng vẫn còn khả năng lao động
cũng là một vấn đề cần được đề cập đến. Với nhiều người, bắt buộc nghỉ việc
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
để về hưu, mà vân có nhu cầu làm việc khiến họ phải tìm việc khác và gặp
nhiều bất lợi do tuổi tác, trình độ. Số phụ nữ nghỉ hưu từ 50-54 tuổi có đến
61% và độ tuổi từ 55-59 có đến 55% vẫn tiếp tục làm việc. Trong khi đó,
không có bằng chứng nào cho thấy sức khỏe của nữ ở độ tuổi 55 kém hơn
nam và phụ nữ đã nghỉ hưu làm việc không kém gì so với những người đang
công tác, nhất là những người làm trong các cơ quan hành chính Nhà nước.
Quy định nữ giới nghỉ hưu trước nam giới 5 tuổi cũng là một chính sách nhằm
ưu đãi đối với phụ nữ. Tuy nhiên, các nhà BH lại cho rằng, việc về hưu sớm
khiến phụ nữ thiệt thòi bởi mức lương hưu thấp hơn nam giới. Vì vậy độ tuổi

nghỉ hưu cũng chính là một vấn đề cần được đề cập đến nếu muốn hoàn thiện
hơn nữa được chế độ hưu trí ở Việt Nam hiện nay.
Dưới đây là số liệu về mức lương bình quân mà một người về hưu được
hưởng hằng tháng(không tính lực lượng vũ trang).

Bảng 2.2. Lương hưu bình quân mà người lao động được hưởng.
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Lương(nghìn
đồng)
653,532 759,368 984,535 1.257,474 1.289,547
Nam(nghìn
đồng)
Nữ (nghìn
726,78
0
817,177 1.036,413 1.293,136 1.324,145
587,86
0
724,572 945,890 1.227,004 1.224,125
( Nguồn BHXH Việt Nam)
Với mức lương như trên , vào thời điểm kinh tế khủng hoảng, suy thoái,
lạm phát như hiện nay, ta có thể nhận thấy rằng đời sống của người nghỉ hưu
sẽ vô cùng khó khăn nếu như không có những nguồn thu nhập thêm ngoài
lương hưu. Thực tế, số người đã về hưu có thêm thu nhập từ việc làm là rất
thấp, họ hoặc chấp nhận sống với thu nhập như vậy, hoặc được sự nuôi nấng
của con cái. Với thực tế như trên thì muốn đảm bảo được cuộc sống cho
người hưu trí một cách tạm ổn, chế độ hưu trí nói riêng va BHXH nói chung
cần phải làm rất nhiều việc.
Thu nhập quá thấp là nguyên nhân chủ yếu khiến cho đa số người nghỉ
hưu cảm thấy khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, tiếp đến là vấn đề sức

khỏe và gánh nặng gia đình, họ cảm thấy khó hòa nhập với cuộc sống hiện tại.
Giữa các nhóm hưu khác nhau cũng có sự khác nhau về lương hưu, ở nhóm
lao động thuộc lực lượng vũ trang thì lương hưu trung bình của người lao
động về hưu trong 2 năm 2007 và 2008 là khoảng 2,4 tr đồng/người/tháng
bằng 2 lần lương trung bình một công nhân viên chức bình thường khi về hưu
khi mức lương này chỉ là 1,2 tr đồng/người/tháng. Giữa lao đọng ở thành thị
và nông thôn cũng có sự khác biệt về tiền lương hưu. Một người lao động ở
thành thị khi về hưu nhận mức lương hưu trung bình là 1,6 tr
đồng/người/tháng thì ở nông thôn con số này là khoảng 0,7 tr
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đồng/người/tháng. Điều này cũng chính là một vấn đề mà chế độ hưu trí cần
đế cập đến và điều chỉnh.
Tóm lại với mức lương hưu như hiện nay, đời sống người về hưu sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Tình trạng này còn khó khăn hơn đối với những cán bộ
nghỉ hưu ở nông thôn vì ngoài tiền lương hưu của bản than, thu nhập thêm
của gia đình chủ yếu là từ nghề nông. Với tình hình như trên, việc cải thiện
đời sống của người nghỉ hưu nói riêng, nhân dân nói chung là rất cần thiết,
đòi hỏi phải có sự phấn đấu bền bỉ, lâu dài. Nhưng trước mắt Nhà nước nên
có những chính sách trợ cấp cho những người có mức hưởng lương thấp (thu
nhập dưới 1,5 tr đồng/tháng).
2.Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam
2.1. Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí
a. Mức thu
*Đối với Quỹ BHXH bắt buộc
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội:
• Người lao động: Từ năm 2010 đóng 6% tiền lương, tiền công tháng vào
quỹ hưu trí và tử tuất. Đến năm 2012, tăng lên là 7%; và đến năm 2014
là 8%.
• Người sử dụng lao động: Hàng tháng người sử dụng lao động đóng trên

quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
+ 12% vào quỹ hưu trí và tử tuất năm 2010; tăng lên 13% vào năm
2012 và 14% năm 2014.
*Đối với Quỹ BHXH tự nguyện
- Người lao động đóng góp 18% mức thu nhập người lao động chọn đóng bảo
hiểm xã hội. Đến năm 2012, tăng lên mức 20%; và đến năm 2014, tăng lên
mức 22%
b. Đối tượng tham gia đóng BHXH
* Đối tượng tham gia của BHXH bắt buộc
Bao gồm những người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia
đóng BHXH theo quy định của pháp luật. Đối với những người tham gia
BHXH bắt buộc ở các nước đều có đặc điểm chung thuận lợi cho việc thực
hiện các chế độ BHXH:
- Họ thường thuộc khu vực kinh tế có tổ chức tốt và ổn định như khu vực kinh
tế nhà nước, khu vức kinh tế chính thức,…
11

×