Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài lý luận – hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 66 trang )

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH & THƢƠNG MẠI



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2010 – 2014
(KHÓA 36)

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ
TỤNG TRỌNG TÀI
LÝ LUẬN – HƢỚNG HOÀN THIỆN

Giảng viên hƣớng dẫn:
ThS. Nguyễn Mai Hân

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Văn Chiến
MSSV: 5105847
Lớp: Luật Thƣơng Mại 1-K36

Cần Thơ, 11/2013

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

1

SVTH: Huỳnh Văn Chiến




BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

NHẬN

T CỦA GIẢNG VI N HƢỚNG DẪN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2013

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

2

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

NHẬN

T CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2013


GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

3

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................ 2
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI...................................................... 3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ
TỤNG TRỌNG TÀI.............................................................................................. 3
1.1.1

Khái niệm về các biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài ....................... 3

1.1.2

Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài ...................... 4

1.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI .................. 5

1.2.1

Biện pháp khẩn cấp tạm thời ...................................................................... 5

1.2.1.1

Khái niệm về Biện pháp khẩn cấp tạm thời ........................................... 5

1.2.1.2

Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời ........................................... 6

1.2.1.3

Các Biện pháp khẩn cấp tạm thời .......................................................... 8

1.2.1.4

Mục đích và ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời .................... 9

1.2.1.5

Lịch sử hình thành và phát triển của các biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong pháp luật về tố tụng trọng tài ....................................................... 9

1.2.2

Biện pháp thu thập chứng cứ .................................................................... 11

1.2.2.1


Khái niệm về biện pháp thu thập chứng cứ ......................................... 11

1.2.2.2

Mục đích và ý nghĩa của biện pháp thu thập chứng cư ........................ 12

1.2.2.3

Lịch sử hình thành và sự phát triển của biện pháp thu thập chứng cư .. 12

1.2.3

Biện pháp triệu tập người làm chứng ........................................................ 13

1.2.3.1

Khái niệm về biện pháp triệu tập người làm chứng ............................. 13

1.2.3.2

Mục đích và ý nghĩa của biện pháp triệu tập người làm chứng ............ 14

1.2.3.3

Lịch sử hình thành và phát triển của biện pháp triệu tập người làm chứng
trong pháp luật tố tụng trọng tài .......................................................... 14

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân


4

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TRONG
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI ................................................................... 16
2.1 BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI ................................................................ 16
2.1.1

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời................................ 16

2.1.2 Thẩm quyền áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong hoạt động tố tụng trọng tài ............................................................................ 17
2.1.2.1

Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.............................. 17

2.1.2.2

Thẩm quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. .. 19

2.1.3

Thời điểm yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời .......................... 22

2.1.4


Thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời .. 23

2.1.4.1

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ..................................... 23

2.1.4.2

Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời ....................... 26

2.1.4.3

Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ....................................... 27

2.1.5 Hiệu lực và thi hành quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời .................................................................................................. 27
2.1.5.1

Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời .............................................................................................. 27

2.1.5.2

Thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời...... 28

2.1.6 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp
tạm thời ................................................................................................................. 29
2.1.7 Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về biện pháp khẩn
cấp tạm thời ........................................................................................................... 32
2.1.8 Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài trong việc áp dụng biện pháp khẩn

cấp tạm thời ........................................................................................................... 33
2.2 BIỆN PHÁP THU THẬP CHỨNG CỨ ............................................................... 33
2.2.1

Trách nhiệm của các bên tranh chấp trong việc thu thập chứng cứ............ 33

2.2.2 Thẩm quyền áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Hội đồng trọng tài
trong hoạt động tố tụng trọng tài ............................................................................ 35
2.2.3

Các biện pháp thu thập chứng cứ. ............................................................. 36

2.2.4 Hỗ trợ của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ trong
hoạt động tố tụng trọng tài. .................................................................................... 38
2.2.5

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ ............................. 40

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

5

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.3 BIỆN PHÁP TRIỆU TẬP NGƯỜI LÀM CHỨNG ............................................. 40
2.3.1


Thẩm quyền áp dụng biện pháp triệu tập người làm chứng ....................... 40

2.3.2 Hỗ trợ Tòa án trong việc triệu tập người làm chứng trong hoạt động tố tụng
trọng tài ................................................................................................................. 41
2.3.3

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp triệu tập người làm chứng ................. 42

CHƢƠNG 3: NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN ......... 44
3.1 BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI ................................................................ 44
3.1.1

Hạn chế về thời điểm, thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 45

3.1.2

Hạn chế trong việc thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính ....................... 47

3.1.3 Hạn chế trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời .......................................................................................... 48
3.1.4

Hạn chế trong quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ......................... 50

3.2 BIỆN PHÁP THU THẬP CHỨNG CỨ ............................................................... 52
3.2.1 Hạn chế trong sự chủ động của Hội đồng trọng tài khi áp dụng biện pháp yêu
cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tranh
chấp để thu thập chứng cứ. .................................................................................... 52
3.2.2 Hạn chế trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ giao nộp chứng cứ của các bên

tranh chấp .............................................................................................................. 53
3.2.3 Hạn chế trong quy định về chế tài áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
đang lưu giữ, quản lý chứng cứ. ............................................................................ 53
3.3 BIỆN PHÁP TRIỆU TẬP NGƯỜI LÀM CHỨNG ............................................. 54
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 56

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

6

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình đổi mới và hội nhập đã tạo nên một bước phát triển mạnh mẽ cho nền kinh
tế của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh VN đã gia nhập WTO và nên kinh tế nước ta đã
chuyển sang mô hình kinh tế thị trường. Vì vậy, việc xây dựng các cơ chế tài phán đa
dạng, phù hợp với đặc điểm của hoạt động thương mại và đáp ứng nhu cầu của các bên là
vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam chủ yếu được xét xử
thông qua hệ thống Toà án và Trọng tài thương mại. Trong đó Trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp được các bên tranh chấp đánh giá cao và lựa chọn giải
quyết khi có tranh chấp về thương mại. So với Tòa án, giải quyết bằng trọng tài có nhiều
ưu điểm nổi bật, phù hợp với hoạt động thương mại như thủ tục giải quyết linh hoạt; cơ
chế giải quyết nhanh chóng, bí mật; tính chuyên nghiệp của trọng tài viên…
So với thực tiễn ở nước ngoài thì việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng
tài ở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Thực tế này có nhiều lý do, trong đó lý do quan

trọng là các văn bản quy định về việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại vẫn
còn nhiều hạn chế và bất cập. Từ thực tiễn trên đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần
nghiên cứu, làm rõ thêm, trong đó có quy định về các biện pháp bảo đảm trong quá trình
tố tụng trọng tài. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Biện pháp bảo đảm trong tố tụng
trọng tài – lý luận và hƣớng hoàn thiện” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận về biện pháp bảo
đảm trong tố tụng trọng tài, nội dung của chế định biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng
tài; nhận diện những hạn chế, bất cập của chế định này và các tồn tại, vướng mắc trong
thực tiễn thực hiện. Từ đó, tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất
cập, góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp
tại trọng tài thương mại hiện nay.
Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những
khía cạnh sau:
-

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài như
khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài.
Phân tích, đánh giá những quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 về những
biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

7

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN


-

Khảo sát tình hình thực hiện các biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài trong

-

thực tiễn hiện nay.
Tìm ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về biện
pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm trong
tố tụng trọng tài, là các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng
tài và thực trạng thực hiện các biện pháp này trong hoạt động tố tụng trọng tài hiện nay.
Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, do giới hạn
của một luận văn cử nhân, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất
thuộc về nội dung đề tài như khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của biện pháp bảo
đảm trong tố tụng trọng tài; cơ sở của việc pháp luật quy định biện pháp bảo đảm trong tố
tụng trọng tài; nội dung của các quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 về biện
pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài và thực tiễn thực hiện chúng trong những năm qua.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương
pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khỏa, nội dung của luận văn gồm

có 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm trong hoạt động tố tụng trọng
tài
Chương 2: Quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hoạt động tố tụng trọng tài.
Chương 3: Những hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm trong tố tụng
trọng tài và hướng hoàn thiện.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

8

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG
TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

1.1.1. Khái niệm về các biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu thương mại với nhiều
quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội giao dịch thương mại
với các đối tác trong và ngoài nước. Cùng với đó, các tranh chấp phát sinh trong hoạt
động kinh doanh thương mại nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng có xu
hướng gia tăng và diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết

nhanh chóng, hiệu quả nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh thương mại được
diễn ra một cách liên tục và thuận tiện. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp thương mại là
vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa
vị pháp lý không giống nhau. Do đó, việc lựa chọn được một phương thức giải quyết
tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các
hoạt động thương mại phát triển thuận lợi. Trên thực tế, Toà án là cơ quan có đủ chức
năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói chung. Song
các đặc tính gay gắt, phức tạp và sòng phẳng của các hoạt động thương mại thì bên cạnh
Toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn nhiều. Một
trong những biện pháp đó là "Trọng tài". Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp
độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử, đặc biệt là trong các
tranh chấp kinh doanh thương mại. So với Tòa án, thì giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
có nhiều ưu điểm nổi bật hơn như thủ tục tố tụng trọng tài linh hoạt, giải quyết nhanh
chóng, bí mật; tính chuyên nghiệp cao của trọng tài viên…
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng trọng tài là một hình thức
giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài, với tư cách là bên thứ
ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh
chấp phải thực hiện1. Sỡ dĩ việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được sử dụng rộng
rãi và được các bên tranh chấp lựa chọn là vì đây là một một phương thức giải quyết có
cơ chế mềm dẻo và linh hoạt nhờ vào các quy định về thủ tục tố tụng trọng tài.
Cũng như thủ tục tố tụng Tòa án, trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh
doanh bằng trọng tài cũng phải tuân theo các trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, từ
việc khởi kiện, xét xử, thi hành phán quyết trọng tài, đến việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ của các bên tranh chấp,… Đây chính là thủ tục tố tụng trọng tài. Nói cách khác, tố
1

TS. Cao Nhất Linh, bài giảng Luật Thương Mại (phần 3), tr. 18

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân


9

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

tụng trọng tài được hiểu là trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài.
Không giống như thủ tục tố tụng dân sự hay hình sự, mang tính bắt buộc theo một
khuôn khổ luật định. Trong thủ tục tố tụng trọng tài, ý chí của các bên được tôn trọng,
cho nên đại bộ phận các quy phạm về tố tụng trọng tài đều là những quy phạm tùy nghi,
cụ thể luật quy định: cho phép các bên có thỏa thuận khác và nếu không có thỏa thuận
khác thì mới phải áp dụng theo các quy định của pháp luật. Sự linh hoạt còn thể hiện ở
việc các Trung tâm trọng tài khá tự do trong việc ban hành các quy tắc tố tụng2.
Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng trọng tài, để giúp Hội đồng trọng tài can thiệp
nhanh chóng, kịp thời nhằm bảo vệ chứng cứ tránh tình trạng bị các bên hủy hoại, tài sản
tranh chấp bị tẩu tán, triệu tập nhân chứng hoặc các biện pháp bảo đảm thiết yếu khác
cho việc thi hành các nghĩa vụ cũng như thi hành phán quyết của trọng tài, mà pháp luật
đã quy định Hội đồng trọng tài (theo sự yêu cầu của các bên tranh chấp) có thẩm quyền
áp dụng hoặc yêu cầu Tòa án áp dụng một số biện pháp bảo đảm trong tố tụng như: biện
pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp triệu tập người làm chứng, biện pháp thu thập chứng
cứ,…
Vậy ta có thể hiểu biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài là những biện pháp
pháp lý được Hội đồng trọng tài áp dụng theo yêu cầu của các bên tranh chấp bằng một
trình tự, thủ tục luật định nhằm bảo đảm cho quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra
thuận lợi, công bằng và chính xác.
1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài
Biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài là một chế định pháp luật tương đối đặc
biệt, là một phần tố tụng phụ, phái sinh, có tính chất chuẩn bị, bổ trợ cho một thủ tục tố

tụng chính đang được Hội đồng trọng tài thụ lý giải quyết3. Được thể hiện qua những đặc
điểm đặc trưng riêng biệt sau:
 Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài do một trong các bên
tranh chấp yêu cầu áp dụng nhằm bảo tồn tài sản tranh chấp hoặc chứng cứ, còn
Hội đồng trọng tài thường không có quyền tự mình ra quyết định. Trừ những
trường hợp hạn hữu Hội đồng trọng tài mới tự mình ra các quyết định áp dụng, ví
dụ được nêu khoản 3, 4 Điều 46, Luật trọng tài thương mại năm 2010.
 Thứ hai, phải có những điều kiện nhất định kèm theo các yêu cầu cho áp dụng biện
pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài. Ví dụ phải có chứng cứ đủ tin rằng quyền lợi
2

TS Đỗ Văn Đại – TS Trần Hoàng Hải, Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, năm
2011, Tr. 201
3
PGS. TS Phạm Duy Nghĩa, Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài,
/>em_id=6181496 [ Ngày xem 17/8/2013]

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

10

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

của bên yêu cầu sẽ không được bảo đảm hoặc ảnh hưởng đến quyết định của Hội
đồng trọng tài nếu không áp dụng ngay biện pháp triệu tập người làm chứng hay
thu thập chứng cứ từ một bên thứ ba nào đó.
 Thứ ba, trong quá trình thực hiện các biện pháp bảo đảm trong tố tụng trọng tài,

Hội đồng trọng tài cần có sự hỗ trợ, trợ giúp từ phía Tòa án thông qua văn bản đề
nghị từ Hội đồng trọng tài. Vì trọng tài có thẩm quyền trên cơ sở thỏa thuận giữa
các bên có tranh chấp nên Hội đồng trọng tài không thể ra lệnh cho một bên thứ
ba, đặc biệt là các cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin, chứng cứ ( như
thông tin về ngân hàng, bất động sản do các cá nhân, cơ quan quản lý, nắm giữ)
hay yêu cầu một bên thứ ba làm nhân chứng. Vì vậy mà đối với bên thứ ba, sự can
thiệp của cơ quan công quyền như Tòa án là cần thiết4.
 Thứ tư, quy trình thực hiện các biện pháp bảo đảm để thực hiện bảo toàn tài sản
tranh chấp, bảo vệ nhân chứng hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời là thủ tục rút
gọn, dựa trên yêu cầu, các chứng cứ, hồ sơ của bên yêu cầu cung cấp, thường
không thể có thời gian để tổ chức lấy lời khai của nhân chứng mà Hội đồng trọng
tài quyết định thường là dựa trên hồ sơ.
1.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
1.2.1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.2.1.1. Khái niệm về Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Như đã đề cập ở phần trên, khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại phải trải
qua một quá trình tố tụng bao gồm nhiều thủ tục và giai đoạn khác nhau theo trình tự luật
định. Từ việc nộp đơn khởi kiện cho đến khi tranh chấp đó được giải quyết và kết thúc thi
hành phán quyết trọng tài, các bên tranh chấp phải mất một khoảng thời gian bởi Hội
đồng trọng tài không thể đưa ra phán quyết trong một sớm một chiều mà phải xem x t,
nghiên cứu và đánh giá k lưỡng những chứng cứ có được. Trên thực tế, xuất phát từ
những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà thời gian giải quyết tranh
chấp còn có thể k o dài hơn trong quy định. Điều này sẽ dẫn đến nhiều khả năng một
trong các bên tranh chấp thực hiện các hành vi tiêu cực như hủy hoại chứng cứ, tẩu tán tài
sản làm thay đổi tính chất của vụ việc tranh chấp và gây khó khăn cho bên còn lại trong
quá trình thi hành phán quyết trọng tài. Lúc này, để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên tranh chấp và đảm bảo cho phán quyết đưa ra được đúng đắn Hội đồng
trọng tài phải đưa ra các giải pháp khác nhau để ngăn chặn các hành vi tiêu cực nêu trên.
Các giải pháp đó được gọi là biện pháp khẩn cấp tạm thời.


4

TS Đỗ Văn Đại – TS Trần Hoàng Hải, Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, năm
2011,Tr. 235

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

11

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Như vậy, có thể định nghĩa biệ pháp hẩ

ấp tạ

thời tro

tố tụ

trọ

t il

iệ pháp đượ trọ t i qu ết đị h áp ụ tro quá tr h iải qu ết tr h hấp
thư
ại hằ iải qu ết hu ầu ấp á h ủ á
tr h hấp ảo vệ h

c
ảo to t i sả trá h
thiệt hại h
5
h h phá qu ết trọng tài.

thể h

phụ đượ ho

đả

ảo ho thi

Nếu nhìn nhận một cách trực diện, biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ là giải pháp tạm
thời được các bên yêu cầu Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng trong tình trạng khẩn
cấp nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của các bên tranh chấp, bảo vệ chứng cứ và bảo toàn
tài sản để bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp đúng đắn, khách quan, bảo đảm cho
phán quyết trọng tài được thi hành trên thực tế.
1.2.1.2.

Đ

điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là một biện pháp quan trọng trong tố tụng trọng tài. Từ
tên gọi đã cho chúng ta thấy được hai đặc tính quan trọng của nó là tính khẩn cấp và tính
tạm thời. Song từ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thực tế đã làm cho bản
thân nó có thêm tính đảm bảo. Như vậy, đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời được
thể hiện ở ba đặc tính là: Tính khẩn cấp, tính tạm thời và tính đảm bảo.

 Tính khẩn cấp của biện pháp khẩn cấp tạm thời được thể hiện ở chỗ biện pháp
khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng khi tranh chấp đang xảy ra có sự khẩn cấp.
Với quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời này mà Hội đồng trọng tài có khả
năng can thiệp nhanh, xử lý nhanh, xử lý hiệu quả tình trạng khẩn cấp vụ việc
tranh chấp. Đây có thể xem là đặc điểm nổi bật nhất giúp phân biệt biện pháp khẩn
cấp tạm thời với các biện pháp khác trong tố tụng trọng tài bởi khi vụ tranh chấp
đang xảy ra có sự khẩn cấp thì biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ được yêu cầu áp
dụng mà không phải là các biện pháp khác.
Thông thường các vụ việc sẽ được Hội đồng trọng tài áp dụng một trình tự, thủ
tục chung để giải quyết. Thế nhưng, đối với những trường hợp chứng cứ đang bị
đe dọa, tài sản có nguy cơ bị tẩu tán thì không thể áp dụng trình tự, thủ tục thông
thường để giải quyết vì mất rất nhiều thời gian. hi ấy chứng cứ đã bị hủy hoại, tài
sản đã không còn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả của phán quyết, quá
trình thi hành phán quyết trọng tài và quyền lợi của các bên tranh chấp. Vì vậy tính
khẩn cấp của biện pháp khẩn cấp tạm thời còn thể hiện ở chỗ nó được quyết định
áp dụng một cách nhanh chóng và gấp rút. Tuy nhiên, trong tố tụng trọng tài biện
pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không mặc nhiên được Hội đồng trọng tài áp dụng mà
nó chỉ được áp dụng theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Như vậy, sự khẩn cấp ở
đây bắt nguồn từ yêu cầu của các bên tranh chấp chứ không có bất cứ một định
5

em Giáo trình Luật TTDS, Đại học Luật Hà Nội, N B Chính trị quốc gia, Tr. 179

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

12

SVTH: Huỳnh Văn Chiến



BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

nghĩa nào về sự khẩn cấp để Hội đồng trọng tài có thể áp dụng khi những điều đó
xảy ra.
 Tính tạm thời là đặc điểm thứ hai của biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nó được hình
thành từ tính khẩn cấp và thể hiện ở hai thuộc tính sau:


Th nhất, iệ pháp hẩ ấp tạ thời không phải là phán quyết cuối cùng về
giải quyết tranh chấp tại trọ t i thư
ại.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế nhằm
giải quyết nhu cầu cấp bách của các bên tranh chấp khi vụ tranh chấp đang có
sự khẩn cấp như: chứng cứ bị đe dọa, tài sản có nguy cơ bị tẩu tán,…có nguy
cơ làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết
của trọng tài. Vì thế, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không
phải là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài mà nó chỉ mang tính chất
bổ trợ cho hoạt động tố tụng chính đang diễn ra.



Th hai, iệ pháp hẩ ấp tạ thời chỉ tồn tại trong một thời gian ng n.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng khi tranh chấp có sự khẩn cấp.
Thế nhưng, trên thực tế sự khẩn cấp chỉ xuất hiện và tồn tại trong một khoản
thời gian ngắn nên khi sự khẩn cấp qua đi biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng cần

phải được hủy bỏ để tránh gây thiệt hại cho bên bị áp dụng.
 Tính đảm bảo là đặc tính quan trọng trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời trên thực tế.



h hất iệ pháp hẩ ấp tạ thời đượ áp ụ để đả ảo t h đ
đ
ủ vụ tr h hấp v qu ề lợi ủ á
tr h hấp
Khi sự khẩn cấp xảy ra nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kịp
thời để ngăn chặn các hành vi tiêu cực thì rất có thể tính chất của vụ tranh chấp
sẽ bị sai lệch vì chứng cứ có thể bị thay đổi hoặc hủy hoại. Điều này sẽ dẫn đến
phán quyết của Hội đồng trọng tài không còn đúng với tính chất của vụ tranh
chấp trên thực tế. Mặt khác, xuất phát từ những xung đột lợi ích mà một trong
các bên tranh chấp cố tình thực hiện hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh
nghĩa vụ thi hành phán quyết trọng tài. Lúc này, việc áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời sẽ đảm bảo cho khả năng thi hành phán quyết, giúp bảo vệ quyền
và lợi ích của bên còn lại.



h h i qu ết đị h áp ụ
h h ằ
ư
hế h ư

iệ pháp hẩ

ấp tạ

thời đượ đả

ảo thi


Một quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ phát huy được tác
dụng khi nó được thi hành trên thực tế. Nói cách khác, nếu không được đảm
bảo thi hành thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không còn ý
GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

13

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

nghĩa.

hi đó chẳng những quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn

mà quyền lợi của các bên tranh chấp cũng không được đảm bảo. Trọng tài
thương mại là cơ quan tài phán nên theo quy định của pháp luật thì những quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài sẽ được thi
hành thông qua cơ quan thi hành án và đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.
Tóm lại, tính khẩn cấp, tính tạm thời và tính bảo đả l

đ

điểm quan trọng của

biện pháp khẩn cấp tạm thời được Hội đồng trọng tài áp dụng trong quá trình giải quyết
tranh chấp. Nó tạo điều kiện cho quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra một cách nhanh
chóng, thuận lợi v đảm bảo cho phán quyết của Hội đồng trọ t i được thi hành trên
thực tế.

1.2.1.3.

Các Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Pháp luật hiện hành cho phép các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng
tài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác. Theo đó, theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có
thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây đối với các bên tranh
chấp6:
 Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
 Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi
nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng
trọng tài.
 Kê biên tài sản đang tranh chấp.
 Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc
các bên tranh chấp.
 Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên.
 Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Nhìn lại tổng thể các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Luật trọng tài
thương mại 2010 có thể dễ dàng nhận thấy các biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được
quy định trong pháp luật trọng tài Việt Nam là tương đối đa dạng, tương đối đầy đủ, toàn
diện, đã một phần đáp ứng được về cơ bản nhu cầu của thực tiễn tố tụng trọng tài ở Việt
Nam. Việc ghi nhận nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời khác nhau đã tạo nhiều thuận lợi
cho người có quyền yêu cầu xác định, lựa chọn những biện pháp phù hợp với ý chí của
mình để yêu cầu áp dụng. Nói một cách khác, với nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời
được quy định, trong nhiều tình thế khẩn cấp của vụ tranh chấp, các bên tranh chấp có thể
kịp thời lựa chọn được một hoặc một số biện pháp phù hợp, từ đó bảo vệ kịp thời quyền,
lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, các biện pháp khẩn cấp tạm thời
6


em Điều 49, Luật trọng tài thương mại năm 2010

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

14

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

được quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010 chưa thật sự đầy đủ, so với pháp luật
về tố tụng dân sự.
1.2.1.4. Mụ đ h v ý



ủa các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng với mục đích giải quyết những nhu cầu
cấp bách của các bên tranh chấp, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản tranh chấp và đảm
bảo cho thi hành phán quyết của trọng tài. Vì thế việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời trên thực tiễn mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giải quyết tranh chấp
tại trọng tài thương mại.
 Biện pháp khẩn cấp tạm thời bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của các bên tranh
chấp thông qua việc bảo toàn tài sản để đảm bảo thi hành phán quyết trọng tài,
giúp các bên tranh chấp tránh khỏi những khó khăn sau khi tranh chấp được
giải quyết.
 Biện pháp khẩn cấp tạm thời góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm sai
lệch tính chất vụ tranh chấp và ảnh hưởng đến tài sản thi hành án từ đó nâng

cao ý thức chấp hành pháp luật của các bên tranh chấp.
1.2.1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của các biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong pháp luật về tố tụng trọng tài
a)
Từ ngày 01/7/2003 đế trư c ngày 01/01/2011
Trước khi Pháp lệnh về trọng tài thương mại 2003 ra đời, việc giải quyết các tranh
chấp tại trọng tài thương mại vẫn chưa phát triển, các văn bản pháp luật về tố tụng trọng
tài vẫn chưa được hình thành cụ thể. Vì vậy mà những quy định về biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong tố tụng trọng tài cũng chưa được đề cập đến trong các văn bản pháp luật,
mà các biện pháp này chỉ xuất hiện trong các pháp lệnh về tố tụng dân sự nói chung và
việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Ngày 01/7/2003 Pháp lệnh về trọng tài thương mại bắt đầu có hiệu lực đã lần đầu tiên
ghi nhận biện pháp khẩn cấp tạm thời trong hoạt động tố tụng tại trọng tài. Theo đó, biện
pháp khẩn cấp tạm thời đã được quy định từ Điều 33 đến Điều 36 trong pháp lệnh và bao
gồm 06 biện pháp sau:
 Bảo toàn ch ng c tro
ị tiêu huỷ;

trường hợp ch ng c đ

ị tiêu huỷ ho c có nguy

 Kê biên tài sản tranh chấp;
 Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp;
 Cấ th

đổi hiện trạng tài sản tranh chấp;

 Kê biên và niêm phong tài sản ở


i ửi giữ;

 Phong toả tài khoản tại ngân hàng

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

15

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Tuy nhiên, pháp lệnh lại không cho phép Hội đồng trọng tài quyền áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời. Theo quy định nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm các bên có thể gởi
đơn đến Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý để yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời.
Nh
hu

tro

i i đoạn này biện pháp khẩn cấp tạm thời đã ư

đầu được

ghi nhận trong tố tụng trọng tài, tuy nhiên nhữ

qu định này vẫn còn nhiều thiếu sót và


hạn chế hư phát hu hết tác dụ

uốn của biện pháp khẩn cấp tạm thời.

hư o

b)
Từ
01/01/2011 đến nay.
Luật Trọng tài thương mại 2010 ra đời (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) đã đánh dấu
bước phát triển mới của pháp luật nước ta về hoạt động tố tụng tại trọng tài. Theo đó,
biện pháp khẩn cấp tạm thời tiếp tục được ghi nhận chi tiết và đầy đủ hơn trong chương
VIII gồm 4 điều ( từ Điều 48 đến Điều 53). Nhìn chung so với Pháp lệnh về trọng tài
thương mại 2003 thì Luật trọng tài thương mại 2010 có một số điểm mới sau đây:
 Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
 Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
 Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành
vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố
tụng trọng tài;
 Kê biên tài sản đang tranh chấp;
 Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một
hoặc các bên tranh chấp;
 Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
 Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
 Về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Nếu pháp lệnh về trọng
tài thương mại 2003 chỉ cho phép Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời thì sang Luật trọng tài thương mại 2010 thẩm quyền ấy được
trao cho cả Tòa án và Hội đồng trọng tài.
 Về trách nhiệm bồi thường: Trách nhiệm bồi thường không chỉ được đặt ra đối
với bên yêu cầu mà còn đối với cả Hội đồng trọng tài khi việc áp dụng biện

pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại.
Như vậ đế i i đoạn này biệ pháp hẩ ấp tạ thời trong tố tụng trọ t i đã
được ghi nhậ há đầ đủ và cụ thể, góp phầ ă
o hiệu quả của việc áp dụng biệ
pháp hẩ ấp tạ thời trong giải quyết tranh chấp tại trọng tài thư
ại.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

16

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

1.2.2. Biện pháp thu thập chứng cứ
1.2.2.1. Khái niệm về biện pháp thu thập ch ng c
Quá trình tố tụng trọng tài bắt đầu từ khi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ việc tranh chấp
cho đến khi có phán quyết giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết. Trong suốt quá
trình đó, hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh là hoạt động cơ bản, trước tiên và
quan trọng nhất mà các chủ thể tiến hành và tham gia hướng tới. Hoạt động này là cơ sở
để các bên tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như là căn cứ để
Hội đồng trọng tài đưa ra các phán quyết của mình.
Chứng cứ trong tố tụng trọng tài có thể hiểu là những thông tin khách quan, những sự
kiện, tình tiết có liên quan đến nội dung vụ tranh chấp được thu thập, nghiên cứu trong
quá trình tố tụng trọng tài, là công cụ để Hội đồng trọng tài có thể nhận thức được chính
xác sự việc đã xảy ra trên thực tế làm cơ sở để đưa ra phán quyết giải quyết các tranh
chấp phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác và khách quan. Đối với các bên tranh
chấp, chứng cứ là phương tiện duy nhất để họ có thể bảo vệ được các quyền và lợi ích

của mình7.
Trong thực tiễn, chứng cứ tồn tại với muôn hình muôn vẽ, nhưng chung quy lại ta có
thể chia chứng cứ thành hai dạng tồn tại sau:
 Chứng cứ phi vật chất: đây là những tình tiết, những thông tin của vụ việc
tranh chấp được phản ánh vào ý thức của con người, từ đó con người ghi chép,
chụp lại và phản ánh có ý thức lại chính nó. Ví dụ như lời khai của người làm
chứng…
 Chứng cứ vật chất: đây là những tình tiết, thông tin mà con người có thể cảm
nhận được bằng các giác qua. Ví dụ như hợp đồng được ký kết giữa các bên,
tài sản tranh chấp…
Vì chứng cứ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, mà Hội đồng trọng tài thì phải căn cứ
vào chứng cứ để giải quyết vụ tranh chấp. Vì vậy, để đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc
đúng đắn thì đỏi hỏi việc tập hợp, nghiên cứu chứng cứ của Hội đồng trọng tài trong quá
trình tố tụng là rất quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả của vụ tranh chấp. Việc thu thập
chứng cứ của Hội đồng trọng tài ở đây được thực hiện trong trường hợp các bên tranh
chấp không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ không đủ để giải quyết tranh
chấp thì Hội đồng trọng tài mới buộc áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ. Việc tập hợp,
nghiên cứu chứng cứ như thế trong tố tụng trọng tài được gọi là thu thập chứng cứ
Vậy ta có thể hiểu thu thập chứng cứ trong tố tụng trọng tài là việc phát hiện, lựa
chọn và tập hợp chứng cứ của Hội đồng trọng tài để đưa vào hồ sơ nghiên cứu, đánh giá,
7

TS Đỗ Văn Đại – TS Trần Hoàng Hải, Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, năm
2011, Tr. 234

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

17

SVTH: Huỳnh Văn Chiến



BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

sử dụng cho việc giải quyết tranh chấp một cách đúng đắn. Đây là công việc rất quan
trọng, tạo cơ sở cho quá trình chứng minh, có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết
tranh chấp. Trong tố tụng trọng tài ở Việt Nam hiện hành, hoạt động thu thập chứng cứ
có thể được tiến hành thông qua các biện pháp như: lấy lời khai của các bên tranh chấp,
của người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản, tham vấn ý kiến của chuyên
gia…
1.2.2.2.

Mụ đ h v ý



ủa biện pháp thu thập ch

ư

Chứng cứ là một vấn đề trung tâm và quan trọng trong quá trình tố tụng trọng tài.
Mọi hoạt động trong quá trình chứng minh vụ tranh chấp chủ yếu xoay quanh vấn đề
chứng cứ. Dựa vào chứng cứ mà các bên tranh chấp có cơ sở bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình cũng như đưa ra yêu cầu đối với bên còn lại trong vụ tranh chấp; còn đối với
Hội đồng trọng tài thì chứng cứ là điều kiện để xác định tình tiết của vụ việc tranh chấp
cũng như đưa ra phán quyết cuối cùng. Vì vậy, việc thu thập chứng cứ có vai trò quan
trọng nhất trong hoạt động chứng minh của tố tụng trọng tài, giúp Hội đồng trọng tài giải
quyết vụ việc tranh chấp chính xác, đúng pháp luật và phù hợp với thực tế khách quan.
Mặt khác, lý luận về chứng cứ cũng cho thấy, Hội đồng trọng tài có nhiệm vụ đánh
giá toàn bộ chứng cứ để giải quyết đúng đắn vụ tranh chấp. Việc đánh giá chứng cứ có

đúng đắn, khách quan và toàn diện hay không lại phụ thuộc vào việc cung cấp, thu thập
chứng cứ có đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật hay không của các bên tranh chấp 8. Do
đó, mặc dù Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định các bên tranh chấp có nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ để Hội đồng trọng tài xem x t giải quyết tranh chấp, nhưng nếu “phó
thác” toàn bộ nghĩa vụ chứng minh cho các bên thì sẽ không thực tế vì các bên có thể
cung cấp các chứng có lợi cho mình hoặc bất lợi cho bên kia mà tạo ra bằng chứng giả,
làm việc giải quyết tranh chấp thiếu khách quan, làm lợi cho bên này nhưng lại xâm
phạm quyền và lợi ích chính đáng của bên khác. Vì vậy việc quy định thẩm quyền thu
thập chứng cứ của Hội đồng trọng tài là rất cần thiết, đảm bảo tính chủ động của Hội
đồng trọng tài.
1.2.2.3.
Lịch sử hình thành và sự phát triển của biện pháp thu thập ch
ư
trong pháp luật tố tụng trọng tài Việt Nam
Văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đền trọng tài là Quyết định số 04/TTg ngày
01/4/1960 của Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quy định về việc thành lập
Cơ quan trọng tài của nhà nước, đây cũng là cơ quan trọng tài đầu tiên ở Việt Nam. Và
8

Ths. Nguyễn Văn Linh – Ths. Nguyễn Thị Hạnh, Vai trò của thẩm phán trong thu thập ch ng c xây dựng hồ s
vụ án, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, trang />hu%20th%E1%BA%ADp%20ch%E1%BB%A9ng%20c%E1%BB%A9 [ xem ngày 20/8/2013]

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

18

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN


một nghị định khác ban hành ngày 14/1/1960 quy định về nguyên tắc hoạt động của trọng
tài nhà nước là thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế vừa thực hiện công tác
quản lý nhà nước đối với công tác hợp đồng kinh tế9. Đây cũng là hai văn bản pháp luật
đầu tiên của Việt Nam đề cập đến trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh tế. Tuy nhiên
cả hai văn bản trên đều không đề cập đến vấn đề tố tụng trọng tài, cũng như vấn đề chứng
cứ và chứng minh, mà chỉ tập trung quy định về chức năng của trọng tài. Mãi cho đến
Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 thì vấn đề về tố tụng trọng tài và chứng cứ, chứng
minh mới được luật định. Tại Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 quy định kèm theo
đơn kiện, bản tự vệ của nguyên đơn và bị đơn phải đưa ra “chứng cứ”10. Ngoài việc yêu
cầu các bên cung cấp chứng cứ, Pháp lệnh trọng tài thương mại còn quy định “trong
trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có thể tự mình thu thập chứng cứ; mời giám định
theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên”11.
Việc quy định Hội đồng trọng tài được thu thập chứng cứ là rất cần thiết, đảm bảo
tính chủ động của Hội đồng trọng tài. Đến khi Luật trọng tài thương mại 2010, quyền tự
chủ này của Hội đồng trọng tài được ghi nhận lại và có hướng mở rộng thêm thẩm quyền
cho Hội đồng trọng tài trong việc thu thập chứng cứ được quy định tại Điều 46 Luật
trọng tài thương mại 2010.
1.2.3. Biện pháp triệu tập ngƣời làm chứng
1.2.3.1. Khái niệm về biện pháp triệu tập ười làm ch ng
Cả Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và Luật trọng tài thương mại 2010 đều
không quy định như thế nào là người làm chứng. Nhưng theo Luật tố tụng dân sự năm
2004 sửa đổi, bổ sung 2011 thì định nghĩa “người làm chứng là người biết các tình tiết có
liên quan đến nội dung vụ án có thể được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là
người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng”12.
Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu người làm chứng trong tố tụng trọng tài là người biết
được các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ tranh chấp cần giải quyết. Cũng theo lý lẽ
đó, tư cách “người làm chứng” của một người chỉ được thừa nhận khi người này không bị
“mất năng lực hành vi dân sự”.
Chính vì người làm chứng là người biết về các tình tiết có liên quan đến vụ tranh

chấp, nên các bên trong vụ tranh chấp có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài triệu tập người
do mình chỉ định tham gia tố tụng với tư cách là “người làm chứng” nhằm mục đích làm
sáng tỏ những vần đề có lợi cho mình và sự thật khách quan của vụ tranh chấp.
9

/>[ ngày xem 22/8/2013]
10
Xem khoản 3 điều 20 và khoản 2 điều 24, Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
11
Xem khoản 2, điều 32, Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
12
Điều 65, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

19

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Điều này cũng có nghĩa là các bên trong vụ tranh chấp phải chủ động tìm người làm
chứng, sau đó mới đề nghị Hội đồng trọng tài triệu tập người làm chứng đến làm sáng tỏ
vụ tranh chấp, chứ Hội đồng trọng tài không tự mình triệu tập nhân chứng khi không có
đề nghị từ các bên.
Vậy ta có thể hiểu biện pháp triệu tập người làm chứng trong tố tụng trọng tài là việc
Hội đồng trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp triệu tập những người biết được
những tình tiết có liên quan đến vụ tranh chấp, nhằm bổ sung những chứng cứ khách
quan.

1.2.3.2. Mụ đ h v ý hĩ ủa biện pháp triệu tập ười làm ch ng
Như đã phân tích ở phần trên, chứng cứ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, mà lời khai
của người làm chứng cũng là một dạng tồn tại của chứng cứ. Trong lời khai của người
làm chứng chứa đựng nhiều tin tức, thông tin về những tình tiết của vụ tranh chấp, nhằm
giúp Hội đồng trọng tài tìm ra sự thật khách quan của vụ việc13.
Mặc dù quy định của pháp luật là các bên có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và
thông tin của người làm chứng. Tuy nhiên do các bên trong tranh chấp không thể ra lệnh
cho một chủ thể thứ ba khác phải ra làm nhân chứng hoặc cung cấp tài liệu có liên quan
đến vụ tranh chấp, vì vậy việc quy định thẩm quyền triệu tập người làm chứng của Hội
đồng trọng tài và sự hỗ trợ của Tòa án là cần thiết và rất quan trọng. Điều này sẽ giúp quá
trình giải quyết tranh chấp được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
1.2.3.3. Lịch sử hình thành và phát triển của biện pháp triệu tập ười làm
ch ng trong pháp luật tố tụng trọng tài
Giống như biện pháp thu thập chứng cứ, vấn đề về nhân chứng trong tố tụng trọng tài
chỉ mới bất đầu được quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. So với những
quy định của pháp luật về nhân chứng trong tố tụng dân sự, thì vấn đề nhân chứng trong
tố tụng trọng tài được quy định muộn hơn. Quy định pháp luật về người làm chứng trong
tố tụng dân sự được quy định khá sớm. Ngày 29-11-1989, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Có thể xem đây là bước thay
đổi, phát triển rõ nét của pháp luật về chứng cư, nhân chứng trong tố tụng dân sự Việt
Nam. Tại khoản 1, Điều 26 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 quy định
“Người nào biết bất cứ tình tiết nào liên quan đến vụ án đều có thể được Toà án, Viện
kiểm sát triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ khai trung thực tất cả
những gì mà mình biết về vụ án”. Đến khi Luật tố tụng dân sự 2004 ra đời đã bổ sung và
hoàn thiện hơn quy định về người làm chứng tại hai Điều 65, 66. Việc hoàn thiện những
quy định pháp luật về người làm chứng trong tố tụng dân sự, đã tạo điều kiện thuận lợi

13

Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, trường đại học luật Hà Nội,NXB Chính trị quốc gia, năm 2003, Tr. 83


GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

20

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

hơn cho các đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như
giúp Tòa án ra phán quyết đúng đắn, khách quan.
Thấy được vai trò quan trọng, không thể thiếu của việc triệu tập người làm chứng
trong vụ tranh chấp, mà pháp luật về tố tụng trọng tài đã kịp thời ghi nhận tại Pháp lệnh
trọng tài thương mại 2003, cụ thể theo Điều 39, Pháp lệnh trọng tài quy định “các bên có
quyền mời nhân chứng”. Đây là lần đầu tiên, pháp luật về tố tụng trọng tài có quy định về
người làm chứng, tuy nhiên quy định này còn rất nhiều hạn chế khi chỉ cho phép các bên
tranh chấp tự mình “mời nhân chứng”, trong trường hợp nhân chứng do các bên “mời”
mà không đến (vì các bên tranh chấp không mang quyền lực nhà nước, không có tính
cưỡng chế, nên không thể loại trừ trường hợp trên) thì sẽ gây cản trở cho quá trình giải
quyết tranh chấp.
Luật trọng tài thương mại 2010 ra đời, đã khắc phục những hạn chế trên. Ngoài việc
nhắc lại quyền mời nhân chứng của các bên tại Điều 55 Luật trọng tài thương mại 2010,
Luật còn cho phép trong đơn kiện, nguyên đơn có thể nêu “tên, địa chỉ của người làm
chứng”14. Điểm tiến bộ hơn nữa của Luật trọng tài thương mại so với Pháp lệnh là mở
rộng thẩm quyền của Hội đồng trọng tài khi quy định về thẩm quyền triệu tập người làm
chứng của Hội đồng trọng tài tại Điều 46. Điều này đã góp phần hỗ trợ trọng tài giải
quyết tranh chấp thuận lợi và dễ dàng hơn.

14


Xem khoản 2, Điều 30 Luật trọng tài thương mại 2010

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

21

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TRONG
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
2.1. BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
2.1.1. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quy định của pháp luật về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của
các chủ thể trong vụ tranh chấp thực chất là công nhận quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài
bảo vệ khẩn cấp, kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, đây là quy định rất
cần thiết, cần được pháp luật quy định trước tiên bởi có quy định về vấn đề này thì mới
có cơ sở để quy định về những nội dung khác của biện pháp khẩn cấp tạm thời. Xuất phát
từ ý nghĩa nêu trên mà pháp luật về tố tụng trọng tài đã có quy định rõ những chủ thể cụ
thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, còn việc các chủ thể đó có sử
dụng đến quyền đó hay không sử dụng quyền đó khi nào là thuộc quyền tự định đoạt của
họ15.
Trong tố tụng dân sự, người ta chia biện pháp khẩn cấp tạm thời làm hai loại: loại thứ
nhất là do Tòa án tự mình áp dụng mà không cần phải có sự yêu cầu của các bên; loại thứ
hai là Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên cơ sở yêu cầu của các bên16. Đối
với tố tụng trọng tài, Hội đồng trọng tài chỉ có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

trên cơ sở yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, quy định trên đã được ghi nhận lần
đầu từ Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, cụ thể tại Điều 33 Pháp lệnh trọng tài 2003
quy định “Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có
quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu
áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời”.
Như vậy theo Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 thì chỉ có các bên tranh chấp mới
có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quy định này được nhắc
lại tại khoản 1, Điều 48 Luật trọng tài thương mại 2010 “các bên tranh chấp có quyền yêu
cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của
luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác”. So với Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, thì Luật trọng tài thương mại 2010
không có mở rộng đối tượng có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thuật ngữ “các bên tranh chấp” được quy định trong luật, ở đây theo người viết là
nên hiểu theo nghĩa rộng tức là bao gồm cả những người đại diện hợp pháp của các bên
15

Ths. Trần Phương Thảo, Bàn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ tố tụng dân sự, tạp chí Luật học số
5/2011, tr.29
16
em Điều 99, 119, 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

22

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN


trong tranh chấp. Người đại diện hợp pháp của các bên tranh chấp là người thay mặt các
bên tranh chấp tham gia vào quá trình tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên tranh chấp, việc tham gia tố tụng của người đại diện có ý nghĩa rất lớn đối với
việc giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, nhất là trong
trường hợp các bên tranh chấp không tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của
mình.
Vậy với quy định trên thì ngay cả bản thân Hội đồng trọng tài, bên thứ 3, các bên có
quyền và lợi ích liên quan cũng không thuộc diện được quyền yêu cầu trọng tài áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời17. Hội đồng trọng tài cũng không được tự động áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời, mà Hội đồng trọng tài chỉ có thể ban hành quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu cầu từ các bên tranh chấp.
2.1.2. Thẩm quyền áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong hoạt động tố tụng trọng tài
2.1.2.1.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Vấn đề trọng tài có thể ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay
không được tranh luận khá nhiều trong khoa học pháp lý. Hiện nay các nước từ chối thẩm
quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trở nên hiếm hoi và là
ngoại lệ. Thụy S là một trong những nước đã rất sớm thừa nhận thẩm quyền của trọng
tài trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Pháp luật Liên bang Nga cũng quy
định thẩm quyền này cả đối với trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. Ở Đức trọng tài
có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và một bên có
thể yêu cầu Tòa án thi hành quyết định này18.
Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 33, Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, “trong
quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án cấp
tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện
pháp khẩn cấp tạm thời”. Với quy định vừa nêu trên thì chỉ có một chủ thể duy nhất là
Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Pháp lệnh

cũng đã giới hạn thẩm quyền của Tòa án khi quy định: chỉ có Tòa án cấp tỉnh nơi Hội
đồng trọng tài thụ lý giải quyết vụ tranh chấp mới có thẩm quyền ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quy định đã gây không ít khó khăn cho cả Tòa án, Hội
đồng trọng tài và các bên yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp như bảo vệ chứng
cứ có liên quan, bảo toàn tài sản tranh chấp. Ví dụ, khi các bên khởi kiện ra Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), theo Pháp lệnh, nếu muốn áp dụng biện pháp khẩn
17

Đào Trí Úc, Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và sự hỗ trợ của tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài, tạp chí
Luật học số 26/ 2010. Tr.271
18
TS. Đỗ Văn Đại – TS. Trần Hoàng Hải, Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, Tr.263.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

23

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

cấp tạm thời thì chỉ được ph p làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân Hà Nội ra lệnh áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều này chỉ thuận lợi và hợp lý khi cả hai bên tranh chấp
đều có trụ sở tại Hà Nội. Khi tài sản nằm ở địa bàn khác mà yêu cầu Tòa án Hà Nội ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không khả thi và bất hợp lý19.
Luật trọng tài thương mại 2010 ra đời đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Pháp lệnh
trọng tài trước đó, khi ghi nhận thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội
đồng trọng tài cũng như mở rộng thẩm quyền của Tòa án. Tại khoản 1, Điều 48 quy định
“các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn

cấp tạm thời theo quy định của luật này và các quy định của pháp luật có liên quan”. Vậy
theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010, thì có hai chủ thể có thẩm quyền quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình tố tụng trọng tài: một là Tòa án
như Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và chủ thể thứ hai là Hội đồng trọng tài.
Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng
trọng tài được các bên chọn giải quyết tranh chấp. Còn Tòa án có thẩm quyền ra quyết
định là Tòa án do các bên thỏa thuận, trong trường hợp không có thỏa thuận thì Tòa án có
thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng20. Tòa án chỉ có
thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, sau khi các bên trong
tranh chấp nộp đơn khởi kiện và khi có yêu cầu của một trong các bên tranh chấp. Các
bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn một trong hai chủ thể trên hoặc chọn cả hai chủ
thể để yêu cầu ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sao cho phù hợp với
yêu cầu và mục đích mà mình muốn đạt được nhất.
Việc quy định Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời là một trong những điểm mới đáng lưu ý của Luật trọng tài thương mại 2010, góp
phần nâng cao vị thế của của Hội đồng trọng tài trong giải quyết tranh chấp, tạo sự linh
hoạt và thuận lợi cho các bên tranh chấp trong việc yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời, không còn phụ thuộc nhiều vào Tòa án như trước. Bên cạnh đó Tòa án có
thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được mở rộng hơn nhiều so với
Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Nếu như trước đây việc áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời là thẩm quyền riêng của Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài giải quyết
tranh chấp thì nay thẩm quyền của Tòa án đã được quy định phù hợp hơn với phương
pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, đó là sự tôn trọng thỏa thuận lựa chọn của các
bên về Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong trường hợp
không có thỏa thuận thì Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng sẽ có thẩm
quyền.

19
20


TS. Đỗ Văn Đại – TS. Trần Hoàng Hải, Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, Tr.283
em điều 49, Luật trọng tài thương mại 2010

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

24

SVTH: Huỳnh Văn Chiến


BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI – LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Trước đây, khi Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 còn hiệu lực thi hành, chỉ có Tòa
án mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên không xảy ra việc xung
đột thẩm quyền hay chồng chéo thẩm quyền giữa hai cơ quan tài phán là Tòa án và Hội
đồng trọng tài trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Luật trọng tài thương mại
2010 ra đời đã mở rộng thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời khi quy định cho cả Hội đồng trọng tài và Tòa án đều có thẩm quyền
này. Chính vì vậy, để tránh tình trạng xung đột thẩm quyền, chồng chéo trong việc áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa hai cơ quan tài phán, Luật Trọng tài thương mại
2010 đã có quy định cụ thể giải quyết vấn đề này.
Sau khi Hội đồng trọng tài được thành lập, về nguyên tắc các bên có quyền yêu cầu
Hội đồng trọng tài hoặc yêu cầu Tòa án có thẩm quyền cho áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự
bác bỏ thỏa thuận trọng tài21. Quy định này tạo cơ hội cho các bên tranh chấp lựa chọn.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa
án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 2,
Điều 49 Luật trọng tài thương mại mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối22. Ở đây, Hội đồng
trọng tài chỉ từ chối đối với biện pháp mà Tòa án đã được yêu cầu áp dụng. Đối với biện

pháp khác Hội đồng trọng tài vẫn có thẩm quyền áp dụng. Nếu yêu cầu được gởi tới hai
nơi, thì cơ quan tài phán nào nhận trước thì thụ lý, còn cơ quan nhận sau thì phải từ chối.
Tương tự như trên trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã
yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại
có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả
lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không
thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài23. Từ hai quy định này, các nhà làm luật đã đề
ra một nguyên tắc nếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được gởi tới hai nơi,
thì cơ quan tài phán nào nhận trước thì thụ lý, còn cơ quan nhận sau thì phải từ chối.
2.1.2.2. Thẩm quyề th đổi, bổ sung và hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Như đã phân tích ở phần trên, về mặt lý luận biện pháp khẩn cấp tạm thời mang tính
khẩn cấp, do tính khẩn cấp này mà quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là
quyết định có ngay hiệu lực, Hội đồng trọng tài và Tòa án chỉ căn cứ vào chứng cứ và tài
liệu của bên yêu cầu áp dụng để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đều
này có thể dẫn đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không chính xác, không
21

Xem khoản 2, điều 48, Luật trọng tài thương mại 2010
Xem khoản 3, điều 49, Luật trọng tài thương mại 2010
23
Xem khoản 5, điều 53, Luật trọng tài thương mại 2010
22

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

25

SVTH: Huỳnh Văn Chiến



×