Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đặc điểm tự nhiên và thực trạng phát triển Kinh tế xã hội huyện Thọ Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.22 KB, 32 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................. 1
Lời giới thiệu........................................................................................... 2
I. Đặc điểm tự nhiên và thực trạng phát triển Kinh tế xã hội huyện Thọ
Xuân..............................................................................................................3
1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................3
1.1.Vị trí địa lí, ...................................................................................3
1.2.Địa hình tài, nguyên đất.................................................................3
1.3.Tài nguyên, khí hậu........................................................................4
1.4. Dân số và nguồn lao động............................................................6
2. Thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội..................................................7
2.1.Thực trạng phát triển Kinh tế giai đoạn 2006- 2010......................7
2.2. Thực trạng phát triển Xã hội của huyện giai đoạn 2006- 2010...10
2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật. ...............................................13
II. Đánh giá chung.....................................................................................14
1. Điểm mạnh và điểm yếu.....................................................................14
2. Cơ hội và thách thức...........................................................................16
III. Kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2011- 2015 huyện Thọ Xuân.
.....................................................................................................................17
1. Những tồn tại trong giai đoạn 2006- 2010..........................................17
2. Phương hướng, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011- 2015.......................19
3. Giải pháp thực hiện.............................................................................23
IV. Khung theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch...................................28
Kết luận................................................................................................. 32
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
1
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời giới thiệu


Thọ Xuân là một huyện lớn của tỉnh Thanh Hóa ; có vị trí quan trọng
chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa.
Sau 20 năm đổi mới cùng cả nước huyện đã có bộ diện mới về kinh tế xã hội
với nhiều thành tựu phát triển đạt được. Giai đoạn 2006- 2010 đánh dấu thời
kỳ thực hiện kế hoạch thành công với các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt mức.
Tuy vậy với điểm xuất phát thấp nên huyện vẫn chưa phải là một huyện có
nền kinh tế xã hội phát triển so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước.
Trong giai đoạn phát triển mới(2011- 2015), đặc biệt là sự kiện Việt Nam
chính thức ra nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho huyện nhưng
bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức. Yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới là
huyện phải nắm bắt thời cơ và chuẩn bị tốt đối phó cới những khó khăn của
hội nhập và tự do hóa thương mại. Công tác lập kế hoạch trở nên càng cần
thiết và đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu cao hơn của thời kỳ với mục tiêu nâng
cao mức sống dân cư ổn định tăng trưởng kinh tế cao và trỏ thành trung tâm
kinh tế của khu vực Tây Nam Thanh Hóa. Chính vì vậy, em chọn đề tài về:
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011- 2015 củahuyện Thọ Xuân và các
giải pháp thực hiện. Nội dung chính gồm có 3 phần chính là:
Phần I: Đặc điểm tự nhiên, và thực trạng phát triển Kinh tế- xã hội huyện
Thọ Xuân
Phần II: Kế hoạch tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015 huyện Thọ
Xuân
Phần III: Khung theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch.
Em xin chân thành cảm ơn cô, TS Phan Thị Nhiệm đã tận tình hướng
dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong khi thực hiện đề tài này không tránh khỏi việc sai sót và chưa sâu
sát trong bản kế hoạch, rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo thêm của cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
2

2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. Đặc điểm tự nhiên và thực trạng phát triển Kinh tế xã hội huyện Thọ
Xuân.
1. Điều kiện tự nhiên
1.1.Vị trí địa lí,
Huyện Thọ Xuân nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thanh Hóa với tọa độ
địa lý 19
0
50’ – 20
0
00’ vĩ độ bắc và 105
0
25’ – 105
0
30’ kinh độ đông với diện
tích tự nhiên là 295,885 km².
Phía đông giáp huyện Thiệu Hoá, phía đông nam và phía nam giáp
huyện Triệu Sơn, phía tây nam giáp huyện Thường Xuân, phía tây bắc giáp
huyện Ngọc Lặc, phía đông bắc giáp huyện Yên Định.
Ở vào vị trí cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi, lại có
dòng sông Chu – con sông lớn thứ hai của tỉnh đi qua từ đầu huyện tới cuối
huyện, rồi sân bay quân sự Sao Vàng, đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 47
chạy qua. Từ Thọ Xuân cũng có đường đi tắt qua Triệu Sơn – Như Xuân để
vào Nghệ An rồi từ Thọ Xuân có thể qua đất bạn Lào theo tuyến đường đi
Thường Xuân – Bát Mọt hoặc đi Ngọc Lặc – Lang Chánh – Bá Thước – Quan
Hóa để sang sang tỉnh Hủa Phăn. Từ Thọ Xuân cũng có thể đi được đến tỉnh
Hòa Bình theo con đường qua Ngọc Lặc – Cẩm Thủy và đến tỉnh Ninh Bình
theo con đường Yên Định – Vĩnh Lộc đi phố Cát (Thạch Thành). Nếu theo
đường sông Chu, gặp sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Thiệu Hóa) chúng ta có thể

đi được hầu hết các vùng trong và ngoài tỉnh.
Từ thành phố Thanh Hóa, theo trục đường 47 đến huyện Thọ Xuân là 36
km. Từ Thọ Xuân đến biên giới Na Mèo gần 150 km và ra thủ đô Hà Nội theo
con đường Hồ Chí Minh chỉ hơn 120 km.
1.2.Địa hình tài, nguyên đất.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 30.035,58 ha.
Thọ Xuân là 1 huyện bán sơn địa, có sông Chu (một con sông lớn của
Thanh Hoá) chảy qua theo hướng tây sang đông.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
3
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đất đai của huyện Thọ Xuân được hình thành một các rõ rệt trên sản
phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất tích tụ từ tác động của sông
– biển. Các loại đá mẹ và mẫu chất hình thành đất bao gồm: Đá gabro, đá
phiến, đá vôi, sản phẩm dốc tụ của các loại đá phiến - cát kết – gabro, phù sa
cổ, phù sa mới.
Các nhóm đất chính:
- Nhóm đất xám feralít (ký hiệu AC fa)
- Đất phù sa bão hoà bazơ điển hình (ký hiệu Fle-h)
- Đất phù sa biến đổi kết von nông hoặc sâu (ký hiệu Fle-fe
1, 2
)
- Đất phù sa chua glây nông (ký hiệu FLd-gi)
- Đất nâu đỏ điển hình (ký hiệu FRr-h)
- Đất tầng mỏng chua điển hình (ký hiệu Fpd-h)
Trong đó quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp là 15.347 ha.
1.3.Tài nguyên, khí hậu.
a, Khí hậu.

Là vùng tiếp giáp giữa hai nền khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ và khu
Bốn cũ và sự nối tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, nên trong mặt
bằng chung, nền khí hậu của huyện Thọ Xuân vẫn là nền khí hậu của khu vực
nhiệt đới, gió mùa. Ngoài những yếu tố chung, khí hậu ở đây vẫn có những
yếu tố khu biệt, đặc thù riêng. Hàng năm có 10-15 ngày có gió Tây khô nóng.
Sương muối chỉ xảy ra trung bình vào 1 – 3 ngày trong mùa đông.
Bình quân năm: Nhiệt độ không khí là 23,4
o
C, lượng mưa là 1.911,2mm,
độ ẩm không khí 86%, lượng bốc hơi 788mm.
b, Tài nguyên.
 Tài nguyên nước.
Huyện có con sông Chu lớn thứ 2 tỉnh chảy qua từ đầu huyện tới cuối
huyện theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hệ thống kênh rạch, có sông nông
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
4
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giang chảy quanh huyện nên lượng nước ngầm và lượng nước phục vụ sản
xuất là tương đối dồi dào.
 Tài nguyên rừng.
Là 1 huyện bán sơn địa với diện tích đất đồi núi khá lớn.Khối lượng sản
phẩm lâm nghiệp có thể khai thác được ước tính như sau:
Cây lâm nghiệp Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 UTH
Năm 2010
Bình quân
Năm(%)
Gỗ tròn m
3

4492.0 4851.0 4980 100.6
Tre luồng 1000.cây 467.0 485.0 510.0 101.2
Nứa giấy Tấn 196.0 202.0 227.0 102,9
Bảng 1: Khối lượng sản phẩm khai thác từ rừng ước tính giai đoạn
2006-2010 của huyện Thọ Xuân.
 Tài nguyên khoáng sản.
Thọ Xuân là 1 huyện ko có lợi thế về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản
ko được phong phú. Trên địa bàn huyện chỉ có 1 vài loại khoáng sản làm
nguyên vật liệu xây dựng như:
+ Đá vôi nấu thành vôi cục.
+ Cát sỏi khai thác dọc sông Chu.
+ Đất sét nguyên liệu làm gạch ngói.
 Tài nguyên du lịch
Huyện Thọ Xuân có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và đặc sắc
mang đậm chất dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn huyện còn lưu giữ và tồn tại
rất nhiều các khu di tích lịch sử các giá trị văn hoá đặc sắc. Đó chính là một
lợi thế cho huyện phát triển mở rộng phát triển du lịch văn hoá.
- Trò Xuân Phả ở xã Xuân Trường là một món ăn tinh thần, một loại
hình nghệ thuật đặc biệt, đã từng được tiến vua.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
5
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Di tích lịch sử kiến trúc Lê Hoàn tại xã Xuân Lập, gồm: đền thờ, lăng
Hoàng Khảo, lăng Quốc Mẫu, lăng bố nuôi Lê Ðột và đền sinh thánh.
- Khu di tích lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam và thị trấn Lam Sơn) gồm:
đền thờ Lê Thái tổ, cung điện, lăng bia các vua và hoàng hậu nhà Lê.
- Ðền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm (tại xã Thọ Diên
và Xuân Lập).

- Quần thể di tích cách mạng xã Xuân Hoà, Thọ Xuân.
- Quần thể di tích lịch sử cách mạng xã Xuân Minh huyện Thọ Xuân.
Ngoài ra, Thọ Xuân còn nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh như: đền
thờ khắc Quốc công Lê Văn An (làng Diên Hào - xã Thọ Lâm), đền thờ Quốc
Mẫu (làng Thịnh Mỹ - xã Thọ Diên).
Bên cạnh đó Thọ Xuân còn có những món ăn nổi tiếng như bánh gai Tứ
Trụ, bánh răng bừa đã co tiếng khắp xa gần.
1.4. Dân số và nguồn lao động.
Hiện nay toàn huyện có 38 xã và 3 thị trấn, trong đó có 5 đơn vị là xã
miền núi. Dân số của huyện gần 240.000 người thuộc 3 dân tộc Kinh, Mường,
Thái cùng sống hòa thuận bên nhau.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,5 – 0,6%.
Mật độ dân số: 754 người/km
2
Thọ Xuân có 143.354 người trong độ tuổi lao động, chiếm 59,5% dân số.
Tổng số người trong độ tuổi đi học đag đi học ước tính năm 2010 là 45326.0
người chiếm 95.4%. Số xã đạt phổ cập giáo dục THCS là 100%.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và
người ngoài độ tuổi lao động muốn tham gia lao động của huyện là tương đối
lớn. Đây là thuận lợi cho huyện phát triển KT cũng là thách thức đối với
huyện về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
6
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội
2.1.Thực trạng phát triển Kinh tế giai đoạn 2006- 2010
Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính tới năm 2010 là 1592.0 tỷ
đồng( tính theo giá năm 1994 giá so sánh) trung bình giai đoạn 2006- 2010

tăng 13%/năm.
Giai đoạn 2006- 2010, Thọ Xuân vẫn luôn xác định “Nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu”. Nhưng với sự hoạt động và phát triển của khu công nghiệp
mía đường Lam Sơn và nhà máy giấy Mục Sơn đã có tác dụng làm thay đổi
cục diện kinh tế cho 15 xã và vùng bán sơn địa và miền núi của huyện. Hiệu
quả sử dụng quỹ đất đạt mức bình quân 55 - 60 triệu đồng/ha/năm.
- Về nông nghiệp: Nông nghiệp đã có sự chuyển đổi nhanh chóng về cơ
cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo xu hướng sản xuất hàng hóa ở các vùng
chuyên canh, thâm canh. Năng suất lúa và cây lương thực tăng lên rõ rệt. Sản
lượng mía đường nguyên liệu từ 227 nghìn tấn/năm. Trong 5 năm qua huyện
cũng đã có chính sách chuyển đổi giống cây trồng cho phù hợp với điều kiện
khí hậu và thổ nhưỡng của huyện như việc trồng rộng rãi các loại cây công
nghiệp năng xuất cao như cây cao su, cây đậu tương tại các khu vực đát trống
đồi núi trọc thuộc nông trường Sao Vàng. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nghành
cũng được đánh giá là tương ddois nhanh so với mặt bằng chung toàn tỉnh.Cụ
thể là:
STT Chỉ tiêu Đơn
vị
tính
Thực
hiện
năm
2005
Thực
hiện
năm
2006
Ước
tính
thực

hiện
năm
2010
Bình
quân
năm
(%)
1 Tổng diện tích gieo trồng Ha 31,413 31,413 30,000 98.8
+ Vụ đông Ha 6,948 6,948 6,500 98.3
+ Vụ chiêm xuân Ha 13,849 13,849 13,500 99.36
+ Vụ thu mùa Ha 10,616 10,616 10,650 100.01
* Lúa cả năm Ha 15,345 15.042 15,600 100.91
* Ngô Ha 5,612 5,437 3,500 89.5
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
7
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Lạc Ha 839 777 800 100.73
* Mía Ha 3,795 3,900 3,500 97.3
* Đậu tương Ha 601 463 1,200 126.8
* Cao su Ha 550 483 280 87.2
2 Năng suất một số cây
trồng chính
* Lúa Tạ/ha 57.6 62.5 65.0 102.26
* Ngô Tạ/ha 47.4 48.9 52.0 104.7
* Lạc Tạ/ha 17.8 18.0 19.6 102.1
* Mía Tạ/ha 60.2 64.89 65.0 100.03
- Sản phẩm chủ yếu
* Sản lượng lương thực có

hạt
1000 tấn 115,003 120,544 122,210 100.61
Trong đó + Thóc 1000 tấn 88,381 93,941 101,400 100.8
+ Ngô 1000 tấn 26,622 26,603 19,250 99.9
Lạc vỏ 1000 tấn 1,494 1,398 1,568 96.2
Mía cây 1000 tấn 228,459 253,071 227,500 99.6
Bảng 2: Tổng kết thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2006-
2010.
- Về chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 42,3% giá trị sản xuất
nông nghiệp. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm được thay đổi cơ bản theo hướng
năng suất và chất lượng. Các đàn bò lai, lợn hướng nạc, gà - vịt siêu trứng…
đã phát huy hiệu quả cao. Hiện nay cả huyện có 429 trang trại với quy mô lớn
và vừa.
- Về lâm nghiệp: Huyện chuyển nhanh từ khai thác sang trồng mới, phủ
xanh đất trống đồi trọc, khoanh nuôi chăm sóc,bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả
kinh tế lâm nghiệp ( Bảng 1).
- Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân
hàng năm trên 20%. Các ngành nghề truyền thống như: cót nan, cót ép, gạch
ngói, cơ khí tiếp tục phát triển cả quy mô, số lượng và chất lượng. Nghề trồng
dâu nuôi tằm đã bắt đầu được khôi phục với tiềm năng đầy triển vọng. Các
nghề như làm bột giấy, nghề mộc cao cấp, nghề xẻ xuất khẩu… phát triển
nhanh chóng.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
8
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Các hoạt động dịch vụ – thương mại phát triển ngày một nhiều ở khắp
các địa phương bình quân tăng 16%/ năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ tiêu dùng xã hội hàng năm đạt 643 tỷ đồng trở lên.Hoạt động vận tải cũng

phát triển nhanh chóng. Khối lượng vận tải hàng hóa năm 2005 đạt 1,126.2
nghìn tấn, tới năm 2010 ước tính đạt 1,466.9 nghìn tấn. Hoạt động vận tải
hành khách trung bình năm 2010 dạt 1,134.9 nghìn lượt hành khách. Hoạt
động dịch vụ du lịch và dịch vụ lễ hội ngày càng tạo sức hút như ở khu di tích
lịch sử Lam Kinh, khu di tích lịch sử Lê Hoàn và lăng mộ vua Lê Dụ Tông….
Hàng năm thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi về dâng hương tham gia lễ
hội.
- Hoạt động tài chính, ngân hàng và tín dùng đều có sự đổi mới, tích cực
huy động vốn trong nhân dân, đầu tư hiệu quả cho các doanh nghiệp và hộ gia
đình làm kinh tế. Tổng vốn đầu tư huy động năm 2006 đạt 316.101 tỷ đồng,
năm 2010 ước đạt 611.0948 tỷ. Trong những năm gần đây việc xóa đói, giảm
nghèo và cải thiện đời sống nhân dân được quan tâm bằng chính sách cho vay
ưu đãi để các hộ có vốn sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng chính sách xã hội
huyện hoạt động có hiệu quả tốt.
Hiện tại, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, số hộ giàu và khá
ngày một tăng. Hầu hết các gia đình đã có tivi, máy điện thoại . Số hộ có xe
máy chiếm từ 70 – 75%.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực
hiện
2005
Thực
hiện
2006
Ước
thực
hiện
2010
Bình
quân
năm(%)

1 Tổng sản phẩm trên
địa bàn(giá 94)
Tỷ đồng 872.0 977.0 1,592.
0
113.0
Nông- Lâm- Thủy sản Tỷ đồng 367.4 386.9 404.4 104.65
+ Nông nghiệp Tỷ đồng 361.5 380.9 397.7 102.0
+ Lâm nghiệp Tỷ đồng 3.2 3.2 3.7 104.1
+ Thủy sản Tỷ đồng 2.7 2.8 3.0 101.7
Công nghiệp- Xây
dựng
Tỷ đồng 197.0 259.0 523.0 119.1
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
9
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Dịch vụ Tỷ đồng 307.6 331.1 664.6 119.0
GDP bình quân đầu
người /năm
USD 529.0 566.3 940.0 113.5
2 Tổng sản phẩm trên
địa bàn(giá TT)
Tỷ đồng 1,167.
7
1,277.
0
2,131.
7
114.1

Nông- Lâm- Thủy sản Tỷ đồng 471.8 492.8 516.4 105.3
Công nghiệp- Xây
dựng
Tỷ đồng 268.6 312.9 713.5 120.4
Dịch vụ Tỷ đồng 427.4 471.3 901.8 117.6
3 Cơ cấu kinh tế(thực
tế)
Nông- Lâm- Thủy sản % 40.4 39.0 24.2
Công nghiệp- Xây
dựng
% 23.1 24.5 33.5
Dịch vụ % 36.6 36.5 42.3
4 Tổng giá trị sản xuất
(giá 94)
Tỷ đồng 2,074.
9
2,252.
5
3,607.
6
114.2
Nông- Lâm- Thủy sản Tỷ đồng 667.1 722.0 735.4 100.4
+ Nông nghiệp Tỷ đồng 655.4 709.2 721.5 105.3
+ Lâm nghiệp Tỷ đồng 6.7 7.0 7.9 103.1
+ Thủy sản Tỷ đồng 5.0 5.8 6.0 100.9
Công nghiệp- Xây
dựng
Tỷ đồng 829.8 862.5 1,659.2 120.1
Dịch vụ Tỷ đồng 578.0 668.0 1,213.0 116.1
5 Xuất khẩu Tr.USD 0.5

XK chính ngạch
XK tiểu ngạch 0.5
6 Tổng thu ngân sách
NN trên địa bàn
Tỷ đồng 22.0 21.4 46.1 121.2
7 Tổng chi ngân sách Tỷ đồng 109.7 106.9 203.0 121.5
Bảng 3: Bảng tổng kết các chỉ tiêu tổng hợp tình hình kinh tế huyện trong giai
đoạn 2006- 2010.
2.2. Thực trạng phát triển Xã hội của huyện giai đoạn 2006- 2010.
Giai đoạn 2006- 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 566.3
USD/người/năm năm 2006 và đạt mức đự kiến năm 2010 là 940 USD/
người/năm.tuy đã có nhìu chuyển biến tích cực rõ rệt nhưng so với mặt bằng
chung cả nước ước tính năm 2010 thì mức thu nhập dân cư của huyện vẫn còn
thấp.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
10
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tỉ lệ hộ trong diện đói nghèo năm 2006 chiếm 26.2% dân cư, năm 2010
ước tính là 9.1%.
Thọ Xuân là một huyện lớn của tỉnh với dân số khá đông. Tỉ lệ tăng dân
số trung bình khoảng 0.5%. Trong đó quy mô dân số trong độ tuổi lao động
ước tính chiếm 59,5% dân số toàn huyện. Nhưng trên thực tế số lượng lao
động thường trú tại địa phương không cao đa số lao động già. Bộ phận khá
lớn lao động là thanh niên hiện đang làm việc ở các thành thị và khu công
nghiệp lớn trên cả nước như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai…Chính vì vậy
tạo nên một sự khó khăn cho huyện trong công tác phát triển kinh tế địa
phương vì vừa thừa vừa thiếu lao động, nhất là khi vào vụ chính của huyện..
Trong giai đoạn 2006- 2010, huyện Thọ Xuân cũng đạt nhiều thành tựu

trong công tác xã hội trên địa bàn.
Về giáo dục, Thọ Xuân là huyện có truyền thống khoa cử với nhiều
người tài giỏi đã đi vào lịch sử và đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước
qua các thời kì. Giai đoạn 2006- 2010 huyện đã hoàn thành việc phổ cập giáo
dục tiểu học, 100% số xã đạt chuẩn về phổ cập THCS. Số học sinh tiểu học
đạt 14,215.0 nghìn người, số học sinh trung học đạt 13,200.0 nghìn người, số
học sinh phổ thông 8,771.0 nghìn người( ước tính năm 2010). Hệ thống giáo
dục nhìn chung dã hoàn thiện, không còn trường lớp mái tranh không kiên cố,
không có tình trạng học 3 ca, hệ thống trang thiết bị giáo dục đang được trang
bị hoàn thiện, trình độ giáo viên đã đáp ứng nhu cầu dạy học và đổi mới sách
giáo khoa của bộ giáo dục. Hiện nay số giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên
chiếm 97% tổng số giáo viên đang công tác giảng dạy trên địa bàn huyện.
Hàng năm huyện có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, tỉ lệ đỗ vào các trường
đại học lớn của cả nước liên tục tăng và nằm trong tốp đầu của tỉnh. Trường
THCS chuyên Lê Thánh Tông, trường THPT Lê Lợi là những trường có tiếng
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Về y tế, mạng lưới y tế đã được phát triển rộng khắp tới tận thôn bản trên
địa bàn toàn huyện và có nhiều kết quả đáng khen ngợi. Toàn huyện đã thực
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
11
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em, vệ sinh môi trường v.v… Nhờ đó mà hạn chế và ngăn
chặn kịp thời các loại dịch bệnh. Huyện đã ổn định được tỷ lệ tăng dân số ở
mức 0.5 – 0.6%, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 17,1%. Hầu hết
các gia đình đã có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh. 100% dân số trong huyện
đều được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Tỉ lệ số giường bệnh/vạn dân năm
2010 ước tính là 7.5 giường bệnh/ vạn dân. Số bác sĩ đạt 1.3 bác sĩ/ vạn dân.

Tỉ lệ xã có bác sĩ là 35% (năm 2010). Nhìn chung mảng y tế huyện trong
những năm qua phát triển nhưng chưa đáp ứng thật sự đúng mức yêu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân. Tỉ lệ bác sĩ tính trên khu vực dân cư còn thấp,
số xã đạt chuẩn y tế cũng còn thấp. Sự phát triển về y tế chưa tương xứng với
sự phát triển chung của huyện.
Về môi trường, môi trường sinh thái của huện vẫn được đảm bảo. Trung
tâm y tế dự phòng huyện phối hợp tốt với các phòng ban của huyện trông việc
an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước khu dân cư, thường xuyên kiểm tra rà
soát các cơ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện về chất thải sản
xuất, sinh hoạt ra môi trường. Bên cạnh đó huyện cũng đang thực hiện kế
hoạch phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn cải tạo nguồn nước và cảnh
quan trên địa bàn huyện. Việc giao đát giao rừng tới hộ dân cũng đạt nhiều
kết quả đáng khích lệ.
Đời sống văn hóa của nhân dân cũng luôn được quan tâm, 100% số xã
có nhà văn hóa. Số người tập thể dục thể thao chiếm 32,5% dân số, số gia
đình thể dục thể thao chiếm 22% số hộ. Các lĩnh vực thể dục thể thao cũng
được chú trọng phát triển, các cuộc thi thể dục thể thao thường xuyên tổ chức,
hội khỏe phù đổng là nơi giao lưu của nhân dân, mô hình đội bóng đá nữ của
chi bộ phụ nữ huyện đang được nhân rộng ở các xã trở thành một nét đẹp văn
hóa. An ninh quốc phòng luôn được đảm bảo.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả đạt được của huyện về phát triển xã
hội trong giai đoạn 2006- 2010.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011 - 2015 của Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp thực hiện
12
12

×