TỈNH ỦY SÓC TRĂNG
BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN 300
BÀI THU HOẠCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tên tình huống: “Ngày 10/3/2009, UBND xã A ra Quyết định số:
10/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ huy phòng chống lục bão và tìm
kiếm cứu nạn năm 2009, với các nội dung phân công nhiệm vụ cho các thành
viên trong Ban chỉ huy phòng chống, lục bão tìm kiếm cứu nạn gồm bộ phận
thường trực, Ban tiền phương, Tiểu ban hậu phương phân công các thành
viên trong Ban chỉ huy phòng chống lục bão và xây dựng kế hoạch nhân lực,
phương tiện, vật tư phòng chống lục bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2009.
Ngày 25/8/2009 cơn bão số 5 có sức gió 100km/h ảnh hưởng trực tiếp
đến địa bàn xã A, toàn bộ 5 ấp trong vùng trung tâm bão có nguy cơ sập
nhà, chết người, cần tổ chức di dời dân đến nơi an toàn. Theo dự báo của
trung tâm khí tượng Thủy văn Tỉnh cơn bão số 5 diễn biến phức tạp. UBND
tỉnh cũng đã có công điện chỉ đạo các xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn
bão có những biện pháp chủ động để phòng, chống, khắc phục những thiệt
hại do cơn bão số 5 có thể gây ra trên địa bàn.
Với cương vị là Phó chủ tịch- Phó trưởng ban phòng, chống, lụt bão và
tìm kiếm cứu nạn đồng chí chỉ đạo như thế nào đối với lực lượng tiềm kiếm
cứu nạn và tổ chức di dời dân đến nơi an toàn”.
Họ và tên:
Đỗ Hòa Nhã
Đơn vị công tác: Ủy ban Nhân dân Thị trấn Cù Lao Dung
Lớp:
Bồi dưỡng nguồn xã, phường, thị trấn (Lớp I)
2
I- MỞ BÀI
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo Đề án 300, Ban Giám hiệu
Trường chính trị Sóc Trăng, Huyện ủy Cù Lao Dung và thủ trưởng đơn vị Thị trấn
Cù Lao Dung đã phân công, cử em được tham gia học tập lớp Bồi dưỡng dự nguồn
cán bộ xã, phường, thị trấn.
Qua thời gian học tập, em đã được quí thầy cô giáo, các đồng chí lãnh đạo đã
truyền đạt kiến thức về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Nhà nước.
Để viết thu hoạch kết quả học tập của bản thân, em xin chọn và xử lý tình
huống “Ngày 10/3/2009, UBND xã A ra Quyết định số: 10/QĐ-UBND về việc
thành lập Ban chỉ huy phòng chống lục bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2009, với
các nội dung phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ huy phòng
chống, lục bão tìm kiếm cứu nạn gồm bộ phận thường trực, Ban tiền phương,
Tiểu ban hậu phương phân công các thành viên trong Ban chỉ huy phòng
chống lục bão và xây dựng kế hoạch nhân lực, phương tiện, vật tư phòng chống
lục bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2009.
Ngày 25/8/2009 cơn bão số 5 có sức gió 100km/h ảnh hưởng trực tiếp đến
địa bàn xã A, toàn bộ 5 ấp trong vùng trung tâm bão có nguy cơ sập nhà, chết
người, cần tổ chức di dời dân đến nơi an toàn. Theo dự báo của trung tâm khí
tượng Thủy văn Tỉnh cơn bão số 5 diễn biến phức tạp. UBND tỉnh cũng đã có
công điện chỉ đạo các xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão có những biện
pháp chủ động để phòng, chống, khắc phục những thiệt hại do cơn bão số 5 có
thể gây ra trên địa bàn.
Với cương vị là Phó chủ tịch- Phó trưởng ban phòng, chống, lụt bão và
tìm kiếm cứu nạn đồng chí chỉ đạo như thế nào đối với lực lượng tiềm kiếm
cứu nạn và tổ chức di dời dân đến nơi an toàn”.
Để thuận tiện xử lý tình huống, đồng thời mang tính thực tiễn và giúp ích cho
địa phương nới em công tác khi có lụt, bảo xảy ra. Em xin phép quí thầy cô và các
đồng chí lãnh đạo cho phép em giả sử “xã A” là đơn vị “Thị trấn Cù Lao Dung”
nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tình huống đặt ra.
Do kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức lý luận còn hạn chế, bài thu hoạch của
em không tránh khỏi sai sót, mong quí thầy, cô và các đồng chí lãnh đạo thông cảm
bỏ qua và có hướng dạy và chỉ đạo tiếp theo. Xin cảm ơn!
II- NỘI DUNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.
Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão, ngày 08/3/1993 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội; Pháp lệnh số 27/2000/PL-UBTVQH10, ngày 24/8/2000 về việc bổ
sung, sửa đổi một số Điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (Nay được thay thế
bằng Luật số: 33/2013/QH13, ngày 19/6/2013 của Quốc Hội khóa 13)
Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Ban CH phòng, chống lụt, bão Trung ương,
của Tỉnh sóc Trăng và của huyện Cù Lao Dung vể công tác phòng chống lụt bão,
giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Hàng năm, đơn vị thị trấn đều ban
3
hành Quyết định thành lập Ban CH phòng, chống lụt, bão của đơn vị (có bộ phận
thường trực, Ban hậu cần, Ban tiền phương, Tiểu ban hậu phương…). Qua đó tiến
xây dựng Phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu
nạn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ huy.
Giả định tính huống: ngày 25/8/2009 cơn bão số 5 có sức gió 100km/h ảnh
hưởng trực tiếp đến địa bàn xã A, toàn bộ 5 ấp trong vùng trung tâm bão có nguy cơ
sập nhà, chết người, cần tổ chức di dời dân đến nơi an toàn. Theo dự báo của trung
tâm khí tượng Thủy văn Tỉnh cơn bão số 5 diễn biến phức tạp. UBND tỉnh cũng đã
có công điện chỉ đạo các xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão có những biện
pháp chủ động để phòng, chống, khắc phục những thiệt hại do cơn bão số 5 có thể
gây ra trên địa bàn.
Với cương vị là Phó chủ tịch- Phó trưởng ban phòng, chống, lụt bão và tìm
kiếm cứu nạn có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng tiềm kiếm cứu nạn và tổ chức di dời
dân đến nơi an toàn bằng các biện pháp cụ thể như sau:
Báo cáo ngay cho đồng chí Chủ Tịch UBND thị trấn (Trưởng BCH phòng,
chống lụt, bão) nội dung Công điện của UBND Tỉnh và dự báo của Trung tâm khí
tượng Thủy văn Tỉnh, ngày 25/8/2009 cơn bão số 5 có sức gió 100km/h ảnh hưởng
trực tiếp đến địa bàn Thị trấn Cù Lao Dung, toàn bộ 3 ấp trong vùng trung tâm bão
có nguy cơ sập nhà, chết người, cần tổ chức di dời dân đến nơi an toàn để đồng chí
Chủ tịch nắm và hướng chỉ đạo. Nếu được đồng chí Chủ tịch UBND xã giao nhiệm
vụ thì đồng chí Phó chủ tịch, Phó ban chỉ huy phòng, chống lụt bão triệu tập họp
khẩn BCH phòng, chống lụt, bão của đơn vị và trực tiếp chủ trì cuộc họp, triển khai
ngay tinh thần Công điện và tinh báo như trên. Qua đó tiến hành triển khai Phương
án đã được xây dựng trước.
1) Nhận định tình hình:
- Tuy là thị trấn, nhưng Thị trấn Cù Lao Dung phát triển kinh tế chủ yếu là
trồng trọt, diện tích tự nhiên 738,17ha, diện tích gieo trồng 568,05 ha; về tổ chức
hành chính có 03 ấp: ấp phước hoà A, phước hoà B và ấp Chợ nằm tiếp giáp giữa
hai sông, sông Bến bạ và sông Cồn tròn, địa bàn có 21 con rạch, ước tính tổng
chiều dài khoảng 42 km; dân số có 1.475 hộ, với 6.671 khẩu, trong đó người già
554, trẻ em 385; nhà kiên cố khoảng 400 căn; nhà bán kiên cố 500 căn; nhà cột đúc
200 căn; nhà tạm bợ 375 căn.
- Đường giao thông đến các ấp.
+ Lộ trung tâm nhựa từ An Thạnh I đến An Thạnh 3 (Tỉnh lộ 933b trên địa
bàn thị trấn qua các ấp : Phước Hòa "A", Phước Hòa "B", Ấp Chợ, Có: 4,1 Km).
+ Lộ đal từ thị trấn đến lộ trung tâm (thuộc ấp Chợ, lộ đường Đoàn Văn Tố,
có: 800m).
+ Lộ nhựa từ chợ bến bạ đến khu hành chánh Huyện. (lộ ngã tư, thuộc ấp Chợ
và ấp phước Hòa "B", có: 1,6 km).
+ Lô đal rạch già (ấp Phước Hòa "A" : 1080 m).
+ Lộ đal từ chợ bến bạ (ấp Chợ) đến ngã tư rạch già (ấp Phước Hòa "A", có:
3 km).
4
+ Lộ đal cặp sông từ chợ bến bạ đến rạch giồng (ấp Chợ, có: 1,5 km).
Ban Chỉ huy PCLB - GNTT - TKCN xã điều chỉnh phương án, sử dụng và
bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra như sau:
2) Sử dụng lực lượng và phương tiện:
a) Đối với phương án di dời dân trú ẩn an toàn:
Để đảm bảo an toàn cho nhân dân, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị trấn
xác định trên địa bàn có 03 điểm cho dân trú ẩn an toàn; Mổi điểm chứa khoảng
300-400 người dân. Cụ thể:
- Điểm 1: Nhà Văn hoá thị trấn Cù Lao Dung.
- Điểm 2: Trường Tiểu học thị trấn Cù Lao Dung.
- Điểm 3: Trường THPT Đoàn Văn Tố.
Đối với phương án này tổ chức và sử dụng lực lượng như sau:
1. Tổ chức: Thành 03 điểm.
2. Sử dụng lực lượng: Tổng 49 đồng chí. Trong đó: (DQCĐ = 28 đ/c; Công an =
03 đ/c; Ban ngành đoàn thể = 15 đ/c); Bí thư chi bộ trưởng BND các ấp = 03đ/c.
3. Phương tiện: Điều động đường bộ 45 xe 02 bánh và 06 xe 04 bánh có
trọng tải từ 800 kg đến 2,5 tấn.
4. Nhiệm vụ
* Điểm 1
- Lực lượng = 17 đồng chí (DQCĐ = 10 đ/c; Công an viên = 01đ/c, Ban
ngành đoàn thể = 05đ/c và Bí thư chi bộ của ấp Chợ = 01 đ/c.
- Đảm nhiệm: Di dời dân khu vực ấp Chợ.
- Có nhiệm vụ: Vận động và hướng dẫn 518 hộ, 3.115 khẩu. Trong đó có 127
người già và 115 trẻ em, tập kết và di dời về nơi trú ẩn an toàn.
- Địa điểm di dời: Về Nhà Văn Hoá thị trấn thuộc ấp Chợ.
- Do đ/c: Nguyễn Văn Đông. Phó Chủ tịch UBND thị trấn, trực tiếp chỉ huy.
* Điểm 2
- Lực lượng = 16 đồng chí (DQCĐ = 09đ/c; Công an viên = 01đ/c, Ban
ngành đoàn thể = 05 đ/c; Bí thư chi bộ của ấp Phước hoà "B" = 01đ/c.
- Đảm nhiệm: Di dời dân khu vực ấp Phước hoà "B".
- Có nhiệm vụ: Vận động và hướng dẫn 328 hộ, 1.240 khẩu. Trong đó có
210 người già và 140 trẻ em, tập kết và di dời về nơi trú ẩn an toàn.
- Địa điểm di dời : Về Trường Tiểu học thị trấn Cù Lao Dung, thuộc ấp Phước
hoà "B".
- Do đ/c Thạch Thanh Cang - Phó Chủ tịch UBND thị trấn, trực tiếp chỉ huy.
* Điểm 3
5
- Lực lượng = 16 đồng chí (DQCĐ = 09 đ/c; Công an viên = 01đ/c, Ban
ngành đoàn thể = 05 đ/c; Bí thư chi bộ của ấp Phước hoà "A" = 01 đ/c.
- Đảm nhiệm: Di dời dân khu vực ấp Phước hoà "A"
- Có nhiệm vụ: Vận động và hướng dẫn 457 hộ, 1.658 khẩu. Trong đó có 172
người già và 130 trẻ em, tập kết và di dời về nơi trú ẩn an toàn.
- Địa điểm di dời : Về Trường THPT Đoàn Văn Tố, thuộc ấp Chợ.
- Do đ/c Nguyễn Thanh Tuấn - phó Chỉ huy trưởng quân sự thị trấn,
trực tiếp chỉ huy.
b) Đối với phương án gia cố đê, bờ bao bị sạt lỡ:
Địa bàn thị trấn, có hệ thống sông, rạch chằng chịt, Ban Chỉ huy phòng
chống lụt bão thị trấn, xác định các tuyến đê bao, bờ bao xung yếu cần phải bồi đắp.
Để chủ động đối phó với cơn bão, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thị trấn, sử
dụng lực lượng, phương tiện bồi đắp và sẵn sàng tham gia ứng cứu, khắc phục hậu
quả như sau:
- Sử dung lực lượng: 60 đồng chí. (DQCĐ = 28đ/c; DQTC= 27đ/c; Ban
ngành đoàn thể thị trấn = 05đ/c).
- Phương tiện: Dây kẽm, len, gàu thùng, bao, búa, kiềm, máy cưa, cừ và
cùng với các phương tiện, dụng cụ khác.
- Nhiệm vụ: Bồi đắp các đoạn bờ bao bị sạt lỡ, làm hạn chế thấp nhất đến
hoa màu và tài sản của nhân dân trên địa bàn và khắc phục hậu quả sau khi bão đỗ
bộ vào địa bàn.
* Do đồng chí: Hoàng Minh Lộc - Chỉ huy trưởng ban CHQS thị trấn, trực
tiếp chỉ huy.
c) Đối với phương án chằng, chống nhừ cửa bị siêu vẹo, tốc mái:
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, GNTT-TKCN thị trấn, điều động tất cả
các lực lượng của thị trấn, thực hiện tốt phương châm “04 tại chổ” nhằm giúp các
hộ dân nhà tạm bợ, có hoàn cảnh khó khăn chằng chống lại nhà cửa bị đổ sập, tốc
mái, đặc biệt là khu vực ngoài nằm gần đê bao phía trong và ngoài đê bao.
- Sử dụng lực lượng: 38 đồng chí. Trong đó: (DQTV=18đ/c, Đoàn viên
=10đ/c; Hội Nông dân = 05đ/c; Đoàn thể ấp = 05đ/c).
- Phương tiện: Cưa tay, búa, kiềm, bao đựng cát, dây chì, cọc đóng…. cùng
một số vật tư cần thiết khác.
- Nhiệm vụ: Hướng dẫn và cùng với nhân dân tiến hành chằng chống nhà
cửa, không để tốc mái, sập đổ…
* Do đ/c Lâm Thành Đức - Chủ tịch Mặt trận tổ quấc thị trấn, trực tiếp
chỉ huy.
d) Phương án cấp cứu và chuyển người bị thương:
Trong và sau khi cơn bão đi qua có một số người dân bị thương cần sơ cấp
cứu tại chỗ, chuyển bệnh nhân về điểm di dời tại trường trung học cơ sở, đội xử trí
6
cấp cứu tại điểm trường sẽ sơ cứu tiếp theo nếu ngoài khả năng sẽ chuyển lên tuyến
trên.
- Sử dụng lực lượng: 15đ/c (cán bộ y tế 05 đ/c; Hội chữ thập đỏ 05 đ/c; Dân
quân tự vệ 05đ/c.
- Phương tiện: Các phương tiện sơ cấp cứu tại chỗ; xe cấp cứu của bệnh viện
huyện tăng cường cho xã.
- Nhiệm vụ: Sơ cấp cứu ban đầu và chuyển người bị thương đến xe cấp cứu
tại đầu cầu Lòng Đầm.
* Do đ/c: Trương Thị Mộng, Phó Tưởng trạm y tế xã phụ trách.
3) Phân công cụ thể các ngành của thị trấn:
- Ban CHQS thị trấn: Khi bão trực tiếp đỗ bộ vào đất liền, Ban CHQS thị
trấn, khẩn trương tập trung huy động 01 b DQ cơ động gồm 28 đ/c, DBĐV 30 đ/c.
thời gian hỗ từ 07-10 ngày hoặc dài hơn tuỳ theo tình hình thực tế, lực lượng này
có kế hoạch phối hợp với các ấp tổ chức cứu hộ, cứu nạn từng địa bàn cụ thể được
phân công.
- Công an thị trấn: Khi tình hình bão đỗ bộ vào đất liền, công an thị trấn
khẩn trương điều động toàn bộ lực lượng của ngành bà ban bảo vệ dân phố 24 đ/c
để phối hợp với Ban CHQS thị trấn, các đơn vị bạn đóng trên địa bàn triển khai thực
hiện kế hoạch đã đề ra để tham gia làm nhiệm vụ giúp các ấp và nhân dân cứu hộ,
cứu nạn, tuyệt đối bảo vệ các cơ quan của Đảng, nhà nước và các cơ sở kinh tế quan
trọng, đồng thời kịp thời ngăn chặn xử lý các phần tử cơ hội gây rối cướp giựt tài
sản nhân dân xử lý kịp thời ô nhiễm môi trường sau khi cơn bão đi qua.
- Đài truyền thanh thị trấn: Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến
của bão để kịp thời cung cấp thông tin cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời
tuyên truyền nhân dân phòng tránh bão.
- Trạm y tế thị trấn: Triển khai khẩn cấp công tác cứu hộ, cứu nạn đã
được chuẩn bị theo kế hoạch, đồng thời phối hợp với các ngành công an, quân sự …
đảm bảo trang thiết bị thuốc men, bông băng, nẹp, để tham gia cứu hộ, cứu nạn, hạn
chế tối đa thiệt hại về người.
- Mặt trận tổ quốc, các tổ chức Đoàn thể, chữ thập đỏ:
+ Mặt trận tổ quốc phối hợp với các ngành thị trấn triển khai ngay công tác
cứu hộ cứu nạn, theo phương án đã đề ra, tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ các nguồn lực
trong và ngoài thị trấn. Đồng thời tiếp nhận phân phối hàng cứu trợ, kịp thời và
đúng đối tượng cho nhân dân trong vùng thiên tai, kiên quyết không để dân đối và
rét trong thời gian có bão.
+ Chữ thập đỏ: Phối hợp với các ngành, trạm y tế, tổ chức sơ cấp cứu trước
khi chuyễn lên tuyến trên.
- Cán bộ nông nghịêp và giao thông thuỷ lợi:
+ Làm thường trực tham mưu cho UBND thị trấn trong công tác kiểm tra,
đôn đốc các ngành, các thành viên, BCH-PCLB-GNTT thị trấn, các ấp thực hiện tốt
kế hoạch đã đề ra.
7
+ Phối hợp với các ấp hướng dẫn nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, kịp
thời duy tu các công trình do bão gây ra, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống
nhân dân.
+ Phân công cán bộ trực 24/24 trong thời gian bão, tổng hợp và báo cáo kịp
thời tình hình diễn biến của bão, cũng như những thuật lợi, khó khăn và những kiến
nghị trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ đến thừơng trực BCH-PCLBGNTT Huyện, thường trực Đảng uỷ- UBND thị trấn để kịp thời chỉ đạo.
- Đối với các ngành khác tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của từng ngành đã
được phân công xây dựng phương án cụ thể để tham gia đối phó với bão đỗ bộ vào
đất liền, nhằm hạn chế thấp nhấn về người và tài sản nhân dân.
III- KẾT LUẬN:
Thị trấn Cù Lao Dung là một trong các đơn vị thuộc huyện Cù Lao Dung chịu
nhiều ảnh hưởng mỗi khi triều cường dâng cao, nhất là khi bão, lũ xảy ra. Do đó
công tác Phòng, chống thiên tai trong những năm qua được chính quyền và các cơ
quan cấp trên đặc biệt quan tâm. Sau khi được tiếp thu những kiến thức cơ bản từ
lớp Bồi dưỡng cán bộ nguồn xã, phường, thị trấn mà quí thầy, cô và các đồng chí
lãnh đạo truyền đạt. Với bài thu hoạch giải quyết tình huống trên, em hy vọng sẽ
góp phần cùng với đơn vị thị trấn Cù Lao Dung thực hiện có hiệu quả công tác
phòng, chống thiên tai khi có xảy ra.