Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.6 KB, 1 trang )

Đoạn trích Trao duyên biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ và cũng
chính là bi kịch của số phận con người nói chung và người phụ nữ
nói riêng trong xã hội cũ.
Đoạn trích Trao duyên biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ và cũng chính là bi kịch của số phận con
người nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội cũ. Đây là một trong những đoạn thơ ứa máu của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong đoạn trích, nhà thơ đã thể hiện thành công mối quan hệ giữa lí trí
và tình cảm, Từ đó bộc lộ nhân cách và thân phận của nhân vật chính trong truyện.
Trong hoàn cảnh gấp gáp cứu cha và em, Kiều đã nhanh chóng quyết định bán mình. Khi Việc nhà đã
tạm thong dong, đêm trước khi đi theo chàng họ Mã, Kiều đã thức nhẫn tàn canh để nghĩ về mốì nợ tình.
Và Kiều đã quyết, định đem duyên chị buộc vào duyên em. Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được việc trao
duyên cho em là vì chữ nghĩa: Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (nghì là nghĩa). Nhưng về tình cảm,
tình yêu của nàng đối với Kim Trọng là bất diệt:
Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
Vì vậy, Kiều cố gắng thuyết phục Vân bằng được. Trao duyên cho em, lòng Kiều đầy xót xa. Kỉ niệm
của tình yêu trỗi dậy, nàng thổn thức, đau đớn, trái tim rớm máu. Tay trao nhưng lòng cố giữ. Trao được
duyên nhưng tình vẫn bùng cháy mãnh liệt. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tinh cảm mà thực chất
là mâu thuẫn giữa vấn đề đạo đức (cụ thể là chữ hiếu, chữ nghĩa với tình yêu, tâm hồn con người). Điều
đó đã làm sáng lên nhân cách cùa Kiều. Hiếu, nghĩa đều trọn vẹn và tâm hồn vô cùng cao đẹp, sâu sắc.
Nỗi đau của Kiều không chỉ là nỗi đau duyên. Vì vậy, ta thấy Kiều gần với con người thực, con người tự
nhiều chiều chứ không phải là một tấm gương đạo lí đơn giản, một chiều.
Trích: loigiaihay.com



×