Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNN&PTNT VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.1 KB, 11 trang )

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN
Hiện nay NHNN&PTNT VN, chi nhánh huyện Quỳnh Phụ đang hoạt động cho vay ở
chiều hướng tốt, tình hình nợ quá hạn trong những năm gần đây giảm mạnh và sự kiểm soát
nợ quá hạn vẫn đang nằm trong khả năng của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn năm 2011
của Chi nhánh so với năm 2010 như sau;
Bảng: Nợ quá hạn của Chi nhánh trong năm 2010 _ 2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010

Chênh lệch

Năm 2011

Mức độ tăng
giảm

Tỷ lệ tăng giảm
(%)

Tổng dư nợ

436.630

508.813

+ 72.183


+ 16,53

Nợ quá hạn

8.447

8.183

- 264

-3,125

Tỷ lệ nợ quá hạn

1,93%

1,61%

- 0,32%

- 16,6

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2010-2011)
Qua bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn năm 2011 so với năm 2010 giảm về cả số lượng
vả tỷ trọng. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng chậm trả gốc hoặc lãi trong thời hạn trả
nợ, vì vậy khi khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, họ chậm trả lãi ngân hàng thì
ngay lập tức khoản vay của họ được chuyển thành nợ quá hạn, và ở một khía cạnh khác khi
khách hàng đang để khoản vay của mình trong trạng thái nợ quá hạn lại làm ăn tốt, thu được
lợi nhuận cao, từ đó thanh toán được hết các khoản lãi và gốc được cho ngân hàng thì Tổng
nợ quá hạn của ngân hàng lại giảm xuống. Vậy khi nhìn vào bảng số liệu trên, nợ quá hạn

giảm sẽ là kết quả của hai sự biến động: Nợ quá hạn tăng và nợ quá hạn giảm, nhưng tốc độ
tăng của nợ quá hạn lại lớn hơn tốc độ giảm của chính nó.
Với tính đặc thù trong kinh doanh của huyện chủ yếu là nông nghiệp nông thôn, phụ
thuộc rất lớn vào những yếu tố bên ngoài. Với trồng trọt thì sẽ là thiên tai, bão lũ, với chăn
nuôi sẽ là dịch bệnh, giá thành đầu vào đầu ra…thì việc người dân lâm vào tình trạng không
trả được nợ gốc lãi đúng hạn sẽ diễn ra mang tính đồng loạt. Vì khi dịch bệnh diễn ra, nó sẽ
không chỉ gây thiệt hại cho một hộ sản xuất mà sẽ là cả một khu vực diện tích lớn dẫn đến
Nợ quá hạn sẽ bùng nổ trong khoản thời gian đó. Nhưng khi người dân và Chính quyền địa


THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN
phương thực hiện tốt công tác phòng ngừa và chống dịch thì kết quả tất yếu là sản phẩm thu
được là rất khả quan. Người dân có lợi nhuận, có tiền trả nợ cho ngân hàng và từ đó không
để nợ quá hạn xẩy ra. Vì vậy mà trong năm 2011 với việc tích cực tuyên truyền, hướng dẫn
bà con nông dân thực hiện các chính sách nông nghiệp nông thôn của chính quyền địa
phương, kết hợp với một năm 2011 là một năm ít chịu thiệt hại của thiên nhiên, bão lũ mà đa
số khoản vay của người dân đều phát huy hiệu quả, đem lại lợi nhuận và từ đó dẫn đến nợ
quá hạn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ giảm đáng kể, ngoài ra với
quán triệt của cấp trên, cán bộ ngân hàng cần gần gũi với dân hơn, hiểu dân hơn nên công tác
thu nợ diễn ra rất vui vẻ nhẹ nhàng, không như trước đây khi người dân không tin tưởng, gây
khó dễ cho ngân hàng cũng là một nguyên nhân dẫn đến giảm thiểu số nợ quá hạn trong năm
2011.
Trong khi tổng dư nợ tăng lên nhanh chóng, đối mặt với sự tăng trưởng tín dụng nóng
thì Nợ quá hạn của chi nhánh lại giảm. Điều đó cho thấy trong năm qua chất lượng tín dụng
của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Quỳnh Phụ tăng lên đáng kể, các món vay đều đảm
bảo an toàn, người dân trả nợ gốc lãi đúng hạn. Đi sâu phân tích tình hình nợ quá hạn tại chi
nhánh ta có các bảng số liệu sau đây:
Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2010 và 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2010


Chỉ tiêu

Năm 2011

So sánh

Số tiền

TT
(%)

Số tiền

TT
Mức độ Tốc độ tăng
(%) tăng giảm giảm (%)

Tổng số NQH

8.447

100

8.183

100

-264


-3,125

-NQH dưới 180 ngày

5.744

68,0

5.612

68,6

-132

-2,29

907

10,74

1.204

14,7

297

32,74

1.796


21,26

1.367

16,7

-429

-23,9

-NQH từ 181-360 ngày
-NQH trên 360 ngày

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro 2010-2011)
Qua số liệu bảng 6 cho thấy:
Trong 2 năm thì tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ ở Chi nhánh luôn ở mức thấp (Bảng 5)
và đang trong trạng thái giảm dần từ năm 2010 sang 2011. Đạt được kết quả này là do chất
lượng tín dụng của ngân hàng được đảm bảo, công tác quản lý của ban điều hành là rất tốt.


THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN
Nhưng khi nhìn sâu vào thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh, chúng ta vẫn thấy có một chút
gì đó khó khăn.
Nhìn vào bảng số liệu thì ta dễ dàng nhận ra được nguyên nhân giảm của tổng số Nợ
quá hạn là do sự giảm rõ rệt của thành phần Nợ quá hạn dưới 180 ngày và Nợ quá hạn trên
360 ngày, sự giảm mạnh mẽ của hai nhóm này lớn hơn so với mức tăng của nhóm Nợ quá
hạn từ 181-360 ngày. Vậy đâu là nguyên nhân tăng giảm của các nhóm này:
Sự giảm sút của Nợ quá hạn dưới 180 ngày: Nhóm này giảm 132 triệu đồng từ năm
2010 sang năm 2011, sự giảm sút này một phần có thể hiểu là do khách hàng đã thanh
toán được khoản vay và món nợ đã được thoát khỏi nhóm nợ quá hạn nhưng cũng có thể

nguyên nhân chính làm giảm nhóm nợ quá hạn này là do khách hàng không trả được nợ
và khoản nợ bị đẩy xuống nhóm Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày. Có thể khẳng định như
vậy là do sự tăng rõ rệt của nhóm NQH từ 181 – 360 ngày ( tăng 297 triệu ). Một tín hiệu
không tốt cho ngân hàng khi họ đang phải đối mặt với những khoản nợ khó đòi này, rất
có thể khách hàng đang rất khó khăn và khả năng trả nợ của họ là vô cùng bi quan. Ngân
hàng cần nhanh chóng có những biện pháp quyết liệt hơn nữa trong việc thu hồi nợ của
mình. Nếu nhận thấy khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, trình độ quản lý không tồi, mà
chỉ do một nguyên nhân khách quan nào đó dẫn đến tình trạng này thì ngân hàng có thể
giúp đỡ khách hàng bằng nhiều biện pháp khác nhau như nuôi nợ, gia hạn nợ…còn nếu
khách hàng là yếu kém dẫn đến kinh doanh không hiệu quả thì ngân hàng cần nhanh
chóng đốc thúc khách hàng trả nợ, và nên hạn chế tối đa việc phải thanh lý tài sản bảo
đảm để bù đắp tổn thất vì việc thanh lý này rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.
Xét tiếp về nợ quá hạn trên 360 ngày, nhóm này đã giảm rất mạnh (-429 triệu
đồng) nhưng khả năng lớn xẩy ra là ngân hàng phải xử lý Tài sản bảo đảm, vì khi khách
hàng đã để món nợ của họ rơi vào tình trạng này, mà lại chủ yếu là khách hàng cá nhân,
kinh doanh, chăn nuôi nhỏ lẻ thì khả năng trả nợ gần như là không thể. Ban đầu ngân
hàng sẽ sử dụng những biện pháp như đôn đốc, liên hệ với chính quyền địa phương nhằm
tìm hướng thúc đẩy khách hàng trả nợ. Khi những biện pháp trên đi vào bế tắc thì việc
cuối cùng để giảm thiểu tốn thất đó là thanh lý tài sản bảo đảm. Trong khi đó thì tài sản
bảo đảm của người dân hầu hết là bất động sản, do đó việc xử lý tài sản đảm bảo để thu
hồi nợ cũng tiền ẩn rất nhiều những rủi ro cũng như phiền phức với ngân hàng, gây nên
những khó khăn nhất định cho hoạt động chung.
Một lưu ý là tỷ trọng nợ quá hạn từ 181-360 ngày ở mức rất cao. Tỷ trọng nợ này rất
có thể sẽ tiếp tục bị chìm xuống nhóm dưới, và tổn thất là rất dễ xảy ra. Chính vì vậy mà chi


THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN
nhánh cần có lưu tâm đặc biệt đến nhóm này, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra các biện pháp
hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.



THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh 2 năm 2010-2011 theo loại tín dụng và theo
thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Tổng NQH

Năm 2010

Năm 2011

So sánh 2011 so 2010

Số tiền

TT
(%)

Số tiền

TT
(%)

Mức độ
tăng giảm

Tốc độ tăng
giảm(%)


8.447

100

8.183

100

-264

-3,125

1. Theo loại tín dụng
- NQH ngắn hạn

3.068

36,32

3.427

41,88

359

11,7

- NQH trung dài hạn


5.379

63,68

4.756

58,12

-623

-11,6

2. Theo thành phần kinh tế
- KT hộ GĐ, cá nhân
- Doanh nghiệp

8.336

98,69

8.082

98,77

-254

-3,04

111


1,31

101

1,23

-10

-9,0

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2010-2011)
Bảng 7 cho thấy nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào nợ quá hạn trung dài hạn và nợ quá
hạn đối với thành phần kinh tế cá nhân hộ gia đình.
Phân tích nợ quá hạn theo loại tín dụng: nợ quá hạn ngắn hạn năm 2011 so với 2010
tăng 359 triệu đồng với tốc độ tăng 11,7%. Nợ quá hạn trung dài hạn giảm 623 triệu đồng
với tỷ lệ giảm tương ứng là 11,6%. Ở đây chúng ta đặt ra câu hỏi, liệu nợ quá hạn trung và
dài hạn giảm có phải là một tín hiệu tốt? Khi nợ quá hạn xẩy ra, có nhiều nguyên nhân dẫn
đến nó, có thể là nguyên nhân do thiên tai dịch bệnh gây nên, doanh nghiệp đang hoạt động
rất hiệu quả thì bỗng dung bị tổn thất, mất mát vốn, trong trường hợp này thì ngân hàng có
thể giúp đỡ doanh nghiệp bằng nhiều cách (gia hạn nợ, giúp khách hàng đòi nợ…) nhưng
trường hợp doanh nghiệp làm ăn yếu kém dẫn đến nợ quá hạn thì gần như khả năng trả nợ và
hi vọng nuôi nợ doanh nghiệp là không khả thi. Vì vậy ngân hàng sẽ quyết định tìm đến tài
sản bảo đảm như là nguồn thu nợ chính của mình. Lúc này nợ quá hạn cũng giảm nhưng
không phải là một tín hiệu tốt. Vì vậy sự giảm nợ quá hạn của các khoản vay trung và dài
hạn ở đây cũng là một dấu hỏi lớn. Vì vậy tình trạng nợ quá hạn của chi nhánh vẫn cần đến
sự quan tâm đặc biệt của các cấp ban lãnh đạo, cần có được những nhận định chính xác để
đưa ra được những quyết định phù hợp, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.


THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN

Theo thành phần kinh tế: Vì kinh tế huyện nhà còn thuần nông, các hộ gia đình kinh
doanh nhỏ lẻ và tập trung vào nông nghiệp là chính. Theo như bảng số liệu 2 thì dư nợ cá
nhân hộ gia đình chiếm đến trên 90% tổng dư nợ. Chính vì vậy mà nợ quá hạn của thành
phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nợ quá hạn theo thành
phần kinh tế. Những nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của khách hàng gần như tập
trung vào thiên tai và dịch bệnh. Vì đại đa số người dân đến vay vốn ngân hàng là để tập
trung đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Kỹ thuật nuôi trồng đều được cán bộ khuyến nông
hướng dẫn nhiệt tình, cẩn thận nhưng chỉ cần một lần dịch bệnh tràn qua hay là một cơn bão
ập đến là bao nhiêu công sức nuôi trồng đều đổ xuống sông xuống biển, và trong đó có cả
những đồng vốn của ngân hàng. Đó là rủi ro cố hữu trong sản xuất nông nghiệp nông thôn,
người dân chấp nhận sống chung với thiên tai bệnh dịch và ngân hàng chấp nhận đặt đồng
vốn của mình vào những nơi luôn có rủi ro tiềm ẩn, tất cả chỉ vì mục đích phát triển nông
thôn, nâng cao đời sống của người dân quê hương.
Nhưng nhìn chung nợ quá hạn theo từng thành phần kinh tế đều giảm, số nợ quá hạn
của thành phần kinh tế hộ gia đình và cá nhân năm 2011 giảm 254 triệu đồng so với năm
2010, với tỷ lệ giảm 3,04%,số nợ quá hạn của thành phần kinh tế doanh nghiệp cũng giảm
9%. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế
trong năm 2011.
Bảng 8: Tình hình nợ các nhóm tại chi nhánh H.Quỳnh Phụ năm 2010-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Tăng, giảm so 2010
Số tiền
Tỉ lệ (%)
+ 72.183
+ 16,53
+ 72.673
+ 16,52
- 0,01%

+ 541
+53%
+ 0,07%
-31
-0,02%
+298,5

Năm 2010

Năm 2011

436.630
433.840
99,36%
1.024
0,23%
1.766
52,5

508.813
505.513
99,35%
1.565
0,3%
1.735
351

* Nợ nhóm 4

746,6


251

-495,6

* Nợ nhóm 5
Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ

966,8
0,4 %

1.133
0,34 %

-166,2
-0,06%

Tổng dư nợ
* Nợ nhóm 1
Chiếm % so tổng dư nợ
* Nợ nhóm 2
Chiếm % so tổng dư nợ
+ Nợ xấu
* Nợ nhóm 3


THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2010-2011)
Số liệu bảng 8 cho thấy trong tổng dư nợ của chi nhánh thì dư nợ nhóm 1 là lớn nhất,
chiếm tới trên 99%. Các nhóm nợ 2, 3 đều tăng thì nhóm 4, 5 là giảm đáng kể. Năm 2011, nợ

nhóm 4 là 251 triệu đồng, giảm 495,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010. Sự suy giảm của
nợ nhóm 4 cũng là một dấu hỏi lớn, liệu nợ nhóm 4 giảm là do khách hành thanh toán được
nợ hay là do khách hàng không thể trả được nợ và để cho khoản nợ của mình rơi xuống
nhóm 5. Trong khi đó thì nợ nhóm 5 cũng giảm, nhưng với số lượng ít hơn. Trong bảng 7 ta
đã đưa ra một nhận định xấu về nợ quá hạn, khi nợ quá hạn giảm từ năm 2010 sang 2011 thì
một khả năng lớn xẩy ra đó là khách hàng không trả được nợ và ngân hàng phải xử lý tài sản
đảm bảo để thu hồi vốn. Vì vậy ở đây ta có thể kết luận được rằng nợ nhóm 4 và nhóm 5
giảm không phải là do khách hàng trả được nợ mà là do nợ nhóm 4 được chuyển nhóm và nợ
nhóm 5 phải dùng đến tài sản đảm bảo để xử lý.
Nợ nhóm 2 tăng với số lượng khá lớn trong thời gian này, đây là một tín hiệu không
mấy lạc quan dành cho ngân hàng, vì khi không có sự tích cực đôn đốc thu hồi nợ từ ngân
hàng thì khách hàng thuộc nhóm này sẽ rất dễ dẫn đến để khoản nợ của mình rơi xuống
nhóm 3 gây nên sự gia tăng mạnh về nợ xấu ở kỳ sau. Từ đó ngân hàng cần đưa ra những
định hướng cụ thể và quyết liệt nhằm nhanh chóng giảm thiểu nợ nhóm 2, việc này còn quan
trọng hơn cả việc xử lý nợ nhóm 3. Vì khả năng đòi được khoản vay từ tay khách hàng khi
khoản nợ đó đang ở nợ nhóm 3 khó hơn rất nhiều khi ở nhóm 2.
Nhưng nhìn chung thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đang được ban lãnh đạo quản lý rất
tốt, tất cả các nhóm nợ đều nằm trong vùng an toàn cho phép theo chỉ đạo của cấp trên, giảm
thiểu tối đa rủi ro tín dụng xẩy ra.
Bảng 9: Cơ cấu nợ có đảm bảo và nợ không có đảm bảo 2010-2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

2010

%

2011

%


So sánh
Số tiền

%

Tổng dư nợ

436.630

100

508.813

100

+72.183

+16,53

Nợ có đảm bảo

278.895

63,87

331.728

65,19


+52.833

+18,95

Nợ không có đảm bảo

157.735

36,13

177.085

34,81

+19.350

+12,27

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2010-2011)


THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN
Theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
quy định với hình thức vay tín chấp ( Nợ không có đảm bảo), cho vay tối đa 50 triệu đồng
cho cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; hộ kinh doanh sản xuất ngành nghề
hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp nông thôn được vay vốn tối đa đến 200 triệu đồng;
hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng. Về thời hạn cho
vay, căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản
xuất kinh doanh của khách hàng, bên cho vay và bên vay thỏa thuận thời hạn vay vốn.
Trường hợp nông dân gặp thiên tai, dịch bệnh... chưa trả được nợ đúng hạn thì ngân hàng

được xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho bên vay; đồng thời căn cứ dự án, phương án sản
xuất kinh doanh của khách hàng để xem xét cho vay mới.
Với những chính sách thuận lợi như vậy thì người dân dễ dàng trong việc tiếp cận
nguồn vốn tín chấp của ngân hàng. Mặt khác tỷ trọng cho vay khu vực Nông nghiệp nông
thôn chiếm trên 70% dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp nên việc thiếu vốn cho
người dân vay tín chấp là không xẩy ra. Chính vì những điều trên mà người dân huyện
Quỳnh Phụ đang có cơ hội rất lớn để vay vốn ngân hàng, đầu tư sản xuất. Vì vậy nhìn vào
bảng số liệu 9 ta cũng thấy được tỉ lệ cho vay tín chấp năm 2010 chiếm hơn 1/3 trên tổng dư
nợ và tăng 12,27% lên thành 177.085 triệu đồng năm 2011. Kinh tế huyện nhà ngày một
khởi sắc, người dân mạnh dạn đi vay, các trang trại, xí nghiệp hình thành và phát triển ngày
một mạnh mẽ là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của hình thức vay tín chấp tại chi
nhánh ngân hàng NN&PTNN huyện Quỳnh Phụ.
Tuy nhiên hình thức cho vay tín chấp tức không có tài sản đảm bảo vẫn chứa ẩn
những rủi ro, khi khách hàng mất khả năng thanh toán nợ thì nguy cơ rủi ro xảy ra sẽ là rất
lớn đối với ngân hàng. Vì vậy ngoài việc thúc đẩy và đưa nguồn vốn đến với người dân theo
chính sách khuyến nông thì chi nhánh cũng rất hài hòa trong việc điều chỉnh tỷ lệ Nợ không
có đảm bảo/ Tổng dư nợ xấp xỉ 35% qua các năm. Vừa đạt được mục đích hạn chế rủi ro,
vừa đưa được nguồn vốn dễ dàng đến tay người dân thúc đẩy kinh tế nông thôn mới.


THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN
Bảng 10: Tỷ trọng nợ theo ngành kinh tế trên tổng dư nợ 2010-2011
Đơn vị: %
Chỉ tiêu

2010

2011

So sánh


Nông nghiệp

49

41

-8

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

20

26

+6

Thương mại dịch vụ

24

25

+1

Tiêu dùng đời sống …

7

8


+1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2010-2011)
Với địa bàn hoạt động là một huyện thuần nông, nền kinh tế còn chủ yếu là nông
nghiệp nông thôn, cùng với mục tiêu hoạt động của ngân hàng cũng là Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thế nên dễ dàng nhận thấy tỷ trọng dư nợ dành cho nông nghiệp chiếm phần
lớn trong tổng dư nợ (49%-2010 và 41%-2011).
Trong khi đó thì công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng ngang ngửa với
thương mại dịch vụ ( trong khoảng 20% – 25%). Điều này phản ảnh đúng thực trạng kinh tế
huyện nhà, khi công nghiệp chưa thật sự phát triển, thay vào đó là tiểu thủ công nghiệp, với
những làng nghề thủ công hay xí nghiệp đồ gia dụng nhỏ lẻ. Tuy nhiên gần đây chính quyền
địa phương đã đưa ra những chính sách thúc đẩy các làng nghề thủ công như dệt chiếu cói,
mây tre đan, khảm trai…cùng với những thế mạnh về sản xuất đồ gia dụng như đồ gỗ mĩ
nghệ, sản xuất gạch ngói…từ đó mà nhu cầu vốn cho ngành công nghiệp tiểu thủ công
nghiệp ngày một gia tăng, chính vì vậy mà tỷ trọng dư nợ dành cho ngành này cũng tăng lên
đáng kể ( +6% từ năm 2010 sang 2011). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành công
nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện nhà, một hướng đi đúng của huyện khi phát triển mạnh
mẽ các ngành nghề có lịch sử hình thành lâu đời, có sức mạnh cạnh tranh cùng với đó là tiềm
năng xuất khẩu rất cao.
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ dành cho Tiêu dùng đời sống… là thấp nhất, chỉ chiếm
7% năm 2010 và sang năm 2011 thì tăng lên 1% thành 8% trên tổng dư nợ. Đây vẫn là một
đặc thù cố hữu của xã hội Quỳnh Phụ, khi người dân đang cố gắng phấn đấu sản xuất tạo ra
của cải vật chất thì nhu cầu tiêu dùng của họ không thật sự cao. Những con người xuất thân
từ quê lúa thường có một đức tính rất chung đó là cần cù, giản dị. Đức tính đó đã ảnh hưởng
một phần nào đó đến nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân. Thật khó để họ chấp nhận đi
vay một khoản tiền ở ngân hàng để mua tivi, tủ lạnh cho gia đình.


THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN

2.3 Đánh giá về biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT VN, chi
nhánh huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
2.3.1 Thực hiện quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT VN, chi nhánh huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình là một trong những
chi nhánh cấp 3 của NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động của chi nhánh dựa hoàn toàn trên
phương hướng chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Vì vậy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của
chi nhánh đều phải tuân theo những quy định chung của NHNo&PTNT Việt Nam.
Những chỉ đạo mang tầm vĩ mô của NHNo&PTNT Việt Nam cho toàn hệ thống của
mình về công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro được quy định rất rõ trong Quyết
định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ra ngày 22/6/2007. Đây là một văn bản pháp lý có hiệu lực
với toàn bộ hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, nó như một
bộ khung cố định cho hoạt động quản trị và xử lý rủi ro của hệ thống ngân hàng nông
nghiệp.
2.3.2 Chỉ đạo của NHNN&PTNT Tỉnh Thái Bình về quản trị rủi ro tín dụng
Ngoài những quy định chung nhất của NHNN Việt Nam về đảm bảo hoạt động tín
dụng của Ngân hàng và quản trị, xử lý rủi ro thì NHNo&PTNT Việt Nam cũng đưa ra những
chính sách bổ sung cho những chi nhánh nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra do đặc thù của đối
tượng khách hàng hay thị trường hoạt động.
Do NHNo&PTNT VN, chi nhánh huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình có địa bàn nằm
trong vùng kinh tế thuần nông, trình độ dân trí còn thấp, kinh tế chưa thật sư phát triển, vì
vậy mà khách hàng của chi nhánh cũng có những đặc thù rất riêng khác biệt so với một số
chi nhánh khác. Chính vì sự khác biệt này mà ngoài những điều bắt buộc phải thực hiện đối
với một NHNo&PTNT đã được quy định bởi NHNo&PTNT Việt Nam thì NHNo&PTNT
VN chi nhánh huyện Quỳnh Phụ còn phải tuân theo những chỉ đạo riêng của NHNo&PTNT
Tỉnh Thái Bình để đạt được hiệu suất hoạt động tốt nhất, tránh được những rủi ro tín dụng
mà vẫn tạo được nhiều cơ hội vay vốn cho người dân.
Quy định về tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) trên tổng dư nợ không được vượt quá 3%.
Nợ nhóm 2 không được vượt quá 0,5% trên tổng dư nợ.
Lợi nhuận hàng năm phải đạt từ 14-15 tỷ, đảm bảo lương thưởng cho nhân viên.

Đây là một tỷ lệ nợ xấu thấp so với nhiều chi nhánh khác, nhưng đặc thù khách hàng
của chi nhánh Quỳnh Phụ là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp là chính, kinh doanh nhỏ lẻ,
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan thì việc xoay chuyển tình thế hay cứu vãn khoản
nợ là điều khó xẩy ra, nếu đã chậm trả là rất có thể sẽ dẫn đến nợ xấu, nợ mất vốn. Vì vậy


THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VN
cần hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, chính vì vậy mà nợ nhóm 2 cũng cần được
hạn chế ở mức tối đa ( nhỏ hơn 0,5 trên tổng dư nợ).
Cũng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng mà NHNo&PTNT VN, chi nhánh huyện Quỳnh
Phụ - tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo cho các phòng giao dịch cấp 4 của mình không để tỷ lệ nợ
xấu vượt quá 0,5%, một tỷ lệ cực thấp nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng.
Với tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 thấp như vậy thì để đạt được mức lợi nhuận đề ra đòi
hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh phải làm việc thật sự hiệu quả, tìm kiếm, tư vấn
cho khách hàng những phương án tối ưu, phát hiện những rủi ro dù là nhỏ nhất có thể xẩy ra
với ngân hàng. Từ đó nguồn vốn của ngân hàng mới thật sự đến được với nơi cần nó nhất, an
toàn nhất, và tạo ra lợi nhuận bền vững nhất.



×