Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khoá luận tốt nghiệp một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non (khu vực huyện sóc sơn thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIẢO DỤC TIÊU HỌC

LÊ THỊ HƯỜNG

MÔT SỐ BIÊN PHÁP SỬA LỎI PHÁT ÂM
CHO TRE MẨM NON
(KHU v ự c HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHÓ HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DUC TIÊU HOC

LÊ THỊ HƯỜNG

MÔT SỐ BIÊN PHÁP SỬA LỎI PHÁT ÂM
CHO TRE MẨM NON
(KHU v ự c HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHÓ HÀ NỘI)



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khoá
luận tốt nghiệp đại học.
Đặc biệt em xin chân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Lê
Thị Lan Anh - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Qua đây em xin gửi tới Ban giám hiệu và các cô giáo trường Mầm non
Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội và trường
Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội,
cùng các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học lời cảm ơn chân thành nhất.


Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Hường


LỜI CAM ĐOAN

Đe hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi
đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - TS. Lê Thị Lan Anh và các
thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiếu học. Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của tôi.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và không trùng với kết quả của các
tác giả khác.

Hà Nội, ngày thảng 5 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Hường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên CÚ01....................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cún................................................................... 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cún..............................................................................6

7. Cấu trúc của khóa luận................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................8
1.1. Cơ sở tâm sinh lý của trẻ mầm non.......................................................... 8
1.1.1. Đặc điềm tâm lý của trẻ mầm non....................................................... 8
1.1.2. Đặc điêm sinh lý của trẻ mầm non.....................................................10
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học............................................................................... 11
1.2.1. Đặc điếm của âm tiết Tiếng Việt.........................................................11
1.2.2. Đặc điềm phát trỉên ngôn ngữ củatrẻ mầm non..................................14
1.2.3. Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non...................................................26
CHƯƠNG 2. THỤC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ
MẦM NON VÀ NGUYÊN NHÂN.............................................................. 30
2.1. Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non................................................30
2.1.1. Vài nét khải quát về trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược huyện Sóc Son - thành phố Hà Nội và trường Mầm Non Tân Hưng xã Tân Hung - huyện Sóc Sơn -thành phố Hà Nội............................. 30
2.1.2. Điều tra thực trạng.............................................................................. 32
2.1.3. Phân tích kết quả điều tra................................................................... 34
2.2.

Nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ mầm non................................. 46


2.2.1. Nguyên nhân chủ quan........................................................................ 46
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan........................................................................ 47
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM
CHO TRẺ MẦM NON ..................................................................................48
3.1. Sửa lỗi phát âm thông qua trò chuyện với trẻ hàng ngày.......................48
3.2. Sửa lỗi phát âm thông qua luyện phát âm theo mẫu cho trẻ.................. 49
3.3. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ................. 50
3.3.1. Trò chơi luyện thở................................................................................50
3.3.2. Trò chơi “Cáigì thay đôi”.................................................................. 50
3.3.3. Trò chơi “Chiếc hộp thần k ì”.............................................................. 54

3.3.4. Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu”..........................................................56
3.3.5. Trò chơi “Thi xem ai tinh ”..................................................................59
3.4. Sửa lỗi phát âm thông qua sử dụng đồ dùng trực quan...........................61
3.5. Sửa lỗi phát âm thông qua đọc thơ, các câu nói có vần, đọc bài đồng
dao, tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh........................................................63
KÉT LUẬN...................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHĂO..............................................................................70


MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác Giáo dục và Đào tạo,
xem đây là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của đất nước. Trong
đó, Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ tạo ra những thế hện người
có ích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đe làm được như vậy thì
ngay từ bây giờ chúng ta phải luôn chú trọng đến nuôi dưỡng và chăm sóc,
giáo dục trẻ. Có như vậy trẻ mới phát triển đúng hướng và toàn diện để phù
hợp với mục tiêu chung của ngành giáo dục mầm non.
Trong mục tiêu chung của Giáo dục Mầm non đã đặt ra rất nhiều kế
hoạch nhằm phát triển trẻ về mọi mặt: tư duy, đạo đức, trí tuệ thẩm mĩ, ngôn
ngữ...để trẻ có thể rời trường mầm non, rời cô giáo như người mẹ thứ hai để
có thế tự lập bước vào môi trường mới đó là các bậc học phổ thông. Từ mục
tiêu trên ta thấy việc giáo dục cho trẻ trước tuổi đi học là vô cùng quan trọng.
LN Tônxtôi đã nhận định khi nhấn mạnh ý kiến trước tuổi đi học rằng “Tất cả
những gì mà đứa trẻ cỏ sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận trong
thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại, những cải mà nỏ thu nhận được chỉ
đảng 1% những cải đó mà thôi”. Neu ta bỏ mặc trẻ, không giáo dục, không
chăm sóc, không cho trẻ được sống trong môi trường xã hội thì đứa trẻ đó
không thể lớn lên và phát triển bình thường được. Giáo dục Mầm non không

chỉ chú trọng phát triển nhân cách cho trẻ mà qua đó còn chuẩn bị cho xã hội
tương lai những người công dân có đầy đủ các phẩm chất, trí tuệ, thể chất,
cũng như đạo đức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Với ý nghĩa to
lớn ấy, trong khi lựa chọn nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi không thế
không nghĩ đến vai trò vô cùng quan trọng của việc phát âm đúng của trẻ.

1


V.I.Lênin đã nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
của loài người

Do đó ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống

hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một
cách thực thụ, ngôn ngữ là phương tiện để tư duy, nó đóng vai trò rất lớn
trong việc phát triến trí tuệ và các quá trình tâm lí khác.
Trẻ từ 0 - 6 tuổi đang trong giai đoạn học nói, là giai đoạn siêu tốc
trong phát triển ngôn ngữ. Ở giai đoạn này trẻ nói rất nhiều, thường đưa ra
nhiều câu hỏi về nguyên nhân, nguồn gốc sự vật hiện tượng xung quanh trẻ,
và đây cũng là thời kì chuẩn bị cho trẻ vào lóp 1 hình thành những yếu tố tiền
đọc, tiền viết. Cho nên đây là thời điểm tốt nhất để rèn luyện phát âm và phát
triển ngôn ngữ cho trẻ. Neu biết tận dụng thời cơ này thì sẽ đạt được hiệu quả
cao mà không tốn sức.
Từ những lí do trên, bản thân tôi là một người giáo viên mầm non
tương lai, với sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ chúng tôi đã tìm hiểu về thực
trạng lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mầm non tù' đó tìm ra nguyên nhân và các
biện pháp sửa lỗi phát âm đó cho trẻ. Thông qua đó chúng tôi có thêm điều
kiện để bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt chúng
tôi mong muốn đề tài nghiên cứu này có thể góp phần nào trong công tác

nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường mầm non. Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề này nên chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu
đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện
Sóc Sơn thành phố Hà Nội”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trên thế giới
Phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non được nghiên cứu rất kĩ lưỡng ở Liên
Xô cũ với nhiều nhà sư phạm nổi tiếng. Những công trình này đã được đưa
vào Việt Nam khá sớm. Giáo viên và sinh viên các trường đào tạo giáo viên

2


mầm non đã biết đến E.I. Chikhiêva, một nhà sư phạm Nga - Xô viết như một
tác giả có uy tín nghiên cún về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Cuốn sách “Phát triền ngôn ngữ trẻ em dưới tuồi đen trường phố thông ”
của bà đã được dịch từ những năm 70 của thế kỉ trước và được coi như một tài
“liệu giảng dạy chính trong các trường sư phạm mẫu giáo Việt Nam.
Nhiều tác giả Nga khác mà chúng ta biết đến cũng có đóng góp quan
trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non ở
nước ta. Có thể kể đến các tác giả: Xôkhin (1979) “Phương pháp phát triển
lời nói trẻ em ”, Nxb Giáo dục Mátxcơva; Barodis A.M (1974) với cuốn
“Phươngpháp phát triền tiếng cho trẻ em”, Nxb Giáo dục Mátxcơva...
2.2. Ở Việt Nam
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được rất nhiều nhà nghiên
cứu giáo dục quan tâm và đi sâu tìm hiểu ở các khía cạnh khác nhau.
Ớ Việt Nam, Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề này cũng
được quan tâm. Một số hội nghị khoa học ở Trung Ương cũng như các địa
phương đã hướng nội dung vào việc thảo luận nâng cao chất lượng giảng dạy
phát triến ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non.

Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát
triển ngồn ngữ cho trẻ mẫu giảo ” (1997), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện, có hệ
thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện
trong các lóp nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta. Đây là sản phẩm của niềm say mê
hứng thú nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên từ thực hành, thực tập trên trẻ, làm
khóa luận, luận văn về phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ mẫu giáo. Trong cuốn giáo
trình này tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đưa ra nhũng nhiệm vụ, nội dung của
việc dạy nghe và phát âm đúng cho trẻ. Tác giả đề cập đến một số lỗi phát âm
mà trẻ thường mắc phải. Các lỗi phát âm đó được trình bày lần lượt theo cấu

3


trúc của âm tiết: lỗi về thanh điệu, âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối. Trong
mỗi lỗi tác giả đều đề cập đến nguyên nhân mắc lỗi ở trẻ, qua đó Nguyễn Xuân
Khoa cũng đưa ra một số trò chơi nhằm luyện cách phát âm cho trẻ.
Trong cuốn “Giáo trình phương pháp phát triền ngôn ngữ cho trẻ Mầm
non ” của tác giả Đinh Hồng Thái (2006), Nxb Đại học Sư phạm cũng chú
trọng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: giáo dục chuẩn mực ngữ
âm tiếng việt, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, dạy trẻ các
mẫu câu tiếng việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo, phát triển
ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua thơ và truyện để tạo tiền đề tốt cho
trẻ bước vào lớp 1.
Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 2/2013 có bài “Mục tiêu phát triển
lĩnh vực ngôn ngữ trong chương trình Giảo dục Mam non New Zealand”,
Nguyễn Thị Minh Thảo vụ Giáo dục mầm non, Dịch từ chương trình Giáo
dục Mam non New Zealand. Bài viết đã đưa ra 4 mục tiêu để phát triển ngôn
ngữ cho trẻ và sự tiếp nối giữa trường mầm non và trường tiểu học.
“Phương pháp phát trỉến ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 thảng tuối ” của các

tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2005) Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội tìm hiểu các vấn đề luyện phát âm cho trẻ ở các lứa tuổi.
Trong tạp chí Giáo dục Mầm non, số 1/2006, Đinh Thị Luyên có bài
dịch “Tìm hiêu về chương trình phát triền ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn
quốc ”, đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục Việt Nam hiện đại.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với “Tiếng Việt 1, 2 ” đã cung cấp những
kiến thức cơ bản về tiếng việt giúp giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ
tiếng mẹ đẻ cho trẻ.
Bài viết “Một sổ biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ 5 tuối, trong tạp
chí Giáo dục mầm non số 3/2006, của Đỗ Thị Lương Huệ, trường Mầm non
Đằng Hải, quận Hải An - Hải Phòng. Trong bài viết đã đưa ra một số biện

4


pháp để rèn phát âm ỉ - n cho trẻ như: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác / - n,
sửa lỗi phát âm phụ âm / - n thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với
chữ cái, rèn cho trẻ phát âm chữ cái ỉ - n thông qua các hoạt động khác,
khuyến khích cho trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau.
“Tâm lí học trẻ em ỉứa tuổi mầm non ” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết
đã đề cập đến sự phát triển vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi.
Trong tạp chí Giáo dục Mầm non số 1/2014 có bài “Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 3 tuốỉ bang biện pháp sử dụng trò chơi với các con rối ” của tác
giả Dương Thị Giác Vũ, trường Mầm non Vàng Anh, Quận 5, TP. Hồ Chí
Minh. Giáo viên đã sử dụng con rối để giúp cho trẻ tập nghe, hiểu, diễn đạt
câu... nhằm phát triển ngôn ngũ’ cho trẻ, đáp ứng tốt mục tiêu chăm sóc giáo
dục mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà choi”.
Và nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập đến vần đề này.
Như vậy có rất nhiều tác giả đã đưa ra những công trình nghiên cún về
các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Tựu chung lại, các

nhà khoa học đều hướng tới mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đưa ra các
lỗi phát âm ở trẻ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục,
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục mầm non nói riêng
và nền giáo dục của đất nước ta nói chung. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này
theo nhận định của chúng tôi, chưa có một ai hay chưa một công trình khoa
học nào đưa ra được những biện pháp tối ưu nhất, mang tính thực tiễn nhất đế
sửa lỗi phát âm cho trẻ. Chính vì lí do này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số
biện pháp sửa loi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội”.
3. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các biện pháp khắc phục, sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu
vục huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

5


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cửu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non, nguyên nhân và các biện pháp
khắc phục.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đi vào thực tế tìm hiểu một số lỗi phát âm
thường gặp ở trẻ mẫu giáo nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép
nên chúng tôi chỉ có thể điều tra thực tế lỗi phát âm ở hai trường Mầm non
của huyện Sóc Sơn:
- Trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành
phố Hà Nội.
- Trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành
phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tìm ra một số biện pháp sửa lỗi phát
âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ mầm non.
- Đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non.
6. Phương pháp nghiên cún
Trong đề tài này chúng tôi có sử dụng:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng họp.

6


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Ket luận, nội dung khóa luận gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non và nguyên nhân
Chương 3: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Co’ sỏ’ tâm sinh lý của trẻ mầm non
1.1.1. Đặc điếm tâm lý của trẻ mầm non

Trong năm thứ nhất, ngoài sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ về thể
chất thì tâm lí của trẻ mầm non cũng có sự thay đổi rõ rệt và nhanh chóng.
Ngay từ thuở lọt lòng, trẻ đã được tiếp

xúc vớinhững lời “ầu, ơ”,

nhũng câu nựng của bà của mẹ. Tất cả đã ngấmsâu trongtiềm thức

non nớt

của chúng. Lớn hơn một chút, khi nhu cầu cần được giao tiếp của trẻ phát
triển, trẻ biết hóng chuyện thì mẹ là người trò chuyện, tâm sự với trẻ. Khi giao
tiếp trẻ bắt chước những âm thanh trong lời nói của nhũng người xung quanh.
Sau 3 tháng, một đứa trẻ bình thường có thể phát ra những âm thanh nhỏ “gừ
gừ”; thỉnh thoảng ta có thể bắt gặp những âm thanh “ô, a” trong mồm đứa trẻ
theo nhịp điệu “à ơi” hay “ầu ơ” trong lời ru của người lớn.
Đen độ tuổi hài nhi, trẻ hình thnahí những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn
ngữ. Lúc này thì giao tiếp xúc cảm trục tiếp với người lớn là hoạt động chủ
đạo của trẻ hài nhi. Tất nhiên trẻ chỉ sẵn sàng giao tiếp với người lớn khi nó
thấy an toàn và thoải mái về tình cảm. Càng về cuối năm thứ nhất thì trẻ lại
càng thích giao tiếp với người lớn bằng những âm bập bẹ của mình. Âm bập
bẹ này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này. Như
vậy trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với người lớn, sự thông hiểu ngôn ngữ
của trẻ dần dần mang tính tích cực hơn và trở thành một trong những phương
tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với nhũng người xung
quanh. Có thế nói giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết đế
trẻ lớn lên thành người.


Ở tuổi ấu nhi (15 - 36 tháng), trẻ đã có thể nắm vững hoạt động với đồ

vật và việc giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình
thức giao tiếp của trẻ ấu nhi. Điều này quyết định sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lưa tuổi này
phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo của người lơn. Những đứa trẻ mà ít giao
tiếp hay ít được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm. Đe kích
thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình
bằng lời nói thì mới đáp ứng được nguyện vọng đó.
Trẻ đến độ tuổi mẫu giáo đã nắm được một số vốn từ vựng mà người
lướn cung cấp. Nét tâm lý đặc sắc ở giai đoạn này là sự tò mò, trẻ luôn muốn
được tìm hiểu, được khám phá thế giới xung quanh, trẻ luôn hỏi người lớn “vì
sao”, “tại sao” trước những sự vật, hiện tượng lạ và luôn yêu cầu người lớn
phải giải thích nghĩa của từ đó cho trẻ hiểu. Thêm vào đó nhờ ngôn ngữ mà tư
duy của trẻ mẫu giáo đã phát triển hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.
Tư duy của tre mẫu giáo phát triến trên cơ sở kinh nghiệm cảm tính
ngày càng tăng, trong quá trình giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ các
hình thức tư duy cũng được hoàn thiện dần khi hiểu biết của trẻ càng mở
rộng. Sự phát triển tư duy của trẻ gắn chặt với phát triến ngôn ngữ và sự tăng
vốn từ.
Tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh mẽ và
chủ yếu. Tuy nhiên ở cuối độ tuổi mẫu giáo thì kiếu tư duy này không đáp
ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh mẽ ở trẻ mẫu giáo lớn, vì
vậy xuất hiện thêm kiểu tư duy trực - hình tượng mới đó là kiểu tư duy trực
quan - sơ đồ, kiểu tư duy này vẫn giũu mãi tính chất hình tượng song bản thân
hình tượng cũng trở nên khác trước: hình tượng đã bị mất đi những chi tiết
rườm rà mà còn giữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách
khái quát sự vật chứ không phải là từng sự vật riêng lẻ.

9



Như vậy, các đặc điểm tâm lý chung của trẻ mầm non đang được hình
thành và phát triển mạnh mẽ song lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự phát triển
ngôn ngữ. Sự lĩnh hội ngôn ngữ của độ tuổi này góp phần thúc đẩy sự phát
triển ngôn ngữ. Sự lĩnh hội ngôn ngữ của độ tuổi này góp phần thúc đẩy sự
phát triến cả thể chất lẫn tâm lí của trẻ, bước đầu hình thành nhũng yếu tố đầu
tiên của nhân cách con người mới.
1,1.2. Đặc điếm sinh lý của trẻ mầm non
Trẻ em là một thực thê tự nhiên đang phát triển. Trẻ càng nhỏ thì tốc độ
phát triển càng nhanh, các cơ quan dần được hoàn thiện về cấu tạo và chức
năng, chúng ta có thể quan sát thấy trẻ khôn lớn từng ngày. Tuy nhiên, không
phải là luôn luôn giống nhau và trùng nhau về mức độ phát triển mà còn tùy
thuộc vào từng cơ quan, hệ sơ quan và các giai đoạn phát triển. Quá trình hình
thành, phát triển và hoàn thiện cảu các cơ quan hệ cơ quan có tác động lớn
đến tất cả các quá trình tâm lí của trẻ. Vì vậy, tính thích nghi và khả năng hoạt
dộng khác của trẻ dễ bị thay đổi dưới những tác động khác nhau.


Đặc điếm hệ thần kinh của trẻ
Hệ thần kinh điều khiển sự hoạt động của các cơ quan làm cho cơ thể

thích nghi được sự thay đổi thường xuyên của môi trường và có thể cải tạo
nó. Nhờ có hệ thần kinh mà con người có tư duy, có tâm lý. vỏ não là cơ sở
vật chất của toàn bộ hoạt động tâm lý của con người.
Ngay từ lúc sinh ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên
chưa đủ khả năng để thực hiện chức năng của mình. Khi ra đời, não bộ của trẻ
chưa phát triển đầy đủ, mặc dù cấu tạo và hình thái không khác người lớn,
trọng lượng lúc sơ sinh là 370 - 392 gam, khi được 6 tháng trọng lượng tăng
gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp 3 và 9 tuổi thì nặng 1300 gam. Sự phát triển các
đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh và tăng lên theo từng lứa tuổi. Vì vậy sự
phát triển hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo cao hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.


10


Chức năng của tất cả các cơ quan trong vỏ đại não, hoạt động hệ thần kinh
cao cấp được phát triển cao hơn. Các phản xạ có điều kiện được hình thành
nhanh chóng trong suốt giai đoạn mẫu giáo theo xu hướng tăng dần. Chức
năng của vỏ bán cầu đại não tăng hơn so với trung khu dưới vỏ, do đó ta thấy
hành vi của trẻ có tính tổ chức hơn. Trong mối quan hệ chức năng thì hẹ thần
kinh mang tính không ổn định nên các quá trình tâm lý diễn ra không đầy đủ.
Trẻ em từ 4 - 6 tuổi, quá trình ức chế tích cực đần phát triển, trẻ đã có khả
năng phân tích, đánh giá, hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phân biệt
được các hiện tượng xung quanh. Hệ thần kinh có một tác dụng chi phối và
điều tiết đối với vận động cơ thể cải thiện tính không cân bằng của quá trình
thần kinh. Cần chú ý tới sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình vận
động của trẻ.
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.1. Đặc điếm của âm tiết tiếng Việt
Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần và được sắp xếp
theo sơ đồ sau:
Thanh điệu (5)
Vân
Âm đầu (1)



Âm đệm (2)

Âm chính (3)


Âm cuối (4)

Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6
thanh điệu:
- Thanh ngang: Trên chữ không ghi dấu khi viết.
- Thanh huyền: ( \ )
- Thanh sắc: ( / )
- Thanh nặng: (.)
- Thanh hỏi: (?)

11


- Thanh ngã: ( ~ )
• Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm.
• Thành phần ở vị trí 2 là âm đệm có hai con chữ thể hiện là o và u, ví dụ:
toàn, tuân.
• Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm
chính là hạt nhân của âm tiết.
• Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối do 6 phụ âm là /m/, /n/, /p/, /t/, /ky và hai
bán âm
• Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi là
phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn lại có
thể có hoặc không.
- Âm tiết của tiếng Việt có cấu trúc chia làm hai bậc:

Âm tiết

Bậc 1:


Thanh điệu

Bậc 2:

Phần vần

Ảm đẩu
Âm tiết

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

• Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết: la, lá, lã đối lập với là,
lả, lạ. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau phát
âm với cao độ thấp.
• Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì
những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao,

12


trong thời gian âm tiết “la” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng phẳng;
còn “lã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phang; âm điện là
những đường nét biến thiên về cao độ.
• Nguyên âm trong tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói
âm phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở. Trong tiếng Việt có 16
nguyên âm, bao gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi.

- Nguyên âm đơn:
+ 9 nguyên âm dài: a, ơ, u, e, ê, o, ô, i, ư
+ 4 nguyên âm ngắn:
- Nguyên âm đôi là gồm hai nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm
thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia, lúc đầu mạnh, sau yếu hơn, do
đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định.
• Phụ âm: Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiếttiếng Việt
bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị
cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi, có loại
bị cản ở răng, có loại bị cản ở thanh hầu. v ề phương thức phát âm người ta
chia phụ âm thành:
- Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi: b, d, t, s,
c, k, m,r, ng.
- Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, V, s, z, I, X, y, h.
- Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh.
-

Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn: b,

d, t,

c, k, p, X,

V, Z, y, h.

- Phụ âm hũai thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh
có rung hay không rung người ta chia ra :
+ Phụ âm hũu thanh: Dây thanh rung (d, V, y).
+ Phụ âm vô thanh: Dây thanh không rung (t, к, с, b, s, X, h).


13


1.2.2.

Đặc điếm phát triển ngôn ngũ' của trẻ mầm non

1.2.2.1. Đặc điếm vốn từ của trẻ mầm non
1.2.2.1.1.

Đăc điểm vốn từ của trẻ từ 0 - 3 tuồi

• Trẻ tù’ 0 - 1 tuổi
- Trẻ sơ sinh chưa hiểu được ngôn ngữ cảu người lớn. Ở giai đoạn này
trẻ mới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu trong giọng nói của người mẹ.
- Khi trẻ được 7- 8 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết tên của mình.
- Đen 10-11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số từ chỉ các sự vật, người mà
trẻ thường xuyên tiếp xúc.
Ví du: mẹ, bà, gà....
- Đến cuối năm thứ nhất trẻ bắt đầu có từ chủ động. Đó là những từ
đơn có cấu tạo âm thanh đơn giản.
Ví dụ: đi, bà, mẹ, gà...
- Trẻ ở lứa tuổi này có khoảng 5 - 1 0 từ, chủ yếu là danh từ, chỉ có 1 2 động từ.
Ví du: đi, chạy, bế...
Trong vốn từ của trẻ chưa có tính từ và các loại từ khác.
• Trẻ từ 1 - 2 tuổi
- So với năm thứ nhất, đầu năm thứ hai môi trường tiếp xúc của trẻ
rộng hơn, trẻ được làm quen với nhiều sự vật hiện tượng hơn nên vốn từ của
trẻ tăng lên rõ rệt. Trẻ không chỉ hiểu những từ chỉ sự vật cụ thể mà trẻ còn
hiểu những từ chỉ tính chất hành động của sự vật.

Ví du: ăn, đi, chạy...
- Trẻ ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện từ ghép, nhưng khi gặp từ khó
phát âm trẻ thường phát âm giản lược hoặc phỏng âm. Ngoài danh từ, động
từ, ở trẻ đã có tính từ. Nửa sau năm thứ hai ( 18 - 24 tháng), từ chủ động của
trẻ tăng rất nhanh. Trẻ không chỉ hiếu những tù' chỉ tên sự vật, hành động,

14


trạng thái của sự vật mà còn hiểu được những từ chỉ hiện tượng tự nhiên,
nhũng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ví du: nắng, mưa, gió, sấm.... nhanh - chậm, sáng - tối...
Ở giai đoạn này, tư duy của trẻ phát triển hơn, nhận thức của trẻ về sự
vật, hiện tượng rõ ràng hơn, trẻ có khả năng tách biệt tính chất ra khỏi sự vật
cụ thể cho nên trẻ ít nhầm lẫn các từ loại với nhau, trẻ hiểu ý nghĩa của tù' rõ
ràng hơn.
Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh, khoảng 300 - 400 từ. Trẻ hiểu
đúng nghĩa của tù’ nên trẻ sử dụng chính xác hon những từ chỉ sự vật, hiện
tượng cụ thể.
-

Trẻ cuối năm thứ hai có đầy đủ các loại từ: danh tù’, động tù’, tính tù',

đại phó từ.
+

về danh từ: trẻ sử dụng tương đối chính xác những danh từ chỉ sự

vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi trẻ. Xuất hiện những danh tù’ chỉ sự vật.
Ví du: Con: chó, gà, mèo...

Cây: táo, bưởi, mít...
Cái: bàn, ghế, bát, thìa....
Nhưng do khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, nên trẻ sử dụng
những từ loại thể nhiều khi còn lẫn lộn.
Ví du: Miếng chân, cái dép...
Trẻ ở lứa tuổi này chưa biết sử dụng danh từ chỉ địa điểm, thời gian
như: Trước, sau, trên, dưới, buổi sáng, buổi chiều, hôm nay, ngày mai.
+

về động từ: Số lượng động tù’ tăng, nhất là những động từ chỉ hành

động của bản thân trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn sử dụng những động từ chỉ trạng thái, hành động của
các sự vật khác. Nhưng nhiều khi trẻ còn sử dụng lẫn lộn. Vì chưa phân biệt

15


được nên trẻ thường gắn những hành động của bản thân mình cho hành động
của các sự vật khác.
Ví du: Ghế ngã, mẹ rửa tất...
+ v ề tính từ: Chủ yếu là những từ chỉ đặc điểmbên ngoài

của sự vật.

Ví du: Xanh, đỏ, to, nhỏ, nóng, lạnh...
+ v ề đại tù’: Trẻ sử dụng được hầu hết các loại đại tù’: chỉ định, nhân
xưng, sở hữu. Nhung do khả năng nhận thức về bản thân và việc tách bản thân ra
khỏi sự vật, hiện tượng xung quanh còn hạn chế, cho nên trẻ chưa sử dụng chính
xác đại tù' nhân xung chỉ bản thân (ngôi số ít). Trẻ thường dùng tên mình thay

cho đại từ nhân xưng chỉ bản thân và nhiều khi sử dụng không đúng.
Ví du: Của Trang, kệ nó, của nó...
Đen cuối năm thứ hai, trẻ biết chính xác loại đại từ này.
+ v ề phó từ: Ở trẻ năm thứ hai đã xuất hiện phó từ và trẻ sử dụng tương
đối chính xác như: đang, cũng, đã, sẽ, như...
• Trẻ từ 2 - 3 tuổi
Tư duy của trẻ phát triển hơn, trẻ nhận thức được sự vật trong mối quan
hệ nhiều mặt, nhiều chiều nên trẻ hiểu được nhũng từ có ý nghĩa khái quát,
trừu tượng hơn so với trẻ ở năm thứ hai.
Ví du: Trẻ hiểu được các từ: Quần áo, đồ chơi, rau quả...
Vốn tù' của trẻ tăng nhanh, số lượng tù’ của trẻ từ 500 - 600 từ (Theo
Nguyễn Xuân Khoa trong “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, tr.22). Trong vốn từ của trẻ có tất cả loại từ
đơn, từ ghép. Ở trẻ có cả từ ghép 3 tiếng - 4 tiếng.
Đen 3 tuổi, trong vốn từ của trẻ có tất cả các loại từ:Danh từ, động từ,
tính từ các loại đại từ, phó từ, số từ.

-

về danh từ: số lượng danh tù’ tăng. Trẻ sử dụng chính xác những

dang từ loại thể. Xuất hiện những danh từ có ý nghĩa khái quát hơn.

16


Ví du: Đồ gỗ, hoa quả, nhà cửa...
Nhưng dưới 3 tuổi chưa sủ dụng chính xác danh từ chỉ thời gian, không
gian.
- về động từ: Số lượng động từ cũng tăng, trẻ sử dụng chính xác

những từ chỉ hành động của các sự vật khác nhau, kể cả những từ có ý nghĩa
khái quát.
Ví du: Khen, phạt, phê bình...
- về tính từ: Số lượng tăng, ngoài những tính từ chỉ đặc điểm tính chất
của các sự vật hiện tượng, còn có những từ chỉ mức độ, đặc điểm tính chất
của chúng.
Ví du: Sáng trang, tối om, đo đỏ...
Do trẻ còn đánh giá sự vật hiện tượng thông qua những biểu hiện bên
ngoài, cho nên nội dung ý nghĩa của tính từ còn rất hẹp, cụ thể và chưa thật
chính xác.
Ví du: Tốt: Do có áo (mũ...) đẹp
Xấu: Do có giầy, dép xấu...
- về số từ: Trẻ hiểu và sử dụng được các từ: “ít”, “nhiều”, “một”, “hai”.
Còn có các số từ 3 trở lên trẻ sử dụng không chính xác.

- về đại từ: Trẻ ở lứa tuổi này sử dụng được tất cả các loại đại từ, kể
cả đại từ nghi vấn.

- về hư tù': Trẻ biết sử dụng các loại hư tù’ như: Phó tù’, trợ tù’, quan
hệ từ, thán từ.
1.2.2.1.2. Đăc điểm vốn từ của trẻ từ 3- 6 tuồi
Nhà tâm lí học người Nga đã nghiên CÚ11 đặc điểm phát triển vốn tù’ của
trẻ mẫu giáo và ông đã chỉ rõ rằng: Trong vốn tù' của trẻ mẫu giáo đầu tiên trẻ
em phản ánh những đặc trưng của sự vật, hiện tượng, càng lớn trẻ càng có
nhiều vốn tù' thể hiện đặc điểm của sự vật, hiện tượng một cách chính xác bằng

17


từ ngữ. Tư duy trực quan hành động giải thích việc trẻ mẫu giáo bé và đầu mẫu

giáo nhỡ chủ yếu có vốn tù’ biểu danh. Tư duy trùn tượng, tư duy lôgic xuất
hiện ở lứa tuổi thứ 5, cho phép trẻ em lĩnh hội những kinh nghiệm đầu tiên. Đó
là những kĩ năng về sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh, vốn từ ngữ phong
phú, chính xác giúp cho trẻ dễ dàng định hướng trong không gian.
•Trẻ có 3 loại vốn từ:
- Vốn tù' chủ động: là vốn tù’ mà chủ thể nói năng sử dụng một cách tích
cực trong giao tiếp, vốn tù’chủ động của trẻ mẫu giáo ít hon vốn tù' thụ động.
- Vốn từ thụ động: là vốn tù’ mà chủ thể nói năng có thể hiểu nhưng
không biết cách sử dụng trong giao tiếp. Vì vậy ở trẻ mẫu giáo phải chuyển
vốn từ thụ động sang vốn từ chủ động cho trẻ.
- Vốn từ cơ bản: là những từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp của
trẻ. Chính vì vậy dạy trẻ phát triển ngôn ngữ là phát triển vốn từ cơ bản cho
trẻ vì chỉ khi đó trẻ mới có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo phát triển rất nhanh theo từng độ
tuổi, được thể hiện ở các mặt sau:
• v ề số lượng từ:
Trẻ 3 tuổi sử dụng được hơn 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính
từ và các loại từ khác. Danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các con vật
gần gũi... Động từ chỉ hoạt động gần gũi với trẻ và những người xung quanh.
Trẻ 4 tuổi có thể nắm được gần 700 từ, ưu thế vẫn thuộc về danh từ, động từ.
Hầu hết các loại từ xuất hiện trong vốn từ của trẻ. Từ 5 - 6 tuổi vốn từ của trẻ
tăng bình quân 1033 từ, tính từ và các loại tù’ khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn.
Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi,
cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi tăng 17%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi tăng 40 58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10 - 40%.

18


• v ề mặt cơ cấu tù’ loại:
Các loại từ xuất hiện dần dần, ban đàu chủ yếu là danh từ, sau đó đến

động tù’và tính từ, các loại từ khác xuất hiện muộn hơn.
Đen 3 - 4 tuổi về cơ bản trong vốn tù' của trẻ đã có đủ các loại từ. Tuy
nhiên tỉ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với các loại khác: danh từ
chiếm 38%; động từ chiếm 32%; tính từ chiếm 6,8%; đại từ chiếm 3,1%; phó
từ chiếm 7,8%; tình thái từ 4,8%; quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện (số từ
chiếm 2,5%; quan hệ từ chiếm 1,7%)
Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại
trong vốn tù’ của trẻ. Tỉ lệ danh tù’, động tù' giảm đi (còn khoảng 50%) nhường
chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên. Tính từ đạt tới 15%; quan hệ từ
lên đến 5,7%; còn lại là các loại tù’ khác.
• Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ:
Đối với trẻ mầm non khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh.
Theo Federenko (Nga) ở trẻ em có 5 mức độ hiếu nghĩa khái quát của từ như
sau:
- Mức độ zero (mức độ không): Mọi sự vật có tên gọi gắn với nó, trẻ
hiểu được ý nghĩa tên này: mẹ, bố, bàn, ghế.. .(nghĩa biếu danh).
- Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp, tên gọi chung của các
vật cùng loại.
Ví du: Tất cả các đồ vật gì có hình tròn trẻ đều cho là quả bóng
Tất cả đồ chơi có hình người là búp bê...
- Mức độ 2: Khái quát hơn
Ví dụ: + Quả (cam, táo, xoài...)
+ Xe (xe đạp, xe máy, ô tô...)
+ Con (con gà, con chó, con mèo...)
- Mức độ 3: Ớ mức độ cao hơn mà trẻ 5 - 6 tuổi nắm được

19



×