Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.98 KB, 44 trang )

Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

MỤC LỤC


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn nhân lực rất quan trọng đối với mỗi Quốc gia nói chung và đối
với mỗi tổ chức nói riêng. Trong một tổ chức, dù nguồn tài chính có dồi dào,
cơ sở vật chất và máy móc hiện đại nhưng nếu đội ngũ lao động có chất
lượng kém thì tổ chức đó khó có t`hể đạt hiệu quả kinh tế chứ chưa nói đến
việc đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.Chính
vì vậy, nâng cao chất lượng tuyển dụngvà biên chế nguồn nhân lực đang trở
thành vấn đề quan trọng đối với mỗi một tổ chức, mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ở nhiều Công ty nói
chung và ở Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương nói riêng
chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do vậy Công ty chưa có đội ngũ công
nhân chất lượng cao, dẫn tới năng suất lao động và hiệu quả lao động thấp.
Chính vì vậy, trong thời gian tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và
thương mại Nam Dương em chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác tuyển dụng và
biên chế nhân lực tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương”
làm báo cáo thực tập nghiệp vụ của mình.Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
này là hiểu rõ hơn về công tác tuyển dụng nhân lực trong một tổ chức trên cơ
sở lý thuyết, đồng thời đi sâu vào thực tế sử dụng các kết quả của phân tích
công việc, đánh giá thực hiện công việc tuyển dụng tại Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Nam Dương để góp phần hoàn thiện công tác tuyển dụng


của Công ty.Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần
Phần 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam
Dương
Phần 2: Thực trạng công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty
cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương
Chương III: Đánh giá công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công
ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương
1


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hường cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương đã hướng
dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này. Do trình độ
chuyên môn còn yếu, thời gian nghiên cứu chưa sâu nên chuyên đề khó tránh
khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp từ
thầy/côđể chuyên đề của em được hoàn thiện.
Trân trọng!

2


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ


PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM DƯƠNG
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xây dựng thương mại
Nam Dương
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam
Dương
Tên giao dịch quốc tế là: Nam Duong construction and trading company
- Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp
Bà: PHƯƠNG THỊ LÝ
Điện thoại:043 5112634
- Địa chỉ trụ sở chính
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương có trụ sở chính:
Nhà số 3 khu B, phố Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 04.636.7689
- Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp, loại hình, nhiệm vụ, lịch sử phát
triển của doanh nghiệp trong thời kỳ.
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương được thành lập
ngày 30/3/2005 theo quyết định số 2299 – QĐ – TTCP của Bộ Công Nghiệp
(BCN). Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có trụ sở chính đặt tại
Phố Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Vốn điều lệ: 1.800.000.000đ
Mã số thuế: 0500204731. Tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hai Bà
Trưng.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
 Chức năng thông tin:
Qua yêu cầu kinh doanh các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phẩn
xây dựng và thương mại Nam Dương nói riêng nắm bắt khối lượng thông tin
nhiều hơn người sản xuất. Bởi công ty là nơi trung gian giữa nhà sản xuất và
người tiêu dùng nên mọi thông tin về vật liệu xây dựng và khách hành đều

qua công ty. Vì vậy, mà nhà sản xuất cũng có thể nắm bắt thông tin về khách
3


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

hàng qua công ty.
 Chức năng kết nối:
Kết nối giữa sản xuất và nhà thầu xây dựng, các công trình xây dựng…
kết nối giữa nơi sản xuất và nơi tiêu dùng.
 Chức năng mua để bán:
Lợi nhuận là mục tiêu của bất kì doanh nghiệp nào. Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Nam Dương mua vật liệu với mục đích để sinh lợi. Muốn
vậy doanh nghiệp phải bán được với giá cao hơn giá mua vào mà vẫn đảm
bảo lợi ích của người tiêu dùng.
Công ty cung ứng đầy đủ vật liệu cho khách hàng về cả số lượng và chất
lượng với giá cả hợp lí.
Hàng năm công ty luôn xác định được nhiệm vụ của mình, hoạt động sản
xuất kinh doanh đúng hướng, công trình xây dựng đảm bảo chất lượng kĩ mỹ
thuật, thanh quyết toán đúng chế độ chính sách nhà nước.
Thực hiện đúng đủ nghĩa vụ đóng góp với nhà nước. Doanh nghiệp luôn
chủ động và tích cực tham gia đóng góp các quỹ hỗ trợ, các quỹ nhân đạo,…
và các hoạt động ủng hộ nhân đạo khác
- Lịch sử hình thành doanh nghiệp
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương được thành lập
ngày 30/3/2005 theo quyết định số 2299 – QĐ – TTCP của Bộ Công Nghiệp
(BCN) nay là Bộ Công thương. Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc
lập, có trụ sở chính đặt tại phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.

Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế đất nước xóa
bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng bằng sự cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên,
công ty đã nhanh chóng chuyển đổi kịp thời và phù hợp với cơ chế thị trường,
4


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

giữ vững và phát triển cho đến ngày nay, đủ năng lực để cạnh tranh và khẳng
định vị thế của mình trong nền kinh tế luôn biến động và đòi hỏi sự đổi mới
không ngừng.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành từ những năm 2005 đến
nay, công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, nhận
thầu xây dựng tất cả các công trình gồm: nhà ở dân dụng, trường học, bệnh
viện từ 1- 5 tầng, các công trình giao thông thủy lợi với tổng sản lượng bình
quân hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Có những công trình tầm cỡ quốc gia quan
trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và an toàn vùng dân cư như: trạm
bơm tưới Trung Hà, trạm bơm tưới Sơn Đà tưới hàng ngàn ha cây trồng, hệ
thống đê kè toàn tuyến, đê sông Hồng hàng chục km, hệ thống cầu đường
trong và ngoài thành phố Hà Nội
1.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 5
năm gần đây
Để khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Nam Dương, chúng ta cùng theo dõi bảng dưới đây

5



Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

Bảng 2: Kết quả SXKD của Công ty qua 5 năm (2007 - 2011)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

2009

DT thuần từ bán

2.134

2.978

hàng
DT hoạt động tài

24

12

2.158

2.990

1.561
176

0
1.737
311
265
12
265

2.178
234
1
2.413
477
298
16
298

chính
Tổng DT
GVHB
CP QLDN
CP TTNDN
Tổng chi phí
LN gộp
LN thuần
LN HĐTC
LN sau thuế

2010

2011


So sánh 08/07
Chênh
Tỷ lệ

So sánh 09/08
Chênh
Tỷ lệ

So sánh 10/09
Chênh
Tỷ lệ

lệch

(%)

lệch

(%)

lệch

So sánh 11/10
Chênh
Tỷ lệ
lệch

1.708


7.061

6.849

844

39,55

-117

-3,92

5.353

313,4

212

3

8

16

10

-12

-50


-4

-33,33

8

100

6

37,5

1.716

7.077

6.859

-848

-39,29

-1.174

-39,26

5.361

312,4


218

3,1

875
246
0
1.121
832
595
8
595

6.521
334
0
6.855
540
221
16
221

6.515
311
2
6.828
334
33
10
31


-617
58
1
676
166
33
4
33

-39,55
32,9
38,9
53,37
12,45
33,33
12,45

-1.697
8
-1
-708
355
297
-8
297

-77,91
5.646
645

6
3,41
88
35,8
23
-100
0
2
-29,34
5.734
511,5
27
74,42
-292
35,1
206
99,00
-374
62,9
188
-50
8
100
6
99,00
-374
-62,9
188
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)


6

0,1
6,9
0,39
38,1
85,1
37,5
85,1


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

• Về doanh thu:
Qua bảng 2 về tình hình doanh thu của Công ty qua 5 năm (2007 2011), ta có thể thấy được tình hình tổng doanh thu của Công ty có nhiều sự
biến động lớn. Đặc biệt là tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng
5.361 triệu đồng, tương đương 312,4%. Trong đó:
- Doanh thu thuần từ bán hàng (DTTBH) và cung cấp dịch vụ tăng
313,4%, tức tăng 5.353 triệu đồng trong năm 2010. Do trong năm 2010, Công
ty nhận được nhiều hợp đồng thi công, trong đó có một số hợp đồng thi công
có giá trị lớn hơn năm trước. Chính vì vậy, doanh thu năm 2010 tăng vượt
bậc, xấp xỉ gấp 3,13 lần doanh thu năm 2009.
- Doanh thu hoạt động tài chính (DT HĐTC) tăng 100% tương đương
tăng 8 triệu đồng. Đạt mức tăng gần như tuyệt đối so với cùng kỳ năm trước
đó là nhờ vào sự tăng lên của lãi suất gửi tiền ngân hàng. Tuy nhiên, có thể
thấy được doanh thu từ hoạt động tài chính đóng vai trò không đáng kể trong
tổng doanh thu của Công ty.
Tóm lại, qua 5 năm (2007 - 2011) có thể thấy được tình hình tổng doanh

thu của Công ty tăng cao vượt bậc so với năm 2009. Đây là một dấu hiệu
đáng mừng đối với Công ty, điều này chứng tỏ được vị trí vững chắc và
những nổ lực của Công ty trong thị trường ngành xây dựng. Qua đó, chúng ta
có thể thấy được nguồn doanh thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ là một yếu tố
đóng vai trò nhằm góp phần làm tăng tổng doanh thu của Công ty. Vì vậy,
Công ty nên có những chính sách cụ thể hơn nữa nhằm tiếp tục duy trì tốc độ
tăng doanh thu ngày càng cao hơn, nhất là doanh thu từ hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ.
• Chi phí
Chi phí là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận

7


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

của Công ty. Mỗi sự tăng lên hoặc giảm xuống của nó đều dẫn đến sự tăng,
giảm của lợi nhuận. Do đó, trong hoạt động kinh doanh, nếu muốn đạt được
lợi nhuận tối đa thì điều quan trọng là cần phải xem xét, tính toán chi phí một
cách phù hợp, hạn chế sự gia tăng các khoản chi phí không cần thiết và giảm
thiểu các loại chi phí đến mức thấp nhất, điều này đồng nghĩa với việc làm
tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Cụ thể:
Tóm lại, qua 5 năm (2007 - 2011) ta có thể thấy tốc độ tăng chi phí của
Công ty còn cao hơn cả về tốc độ tăng doanh thu, điều này chắc chắn sẽ làm
cho lợi nhuận của Công ty giảm xuống. Nguyên nhân của tốc độ tăng chi phí
này có thể thấy là do ảnh hưởng nhiều nhất từ giá cả thị trường vật liệu xây
dựng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty. Do đó, Công ty nên có

những chính sách cụ thể để giảm tối đa về mặt chi phí nhằm mục đích cải
thiện lợi nhuận của mình.
• Tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Công ty.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Thông qua bảng 2 thống kê về tình hình lợi nhuận qua 5 năm (2007 2011) của Công ty, ta có thể thấy được lợi nhuận ròng của Công ty giảm
mạnh dần qua các năm. Trong năm 2010 lợi nhuận ròng của Công ty giảm
374 triệu đồng, giảm tương đương 62,9% lợi nhuận so với năm 2009. Tiếp tục
giảm vào năm 2011, mức chênh lệch là 190 triệu đồng, giảm tương đương
86% so với năm 2010. Kết quả đó cho thấy qua 5 năm hoạt động vừa qua,
hiệu quả hoạt động của Công ty giảm sút rõ rệt. Phần lợi nhuận ròng này của
Công ty được hình thành từ 2 khoản mục sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
• Lao động và thu nhập bình quân

8


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

Bảng 3: Tình hình lao động và thu nhập bình quân của Công ty qua 5 năm (2007 - 2011)
ĐVT: người
Chỉ tiêu

2007

2008


2009

2010

2011

CL 07/08

CL 08/09

CL 09/10

CL 10/11

Mức

Tỷ lệ (%)

Mức

Tỷ lệ (%)

Mức

Tỷ lệ (%)

Mức

Tỷ lệ (%)


Lao động BQ

245

260

279

287

294

15

6,12

19

7,30

8

2,86

7

2,44

Tổng quĩ lương


441

486,2

535,68

574

623,28

45,2

10,25

49,48

10,18

87,8

16,39

49,28

8,58

1.8

1,87


1,92

2,00

2,12

0,07

3,89

0,05

2,67

0,08

4,27

0,12

6

Thu nhập BQ
( tr đồng)

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

9



Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy:
- Số lượng lao động của Công ty có chiều hướng tăng nhẹ qua từng năm
Thu nhập bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng nhẹ qua từng năm
mặc dù nên kinh tế trong 5 năm 2007-2011 có những chuyển biến khó khăn.
Tuy nhiên do có phương hướng kinh doanh đúng đắn nên doanh thu và lợi
nhuận của Công ty vẫn đảm bảo được đời sống cho cán bộ nhân viên trong
toàn thể Công ty

10


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BIÊN
CHẾ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI NAM DƯƠNG

2.1. Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.1. Mặt hàng sản xuất
Hoạt động sản xuất- kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần xây dựng
thương mại Nam Dương là:
- Xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, các công trình công
nghiệp, giao thông,thuỷ lợi .

- Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các loại vật liệu xây dựng như:
thép, xi măng, cát, gỗ, đá, sỏi, gạch men..v..v..
2.1.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
a. Đặc điểm máy móc, trang thiết bị
Máy móc, trang thiết bị của công ty được sử dụng chủ yếu hiện nay là
các loại như: Máy xúc, máy khoan cọc, máy ủi, máy phát điện, máy đo trọng
lượng,máy trộn bê tông, máy nén khí, máy ép bê tông, cẩu vận thăng, xe tải
và các thiết bị xây dựng khác….Nhìn chung thì máy móc trang thiết bị của
công ty có một số đặc điểm sau:
- Đa phần các máy móc, thiết bị đều có tính kỹ thuật không quá phức
tạp, có tính linh hoạt cao, tương dối dễ sử dụng và quản lý, thậm chí nhiều
loại thiết bị đơn thuần dùng trong xây lắp như phay, xẻng… có tính chất sử
dụng rất thô sơ.
- Số lượng và chất lượng các loại máy móc, thiết bị trong công ty chưa
đồng bộ vì tuy đã được cải tiến, đổi mới thường xuyên nhưng vẫn còn tồn tại
các loại thiết bị có năng lực công nghệ thấp và hiệu quả sử dụng không cao.
- Do không thường xuyên cập nhật được thông tin một cách đầy đủ nên
một số máy móc, thiết bị mới mua đã nhanh chóng bị rơi vào tình trạng hao
mòn vô hình với tốc độ lớn.
11


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

b. Đặc điểm bố trí mặt bằng, nhà xưởng, về thông gió, ánh sáng
Xét một cách tổng quát thì ở bất kỳ ngành nào hầu như đều xảy ra các tai
nạn lao động nhưng với với mức đô nặng nhẹ khác nhau. Đối với ngành xây
dựng nói chung và đối với công ty Công ty cổ phần xây dựng và thương mại

Nam Dương nói riêng thì công tác an toàn lao động luôn được đặt lên hàng
đầu.
Đến năm 2009 công ty đã trang bị bảo hộ lao động tương đối đầy đủ,
đảm bảo chất lượng với tổng kinh phí là gần 50 triệu đồng. Cụ thể là hầu hết
người lao động trong công ty đều được trang bị mũ bảo hộ lao động; công
nhân hàn được trang bị kính chắn bảo vệ mắt; công nhân làm việc trên các
công trình có độ cao được trang bị dây bảo hiểm….
Bên cạnh đó công ty còn xây dựng các nội dung, các quy trình an toàn
lao động phù hợp với từng loại máy móc thiết bị và thường xuyên tổ chức
huấn luyện, hướng dẫn các quy định, các biện pháp an toàn cho người lao
động.
Công ty còn xây dựng các chính sách động viên khen thưởng những
người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động và kỷ
luậtnhững người vi phạm nhờ vậy mà trong một số năm qua các tai nạn lao
động đã giảm xuống một cách rõ rệt.
Ngoài ra công ty còn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể cán bộ
công nhân viên, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng rất được chú
trọng và thực hiện theo đúng quy định của chế độ hiện hành.
2.1.3. Qui trình công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất của công ty sử dụng công nghê tiên tiến đang được
áp dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay, bảo đảm vệ sinh môi trường theo
TCVN
Để thực hiện được quá trình sản xuất cần xác định được các yếu tố đầu

12


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ


vào chủ yếu:
-

Số lượng nhu cầu sản phẩm dự báo.
Số lượng đơn đặt hàng dự báo.
Mức sản xuất và dự trữ.
Cấu trúc cảu sản phẩm.
Danh mục nguyên vật liệu chi tiết bộ phận.
Thời điểm sản xuất.
Thời hạn cung ứng hoặc thời hạn thi công.
Dự trữ hiện có và kế hoạch.
Mức phế phẩm cho phép.

Những thông tin này được thu thập xử lí và phân loại bằng chương trình
máy tính.Chúng dược thu thập từ 3 tài liệu chủ yếu:
- Lịch trình sản xuất.
- Bảng danh mục nguyên vật liệu
- Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lýdd * Sơ đ ồ
tổ chức bộ máy quản lý:Giám đốc công ty(Chủ tịch
HĐQT)Phó giám đốc Phó giám đốcPhòng kế
hoạch,kỹ tuật Phòng kế toán,tài vụ Phòng tổ chức,
hành chínhCác đơn vị thi công, xây dựng
Giám đốc công ty
(Chủ tịch Hội đồng quản trị)

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
a. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
Phó giám đốc


Phòng kế
hoạch- kĩ thuật

Phó giám đốc

Phòng kế toán-tài vụ

13
Các đơn vị thi công-xây dựng

Phòng tổ chức
hành chính


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

b. Chức năng, nhiệm vụ
 Giám đốc công ty:
Là người tổ chức điều hành bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm chính
trước Hội đồng quản trị về toàn bộ những nhiệm vụ, quyền hạn đối với hoạt
động sản xuất- kinh doanh trong công ty. Vì vậy, Giám đốc có các quyền và
nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày
của công ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ
công ty

- Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức các chức danh quản lý trong công
ty trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công
ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
 Các Phó giám đốc:
Là những người giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và
uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được
14


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

giao.
 Phòng kế hoạch-kỹ thuật:
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc xây dựng chiến lược phát triển,
kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty. Bộ phận lập kế hoạch sẽ tiến
hành thu thập các thông tin cần thiết để tổ chức và lập kế hoạch về tiến độ thi
công, về việc điều động vật tư, thiết bị cho các công trình xây dựng để đảm
bảo tiến độ thi công đó…
Bên cạnh đó, bộ phận phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ xác định hiệu năng
kỹ thuật của các phương tiện máy móc thiết bị và xây dựng phương án ưu việt
nhất để tận dụng tối đa công suất của các máy móc, thiết bị đó. Đồngthời các
chuyên viên kỹ thuật còn đảm nhiệm công việc tìm tòi các giải pháp kỹ thuật
mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các loại công nghệ nào
hiện nay là có thể khai thác trên thị trường.
 Phòng kế toán-tài vụ:
Giúp Giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán để
từ đó xác định hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính của

công ty. Nhìn chung thì nhiệm vụ của phòng kế toán- tài vụ có thể quy về 3
nội dung lớn:
- Kế toán thống kê: Ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đến
quá trình sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị.
- Hạch toán chi phí sản xuất, chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp…
cho người lao động.
- Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không?
 Phòng tổ chức-hành chính:
Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng và tổ chức các quy chế, các
điều lệ và các hành vi ứng xử trong công ty.
Thực hiện công tác quản lý, chỉ dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với tập thể
người lao động theo đúng chế độ, chính sách đã dề ra đồng thời thực hiện việc
15


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

thanh tra, bảo vệ, tối ưu hoá nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc văn
minh, ổn định trong công ty.
2.1.5. Số lượng, chất lượng, kết cấu lao động
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề
Đơn vị: người
Năm

Năm 2007

Năm 2008


Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số
lượng

Tỷ
lệ %

Số
lượng

Tỷ
lệ %

Số
lượng

Tỷ
lệ %

Số
lượng

Tỷ
lệ %


Số
lượng

Tỷ lệ
%

27
49
68

11.0
20
28

31
54
75

11,9
20,7
28,8

31
55
76

11,1
19,7
27,2


34
57
80

11,8
23
27,8

35
61
85

11,9
20,7
28,9

101

41

100

38,6

117

42,0

116


37,4

113

38,5

245

100

260

100

279

100

287

100

294

100

Đại học
Cao đẳng
Trung cấp

Lao động
phổ thông
Tổng số

Nguồn: Phòng kế toán
Qua số liệu thu thập từ bảng 5, có thể thấy rằng:
- Số lượng lao động có trình độ đại học của Công ty tương đối cao ở mức
trên 11%
- Số lao động trình độ cao đẳng dao động ở ngưỡng 20%, những lao
động này chủ yếu ở các phòng, ban của Công ty
- Bộ phận công nhân của Công ty chiếm gần 60% lực lượng lao động
trong đó số công nhân có trình độ trung cấp luôn chiếm tỷ lệ khoảng
27%.
- Lao động phổ thông trong công ty chiếm tỷ trọng cao nhất gần 40% tuy
nhiên trong 3 năm gần đây số lao động trình độ phổ thông có xu hướng
giảm chứng tỏ chất lượng lao động của Công ty có xu hướng tăng lên
• Cơ cấu lao động theo độ tuổi

16


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

Bảng 6: Cơ cấu lao động theo độ tuổi công ty năm 2007-2011
Đơn vị: người
Năm

Trên 50

Từ 35-50
Từ 26-35
Dưới 26
Tổng số

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ


Số

Tỷ lệ

lượng
29
38
36
142
245

lệ %
11,8
15,5
14,7
58
100

lượng
32
41
42
146
260

lệ %
12,3
15,8
16,1

55,8
100

lượng
33
43
45
158
279

lệ %
11,8
15,4
16,1
56,7
100

lượng
33
46
48
160
287

lệ %
11,5
16
16,7
55,8
100


lượng
37
47
50
170
294

%
12,6
16
17
54,4
100

Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng:
- Số lượng lao động trên 50 tuổi có xu hướng tăng trong mấy năm gần
đây, và luôn dao động trong khoảng 12%
- Lao động từ 35-50 tuổi chiếm tỷ lệ trên 15% và có tính ổn định cao
- Số lao động trong độ tuổi 26-35 đang có xu hướng tăng trong thời gian
gần đây
- Lao động ở độ tuổi dưới 26 chiếm tỷ lệ đông trong Công ty và luôn
chiếm trên 50%. Tuy nhiên trong thời gian gần đây tỷ lên lao động ở độ
tuổi này đang có xu hướng giảm dần do nhu cầu nhân sự của Công ty
khá ổn định, không có nhiều thay đổi nên nhu cầu tuyển mới không
nhiều.

17



Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

2.2. Thực trạng về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nam Dương
2.2.1. Khái quát chung về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực
tại công ty
a. Bộ phận thực hiện
Công tác tuyển dụng của công ty được giao cho bộ phậnHành chínhnhân sự phụ trách và kiêm nhiệm luôn là Hội đồng tuyển dụng. Bộ phận này
sẽ tiến hành tổ chức , bố trí, sắp xếp, thực hiện công việc tuyển chọn sao cho
có hiệu quả nhất.
b. Nội dung công tác tuyển dụng, biên chế nhân lực
 Điều động nội bộ (bổ nhiệm chức vụ)
Khi tuyển dụng ở nguồn nội bộ thì đối với công ty, công tác tuyển dụng
được rút ngắn lại, không phải tiến hành thứ tự như qui trình tuyển dụng cơ
bản. Nếu trong quá trình làm việc phát sinh ra một vị trí nào đó phát sinh, cần
phải có, hoặc một số vị trí vẫn còn thiếu hay người cũ đã thuyên chuyển đi
nơi khác hoặc đã xin nghỉ; căn cứ vào yêu cầu riêng của công việc, trưởng bộ
phận đó tiến hành xem xét, sàng lọc các nhân viên trong công ty. Nếu thấy
trong bộ phận của mình có được người có đầy đủ các điều kiện phù hợp với
yêu cầu công việc thì trưởng bộ phận đó sẽ có yêu cầu cất nhắc trình bộ phận
Hành chính - Nhân sự, bộ phận này sẽ lập phiếu tiếp nhận, điều động để trình
Giám đốc ký duyệt. Trong trường hợp, ở bộ phận này có nhu cầu giảm nhân
sự và được ký duyệt, bộ phận khác đang có nhu cầu tăng nhân sự và thấy
nhân viên bị thuyên giảm kia phù hợp với yêu cầu công việc bộ phận mình thì
cũng sẽ đề xuất để bộ phận Hành chính - Nhân sự lập phiếu tiếp nhận/điều
động để chuyển nhân viên đó về bộ phận của mình.
Về chức trách, quyền hạn ký quyết định bổ nhiệm chức vụ cũng được

công ty xác định khá rõ ràng:
- Nếu bổ nhiệm cấp tổ trưởng, nhóm trưởng sẽ do trưởng các phòng ban
ký quyết định bổ nhiệm.
18


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

- Nếu bổ nhiệm cấp trưởng, phó phong ban thì sẽ do Giám đốc ký
quyết định bổ nhiệm.Khi ký quyết định bổ nhiệm sẽ ký ngay quyết định
lương cho chức vụ được bổ nhiệm đó. Như vậy, việc tuyển dụng nội bộ của
công ty được tiến hành rất chặt chẽ nhưng cũng hết sức nhanh gọn; việc bổ
nhiệm chức vụ như vậy sẽ bỏ qua các bước phỏng vấn và tiết kiệm rất nhiều
chi phí tuyển dụng cho công ty, cho phép công ty sử dụng có hiệu quả hơn
nguồn lực hiện có.
Tuy vậy, việc tuyển dụng như vậy sẽ không được quảng bá rộng rãi cho
toàn bộ công nhân viên và sẽ không tân dụng hết năng lực của nhân viên nếu
như một số nhân viên khác cũng có ước vọng và có đầy đủ năng lực để đảm
đương công việc mà không được lựa chọn để bổ nhiệm. Điều này sẽ dẫn đến
tình trạng nhân viên có thể sẽ không phục ban lãnh đạo, như vậy những nhân
viên đã cống hiến rất nhiều cho công ty mà lại không được chọn lựa sẽ cảm
thấy bất công, không phục và sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc hiện tại, nhân
viên sẽ giảm đi tính nhiệt tình trong công việc do vậy công việc không đạt
hiệu quả cao.
 Tuyển dụng mới
Khi phiếu đề xuất tăng nhân sự được duyệt mà qua quá trình xem xét,
phân tích không lựa chọn được nhân viên thích hợp để điều động, bổ nhiệm
vào chức vụ đang khiếm khuyết, trưởng bộ phận Hành chính - Nhân sự

quyết định tiến hành công việc tuyển dụng mới.
Sau khi căn cứ vào bản mô tả công việc, xác định được yêu cầu của công
việc trưởng bộ phận Hành chính - Nhân sự tiến hành lập kế hoạch công bố
tuyển dụng và kế hoạch tuyển dụng.Kế hoạch công bố tuyển dụng nêu rõ thời
gian công bố, công bố trênphương tiện nào, nội dung, số hồ sơ cần tiếp nhận
và cả chi phí dự trù cho việc công bố. Kế hoạch công bố tuyển dụng và kế
hoạch tuyển dụng được trình lên Giám đôc xem xét và ký duyệt.
Sau khi được ký duyệt, trưởng bộ phận Hành chính - Nhân sự cho tiến
19


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

hành việc tuyên bố tuyển dụng (thông báo tuyển dụng).Tuy nhiên trong việc
tuyển dụng mới này, công ty chỉ chú trọng đến các nguồn bên ngoài thông
qua đăng báo còn các nguồn khác thì công ty chưa chú trọng. Công ty chú
trọng đến các nguồn: nhân viên cũ, sinh viên ... mà đây lại là những nguồn lao
động rất dồi dào và đầy tiềm năng, sẽ cung cấp cho chi nhánh những nhân
viên tốt nhất.
c. Qui trình tuyển dụng và biên chế nhân lực
Trước hết, bộ phận Hành chính-nhân sự tiến hành theo dõi các hoạt động
của công ty, theo dõi bản phân tích công việc để có thể đánh giá công việc,
phát hiện kịp thời những công việc, những bộ phận cần phải bổ sung nhân
viên để đáp ứng được mục tiêu của từng giai đoạn của công ty.
Ngoài ra, bộ phận Hành chính – Nhân sự cũng luôn thông qua các bộ
phận, các phiếu yêu cầu của các bộ phận về việc cần thuyên giảm hay điều
động hoặc nhu cầu tăng nhân sự của các bộ phận đó. Như vậy, công việc này
rất xác thực với yêu cầu của công việc vì các bộ phận đó trực tiếp điều hành

nên họ sẽ là những người hiểu rõ hơn ai hết cần tăng hay cần giảm nhân viên.
Từ việc phân tích công việc và theo đề xuất của trưởng các bộ phận, bộ
phận Hành chính-nhân sự tự xem xét để đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về kinh
nghiệm, về đạo đức, trình độ,vóc dáng, độ tuổi … của ứng viên cần tuyển
dụng; chuẩn bị các nội dung thông báo tuyển dụng. Tuỳ từng yêu cầu của
công việc, sự cấp bách của công việc, vị trí của công việc … mà bộ phận
Hành chính – Nhân sự tiến hành lựa chọn thời gian tiến hành tuyển dụng, địa
điểm tuyển dụng thích hợp nhất.
Một công việc cũng hết sức quan trọng khác được bộ phận Hành chính Nhân sự tiến hành trong bước này đó là xác định nguồn tuyển dụng chocông
ty.Tuỳ từng trường hợp cụ thể, giai đoạn cụ thể hay yêu cầu công việc cụ thể
mà tiến hành tuyển dụng trên hai nguồn đó là nguồn điều động nội bộ và
nguồn từ bên ngoài.
20


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

2.2.2. Tình hình tuyển dụng và biên chế nhân lực
a. Tuyển mộ
 Qui trình tuyển mộ
Sơ đồ 4: Qui trình tuyển mộ

Xác định nhu cầu nhân
sự trong công ty
Xác định mục tiêu cụ thể và
lập kế hoạch tuyển mộ

Xác định thời gian và nguồn

tuyển mộ

Thực hiện tuyển mộ

 Các tiêu chuẩn tuyển mộ
Xuất phát từ lợi ích chung của Công ty.
Căn cứ vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của công việc qua
từng giai đoạn, thời kỳ của Công ty.
Căn cứ vào phẩm chất và năng lực cá nhân nhân viên:
- Khi một bộ phận nào đó trong Công ty có nhu cầu về nhân lực ở một
vị trí nào đó thì trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng sẽ xem xét, lựa
chọn trong số các nhân viên của mình ai có đủ khả năng và phù hợp với công
việc thì sẽ báo cáo với phòng tổ chức hành chính và giám đốc Công ty.
- Trong trường hợp ở bộ phận đó không có ai có thể đảm nhận được vị
trí đó thì trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng sẽ gửi phiếu yêu cầu lên
phòng tổ chức hành chính, phòng tổ chức hành chính sẽ căn cứ vào phiếu yêu
21


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

cầu đó để xem xét thực tế nhu cầu có đúng và cần thiết không.
- Khi xác nhận rằng yêu cầu đó chưa cần thiết phải thay đổi hay không
phù hợp hoặc không đúng thì phòng tổ chức hành chính sẽ có giải thích cho
bộ phận đó lý do tại sao lại không thể đáp ứng yêu cầu đó.
- Khi xác định yêu cầu nhân lực đó là cần thiết thì trưởng phòng tổ
chức hành chính sẽ báo cáo với Giám đốc Công ty về nhu cầu nhân sự tại bộ
phận đó cùng phương án bố trí, sắp xếp nhân sự cho bộ phận đó. Phòng tổ

chức hành chính sẽ thông báo với các phân xưởng, bộ phận, phòng ban xem
xét những cá nhân có khả năng để lập danh sách ứng cử viên để có thể lựa
chọn người phù hợp nhất với vị trí công việc đang yêu cầu.
 Nguồn tuyển mộ
• Nguồn nội bộ
- Tuyển mộ nhân viên từ nội bộ có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian
và chi phí, nhân viên đã gắn bó và hòa nhập với công ty rồi.
- Công ty có dử dụng nguồn này, nguyên nhân là do tuyển mộ từ nguồn
nội bộ tạo cho nhân viên thấy họ luôn có có hội thăng tiến trong công việc.
• Nguồn bên ngoài
- Tuyển mộ từ bạn bè con em nhân viên
- Tuyển mộ nhân viên cũ của công ty
- Ứng viên tự nộp đơn xin việc
- Nhân viên của các hãng khác
- Tuyển mộ từ sinh viên các trường đại học, cao đẳng
 Phương pháp tuyển mộ
• Đối với nguồn nội bộ
Khi phát sinh nhu cầu nhân sự, trưởng các bộ phận sẽ có báo cáo lên cán
bộ nhân sự, cán bộ nhân sự sẽ lên xác định nhu cầu nhân sự và lên kế hoạch
tuyển dụng nhân sự. Kế hoạch này sẽ được phòng tổ chức hành chính trình
lên Giám đốc Công ty phê duyệt. Quá trình tuyển mộ được bắt đầu từ đây.
Dựa vào mục đích, nhiệm vụ của từng giai đoạn, thời kỳ hoặc định hướng
phát triển của Công ty hoặc phụ thuộc vào yêu cầu của hoạt động sản xuất mà
Công ty sử dụng nguồn nội bộ hay nguồn bên ngoài hay có sự kết hợp đồng
thời cả hai nguồn nhân sự này.

22


Viện Đại học Mở Hà Nội


Báo cáo nghiệp vụ

Khi phát sinh nhu cầu luân chuyển nhân sự trong Công ty từ bộ phận này
sang bộ phận khác, từ vị trí này sang vị trí khác, cán bộ nhân sự sẽ lựa chọn
nguồn nội bộ. Các phương pháp được áp dụng trong trường hợp này là
phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên và
phương pháp thu hút thông qua thông báo tuyển mộ, cụ thể như sau:
- Phương pháp thứ nhất được sử dụng trong việc tuyển mộ nguồn nội
bộ là dựa trên sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Qua sự
đề bạt của chính những cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp mình, cán
bộ tuyển dụng sẽ có được danh sách các ứng cử viên có những tiêu chuẩn sát
thực với thực tế yêu cầu của công việc và từ đó ứng cử viên phù hợp nhất
được lựa chọn một cách nhanh chóng.
- Phương pháp thứ hai trong tuyển mộ mà Công ty áp dụng là qua thông
báo về các vị trí công việc cần tuyển dụng đến tất cả các cá nhân trong Công
ty. Thông báo của Công ty đưa ra nói rõ về vị trí công việc cần tuyển người,
nhiệm vụ công việc và yêu cầu về trình độ cần tuyển mộ để mọi cá nhân trong
Công ty được biết. Những cá nhân qua thông báo này sẽ tự so sánh được khả
năng đáp ứng của mình với công việc tuyển mộ, từ đó đến phòng tổ chức
hành chính đăngký. Từ đây, cán bộ nhân sự có được danh sách các ứng cử
viên tự nguyện đăng ký ứng cử vào vị trí mới và nhiệm vụ của cán bộ sẽ lựa
chọn trong danh sách đó người đáp ứng yêu cầu đề ra tốt nhất.
Trong quá trình thực hiện công tác quản trị nhân sự, đặc biệt là thực hiện
nội dung tuyển dụng nhân sự, cán bộ nhân sự và lãnh đạo Công ty nhận thấy
rõ những ưu điểm của nguồn tuyển mộ nội bộ. Những ưu điểm đó là tiết kiệm
chi phí tuyển dụng, tạo sự tự tin và động lực cho chính những người lao động
trong Công ty thử sức và ứng cử vào các vị trí mới. Góc độ kinh tế thì việc
tiết kiệm chi phí trong hoạt động là điều được quan tâm đầu tiên của nhà sản
xuất. Xét về góc độ tinh thần thì việc tạo cơ hội cho người lao động trong

Công ty là điểm mà không phải riêng Công ty mà tất cả các doanh nghiệp, tổ
chức đều nhận thấy và đang và sẽ cố gắng tạo dựng. Với nhận thức này, Công
23


Viện Đại học Mở Hà Nội

Báo cáo nghiệp vụ

ty luôn dành sự ưu tiên hàng đầu cho nguồn nội bộ khi có nhu cầu tuyển mộ
lao động.
• Nguồn bên ngoài:
Cũng như nguồn nội bộ, với nguồn bên ngoài doanh nghiệp Công ty ưu
tiên những ứng viên ứng cử qua sự giới thiệu của chính cán bộ, công nhân
viên trong Công ty. Trong trường hợp sự giới thiệu của người trong Công ty
chưa đáp ứng được nhu cầu nhân sự đề ra, Công ty có thông báo tuyển dụng
rộng rãi qua các phương tiện truyền thông như đài phát thanh và truyền hình
địa phương hoặc gửi thông báo đến các trung tâm giới thiệu việc làm của địa
phương. Phương pháp này giúp cho thông báo tuyển dụng nhanh chóng tới
người lao động một cách rộng rãi.
Ngoài ra, tại Hà Nội thường xuyên có hội chợ việc làm được tổ chức,
Công ty như bao Công ty khác trên địa bàn Hà Nội tận dụng cơ hội quảng bá
thương hiệu, tìm thêm đối tác và tuyển dụng lao động.
Một phương pháp nữa cũng được sử dụng tại Công ty là cán bộ tuyển
dụng trực tiếp đến các trường nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội để tuyển
mộ trực tiếp lao động. Nguồn bên ngoài thực sự chứng tỏ điểm mạnh khi quy
mô sản xuất của Công ty được mở rộng hoặc các đơn hàng với khối lượng
công việc lớn thời gian ngắn mà nguồn lao động hiện tại của Công ty không
kịp đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất. Trong trường hợp tuyển nhân sự
vào vị trí cán bộ hoặc nhân viên các phòng ban thì nguồn nội bộ cũng bộc lộ

rõ ưu điểm của mình là khắc phục nhược điểm của nguồn nội bộ.
 Tình hình tuyển mộ của Công ty

24


×