Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện hoàng su phì tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐỖ THỊ CHI LĂNG

QUY HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH CHÈ
TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐỖ THỊ CHI LĂNG

QUY HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH CHÈ
TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐẠI DŨNG


HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quy hoạch sản xuất
ngành chè tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý th ầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Đại Dũng đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện Hoàng Su Phì,
tỉnh Hà Giang

Tác giả: Đỗ Thị Chi Lăng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Bùi Đại Dũng
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Mục đích:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu tình hình
thực tế quy hoạch phát triển sản xuất ngành chè của huyện từ đó đƣa ra một
số ý kiến nhằm xây dựng việc quy hoạch tổng thể sản xuất ngành chè của
huyện đến năm 2020.
+ Nhiệm vụ:
- Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản
lý, sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì.
- Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè của huyện Hoàng Su phì
trong thời gian vừa qua.
- Xây dựng quy hoạch phát triển cây chè và đƣa ra một số giải pháp cụ
thể từ nay đến năm 2020.
Những đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn chỉ rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất chè, thực trạng
tình hình quản lý, tổ chức sản xuất, chế biến, quy hoạch phát triển ngành chè
của huyện Hoàng Su Phì.
- Sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của ngành chè trong thời gian tới.


- Đƣa ra một số giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu, cơ sở chế
biến, huy động nguồn vốn, kỹ thuật, chính sách phát triển, sử dụng nguồn
nhân lực nhằm xây dựng một bản quy hoạch phát triển ngành chè của huyện
đến năm 2020.



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................... 6
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu. ........................................................... 6
1.2 Xây dựng quy hoạch ngành chè của huyện................................................. 9
1.2.1 Khái niệm quy hoạch ............................................................................... 9
1.2.2 Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch ..................................................... 9
1.2.3 Các bƣớc để lập quy hoạch .................................................................... 10
1.2.4. Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè ..................................... 11
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quy hoạch ....................................................... 14
1.3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ............................................................ 14
1.3.2.Các yếu tố về lao động ........................................................................... 17
1.3.3. Nhân tố khoa học kỹ thuật .................................................................... 17
1.3.4. Khả năng về nguồn vốn ........................................................................ 19
1.3.5. Hệ thống chính sách hỗ trợ ................................................................... 19
1.3.6. Điều kiện thị trƣờng .............................................................................. 20
1.4. Kinh nghiệm tổ chức, quy hoạch sản xuất chè ở một số địa phƣơng ..... 20
1.4.1. Tỉnh Lâm Đồng: .................................................................................... 20
1.4.2. Tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 21
1.4.3 Tỉnh Phú Thọ.......................................................................................... 23
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 25
1.5.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 25


1.5.3 Phƣơng pháp sử dụng công cụ phân tích SWOT ................................... 25

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH CHÈ ................................................................................................. 27
2.1 Thực trạng phân bố cây chè, các cơ sở chế biến của huyện và mối quan
hệ giữa chúng .................................................................................................. 27
2.1.1. Thực trạng phân bố cây chè .................................................................. 27
2.1.2. Các cơ sở chế biến................................................................................. 34
2.1.3. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ chè: .......................................................... 37
2.1.4. Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến. ................. 42
2.2 Đánh giá chung về hiện trạng quy hoạch phát triển của huyện ................ 43
2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu theo công cụ SWOT ............................. 45
2.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 45
2.3.2. Điểm yếu ............................................................................................... 46
2.3.3 Cơ hội ..................................................................................................... 47
2.3.4 Nguy cơ .................................................................................................. 48
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 2015 – 2020 ................................ 49
3.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu...................................... 49
3.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch cơ sở chế biến .......................................... 51
3.3 Nhóm giải pháp về đầu tƣ nguồn vốn ....................................................... 53
3.4 Nhóm giải pháp về kỹ thuật trồng chè ...................................................... 54
3.5 Nhóm giải pháp về chính sách .................................................................. 55
4.3.6 Về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ: ..................................... 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT


Bảng

Nội dung
Biểu tổng hợp thực trạng số liệu chè 10 xã

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3 Diện tích trồng chè năm 2013

Vùng chè quy hoạch năm 2012
Diện tích trồng chè từ năm 2009 - 2012 của
Hoàn Su Phì

i

Trang
24

25
26



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Hình

Nội dung
So sánh sản lƣợng cây chè với các cây công

Trang

1

Hình 1.1

2

Hình 3.1

3

Hình 3.2

Hình ảnh về giống chè Shan tuyết

28

4

Hình 3.3


Một số sản phẩm chè tiêu biểu

37

nghiệp khác
So sánh diện tích cây chè với các cây công
nghiệp khác

ii

14

23


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chè là 1 loại thức uống rất phổ biến có nguồn gốc nhiệt đới
và á nhiệt đới đƣợc trồng ở Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới. Trong các
nƣớc trồng chè, Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 8 về sản lƣợng. Chè
là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản
phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao vị trí quan trọng trong việc xóa đói giảm
nghèo và tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế các địa phƣơng trồng chè. Chè
trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện
thuận lợi của Việt Nam, cây sinh trƣởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói
trên dƣới một tấn búp/ha. Ngoài hiệu quả kinh tế cây chè góp phần phủ xanh
đất trống, đồi trọc, giữ đất, chống xói mòn cho đất.
Hà Giang là tỉnh có diện tích trồng chè đứng thứ 3 cả nƣớc sau Lâm
Đồng và Thái Nguyên. Nơi đây là một trong những tỉnh có vùng chè Shan lâu

đời nhất nƣớc ta. Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, ngƣời Pháp đã tiến hành
điều tra chè ở Hà Giang và đặc biệt chú ý những cây chè cổ thụ vùng cao. Đó
là thứ chè Shan lá to, búp và lá non có nhiều lông trắng nhƣ tuyết, sinh trƣởng
khoẻ, chịu ẩm, chịu lạnh, năng suất cao và chất lƣợng tốt. Vì vậy, ngƣời ta
còn gọi là chè Shan tuyết. Ở Hà Giang, chè shan phân bố hầu khắp các huyện,
trong đó các vùng chè cổ thụ đều có độ cao từ 300-1000m. Cho đến nay, một
số vùng trong tỉnh có tính đặc trƣng cao cho các tiểu vùng sinh thái có chè
shan nhƣ: Lũng Phìn- Đồng Văn đại diện cho vùng cao núi đá vôi; Phìn HồHoàng Su Phì đại diện cho vùng cao núi đất; Tham Vè, Bó Đƣớt- Vị Xuyên
đại diện cho vùng chè cổ nhất Việt Nam. Đây cũng chính là những địa
phƣơng có sản phẩm chè shan tuyết thơm ngon nổi tiếng. Danh tiếng của chè
shan tuyết Lũng Phìn hay Phìn Hồ, Cao Bồ, Thƣợng Sơn không chỉ chinh

1


phục đƣợc ngƣời tiêu dùng mà cả với những ngƣời sành thƣởng thức trà. Cây
chè đƣợc trồng nhiều ở các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Xín
Mần và Hoàng Su Phì. Đến năm 2011 toàn tỉnh có 20.239,8ha. Riêng đối với
huyện Hoàng Su Phì ngƣời dân trồng chè từ rất lâu đời để phục vụ cho nhu
cầu làm đồ uống hàng ngày, cũng là cây công nghiệp mũi nhọn đem lại thu
nhập cao cho ngƣời dân đồng thời trồng chè để phủ xanh đất trống, đồi trọc,
giữ đất, giữa nƣớc. Cây chè là cây ƣa ẩm cần lƣợng mƣa trên 1.200mm, tầng
đất canh tác dày trên 1m, độ PH phù hợp từ 4-5, cây chè ƣa ánh sáng tán xạ,
độ cao so với mặt nƣớc biển trên 600 mét, chè càng có vị đậm. Hoàng Su Phì
hội tủ đầy đủ các yếu tố về đất đai, khí hậu để cây chè sinh trƣởng và phát
triển. Sản phẩm chè xanh Hoàng Su Phì có mầu nƣớc xanh, vị đậm, vị chát
đậm chè pha đƣợc nhiều nƣớc và do chè trồng hoàn toàn tự nhiên nên có sản
phẩm chè sạch. Chè Shan tuyết là loại chè nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì.
Theo số liệu thống kê năm 2011 của huyện thì tổng thu nhập từ cây
chè đạt trên 50 tỷ đồng, năm 2012 đạt 66 tỷ đồng, trong đó: bình quân thu

nhập từ cây chè của các xã vùng chè chiếm 50-55% tổng thu nhập trong năm
của hộ nông dân.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế và sinh thái do cây chè đem lại, nhƣng
vẫn đƣợc quan tâm đúng mức và có kế hoạch phát triển dài hạn để thúc đẩy
sự phát triển toàn diện ngành chè của huyện. Cây chè là một trong những cây
công nghiệp mũi nhọn là nguồn thu chủ yếu của hộ nông dân cũng nhƣ đóng
góp vào nguồn thu của huyện nhƣng đến nay huyện Hoàng Su Phì vẫn chƣa
có một bản quy hoạch cụ thể nào cho ngành chè phát triển dài hạn. Việc quản
lý các vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến, kinh doanh chè vẫn còn buông
lỏng, còn nhiều bất cập. Việc tuyên truyền, phổ biến, áp dụng thành tựu của
khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sản xuất chè còn nhiều hạn
chế: mật độ của các vƣờn chè chƣa đúng kỹ thuật, trồng theo phƣơng thức

2


quảng canh nên năng suất, sản lƣợng chè còn thấp, đến nay năng suất chè của
tỉnh mới chỉ đạt trên 30% mức năng suất trung bình của khu vực.
Các cơ sở chế biến mang tính chất thủ công, chỉ tập trung ở những nơi
thuận đƣờng giao thông hoặc ở trung tâm của huyện xa vùng nguyên liệu dẫn
đến thời gian từ khi thu hái đến chế biến kéo dài ảnh hƣởng đến chất lƣợng
chè. Hầu hết các cơ sở chế biến chè chỉ chú ý đến việc thu mua nguyên liệu
để chế biến chứ chƣa chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở ký
kết hợp đồng chặt chẽ với hộ nông dân để nâng cao năng suất, chất lƣợng
nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông
dân. Sản phẩm chè tiêu thụ trên thị trƣờng chủ yếu xanh, chè vàng và chè đen
ở dạng thô có giá trị thấp, gần nhƣ là không có cơ hội xuất khẩu sang thị
trƣờng các nƣớc.
Thực trạng ở địa phƣơng cho thấy tập quán trồng chè còn chủ yếu theo
phƣơng pháp quảng canh, mang tính tự cung, tự cấp, trình độ dân trí thấp,

chủ yếu các hộ trồng chè là ngƣời dân tộc đặc biệt có một số hộ nông dân
chƣa nghe, nói đƣợc tiếng kinh, hạn chế trong việc áp dụng kỹ thuật vào sản
xuất. Chính quyền địa phƣơng chƣa đầu tƣ đúng mức các cơ sở hạ tầng vùng
chè, nhất là điện, đƣờng giao thông, đây là những yếu tố cơ bản quyết định
đến chất lƣợng sản phẩm chè. Việc chỉ đạo kỹ thuật thâm canh, chế biến,
nâng cao năng suất chè chƣa đƣợc chú trọng thƣờng xuyên. Chƣa kết hợp hài
hoà giữa ngƣời trồng chè với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các nhà
khoa học. Tổ chức quản lý Ngành chè còn yếu, chƣa có hệ thống quản lý,
giám sát thƣờng xuyên trong sản xuất, chế biến.
Từ thực tế nêu trên, để khắc phục những hạn chế, nâng cao đƣợc giá trị
và thƣơng hiệu của sản phẩm chè Hoàng Su Phì, việc nghiên cứu đề tài “ Quy
hoạch sản xuất ngành chè tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” là cấp

3


thiết và có ý nghĩa về quản lý phát triển kinh tế tại địa phƣơng trong bối cảnh
hiện nay để trả lời đƣợc câu hỏi nghiên cứu: Tại sao một sản phẩm có chất
lƣợng tốt và lợi thế cạnh tranh nhƣ chè Hoàng Su Phì nhƣng chƣa trở thành
mặt hàng đem lại nhiều thu nhập cho nhân dân ở đây, và để làm đƣợc điều
này thì cần có những giải pháp về mặt quản lý nhƣ thế nào từ phía chính
quyền?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục tiêu:
Nghiên cứu thực trạng quy hoạch phát triển sản xuất ngành chè của
huyện và đƣa ra một số ý kiến nhằm xây dựng việc quy hoạch tổng thể sản
xuất ngành chè của huyện đến năm 2020.
+ Nhiệm vụ:
- Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản
lý, sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì.

- Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè của huyện Hoàng Su phì
trong thời gian vừa qua.
- Xây dựng quy hoạch phát triển cây chè và đƣa ra một số giải pháp cụ
thể từ nay đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến quy hoạch,
quản lý sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi nghiên cứu

4


+ Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi hành chính
của huyện Hoàng Su Phì
+ Thời gian nghiên cứu: Sử dụng các số liệu thống kê từ năm 2009 đến
nay.
4. Những đóng góp của luận văn
4.1. Về mặt lý luận
Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản lý,
sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì.
4.2. Về mặt thực tiễn
- Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè của huyện Hoàng Su phì
trong thời gian vừa qua.
- Xây dựng quy hoạch phát triển cây chè và đƣa ra một số giải pháp cụ
thể từ nay đến năm 2020.
5. Cấu trúc của luận văn.
Kết cấu của luận văn chia làm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề
tài

Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển ngành chè của
huyện
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành chè trong
thời gian tới 2015 - 2020

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Chè là cây công nghiệp dài ngày đƣợc nhân dân các dân tộc của tỉnh Hà
Giang trồng từ lâu đời. Cây chè rất thích hợp với khí hậu và đất đai tại địa
bàn, trồng một lần thu hoạch nhiều năm do tuổi thọ kéo dài hàng chục năm
đến vài trăm năm. Cây chè cho sản phẩm nƣớc uống đƣợc thị trƣờng ngày
càng ƣa chuộng, có tiềm năng và giá trị xuất khẩu cao. Đồng thời trồng chè
cũng chính là giải pháp phủ xanh đồi núi trọc, cải thiện môi trƣờng sinh thái ở
địa phƣơng. Đến năm 2015 toàn tỉnh ổn định diện tích chè ở mức 20,5 nghìn
ha và tăng lên 24,3 nghìn ha vào năm 2020, trong đó có 21 nghìn ha cho sản
phẩm, năng suất bình quân đạt 59,4 tạ/ha, nâng sản lƣợng chè búp tƣơi lên
trên 124 nghìn tấn/năm; tập trung đẩy mạnh thâm canh nâng cao năng suất,
sản lƣợng, cải tạo diện tích chè già, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, cải tiến công nghệ chế biến để nâng cao chất lƣợng, đa dạng hoá sản
phẩm chè.
Đối với huyện Hoàng Su Phì, cây chè đã đƣợc huyện xác định là cây
công nghiệp mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo việc làm cho
ngƣời lao động, tăng thu nhập cho nhân dân, chè là cây truyền thống và có giá
trị kinh tế cao của huyện Hoàng Su Phì. Một trong những thuận lợi cho việc
trồng chè là nhân dân các dân tộc trong huyện có kinh nghiệm về trồng, chế

biến chè và đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu cho việc phát triển cây
chè. Chè là cây trồng đóng góp đáng kể cho thu nhập kinh tế của huyện, thu
hút trên 4.000 hộ tham gia trồng chè. Phát triển ngành chè cũng là định hƣớng
phát triển của huyện. Theo số liệu thống kê năm 2011 của huyện thì tổng thu

6


nhập từ cây chè đạt trên 50 tỷ đồng, năm 2012 đạt 66 tỷ đồng, trong đó: bình
quân thu nhập từ cây chè của các xã vùng chè chiếm 50-55% tổng thu nhập
trong năm của hộ nông dân. Hiện nay tổng giá trị thu từ cây chè hàng năm
khoảng trên 80 tỷ đồng, chiếm 13% tổng sản phẩm xã hội toàn huyện
Chè Shan tuyết của huyện Hoàng Su Phì là cây chè bản địa có từ lâu
đời và cũng là một trong những giống chè quý cần đƣợc bảo tồn và nhân rộng.
Chè Shan tuyết đƣợc coi là đặc sản có hƣơng vị độc đáo, là loại chè sạch đang
đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng do cây chè mọc trên vùng núi cao, không bị
phun phun thuốc sâu và sử dụng các hoá chất khác, đƣợc ngƣời dân thu hái và
chế biến thủ công. Mặc dù chè là một cây công nghiệp mũi nhọn mang lại thu
nhập chính cho ngƣời dân và đóng góp vào ngân sách của huyện nhƣng việc
sản xuất, chế biến, kinh doanh chè ở huyện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Mật độ của các vƣờn chè chƣa đúng kỹ thuật, trồng theo phƣơng thức quảng
canh nên năng suất, sản lƣợng chè còn thấp. Cùng với đó, một số địa phƣơng
còn có biểu hiện chạy theo thành tích mới chỉ mở rộng diện tích chứ chƣa chú
trọng vào công tác chỉ đạo đầu tƣ thâm canh nhằm tăng năng suất, tăng thu
nhập cho nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách. Dù sản lƣợng chè búp tƣơi tăng
đều qua các năm nhƣng tăng chủ yếu là do diện tích chè cho thu hoạch tăng
chứ năng suất chè tăng không đáng kể. Việc đầu tƣ cơ sở chế biến chƣa đồng
bộ, chỉ tập trung ở những nơi thuận đƣờng giao thông nhƣng lại xa vùng
nguyên liệu dẫn đến thời gian từ khi thu hái đến chế biến kéo dài ảnh hƣởng
đến chất lƣợng mặc dù huyện đã ban hành triển khai thực hiện một số cơ chế

chính sách về phát triển cây chè, nhƣ hỗ trợ trồng mới, trồng dặm chè, hỗ trợ
một lần cho các Hợp tác xã chế biến chè nhƣ: Hợp tác xã chế biến chè Phìn
Hồ; Hợp tác xã chế biến chè Chiến Hảo; Hợp tác xã chế biến chè Thuận An;
Hợp tác xã chế biến chè Hồ Thầu, nhƣng chƣa đủ mạnh để tăng diện tích năng xuất - sản lƣợng chè tƣơng ứng với tiềm năng thế mạnh. Công tác xây

7


dựng thƣơng hiệu, quảng bá sản phẩm đã có nhƣng mới chỉ tập trung ở một số
doanh nghiệp lớn. Nhiều cơ sở sản xuất chƣa thực sự chú trọng trong việc đầu
tƣ công nghệ và xây dựng thƣơng hiệu và nhãn mác của sản phẩm dẫn đến
sản phẩm sản xuất đơn điệu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu chè xanh, chè vàng
và chè đen ở dạng thô có giá trị xuất khẩu thấp. Công tác quy hoạch của
huyện chƣa thực hiện, việc quản lý giống còn hạn chế, chƣa chủ động trong
việc sản xuất giống, cung ứng giống nên ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng
nguyên liệu chè. Chính vì vậy xác định việc phát triển chè là hƣớng quan
trọng nhằm thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân nông thôn
Trong những năm qua, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang
cũng nhƣ UBND huyện Hoàng Su Phì có nhiều quyết định, chỉ thị, công văn
về định hƣớng phát triển cho cây chè. Cụ thể là:
- Quyết định 198/QĐ-UBND ngày 22/1/2013 của UBND tỉnh Hà
Giang về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện
Hoàng Su Phì đến năm 2020. Trong đó có tập trung phát triển cây chè với quy
mô lớn, tập trung quy hoạch các cơ sở chế biến. Mục tiêu phân đấu mỗi năm
trồng 300ha, đến năm 2020 diện tích chè toàn huyện đạt 4.530 ha (trong đó
diện tích chè shan tuyết 1.500 ha, 1 số giống chè năng suất cao 500ha) năng
suất 45 tạ/ha, sản lƣợng ƣớc đạt khoảng 20.385 tấn búp tƣơi/năm.
- Quyết định 996/QĐ-UBND tỉnh ngày 29/5/2013 của UBND tỉnh Hà
Giang về phê duyệt quy hoạch phát triển cây chè tỉnh Hà Giang từ 2013 năm
2020. Với mục tiêu tổng quát là xác định lại quy mô diện tích phù hợp cho

các huyện trọng điểm trồng chè, trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể để nâng cao
năng suất và chất lƣợng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Phát
triển cây chè một cách beeng vững, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động,
nâng cao mức sống và góp phần vào phát triển kinh tế xã hội.

8


- Quyết định số: 2491/QĐ- UBND ngày 5/11/2013 của UBND tỉnh về
quy hoạch sản suất nông lâm nghiệp - thủy sản và sắp sếp ổn định dân cƣ
Huyện Hoàng su Phì năm 2020 với mục tiêu tập trung xây dựng hệ thống
chính trị của huyện vững mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản
xuất hàng hóa tập trung, bố trí ổn dịnh dân cƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng trong
đó tập trung trồng chè cho 9 xã phía nam, quy hoạch theo vùng gắn với các cơ
sở chế biến nguyên liệu.
- Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh vể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa
giai đoạn 2012-2015, có tính đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát phát triển
hàng hóa nông nghiệp theo hƣớng bền vững, chu trọng vào những sản phẩm
có lợi thế, sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch...tập trung đầu tƣ và
phát triển các sản phẩm chính nhƣ: gạo đắc sản, cam, chè shan tuyết...
Tuy nhiên, đến nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách hoàn chỉnh cụ thể và có hệ thống về quy hoạch phát triển sản xuất ngành
chè của huyện Hoàng Su Phì.
1.2 Xây dựng quy hoạch ngành chè của huyện
1.2.1 Khái niệm quy hoạch
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quy hoạch. Theo từ
điển mở (wiktionary) thì quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tƣợng
quy hoạch vào một không gian nhất định nhằm đạt đƣợc mục tiêu của kế
hoạch đề ra. Cách định nghĩa chung nhất thì quy hoạch là một bản luận chứng

khoa học về sự phát triển của ngành trên phạm vi cả nƣớc hoặc một vùng lãnh
thổ một cách hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2 Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch

9


- Thời gian quy hoạch cần thống nhất với thời gian quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Thời gian để thực hiện quy hoạch
là 10-15 năm cũng có thể thời gian kéo dài hơn nữa.
- Nội dung của quy hoạch là căn cứ xây dựng kế hoạch, đƣa ra những
định hƣớng cơ bản, mềm dẻo và giải pháp thực hiện làm căn cứ để xây dựng
kế hoạch phát triển.
- Nội dung quy hoạch ngành không đƣợc nghiên cứu đơn lẻ tách rời
nhau mà phải xem xét trong mối quan hệ qua lại, tác động, bổ sung, phù hợp
với nhau trong định hƣớng chung phát triển kinh tế xã hội đồng thời đạt đƣợc
sự hài hoà trên từng vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy hoạch ngành là một quá trình động nên cần đƣợc nghiên cứu bổ
sung thƣờng xuyên số liệu và giải pháp tiến hành cho phù hợp với sự thay đổi
của từng thời kỳ.
1.2.3 Các bƣớc để lập quy hoạch
- Bước 1:Thu thập các yêu cầu quy hoạch: thực trạng vùng nguyên liệu,
các cơ sở chế biến, áp dụng khoa học kỹ thuật…Phân tích các thông tin kết
hợp với mục tiêu và các chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện đặc
biệt là các chính sách liên quan đến ngành chè.
- Bƣớc 2: Phác thảo sơ đồ quy hoạch, đƣa ra chƣơng trình tổng quát để
thực thi đề án, một bản dự toán tổng thể về các nguồn lực cần sử dụng, đặc
biệt là vấn đề tài chính.
- Bƣớc 3: Cùng với các cán bộ, chuyên viên có kiến thức về quy hoạch
bàn bạc và đƣa ra bản quy hoạch cuối cùng.

- Bƣớc 4: Khi đã có phƣơng án quy hoạch chính quyền địa phƣơng cần
đƣa ra để tham khảo và lấy ý kiến của cộng đồng chỉnh sửa bản quy hoạch lần

10


cuối. Lập kế hoạch có sự tham gia đóng góp của ngƣời dân sẽ có bản kế
hoạch hoàn chỉnh, sát thực và khả thi.
- Bƣớc 5: Đƣa ra trình UBND, HĐND phê duyệt
- Bƣớc 6: Tiến hành thực hiện quy hoạch từng bƣớc một theo kế hoạch.
- Bƣớc 7: Trong quá trình thực hiện quy hoạch, cần phải có cán bộ chuyên
trách theo dõi cập nhật tình hình để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
1.2.4. Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè
Nhu cầu sử dụng chè cho chế biến và tiêu thụ ngày càng gia tăng do đó
việc quy hoạch và phát triển cây chè là cần thiết và cấp bách đối với huyện. Việc
quy hoạch này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lƣỡng những biến động của các nhân
tố ảnh hƣởng, sự cạnh tranh trong sử dụng nguồn lực và hiệu quả của nó, chuẩn
bị những giải pháp, các chƣơng trình hành động nhằm đáp ứng đƣợc các vấn đề
phát sinh. Để cạnh tranh đƣợc lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất
chè ở trong và ngoại tỉnh cũng nhƣ việc muốn chiếm đƣợc thị phần trên thị
trƣờng đòi hỏi phải cạnh tranh về giá và chất lƣợng chè, nâng cao đƣợc chất
lƣợng và hạ thấp giá thành sản phẩm. Vì vậy ngành chè của huyện cần phải quy
hoạch phát triển cây chè xuất phát từ những yêu cầu sau:
- Quy hoạch là sự đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển
Trong thời gian qua diện tích trồng chè của huyện có nhiều sự thay đổi,
năng suất, chất lƣợng cũng đều tăng nhƣng bên cạnh nó vẫn còn những bất
cập trong công tác trồng và chế biến chè đòi hỏi tổ chức, xắp xếp lại sao cho
phù hợp với yêu cầu phát triển dài hạn của ngành. Xuất phát từ những lợi ích
của cây chè đem lại mà huyện đã có những chƣơng trình, dự án nhằm quy
hoạch và phát triển cây chè. Do nhu cầu dùng chè ở trong nƣớc cũng nhƣ trên

thế giới ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà huyện phải quy hoạch để đáp ứng
đƣợc hiệu quả kinh tế, tăng năng suất và đảm bảo chất lƣợng.

11


Hiệu quả kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu mong muốn hàng đầu của
huyện. Để đáp ứng đƣợc các mục tiêu mang tầm vĩ mô ngành chè của huyện
Hoàng Su Phì phải giải quyết đƣợc các mục tiêu cụ thể nhƣ: Tăng diện tích trồng
chè, tăng năng suất và sản lƣợng chế biến góp phần làm tăng thu nhập và nâng
cao mức sống cho ngƣời dân trồng chè, đồng thời giải quyết đƣợc một lƣợng lao
động thất nghiệp ở địa phƣơng và công nhân trong các hợp tác xã chế biến chè,
thu đƣợc lợi nhuận tăng thu nhập cho địa phƣơng. Tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở
chế biến, các dây chuyền sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất
lƣợng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
+ Tăng năng suất: Do đặc tính của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc
rất nhiều vào đất đai và các điều kiện tự nhiên nhƣ thời tiết, khí hậu. Nhƣng
trong đó đất đai thì có hạn, diện tích đất dùng trong nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp, do sử dụng đất là nhà ở và cho sản xuất công nghiệp. Thời tiết luôn
biến động bất thƣờng thiên tai hạn hánh thƣờng xuyên xảy ra. Vì vậy cần phải
đầu tƣ thâm canh có chiều sâu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng,
chăm sóc, chế biến để tăng năng xuất trên một đơn vị diện tích.
+ Nâng cao chất lượng:Chất lƣợng chè là một trong những yếu tố hàng
đầu trực tiếp tác động tới giá và việc thâm nhập thị trƣờng. Muốn có sản
phẩm đạt chất lƣợng đòi hỏi khâu chế biến phải tốt, chất lƣợng tốt sẽ hấp dẫn
và cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Hơn nữa sẽ đƣa sản phẩm thâm nhập đƣợc
vào các thị trƣờng khó tính đòi hỏi khắt khe nhất. Biện pháp để nâng cao chất
lƣợng là nâng cấp các nhà máy hiện có, lắp đạt dây truyền sản xuất hiện đại
đảm bảo chế biến hết chè búp tƣơi đƣợc thu hái.
+ Tăng thu nhập cho người dân: Không ai hết chính những ngƣời trồng

chè sẽ chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ cây chè. Mức thu nhập bình quân của mỗi
ngƣời dân nông thôn rất thấp, cho nên việc tăng năng suất cây chè dẫn đến thu

12


nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động nông thôn. Thu nhập
mà ổn định thì ngƣời lao động mới tập chung vào sản xuất tạo ra nguyên liệu
cho các nhà máy sản xuất chế biến.
Quy hoạch phát triển sản xuất chè sẽ giải quyết đƣợc tốt các vấn đề về
lao động việc làm cho lao động ở vùng nông thôn, giúp họ ổn định đƣợc cuộc
sống lâu dài, gắn bó với cây chè. Từ đó ngƣời dân có thể nâng cao mức thu
nhập của mình vì cây chè so với cây trồng vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao
hơn rất nhiều.
+ So sánh hiệu quả kinh tế với các cây trồng khác: So với các loại cây
trồng khác thì cây chè chiếm tỷ trọng lớn cả về năng suất, giá trị kinh tế và
diện tích đất trồng. Theo thống kê năm 2013 của Phòng nông nghiệp huyện
sản lƣợng của cây chè chiếm 46% đứng thứ 2 sau sản lƣợng của cây ngô. Cây
ngô là cây lƣơng thực chính của đồng bào dân tộc, cây chè giúp cho ngƣời
dân tăng thêm thu nhập, xoá đói giảm nghèo đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
so với các cây công nghiệp khác.

13


Hình 1.1: So sánh sản lƣợng cây chè với các cây công nghiệp khác
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì)
+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội: Vấn đề đầu tiên nói đến đó là giải
quyết lao động thất nghiệp ở vùng nông thôn, nơi mà có tỷ lệ thất nghiệp cao
nhất trong cả nƣớc nói chung và của huyện Hoàng Su Phì nói riêng. Ngƣời dân

tham gia vào lao động sản xuất sẽ giảm bớt đƣợc các tệ nạn xã hội trong địa bàn
dân cƣ. Ngoài ra quy hoạch còn là căn cứ để dự báo cho kế hoạch kỳ sau.
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quy hoạch
1.3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển sản xuất
chè. Các yếu tố nhƣ lƣợng mƣa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai...là các yếu tố quan
trọng tác động đến chất lƣợng và năng suất của cây chè. Huyện Hoàng Su Phì
nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung là nơi có điều kiện tự nhiên hoàn toàn
thích hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của cây chè đặc biệt là giống chè
Shan tuyết lá to.

14


- Vị trí địa lý
Hoàng Su Phì là một huyện miền núi cao, thuộc tiểu vùng II (vùng cao
núi đất) của tỉnh Hà Giang và nằm về phía tây của tỉnh. Trung tâm huyện là
thị trấn Vinh Quang cách thị xã Hà Giang hơn 100 km theo đƣờng quốc lộ số
2 và tỉnh lộ 177.
- Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam - Trung Quốc.
- Phía nam giáp huyện Bắc Quang.
- Phía đông giáp huyện Vị Vuyên.
- Phía tây giáp huyện Xín Mần.
Huyện Hoàng Su Phì có diện tích tự nhiên là 63.281,8 ha, gồm 25 xã
(trong đó có 01 thị trấn và có 04 xã giáp danh giới với Trung Quốc (theo tài
liệu “Quy hoạch phát triển tổng thể của huyện từ 1997 - 2010”). Nằm ở độ
cao 1.500 mét so với mực nƣớc biển, không khí nơi đây luôn trong lành và
lạnh quanh năm . Huyện Hoàng Su Phì là 1 trong 5 huyện có diện tích trồng
chè lớn nhất của tỉnh Hà Giang.
Vì vậy Hoàng Su Phì là một huyện thuộc huyện biên giới (có khoảng

34 km đƣờng biên giới với Trung Quốc), giữ một vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh và của Quốc Gia.
- Khí hậu
Chịu nhiều khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mƣa nhiều, hàng năm
chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa nên thƣờng xuyên bị mƣa bão,có 2 mùa
rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20,80C, cao nhất là 26,70C, thấp
nhất là 13,20C. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.698mm, phân bố không đều
tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Độ ẩm không khí bình quân là 86% ngoài ra

15


×