TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ TRANG THỦY
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP HOA NIÊN CỦA TẾ HANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
HÀ NỘI - 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ TRANG THỦY
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP HOA NIÊN CỦA TẾ HANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LA NGUYỆT ANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của TS. La
Nguyệt Anh - giảng viên Bộ môn Văn học Việt Nam, người trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Tôi xin được gửi tới cô lời
cảm ơn chân thành sâu sắc.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi những sai sót, tôi
rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía các thầy, cô và các bạn
đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thị Trang Thủy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Khóa luận Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập Hoa niên của Tế Hanh là
kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi
trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS - GV. La Nguyệt Anh.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thị Trang Thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4
6. Đóng góp mới của khóa luận ...................................................................... 5
7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 6
1.1. Giới thuyết chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật ..................... 6
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ .............................................................................. 6
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................... 6
1.1.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ............................................................. 8
1.2. Tế Hanh và quá trình sáng tạo ............................................................. 15
1.2.1 Vài nét về tác giả, tác phẩm .................................................................. 15
1.2.2. Tấm thảm ngôn từ trong thơ Tế Hanh ............................................... 19
CHƢƠNG 2. ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẬP
HOA NIÊN CỦA TẾ HANH ........................................................................ 23
2.1. Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, nhạc điệu ........................................ 23
2.1.1. Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh thực ............................................... 23
2.1.2. Ngôn ngữ miêu tả giàu nhạc điệu và dư ba........................................ 29
2.2. Ngôn ngữ trữ tình đan xen yếu tố tự sự, kể chuyện............................ 33
2.2.1. Ngôn ngữ được đan dệt từ chất liệu đời thường ................................ 33
2.2.2. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, trong sáng ......................................... 38
2.3. Ngôn ngữ thơ Tế Hanh có sự kết hợp tài tình các thủ pháp nghệ
thuật ................................................................................................................ 44
2.3.1. Thủ pháp so sánh, nhân hóa ............................................................... 44
2.3.2. Thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, láy từ ...................................................... 46
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu, thơ ca đã ăn sâu vào tâm hồn, lối sống của người Việt. Một trong
những giá trị làm nên điệu tâm hồn người Việt, gắn bó sâu sắc với con người
và cuộc sống hàng ngày đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện, công
cụ quan trọng giúp người đọc hiểu được văn bản, hiểu được dụng ý nghệ thuật
cuả nhà văn. Ngôn ngữ thơ Tế Hanh là một đề tài mở ngỏ, chúng tôi xin đi tìm
hiểu đề tài này mong muốn khám phá đặc trưng ngôn ngữ thơ ông.
Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX có nhiều biến đổi sâu sắc, sự
thay đổi của xã hội đã ảnh hưởng đến văn học. Một trong những thay đổi lớn của
nền văn học nước nhà là sự xuất hiện của phong trào Thơ mới (1932 - 1945).
Phong trào Thơ mới phát triển trong một thời gian không dài nhưng đã có
những đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc, mở đầu cho sự phát triển của thơ
ca Việt Nam hiện đại. Tế Hanh - một gương mặt xuất hiện muộn của phong
trào Thơ mới, nhưng đúng như nhận xét của Nhất Linh “có rất nhiều hứa hẹn
trở nên một thi sĩ có tài”. Hơn 80 năm sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định
được tài năng và đóng góp của mình cho thơ ca dân tộc, tập Hoa niên đã thể
hiện khá rõ nét tài năng tiềm ẩn của thi sĩ. Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật trong
tập Hoa niên sẽ góp phần hiểu hơn góc nhỏ của thơ ca hiện đại Việt Nam, và
cái nhìn toàn bộ về ngôn ngữ Phong trào thơ mới.
Tế Hanh là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học hiện đại
Việt Nam, đặc biệt là một trong những gương mặt xuất sắc trong phong trào
Thơ mới. Thơ Tế Hanh được đông đảo bạn đọc biết đến và từng được đưa vào
giảng dạy trong chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Nó khiến tên
tuổi của nhà thơ trở nên quen thuộc với nhiều người. Chỉ cần đọc vài câu trong
bài Quê hương, Nhớ con sông quê thì không mấy ai là không gọi tên Tế Hanh.
1
Tuy nhiên, cho đến nay những công trình nghiên cứu về ông còn khá khiêm
tốn. Vì lẽ đó, đi vào nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong tập Hoa niên nói
riêng, thơ ca Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập
trong nhà trường. Chúng tôi hi vọng góp thêm một tiếng nói khẳng định tên
tuổi của nhà thơ trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Bước vào làng thơ một cách rụt rè, nhưng Tế Hanh sớm khẳng định
được vị trí của mình trong giai đoạn phát triển của thơ ca cuối mùa những năm
1930, đầu 1940. Những bài thơ thời học sinh tập hợp trong tập Nghẹn ngào
(sau bổ sung thêm ra mắt bạn đọc với tên Hoa niên - 1945), mà bạn bè gửi dự
thi hộ, lại được giải của một văn đoàn có tiếng lúc đó là Tự Lực, và tác phẩm
cùng tên tuổi ông được đưa vào công trình khảo cứu đáng chú ý là Thi nhân
Việt Nam (1941) của Hoài Thanh và Hoài Chân. Thành công ấy tạo đà cho Tế
Hanh phát triển tài năng thơ của mình. Tuy nhiên, khi ông bước vào thi đàn,
Thơ mới đã thắng thế, đã ổn định và có xu hướng thoái trào. Không vượt ra
khỏi quỹ đạo ấy, Tế Hanh lặng lẽ và dè dặt góp tiếng thơ riêng của mình.
Viết về thế giới nghệ thuật trong thơ Tế Hanh, ngôn ngữ được xem là
yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp riêng trong thơ ca ông, vì thế, đã có rất nhiều
ý kiến đánh giá, những lời nhận xét cũng như những bài viết, bài nghiên cứu có
liên quan đến ngôn ngữ thơ Tế Hanh. Nhà thơ là phát hiện cuối cùng của Tự
lực văn đoàn, những người thuộc văn đoàn đó đã sàng lọc khá chính xác, khẳng
định được một số tác giả, tác phẩm còn lại với thời gian như: Kim tiền của Vi
Huyền Đắc và Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Làm lẽ của Mạnh Phú Tư và Bức
tranh quê của Anh thơ… trong một ít năm mà giải thưởng Tự lực văn đoàn
tồn tại (từ 1935 đến 1939). Và một trong những người cuối cùng của cái giải
đầy sức thuyết phục đó là tập Nghẹn ngào của Tế Hanh. Sau khi công bố giải,
Nhất Linh viết mấy dòng tiên tri về tác giả tập Nghẹn ngào: “Tế Hanh có rất
2
nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài, ông có một linh hồn phong phú, có
những rung động sâu sắc; và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và
cách đặt tìm câu chữ. Ông chỉ còn chờ thời gian để gặp được nhiều cảnh và
viết thêm được nhiều bài thơ hay” [13; 195].
Vũ Quần Phương trong Nhà Thơ Việt Nam Hiện Đại (nhà xuất bản
Khoa Học xã hội, H, 1984) có nhận xét về Tế Hanh: “Thơ Tế Hanh khi hay là
một thứ hay thực chất, rất ít trang sức, và khi dở cũng dở một cách thật thà
không ẩn giấu trong ngôn ngữ hình ảnh…” [19; 126].
Mã Giang Lân trong Lời giới thiệu,Tuyển tập Tế Hanh (nhà xuất bản
Văn học, 1987) khi đọc bài Vườn xưa có nhận xét về tứ thơ của Tế Hanh: “Tế
Hanh có suy tưởng, có triết lý. Nhưng triết lý trong thơ anh không có tính
chất luận đề, không cầu kỳ, gò bó. Và nhất là từ một cái tứ chủ đạo, Tế Hanh
đã khéo léo dẫn dắt cảm xúc vận động tinh tế thông qua những hình ảnh gợi
cảm và ngôn ngữ thích hợp. Vì vậy, nghĩ đến Tế Hanh, người đọc nghĩ đến
một hồn thơ đôn hậu, hiền lành nhiều rung động” [13; 52].
Viết về Tế Hanh, Chế Lan Viên từng nhận xét: “Là nhà thơ ai không sử
dụng trái tim mình. Nhưng nếu người này nhân nó lên bằng tưởng tượng, tư
duy, người kia chia nó ra nghìn mảnh nhỏ phân tích, Tế Hanh lại cộng nó
cùng sự vật. Những nhà thơ này hiện đại hóa nó, tăng âm cho nó, Tế Hanh
thích để trần… Tế Hanh có kể chuyện, có nói ý, có tả hình, có tưởng tượng,
có đào sâu vào tiềm thức, có cấu trúc ngôn từ như tất cả các nhà thơ nhưng ở
anh, nhạc trưởng, chỉ huy chính là Tình cảm” [13; 349].
Tổng quan về lịch sử nghiên cứu thơ Tế Hanh, chúng ta thấy có rất ít
nhà phê bình, nghiên cứu đã đưa ra quan điểm ngôn ngữ thơ Tế Hanh. Qua
quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ thơ Tế Hanh còn nhiều
vấn đề chưa được triển khai làm rõ, mà chủ yếu nghiên cứu, đánh giá quá
trình sáng tạo bền bỉ, sự vững vàng của Tế Hanh về nội dung, tư tưởng. Xuất
3
phát từ thực tế đó chúng tôi lựa chọn đề tài này trên cơ sở tổng hợp thành tựu
nghiên cứu của những người đi trước, để tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu một
vấn đề còn mở ngỏ: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập Hoa niên của Tế Hanh để
thấy được nét riêng trong thơ ông, khẳng định những đóng góp đáng trân
trọng của Tế Hanh trên thi đàn dân tộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những đặc điểm nổi bật về hình thức ngôn ngữ thơ Tế
Hanh trong tập Hoa niên, khái quát đặc trưng phong cách ngôn ngữ thơ ông,
đồng thời góp phần khẳng định vị trí của Tế Hanh trong phong trào thơ mới
lúc bấy giờ.
So sánh ngôn ngữ thơ Tế Hanh trước và sau cách mạng, để thấy được
sựphát triển tài năng của nhà thơ. Khi cần thiết so sánh, đối chiếu ngôn ngữ
thơ ông với ngôn ngữ thơ của các tác giả khác, đặc biệt các tác giả cùng thời
trong phong trào Thơ mới nhằm làm nổi bật đặc trưng ngôn ngữ thơ Tế Hanh.
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ Hoa niên của
Tế Hanh (Giai đoạn từ 1932 đến 1945).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tư liệu: Chúng tôi chọn toàn bộ tác phẩm của Tế Hanh trong
tập Hoa niên làm văn bản khảo sát chính. Ngoài ra, còn khảo sát thêm một số
văn bản của tác giả trong phong trào Thơ mới
Phạm vi nội dung: Tìm hiểu các đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong
tập thơ Hoa niên của Tế Hanh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp hệ thống
4
6. Đóng góp mới của khóa luận
Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu, một mảng sáng tác của Tế
Hanh về ngôn ngữ thơ, đặc biệt trong giai đoạn phong trào Thơ mới.
Kết quả của khóa luận góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy học tập
thơ Tế Hanh trong nhà trường.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn triển khai trong 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong tập Hoa niên của Tế
Hanh
5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thuyết chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài
người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp của xã hội. Ngôn ngữ bao
gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay thì ngôn ngữ là
công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
Theo F. de Saussure: Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, mỗi ký hiệu có
hai mặt như hai mặt của một tờ giấy, không thể tách rời nhau gồm cái biểu đạt
(âm thanh ngôn ngữ) và cái được biểu đạt (khái niệm). Ngôn ngữ là một
phương tiện của giao tiếp xã hội và là phương tiện để tư duy. “Nó vừa là một
sản phẩm xã hội, vừa là một hợp thể gồm những quy ước tất yếu được tập thể
xã hội chấp nhận, để cho phép các cá nhân vận dụng năng lực này” [28; 30].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ là công cụ là chất liệu cơ
bản của văn học vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ.
Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể
hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao
giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần
cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác” [20; 215]. Quả
đúng như vậy, khi tiếp cận tác phẩm văn học người đọc phải hiểu từng câu,
từng chữ mới cảm thụ được cái hay cái đẹp của tác phẩm.
Tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu
cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ văn học.
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật
được dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng
6
hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một
cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh,
trong văn bản và khoa học [20; 125].
M.Gocki khẳng định: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [20; 215].
Ngôn ngữ trong tất cả các tính chất thẩm mỹ của nó là chất liệu, là phương
tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không
thể có tác phẩm văn học (phi ngôn ngữ). Thật vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ
của tác phẩm. Bạn đọc muốn khám phá thế giới bên trong thì trước hết phải
bóc tách được cái vỏ bên ngoài. Vì thế, khi đến với bất kỳ một tác phẩm nào,
khám phá ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm chính là yêu cầu đầu tiên và tất
yếu để bạn đọc đi sâu tìm hiểu những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và cả
những giá trị thẩm mỹ mà tác giả gửi gắm.
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn
chương không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu của con
người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn ngôn ngữ thông
thường và đạt giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ”.
Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ sử
dụng trong tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn
học là ngôn ngữ toàn dân đã được nghệ thuật hóa. Ngôn ngữ ấy đã được chọn
lọc, gọt rũa, trau chuốt… và đặc biệt ngôn ngữ ấy phải đem lại cho người đọc
những cảm xúc thẩm mỹ, xúc cảm được nhận biết thông qua những rung động
tình cảm. Điều này khác hẳn với những xúc cảm khoa học - những rung động
thông qua suy lý và chứng minh.
Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thể hiện cá tính
sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Và ngôn ngữ nghệ thuật chính là
ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc được tác giả vận dụng tổ chức trong tác
phẩm để tạo ra hiệu quả và giá trị thẩm mỹ.
7
1.1.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ
1.1.3.1. Phân biệt ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi
Thơ và văn xuôi đều dùng chất liệu chính là ngôn ngữ để xây dựng tác
phẩm. Trong kho tàng ngôn ngữ toàn dân của dân tộc, các nhà văn nhà thơ đã
tìm tòi, tích lũy, khổ luyện, và cả kinh nghiệm sống sử dụng những từ ngữ ấy
để tạo ra những đứa con tinh thần của mình, đó là sản phẩm của trí tuệ, cảm
xúc của tác giả. Để những tác phẩm ấy, đứa “con” ấy thật sự “nổi sóng”, “nổi
gió”, “cất cánh”... mang thần thái của thời đại, của tác giả, tác động mạnh đến
xúc cảm, đến trái tim bạn đọc và nó thật sự có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Song
do đặc trưng của thể loại trữ tình hay tự sự mà ngôn ngữ văn học được các tác
giả sử dụng khác nhau.
Trên phương diện tinh thần, “Thơ là nguồn cảm thông chung của nhân
loại” (Helgel). Về cấu trúc, “thơ là một ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung
loài người” và làm thơ tức là làm thế nào cho “ngôn ngữ trở thành một tác
phẩm nghệ thuật” (Paul Valery). Về phương diện ngữ học “thơ là ngôn ngữ
trong chức năng thầm mỹ của nó” (Jakobson). Còn Jacques Roubaud (nhà thơ
đương đại hàng đầu của Pháp) nói: “thơ là ký ức bằng con số và nhịp điệu của
ngôn ngữ”.
Từ ngàn xưa ông cha ta đã nói: thơ, ca, hò ,vè là văn vần, câu nói này
đã khẳng định: “thơ phải có vần” đó là nét nhận “dạng” riêng của thơ. Bước
vào kỷ nguyên mới, tư duy con người phát triển tinh tế hơn, một bộ phận
người cảm thụ không theo lối xưa nữa. Đồng thời do ảnh hưởng văn hóa giao
lưu nên thơ bớt câu nệ vần, nhưng vẫn giữ nhạc điệu. Dòng thơ mới xuất hiện,
nhiều thể thơ theo lối tự do, phá cách… Bàn về đặc trưng ngôn ngữ nghệ
thuật thơ, Hữu Đạt nhận định: “Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng
hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm
các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm linh
8
con người” [3; 63]. Có nghĩa, bài thơ chỉ dùng những câu ngắn, không giải
thích nhiều, một câu thơ có thể là một từ nhưng tác giả đã dùng những từ
“đắt” đã có thể tác động đến trái tim của độc giả, người đọc có thể hiểu ý
nghĩa của những câu thơ ấy.
Khác với thơ, văn xuôi là một dạng ngôn ngữ thể hiện một cấu trúc ngữ
pháp và mô phỏng văn nói tự nhiên, không tuân theo các lề luật như thơ ca.
Văn xuôi chứa trọn các câu đầy đủ và có ngữ pháp chặt chẽ, tạo ra các đoạn và
bỏ qua tính mỹ thuật của thơ ca. Ở văn xuôi, do nhà văn xây dựng nhân vật
điển hình trong những hoàn cảnh điển hình nên việc miêu tả ngoại hình, nội
tâm nhân vật, bối cảnh xã hội… thường phải cụ thể qua nhiều tình tiết, mâu
thuẫn. Ở mỗi đoạn, mỗi chương, mỗi câu chuyện lại có sự phát triển tâm lý
nhân vật một cách trực tiếp hay gián tiếp. Số câu số chữ có thể giãn ra hay co
lại theo ý đồ của tác giả. Nhưng nhìn chung là nó không có sự cô đúc như ngôn
từ thơ ca.
Nhà văn thì dùng ngôn ngữ để kể lể, giải thích… Nhà thơ để ngôn ngữ
tiếp xúc trực tiếp với chúng ta, giống như họa sĩ để bức tranh mặc sức “nói
chuyện” với người xem, nhạc công buông âm giai tự do “đi vào” thính giả.
Cho nên, thơ hiện ra dưới một thể hoàn bị, khác biệt với văn và rất gần với
những ngành nghệ thuật tạo âm và tạo hình khác như âm nhac, hội họa, điêu
khắc, kịch nghệ… Vì thế, ngôn ngữ thơ chứa nhiều sắc thái, cảm xúc, biểu
cảm tất cả hòa quyện vào nhau tạo ra nét đặc sắc ngôn ngữ thơ riêng, giàu âm
hưởng, nhạc tính, vần điệu dễ đi vào lòng người.
Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ chính xác, hàm súc, giàu hình
tượng, biểu cảm và giàu sức tưởng tượng. Các yếu tố đó hòa quyện vào nhau
tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi
cảm, góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều
sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị.
9
1.1.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ
Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường
nét là ngôn ngữ của hội họa; hình khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ
là chất liệu của tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, tùy vào đặc trưng thể loại
ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn học có những đặc điểm riêng. Là nghệ thuật
lấy “ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson), ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt
quan trọng trong thơ. Đó là ngôn ngữ được chưng cất công phu vì “bài thơ là
tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn
ngữ”. Ngôn ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, là một
giá trị không thể phủ nhận trong yếu tính thơ, vì “thơ tức là phần tinh lọc nhất
của ngôn ngữ”.
Khác với loại hình nghệ thuật khác, văn học sử dụng ngôn ngữ là chất
liệu để “mã hóa” tư tưởng, cảm xúc… về đời sống. Một tác phẩm văn học khi
đến tay bạn đọc nó chỉ đơn giản là “một mã” những kí tự. Muốn hiểu được nó
người đọc phải “giải mã” văn bản đó để hiểu văn bản thành tác phẩm trong
tâm trí của mình. Còn đối với thơ thì: Thơ là hình thái văn học đầu tiên của
loài người. Chính vì vậy mà có một thời gian rất dài, thuật ngữ thơ được dùng
chỉ chung cho văn học.
Từ thời cổ đại, Aristote trong công trình Nghệ thuật thơ ca đã tổng kết kinh
nghiệm nghệ thuật Hy Lạp và dành nhiều chương viết (chương XIX, XX, XXI) bàn
về “loại nghệ thuật mà chỉ dùng ngôn từ”, về “cách diễn đạt bằng ngôn từ” [12; 82].
Trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa, quan niệm về thơ đã
được đề cập từ rất sớm. Trong cuốn Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp đã đề cập
đến phương diện cơ bản của một bài thơ là: “tình cảm, ý nghĩa (tình văn),
ngôn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh văn). Nhà thơ Bạch Cư Dị cũng nêu
lên các vấn đề then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: “cái gì cảm hóa
được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước bằng
ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa.
10
Với thơ, gốc là tình cảm, mầm là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”.
Đây là một trong những quan niệm thơ toàn diện và sâu sắc trong nền văn học
cổ điển Trung Hoa.
Ở Việt Nam, quan niệm về thơ cũng đã được các nhà nghiên cứu đề cập
đến với nhiều ý kiến, nhiều khuynh hướng khác nhau. Phạm Văn Đồng quan
niệm: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái
nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy” [21; 73].
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc lại gợi ra một trường nghiên cứu thơ hết sức rộng
rãi: thơ không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ học thuần túy mà chủ yếu là hiện
tượng giao tiếp nghệ thuật, một phát ngôn đầy đủ trong ý nghĩa của từ này.
Ông cho rằng: “Thơ là hình thức tổ chức ngôn ngữ quái đản nhất” [17; 41].
Còn Tố Hữu đưa ra quan niệm đầy đủ về xúc cảm, trái tim của cuộc sống đã
đủ đầy thì ắt sẽ tự trào, tự bật: “Thơ chỉ bật ra trong trái tim ta khi cuộc sống
tràn đầy”. Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Thơ là hình thức sáng tác văn
học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng
ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [20; 309].
Có thể thấy qua các định nghĩa về thơ, tác giả đã rất coi trọng vị trí của
ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo thơ. Ngôn ngữ nghệ thuật được xem là yếu
tố đầu tiên (“chẳng gì đi trước được ngôn ngữ” - Bạch Cư Dị), có hình thức tổ
chức đặc biệt (“thơ là hình thức tổ chức ngôn ngữ quái đản nhất” - Phan Ngọc)
và có đặc trưng riêng (“ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh và nhất là có nhịp
điệu” - Nhóm tác giả Từ điển thuật ngữ văn học).
Ngôn ngữ nghệ thuật thơ là ngôn ngữ được dùng trong sáng tác nghệ
thuật, cụ thể là thơ. Vì thơ là hình thức văn học thể hiện cảm xúc, tâm trạng
nên ngôn ngữ nghệ thuật thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh, hàm súc, gợi cảm, có
nhịp điệu. Các yếu tố đó hòa quyện vào nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh,
11
đa nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tính họa,
tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị.
Thứ nhất, ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính: Thơ phản ánh cuộc sống qua
những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động,
ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không
chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ
ngữ ấy. Có thể xem nhạc tính là nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ thơ.
“Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca. Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn
xuôi” (Bằng Giang). Nếu trong văn xuôi, các đặc tính thanh lọc của ngôn
ngữ (như cao độ, cường độ, trường độ…) không được tổ chức thì trong thơ
trái lại những đặc tính ấy lại được tổ chức một cách chặt chẽ, có dụng ý,
nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều không nói hết. Bởi nhạc
tính như một nét duyên thầm làm nên vẻ đẹp của thơ, cũng là một yếu tố tạo
mỹ cảm cho người đọc, và “thơ là sự phối hợp của âm thanh”. Thơ bao giờ
cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu “rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ
sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng
người nhưng dễ nông cạn” (Chế Lan Viên). Bởi vậy tính nhạc được coi là
đặc trưng chủ yếu mang tính loại biệt rõ nét của ngôn ngữ thơ ca. Theo các
nhà nghiên cứu, nhạc tính trong thơ được thể hiện ở ba mặt cơ bản: Sự cân
đối, sự trầm bổng, sự trùng điệp.
Sự cân đối là sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ. Sự hài hòa có
thể là hình ảnh, âm thanh:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể hiện ở cách hòa âm, ở sự thay đổi
độ cao giữa hai nhóm thanh điệu. Xuân Diệu đã biểu hiện được cảm xúc lâng
lâng, bay bổng theo tiềng đàn du dương, êm nhẹ:
12
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
Nhà thơ Tố Hữu viết:
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
(Mẹ Tơm)
Đó không chỉ là âm vang của tự nhiên mà còn là âm vang của tâm hồn.
Sự trầm bổng còn thể hiện ở nhịp điệu:
Sen tàn/ cúc lại nở hoa
Sầu dài/ngày ngắn/đông đà sang xuân
Cách ngắt nhịp 2/4 và 2/2/4 đều đặn nhịp nhàng. Nhịp thơ ở đây là nhịp
của cảm xúc.
Như vậy âm thanh và nhịp điệu trong thơ không đơn thuần là hình thức
mà là yếu tố góp phần biểu hiện những khía cạnh tinh vi của đời sống tình
cảm. Sự trùng điệp thể hiện ở sự dùng vần, điệp từ, ngữ, điệp cú, vừa dễ nhớ,
vừa tạo nên vẻ trùng điệp cho ngôn ngữ thơ
Lầu mưa xuống, thêm lan mưa xuống
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
(Tiếng đàn mưa - Bích Khê)
Như vậy nhạc điệu trong thơ là một đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ.
Ngày nay có xu hướng bỏ vần để tạo cho câu thơ tự do, phá cách. Nhưng nếu
không có một nhạc điệu nội tại nào đó thì sự đối xứng giữa các dòng, các
đoạn thơ, tiết tấu, nhịp điệu của câu thơ không còn là ngôn ngữ thơ nữa.
Thứ hai, ngôn ngữ thơ có tính hàm súc: Nếu ngôn ngữ văn xuôi là ngôn
ngữ của cuộc sống đời thường, nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi sự kể lể,… thì
ngôn ngữ thơ mang nặng tính “đặc tuyển”. Một dung lượng ngôn ngữ hạn chế
nhất trong các tác phẩm văn học nhưng lại có tham vọng chiếm lĩnh cả thế
giới... Maiacopxki gọi lao động nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ là “trả chữ với
giá cắt cổ”: “Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ”.
13
Như vậy, tính hàm súc được hiểu là khả năng ngôn ngữ có thể miêu tả
mọi hiện tượng cuộc sống một cách cô đọng, ít lời mà nói được nhiều ý, ý tại
ngôn ngoại, đây là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị nhất.
Do giới hạn tác phẩm nên thơ ca sử dụng từ ngữ rất kiệm lời. Tính hàm
súc của ngôn ngữ thơ phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm, thể
hiện cá tính của nghệ sĩ, chẳng hạn từ “cậy” trong đoạn trao duyên (trích
Truyện kiều - Nguyễn Du) nó không chỉ diễn tả chiều sâu của tình cảm, mà nó
đảm bảo được tính chính xác, tính hình tượng, tính truyền cảm.
Định lượng số tiếng trong thơ cũng là tiền đề tạo ra sự xuất hiện các
phương tiện nghệ thuật trong một bài thơ, có thể xuất hiện cùng một lúc nhiều
biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ… Bài ca dao Khăn thương nhớ ai
mở đầu bằng từ: Khăn thương nhớ ai có số lượng từ không nhiều, nhưng bằng
các biện pháp tu từ đã thể hiện được tâm trạng khắc khoải nhớ mong của
người con gái còn mang lại dư âm vang mãi cho đến tận bây giờ và cả mai
sau, không chỉ của một người mà còn của nhiều người.
Thứ ba, ngôn ngữ thơ có tính truyền cảm: Ngôn ngữ thơ có tính
truyền cảm bởi tác phẩm văn học là sản phẩm của tình cảm, cảm xúc của
người nghệ sĩ trước cảnh đời, cảnh người, nên ngôn ngữ trong tác phẩm
văn chương phải thể hiện được cảm xúc, phải truyền cảm xúc thẩm mĩ tới
bạn đọc. Thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm, trái tim nên ngôn ngữ thơ
ca có sức gợi cảm đặc biệt.
Ngôn ngữ thơ không chú trọng tả, kể như ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự.
Nếu dùng chỉ nhằm mục đích để truyền cảm. Khi Quang Dũng viết Tây Tiến:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
14
Quang Dũng không hỏi ai lên Châu Mộc có nhìn thấy phong cảnh hữu
tình không mà tác giả gợi nỗi nhớ thương mất mát, nuối tiếc những ngày
tháng, kỷ niệm, những ảo ảnh đã tan biến trong đời. Quang Dũng đã gợi cho
ta những gì đã mất, đồng thời nói lên tâm trạng của nhà thơ.
Tính truyền cảm của ngôn ngữ không chỉ biểu hiện qua cách lựa chọn
từ ngữ, các phương tiện tu từ, mà còn biểu hiện qua nhạc điệu thơ:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn
(Tố Hữu)
Sự tập trung dày đặc các nguyên âm có độ mở rộng và phụ âm vang
mũi khiến câu thơ giàu nhạc tính, đó không đơn thuần là sự ngân nga của
ngôn ngữ mà lạ khúc nhạc dạo hát lên cho một người, tóm lại thơ là một hình
thái nghệ thuật cao quý, tinh vi của sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ thơ
mà ngôn ngữ mang tính chính xác, hàm súc, đa nghĩa, tạo hình, biểu cảm… Ở
mỗi thể loại khác nhau, sắc thái và mắc độ khác nhau thì những biểu hiện ấy
mang đặc trưng riêng.
Trên đây là đặc trưng của ngôn ngữ thơ, tuy nhiên không phải bài thơ
nào, tác giả nào, trào lưu nào, thời đại nào cũng tuân theo đặc trưng đó. Mỗi
thời đại có quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nghệ thuật riêng, sở trường riêng
của nghệ sỹ nên việc sử dụng ngôn ngữ phải linh hoạt, sáng tạo.
1.2. Tế Hanh và quá trình sáng tạo
1.2.1 Vài nét về tác giả, tác phẩm
Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 ở
thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ
học trường làng, rồi trường huyện. Năm 1936 đậu tiểu học, ra Huế học trường
trung học (trường Quốc học). Năm 1943, đậu tú tài triết học. Sinh ra trong
một gia đình nhà nho, ông yêu thơ văn từ nhỏ. Năm 1935 gặp và yêu Thơ
15
mới. Khi ra Huế, được tiếp xúc rộng rãi hơn với các bạn trong Phong trào Thơ
mới như Huy Cận, Xuân Diệu và đọc thơ thế giới (nhất là thơ Pháp) ông bắt
đầu làm thơ. Năm 1939 khi học năm thứ 3 trường trung học, ông viết tập thơ
đầu tiên lấy tên là Nghẹn Ngào. Năm 1940 tập thơ đó được giải thưởng thơ
của Tự lực văn đoàn. Một số bài thơ mới viết trong năm 1940, 1941 cùng với
những bài trong tập Nghẹn ngào tạo thành tập Hoa niên in năm 1945. Trong
thời gian 1942, 1943, 1944 ông chuẩn bị một tập thơ khác, với xúc cảm khác,
định cho ra đời với cái tên Những số kiếp. Những bài thơ này phần lớn chưa
in, chỉ đăng rải rác trên các báo ở Hà Nội và Sài Gòn. Gần đây tìm lại được
bản thảo, ông lấy tên là Tập thơ tìm lại. Năm 1943, sau khi đậu tú tài ông ra
Hà Nội vào học trường Luật nhưng rồi bỏ về Huế đi dạy học ở trường tư thục
cùng các các ông Hoài Thanh, Nguyễn Văn Bổng,... Tháng 8 - 1945 ông tham
gia khởi nghĩa ở Huế và bắt đầu sinh hoạt ở tổ chức Văn hóa Cứu quốc thành
phố Đà Nẵng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 - 12 - 1946 ông tham gia
ban tuyên truyền Mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1947, ông tham gia
Ban phụ trách trường trung học bình dân miền Nam Trung Bộ do Chủ tịch
Phạm Văn Đồng lúc đó là đại diện Đảng và Chính Phủ thành lập và hướng
dẫn. Ngày 1 tháng 1 năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng. Năm 1948, ông
tham gia ban lãnh đạo Liên đoàn văn hóa kháng chiến miền Nam Trung Bộ và
đến năm 1949 tham gia thành lập và lãnh đạo Hội Văn nghệ Liên khu V.
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ông đi nhiều nơi ở liên khu V, vào
cả vùng bị chiếm cực Nam Trung Bộ. Tham gia phụ trách tạp chí Miền Nam
và báo Văn Nghệ Liên khu V. Thời gian này ông cho in hai tập thơ Hoa mùa
thi (1984) và Nhân dân một lòng (1953). Sau hiệp định Giơnevơ 1954, ông
tập kết ra Bắc về công tác ở Hội Văn nghệ trung ương. Từ năm 1957, khi
thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông ở trong ban lãnh đạo Hội. Từ năm
1963, ông là Uỷ viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam và Uỷ viên thường vụ
Hội liên hiệp văn học - nghệ thuật Việt Nam. Ông lần lượt ở trong các ban
16
phụ trách báo Văn nghệ, tạp chí Tác phẩm mới và Nhà xuất bản văn học. Từ
năm 1968 đến 1978 ông là trưởng ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Sau
Đại hội nhà văn lần thứ ba. Năm 1983, ông là ủy viên chấp hành Hội, làm
Chủ tịch dịch của hội, và từ năm 1986 là Chủ tịch Hội đồng thơ của Hội Nhà
văn Việt Nam và là Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Liên hiệp văn học - nghệ thuật
Việt Nam. Do có tiếp xúc với tác phẩm và các nhà văn nước ngoài, ông đã đóng
góp vào việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài và văn học thế giới vào
Việt Nam. Tế Hanh đã được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương trong
nước và ngoài nước. Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật đợt I.
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt
giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm
2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.
Tế Hanh thuở Hoa niên: Từ con đường quê ở một làng ven biển Bình Sơn
- Quảng Ngãi, năm 12 tuổi, Tế Hanh lên học tiểu học ở trường huyện. Sau đó,
năm 1936, cậu học trò vừa đậu tiểu học được ra Huế vào trường Quốc học. Năm
ấy, nhà thơ tương lai mới mười lăm tuổi. Huế thơ mộng, với núi Ngự sông
Hương, với Đại Nội và bao lăng tẩm, với chợ Đông Ba và cầu Tràng Tiền.
Trường Quốc học - một trung tâm văn hóa, với những bạn bè đồng học yêu văn
chương, cùng lớp Tế Hanh có Nguyễn Văn Bổng, trên Tế Hanh ba lớp có Huy
Cận, trên năm lớp có Xuân Diệu… Rồi không khí văn học lãng mạn thời đó…
Rồi sách báo văn chương tiếng Pháp… Và Huế còn có một thiếu nữ ngõ hẹp đã
làm cho trái tim trong trắng của chàng trai mới lớn lần đầu tiên biết tới những
rung động tình yêu… Nhớ lại thuở Hoa niên tươi đẹp ấy, năm 1985 nhà thơ Tế
Hanh tâm sự: “Nếu trong một đời người, một đời thơ có ba điều quan trọng là:
tuổi trẻ, tình yêu và thơ ca, thì ở Huế tôi đã có đủ cả ba điều đó”.
Và cái gì tới, đã tới: những bài thơ đầu tiên viết trong kỳ học, trong vụ
hè, những bài thơ viết cho mình, đưa bạn bè xem, những bài thơ dành tặng
17
một người, chưa nghĩ tới khi in báo… Bao nhiêu năm qua, Tế Hanh vẫn nhớ:
Nguyễn Văn Bổng rủ làm báo tường như thế nào; đưa thơ cho Huy Cận xem,
được Huy Cận khen như thế nào; hẹn với người bạn gái sẽ làm thơ tặng ban
gái trong kỳ nghỉ hè như thế nào… Những bài thơ liên tiếp ra đời vẫn còn
nguyên giá trị cho tới hôm nay: Lời con đường quê (1939), Những ngày nghỉ
học (1938), Quê hương (1939)…
Năm 1939, sau kỳ nghỉ hè, Tế Hanh lên năm thứ tư bậc Thành chung.
Mùa thu tựu trường năm ấy, Tế Hanh đưa cho bạn bè đọc bản thảo tập thơ
Nghẹn ngào (gồm hai mươi chín bài). Khi đó, Tự lực văn đoàn đang mở cuộc
thi thơ. Bạn bè chép lại tập thơ của Tế Hanh, gửi đi dự thi. Mùa hè năm sau,
1940, đang trong nỗi buồn thi trượt đíp-lôm, ở quê ôn tập đợi mùa thu thi lại,
thì Tế Hanh nhận được tờ báo do bạn bè gửi cho, trong đó có in tập thơ đã
được giải thưởng của Tự lực văn đoàn.
Tập Nghẹn ngào này, về sau nhà thơ đã bổ sung thêm và đổi tên là
Từ nhớ đến thương, rồi sau cùng, năm 1945 được Nhà xuất bản Đời nay in ra
với cái tên chính thức: Hoa niên (có 40 bài thơ).
Nhưng chính Tế Hanh thì chưa hề được nhìn thấy tập Hoa niên khi mới
xuất bản. Vì khi đó tình hình đất nước đang có những thay đổi lớn. Nhà thơ
dạy học ở Huế và tham gia cách mạng ở ngay thành phố đã có bao gắn bó với
tuổi hoa niên của mình. Rồi Tế Hanh đi kháng chiến ở miền Trung. Mãi tới
năm 1954, tập kết ra Hà Nội, Tế Hanh mới được cầm tập thơ Hoa niên trong
tay (do nhà thơ Hồ Dzếnh tặng lại). Sau Hoa niên, nhà thơ Tế Hanh còn có
nhiều tập thơ khác…
Trong bách hoa viên Thơ mới, hương phấn Hoa niên khó lẫn với hương
phấn các loài hoa khác, và có sức “gây mùi nhớ” khó quên chính vì nó là hoa
- niên - hương: đó là những rung động yêu thương “như cánh bướm non” một
thời tuổi hoa tươi trẻ thanh sạch, của mỗi kiếp sống con người.
18
1.2.2. Tấm thảm ngôn từ trong thơ Tế Hanh
Mỗi nhà thơ trong Phong trào Thơ mới đều có một bút pháp, một vùng
trời say đắm riêng, để gửi gắm tâm hồn của lứa tuổi dạt dào cảm xúc. Xuân
Diệu da diết với tình yêu, Huy Cận bâng khuâng với “Sông dài, trời rộng, bến
cô liêu”. Chế Lan Viên suy tư về nét Điêu tàn của một vương triều xa xưa,
Lưu Trọng Lư đăm chiêu trong mơ màng, sầu mộng. Thế Lữ thả hồn theo
tiếng sáo Thiên Thai, Phạm Huy Thông tìm chất bi hùng trong lịch sử cha
ông… Còn với Tế Hanh, điểm khác của Tế Hanh so với các nhà thơ lãng mạn
cùng thời là buồn, cô đơn mà không bế tắc, có ao ước, mơ màng mà không
quên gắn bó với quê hương, cuộc sống.
Để gửi gắm những cảm xúc ấy, các nghệ sĩ đã đưa nó vào lời thơ và
dường như nó đã trở thành món ăn tinh thần để nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo. Có
một bài thơ hay, nhà thơ phải lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, câu cú “đắt” để thơ
mình độc nhất, dễ đi vào lòng người. Vì thế, nó là yếu tố tạo nên tấm thảm
ngôn từ trong thơ ca. Nói đến việc dệt nên tấm thảm ngôn từ là quá trình sáng
tạo nghệ thuật của nhà thơ, trong quá trình sáng tạo ấy thi sĩ lựa chọn chất liệu
ngôn ngữ làm nguyên liệu cho thơ ca của mình.
Trong thơ, ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức cô đọng,
hàm súc và đặc biệt gợi cảm. Mỗi nhà văn, nhà thơ tài năng không thể không
tạo cho mình một thế giới ngôn ngữ riêng từ cái kho tàng ngôn ngữ chung của
đời sống. Tế Hanh cũng rất coi trọng ngôn ngữ và lao động ngôn từ. Trong
thơ, cái nghề lựa chữ, chọn câu, tìm vần không phải là vấn đề hình thức, vấn
đề kĩ thuật mà thực chất là vấn đề nội dung… Bởi xét đến cùng hình thức là
để nói nội dung.
Thơ Tế Hanh để có một tấm thảm ngôn từ riêng, không lẫn với bất cứ
ai, nhà thơ đã lựa chọn cho mình chất liệu ngôn ngữ riêng trong sáng tạo nghệ
thuật, điểm xuất phát đầu tiên chính là tư tưởng, tình cảm và cảm xúc. Với Tế
Hanh cảm xúc luôn là đầu mối, là nguồn gốc của mọi quá trình sáng tạo nghệ
19