Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN “một số giải pháp trong công tác đổi mới quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS giai đoạn 2011 2015”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.48 KB, 19 trang )

PHẦM MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục. Sự tồn tại và
phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế, xã hội và ngược
lại, giáo dục có vai trò to lớn trong việc trong việc phát triển kinh tế xã
hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát
triển, giáo dục được coi là động lực, là mục tiêu cho cho việc phát triển
tiếp theo của xã hội.
Giáo dục trong nhà trường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người.
Đảng và Nhà nước ta xác định lĩnh vực giáo dục là “Quốc sách hàng
đầu”. Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, có nhiều khâu, nhiều việc
cần phải nghiên cứu, tiến hành một cách đồng bộ, khoa học. Trong đó,
công tác quản lý ở một đơn vị trường học là một khâu, một việc hết sức
quan trọng. THCS là bậc học cơ sở, là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
dân, vì vậy công tác quản lý cần được quan tâm hơn lúc nào hết. Mặt khác,
Định Hóa là huyện còn nhiều khó khăn nhất trong phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh, do vậy công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý ở trường
THCS Trung Hội nói riêng cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của nhịp
độ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Từ thực tế đó cho thấy việc nghiên
cứu, cần phải tìm hiểu thực trạng công tác quản lý ở trường THCS, từ đó
nâng cao và đổi mới chất lượng quản lý nhà trường THCS đối với đội ngũ
cán bộ quản lý sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo của giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Với nhận thức và nhận định như vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp
trong công tác đổi mới quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên và nâng cao
chất lượng giáo dục trong trường THCS giai đoạn 2011-2015”
1



2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài:
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường trong ba năm học
2009-2010; 2010-2011; 2011-2012. Điều tra chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, chất lượng công tác chủ
nhiệm.
- Nghiên cứu khảo sát chất lượng học sinh của nhà trường ba năm học
2009-2010; 2010-2011; 2011-2012. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực, kết
quả học sinh lên lớp, tốt nghiệp THCS và kết quả thi vào trường THPT.
- Đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục ở trường THCS Trung Hội- huyện
Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục,
hiệu quả công tác quản lý xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên ở trường THCS.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Trong trường THCS Trung Hội.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Chất lượng giáo dục học sinh
3. Nội dung nghiên cứu:
* Đặc điểm tình hình:
Trường THCS Trung Hội đã nhiều năm nay được Phòng Giáo dục và đào
tạo huyện đánh giá là trường lớn sau THCS Chợ Chu, chất lượng khá tốt, song
không có mũi nhọn về giáo viên.
* Nội dung nghiên cứu:
- Sự nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong
lành mạnh cho giáo viên và học sinh.
- Việc hưởng ứng và tham gia tích cực các cuộc vận động, các phong trào
thi đua do ngành phát động
- Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; việc bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo thực
hiện mục tiêu giáo dục.

- Việc chăm sóc sức khỏe học sinh.
2


- Việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của
học sinh
- Việc quản lý việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;
- Công tác tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để hỗ trợ để nâng cao chất lượng học tập và các hoạt động của học sinh
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này tôi sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn là chủ yếu.

3


PH ẦN N ỘI DUNG
I. Đặc điểm tình hình chung:
1. Đặc điểm tình hình của xã:
Xã Trung Hội nằm ở trung tâm phía nam của huyện Định Hóa, là nơi giao
nhau giữa hai con đường 264 và 268 nên có điều kiện thuận lợi trong giao lưu
văn hóa và phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ. Toàn xã có tổng diện tích đất
tự nhiên là 1255,58 ha, với tổng dân số là 4756 người được phân bố ở 19 xóm,
bản. Xã có 7 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết.
Xã Trung Hội đến nay là xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2 nên mọi điều
kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Cơ cấu kinh tế của xã Trung Hội chủ yếu là
nông nghiệp.
Tuy vậy công tác giáo dục trong xã luôn được các cấp chính quyền địa
phương quan tâm, nhận thức đúng và được đề cao trách nhiệm trong việc lãnh
đạo. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn

ngày càng được nâng cao. Công tác xã hội hóa giáo dục đã và đang có nhiều
chuyển biến tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục phát triển, đáp
ứng được nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương.
2. Đặc điểm tình hình của trường THCS Trung Hội.
* Thuận lợi:
- Được Đảng và các cấp chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và đào
tạo thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao. Sự phối kết hợp giữa gia đình và
nhà trường tương đối tốt.
- Số lượng về đội ngũ đủ về số lượng và 100% đều đạt chuẩn trở lên. Đa
số đều nhiệt tình, có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm.
- Các tổ chuyên môn được biên chế hợp lý, hoạt động thường xuyên.
- Trường THCS Trung Hội đã có hệ thống cơ sở vật chất đạt Chuẩn Quốc
gia, đảm bảo tốt cho công tác dạy và học của thầy và trò. Năm học 2011-2012
Trường THCS Trung Hội có 8 lớp học với tổng số học sinh là 242 em.
4


Tụng sụ giao viờn la: 23 ngi
Trong o: Biờn chờ: 23
C cõu:

Nam: 5

N :18

ang viờn: 15

BGH: 2
Th viờn, vn th thu quy, kờ toan, y tờ, tụng phu trach ụi: 5

Giao viờn ng lp: 16

* Khú khn:
Số giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi cha nhiều, cha có giáo viên đạt
GV dạy giỏi cấp tỉnh nên việc tạo mũi nhọn trong công tác chuyên môn còn gặp
khó khăn.
Một số it đồng chí cha có ý thức phấn đấu, cha tự học tự sáng tạo, cha thực
sự tâm huyết với nghề, khi thực hiện nhiệm vụ còn đặt quyền lợi cá nhân lên
hàng đầu
Học sinh hầu hết là con em nông dân phải giúp đỡ gia đình lao động sản
xuất nên thời gian dành cho việc tự học còn ít, phu huynh it co thi gian quan
tõm chm lo cho con em.
Trng co nhiờu giao viờn ụ tuụi a cao ( 50% ụ tuụi 50) nờn kha
nng tiờp cn cụng nghờ thụng tin con han chờ.
II. Thc trng qun lý trong cụng tỏc xõy dng v nõng cao cht
lng giỏo dc.
1. Kt qu t c trong ba nm hc (t nm 2009 n hc kỡ 1 nm
hc 2011-2012):
* Vi Nha trng va can bụ giao viờn:
- Chõt lng ụi ng
Xp loi

Xp loi

Nm SL S phm cht chớnh tr
nng lc chuyờn mụn
Kha TB
Tụt Kha
TB
Yờu

hc GV lp Tụt
SL

09-10 19 8 18
10-11 16 8 16
HKI
16 8 15
11-12
Nm hc

%

SL % SL

%

SL% SL

%

SL

%

SL

%

Xp loi ch nhim
Tụt

SL

1
0

0
0

8
5

9
11

2
0

0
0

8
8

1

0

9

6


0

0

8

GVDG cỏc cp
Tnh Huyn Trng

Kha

%

SL

%

0
0
0

Hc sinh gii cỏc cp
T l HS %
Tnh Huyn Trng Lờn lp
TN

5

TB

SL

0
0
0

%


09-10
10-11
HKI: 11-12

1
1
0

1
2
8

13
12
11

5
8
0

13

25
18

thẳng
96.6%
98%

23
49
30

THCS
97%
100%

- Chất lượng học sinh:
Năm Số
học

Số

Tốt
lớp HS TS %

09-10 8
10-11 8
HKI
8
11-12


Xếp loại hạnh kiểm
Khá
TB
Yếu
TS % TS % TS %

294 192 65.3

69 23.5 33 11.2

0

0

Giỏi
TS %
23

7.8

Xếp loại học lực
Khá
TB
TS %
TS %
99 33.7

Yếu
TS %


158 53.7 14 4.8

251 162 64.03 81 32.02 7 2.77 3 1.19

18

7,2

80

241 150 62.24 81 35.5

17

7.05

82 34.02 133 55.19 9 3.73

9 3.73 1 0.41

31.8 142 56.6

11 4.4

- Chất lượng nhà trường:
DH
tập thể
Tiên
tiến


Tổ
tiến tiến

Công
đoàn
Vững
mạnh

Năm học

Đảng

09-10

TSVM

10-11

TSVM

Tiên
tiến

01

Vững
mạnh

HKI
11-12


TSVM

Tiên
tiến

02

Vững
mạnh

01

Đoàn
CSTĐ
Đội
Liên Đội
2
mạnh
LĐ mạnh
xuất sắc
2
cấp tỉnh

LĐTT

11

18
18

11

2. Hạn chế, tồn tại:
- Việc xây dựng quy chế làm việc chưa kỹ càng, khoa học, còn có chỗ bất
cập, việc kiểm tra thực hiện chưa được thường xuyên.
- Công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hiệu quả chưa cao. Hoạt động
chuyên môn, tổ chuyên môn đôi khi còn bị lệ thuộc chưa chủ động.
- Việc phối kết hợp quản lý giữa các tổ chức đoàn thể chưa nhịp nhàng.
- Nhiều năm chất lượng của giáo viên chưa được nâng lên. Giáo viên dạy
giỏi cấp tỉnh, cấp huyện còn ít.
3. Nguyên nhân:
* Nguyên nhân của mặt đạt được:
- Nhà trường đã quan tâm nhiều, và tạo mọi điều kiện cho cán bộ giáo
viên trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch kịp thời cho
các hoạt động chuyên môn nhằm ngày một nâng cao chất lượng dạy và học.
6


- Sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ giáo viên và học sinh trong trường.
- Có sự đoàn kết thống nhất của tập thể cán bộ giáo viên.
- Học sinh thực hiện tốt nội qui, kỉ luật của trường, nhiều năm không có
học sinh vi phạm.
- Chính quyền địa phương rất quan tâm và thường xuyên giữ mối liên hệ.
* Nguyên nhân của những mặt chưa đạt được:
- Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên công tác hiệu quả chưa cao. Vì tuổi
đời của một số các giáo viên đã cao, không theo kịp với sự biến đổi của thời đại,
với yêu cầu của xã hội, với sự đổi mới của ngành. Điều này cũng dẫn đến hiệu
quả đào tạo, chất lượng giáo dục chưa cao.
- Việc uốn nắn, nhắc nhở những tồn tại, thiếu xót của BGH đối với CBGV chưa kịp thời và thiếu hiệu quả.
- Số ít GV chưa chú tâm đến đầu tư nâng cao chất lượng chuyên môn.

III. Một số giải pháp kiến nghị đề xuất nhằm đổi mới
công tác quản lý
1. Cơ sở lý luận:
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí
con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.
trong Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa VII đã
nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là
mục tiêu của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
phải quán triệt về chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”.
Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục - Đào tạo phải đào tạo ra
những con người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề
thường gặp, lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó
góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại
sự nghiệp giáo dục. Chính vì lẽ đó Lĩnh vực Giáo dục đào tạo được Đảng và
Nhà nước ta xác định là “Quốc sách hàng đầu”. Trong Nghị quyết TW2 ngày14
7


tháng 09 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam
lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu:" Phát triển giáo dục đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững…"Để đáp ứng nhu cầu đổi
mới của xã hội, để thực hiện nghị quyết TW2, ngành giáo dục đặt ra cho hệ
thống giáo dục nói chung và bậc THCS nói riêng, việc nâng cao chất lượng dạy
học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lý cũng như
mỗi người giáo viên.
2. Các giải pháp cụ thể:

Xuất phát từ thực tiễn và qua thời gian theo dõi, nghiên cứu hoạt động ở
nhà trường tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
Giải pháp thứ nhất: Tăng cường nhận thức cho giáo viên, nhân viên
và học sinh về chủ trương của Đảng, Nhà nước; giáo dục tư tưởng chính trị,
đạo đức, tác phong lành mạnh cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
Nhận thức là tiền đề căn bản cho hoạt động của con người, có nhận thức
đúng, sẽ có hành động đúng. Vì vậy, người cán bộ quản lý phải quán triệt cho
đội ngũ CB-GV-NV và HS về các chủ trương, đường lối của Đảng, về chính
sách dân tộc, về tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo nói chung, ở
vùng có KT-XH đặc biệt khó khăn nói riêng, trong đó có vị trí, tính chất của
trường THCS xã nhà để từ đó CB-GV-NV có ý thức hơn trong việc dạy họcchăm sóc, góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo trong
nhà trường.
Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan
trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
Thường xuyên cho giáo viên trong nhà trường sinh hoạt nâng cao tư
tưởng chính trị, coi trong công tác dân chủ, đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ,
giáo dục tập thể để thấy rõ vai trò to lớn của khâu đoàn kết

8


Cụ thể ít nhất phải tổ chức được hai lần quán triệt các nghị quyết của
Đảng, Nhà nước trong năm. Trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm hàng tháng,
ngoài kế hoạch hoạt động nên giành một lượng thời gian họp để nghiên cứu các
chủ trương mới, các văn bản của Đảng, Chính phủ có liên quan về giáo dục.
Coi trọng công tác thi đua, công tác động viên tuyên truyền, xây dựng mối
đoàn kết gắn bó giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, giữa giáo viên với phụ
huynh, nêu rõ được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp làm công tác
giáo dục.
Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các cán bộ giáo viên với lãnh đạo

Đang, chính quyền địa phương, với BGH và các tổ chức đoàn thể, cùng phối
hợp làm công tác giáo dục để giáo dục đào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân.
Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học
tự rèn, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với
nhiệm vụ mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lượng giáo dục, lấy học
sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của các cán
bộ giáo viên.
Giải pháp thứ hai: Tổ chức thực hiện tốt các chế định giáo dục; xây
dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động
trong nhà trường.
Chế định giáo dục là các văn bản có tính pháp quy của Nhà nước mà mỗi
CB-GV-NV ngành giáo dục và HS đều phải tuân thủ. Do đó, người cán bộ quản
lý phải phổ biến cho CB-GV-NV về những nội dung cần thiết, sát thực và
thường xuyên. Cụ thể hàng năm phải có kế hoạch, sắp xếp bố trí thời gian để các
tổ chuyên môn nghiên cứu thật kĩ Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, các
quy định, quy chế và các thông tư có liên quan...
Thực hiện mục tiêu kế hoạch, chỉ đạo các tổ chức cá nhân làm việc theo
kế hoạch, tất cả các công việc đều phải được kế hoạch hóa, cụ thể hóa, tiêu
chuẩn hóa.
9


Các quy định cụ thể như:
+ Quy định về trực lãnh đạo, trực tuần của giáo viên.
+ Quy định về hồ sơ giáo viên.
+ Quy định về soạn bài, chấm và trả bài.
+ Quy định về chế độ hội họp, thông tin báo cáo...
Giải pháp thứ ba: Xây dựng củng cố hoạt động của tổ chuyên môn,
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo thực hiện mục tiêu

giáo dục học sinh.
- Đây là nội dung quan trọng của công tác quản lý, nó có vai trò rất lớn
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hoạt động của mỗi giáo viên có hiệu
quả sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên khác học hỏi về kiến thức, chuyên
môn nghiệp vụ sư phạm để nâng cao trình độ của bản thân.
Dựa vào quy mô nhà trường, người cán bộ quản lý phải xây dựng kế
hoạch cụ thể và đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí CB-GV-NV đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu; đồng thời người cán bộ quản lý cần làm tốt công tác tổ chức
cán bộ trong trường, phân công lao động cho CB-GV-NV hợp lý với tính chất
và đặc điểm nhà trường (nhất là sắp xếp tổ, nhóm chuyên môn, bố trí GV chủ
nhiệm lớp, GV kiêm nhiệm; GV phụ trách hoạt động văn hóa, thể dục thể thao;
GV phụ trách lao động...) nhằm khai thác, phát huy sức mạnh của đội ngũ để
mang lại hiệu quả cao trong quản lý, dạy học và các hoạt động khác của nhà
trường. Cụ thể:
* Về phía nhà trường:
Phân tổ theo từng nhóm chuyên môn. Chỉ định tổ trưởng, tổ phó là những
giáo viên đầu đàn về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, được
sự tín nhiệm của các đồng nghiệp.
Sắp xếp lịch sinh hoạt cho các tổ đảm bảo 2 lần/ tháng.
Đảm bảo tối đa những đề nghị phục vụ cho công tác chuyên môn mà các
tổ đưa ra.
10


Tạo điều kiện cho các giáo viên được tiếp cận các phương pháp dạy học
mới và thời gian để các giáo viên tham dự các lớp học nâng cao trình độ.
Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề cho từng
phân môn, chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học, chuyên đề ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy... Sau mỗi chuyên đề có sơ kết, nhận xét rút kinh nghiệm.
* Về chuyên môn:

- Có nội dung sinh hoạt cụ thể bằng kế hoạch hàng tháng, hàng kỳ, cả
năm. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn phải có đủ các nội dung như:
Đánh giá kết quả công tác tuần trước
Triển khai công tác tuần tới
Thảo luận thống nhất chương trình, đưa ra những việc làm khó, phương
hướng giải quyết.
- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn,
quy định của nhà trường.
- Có kế hoạch phân công cụ thể giúp đỡ những người mới ra trường hoặc
những giáo viên còn yếu về từng mặt.
- Hàng năm đều phải tổ chức hội giảng cấp trường ít nhất 2 đợt trong
năm, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, lựa chọn những giáo viên tiêu
biểu dự hội giảng cấp huyện.
Cần xác định rõ vai trò của các đầu ban ngành đoàn thể trong nhà trường
là nhiệm vụ và quyền hạn đến đâu, từ đó sẽ có kế hoạch công tác cụ thể và sự
phối kết hợp sẽ nhịp nhàng hơn. Ví dụ như: * Vai trò của hiệu trưởng
Chúng ta biết rằng, hiệu trưởng là thuyền trưởng của một chiếc tàu. Ngôi
trường phát triển hay thất bại là do sự lãnh đạo sáng suốt của hiệu trưởng. Muốn
vậy hiệu trưởng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Xây dựng kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà trường trong
tương lai. Phân công giáo viên đúng chuyên môn nghiệp vụ. Minh bạch thu chi
tài chính của nhà trường.
11


- Sẵn sàng quyết đoán mọi công việc, dám làm dám chịu công việc của
mình với cấp trên.
- Xây dựng một ngôi trường thân thiện mà ở đó mọi người biết thương
yêu và giúp đỡ lẫn nhau.
- Quy định chức năng và quyền hạn của mỗi cán bộ, giáo viên.

- Là người cầm cân, nảy mực trong mọi tình huống của đơn vị, đảm bảo
sự công bằng, khách quan, vô tư đối với mỗi cán bộ, giáo viên.
- Có kế hoạch cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ.
- Biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến đóng góp của giáo viên. Làm
sao giáo viên xem trường như là nhà của mình thì họ mới an tâm công tác lâu
dài. Cố gắng tìm cách cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho giáo viên.
- Không được độc đoán trong mọi công việc, nghĩ gì ra là bắt giáo viên
làm theo. Thường những người có năng lực thì kèm theo cá tính nên hiệu trưởng
biết cách thuyết phục chứ không tìm cách trù dập.
* Vai trò của tổ trưởng chuyên môn
Chúng ta biết rằng, mỗi tổ trưởng là cánh tay phải của hiệu trưởng. Các tổ
chuyên môn mạnh thì ngôi trường đó sẽ mạnh. Muốn vậy thì mỗi tổ trưởng cần
đạt một số yêu cầu sau:
- Xây dựng kế hoạch của tổ phải thể hiện rõ: Quy định giáo viên dự giờ
bao nhiêu tiết trong một học kỳ. Quy định giáo viên nào được sử dụng giáo án
cũ. Quy định bao nhiêu bài kiểm tra thường xuyên, bao nhiêu bài kiểm tra định
kỳ. Giáo viên nào làm chuyên đề. Giáo viên nào được thanh tra toàn diện. Tổ
chức ngoại khóa cho khối nào. Phân công giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ
giáo viên mới. Bài kiểm tra định kỳ phải thống nhất trước một tuần và công khai
cho mọi học sinh. Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên nào
đăng ký thi giáo viên giỏi cấp cơ sở. Quy định tiết thao giảng của giáo viên.
- Sinh hoạt chuyên môn: Chỉ dành một vài phút đầu để thông báo công
việc hành chính, thời gian còn lại phải tập trung cho chuyên môn như: Góp ý giờ
dạy (nếu có), thảo luận nội dung những bài khó dạy, thống nhất nội dung dạy
12


cho mỗi bài, thống nhất lượng bài tập cung cấp cho học sinh qua từng bài từng
chương, bài dạy nào được ứng dụng công nghệ thông tin,…

- Nên làm giáo án chung vì đây là trí tuệ của tập thể trong đó thể hiện rõ:
Nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Lượng bài tập nào được giải.
Đề kiểm tra cũng được thống nhất chung.
* Trách nhiệm của giáo viên bộ môn
Mỗi giáo viên tự khẳng định mình trước học sinh và lãnh đạo nhà trường.
Muốn vậy giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Làm sao để giáo viên trong ánh
mắt của học sinh luôn được trân trọng, tôn trọng, kính nể và cả yêu quý từ đó có
ý thức và phấn đấu trong học tập tốt hơn .
- Toàn tâm toàn ý với công việc được giao. Xem trường là nhà để yên tâm
công tác lâu dài, không được đứng núi này trông núi nọ.
- Mạnh dạn bày tỏ những ý kiến của mình với lãnh đạo, không được nhu
nhược và làm theo một cách máy móc.
* Giáo viên chủ nhiệm
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc quản lý học sinh
trên mọi phương diện. Một lớp học là một thành viên trong nhà trường, có nhiều
lớp tốt sẽ đưa phong trào nhà trường đi lên. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lên kế hoạch và hướng phấn đấu của lớp trong năm học như: Bao nhiêu
học sinh khá giỏi, phấn đấu không có học sinh yếu kém và vi phạm nội quy nhà
trường.
- Phải biết trình độ và tính cách mỗi học sinh để lựa chọn phương pháp
giáo dục cho phù hợp.
- Dựa trên tiêu chí chung của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đánh giá
xếp loại học sinh công bằng và khách quan.
- Thường xuyên thăm hỏi tình hình học tập của lớp thông các giáo viên bộ
môn để phối hợp quản lý học sinh.

13



- Tổ chức lớp thành một lực lượng tự quản. Phân công học sinh khá giỏi
kèm học sinh yếu kém.
- Dựa trên năng lực và sở thích để giáo viên chủ nhiệm tư vấn nghề
nghiệp cho các em.
- Phối hợp với gia đình, ban giám hiệu nhà trường có biện pháp nhắc nhở
động viên thông qua các buổi chào cờ, các đợt thi đua các buổi ngoại khóa hay
họp phụ huynh.
* Vai trò của Đoàn trường
Đây là phong trào bề nổi của nhà trường, để tạo không khí học tập Đoàn
trường nên tổ chức các cuộc thi như: Vui để học, Tìm hiểu Luật An toàn giao
thông, Xây dựng quỹ giúp đỡ bạn nghèo trong và ngoài Liên Đội, Giáo dục giới
tính qua các HĐGDNGLL, Tiếng hát và Hội Khỏe Phù Đổng,… Mục đích giúp
các em phát triển toàn diện về mọi mặt đồng thời qua đó hình thành nhân cách
và lối sống trong một cộng đồng.
Giải pháp thứ tư: Coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư
phạm cho giáo viên, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.
Điểm chung của nhiều trường THCS ở vùng núi và vùng có KT-XH
đặc biệt khó khăn là việc tiếp cận thông tin và công nghệ thông tin còn hạn
chế, vậy nên GV cần được tạo điều kiện để trao đổi, học hỏi lẫn nhau về
chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, người cán bộ quản lý cần phải tổ chức nhiều
hình thức sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ...; tạo điều kiện về thời
gian, trang bị phương tiện, các loại báo, tạp chí, đầu tư mạng Intenrnet…để
GV nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Đồng thời phải xây dựng được tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, sáng
tạo, biết học hỏi và cùng chia sẻ. Yêu cầu CB-GV-NV học hỏi, nâng cao
kiến thức Tin học, Ngoại ngữ, tiếng DTTS nơi công tác.
Giải pháp thứ năm: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên theo
hướng đổi mới, tăng cường và cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm
góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh

14


- Đi đôi với quản lý công tác dạy học của GV theo chương trình, kế
hoạch, quy chế chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý hoạt động của
các tổ, nhóm chuyên môn…người cán bộ quản lý cần coi trọng việc tổ chức và
chỉ đạo có hiệu quả quá trình đổi mới phương pháp dạy học của GV theo hướng
phù hợp từng nhóm đối tượng HS, tránh lối dạy rập khuôn, áp đặt; chỉ đạo việc
tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học;
- Kiểm tra là một trong bốn nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý
trong công việc quản lý nhà trường. Kiểm tra là vũ khí, là động lực cho sự phát
triển. Trong nhà trường thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chính là nhắc
nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời phát hiện kịp thời những thiếu sót để
khắc phục, phát huy những mặt tốt.
- Sự phối kết hợp giữa các đoàn thể trong công tác kiểm tra là cực kỳ cần
thiết. Ví dụ như Ban giám hiệu, kết hợp với tổ trưởng chuyên môn, Ban kiểm tra
công đoàn, Ban thanh tra nhân dân... phối kết hợp để triển khai kế hoạch và thực
hiện công tác kiểm tra trong nhà trường.
- Khi kiểm tra phải linh hoạt về hình thức như: Kiểm tra toàn diện, kiểm
tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất...
- Với học sinh, người quản lý phải chỉ đạo GV dựa vào khảo sát chất
lượng học lực HS đầu năm học và kết quả học lực giữa học kỳ 1, học kỳ 2, phân
loại kiến thức và kỹ năng của HS từng khối lớp, tổ chức các nhóm (lớp) “đặc
biệt” để phụ đạo HS yếu kém, học sinh mất căn bản lớp dưới, hạn chế tình trạng
HS “ngồi nhầm lớp”.
Giải pháp thứ sáu: Tăng cường quản lý việc sử dụng và bảo quản cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học; thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với
giáo viên và học sinh
Bằng các nguồn đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cho giáo dục, trường
THCS Trung Hội được trang bị CSVC, thiết bị dạy học khá nhiều so với trước đạt Trường Chuẩn quốc gia - nên người cán bộ quản lý phải xây dựng quy định


15


sử dụng tài sản chung nhằm nâng cao ý thức bảo quản và sử dụng trang thiết bị,
tài sản của nhà trường, tránh tình trạng mất mát, nhanh hư hỏng.
Người cán bộ quản lý phải nắm vững và thực hiện đúng, kịp thời chế độ
chính sách đối với CB-GV-NV và HS của trường THCS theo quy định. Đi đôi
với việc thường xuyên kiểm tra điều kiện học tập, chế độ được hưởng của HS,
cần công khai minh bạch các nguồn thu chi hàng tuần, hàng tháng, học kỳ để
CB-GV-NV và phụ huynh cùng biết.
Giải pháp thứ bảy: Tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường để hỗ trợ để nâng cao chất lượng học tập và các hoạt động
của học sinh.
Chi bộ là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình chỉ đạo và thực hiện các
nhiệm vụ của năm học.
Chi bộ định hướng các lĩnh vực một cách toàn diện.
Ban chi ủy phải đoàn kết thống nhất tập trung nâng cao nhận thức cho
từng đảng viên.
Cùng với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, cần nâng cao vai trò của tổ chức
Công đoàn, tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
trong việc tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; quản lý nhà
trường; công tác thi đua khen thưởng…
Xây dựng nề nếp kỷ cương dạy học trong nhà trường gắn liền với việc
thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường; xây dựng mối quan hệ và phối hợp tốt
với chính quyền địa phương nơi HS cư trú và địa bàn trường đóng.
Nguyên lý giáo dục của Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục nhà trường gắn
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Đối với trường THCS nói chung và
với trường THCS Trung Hội nói riêng, nguyên lý này lại hết sức cần thiết bởi
thông qua mối quan hệ gắn kết này, cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước,

nhân dân cùng có trách nhiệm tham gia, chăm lo điều kiện học tập, giáo dục HS
tốt hơn. Để thực hiện nguyên lý này, người cán bộ quản lý phải biết thu hút các
lực lượng xã hội, cha mẹ HS, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để các
16


lực lượng trong và ngoài nhà trường và chính quyền địa phương cùng hợp tác
chia sẻ cộng đồng trách nhiệm.
Cùng với việc phát động các phong trào thi đua trong nhà trường; hưởng
ứng, tham gia tích cực các cuộc vận động, các phong trào do ngành phát động,
nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Một số kiến nghị đề xuất:
Với Đảng bộ, chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa, để góp phần làm
cho công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục cho
học sinh, giáo dục trong trường ngày càng tốt hơn.
Với Nhà nước cần có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, (trang thiết bị
đồng bộ) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục, nhằm đáp ứng mục tiêu
giáo dục và yêu cầu thời đại.
Các cấp, ngành cần có kế hoạch trung hạn, dài hạn theo từng giai đoạn
nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý làm tốt công tác xây dựng, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên .
Với nhà trường cần duy trì và phát huy những việc làm tốt trong công tác
quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục trong
trường THCS, đảm bảo môi trường sư phạm lành mạnh tuỵêt đối. Tạo niềm tin
cho quần chúng nhân dân.

17



PhÇn kÕt luËn
Chất lượng và hiệu quả giáo dục tại trường THCS phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố, như ý thức học tập của học sinh, phương pháp, kỹ năng học tập, thời
gian, điều kiện học tập của HS; sự nhiệt tình, lương tâm trách nhiệm và năng lực
giảng dạy của GV; sự quan tâm của cha mẹ học sinh, sự hỗ trợ của các tổ chức,
đoàn thể... đặc biệt là công tác quản lý của nhà trường nhất là người làm công
tác quản lý trong trường THCS. Muốn xây dựng và điều hành được đội ngũ cán
bộ giáo viên để chất lượng giáo dục nâng cao thì người làm công tác quản lý
phải có nhiếu sáng kiến, giải pháp hay.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã nghiên cứu trong quá trình công
tác tại trường THCS Trung Hội. Trong thời gian tới tôi thấy cần phải tập trung
tập hợp những số liệu cần thiết, chi tiết về mọi hoạt động của cán bộ giáo viên
và chất lượng của học sinh để rút ra kết luận thỏa đáng và đúc rút thành kinh
nghiệm cho bản thân.
Các giải pháp này còn mang tính chất cá nhân hình thành và tổng hợp dựa
trên hướng phát triển nên chắc chắn chưa được đầy đủ. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý và bổ xung của các cấp lãnh đạo, các thày cô giáo cùng các đồng
nghiệp trong ngành để tôi có thể hoàn thiện và xây dựng thành chương trình cụ
thể áp dụng trong quá trình chỉ đạo phong trào trong những năm kế tiếp.
Trung Hội, ngày 06 tháng 4 năm 2012
Người viết

Lý Thị Thu Hương

Néi dung

Môc lôc
18


Trang


PhÇn thø nhÊt: PhÇn Më ®Çu
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.......................................................................
3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................
PhÇn thø hai: PhÇn Néi dung
I. Đặc điểm tình hình chung....................................................................................
II. Thực trạng của công tác quản lý
1. Kết quả đạt được ...........................................................................................
2. Hạn chế, tồn tại của công tác quản lý .............................................................
3. Nguyên nhân ...................................................................................................
III. Một số giải pháp kiến nghị đề xuất
1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................
2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................
3. Một số kiến nghị ............................................................................................
PhÇn Thø ba: PhÇn KÕt luËn
Lời kết .............................................................................................................

19



×