Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần in sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.07 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH THANH SANG

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 11 Năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH THANH SANG
MSSV: LT11242

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


HỒ HỒNG LIÊN

Tháng 11 Năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn em đã gặp rất nhiều khó khăn do
hạn chế về kiến thức cũng như là kinh nghiệm thực tế, nhưng nhờ vao sự giúp
đỡ của quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung và các thầy cô bộ môn
Kế toán - Kiểm toán, Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh nói riêng, cùng
với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn cô Hồ Hồng Liên đã kịp
thời giúp em bổ sung các kiến thức còn thiếu sót. Cùng với đó là sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh, chị, cô, chú ở Công ty Cổ phần In Sóc Trăng nói chung
và ở phòng kế toán nói riêng đã tạo nhiều thuận lợi cho em tìm hiểu tình hình
thực tế tại công ty cũng như việc áp dụng các lý thuyết đã học ở trường vào
thưc tiễn. Nhờ vào đó mà em có thể bổ sung được các kiến thức chuyên môn
còn thiếu sót và tích lũy được một số kinh nghiệm thực tế để có thể hoàn thành
tốt được luận văn đúng thời hạn.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Cần
Thơ, quý thầy cô khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, quý thầy cô bộ môn
Kế toán - Kiểm toán, cùng giáo viên hướng dẫn cô Hồ Hồng Liên đã tận tình
giúp đỡ và hưỡng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Chúc quý thầy cô sức khỏe và sự thành đạt.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cô, chú tại Công ty Cổ
phần In Sóc Trăng, phòng kế toán công ty đã nhiện tình giúp đỡ và tạo điều
kiện để em hoàn thành tốt luận văn đùng thời hạn.
Chúc quý anh, chị, cô, chú sức khỏe và sự thành đạt.
Chúc quý công ty gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh.
Cần Thơ, Ngày tháng


năm 2013

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thanh Sang

Trang i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi, số liệu thu thập và sử dụng trong luận văn là trung thực và
các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào.
Cần Thơ, Ngày tháng

năm 2013

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thanh Sang

Trang ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Sóc Trăng, Ngày

tháng năm 2013
Ký tên

Trang iii


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
1. Họ tên người nhận xét: ..................................................................................
2. Chuyên ngành: ..............................................................................................
3. Cơ quan công tác:..........................................................................................
4. Tên sinh viên:..............................................5. MSSV:..................................
6. Lớp: ..............................................................................................................
7. Tên đề tài: .....................................................................................................

..........................................................................................................................

NỘI DUNG NHẬN XÉT
8. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
9. Hình thức trình bày
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
10. Ý nghĩa khoa học, thực tiến và tính cấp thiết của đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
11. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
12. Nội dung kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
13. Các nhận xét khác:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
14. Kết luận:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày tháng

năm 2013

Giáo viên phản biện


Trang iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................ 01
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................... 01
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 01
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 02
1.4 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............ 02
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH........... 04
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.................................................................... 04
2.1.1 Chi phí sản xuất.................................................................................... 04
2.1.2 Giá thành sản phẩm .............................................................................. 04
2.1.3 Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...................... 05
2.1.4 Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm......... 05
2.1.5 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ........ 06
2.1.6 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ............ 06
2.2 TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CÁC LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT ................. 07
2.2.1 Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................ 07
2.2.2 Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.................................... 08
2.2.3 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung .......................................... 10
2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất..................................................................... 12
2.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG ......................... 14
2.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................... 14
2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 15
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG ..... 17
3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG
3.1.1 Sự hình thành và phát triển ................................................................... 17

3.1.2 Sơ lược bộ máy kế toán tại đơn vị ........................................................ 19
3.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG ......................................................................... 23

Trang v


CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN IN SÓC TRĂNG ............................................................................... 25
4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC
TRĂNG .. ........ ............................................................................................ 25
4.1.1 Đối tược hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị ...................................... 25
4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................. 25
4.1.3 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.......................................... 28
4.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ................................................ 30
4.1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm........... 32
4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT
ẤN PHẨM BÁO SÓC TRĂNG .................................................................... 36
4.2.1 Phân tích biến động chi phí sản xuất báo Sóc Trăng giai đoạn 2010 2012 ....... ........ ............................................................................................ 36
4.2.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất báo Sóc Trăng sáu tháng đầu năm
2013 so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2010 - 2012 ............................ 45
4.3 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM BÁO SÓC TRĂNG .................................................................. 53
4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu báo Sóc
Trăng ...... ........ ............................................................................................ 54
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công
báo Sóc Trăng .. ............................................................................................ 56
4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

báo Sóc Trăng .. ............................................................................................ 59
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÓC TRĂNG................................................ 63
5.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ................................. 63
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN
VỊ.... ....... ........ ............................................................................................ 63
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 65
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 65

Trang vi


6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 65
PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................... 67
PHỤ LỤC 1 ..... ............................................................................................ 68
PHỤ LỤC 2 ..... ............................................................................................ 69
PHỤ LỤC 3 ..... ............................................................................................ 70
PHỤ LỤC 4 ..... ............................................................................................ 71
PHỤ LỤC 5 ..... ............................................................................................ 72
PHỤ LỤC 6 ..... ............................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74

Trang vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012
của công ty cổ phần in Sóc Trăng.................................................................. 23
Bảng 3.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng

đầu năm 2013... ............................................................................................ 24
Bảng 4.1: Bảng chi phí nguyên vật liệu tập hợp riêng cho đơn hàng báo Sóc
Trăng tháng 06/2013 ..................................................................................... 26
Bảng 4.2: Bảng chi phí nhân công tập hợp cho đơn hàng Báo Sóc Trăng ...... 28
Bảng 4.3: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung tháng 6/2013 cho đơn hàng
báo Sóc Trăng .. ............................................................................................ 30
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất báo Sóc Trăng tháng 06/2013....... 32
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu giai đoạn 2010 - 2012 ....... 36
Bảng 4.6: Bảng biến động chi phí nguyên vật liệu giai đoạn 2010 - 2012...... 36
Bảng 4.7: Bảng hiệu quả sử dụng giấy nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2012 tính
trên 627.295 sản phẩm .................................................................................. 37
Bảng 4.8: Bảng hiệu quả sử dụng mực in giai đoạn 2010 - 2012 tính trên
627.295 sản phẩm ......................................................................................... 38
Bảng 4.9: Bảng chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn 2010 - 2012 ................ 40
Bảng 4.10: Biến động chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn 2010 - 2012 ...... 40
Bảng 4.11: Bảng chi phí nhân công công đoạn vi tính giai đoạn
2010 - 2012 ...... ............................................................................................ 41
Bảng 4.12: Bảng chi phí nhân công công đoạn montage giai đoạn
2010 - 2012 ...... ............................................................................................ 41
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung giai đoạn 2010 - 2012 ...... 43
Bảng 4.14: Bảng chi tiết chi phí sản xuất chung theo đơn vị sản phẩm giai
đoạn 2010 - 2012 .......................................................................................... 43
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp CPSX báo Sóc Trăng trong giai đoạn
2010 - 2012 ...... ............................................................................................ 44
Bảng 4.16: Bảng biến động CPSX báo Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2012 ...... 44
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp CP NVL 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013... 45

Trang viii



Bảng 4.18: Bảng tổng hợp chi phí nhân công sáu tháng đầu năm giai đoạn
2010 - 2013 ...... ............................................................................................ 47
Bảng 4.19: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung sáu tháng đầu năm giai đoạn
2010 - 2013 ...... ............................................................................................ 50
Bảng 4.20: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất sáu tháng đầu năm giai đoạn 2010
đến năm 2013... ............................................................................................ 52
Bảng 4.21: Bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2012 ........... 54
Bảng 4.22: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu
năm 2011 và năm 2012 ................................................................................. 56
Bảng 4.23: Bảng tổng hợp chi phí nhân côn giai đoạn 2010 - 2012 ............... 56
Bảng 4.24: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công năm
2011 và 2012.... ............................................................................................ 59
Bảng 4.25: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất giai đoạn 2010 - 2012................. 59
Bảng 4.26: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến GT SP báo Sóc Trăng
năm 2011 và năm 2012 ................................................................................. 61

Trang ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp........................... 08
Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp................................... 09
Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ......................................... 11
Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất ....................................... 13
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Cổ phần In Sóc Trăng..................... 19
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Cổ phần In Sóc Trăng..................... 20
Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ....................................... 22
Hình 4.1: Sổ cái tài khoản chi phí NVL trực tiếp tháng 06/2013.................... 27
Hình 4.2: Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp tháng 6/2013.............. 29

Hình 4.3: Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung tháng 6/2013 .................... 31
Hình 4.4 : Phiếu tính giá thành công việc đơn hàng Báo Sóc Trăng tháng
06/2013 ... ........ ............................................................................................ 33
Hình 4.5: Sổ cái tài khoản 154 - chi phí SXKD dở dang tháng 06/2013......... 34
Hình 4.6: Sổ cái tài khoản 155 - thành phẩm tháng 06/2013 .......................... 35
Hình 4.7: Biểu đồ chi phí bảng kẽm và chi phí khác tính trên đơn vị sản phẩm
giai đoạn 2010 -2012..................................................................................... 39
Hình 4.8: Biểu đồ đơn giá bảng kẽm giai đoạn 2010 - 2012 .......................... 39
Hình 4.9: Biểu đồ đơn giá nhân công trên sản phẩm của công đoạn máy và
thành thành phẩm giai đoạn 2010 - 2012 ....................................................... 42
Hình 4.10: Biểu đồ biến động đơn giá giấy ................................................... 46
Hình 4.11: Biểu đồ biến động đơn giá mực ................................................... 46
Hình 4.12: Biểu đồ đơn giá bảng kẽm ........................................................... 47
Hình 4.13: Biểu đồ đơn giá nhân công tính trên mỗi số báo ở công đoạn vi tính
và montage giai đoạn 2010 - 2013................................................................. 49
Hình 4.14: Biểu đồ đơn giá nhân công trả trên số lượng thành phẩm ở công
đoạn máy và thành phẩm giai đoạn 2010 - 2013............................................ 50
Hình 4.15: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng báo Sóc Trăng 6 tháng đầu năm
trong giai đoạn 20120-2013........................................................................... 52

Trang x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CP

:

Chi phí


CPSX

:

Chi phí sản xuất

SP

:

Sản phẩm

GT

:

Giá thành

NVL

:

Nguyên vật liệu

NC

:

Nhân công


SXC

:

Sản xuất chung

TT

:

Trực tiếp

TSCĐ

:

Tài sản cố định

PB

:

Phân bổ

DV

:

Dịch vụ


ĐV

:

Đơn vị

DD

:

Dở dang

CK

:

Cuối kỳ

ĐK

:

Đầu kỳ

TP

:

Thành phẩm


CB

:

Cán bộ

CNV

:

Công nhân viên

Cty

:

Công ty

KT

:

Kế toán

SL

:

Số lượng


ĐG

:

Đơn giá

KM

:

Khoản mục

YT

:

Yếu tố

TK

:

Tài khoản

ST

:

Sóc Trăng


Trang xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp cùng ngành, vì vậy để hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường
đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh có hiệu quả, cụ thể
như giảm giá bán sản phẩm, dịch vụ. Để làm được điều đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải kiểm soát được chi phí sản xuất sản phẩm. Kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi chi phí sản
xuất và kịp thời có những biện pháp thay đổi phù hợp để nâng cao khả năng
cạnh tranh về giá của sản phẩm dịch vụ.
Nhận thức được tầm quan trọng đó đối với một nhân viên kế toán trong
tương lai, chính vì thế tôi chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm tại công ty cổ phần in Sóc Trăng” để nghiên cứu với mong
muốn được đi sâu tìm hiểu, học hỏi thêm kiến thức về kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm trong quá trình thực hiện đề tài này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng. Từ đó đề ra một
số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về Công ty Cổ phần In Sóc Trăng
- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng.

- Phân tích đánh giá những biến động trong chi phí sản xuất của Công ty
Cổ phần In Sóc Trăng.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các khoản mục chi phí sản xuất đến
giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần In Sóc Trăng.
- Đánh giá lại công tác kế toán trập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng.

Trang 1


- Đưa ra những đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần In Sóc Trăng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
- Để tài được thực hiện tại bộ phận kế toán Công ty Cổ phần In Sóc
Trăng.
1.4.2 Phạm vi thời gian
- Đề tài được thực hiện từ ngày 18/08/2013 đến ngày 19/11/2013.
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2010 đến năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần In Sóc Trăng.
1.4 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện dựa trện nhưng kiến thức đã được tích lũy trong
trương trình học ở trường cùng với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên hướng
dẫn và tham khảo thêm một số đề tài tốt nghiệp của các anh chị khóa trước.
- Phạm Văn Nhự (2011), luận văn tốt nghiêp "Kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm giấy xeo tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Hưng".
Nội dung đề tài:

+ Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm giấy xeo ở Công ty TNHH thương mại - sản xuất Tân
Hưng qua 3 tháng của năm 2010 và cùng kỳ của 3 năm (2008-2010).
+ Phân tích giá thành đơn vị sản phẩm giấy xeo của Công ty TNHH
thương mại - sản xuất Tân Hưng.
+ Đưa ra các kiến nghị góp phần giảm giá thành sản phẩm giấy xeo của
Công ty TNHH thương mại - sản xuất Tân Hưng.
- Trương Kim Thành (2009), luận văn tốt nghiệp "Kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất
nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX".

Trang 2


Nội dung đề tài
+ Tìm hiểu khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX.
+ Hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
+ Phân tích sự tác động của các yếu tố chi phí sản xuất đến giá thành sản
phẩm.
+ Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại đơn vị.
+ Đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất
nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX.

Trang 3


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2.1.1 Chi phí sản xuất
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống,
lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp.
Chi phí sản xuất phát sinh một cách khách quan, luôn thay đổi trong quá
trình tái sản xuất, gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình kinh
doanh.
Chi phí sản xuất được xem là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu
quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2 Phân loại chi phí
Căn cứ vào chức năng hoạt động của chi phí trong daonh nghiệp sản
xuất, chi phí sản xuất được chia thành ba loại sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị của nguyên vật liệu chính
vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
- Chí phí nhân công trực tiếp: là tiền lương, khoản trích theo tiền lương,
phải trả khác cho công nhân sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm
không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Cụ
thể như chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất, công cụ dụng cụ,
tiền lương nhân viên nhân viên quản lý phân xưởng,…
2.1.2 Giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất của một khối lượng sản phẩm
hoặc một đơn vị sản phẩm.
Giá thành sản phẩm phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất trong
doanh nghiệp.


Trang 4


2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Căn cứ vào thời điểm xác định giá thành trong doanh nghiệp sản xuất,
giá thành sản phẩm được chia làm ba loại:
- Giá thành sản xuất định mức: là giá thành được tính trước khi sản xuất
cho một đơn vị sản phẩm, theo chi phí sản xuất định mức.
- Giá thành sản xuất kế hoạch: là giá thành được tính trước khi sản xuất
cho tổng số sản phẩm sản xuất kế hoạch, theo chi phí sản xuất định mức.
- Giá thành sản xuất thực tế: là giá thành được tính sau khi sản xuất hoàn
thành, theo chi phí sản xuất thực tế.
2.1.3 Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm
giống nhau nhưng lại có sự khác nhau ở các phương diện:
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá
thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn
thành.
- Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả chi phí sản xuất ra những sản
phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn giá thành
sản phẩm không liên quan đến sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ
nhưng lại có liên quan đến chi phí của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển
sang.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có quan hệ mật
thiết với nhau vì chúng biểu hiện bằng tiền của chi phí, mà doanh nghiệp đã bỏ
ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
2.1.4 Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm
Các nhân tố khách quan như thị trường lao động, thị trường nguyên vật

liệu, thị trường vốn, thị trường đầu ra….
Các nhân tố chủ quan như:
- Trình độ trang bị về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng tận dụng
công suất máy móc thiết bị công nghiệp.
- Trình độ sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng…
- Trình độ sử dụng lao động và tổ chức sản xuất.

Trang 5


- Trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Sự tác động của nhân tố khách quan cũng như chủ quan có thể làm tăng
hoặc giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, muốn hạ thấp được chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm đòi hỏi phải nắm bắt được những nguyên nhân
ảnh hưởng để hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất
và phát huy những nhân tố tích cực để hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm.
2.1.5 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất.
Tổ chức phân bổ chi phí sản xuất hoặc kết chuyển theo đối tượng kế toán
tập hợp chi phí sản xuất đã xác định.
2.1.6 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
2.1.6.1 Khái niệm
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là giới hạn, phạm vi để tập hợp chi
phí. Đối tượng tập hơp chi phí có thể là nơi phát sinh như phân xưởng sản
xuất, giai đoạn sản xuất, hoặc là đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, nhóm

sản phẩm, đơn đặt hàng….
Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm, lao vụ…
Kỳ tính giá thành là thời kỳ cần tính giá thành, như tháng, quí, năm…
Đẻ xác định đối tượng tập hợp xhi phí và đối tượng tính giá thành thường
là căn cứ vào qui trình công nghệ, loại hình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản
lý.
2.1.6.2 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành
Đối với sản xuất đơn giản:
- Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng….
- Đối tượng tính giá thành là thành phẩm.

Trang 6


Đối với sản xuất phức tạp:
- Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm, chi tiết sản phẩm, phân
xưởng….
- Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm.
Sản xuất theo đơn đặt hàng:
- Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, phân xưởng….
- Đối tượng tính giá thành là thành phẩm.
Sản xuất hàng loạt:
- Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng….
- Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm.
2.2 TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CÁC LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.2.1 Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liêu trực tiếp
2.2.1.1 Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp để sản xuất

sản phẩm
Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất từng loại sản phẩm thì tập
hợp chi phí theo từng loại sản phẩm.
Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tập
hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành phải phân bổ cho
từng đối tượn tính giá thành.
2.2.1.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài
khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Nợ

TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp



- Giá trị nguyên vật liệu sử dụng
Giá trị thực tế của nguyên vật liệu không hết nhập lại kho.
xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản - Kết chuyển, phân bổ chi phí nguyên
phẩm hoặc thực hiện lao vụ hay dịch vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng.
vụ trong kỳ.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp vượt mức bình thường.
Tài khoản 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không có số dư cuối kỳ.

Trang 7


2.2.1.3 Sơ đồ hạch toán
TK 621


TK 152
(1)

TK 152
(3)

TK 111, 331, …

TK 154
(2)

(4)

TK 632
(5)

Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Giải thích
(1) Trị giá nguyên vật liệu xuất kho dùng để sản xuất.
(2) Trị giá nguyên vật liệu mua giao thẳng cho sản xuất.
(3) Trị giá nguyên vật liệu chưa sử dụng đã nhập kho.
(4) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào đối tượng tính giá thành.
(5) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường.
2.2.2 Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
2.2.2.1 Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, phụ cấp, các khoản phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương.
Chi phí nhân công trực tiếp sử dụng cho sản xuất từng loại sản phẩm thì
tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tập

hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành phải phân bổ cho
từng đối tượn tính giá thành.

Trang 8


2.2.2.2 Tài khoản sử dụng:
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sử dụng
tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp



- Kết chuyển chi phí nhân công trực
Chi phí nhân công trực tiếp dùng cho tiếp trong kỳ vào tài khoản 154.
sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao
- Kết chuyển chi phí nhân công trực
vụ hay dịch vụ trong kỳ.
tiếp vượt mức bình thường.
Tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp không có số dư cuối kỳ.
2.2.2.3 Sơ đồ hạch toán
TK 622

TK 334,111
(1)

TK 154
(4)


TK 338

TK 632
(2)

(5)

TK 335
(3)

Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
 Giải thích
(1) Tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất.
(2) Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
(3) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
(4) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào đối tượng tính giá thành.
(5) Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.

Trang 9


2.2.3 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
2.2.3.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất như tiền
lương nhân viên quản lý, giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, khấu hao
máy móc nhà xưởng,…
Chi phí sản xuất chung tập hợp theo từng phân xưởng, từng bộ phân sản
xuất… chi tiết riêng biến phí và định phí.
Trức khi tính giá thành cần phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối

tượng tính giá thành.
2.2.3.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627
– Chi phí sản xuất chung.
Nợ

TK 627: Chi phí sản xuất chung



- Các khoản giảm chi phí sản xuất
chung.
- Kết chuyển định phí sản xuất chung
do mức sản xuất thực tế nhỏ hơn công
Chi phí sản xuất chung phát sinh suất bình thường.
trong kỳ.
- Kết chuyển biến phí sản xuất chung
vượt mức bình thường.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung
trong kỳ.
Tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Chi phí sản xuất chung phản ánh trên tài khoản 627 phải chi tiết theo hai
loại là định phí sản xuất chung và biến phí sản xuất chung

Trang 10


2.2.3.3 Sơ đồ hạch toán
TK 627


TK 334

TK 111, 152

(1)
(8)
TK 338
(2)
TK 154
TK 152, 153
(3)

(9)

TK 214
(4)
TK 632
TK 142, 242

(10)

(5)

TK 335
(6)

(11)

TK 111, 112, 331

(7)

Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
 Giải thích
(1) Tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý sản xuất.
(2) Các khoản trích theo lương nhân viên quản lý sản xuất.
(3) Giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ.
(4) Trích khấu hao tài sản cố định
(5) Phân bổ chi phí trả trước.

Trang 11


(6) Trích trước chi phí phải trả.
(7) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
(8) Các khoản giảm chi phí sản xuất chung.
(9) Kết chuyển chi phi phí sản xuất chung vào đối tượng tính giá thành.
(10) Kết chuyển định phí sản xuất chung thấp hơn mức bình thường.
(11) Kết chuyển biến phí sản xuất chung vượt trên mức bình thường.
2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất.
2.2.4.1 Khái niệm
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là kết chuyển chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiến và chi phí sản xuất chung theo từng đối
tượng tính giá thành.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí
sản xuất chung trước khi kết chuyển phải điêu chỉnh giảm các khoản làm giảm
giá thành.
2.2.4.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang.

Nợ

TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang



- Giá thành sản xuất thực tế của thành
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phẩm nhập kho, chuyển bán.
phí nhân công trực tiến và chi phí sản
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản
xuất chung phát sinh trong kỳ.
phẩm hỏng không sữa chữa được.
Số dư nợ: chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ.
Sản xuất công nghiệp tài khoản 154 mở theo chi tiết địa điểm phát sinh
chi phí, loại sản phẩm, nhóm sản phẩm.

Trang 12


×