Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

TÌM HIỂU hệ THỐNG bồn bể CHỨA dầu THÔ của NHÀ máy lọc dầu số một DUNG QUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 58 trang )

Lời nói đầu
Bước vào thế kỉ 21,Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trong
khu vực Đông Nam Á và trên thế giới . Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
trên các mặt : kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật…Trong
đó phải kể đến những thành tích và sự đóng góp to lớn của ngành dầu khí vào
công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Dầu khí là
tiền đề và là nguồn năng lượng, nguyên liệu chủ yếu và quan trọng để nước ta
phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến, hiện
đại. Có thể nói, sau gần 50 năm xây dựng và phát triển, ngành dầu khí Việt
Nam đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành ngành công nghiệp quan
trọng trong sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta
vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới và đứng thứ ba ở Đông
Nam Á về khai thác dầu thô. Kể từ năm 1986 - thời điểm tấn dầu thô đầu tiên
được khai thác từ mỏ Bạch Hổ đến nay, hàng năm ngành dầu khí đã đóng góp
khoảng 20% vào GDP và 30% vào tổng thu ngân sách của đất nước, kim
ngạch xuất khẩu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam chiếm khoảng 20%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2008, Tập đoàn dầu khí quốc gia
Việt Nam ( PVN ) đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, cụ thể :
doanh thu đạt 280,05 nghìn tỷ đồng, bẳng 149,6% kế hoạch năm, tăng 31,2%
so với năm 2007 (lần đầu tiên đạt mức trên 250 nghìn tỷ đồng), chiếm trên
20% GDP cả nước. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 121,80 nghìn tỷ đồng, bằng
181,4% kế hoạch năm 2008, tăng 41,7% so với năm 2007 (lần đầu tiên đạt
mức trên 100 nghìn tỷ đồng), chiếm trên 31% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,15 tỷ USD, bằng 146,7% kế hoạch năm 2008,
tăng 26,7% so với năm 2007 (lần đầu tiên đạt mức trên 10 tỷ đồng), chiếm
trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước . Trong công tác tìm kiếm thăm
dò và khai thác dầu khí, PVN tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động không chỉ

1



trong nước mà còn vươn ra nước ngoài với việc phát hiện và đưa vào khai
thác 1 số mỏ mới ( trong đó có 1 ở nước ngoài ) : Cá Ngừ Vàng, Phương
Đông, Bunga Orkid, Sư tử vàng . Cùng với thăm dò và khai thác dầu khí,
PVN rất chú trọng đến các hoạt động sau khai thác, như đảm bảo vận hành an
toàn các đường ống dẫn khí, tăng cường sản xuất, chế biến và kinh doanh
phân phối các sản phẩm dầu và hóa dầu. Ví dụ, hệ thống đường ống dẫn khí
từ các mỏ ngoài khơi đã cung cấp 5,2 tỷ m 3 khí khô, 50 nghìn tấn Condensate
và 189 nghìn tấn LPG. Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc PVN đã sản xuất trên
nửa triệu tấn Urê, phục vụ đắc lực cho nông nghiệp nước nhà . Bên cạnh đó ,
các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu , khu liên hợp lọc hóa dầu cũng đã và
đang dần trở thành hiện thực với 2 dự án lớn là nhà máy lọc dầu số 1 Dung
Quất ( Quảng Ngãi ) và khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn ( Thanh Hóa ) .
Ngày 22/2/2009, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức lễ đón nhận
dòng dầu đầu tiên được sản xuất tại nhà máy lọc dầu Dung Quất . Đây
là dòng sản phẩm xăng dầu thương mại đầu tiên, được sản xuất, chế biến từ
nguồn dầu thô của nước ta, đây cũng là dòng sản phẩm xăng dầu đầu tiên
được sản xuất, chế biến từ một nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, một
nhà máy có công nghệ hiện đại do Việt Nam chúng ta tự đầu tư, quản lý, tiếp
nhận và vận hành - Một bước khởi đầu quan trọng cho ngành lọc hóa dầu Việt
Nam, dấu ấn một công trình trọng điểm quốc gia có ý nghĩa quan trọng về
nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh trong tiến trình
CNH-HĐH của nước ta, của tỉnh Quảng Ngãi, cả khu vực miền Trung.
Đối với riêng cá nhân em , một sinh viên chuyên ngành Lọc hóa dầu
của trường đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội , sự ra đời nhà máy lọc dầu số 1
Dung Quất không chỉ mở ra một cơ hội việc làm đúng chuyên môn mà đây
còn là cơ hội để bản thân em có thể thu thập thêm những kiến thức thực tế bên
cạnh những kiến thức đã được học trong năm năm qua về qui mô và hoạt
động của một nhà máy lọc dầu . Vì vậy , được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
Khoa Dầu khí trường đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội và bộ môn Lọc Hóa Dầu,
2



em đã tìm hiểu, thu thập tài liệu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “
Tìm hiểu hệ thống bồn bể chứa dầu thô của nhà máy lọc dầu số 1 Dung
Quất “ .
Là một sinh viên thực tập mặc dù rất cố gắng nhưng do nhận thức và
kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót
trong quá trình thực tập và làm đồ án . Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ
bảo của các thầy cô , ý kiến đóng góp của các bạn trong lớp, những người đã
luôn tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để đồ án của em hoàn thành
tốt hơn .
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trường đại
học Mỏ - Địa chất, các thầy cô trong bộ môn Lọc Hóa Dầu khoa Dầu khí, đặc
biệt là giáo viên hướng dẫn – TS Nguyễn Thị Bình đã tận tình giúp đỡ em tiến
hành thực hiện và thu thập số liệu cần thiết để em hoàn thành bản đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội , ngày

tháng

Sinh viên thực hiện
Hoàng Quỳnh Nga

3

năm 2009


Chương I : Tổng quan về dầu mỏ
1.1 Khái niệm về dầu mỏ

Dầu mỏ là những hỗn hợp phức tạp có thành phần định tính định lượng
rất khác nhau tùy theo nguồn gốc của nó. Dầu mỏ là hỗn hợp lỏng của các
chất hữu cơ tích tụ thành các túi ( mỏ ) trong vỏ trái đất, giữa các lớp đất đá.
Hợp phần chính của nó là hydro cacbon lỏng, trong đó có hòa tan, phân tán
các hydro cacbon khí, hydro cacbon rắn và nhiều hợp chất dị nguyên tố. Các
hợp chất dị nguyên tố có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất cũng như các
phương pháp xử lý, chế biến dầu mỏ. Ngoài ra trong dầu mỏ luôn có một
lượng đáng kể nước khoáng hóa chủ yếu là Na +, Ca2+ , Cl-, SO42-, HCO3-…
nước trong dầu mỏ chủ yếu ở dạng nhũ tương, bên cạnh đó còn có các tạp
chất vô cơ khác, các tạp chất chủ yếu ở dạng huyền phù.
Như vậy dầu mỏ là hỗn hợp rất phức tạp, chứa hàng nghìn hợp chất, nó
vừa là nhũ tương vừa là huyền phù với môi trường phân tán lỏng hữu cơ lại
còn vừa là dung dịch.
1.2 Nguồn gốc dầu mỏ
Trong thực tế có hai trường phái lý thuyết trái ngược nhau về nguồn gốc
của dầu mỏ. Lý thuyết được sự đồng tình của nhiều nhà khoa học cho rằng
dầu mỏ đã được hình thành từ hàng triệu năm trước do cây cỏ, động vật tích
tụ tạo thành. Lômônôxốp cách đây khoảng 250 năm trong một công trình
khoa học công bố của mình cho rằng dầu mỏ có nguồn gốc hữu cơ, được hình
thành rất chậm do những phần cơ thể của động thực vật tích tụ dưới sâu trong
lòng

đất,

trong

điều

kiện


áp

suất



nhiệt

độ

rất

cao.

Bên cạnh đó trường phái khác lại đưa ra lý thuyết dầu mỏ được hình
thành không phải từ nguồn gốc hữu cơ mà do có sự kết hợp của các chất vô
cơ ở rất sâu trong lòng đất trong điều kiện áp suất cực kỳ lớn. Các nhà khoa
học của Ucraina và LB Nga trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX đã tiến

4


hành những nghiên cứu khá bài bản nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của lý
thuyết dầu mỏ có nguồn gốc vô cơ. Họ đã tiến hành khoan thăm dò ở vùng
biển Caspi, vùng Đnhep-Đônhex.
Những người ủng hộ lý thuyết dầu mỏ có nguồn gốc vô cơ cho rằng khó
có khả năng tồn tại những khối tích tụ các phần cơ thể của động thực vật lớn
đến mức hình thành được những mỏ dầu có trữ lượng khổng lồ như đã biết.
Không chỉ có các nhà khoa học ở Ucraina và LB Nga quan tâm nghiên
cứu lý thuyết dầu mỏ có nguồn gốc vô cơ. Ở phương tây cũng có nhiều nhà

khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Nhà thiên văn học Thomas Gold,
ĐH Cornell cho rằng trong quá trình hình thành của trái đất có một lượng lớn
hydrô và cacbon bị chôn vùi dưới sâu trong lòng đất trong một số điều kiện
đặc biệt tạo ra dầu mỏ và chui qua những tầng đất đá lên các tầng ở phía trên
gần mặt đất hơn. Theo Thomas Gold thì những dấu vết có nguồn gốc hữu cơ
tìm thấy trong dầu mỏ có thể do những vi khuẩn hoạt động tại vùng biên của
những mỏ dầu trong quá trình trao đổi chất tạo ra.
Theo ý kiến của Thomas Gold, cơ quan năng lượng của Thuỵ Điển đã
tiến hành khoan thăm dò tìm dấu vết của dầu mỏ tại khu vực núi đá mà từ xa
xưa đã từng bị các mảnh thiên thạch rơi làm nứt vỡ trên một diện tích rộng
lớn. Đây là khu vực núi đá hoàn toàn không có dấu vết của sự tồn tại những
khối tích tụ hữu cơ có nguồn gốc là phần cơ thể của động thực vật. Kết quả
khoan thăm dò đã cho kết quả tốt và tìm ra dấu vết của dầu mỏ tuy nhiên với
lượng nhỏ không thể dùng để khai thác công nghiệp.
Các nhà bác học Ucraina và LB Nga lại tiến hành những thí nghiệm
theo một hướng khác nhằm chứng minh cho việc ở những điều kiện đặc biệt
có thể tạo ra được dầu mỏ bằng con đường nhân tạo. Nhóm nghiên cứu thuộc
Viện Hàn lâm LB Nga phối hợp với hãng dầu mỏ Huston đã thử nghiệm tổng
hợp dầu mỏ từ các dạng hợp chất cacbuahyđrô. Theo những kết quả công bố
của nhóm này thì trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao có thể tạo ra được
êtan và ốctan từ khí mêtan, như vậy cũng có khả năng tạo ra được dầu mỏ là
5


hỗn hợp của những cacbuahydro bậc cao hơn với nhiệt độ và áp suất lớn hơn.
Điều này cũng tương tự như có thể chế tạo được kim cương nhân tạo từ than
chì - graphit ở điều kiện áp suất cực lớn.
Theo lập luận của các nhà bác học Ucraina và LB Nga thì những hợp
chất có nguồn gốc hữu cơ như đường chẳng hạn khi bị phân huỷ chỉ có thể tạo
ra được các dạng đơn giản nhất của cacbuahydro như mêtan. Còn các hợp

chất hữu cơ hình thành do tích tụ những phần cơ thể của động thực vật, đã bị
ôxy hoá mạnh qua hàng triệu năm chắc chắn khi phân huỷ không thể tạo ra
những cacbuahydro nhóm chức cao như trong thành phần của dầu mỏ. Do vậy
có thể ở độ sâu khoảng 100km dưới lòng đất dầu mỏ đã được hình thành từ
các hợp chất vô cơ, chúng di chuyển lên các lớp phía trên và tích tụ lại thành
những mỏ dầu như hiện nay.
Cuộc tranh luận giữa hai trường phái lý thuyết dầu mỏ có nguồn gốc hữu
cơ hay vô cơ vẫn chưa đến hồi kết bởi mỗi lý thuyết đều có những chứng
minh có lý tuy chưa hoàn toàn thuyết phục. Song nếu quả thực dầu mỏ có
nguồn gốc vô cơ thì đây sẽ là tin mừng cho tất cả mọi người vì như vậy cũng
có nghĩa là trữ lượng của dầu mỏ không chỉ còn khoảng 140 tỷ tấn như công
bố. Mặc dù đây là một cuộc tranh luận khoa học song nó đã thu hút được sự
quan tâm rất lớn của cả thế giới.
1.3 Phân loại dầu mỏ
Dầu mỏ là hỗn hợp rất phức tạp, bao gồm nhiều chất khác nhau. Do đó
việc phân loại dầu mỏ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thành phần định tính, định
lượng của dầu mỏ ít cho thấy tính hệ thống, tính quy luật. Không có cách
phân loại nào là tổng quát, tiện lợi vượt trội, mọi cách phân loại đều dựa trên
thành phần hóa học của dầu mỏ. Sau đây chúng ta xét một số cách phân loại
phổ biến.

6


1.3.1 Phân loại theo tỷ trọng
Một trong những biện pháp phổ biến nhất, hay được dùng nhất là
phương pháp phân loại theo tỷ trọng. Theo cách phân loại này người ta chia
dầu mỏ ra làm các loại thể hiện ở bảng sau :
Bảng 1.1 : Phân loại dầu mỏ theo tỷ trọng của dầu thô
Tỷ trọng d415

<0,830
0,831-0,850
0,851-0,865
0,866-0,905
>0,905

Loại dầu
Dầu rất nhẹ
Dầu nhẹ vừa
Dầu hơi nặng
Dầu nặng
Dầu rất nặng
1.3.2 Phân loại theo họ hợp chất hữu cơ

Vì hợp phần chính của dầu mỏ là các hydro cacbon, theo phương pháp
phân loại này người ta dựa vào sự chiếm ưu thế của một nhóm hydro cacbon
nào đó, có thể chia thành 3 nhóm như bảng sau :
Bảng 1.2 : Phân loại dầu mỏ theo họ hợp chất hữu cơ (%)
Nhóm dầu

Dầu parafin

Dầu naphten

Dầu asphaten

>40
48
10
2


12
>75
10
3

5
15
20
>60

Họ chất
Parafin
Naphten
Aromatic
Asphaten

Phương pháp theo viện dầu mỏ Grozny lại đưa vào hàm lượng parafin,
aromatic, naphten trong phân đoạn 250-300 oC và hàm lượng parafin rắn,
asphaten trong dầu thô để chia thành 5 nhóm dầu được thể hiện ở bảng sau :

7


Bảng 1.3 : Phân loại của viện dầu mỏ Grozny (Nga)
Nhóm

Dầu Parafin P
Dầu P-N
Dầu Naphten N

Dầu P-N-A
Dầu N-A

Hàm lượng hydrocacbon (%)

Hàm lượng (%) trong

trong phân đoạn 250 ÷ 300o C
dầu thô
p
N
A
Parafin rắn Asphaten
46-61
23-32
15-25
1,1-10
0-6
42-45
38-39
16-20
1-6
0-6
15-26
61-67
8-13
Rất ít
0-6
27-35
36-47

26-33
0,5-1
0-10
0-8
57-58
20-25
0-0.5
0-20

1.3.3 Phân loại theo hàm lượng lưu huỳnh
Hàm lượng lưu huỳnh có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, thành phần
của dầu mỏ, lưu huỳnh có trong dầu mỏ quyết định quy trình công nghệ chế
biến. Do đó người ta dựa theo hàm lượng lưu huỳnh để phân loại.
Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu ít lưu huỳnh là 0-0,5%. Trong dầu lưu
huỳnh trung bình là 0,5-1%.Trong dầu lưu huỳnh 1 ÷ 2% và trong dầu nhiều
lưu huỳnh là >2%.
1.3.4 Một số cách phân loại khác
1.3.4.1 Phân loại theo hệ số đặc trưng (k)
Nếu K = 10 : dầu Aromatic
K =10,5 ÷ 11,45 : dầu Naphten
K =11,5 ÷ 12,10 : dầu N-P
K =12,15 ÷ 13 : dầu Parafin
Trong đó K được xác định bằng công thức :
K =

( 1.1 )

T : Nhiệt độ sôi trung bình của dầu thô, tính bằng độ Reomuya ( 1oR =
1,25oC)
d : Tỷ trọng của dầu thô ở 60oF so với nước ở cùng nhiệt độ.

1.3.4.2 Phân loại dầu theo thể tích phân đoạn

8


Theo phương pháp này người ta sử dụng lượng phân đoạn nhẹ có nhiệt
độ sôi dưới 350oC. Dầu được chia thành nhóm :
Dầu ít sáng có phân đoạn nhẹ nhỏ hơn 25%
Dầu sáng trung bình có phân đoạn nhẹ 25-50%
Dầu sáng 50-75%
Dầu rất sáng >75%
1.4 Thành phần hóa học của dầu mỏ
Theo thành phần nguyên tố của các chất hữu cơ có trong dầu mỏ thì
cacbon chiếm 84-87% (% về khối lượng) hydro chiếm 11-14%, lưu huỳnh
chiếm khoảng 3%, oxy chiếm 1% và nước chiếm 1%. Ngoài ra dầu mỏ còn
chứa các hợp chất hữu cơ của nhiều nguyên tố khác như hợp chất hữu cơ của
kim loại mà nhiều nhất là hợp chất của Niken, Vanadi, Sắt, Kẽm…lượng các
kim loại đó thường không nhiều, chiếm khoảng 1 phần triệu ppm. Những tạp
chất vô cơ có trong dầu mỏ không nhiều chỉ chiếm một lượng rất bé nhưng có
tác động không nhỏ đến tính chất, chất lượng của dầu mỏ. Bằng nhiều phương
pháp khoa học mà hầu hết là các phương pháp đã được tiêu chuẩn hóa, các
nhà khoa học đã tìm ra được thành phần chủ yếu của dầu mỏ, cụ thể bao gồm
các hợp chất sau :
1.4.1 Hydrocacbon :
Hydro cacbon là hợp phần chính của dầu mỏ, chủ yếu là các hydro
cacbon thuộc 3 họ: parafin, naphten, aromatic. Thành phần của các hydro
cacbon có thể chiếm từ 60-90% khối lượng dầu thô.
1.4.1.1 Hydrocacbon họ Parafin
Parafin được hiểu là các ankan mạch thẳng với công thức tổng quát
CnH2n+2 bao gồm tất cả những ankan mạch thẳng có nhánh và không có

nhánh…cho đến nay người ta phân lập và tìm thấy trên 600 parafin. Trong đó
các ankan có số cacbon bé hầu như đã tìm thấy.
Trong dầu Parafin là họ hydro cacbon có nhiều thứ 2, chỉ kém họ
Naphten, nó thường chiếm 20-30% khối lượng dầu thô nếu không kể các hợp
9


chất C4- còn nếu kể cả C4- thì có thể đạt đến bốn, năm chục phần trăm. Mặt
khác trong các hợp chất hữu cơ họ Naphten, Aromatic thường mang nhóm
ankyl, nên tính parafin trong dầu mỏ thường cao hơn nhiều.
Trong thành phần hóa học của dầu mỏ, hydro cacbon họ parafin có
nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với các họ hydro cacbon khác vì vậy dầu mỏ
có nhiều parafin có nhiệt độ nóng chảy cao, có thể đông đặc ở nhiệt độ
thường. Đây là vấn đề quan trọng trong quá trình vận chuyển dầu bằng đường
ống, sẽ rất khó khăn nếu như dầu có thể hóa rắn ở nhiệt độ thường…
Sự phân bố cũng như hàm lượng của các hydro cacbon họ parafin và
iso- parafin là tùy thuộc vào bản chất của dầu mỏ.
1.4.1.2 Hydro cacbon họ Naphten
Các hợp chất hữu cơ chứa hydro cacbon họ Naphten chiếm nhiều nhất
trong dầu mỏ. Naphten là các cyclo ankan dạng tồn tại chủ yếu là các dẫn
xuất của Cyclopentan, Cycloheptan, loại vòng chứa nhiều nguyên tử cacbon
hơn chiếm rất ít. Trong công nghiệp dầu khí loại Naphten một vòng chứa
nhiều nhất trong dầu mỏ và được nghiên cứu kĩ nhất, loại Naphten một vòng
chỉ có một nhóm thế dài, các nhóm thế còn lại thường ngắn, chủ yếu là nhóm
metyl( CH3-) cho đến nay người ta đã phát hiện trên 80 Naphten từ C5 –C12.
Ngoài ra còn có Naphten có hai nhánh liền kề, Naphten đa vòng ở dạng
cầu và dạng ngưng tụ. Dưới đây ta xét một số loại Naphten có trong dầu mỏ:
+> Loại một vòng :

+> Loại hai vòng :


10


+> Loại đa vòng ngưng tụ :

Lượng hydro cacbon họ naphten có trong dầu mỏ đánh giá được chất
lượng của dầu mỏ đó, dầu mỏ chứa càng nhiều hydro cacbon họ Naphten thì
chất lượng tốt hơn, dễ sử dụng để biến đổi thành sản phẩm có giá trị vì hydro
cacbon họ naphten có phẩm chất cao nhất trong dầu mỏ.
1.4.1.3 Hydro cacbon họ Aromatic
Trong các hydro cacbon có trong dầu mỏ thì hydro cacbon họ aromatic
chiếm hàm lượng ít nhất, thường chỉ chiếm có 15%, tuy cũng có nơi trên thế
giới có nhiều loại dầu chứa nhiều aromatic hơn như dầu Chusava (Nga) có tới
35% aromatic. Thực tế cho thấy trong dầu mỏ hydro cacbon họ aromatic
thường được nghiên cứu kĩ hơn so với Hydro cacbon họ parafin và naphten
bởi vì nhờ các hoạt tính hóa lý đặc thù, việc tách aromatic ra khỏi dầu mỏ dễ
dàng hơn nhiều so với parafin và naphten.
Hydro cacbon họ aromatic trong dầu mỏ có hàm lượng chủ yếu là loại
aromatic đơn vòng, trong đó chất đồng phân mang nhiều nhánh thường có
nhiều hơn. Loại aromatic đơn vòng có trong dầu mỏ như Toluen, Etylbenzen,
Butylbenzen…Cùng với các aromatic đơn vòng đó, dầu mỏ luôn chứa các
aromatic đa vòng với hàm lượng bé như phearntacen…

11


Trong công nghiệp dầu khí hydro cacbon thơm đơn vòng là những cấu
tử tốt cho nhiên liệu xăng, được sử dụng nhiều cho công nghiệp hóa dầu, làm
cấu tử trong dầu bôi trơn. Vì chúng đồng thời có được chỉ số độ nhớt cao,

nhiệt độ đông đặc thấp và những tính chất cần có của dầu bôi trơn. Hydro
cacbon thơm đa vòng ngưng tụ là những cấu tử không mong muốn trong dầu
mỏ, nó làm giảm phẩm chất dầu vì chúng dễ gây ngộ độc chất xúc tác, khi
cháy cho nhiều muội than.
1.4.2 Các hợp chất dị nguyên tố
Ngoài thành phần chính của dầu mỏ là các hydro cacbon thì trong dầu
mỏ thường chứa các hợp chất dị nguyên tố. Hàm lượng của các hợp chất dị
nguyên tố trong dầu mỏ là rất nhỏ, đáng kể nhất về mặt hàm lượng là hợp chất
của lưu huỳnh, ni tơ, oxy trong đó lưu huỳnh là nguyên tố ảnh hưởng lớn đến
phẩm chất của dầu mỏ. Như vậy trong dầu mỏ, hợp chất dị nguyên tố càng
nhiều thì dầu mỏ càng xấu, càng khó chế biến. Vì vậy trước khi chế biến dầu
mỏ người ta thường loại tối đa các hợp chất dị nguyên tố, đặc biệt là lưu
huỳnh, ni tơ…
1.4.2.1 Hợp chất của lưu huỳnh
Lưu huỳnh là dị nguyên tố quan trọng nhất, gây tác hại lớn trong dầu
mỏ, mặc dù thành phần nguyên tố của lưu huỳnh chỉ vào khoảng 0,05-5%. Sự
có mặt của lưu huỳnh trong dầu mỏ không được xử lý đến độ cho phép sẽ gây
khó khăn trong công nghiệp dầu khí. Trong dầu mỏ hợp chất của lưu huỳnh
tồn tại ở 3 nhóm bao gồm :
+> Các mercaptan : là các hợp chất có nhóm SH liên kết trực tiếp với
gốc hydro cacbon, chúng không bền nhiệt và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Các chất mercaptan thường có mặt ở phần có nhiệt độ sôi thấp( ở phân đoạn
xăng, với nhiệt độ sôi dưới 200 oC) gốc hydro cacbon thường từ C 1-C8. Một số
mercaptan có mặt trong dầu mỏ :
-

C2H5SH, (C2H5)CH3SH;

-


C6H11SH
12


+> Các hợp chất sunfua và disunfua
Các hợp chất này thường có ở phân đoạn có nhiệt độ sôi trung bình
và cao. Gốc hydro cacbon có thể là mạch thẳng, vòng no hoặc vòng thơm.
Đặc biệt ở phần có nhiệt độ sôi cao thường thấy nhiều lưu huỳnh dạng
disunfua; có thể là chất mercaptan bị phân hủy hoặc dễ dàng oxy hóa để tạo ra
disunfua theo phản ứng sau :
2 RSH +

½ O2

R – S – S – R + H2O

1.4.2.2 Hợp chất của ni tơ :
Các chất chứa ni tơ thường có rất ít trong dầu mỏ ( 0,01-1% trọng
lượng), chúng nằm ở phần có nhiệt độ sôi cao; thường có 1, 2 hoặc 3 nguyên
tử N. Những hợp chất có 1 nguyên tử ni tơ thường có tính bazo và là loại
chính; còn các chất chứa từ 2 nguyên tử ni tơ trở lên thường rất ít. Cũng có
loại chứa tới 4 nguyên tử ni tơ. Những chất này thường có xu hướng tạo phức
với kim loại như V, Ni ( ở dạng porfirin).

13


1.4.2.3 Hợp chất chứa oxy
Các chất chứa oxy trong dầu mỏ thường tồn tại dưới dạng axit, xeton,
phenol, ete, este… trong đó các axit và phenol là quan trọng hơn cả, chúng

thường nằm ở phần có nhiệt độ sôi trung bình và cao. Các axit thường có 1
chức và nhiều nhất ở phần nhiệt độ sôi trung bình, còn ở nhiệt độ cao hơn,
hàm lượng axit giảm. Các phenol thường gặp :

1.4.2.4 Các chất nhựa, asphalten
Các chất nhựa, asphalten có trong dầu mỏ là những hợp chất có cấu
trúc rất phức tạp chứa đồng thời các nguyên tố C, H, O, S, N; có phân tử
lượng rất lớn, rất kém tan hoặc không tan, tồn tại chủ yếu ở dạng huyền phù.
Các chất nhựa và asphaten thường có nhiều ở phần nặng, nhất là trong cặn sau
khi chưng cất, chúng đều làm xấu đi chất lượng của dầu mỏ. Sự có mặt của
chúng trong nhiên liệu sẽ làm cho sản phẩm bị sẫm màu; khi cháy không hết
tạo cặn, tạo tàn. Trong quá trình chế biến, chúng dễ gây ngộ độc xúc tác. Tuy
nhiên, dầu mỏ nào chứa nhiều nhựa và asphaten sẽ là nguồn nguyên liệu tốt
để sản xuất nhựa đường.
Nhựa và asphaten ở các loại dầu mỏ khác nhau vẫn có thành phần
nguyên tố gần giống nhau. Nhựa dễ chuyển thành asphaten khi bị oxy hóa, do
đó có thể coi rằng, asphaten là sản phẩm chuyển hóa tiếp theo của nhựa. Vì
vậy mà phân tử lượng của asphaten bao giờ cũng cao hơn của nhựa.
1.4.3 Các chất vô cơ
Dầu mỏ trong lòng đất hay khi khai thác lên đều chứa rất nhiều nước.
Dầu đó được đưa vào thiết bị tách 3 pha để tách sơ bộ nước, dầu và khí.
14


Ngoài lượng nước đáng kể có trong dầu mỏ thì dầu mỏ còn chứa nhiều chất
vô cơ khác có hàm lượng ít hơn nhiều. Những chất vô cơ tan một ít hoặc ở
dạng phân tán cao.
Các chất vô cơ có trong dầu mỏ gây tác hại rất lớn đối với quá trình chế
biến dầu khí như : Sự thủy phân muối của kim loại yếu ở nhiệt độ cao, tạo ra
những sản phẩm gây ăn mòn, khí H 2S gây ăn mòn thiết bị và ô nhiễm môi

trường. Vì vậy, việc loại tối đa các chất vô cơ trong dầu mỏ là việc làm đầu
tiên trước khi đem dầu mỏ vào chế biến.
1.5 Một số tính chất hóa lý quan trọng của dầu mỏ
1.5.1 Áp suất hơi bão hòa
Áp suất hơi bão hòa là áp suất hơi riêng phần lớn nhất tại đó có cân
bằng lỏng-hơi, áp suất hơi bão hòa của hydro cacbon lỏng tăng nhanh theo sự
tăng của nhiệt độ, giảm nhiều khi phân tử lượng tăng. Áp suất hơi bão hòa là
một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của dầu mỏ cũng như các sản phẩm
của nó. Biết áp suất hơi bão hòa có thể đánh giá sơ bộ chất lượng và thành
phần của chất có trong dầu mỏ và các phân đoạn của nó để hoạch định quy
trình công nghệ chế biến, để biết cách bảo quản và sử dụng một cách hiệu quả
sản phẩm của nó.
1.5.2 Tỷ trọng
Tỷ trọng là tỷ số giữa trọng lượng riêng của một vật ở một nhiệt độ
nhất định và trọng lượng riêng của một vật khác được chọn là chuẩn, xác định
ở cùng vị trí. Đối với các loại sản phẩm dầu lỏng đều lấy nước cất ở nhiệt độ
4oC và áp suất 760mmHg làm chuẩn. Tỷ trọng của dầu mỏ, hoặc một phân
đoạn của dầu mỏ ở nhiệt độ t trên trọng lượng riêng của nước ở 4 oC, ta có thể
ghi dt4 biểu thị bằng g/cm3. Tỷ trọng và trọng lượng riêng quyết định các
thông số trong quá trình chưng cất, tỷ trọng của dầu càng cao thì nhiệt độ
chưng cất càng lớn. Dựa vào tỷ trọng có thể đánh giá sơ bộ dầu mỏ thuộc loại
nặng hay nhẹ, mức độ biến chất thấp hay cao. Dầu thô càng nhẹ, hiệu suất và
chất lượng các “sản phẩm trắng” thu được khi chưng cất càng cao; dầu càng
15


chứa ít S, càng mang nhiều đặc tính parafin hoặc trung gian parafin – naphten.
Dầu càng nặng thì chứa càng nhiều các chất dị nguyên tố, các chất nhựa và
asphaten, không thuận lợi để sản xuất các sản phẩm nhiên liệu dầu nhờn,
nhưng lại là nguyên liệu tốt để sản xuất bitum nhựa đường và cốc.

1.5.3 Độ nhớt
Độ nhớt là đại lượng đặc trưng cho mức cản trở giữa hai lớp chất lỏng
khi chúng chuyển động trượt lên nhau. Dựa vào độ nhớt của dầu mỏ có thể
tính toán được các quá trình bơm vận chuyển. Dầu có độ nhớt càng cao thì
càng khó vận chuyển bằng đường ống. Với dầu nhờn, độ nhớt là một chỉ tiêu
gần như quan trọng nhất nhằm đảm bảo cho quá trình bôi trơn được tốt. Sự
thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ phản ánh tính nhớt - nhiệt của một loại dầu. Độ
nhớt phụ thuộc nhiều yếu tố như bản chất dầu mỏ, nồng độ, áp suất, vì thế các
giá trị của độ nhớt thường không chính xác.
1.5.4 Nhiệt độ đông đặc
Nhiệt độ đông đặc phản ánh tính linh động của dầu ở nhiệt độ thấp. Nếu
nhiệt độ đông đặc của một loại dầu nào đó cao thì sẽ rất khó khăn cho quá
trình vận chuyển, bơm rót, phải tiến hành các biện pháp để giảm nhẹ nhiệt độ
đông đặc như: gia nhiệt, dùng phụ gia gây tốn kém về kinh tế. Điều này gây
ảnh hưởng đến giá thành dầu thô.
Có hai nguyên nhân dẫn đến tăng điểm đông đặc, đó là: dầu có độ nhớt
lớn và dầu có nhiều n- paraffin rắn. Trong đó nguyên nhân thứ hai là chủ yếu.
1.5.5 Nhiệt độ chớp cháy
Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ tại đó, khi phân đoạn dầu mỏ được đốt
nóng, hơi hydrocacbon sẽ thoát ra tạo với không khí xung quanh một hỗn hợp
mà nếu đưa ngọn lửa đến gần chúng sẽ bùng cháy rồi phụt tắt như một tia
chớp. Nhiệt độ chớp cháy có liên quan đến hàm lượng các sản phẩm nhẹ có
trong phân đoạn. Dầu càng có nhiều cấu tử nhẹ, nhiệt độ chớp cháy càng thấp.
Xác định nhiệt độ chớp cháy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tồn
chứa và bảo quản nhiên liệu. Nếu nhiệt độ chớp cháy của nhiên liệu thấp, khi
16


bảo quản trong bể chứa ngoài trời nắng nóng phải đề phòng có tia lửa điện ở
gần để tránh cháy nổ.

1.6 Tiềm năng dầu mỏ ở Việt Nam
Kể từ thời điểm tấn dầu thô đầu tiên được khai thác năm 1986 ,đến nay
Việt Nam đã có sáu mỏ dầu đang khai thác: Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại
Hùng, Bunga và Kekwa. Thêm nữa, một giếng dầu mới, Sư Tử Trắng, đã có
kế hoạch khai thác vào năm 2008. Hầu hết việc thăm dò và các hoạt động sản
xuất dầu mỏ thực hiện ngoài khơi tại Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Tháng
Mười năm 2004 Petro Việt Nam công bố phát hiện dầu mỏ đầu tiên ngoài
khơi miền Bắc Việt Nam. Phát hiện này thuộc Mỏ Yên Tử ở phía đông Hải
Phòng và trữ lượng ban đầu của mỏ dự đoán là 700-800 triệu thùng. Sông
Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư
Chính - Vũng Mây... đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm
này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã
được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m 3 khí. Trữ lượng khí
đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời
gian tới vào khoảng 400 tỷ m3. Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác
tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên
của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010. Về dầu mỏ, Việt Nam có 600
triệu thùng trữ lượng dầu đã được phát hiện. Tuy nhiên, việc thăm dò ở Việt
nam tiếp tục đem lại những phát hiện mới và trữ lượng có thể lên tới 4,5 tỷ
thùng.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới được thiên nhiên
ban tặng tiềm năng về dầu mỏ. Xuất khẩu dầu mỏ đã mang về nguồn thu
ngoại tệ quý giá cho công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước. Nhưng Việt
Nam vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn các sản phẩm lọc dầu phục vụ nhu cầu
trong nước từ những nước có nền công nghiệp hoá dầu trong khu vực như:
Singapo, Trung Quốc… Vì vậy Việt Nam cần thiết phải xây dựng các nhà
máy lọc-hóa dầu để chủ động nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sự ra đời nhà
17



máy lọc dầu Dung Quất và tương lai là tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đã mở ra
những triển vọng phát triển cho ngành công nghiệp dầu khí của đất nước.

18


Chương II : Giới thiệu chung về nhà máy lọc dầu
Dung Quất
2.1 Khái quát về khu kinh tế Dung Quất
2.1.1 Vị trí địa lý
Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;
phía Tây Bắc giáp sân bay Chu Lai, phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía
Đông và Đông Bắc giáp Biển Đông. Phía Tây Nam giáp Thành phố
Quảng Ngãi.
- Cách Hà Nội : 880 km
- Cách Tp Hồ Chí Minh : 870 km
- Cách Tp Quy Nhơn: 185 km
- Cách Tp Đà Nẵng: 100 km
- Cách Tp Quảng Ngãi: 25-40 km
- Cách sân bay Chu Lai: 13 km
- Cách đường hàng hải nội địa: 30 km
- Cách đường hàng hải quốc tế: 190 km
- Cách các Trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực như: Hồng
Kông, Singapore, BangKok khoảng 2000 km.
- Toạ độ địa lý: 108 0 ,47 ’ độ kinh Đông, 15 0 ,23 ’ độ vĩ Bắc.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
- Khu kinh tế Dung Quất nằm trong vùng địa hình đồng bằng của tỉnh
Quảng Ngãi, xem kẽ đồi núi thấp và có cả cồn cát ven biển.
- Cao độ cao nhất: +20m.

- Cao độ trung bình từ: 4 ÷ 10m.
- Cao độ thấp nhất ven sông Trà Bồng và sông Cà Ninh (một nhánh
của sông Trà Bồng) từ 0,1 ÷ + 3,0m.

19


- Địa hình có hướng dốc từ Tây sang Đông và từ Nam ra Bắc với độ
dốc trung bình từ 0,4 ÷ 8%.
2.1.2.2 Khí hậu
Tỉnh Quảng Ngãi nói chung và Khu kinh tế Dung Quất nói
riêng nằm trong vùng khí hậu miền Trung Trung Bộ. Có 2 mùa:
- Mùa đông: Ít lạnh, nhiệt độ trung bình mùa đông 19 0 C, nhiệt độ cực
tiểu tuyệt đối không xuống dưới 12 0 C.
- Mùa hè: Mùa hè điều kiện nhiệt độ cáo khá đồng đều, trên toàn vùng
có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 28 0 C.
2.1.2.3 Nhiệt độ
- Nhiệt độ cao nhất: 41,4 0 C
- Nhiệt độ trung bình năm: 21,7 o C
2.1.2.4 Mưa
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8, kết thúc tháng 01 năm sau. Hai tháng
mưa lớn nhất là tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa vào cỡ 500 ÷ 600
mm/tháng. Hai tháng cuối mùa mưa lượng mưa ít hẳn chỉ khoảng 100 ÷
150 mm/tháng.
- Lượng mưa trung bình năm 2.195 mm.
2.1.2.5 Độ ẩm
- Đây cũng là một trong những vùng có độ ẩm không khí cao.
- Độ ẩm không khí trung bình năm 85%.
- Độ ẩm tối đa cao trung bình 87 ÷ 90%.
- Độ ẩm thấp tuyệt đối 34%

2.1.2.6 Các yếu tố khác
- Nắng: Tỉnh Quảng Ngãi có số giờ nắng từ 1.800 ÷ 2000h/năm.
- Gió: Tỉnh Quảng Ngãi có gió Tây khô nóng trong mùa hè, nhưng
không khốc liệt như vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ. Hiện tượng nắng
nóng kéo dài nhiều ngày, kèm với gió Tây Nam mạnh cũng gây ra khô
hạn trong vùng. Gió mùa Đông Bắc: Thường gây ra gió giật, các cơn lốc
20


và thường gây ra mưa to, ẩm ướt, đồng thời nhiệt độ giảm mạnh.
+ Vận tốc gió trung bình: 2,9m/s.
+ Vận tốc gió cực đại: 40m/s.
+ Gió chủ đạo: mùa Đông - gió Đông Bắc, mùa hè - gió Tây Nam, gió
Tây.
- Bão: Quảng Ngãi cũng như các tỉnh ven biển miền Trung hàng năm
chịu ảnh hưởng của bão. Trung bình hàng năm có 01 cơn bão hoặc áp
thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Ngãi gây mưa to và
gió rất mạnh từ cấp 6 trở lên. Ngoài ra cũng có những năm có đến 3-4
cơn bão thường gây ra mưa to và gió rất mạnh, có khi kèm theo hiện
tượng nước biển dâng.
2.1.3 Mục tiêu phát triể n chủ yếu của khu kinh tế Dung Quất
Dung Quất được chính phủ Việt Nam quy hoạch là khu kinh tế
tổng hợp, nơi tập trung nhiều nhà máy công nghiệp nặng quy mô lớn.
Đây là điểm động lực trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và là khu kinh tế lớn thứ 3 của Việt Nam. Những
ngành, lĩnh vực được tập trung đầu tư phát triển tại Dung Quất gồm: hoàn
thành xây dựng và đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào hoạt động sản xuất
năm 2009; đồng thời triển khai xây dựng một số nhà máy hóa dầu, hóa chất,
hình thành cụm liên hợp lọc - hóa dầu, hóa chất; xây dựng một số nhà máy
công nghiệp nặng có qui mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất như

nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển giai đoạn 2, nhà máy luyện cán thép...
2.2 Nhà máy lọc dầu Dung Quất
2.2.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung
Quất
Trong những năm qua thế giới đã chứng kiến những biến động lớn
trong thị trường dầu mỏ và các sản phẩm lọc dầu. Bất ổn tại những khu vực
cung cấp dầu mỏ chính và sự gia tăng của nhu cầu do nền kinh tế thế giới tăng

21


trưởng nhanh đã góp phần đẩy giá dầu lên mức kỉ lục. Năm 2008, thị trường
dầu thô thế giới liên tục biến động bất thường. Vào thời điểm giữa tháng 7,
giá dầu thô leo thang đến mức kỷ lục, đạt ngưỡng gần 150 USD/thùng, sau đó
lại sụt giảm đến mức chóng mặt, có lúc xuống dưới 45 USD/thùng. Biến động
giá dầu thô đã tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế, kéo theo nhiều hệ lụy,
ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nhiều quốc gia, trong đó có nước ta. Để
giảm bớt những tác động tiêu cực của sự biến động giá dầu, và đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam cần chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu
trong nước. Xây dựng nhà máy lọc dầu sẽ tạo tiền đề cho ngành công nghiệp
hoá chất phát triển. Các sản phẩm lọc dầu là nguyên liệu chủ yếu của quá
trính sản xuất polime, các phụ gia bôi trơn, một số loại mĩ phẩm…Hiện nay,
hơn 99% lượng dầu mỏ xuất khẩu, 50% lượng sản phẩm dầu nhập khẩu do
phương tiện nước ngoài chuyên trở. Việc sản xuất và tiêu thụ dầu trong nước
sử dụng các phương tiện của Việt Nam làm cho ngành hàng hải, công nghiệp
đóng tàu phát triển nhanh chóng. Đây là hai ngành quan trọng, có khả năng
tạo ra giá trị gia tăng lớn mà chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển. Việt
Nam đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Dung Quất –
Quảng Ngãi. Dung Quất nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực
trung bộ của Việt Nam là nơi có tăng trưởng kinh tế thuộc loại thấp nhất cả

nước. Bản thân nhà máy lọc dầu đặt ở đây không trực tiếp tạo ra nhiều công
ăn việc làm hay đóng góp cho ngân sách địa phương. Nhưng với sự phát triển
cơ sở hạ tầng bao gồm cảng nước sâu, giao thông đường bộ, điện, mạng lưới
viễn thông… phục vụ nhà máy lọc dầu (mà nếu không có nhà máy thì không
có những đầu tư này) cùng với chính sách thông thoáng cởi mở sẽ thu hút
được các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào khu kinh tế Dung Quất nói
riêng và của khu vực miền trung. Dung Quất có những lợi thế so sánh hấp
dẫn: nằm ở vị trí trung điểm của Việt Nam và khu vực; có sân bay quốc
tế Chu Lai, cảng biển nước sâu; có thành phố mới với đầy đủ hạ tầng
tiện ích và dịch vụ chất lượng cao; được hưởng những ưu đãi cao nhất
22


Việt Nam và được áp dụng thể chế, cơ chế quản lý thông thoáng, phù
hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với tính chất toàn cầu hoá kinh tế
hiện nay…
2.2.2 Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng trên địa bàn 2 xã Bình Trị
và Bình Thuận trong khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn , tỉnh Quảng
Ngãi. Nhà máy có tổng vốn đầu tư trên 3 tỉ USD, công suất thiết kế là 6,5
triệu tấn dầu thô / năm. Hợp đồng chính xây dựng NMLD Dung Quất đã được
Petrovietnam ký với tổ hợp nhà thầu Technip gồm các nhà thầu: Technip
(Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban
Nha). Tổng diện tích phần đất và phần mặt biển của nhà máy là 816,03ha
trong đó :
- Nhà máy chính: 110 ha.
- Khu bể chứa dầu thô, sản phẩm: 85,83 ha.
- Tuyến ống dẫn dầu thô, sản phẩm, cấp và xả nước biển: 94,46 ha.
- Bến cảng xây dựng, khu cảng xuất sản phẩm, hệ thống phao rót dầu không
bến (SPM), đường ống ngầm dưới biển và khu vực vòng quay tàu: 486,04 ha

đất và mặt biển.
- Đường vào Nhà máy lọc dầu, khu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên tại
Vạn Tường: 39,7 ha.
Dầu thô dùng làm nguyên liệu cho nhà máy là dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và
dầu nhập khẩu.
Mỏ dầu Bạch Hổ nằm ở vị trí Đông Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng
145km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Từ mỏ
này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa

23


lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng
Tàu 40km. Mỏ Bạch Hổ hiện nay đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp
phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Dầu thô được khai thác từ mỏ
Bạch hổ là loại dầu có phẩm chất tốt, là dầu ngọt, nhẹ và hàm lượng tạp chất
thấp. Mỏ dầu Bạch Hổ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn và được khai thác
thương mại từ giữa năm 1986. Đây là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam và hiện nay
đã đạt công suất khai thác tối đa. Mỗi ngày khai thác được từ mỏ này 38000
tấn dầu thô chiếm 80% sản lượng dầu thô Việt Nam. Theo thiết kế, nhà máy
lọc dầu Dung Quất sẽ sử dụng 100% dầu thô từ mỏ Bạch Hổ trong giai đoạn 1
và trong giai đoạn 2 sẽ chế biến dầu thô hỗn hợp ( 85% dầu thô Bạch hổ và
15% dầu chua Dubai ) khi đã nâng cấp, mở rộng phân xưởng xử lý lưu huỳnh.
2.2.3 Hệ thống phân xưởng và các hạng mục phụ trợ trong nhà máy
lọc dầu Dung Quất
Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng thể được duyệt cho giai đoạn chế
biến dầu ngọt, bao gồm các phân xưởng chính sau:
- Phân xưởng chưng cất dầu thô ở áp suất khí quyển (CDU);
- Phân xưởng xử lý naphtha bằng hyđro (NHT);
- Phân xưởng reforming xúc tác liên tục;

- Phân xưởng xử lý LPG (LTU);
- Phân xưởng thu hồi propylene (PRU);
- Phân xưởng xử lý kerosene (KTU);
- Phân xưởng xử lý naphta từ RFCC (NTU);
- Phân xưởng xử lý nước chua;
- Phân xưởng nước chua (SWS);
- Phân xưởng tái sinh amin (ARU);
- Phân xưởng trung hòa kiềm (CNU);
- Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU);
- Phân xưởng isomer hóa (ISOM);
24


- Phân xưởng xử lý LCO bằng hyđro (LCO-HDT).
* Khu bồn bể chứa :
- Bể chứa dầu thô gồm 6 bể có tổng dung tích 390.000 m3
- Bể chứa trung gian
- Bể chứa sản phẩm
* Các hạng mục phụ trợ của nhà máy : Công suất các hạng mục phụ trợ và
ngoại vi như nhà máy điện, hệ thống cung cấp hơi, khí trơ, nhiên liệu, khí
nén, xử lý nước thải, nhà hành chính, xưởng bảo dưỡng sửa chữa,... được thiết
kế phù hợp với nhu cầu công nghệ và yêu cầu vận hành của Nhà máy.
* Các công trình biển:
- Hệ thống phao rót dầu không bến nhập dầu thô tại vịnh Việt Thanh
được thiết kế để tiếp nhận tàu dầu có trọng tải 80.000 – 110.000 DWT.
- Công suất 6 bến xuất sản phẩm của cảng kín bố trí tại vịnh Dung Quất
như sau:
+ Bến số 1 và 2 cho tàu có trọng tải tới 50.000 DWT;
+ Bến số 3, 4 và 5 cho tàu có trọng tải tới 30.000 DWT;
+ Bến số 6 cho tàu có trọng tải tới 30.000 DWT.

- Đê chắn sóng được thiết kế bảo đảm việc xuất sản phẩm tại cảng kín
liên tục và an toàn.
- Bến phục vụ cho giai đoạn xây dựng và phục vụ cho công tác bảo
dưỡng các công trình biển sau này.
* Ngoài ra còn các cơ sở hạ tầng khác như :
Hệ thống cung cấp điện cho giai đoạn xây dựng từ trạm biến áp Dung
Quất đến mặt bằng Nhà máy, khu cảng và hệ thống cung cấp điện dự phòng
từ mạng lưới điện quốc gia cho vận hành Nhà máy lọc dầu (nguồn 2).
- Hai đoạn đường nối Nhà máy với đường cao tốc và một đoạn đường
nối khu bể chứa sản phẩm với đường cao tốc (tổng cộng dài 2,5km).
- Nhà ở và cơ sở dịch vụ cho cán bộ, công nhân viên vận hành Nhà máy
(khu đê quai bao Sông Trà và khu nhà ở và cơ sở dịch vụ tại Vạn Tường).
25


×