Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp huyện trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 244 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ BÍCH LIÊN

MÔ HÌNH QUẢN LÝ CƠ SỞ ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 62140501

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS Đặng Quốc Bảo

-

TS Nguyễn Văn Sáu

Hà Nội, năm 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5
1. Lí DO CHọN đề TàI ...................................................................................................... 5
2. MụC đỚCH NGHIỜN CứU ......................................................................................... 7
3. CếU HỏI NGHIỜN CứU, GIả THUYếT NGHIỜN CứU............................................ 7
4. NHIệM Vụ NGHIỜN CứU .......................................................................................... 8


5. KHỎCH THể Và đốI TƣợNG NGHIỜN CứU ............................................................ 9
6. PHạM VI đề TàI ........................................................................................................... 9
7. NHữNG LUậN đIểM BảO Vệ ...................................................................................... 9
8. PHƣơNG PHỎP LUậN Và PHƣơNG PHỎP NGHIỜN CứU .................................. 10
9. ĐÚNG GÚP MớI CủA đề TàI .................................................................................... 11
10. CấU TRỲC CủA đề TàI : .......................................................................................... 11

CHƢƠNG 1........................................................................................................ 12
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MỄ HẩNH QUẢN LÍ CƠ SỞ ĐÀO TẠO BỒI
DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN .............................................................. 12
1.1. TổNG QUAN LịCH Sử NGHIỜN CứU VấN đề .................................................... 12
1.1.1.NHỮNG NGHIấN CỨU TRONG NƢỚC ........................................................... 12
1.1.2.NHữNG NGHIỜN CứU NGOàI NƣớC: ............................................................. 18
1.2. MộT Số KHỎI NIệM Cơ BảN ................................................................................. 23
1.2.1.MỤ HỠNH, MỤ HỠNH QUảN Lí Và MỤ HỠNH QUảN Lí GIỎO DụC ........ 23
1.2.2. CHỚNH TRị, GIỎO DụC CHỚNH TRị ............................................................ 35
1.2.2.1.CHỚNH TRị ..................................................................................................... 35
1.2.3. CƠ SỞ ĐÀO TẠO BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN: ........................... 40
1.3. Lí LUậN Về QUảN Lí CỎC Cơ Sở đàO TạO, BồI DƣỡNG CHỚNH TRị CấP
HUYệN ............................................................................................................................ 40
1.3.1. CỎN Bộ CấP Xể, PHƣờNG đốI TƣợNG CủA Cơ Sở đàO TạO, BồI DƣỡNG
CHỚNH TRị CấP HUYệN ........................................................................................... 41
1.3.2. MụC TIỜU, CHứC NăNG, NHIệM Vụ CủA Cơ Sở đàO TạO BồI DƣỡNG
CHỚNH TRị CấP HUYệN ........................................................................................... 50
1.3.3. Tổ CHứC Bộ MỎY, NHếN Sự: .......................................................................... 51
1.3.4. NộI DUNG CHƣơNG TRỠNH: ......................................................................... 52
1.3.5. Cơ Sở VậT CHấT, KINH PHỚ: ......................................................................... 55
1.3.6. Cơ CHế QUảN Lí NộI Bộ: ................................................................................. 56
1.3.7. QUY TRỠNH VậN HàNH VIệC QUảN Lí ........................................................ 56
1.3.8. CỎC MốI QUAN Hệ GIữA Cơ Sở đàO TạO BồI DƣỡNG CHỚNH TRị VớI

CỎC CấP, CỎC NGàNH: ........................................................................................... 58
1.3.9. Cơ Sở đàO TạO BồI DƣỡNG CHỚNH TRị CấP HUYệN VớI NHIệM Vụ XếY
DựNG Xể HộI HọC TậP .............................................................................................. 61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................................. 65

CHƢƠNG 2........................................................................................................ 66
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ MỄ HẩNH QUẢN LÍ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI
DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN .............................................................. 66
2.1. NộI DUNG KHảO SỎT Và PHƣơNG PHỎP KHảO SỎT..................................... 66


2.2 THựC TRạNG MỤ HỠNH QUảN Lí TRUNG TếM BồI DƣỡNG CHỚNH TRị
CấP HUYệN HIệN NAY:................................................................................................ 67
2.2.1.CHứC NăNG, NHIệM Vụ CủA TRUNG TếM BồI DƣỡNG CHỚNH TRị CấP
HUYệN:........................................................................................................................ 67
2.2.2. QUảN Lí Tổ CHứC Bộ MỎY NHếN Sự CủA TRUNG TếM BồI DƣỡNG
CHỚNH TRị CấP HUYệN ........................................................................................... 70
2.2.3. QUảN Lí GIảNG VIỜN...................................................................................... 73
2.2.4. QUảN Lí NộI DUNG CHƣơNG TRỠNH ........................................................... 83
2.2.5. CỤNG TỎC QUI HOạCH, Kế HOạCH CHIỜU SINH ..................................... 86
2.2.6. QUảN Lí GIảNG DạY, HọC TậP....................................................................... 89
2.2.7. QUảN Lí Cơ Sở VậT CHấT ............................................................................... 92
2.2.8. XếY DựNG Cơ CHế QUảN Lí Và VậN HàNH QUảN Lí ................................... 95
2.2.9. XỎC LậP MốI QUAN Hệ GIữA TRUNG TếM VớI CỎC NGàNH, CỎC CấP 102
2.2.10. ĐỎNH GIỎ CHUNG Về MỤ HỠNH QUảN Lí TRUNG TếM BồI DƣỡNG
CHỚNH TRị CấP HUYệN HIệN NAY ....................................................................... 106
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2: .............................................................................................. 109

CHƢƠNG 3...................................................................................................... 111
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỄ HẩNH QUẢN LÍ CƠ SỞ ............. 111

ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN ............................... 111
3.1. MụC TIỜU PHỎT TRIểN CỎC Cơ Sở đàO TạO BồI DƣỡNG CHỚNH TRị CấP
HUYệN TRONG BốI CảNH PHỎT TRIểN HIệN NAY ............................................. 111
3.2. NGUYỜN TắC HOàN THIệN ............................................................................... 117
3.2.1.TỚNH THựC TIễN ........................................................................................... 117
ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH CỤ THỂ LÀ BẢN THÂN CỦA ĐỜI SỐNG HIỆN THỰC,
Vè VẬY KHI XÂY DỰNG Mễ HèNH QUẢN Lí CẦN LƢU í VẬN DỤNG CÁC
NGUYấN TẮC CHUNG PHẢI PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM TỪNG VÙNG, TỪNG
MIỀN, DÂN TỘC VỀ: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI; TRèNH ĐỘ DÂN TRÍ; ĐẶC
TRƢNG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG. ..................................................................... 118
3.2.2. TỚNH đồNG Bộ Hệ THốNG ........................................................................... 118
3.2.3. TỚNH Kế THừA............................................................................................... 119
3.2.4. TỚNH HIệU QUả Và PHỎT TRIểN ................................................................ 120
3.3. CỎC địNH HƣớNG CHỉ đạO ................................................................................ 121
3.3.1. ĐịNH DANH CHO TRUNG TếM TRONG BốI CảNH HIệN NAY .................. 121
3.3.2. GắN TRUNG TếM CÚ MốI LIỜN Hệ CHặT CHẽ VớI CỎC NHà TRƣờNG
TRONG Hệ THốNG GIỎO DụC QUốC DếN ............................................................ 121
3.4. CỎC GIảI PHỎP HOàN THIệN MỤ HỠNH QUảN Lí TRUNG TếM GIỎO DụC
CHỚNH TRị CấP HUYệN ........................................................................................... 132
3.4.1.GIảI PHỎP 1: NếNG CAO NHậN THứC Về CỤNG TỎC đàO TạO BồI DƣỡNG
Lí LUậN CHỚNH TRị CHO CỎN Bộ Cơ Sở TạI CỎC Cơ Sở đàO, TạO BồI DƣỡNG
CHỚNH TRị CấP HUYệN ......................................................................................... 132
3.4.2.GIảI PHỎP 2: QUY HOạCH đàO TạO, BồI DƣỡNG CỎN Bộ, đảNG VIỜN ở
Cơ Sở, TạO NGUồN TUYểN SINH CHO CỎC TRUNG TếM đỲNG đốI TƣợNG,
đỲNG NGƣờI ............................................................................................................. 135
3.4.3. GIảI PHỎP 3: ĐổI MớI NộI DUNG, CHƣơNG TRỠNH, PHƣơNG PHỎP DạY
Và HọC ...................................................................................................................... 138
3.4.4. GIảI PHỎP 4: PHỎT TRIểN độI NGũ GIỎO VIỜN ...................................... 142

3



3.4.5. GIảI PHỎP 5: ĐầU Tƣ đồNG Bộ Cơ Sở VậT CHấT Và HIệN đạI HOỎ
PHƣơNG TIệN DạY Và HọC ..................................................................................... 146
3.4.6. GIảI PHỎP 6: CảI TIếN Cơ CHế QUảN Lí Và QUY TRỠNH VậN HàNH
QUảN Lí ..................................................................................................................... 149
3.4.7. GIảI PHỎP 7: SửA đổI Bổ SUNG CỎC CHỚNH SỎCH TạO đIềU KIệN
THUậN LợI CHO NGƣờI DạY, NGƣờI HọC............................................................. 152
3.5. THăM DŨ TỚNH CầN THIếT Và TỚNH KHả THI CủA CỎC GIảI PHỎP ... 157
3.6. THử NGHIệM GIảI PHỎP TRONG THựC TIễN ............................................... 164
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................................ 168

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 169
I- KẾT LUẬN ................................................................................................................ 169
II- KHUYẾN NGHỊ:..................................................................................................... 170

DANH MỤC CỄNG TRẩNH TÁC GIẢ ....................................................... 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 176
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 182

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của
Cách mạng nước ta. Lý luận tiên phong luôn là cơ sở xuất phát cho việc nhận
thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, soi đường cho hoạt động
thực tiễn, tạo tiền đề khoa học cho việc định đường lối, chủ trương, chính

sách cho từng thời kỳ Cách mạng đặc biệt là trong thời đại của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ, thời đại của nền kinh tế tri thức, do đó công tác
giáo dục và truyền bá tri thức lý luận ngày càng trở thành yêu cầu bức thiết.
Đảng ta đã xác định giáo dục - đào tạo (trong đó có giáo dục lý luận chính trị)
là quốc sách hàng đầu, có vai trò to lớn trong việc truyền bá tri thức chính trị
xây dựng bản lĩnh, tư duy khoa học sáng tạo, thống nhất giữa ý chí và hành
động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bác Hồ đã từng dạy : “ Đối với
công việc kháng chiến và kiến quốc, lý luận là rất quan trọng. Không hiểu lý
luận thì nhƣ ngƣời mù đi đêm”.
Cơ sở là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện, nhằm biến đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thành hiện thực trong
cuộc sống. Thành bại của cách mạng, cuối cùng được biểu hiện ở kết quả hoạt
động thực tiễn của cơ sở. Trong đó, đội ngũ cán bộ cơ sở là " cái gốc của mọi
công việc", là nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi. Cán bộ mạnh thì
phong trào mạnh, cán bộ yếu thì phong trào suy yếu, điều đó phụ thuộc vào
chất lượng của đội ngũ cán bộ cơ sở, thể hiện trên cả ba mặt: tri thức, năng
lực và phẩm chất của cán bộ. Vì vậy, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ

5


sở cho ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng, luôn là một yêu cầu
đặc biệt quan trọng và cấp thiết.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hiện nay, là một thiết chế giáo
dục quan trọng của Đảng nhà nước ở địa phương là địa chỉ duy nhất của hệ
thống giáo dục nước ta có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý
luận, năng lực hành động và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ cơ sở (từ thôn, khu
dân cƣ cho tới xã, phƣờng, thị trấn - trừ một số chức danh chủ chốt thuộc đối
tƣợng của trƣờng chính trị tỉnh). Vì vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ cơ sở
phụ thuộc rất lớn vào chính chất lượng đào tạo bồi dưỡng của Trung tâm bồi

dưỡng chính trị cấp huyện, trong đó, chất lượng quản lý các mặt hoạt động
của Trung tâm đóng vai trò then chốt.
Từ thực trạng mô hình quản lý Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện hiện nay: Trường Đảng cấp huyện trước đây ( 1973 - 1994) và Trung
tâm bồi dưỡng chính trị cấp Huyện sau này (1995 đến nay), trải qua 36 năm
hoạt động, đào tạo, bồi dưỡng cho hàng triệu lượt cán bộ, đảng viên ở cơ sở,
và lực lượng này đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp
chống Mỹ cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàn gắn vết thương sau
chiến tranh. Trong quá trình hoạt động, các yếu tố của mô hình quản lý Trung
tâm đã từng bước hình thành và thu hút được một số kinh nghiệm có giá trị.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc quản lý Trung
tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi
phải được giải quyết . Đó là:
Sứ mệnh, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ chưa bao quát được nhu cầu
bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cơ sở trong giai đoạn hiện nay; tổ chức các
nguồn lực còn nhiều bất cập, chương trình còn trùng lắp chưa phù hợp với
từng đối tượng; Các văn bản pháp quy về cơ chế quản lý còn thiếu nghiêm
trọng; Cơ chế quản lý, quy trình vận hành quản lý chưa được xác lập bao quát

6


các điều trên là thiết chế này còn thiếu một mô hình quản lý có tính hiệu quả
về mặt tổ chức sư phạm.
Với những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “ Mô
hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn
hiện nay” nhằm góp phần đổi mới công tác quản lý trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và đồng bộ, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
chính trị trong giai đoạn hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ cấu tổ chức và cơ chế điều hành Trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức ở cơ sở hiện nay. Cụ thể:
Đề xuất một mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp
huyện có tính khách quan và khả thi, với các yếu tố và mối quan hệ biện
chứng giữa các yếu tố cấu thành mô hình quản lý, cơ chế vận hành quản lý có
hiệu quả.
Đề xuất hệ thống giải pháp có tính cấp thiết hợp lý và khả thi, có tính
kế thừa, nhằm thực hiện mô hình quản lý có hiệu quả trong thực tế.
Khuyến nghị với các cấp, các ngành có trách nhiệm đảm bảo các điều
kiện cần thiết cho việc hiện thực hoá mô hình quản lý.
3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
1. Cấp xã, phường trong hệ thống hành chính của Việt Nam hiện nay có
tầm quan trọng như thế nào?
2. Cán bộ cấp xã, phường có vai trò sứ mệnh gì?

7


3. Thiết chế nào hiện nay có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng chính trị,
kỹ năng nghiệp vụ và phẩm chất cho cán bộ xã, phường?
4. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hiện nay có những ưu
điểm, hạn chế gì trong việc đào tạo, bồi dưỡng chính trị, kỹ năng nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ xã, phường?
5. Cần hoàn thiện Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hiện nay
theo mô hình quản lý và với các giải pháp nào?
Giả thuyết nghiên cứu
Cơ sở đào tạo bồi dưỡng chính trị cấp huyện là thiết chế giáo dục đặc

thù có sứ mệnh góp phần thực hiện mục tiêu phát triển và nâng cao năng lực
công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở của Đảng Nhà nước ở
các địa phương.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với thiết chế đặc thù này,
cần triển khai hoạt động của nó tuân thủ được tính quy luật của quá trình giáo
dục, cần quản lý một cách khoa học, vừa bám sát các yêu cầu của mô hình
chung như các thiết chế đào tạo bồi dưỡng khác, song phải chú ý những yếu
tố đặc thù của cơ sở đào tạo bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Nếu xây dựng một mô hình quản lý bao quát các thành tố của quá trình
đào tạo và thực hiện các giải pháp thích hợp sẽ nâng cao chất lượng hiệu quả
hoạt động của thiết chế này .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa, những vấn đề về lý luận giáo dục và quản lý giáo dục,
làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng chính trị cấp huyện.
Khảo sát, đánh giá thực trạng của mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng chính trị cấp huyện hiện nay.

8


Đề xuất sự hoàn thiện mô hình quản lý với các yếu tố cấu thành đồng
bộ và mối quan hệ logic giữa các yếu tố qua hệ thống giải pháp bao quát các
vấn đề tổ chức sư phạm gắn với chức năng quản lý thực hiện mô hình. Tiến
hành lấy ý kiến chuyên gia và thử nghiệm một số giải pháp.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Đối tƣợng nghiên cứu: Mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
chính trị cấp huyện, với các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố.
6. Phạm vi đề tài

Nghiên cứu một số khái niệm cơ bản, khảo sát thực trạng quản lý và
hoạt động của một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở một số
tỉnh, thành phố đại diện các vùng, miền trong cả nước, từ năm 1995 đến năm
2009.
Tổ chức thực nghiệm một số giải pháp ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
chính trị cấp huyện của tỉnh Hải Dương.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng chính trị cấp huyện. Tuy nhiên, mô hình đó không phải là một thực thể
biệt lập, mà rất nhiều yếu tố của mô hình chịu sự điều chỉnh của các qui định,
chế độ và cơ chế quản lý do cấp có thẩm quyền ( cấp trên) ban hành. Do đó,
đề tài nghiên cứu mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp
huyện có sự tương tác, chi phối của hệ thống quản lý vĩ mô.
7. Những luận điểm bảo vệ
- Cán bộ cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc hiện thực
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong

9


cuộc sống. Họ cần được đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống về kiến thức
và kỹ năng thực hành.
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện có vai trò quan trọng
trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở thiết chế này có đầy đủ các đặc
trưng theo thiết chế sư phạm – nhà trường. Tuy nhiên, thiết chế này hiện nay
còn đang bộc lộ những bất cập về mặt quản lý các yếu tố tổ chức sư phạm.
- Hoàn thiện mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dướng chính trị cấp
huyện, với các giải pháp bám sát các chức năng quản lý bao quát các vấn đề
tổ chức sư phạm, là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
8. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận: Vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và

duy vật biện chứng, tiếp cận hệ thống khi triển khai nghiên cứu đề tài
Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận : Phân tích tổng hợp và so sánh khái
quát hoá các tư liệu, tài liệu, các văn bản, các số liệu thống kê có liên quan
đến đề tài nghiên cứu tài liệu quản lý giáo dục đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói
chung trong đó cán bộ cấp cơ sở cả trong nước và một số nước lân cận nhằm
kế thừa, vận dụng lý luận, kinh nghiệm trong quản lý mô hình đặc thù và tìm
ra các giải pháp phù hợp.
Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát điều tra thông qua bộ
phiếu hỏi và phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hội thảo tổng kết kinh nghiệm
thực nghiệm về các giải pháp quản lý mô hình quản lý cơ sở đào tạo bồi
dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay và phân tích, xử lý, thống
kê số liệu thực nghiệm…nhằm không chỉ mô tả bức tranh trong hiện thực, mà
còn tìm ra bản chất, những yếu tố cơ bản, cốt lõi chi phối quá trình vận động
của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

10


9. Đóng góp mới của đề tài
a) Xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất việc
hoàn thiện mô hình quản lý cơ sở đào tạo bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Đặc
biệt là những căn cứ và yêu cầu xây dựng các yếu tố cấu thành mô hình quản
lý, mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố và tính chỉnh thể của hệ thống
quản lý.
b) Phân tích được thực trạng mô hình quản lý cơ sở đào tạo bồi dưỡng
cán bộ cấp huyện hiện nay chỉ ra những hạn chế bất cập có tính trọng yếu
đang kìm hãm chất lượng và sự phát triển bền vững của Trung tâm.
c) Đề xuất các giải pháp thực tiễn cho việc hoàn thiện mô hình quản lý
cơ sở đào tạo bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Các giải pháp tập trung vào
những vấn đề cốt lõi, những vấn đề bức xúc và coi trọng phát huy sức mạnh

tổng hợp bên trong và bên ngoài của mô hình quản lý.
10. Cấu trúc của đề tài :
Luận án này có dung lượng 168 trang bao gồm:
Phần mở đầu : 7 trang
Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình quản lý cơ sở đào tạo bồi dưỡng
chính trị cấp huyện : 53 trang
Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị
cấp huyện : 45 trang
Chương 3 : Mô hình quản lý và các giải pháp thực hiện mô hình quản
lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện : 58 trang
Phần kết luận và khuyến nghị.
Cuối luận án là phụ lục và tài liệu tham khảo.

11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CƠ SỞ ĐÀO TẠO BỒI
DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Những nghiên cứu trong nƣớc

Vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã, phường và thiết chế phục vụ
cho công tác này đã được sự quan tâm đầu tư của các cơ quan Đảng và Nhà
nước nghiên cứu.
Sau khi nước nhà thống nhất và đặc biệt từ sau năm 1985, Đảng ta đã
khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa . Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng cán bộ cơ sở phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ Quốc trong tình hình mới, ngày 3/6/1995,
Ban Bí thư Trung ương Đảng ( khoá VII) đã ra Quyết định số 100/QĐ-TW về

việc “ Thành lập Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện” . Trên cơ sở
quyết định đó, Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương ( nay là Ban Tuyên giáo
Trung ƣơng) đã từng bước ra các văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện .
Các Quyết định và văn bản của Trung ương về mô hình Trung tâm bồi
dưỡng chính trị, mới đề cập tới chức năng, nhiệm vụ, các yếu tố, tổ chức sư
phạm ( bộ máy – nhân sự, giảng viên, nội dung chƣơng trình, cơ sở vật chất,
kinh phí ...), quan hệ quản lý ( sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý của
chính quyền)... tức là các đối tượng của quản lý mà chưa có các văn bản xác
định nội dung, quy trình quản lý đối tượng .
Về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm: Có nhiệm vụ tổ chức bồi
dưỡng lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chuyên môn, nghiệp vụ về công
tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể; phẩm chất đạo đức; thời sự, chính

12


sách cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên, hội viên của các tổ chức trong hệ thống
chính trị ở cơ sở:
Tổ chức bộ máy nhân sự của Trung tâm: Có tư cách pháp nhân như
Ban Đảng cấp huyện, có con dấu, tài khoản riêng, có Ban giám đốc và các bộ
phận chức năng .
Nội dung chƣơng trình: Có các chương trình bồi dưỡng sơ cấp lý luận
chính trị; bồi dưỡng cấp uỷ, cán bộ chính quyền, đoàn thể, bồi dưỡng đối
tượng kết nạp Đảng, Đảng viên mới, các chương trình chuyên đề; cập nhật
thông tin, thời sự, chính sách.
Cơ sở vật chất, kinh phí: Trung tâm có trụ sở riêng, có các bộ phận
chức năng với các phương tiện, trang bị, tài liệu cần thiết phục vụ làm việc,
giảng dạy và học tập. Kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Song
quy chế quản lý cơ sở vật chất, kinh phí chưa được ban hành.

Về cơ chế quản lý: Trung tâm chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của
cấp uỷ cấp huyện; chịu sự quản lý của chính quyền cấp huyện về cơ sở vật
chất, kinh phí và các chế độ, chính sách; chịu sự quản lý của Ban Tuyên giáo
cấp trên về nội dung, chương trình, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Song,
các văn bản pháp quy về cơ chế quản lý chưa ban hành.
Về quy trình vận hành quản lý: chưa có văn bản hướng dẫn
Sau hơn 15 năm thành lập Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện
cho đến nay, ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu cấp tiến sĩ đề cập
tới mô hình quản lý Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện - với tư cách là
một hệ thống, có cấu trúc các yếu tố cấu thành mô hình quản lý đồng bộ, được
luận giải về tính khách quan và cơ sở lý luận về mô hình, các yếu tố và mối
liên hệ lôgic giữa các yếu tố trong mô hình quản lý Trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện.

13


Vì vậy, đề tài mà tác giả nêu ra là một cố gắng nhằm lấp được sự trống
vắng trên. Tuy nhiên, đề tài cũng đã thừa kế một số kết quả :
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện là một thiết chế tổ chức
sư phạm, có chức năng giáo dục - truyền thụ và lĩnh hội tri thức chính trị. Do
đó, nó cũng mang những đặc trưng chung như các mô hình tổ chức giáo dục
khác của hệ thống giáo dục quốc gia về chức năng, tổ chức các nguồn lực, cơ
chế quản lý, quy trình vận hành quản lý. Cho nên, để xác lập cơ sở lý luận cho
mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện - về cơ bản phải
dựa trên nền tảng khung lý thuyết về quản lý giáo dục của Việt Nam, để vận
dụng vào điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện .
Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục mà tác giả đề tài dựa
làm cơ sở lý luận cho luận án, chủ yếu là : Các tác phẩm về quản lý giáo dục
của học viện quản lý giáo dục, giáo trình quản lý giáo dục của khoa sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội, các tác phẩm, chuyên đề, tài liệu, luận văn của một

số Tiến sĩ, Thạc sĩ của học viện Chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
có đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp, vai trò, tác
dụng của đội ngũ cán bộ cơ sở và các tài liệu tham khảo khác ( đƣợc ghi trong
mục tài liệu tham khảo cuối luận án).
Kinh nghiệm thực tế quản lý của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện ở các tỉnh, thành được tổng hợp trong cuốn kỷ yếu hội nghị tổng kết
công tác tuyên giáo toàn quốc hàng năm, một số bài viết được đăng tải trên
các tạp chí trong đó có công tác tuyên giáo, khoa giáo của Ban Tuyên giáo
Trung ương và từ kết quả nghiên cứu, khảo sát mà tác giả luận án đã tiến hành
tại một số Trung tâm bồi dưỡng chính trị có tính điển hình trên địa bàn cả
nước và tỉnh Hải Dương. Kinh nghiệm quản lý của các Trung tâm, chủ yếu
tập trung vào ba vấn đề cấp thiết mà thực tiễn quản lý thường xuyên đặt ra
cho các Trung tâm bồi dưỡng chính trị, đó là :

14


Cần mở rộng chức năng, nhiệm vụ
Kiện toàn các yếu tố tổ chức sư phạm - đối tượng của quản lý.
Xây dựng cơ chế quản lý và quy trình vận hành quản lý .
1. Mở rộng chức năng nhiệm vụ
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là địa chỉ duy nhất trên địa
bàn có nhiệm vụ truyền thụ tri thức chính trị cho mọi đối tượng không phải là
cán bộ chủ chốt ở cơ sở ( cán bộ đầu ngành thuộc diện đối tƣợng của trƣờng
chính trị tỉnh). Nếu Trung tâm chỉ làm chức năng bồi dưỡng ( với quan niệm
“ bổ sung thêm kiến thức”) thì chưa thể đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho cơ sở. Vì vậy, trong thực tế hầu hết các Trung tâm bồi
dưỡng chính trị đã bổ sung thêm chức năng “ đào tạo”, như liên kết mở các
lớp đào tạo chương trình Trung cấp lý luận tại chức, chương trình đại học
quản lý kinh tế tại chức, chương trình Đại học nông nghiệp tại chức v.v... cho

cán bộ cơ sở. Với các lớp đào tạo, Trung tâm chịu trách nhiệm tổ chức, quản
lý và đảm bảo các điều kiện vật chất, kinh phí, nội dung chương trình và
giảng viên do các Trường Đại học và Trường Chính trị tỉnh đảm nhiệm .
Mặc khác, theo quy định của Trung ương, chức năng nhiệm vụ của
Trung tâm có sự giới hạn về đối tượng và nội dung chương trình ( đối tƣợng
là cán bộ, Đảng viên trong các tổ chức của hệ thống chính trị; nội dung
chƣơng trình tập trung vào các bộ môn: Lý luận Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, chuyên
môn, nghiệp vụ xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, xây dựng đạo đức
cách mạng) là chưa đáp ứng nhu cầu về tri thức chính trị cho nhiều loại đối
tượng ở cơ sở. Vì vậy, nhiều Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã căn cứ vào
tình hình cụ thể của địa phương để mở thêm chương trình cho các đối tượng
nằm ngoài hệ thống chính trị, như chương trình cho các lớp của tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, tôn giáo, dân tộc v.v..

15


2. Các yếu tố tổ chức hoạt động (nhƣ tổ chức bộ máy, giảng viên, nội
dung chƣơng trình, cơ sở vật chất, phƣơng tiện, tài liệu v.v...) là những điều
kiện cơ bản cho các hoạt động sư phạm và cũng là đối tượng của quản lý .
Tuy nhiên, cho đến nay Trung ương vẫn chưa có các văn bản quy định hoặc
hướng dẫn các tiêu chuẩn, tiêu chí cho từng yếu tố nêu trên. Vì vậy, các
Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương
để vận dụng tư tưởng chỉ đạo có tính định hướng trong Quyết định số 100 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng ( khoá VII) và các hướng dẫn liên ngành của
Ban Tuyên giáo Trung ương – Ban Tổ chức Trung ương - Bộ Tài chính.
Nhiều Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã tự thiết kế và làm tờ trình lên cấp uỷ,
Uỷ ban nhân dân cấp huyện về các vấn đề cấp thiết, làm căn cứ cho việc triển
khai hoạt động như:

Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế và lao động hợp đồng, phân công
nhiệm vụ các bộ phận, các chức danh.
Thành lập đội ngũ giảng viên kiêm chức.
Kết cấu nội dung chương trình bồi dưỡng, bổ sung các chuyên đề thực
tiễn địa phương theo hướng nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống ( cầm tay
chỉ việc)...
3. Xây dựng cơ sở vật chất, phƣơng tiện
Theo phương châm từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá. Nhiều Trung
tâm đã xây dựng được trụ sở kiên cố cao tầng, có thư viện – phòng đọc, trang
bị máy vi tính nhằm chuyển đổi từ phương pháp quản lý thang bậc sang quản
lý mạng v.v..
4.Về cơ chế quản lý và quy trình vận hành quản lý
Trong điều kiện Ban Tuyên giáo Trung ương chưa ban hành các văn
bản pháp quy về cơ chế quản lý, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở mức độ

16


khác nhau đã chủ động xây dựng nhiều văn bản quy định về quản lý, nhằm tối
ưu hoá các mặt hoạt động của trung tâm, như :
Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị
Quy chế quản lý giảng viên, quy chế giảng dạy, học tập
Quy chế chiêu sinh, mở lớp
Quy định về quản lý tài sản công, quản lý tài chính ( kinh phí)v.v...Một
số Trung tâm đã xây dựng được quy trình vận hành hoạt động quản lý, đảm
bảo cho mỗi công việc được triển khai đều phải có chương trình, kế hoạch,
phân bổ các nguồn lực, điều hành và phối hợp các lực lượng, kiểm tra và đánh
giá kết quả thực hiện mục tiêu.v.v...
Cùng thời gian này nhiều nhà nghiên cứu về chính trị hành chính đã có
những công trình nghiên cứu rất đáng trân trọng. Nổi bật là các công trình:

Vũ Đức Đán có bài nghiên cứu “ Vấn đề đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ
cán bộ chính quyền cơ sở” Tạp chí quản lý Nhà nước số 5/2002
Nguyễn Hữu Lộc có bài nghiên cứu “ Tăng cƣờng cán bộ cơ sở” ( Tạp
chí Nhà nƣớc số 8/2003)
Lê Chí Mai có bài nghiên cứu “ Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chính
quyền cơ sở về vấn đề giải pháp “( Tạp chí Cộng sản số 20/2002)
Mạc Minh Sản, một số tác giả có những bài nghiên cứu về đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, có bài đề xuất đối với công tác
đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền cấp xã ( Tạp chí quản lý
Nhà nƣớc số 5/2006)
Trong bài này Mạc Minh Sản đã nêu ra các giải pháp cho việc nâng cao
hiệu quả đào tạo bồi dưỡng qua việc khuyến khích họ tự bồi dưỡng và cho đi
huấn luyện tại Trung tâm bồi dưỡng cấp huyện và các thiết chế khác
Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trên vẫn là các bài nhỏ lẻ. Công trình có
tính hệ thống phải kể đến chuyên khảo “ Pháp luật về cán bộ công chức chính

17


quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay” những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác
giả Nguyễn Minh Sản
Ở chuyên khảo này Nguyễn Minh Sản đã đề cập những cấn đề lý luận
hoàn thiện pháp luật về cán bộ công chức chính quyền cấp xã, phân tích thực
trạng pháp luật về cán bộ công chức chính quyền cấp xã và nêu ra quy chế
phương pháp và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức,
chính quyền cấp xã.
Tuy có sự phong phú như đã dẫn ra về nội dung ở các bài nêu trên,
song chưa có công trình nào vừa bàn đến vai trò của cán bộ chính quyền cấp
xã, vừa đề cập đến thiết chế phục vụ cho sự đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực quan trọng này.

Tóm lại, phần lớn các công trình nghiên cứu ở trong nước đều tập trung
vào nghiên cứu về quy trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong các cơ
sở đào tạo: về quy trình tuyển sinh, quy trình tổ chức đào tạo, đánh giá kết
quả và chính sách sử dụng sản phẩm đào tạo. Hầu như chưa có công trình nào
đi sâu nghiên cứu vấn đề mô hình quản lý cơ sở đào tạo bồi dưỡng chính trị
cấp huyện.
Luận án này của tác giả từ tiếp cận vừa trên quan điểm giáo dục học,
vừa trên quan điểm quản lý giáo dục, nêu ra các giải pháp nhằm bổ xung hoàn
thiện mô hình quản lý cơ sở đào tạo bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong bối
cảnh hiện nay.

1.1.2.Những nghiên cứu ngoài nước:

Nhiều nước trên thế giới đều chú ý vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công
chức có thể kể đến một số nước: Trung Quốc, Pháp, Đức
1) Hệ thống trƣờng Đảng của Trung Quốc với công tác đào tạo cán bộ
hiện nay:

18


Để đáp ứng đòi hỏi đi sâu cải cách, mở cửa trong tình hình mới, chiến
lược cán bộ của Trung Quốc, tiếp tục được đẩy mạnh theo phương châm “
bốn hoá” là : “ Cách mạng hoá, trẻ hoá, tri thức hoá, chuyên nghiệp hoá”.
Xây dựng một đội ngũ cán bộ đông đảo có đủ đức, tài và vững vàng bản lĩnh
Cách mạng là nhiệm vụ vừa nặng nề, vừa cấp bách đặt ra cho Đảng cộng sản
Trung Quốc. Chính vì vậy, Đảng cộng sản Trung quốc đặc biệt chú trọng
công tác đào tạo cán bộ tại các trường Đảng trên phạm vi cả nước. Trong toàn
bộ hệ thống giáo dục quốc dân, vai trò, vị trí của trường Đảng được xác định :
“chấn hƣng đất nƣớc bằng khoa giáo, trong đó giáo dục trong các trƣờng

Đảng đóng vai trò chủ chốt”.
Đảng cộng sản Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ chủ yếu nhất của hệ
thống trường Đảng là phải trang bị những kiến mới cập nhật nhằm nâng cao
năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ các cấp. Do đó, nội dung giáo dục của
các trường Đảng phải được xây dựng và thực hiện có hệ thống, bám sát yêu
cầu, nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ và thực tiễn của các địa phương,
ngành theo hình thức “ xoáy ốc” từ cơ sở, cơ bản đến nâng cao trên cơ bản.
Đảng cộng sản Trung Quốc quy định 4 nội dung đào tạo mà bất kỳ trường
Đảng ở cấp nào cũng phải thực hiện, tuy nhiên ở mỗi cấp có sự tăng giảm
dung lượng khác nhau. Bốn nội dung đó là : “ Cơ sở lý luận”, “ thế giới
quan”, “ Tƣ duy chiến lƣợc” và “ tu dƣỡng tính Đảng”.
Để đảm bảo cho công tác giáo dục ở các trường Đảng đi vào quy phạm
hoá, chế độ hoá, Đảng cộng sản Trung Quốc đã đề ra Nghị quyết về công tác
trường Đảng hướng tới thế kỷ XI, trong đó xác định 8 nhóm giải pháp lớn : 1,
Tăng cường cải tiến hơn nữa công tác trường Đảng; 2, tăng cường bồi dưỡng
luân phiên cán bộ lãnh đạo các cấp; 3, lấy việc bồi dưỡng toàn diện giác ngộ
chính trị cho cán bộ lãnh đạo làm mục tiêu; 4, Tăng cường khả năng nghiên
cứu thực tiễn và tham gia hoạch định chiến lược; 5, đào tạo đội ngũ giảng

19


viên có chất lượng cao; 6, Cải thiện cơ sở vật chất của trường Đảng, hiện đại
hoá trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu; 7, phát triển và
hoàn thiện thêm một bước hệ thống giáo dục trường Đảng; 8, Tăng cường cải
tiến sự lãnh đạo của Đảng uỷ các cấp đối với công tác trường Đảng.
Đảng cộng sản Trung Quốc quy định rõ sự phân cấp đối tượng học viên
của các trường trong hệ thống trường Đảng, từ trường Đảng cao cấp Trung
ương, trường Đảng tỉnh, trường Đảng khu đến trường Đảng cấp huyện, trong
đó, đối tượng đào tạo của trường Đảng cấp huyện là cán bộ cơ sở ở nông

thôn.
2) Đào tạo công chức ở cộng hoà Pháp:
Các cơ sở đào tạo công chức ở Pháp gồm: Trường hành chính quốc gia
(ENA), Trường hành chính khu vực (IRA), Trung tâm đào tạo kinh tế, Trung
tâm đào tạo giáo dục, Trường đào tạo công chức của các Bộ và các Trung tâm
đào tạo tư nhân. Các hình thức đào tạo công chức ở Pháp gồm có :
Đào tạo ban đầu cho người mới được tuyển dụng
Đào tạo thi nâng ngạch
Đào tạo thường xuyên (Trong đó công chức có thể chọn các loại đào
tạo phù hợp với công tác, nguyện vọng của mình).
Hiện nay, đào tạo thường xuyên được quan tâm, vì loại hình này đáp
ứng được với những thay đổi thường xuyên của môi trường làm việc trong
quá trình nhất thể hoá Châu Âu và sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Các
giáo viên tham gia đào tạo trong các cơ sở đào tạo thường là công chức có
kinh nghiệm, có năng lực giảng dạy được mời tham gia giảng dạy sau khi đã
được bồi dưỡng kỹ năng sư phạm. Những quy định đáng chú ý trong công tác
đào tạo công chức ở Pháp là:

20


Công chức trong ba năm không được đào tạo, bồi dưỡng, thì có quyền
đề nghị được đi đào tạo, bồi dưỡng. Công chức có quyền khiếu nại đề nghị
giải thích vì sao họ không được đi đào tạo sau ba năm làm việc.
Thời gian công chức tham gia đào tạo được coi là thời gian làm việc
của công chức.
Công chức có thể xin nghỉ tạm thời để đi đào tạo, hoặc nghỉ không
lương để nghiên cứu hoặc chuẩn bị thi nâng ngạch.
Các cơ quan phải dành 3,8% quỹ lương cho đào tạo, thời gian dành cho
đào tạo đối với công chức là 5 hoặc 6 ngày/năm, tuỳ theo từng loại công chức.

Một trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công
chức là cuộc gặp gỡ, thảo luận giữa công chức và người lãnh đạo trực tiếp về
công việc và hướng công việc tới, công chức có thể đề đạt nguyện vọng, yêu
cầu được đào tạo, bồi dưỡng. Xuất phát từ nhu cầu của cá nhân và của cơ
quan, bộ phận nhân sự tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung cho cơ
quan căn cứ trên cơ sở ngân sách cho phép.
3. Đào tạo công chức ở Cộng hoà Liên bang Đức
Công chức ở cộng hoà Liên bang Đức được thi tuyển phải có thời gian
tập sự và đào tạo dài hạn. Sau khi được bổ nhiệm làm công chức thì hầu như
ít có đào tạo dài hạn, chỉ có bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực
thực hiện công việc. Các lớp bồi dưỡng không học lý thuyết mà tập trung vào
thực hành với những bài tập thực tế, các tình huống với kịch bản sát thực tế.
Trong việc xây dựng các chương trình đào tạo: Lý thuyết được chú
trọng nhiều đến mức cần thiết, thực hành được chú trọng nhiều đến mức có
thể. Các giảng viên tham gia đào tạo thường là các nhà thực hành, ví dụ,
người giảng dạy phần quản lý nhân sự phải là một nhà quản lý nhân sự có
kinh nghiệm và được bồi dưỡng về sư phạm.

21


Công tác bồi dưỡng kỹ năng làm việc cho công chức Đức được phân
cấp cho các cơ sở đào tạo. Bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo do Học
viện đào tạo thuộc Liên đoàn công chức liên bang đảm nhận; bồi dưỡng kỹ
năng cho cán bộ quản lý cấp phòng do các trường của Liên bang thực hiện.
Ngoài những chương trình chung của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, còn có
các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do các cơ quan xây dựng và thực hiện
nhằm nâng cao năng lực thực hiện cho đội ngũ nhân viên của cơ quan mình.
Các nhân viên mới được tham dự một chương trình thích ứng ban đầu.
Chương trình này theo 3 bước: Bước đầu là chọn người đỡ đầu, đó là người

có kinh nghiệm, kỹ năng thành thạo ở cơ quan để giúp đỡ người mới, bước
tiếp theo là nhân viên mới thực hiện công việc của mình và bước tiếp theo là
nhận xét, đánh giá. Đánh giá thực hiện công việc theo 2 hướng: chất lượng
công việc và khả năng phát triển để có thể bồi dưỡng phát triển nhân sự.
Từ kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của một số nước nêu trên,
có thể rút ra một số vấn đề tham khảo, vận dụng trong điều kiện của Việt Nam
sau đây:
a. Về mục tiêu giáo dục, phải hướng tới việc trang bị cho người học
những kiến thức và kỹ năng mà họ cần, phải bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính
trị trong từng thời kỳ và thực tiễn của địa phương, cơ sở theo hình thức “ xoáy
ốc” từ cơ sở, cơ bản đến nâng cao trên cơ bản, coi trọng trang bị những kiến
thức mới cập nhật nhằm thích ứng với sự phát triển của thực tiễn.
b. Cơ sở là cấp hành động, nên rất coi trọng bồi dưỡng kỹ năng thực
hành, với phương châm: Lý thuyết được chú trọng tới mức cần thiết( vừa đủ),
nhưng thực hành được chú trọng nhiều ( tối đa) đến mức có thể .
c. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên được quan tâm, vì loại
hình này đáp ứng dược với những thay đổi thường xuyên của vị trí công tác
và sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.

22


d. Các cơ sở đào tạo rất chú trọng mời các chuyên gia có nhiều kinh
nghiệm thực hành để tham gia giảng dạy sau khi đã được bồi dưỡng về kỹ
năng sư phạm.
e. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục, đưa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
đi vào quy phạm hoá, chế độ hoá, phải thực thi một hệ thống giải pháp đồng
bộ, tương thích với yêu cầu, nhiệm vụ mà nhà trường đảm nhận.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.Mô hình, mô hình quản lý và mô hình quản lý giáo dục

1.2.1.1. Mô hình
Về mặt ngữ nghĩa, '' Mô hình nghĩa hẹp là mẫu khuôn, tiêu chuẩn theo
đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước
cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình
hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất. Nghĩa rộng là hình ảnh (hình tượng,
sơ đồ, sự mô tả, v.v...) ước lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách
thể, các quá trình hoặc hiện tượng).
Khái niệm ''Mô hình'' được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa
học khác nhau; trước tiên về mặt triết học , mô hình được hiểu là : '' sự biểu
thị mối quan hệ giữa tri thức của con người về các khách thể và bản thân các
khách thể đó. Mô hình không chỉ là phương tiện mà còn là một trong những
hình thức của sự nhận thức của tri thức, là bản thân tri thức. Trong quan hệ
với lý thuyết, mô hình không chỉ là công cụ tìm kiếm những khả năng thực
hiện lý thuyết mà còn là công cụ kiểm tra các mối liên hệ, quan hệ, cấu trúc,
tính quy luật được diễn đạt trong lý thuyết ấy có tồn tại thực hay không''.
Ở góc độ thuật ngữ khoa học, Mô hình được hiểu: ''là một đối tượng
được tạo ra tương tự với một đối tượng khác về một số mặt nào đó. Nếu gọi a
là mô hình của A, thì a là cái thể hiện, còn A là cái được thể hiện. Giữa cái thể
hiện và cái được thể hiện có một sự phản ánh không đầy đủ''.

23


Khái quát một số phƣơng pháp xây dựng mô hình
Phƣơng pháp nội quan: Bằng kinh nghiệm và vốn tri thức của mình,
với việc nghiên cứu các tài liệu liên quan, một chuyên gia có thể tự đề ra một
mô hình cho đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này mang tính chủ quan cao
nhất và có chi phí thấp nhất.
Phƣơng pháp chuyên gia: Một nhóm chuyên gia phân tích và xây dựng
nên mô hình của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này có tính khách quan

và chi phí cao hơn một ít; nó rất được ưa chuộng trong xây dựng các mô hình
nghiên cứu giáo dục.
Phƣơng pháp phân tích: Là sự phối hợp và kết hợp của một nhóm
chuyên gia về nội dung và một nhóm chuyên gia về phương pháp được đào
tạo cẩn thận theo một cách thức và quy trình hợp lý cùng hợp tác thiết kế trên
cơ sở thực tiễn của đối tượng để xây dựng mô hình đạt mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp phân tích có tính khách quan khá cao và chi phí cũng cao hơn
phương pháp chuyên gia.
Phƣơng pháp quan sát khách quan: Phương pháp này khách quan nhất
và cũng có chi phí cao nhất. Một nhóm các chuyên gia với các phương tiện
quan trắc cần thiết, tiến hành quan sát khách quan đối tượng nghiên cứu trong
thời gian đủ dài để đảm bảo tính chính xác. Các kết quả quan sát khách quan
được tổng hợp và khái quát thành mô hình nghiên cứu.
1.2.1.2. Mô hình quản lý
Mô hình quản lý là một kiểu mô hình nhận thức, nó đại diện cho một
thực thể phức tạp, bao gồm chủ thể quản lý với những triết lý, phương thức tư
duy trong quản lý và các đối tượng quản lý và mối quan hệ giữa họ. Chính vì
vậy, mô hình chỉ có thể chỉ ra một số hình tượng nhất định của quá trình quản

24


lý mà dấu đi những mặt vô hình của nó (Triết lý, phƣơng thức tƣ duy trong
quản lý…).
Trong lịch sử phát triển 100 năm của mô hình quản lý, các học giả đã
tổng kết 4 mô hình chính sau:
1. Mô hình mục tiêu hợp lý trong và mô hình quy trình bên trong. Hai
mô hình quản lý này xuất hiện vào 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Mô hình mục
tiêu hợp lý và mô hình quản lý theo mục tiêu có triết lý cơ bản là hướng tới
một kết quả đầu ra cao nhất và vai trò của nguồn quản lý là bằng mọi biện

pháp để đạt được mục tiêu đó.
2.Mô hình quy trình bên trong tồn tại song song với mô hình mục tiêu
hợp lý, hướng tới sự ổn định và liên tục của các quy trình sản xuất, tình, tầng
bậc trong cơ cấu tổ chức, tính bền vững của các quy tắc, truyền thống. Vai trò
của nguồn quản lý trong mô hình này là một chuyên gia kỹ thuật và một điều
phối viên tin cậy.
Vào những năm 50 của thế kỷ 20 do những biến đổi trong đời sống
kinh tế – xã hội, một mô hình mới xuất hiện: Mô hình quan hệ con người.
3. Mô hình quan hệ con người nhấn mạnh tới những quan hệ không
chính thức và tác động của việc quản lý các mối quan hệ đó trong việc nâng
cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Những yếu tố quan trọng nhất cần tập
trung thực hiện trong mô hình này là sự cam kết, sự gắn kết trong một tập thể.
Bầu không khí hướng tới các đội trong đó mọi quyết định đều có sự tham gia
của mọi người là mục tiêu tối cao của tổ chức. Vai trò của người quản lý
trong mô hình này là người cố vấn đồng cảm và hỗ trợ cho người lao động.
Những năm 80 của thế kỷ 21 một mô hình quản lý khác xuất hiện : Mô
hình hệ thống mở.

25


×