đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học giáo dục
Nguyễn duy h-ng
Quản lý chất l-ợng bồi d-ỡng cán bộ quản lý giáo dục
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.05.01
Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Công Giáp
PGS.TS. Nguyễn Đức Trí
Hà nội 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận án
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Trong quá trình nghiên cứu Luận án, tôi có tham khảo một số tư liệu trong
các tác phẩm được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Duy Hƣng
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN
LÝ GIÁO DỤC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .................................................. 6
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ......................................................... 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .......................................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 15
1.2.1. Quản lý ........................................................................................................ 15
1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ......................................................... 17
1.2.3. Cán bộ quản lý giáo dục ............................................................................. 20
1.2.4. Bồi dưỡng .................................................................................................... 21
1.2.5. Chất lượng ................................................................................................... 23
1.2.6.Chất lượng bồi dưỡng .................................................................................. 25
1.3.Cơ sở lý luận về Quản lý chất lượng ............................................................... 26
1.3.1. Quản lý chất lượng ...................................................................................... 26
1.3.2.Các cấp độ của quản lý chất lượng ............................................................. 27
1.3.3.Ứng dụng Quản lý chất lượng trong bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục 29
1.4. Đặc trưng cơ bản của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ........... 30
1.4.1.Vai trò đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, quá trình bồi dưỡng, bổ nhiệm 30
1.4.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ...... 35
1.5. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ................. 41
1.5.1.Tổ chức bộ máy quản lý .............................................................................. 41
1.5.2. Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng............................... 43
1.5.3. Quản lý đội ngũ cán bộ giảng viên ............................................................ 44
1.5.4.Quản lý học viên ......................................................................................... 44
1.5.5.Quản lý quá trình bồi dưỡng ....................................................................... 45
1.5.6. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và các lĩnh vực liên quan ....... 46
1.6.Kinh nghiệm quốc tế ......................................................................................... 48
1.6.1.Hoạt động bồi dưỡng lãnh đạo nhà trường tại Cộng hòa liên bang Đức .. 48
1.6.2. Hoạt động bồi dưỡng lãnh đạo nhà trường ở Hoa Kỳ ............................. 51
1.6.3. Kết luận và những bài học đối với hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý
giáo dục Việt Nam ................................................................................................. 53
Tiểu kết Chương 1 .....................................................................................................54
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN
LÝ GIÁO DỤC ....................................................................................................... 55
2.1. Quá trình hình thành và phát triển các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý
giáo dục ............................................................................................................ 55
2.2. Thực trạng Quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ............ 59
2.2.1. Tổ chức điều tra khảo sát ........................................................................... 59
2.2.2. Đánh giá thực trạng .....................................................................................60
2.3. Phân tích một số kinh nghiệm về quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ
quản lý giáo dục ................................................................................................ 94
2.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ....................................................... 94
2.3.2. Công tác tổ chức triển khai lớp bồi dưỡng ................................................... 95
2.3.3. Lưu trữ hồ sơ lớp bồi dưỡng ........................................................................ 97
2.4. Đánh giá chung ................................................................................................. 97
2.4.1. Những thuận lợi, thành tựu đạt được của công tác bồi dưỡng ..................... 97
2.4.2. Những bất cập, khó khăn mà các cơ sở bồi dưỡng đang phải đối mặt ............... 100
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 102
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÍ CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ......... 104
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................................... 104
3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển ................................................................ 104
3.1.2.Nguyên tắc thực tiễn .................................................................................... 104
3.1.3. Nguyên tắc hệ thống ................................................................................... 105
3.1.4. Nguyên tắc tính đồng bộ ............................................................................ 105
3.2. Một số giải pháp quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ................................................... 105
3.2.1. Giải pháp 1: Đổi mới công tác tổ chức và quản lý nhà trường .................. 105
3.2.2.Giải pháp 2: Tổ chức và chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng
theo hướng tăng kỹ năng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn ....................................... 112
3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng
viên .......................................................................................................................117
3.2.4.Giải pháp 4: Quản lý hoạt động học tập của học viên................................. 124
3.2.5. Giải pháp 5: Huy động các nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính)
cho hoạt động bồi dưỡng ...................................................................................... 127
3.3. Trưng cầu ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục và thử nghiệm
giải pháp .......................................................................................................... 131
3.3.1. Nội dung quá trình khảo nghiệm ................................................................ 131
3.3.2. Thử nghiệm giải pháp................................................................................. 136
3.3.3. Phân tích kết quả thử nghiệm ..................................................................... 142
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................................. 149
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 151
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ BÀI VIẾT
ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ ....................................................................................... 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 156
Phụ lục 1: Mẫu xin ý kiến cán bộ quản lý Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT.
Phụ lục 2: Mẫu xin ý kiến Cán bộ quản lý cơ sở bồi dƣỡng CBQLGD
Phụ lục 3: Mẫu xin ý kiến Giảng viên các cơ sở bồi dƣỡng CBQLGD
Phụ lục 4: Mẫu xin ý kiến nhân viên các cơ sở bồi dƣỡng CBQLGD
Phụ lục 5: Mẫu xin ý kiến học viên các cơ sở bồi dƣỡng CBQLGD
Phụ lục 6: Danh mục chƣơng trình bồi dƣỡng CBQLGD
Phụ lục 7: Mẫu đánh giá giờ dạy của giảng viên
Phụ lục 8: Mẫu phiếu hỏi học viên sau khi kết thúc chuyên đề
Phụ lục 9: Phiếu xin ý kiến
Phụ lục 10A: Mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia và các nhà QLGD về tính cấp
thiết của hệ giải pháp;
Phụ lục 10B: Mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia và các nhà QLGD về tính cấp thiết,
tính khả thi, tính thực tiễn của các giải pháp;
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
QLGD
Quản lý giáo dục
CBQLGD
Cán bộ quản lý giáo dục
CBGD
Cán bộ giảng dạy
QLCL
Quản lý chất lượng
ĐBCL
Đảm bảo chất lượng
KSCL
Kiểm soát chất lượng
QLCLTT
Quản lý chất lượng tổng thể
NCKH
Nghiên cứu khoa học
KĐCL
Kiểm định chất lượng
KTĐG
Kiểm tra, đánh giá
QLNN
Quản lý nhà nước
QLNT
Quản lý nhà trường
QLGV
Quản lý giảng viên
QLHV
Quản lý học viên
CSGD
Cơ sở giáo dục
CSBD
Cơ sở bồi dưỡng
CB
Cán bộ
GV
Giảng viên hoặc giáo viên;
HV
Học viên
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
A. BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng điều tra .......................................................................60
Bảng 2.2. Thống kê kết quả điều tra về định hướng quản lý chất lượng bồi dưỡng
CBQLGD của các Sở (Phòng) GD-ĐT .....................................................................61
Bảng 2.3. Thống kê ý kiến cán bộ các cơ quan quản lý GD-ĐT các cấp về quản lý
chất lượng bồi dưỡng ..................................................................................................62
Bảng 2.4. Thống kê ý kiến trả lời của CBQL các cơ quan QLGD về tiêu chuẩn chất
lượng hoạt động bồi dưỡng CBQLGD ......................................................................64
Bảng 2.5. Thống kê ý kiến đánh giá về hiệu quả của bộ phận quản lý chất lượng bồi
dưỡng CBQLGD .......................................................................................................66
Bảng 2.6. Thống kê ý kiến trả lời về tiếp cận phương pháp QLCL mới ..................66
Bảng 2.7. Thống kế ý kiến trả lời về phương pháp nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng
CBQLGD ..................................................................................................................67
Bảng 2.8. Thống kế ý kiến trả lời của CB, GVvề quản lý mục tiêu bồi dưỡng
CBQLGD ..................................................................................................................68
Bảng 2.9. Thống kê ý kiến của CBQL các cơ quan QLGD,CBQL, GV các cơ sở bồi
dưỡng CBQL về nội dung bồi dưỡng .......................................................................69
Bảng 2.10. Thống kê ý kiến trả lời về nội dung chương trình bồi dưỡng CBQLGD
...................................................................................................................................70
Bảng 2.11. Thống kê ý kiến CB, GV về chất lượng biên soạn giáo trình, tài liệu bồi
dưỡng CBQLGD .......................................................................................................71
Bảng 2.12.Thống kê ý kiến của 382 học viên tham gia bồi dưỡng về mức độ đáp
ứng của nội dung chương trình bồi dưỡng ................................................................72
Bảng 2.13. Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên ..................................73
Bảng 2.14. Mức độ sử dụng ngoại ngữ của giảng viên .............................................74
Bảng 2.15. Nhu cầu về nội dung cần bồi dưỡng của giảng viên...............................76
Bảng 2.16. Thống kê chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy các khóa
bồi dưỡng ..................................................................................................................76
Bảng 2.17. Thống kê ý kiến của 382 học viên về mục tiêu các khóa bồi dưỡng
CBQLGD ..................................................................................................................80
Bảng 2.18. Thống kế ý kiến đánh giá về phương pháp giảng dạy của GV ..............81
Bảng 2.19.Thống kê hiệu quả các hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng..............81
Bảng 2.20. Thống kê ý kiến trả lời của giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng
CBQLGD về hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng ..............................................83
Bảng 2.21. Thống kê ý kiến của CB, GV các cơ sở bồi dưỡng về công tác kiểm tra
đánh giá hoạt động bồi dưỡng CBQLGD .................................................................84
Bảng 2.22. Thống kê ý kiến của học viên về công tác phục vụ lớp bồi dưỡng ........85
Bảng 2.23. Thống kê ý kiến trả lời của học viên về công tác kiểm tra, đánh giá tại
các khóa bồi dưỡng ...................................................................................................86
Bảng 2.24. Thống kê ý kiến nhận xét của học viên về các điều kiện phục vụ hoạt
động bồi dưỡng CBQLGD ........................................................................................89
B. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng các đề tài khoa học công nghệ mà giảng viên tham gia nghiên
cứu .............................................................................................................................74
Biểu đồ 2.2. Mức độ sử dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên .....................75
Biểu đồ 3.1. Nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng CBQLGD trong 3 năm của
Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội ............................................................145
Biểu đồ 3.2. So sánh nguồn lực tài chính trước và sau khi vận dụng giải pháp .....146
Biểu đồ 3.3. So sánh nguồn lực tài chính trước và sau khi vận dụng giải pháp .....147
Biểu đồ 3.4. Thống kê số lượng học viên tham gia bồi dưỡng trong 3 năm ..........148
C. HÌNH
Hình 1.1. Vòng tròn Deming.......................................................................................7
Hình 1.2. Mô hình hóa mối liên hệ các yếu tố cấu thành nhà trường .......................18
Hình 1.3. Mô hình quản lý quá trình bồi dưỡng .......................................................22
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục nước ta hiện nay là vấn đề
chất lượng, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII [34] đánh giá: “Giáo dục đào tạo
nước ta còn yếu kém, bất cập cả về qui mô, cơ cấu và nhất là chất lượng và hiệu
quả”. Tình hình trên do một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do
công tác quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong giai
đoạn mới trong đó người cán bộ quản lý (CBQL) nói chung và người Hiệu trưởng
nói riêng là người có vai trò quyết định tới chất lượng các cơ quan quản lý giáo dục
các cấp và chất lượng các cơ sở giáo dục mà họ quản lý.
Ở Việt Nam trong thập niên cuối của thế kỷ XX đã hình thành và phát triển
mạnh mẽ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục các cấp từ Trung ương tới
các địa phương như: Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương 1 (Hà Nội),
Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương 2 (ở Thành phố Hồ Chí Minh),
Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục ở 39 tỉnh thành phố, khoa Quản lý giáo dục của
các trường đại học, cao đẳng sư phạm địa phương, trung tâm bồi dưỡng cán bộ quản
lý ở các phòng GD-ĐT…. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL này đang từng bước
đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mà ngành Giáo dục và xã hội đặt ra. Tuy
nhiên, đến thập niên đầu của Thế kỷ XXI, do không hiểu hết vai trò quan trọng của
loại hình trường này nên hầu hết các trường Cán bộ quản lý giáo dục các tỉnh bị giải
thể hoặc sát nhập thành khoa quản lý giáo dục của các trường đại học, cao đẳng địa
phương (chỉ còn tồn tại hai trường của Thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ). Mô
hình các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD không được coi trọng, thiếu sự quan tâm của
các cấp, các ngành nên hoạt động thiếu hiệu quả, hoạt động bồi dưỡng CBQLGD
thiếu sự thống nhất về nội dung, chương trình, thiếu sự chỉ đạo từ trung ương đến
địa phương. Tình hình trên là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém, bất
cập của các cơ sở giáo dục. Chỉ thị 40 - CT /TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban
bí thư Trung ương Đảng [37] nêu rõ: “... Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục...”. Chỉ thị còn
nhấn mạnh: “Các trường sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục có vai trò
1
quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục...”.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là
vấn đề cấp thiết; Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các cơ quan quản lý
GD-ĐT và CBQL các cơ sở giáo dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định tới
chất lượng các Nhà trường và quyết định chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia.
Mô hình các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD nếu được Chính phủ quan tâm đầu tư, hoạt
động bồi dưỡng trong các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD nếu biết khai thác những thế
mạnh và vận dụng các lý thuyết hiện đại để tìm hướng đi, cách làm phù hợp sẽ góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý chất lượng bồi dưỡng
cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay"
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý chất lượng bồi dưỡng tại
các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD, luận án nghiên cứu các giải pháp quản lý có tính
khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng CBQLGD đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể: Bồi dưỡng CBQL trong các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi
dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất lượng bồi dưỡng CBQL trong các cơ
sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng CBQLGD.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến quản lý GD, chất lượng bồi dưỡng và
quản lý chất lượng bồi dưỡng tại các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD;
2
- Nghiên cứu thực tiễn
+ Nghiên cứu nhu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý tại các cơ sở bồi
dưỡng CBQLGD đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta trong thời kỳ CNHHĐH và hội nhập quốc tế;
+ Điều tra đánh giá thực trạng quản lý chất lượng bồi dưỡng trong các cơ sở bồi
dưỡng CBQLGD từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng bồi dưỡng trong các cơ sở bồi
dưỡng CBQLGD và thử nghiệm một số biện pháp.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD.
- Nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý chất lượng bồi dưỡng tại các cơ
sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng CBQLGD;
6. Giả thuyết khoa học
Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục hiện nay ở các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng CBQLGD đang đứng trước những thách thức của yêu cầu đổi
mới giáo dục, chất lượng bồi dưỡng CBQLGD chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn
của ngành, bộc lộ nhiều yếu kém về nội dung, hình thức, phương pháp bồi
dưỡng, về phương thức quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng của quá trình
bồi dưỡng. Nếu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD triển khai các giải pháp
quản lý có tính hệ thống, đồng bộ theo hướng chuyển từ mô hình quản lý hành
chính đơn thuần sang hướng quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động
bồi dưỡng thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBQLGD đáp ứng với
yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích,
tổng hợp những kết quả nghiên cứu mang tính lý luận nhằm tìm hiểu các khái niệm
có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu luận án;
- Tổng hợp, thống kê các tài liệu về chủ trương, đường lối, chính sách của
3
Đảng và Nhà nước đối với yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL của ngành giáo dục
và đào tạo;
- Khái quát hóa lý luận để xây dựng các khái niệm liên quan tới luận án.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD từ đó
khái quát hóa, so sánh, đối chiếu để có cơ sở đề xuất hướng nghiên cứu;
- Điều tra CBQL, giảng viên các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục từ
trung ương tới địa phương, các cơ sở thụ hưởng kết quả bồi dưỡng (sử dụng học
viên sau các khóa bồi dưỡng) để phân tích sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, nội dung
chương trình bồi dưỡng, đội ngũ CB, GV, cơ sở vật chất, chất lượng học viên tốt
nghiệp ra trường, mối quan hệ giữa các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD với các cơ sở
thụ hưởng sản phẩm bồi dưỡng;
- Điều tra trực tiếp đối tượng người học trước và sau khóa bồi dưỡng (CBQL
các nhà trường MN, TH,THCS, THPT, TCCN...) để phân tích, so sánh kết quả bồi
dưỡng thông qua đó đánh giá mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy
và phục vụ giảng dạy, cơ sở vật chất thiết bị …của các cơ sở bồi dưỡng;
- Điều tra các nhà quản lý các cơ quan quản lý ngành: Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT,
Phòng GD-ĐT và các cơ sở giáo dục cử người tham gia khóa bồi dưỡng;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để góp ý kiến tư vấn, hướng dẫn nhằm
làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng bồi
dưỡng CBQLGD;
- Phương pháp nghiên cứu điển hình để nghiên cứu sâu nhằm chứng minh
tính chính xác của các giải pháp;
- Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính cấp
thiết và tính khả thi của các giải pháp.
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Chất lượng đội ngũ CBQL tại các cơ quan quản lý GD-ĐT và các cơ sở
GD một phần phụ thuộc vào chất lượng bồi dưỡng tại các cơ sở bồi dưỡng
CBQLGD; Đặc biệt, trong tiến trình đổi mới giáo dục, chấn hưng đất nước hiện nay
đang đòi hỏi đội ngũ CBQLGD phải hội tụ đủ các năng lực và phẩm chất đáp ứng
với yêu cầu, nhiệm vụ mới;
8.2. Hoạt động bồi dưỡng CBQLGD hiện nay vẫn theo xu hướng quản lý
4
hành chính, truyền thống, chưa tiếp cận theo xu hướng hiện đại. Quản lý chất lượng
bồi dưỡng CBQLGD phải xây dựng được hệ các giải pháp nhằm kiểm soát chất
lượng đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu các cơ sở giáo dục cử người đi học và
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của toàn ngành;
8.3. Chất lượng hoạt động bồi dưỡng có thể tác động và điều khiển được thông
qua các giải pháp quản lý trong quá trình thực hiện tại các cơ sở bồi dưỡng. Sản phẩm
của hoạt động bồi dưỡng phải đảm bảo chất lượng, đó là giúp cho cán bộ quản lý các
cơ quan GD-ĐT, cán bộ quản lý các nhà trường có đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ quản lý và phẩm chất đạo đức của một nhà lãnh đạo để quản lý điều hành các cơ
sở giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà ngành GD-ĐT giao phó.
9. Đóng góp của luận án
- Luận án đã góp phần bổ sung, phát triển thêm các cơ sở lý luận về quản lý
hoạt động bồi dưỡng trong các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD;
- Luận án đã đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQLGD
phù hợp với bối cảnh của giáo dục Việt Nam để các trường có nhiệm vụ bồi dưỡng
tham khảo, áp dụng nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBQLGD.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý chất lượng bồi dưỡng CBQLGD và kinh
nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng bồi dưỡng CBQLGD.
Chương 3: Các giải pháp quản lý chất lượng bồi dưỡng CBQLGD đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Quản lý chất lượng khởi đầu từ Nhật Bản từ những năm 1945 do hai người
Mỹ đề xướng, đó là Ed.Deming và J.M. Juran. Công việc đầu tiên của họ là dùng
phương pháp thống kê để đo lường chất lượng trong công nghiệp chế tạo ô tô,
phương pháp mà họ thực hiện được các nhà quản lý Nhật Bản (Ishikawa và
Taguchi) mở rộng và phát triển. Thành công của nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản
có ảnh hưởng sâu rộng tới phong trào quản lý chất lượng ở nhiều nước trên thế giới,
trong đó Nhật là nước sản xuất hàng hóa điện tử có số lượng nhiều nhất cung cấp
cho thị trường Châu Âu, đặc biệt là nước Anh. Lúc này, người ta đã nghĩ tới việc
thiết lập hệ thống quản lý chất lượng như vậy trong các trường học của nước Anh.
Một vấn đề đặt ra là hệ thống quản lý chất lượng có được vận hành tốt ở Anh quốc
hay không? Đến cuối năm 1970 các nghiên cứu của Deming được công bố tại Mỹ,
và sau đó các nhà nghiên cứu khác như Crosby, Peter và Waterman [102] đã phân
tích nhiều giả thuyết khác nhau trong cuốn sách có tên “Tìm kiếm sự xuất sắc” và
đã đi tới một kết luận cơ bản về sự thành công của người Nhật là thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng (Customer Satisfaction is Everything). Kết luận này có giá trị rất
quan trọng và thúc đẩy sự ra đời của rất nhiều sáng kiến có giá trị. Đến năm 1991,
nước Anh đã quan tâm đến việc nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng tổng thể
cho ngành giáo dục nói chung, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên nói riêng.
1.1.1.1. Nghiên cứu của Ed. Deming
Ed.Deming (1900-1993) được xem là "cha đẻ của quản lý chất lượng”, Ông
đã kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê, từ đó, hình thành một triết lý
mới về quản lý công việc. Các công trình nghiên cứu của Ed. Deming đã đem lại
hiệu quả trong việc cải tiến chất lượng và ông được cả thế giới gọi là nhà “tiên tri
chất lượng” và là nhà triết học của quản lý. Nội dung cốt lõi của mô hình lý thuyết
quản lý chất lượng do Deming đề xuất là 14 luận điểm [110] nhằm quản lý cải tiến
chất lượng. Deming đã đề xuất một phương thức quản lý giúp các tổ chức giải quyết
6
những khó khăn đó là quản lý theo vòng tròn chất lượng PDCA (Sơ đồ 1.1), mô
hình này được phổ biến, áp dụng rộng rãi có thể giúp nhà quản lý theo dõi và kiểm
soát các công việc, các quá trình nhằm đảm bảo tạo ra sản phẩm có chất lượng.
Hình 1.1: Vòng tròn Deming
Nội dung các giai đoạn trong vòng tròn này có thể tóm tắt như sau:
Plan (Lập kế hoạch): Xác định mục tiêu và kế hoạch triển khai nhằm thực
hiện các mục tiêu đề ra.
Do (Thực hiện): Thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
Check (Kiểm tra): Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch.
Act (Điều chỉnh): Dựa vào kiểm tra và đánh giá, đề ra những hành động
điều chỉnh cần thiết nhằm đạt được kết quả đề ra hoặc bắt đầu lại chu trình mới.
Vòng tròn chất lượng PCDA của Deming đề xuất là một công cụ hữu ích giúp
cho các nhà quản lý áp dụng có hiệu quả trong quản lý từng công việc cụ thể. Quy trình
này nếu được vận dụng triệt để trong mọi công việc của người công nhân, nhân viên và
cán bộ quản lý từng bộ phận của một công ty, nhà máy cũng như của mỗi cơ sở giáo
dục… sẽ góp phần kiểm soát được chất lượng làm việc của mỗi người. Trong luận án,
NCS sẽ đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQLGD trên cơ sở sử
dụng vòng tròn chất lượng PCDA của Deming.
1.1.1.2.
Nghiên cứu của Juran
Juran bắt đầu khởi nghiệp vào thập niên 20 của thế kỷ XX, nguyên tắc tập
trung vào quản trị chất lượng của ông là dựa trên sự đánh giá về chất lượng sản
phẩm được sản xuất. Ông đã sử dụng những công cụ như hệ thống Bell của những
bản đánh giá mẫu, đồ thị kiểm soát Shwehart và ý tưởng phổ biến nhất của
Frederick Winslow Taylor; Ngoài ra, Juran đã thêm yếu tố con người vào chất
lượng, điều đó giải thích tại sao ông đẩy mạnh công cuộc giáo dục và đào tạo những
7
nhà quản lý. Ông đã đề xướng ý tưởng về Chu trình chất lượng cho nước Nhật và
phát triển bộ ba tác phẩm về cách tiếp cận quá trình quản lý đa chức năng (bộ ba tác
phẩm dựa trên ba tiến trình quản lý: lập kế hoạch, quản lý và cải thiện). Ông đưa ra
khái niệm: “Chất lượng là sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật”. Ông chú trọng đến
nhân tố con người, trên 80% những sai hỏng là do công tác quản lý gây ra, còn công
nhân gây ra 20%. Qua nghiên cứu và đánh giá về Juran chúng ta thấy ông là người
đã bổ sung thêm vai trò của con người vào quản lý chất lượng. Đặc biệt ông nhấn
mạnh đến công tác quản lý và đào tạo về chất lượng bên cạnh việc chú trọng vào
mặt thống kê.
1.1.1.3. Nghiên cứu của B.Crosby
Crosby là một bậc thầy trong lĩnh vực quản lý chất lượng, ông đã nghiên cứu
và đề xuất sơ đồ về quản lý chất lượng trong phương pháp 14 bước trong đó nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc “Thực hiện đúng ngay từ đầu”. Theo triết lý của
Crosby, chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và thước đo của chất lượng chính là
cái giá của sự không phù hợp. Trong số những thành tựu đạt được, Crosby nổi tiếng
nhất vì đã đề xướng ra tiêu chuẩn về mô hình hoàn hảo dựa vào khái niệm về hệ
thống không sai lỗi – Zero Defect. Theo ông, để không có tổn thất do sự không phù
hợp với yêu cầu gây ra thì công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp cần
chú trọng đến phòng ngừa là chính. Như vậy có thể nhận thấy Crosby muốn truyền
đạt là làm đúng công việc ngay từ đầu sẽ giảm thiểu được chi phí và việc tạo ra
những sản phẩm có chất lượng như vậy sẽ mang lại nguồn lợi nhuận chân chính
nhất cho nhà sản xuất. Qua triết lý của Crosby chúng ta cần nghiên cứu để học tập
và áp dụng cho doanh nghiệp của mình quán triệt tinh thần “Thực hiện đúng ngay từ đầu”
1.1.1.4. Nghiên cứu của Thomas J. Peters và Robert H. Waterman
Dựa trên nghiên cứu về 43 công ty Mỹ được quản lý tốt nhất trong mọi
ngành kinh doanh, các tác giả Thomas J. Peters và Robert H. Waterman đã tạo
ra “Đi tìm sự hoàn hảo” [102] trong đó mô tả 8 đặc điểm cơ bản cần có trong quản
lý để trở thành một công ty vượt trội là: 1) Thiên hướng hành động; 2) Gần gũi với
khách hàng; 3) Khả năng tự quản và tinh thần doanh nghiệp; 4) Năng suất phụ
thuộc vào lực lượng lao động; 5) Đi sâu đi sát, đề cao giá trị; 6) Bám chặt lấy lĩnh
vực sở trường; 7) Hình thức đơn giản, biên chế gọn nhẹ; 8) Cách thức quản lý vừa
8
cứng rắn vừa mềm. Và để đánh giá một tổ chức cần tập trung vào bảy yếu tố (7S)
trong khung phân tích của McKinsey.
Trong thập kỷ cuối của Thế kỷ XX, giới giáo dục quan tâm tới bộ tiêu chuẩn
Anh quốc - BS 5750 và tương đương với nó là tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 [110].
BS 5750 được công bố với tên gọi “Các hệ thống chất lượng”. Như vậy, BS 5750 là
một mô hình quản lý chất lượng bao gồm 4 phần: Phần thứ nhất áp dụng cho các tổ
chức lấy việc thiết kế và phát triển sản phẩm là phần quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh; phần thứ hai, áp dụng cho các tổ chức khác nhau trong đó có các
cơ sở giáo dục; phần thứ ba, áp dụng cho các tổ chức có nhiệm vụ kiểm tra hay thử
nghiệm sản phẩm; phần thứ tư là phần hướng dẫn sử dụng cho các phần trên. Cụ
thể: Phần thứ nhất của BS 5750 giống như ISO 9001, phần thứ hai giống như ISO
9002 v.v... BS 5750/ISO 9000 là một mô hình quản lý chất lượng thừa nhận chất
lượng của ba bên: Bên thứ nhất là sự tự đánh giá chất lượng bằng hệ thống tiêu
chuẩn riêng của mình; Bên thứ hai là khách hàng với yêu cầu riêng (với hệ thống
tiêu chuẩn riêng dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp);
Còn bên thứ ba thường là một tổ chức hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc gia với
đội ngũ các nhà đánh giá chuyên nghiệp. Lợi ích mà BS 5750 mang lại là ở chỗ
chúng có giá trị đối với bên ngoài và được thừa nhận ở bên ngoài. Bản chất của mô
hình BS 5750 / ISO 9000 là một hệ thống các văn bản quy định tiêu chuẩn và qui
trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đảm bảo mọi sản phẩm
hay dịch vụ sản phẩm phải phù hợp với qui cách, mẫu mã và các tiêu chuẩn kỹ thuật qui
định trước với mục tiêu là tạo một đầu ra phù hợp với mục đích, đáp ứng với yêu cầu của
khách hàng. Ngày nay, mô hình BS 5750 / ISO 9000 đã và đang được áp dụng để xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo theo tiêu chuẩn ISO 9000
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Khoa học quản lý giáo dục ở nước ta mặc dù còn rất mới mẻ và non trẻ,
nhưng nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về lĩnh vực này: Nhà nghiên cứu
Đặng Quốc Bảo với cuốn sách“Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và vận
dụng vào quản lý giáo dục” [3]; Bài giảng cho các khóa đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ
chuyên ngành Quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc với tiêu đề “Quản
lý nguồn nhân lực giáo dục”[75]; Cuốn “Đại cương về khoa học quản lý” - Năm
9
2004 của các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [20]; Cuốn “Giáo dục
Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa” - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007
của tác giả Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Phan Văn Kha [55];
Cuốn“Quản lý Giáo dục” - Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2006 của nhóm tác
giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo [56]. Cũng trong thời kỳ này
nhiều hội thảo Quốc gia, Quốc tế và địa phương được tổ chức, nhiều đề tài trọng
điểm được nghiên cứu và triển khai thực hiện.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ
chức Thương mại thế giới WTO (World Trade Organization), vai trò của giáo dục và
đào tạo càng trở nên quan trọng, trong đó vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà
trường là vấn đề cốt lõi. Vấn đề nghiên cứu, áp dụng lý thuyết quản lý hiện đại được
nhiều tác giả đề cập trong một số tác phẩm cuốn sách sau:
Trong cuốn “Quản lý chất lượng giáo dục đại học” của tác giả Phạm
Thành Nghị - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000 [82]; ông đã dày
công nghiên cứu các lý thuyết về Quản lý chất lượng (QLCL) và một số hệ thống
quản lý chất lượng (HTQLCL) ở Anh Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản... cuốn sách đã
cung cấp những thông tin thiết thực về các vấn đề liên quan đến QLCL trong giáo
dục đại học trên thế giới và đưa khuyến nghị áp dụng hệ thống Đảm bảo chất lượng
(ĐBCL) vào giáo dục đại học ở Việt Nam. Tác giả Trần Khánh Đức đã phân tích
khá sâu sắc về quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo dựa trên các kết quả nghiên
cứu và thu thập thông tin, tư liệu về quản lý giáo dục, ĐBCL đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong cuốn “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực
theo ISO & TQM” - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2004 [43]. Trong cuốn sách: Kiểm
định chất lượng trong giáo dục đại học của tác giả Nguyễn Đức Chính - Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 7/2002 [28], tác giả đã trình bày khá chi tiết về
KĐCL giáo dục đại học. Nội dung cuốn sách trình bày thành 2 phần: Phần I- Kiểm
định chất lượng trong giáo dục đại học Việt Nam và Phần II - Kiểm định chất lượng
trong giáo dục đại học thế giới. Tác giả đã giới thiệu một cách khúc triết cơ sở lý luận
về ĐBCL và KĐCL trong giáo dục đại học. Trong đó, các quan niệm về chất lượng
được phân tích khá chi tiết: Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”; Chất lượng
10
được đánh giá bằng “Đầu ra”; Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”; Chất
lượng đánh giá bằng “học thuật”; Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức
riêng”; và Chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán”; Trong cuốn sách, tác giả giới
thiệu về tổ chức ĐBCL giáo dục đại học quốc tế và “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và
điều kiện ĐBCL đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam”.
Phong trào quản lý chất lượng được nghiên cứu mạnh mẽ và ứng dụng rộng
rãi trong nước đối với các ngành sản xuất, dịch vụ, hành chính công. Trong ngành
Giáo dục và Đào tạo, nhiều hội thảo Quốc gia, quốc tế và địa phương được tổ chức.
Hội thảo về “Tìm sự cân bằng giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa” (Tháng 11/2002)
[31]; Hội thảo: “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên” (Tháng 10/2004)
[32]. “Hội thảo Pháp - Á và các vấn đề về giáo dục hướng nghiệp Việt Nam”
(Tháng 01/2005) , Hội thảo “Chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục trong tiến trình đổi mới giáo dục” [33] (Tháng 12/2009) của Trường Đại học
Giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội. Nội dung nhiều hội thảo đã đề cập đến thực
trạng công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) và phương hướng
phát triển các cơ sở có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD trong xu thế hội nhập.
Hội thảo “Phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
trong xu thế hội nhập” của Học viện Quản lý giáo dục - năm 2008 [63] đã đón nhận
27 bài viết tham luận của các nhà khoa học Quản lý Giáo dục: trong đó có các đồng
chí nguyên là lãnh đạo ngành GD-ĐT qua các thời kỳ, lãnh đạo các cơ quan chuyên
môn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, các chuyên gia đầu ngành về Quản lý GD-ĐT của
Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Học viện Quản lý giáo dục, các trường Đại học
sư phạm, các trường Cán bộ quản lý Giáo dục, các cơ quan quản lý Giáo dục - Đào
tạo các địa phương. Nội dung của các tham luận đề cập đến vấn đề Hội nhập Quốc
tế, thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay
và đề ra các giải pháp phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD đáp ứng
nhu cầu hội nhập quốc tế.
Hội thảo: “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục Thủ Đô” [93] được tổ chức tại Trường Bồi dưỡng cán bộ quản
lý giáo dục Hà Nội - năm 2008 với 23 bài viết tham luận và ý kiến phát biểu của
11
các nhà khoa học QLGD, các chuyên gia, lãnh đạo các cơ quan quản lý GD và
nhà quản lý các cơ sở giáo dục và đào tạo của Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Hải
Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam…. Kết thúc Hội thảo, nhiều ý
kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học đã được tập hợp giúp cho Ban tổ chức
tham khảo, đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả
công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD Thủ Đô giai đoạn 2010- 2015.
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ của Học viện Quản lý do
nhà nghiên cứu Hà Thế Truyền làm chủ nhiệm với nội dung “Giải pháp củng cố và
phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo - năm 2009” [65]. Đề tài đã được thực
hiện trong hai năm (từ 8/2007 đến 5/2009) và đạt được một số kết quả sau: i) Cơ sở
lý luận, cơ sở pháp lý của củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở bồi dưỡng
CBQLGD nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo; ii) Đề tài đã đánh
giá thực trạng về củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển GD-ĐT; iii) Đề tài đã đề xuất một số giải pháp
củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển GD-ĐT.
Đề tài trọng điểm cấp Bộ của nhà nghiên cứu Trần Thị Bích Liễu với nội
dung: “Xây dựng bộ công cụ đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lý giáo dục ở Việt Nam”(Mã số: B 2008 - 29 - 31TĐ [75], thực hiện từ
tháng 03/2008 đến tháng 12/ 2009). Đề tài đã đạt được kết quả chính sau đây: i)
Xác định các nguyên tắc, yêu cầu, cơ sở xây dựng và cách thức xây dựng bộ
công cụ, hướng dẫn sử dụng; ii) Xây dựng một số bộ công cụ phục vụ việc đánh
giá quá trình hình thành một số kỹ năng quản lý; iii) Xây dựng các bảng hỏi môn
học gắn liền với việc đánh giá cuối cùng dành cho mỗi môn học nhằm cung cấp
đầy đủ nhất các thông tin về môn học, từ mục tiêu, cấu trúc đến nội dung,
phương pháp giảng dạy, kết quả giảng dạy, sự thỏa mãn của người học và những
vấn đề cần cải tiến; iv) Thiết kế phiếu đánh giá chương trình sử dụng sau từng
khóa học.
Trong thời gian gần đây vấn đề ứng dụng QLCL trong công tác đào tạo
12
của các trường đại học, các cơ sở giáo dục đã được một số tác giả nghiên cứu
thành công và đưa vào áp dụng. Tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc
gia Hà Nội, Luận án của Vũ Xuân Hồng với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô
hình quản lý chất lượng đào tạo tại trường đại học ngoại ngữ quân sự” [66] đã
bảo vệ thành công cấp nhà nước tháng 8 năm 2010. Trong chương 1, luận án đã
nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình quản lý chất lượng đào tạo bằng việc đưa ra
hệ thống các khái niệm: mô hình, mô hình quản lý chất lượng đào tạo, quản lý,
quá trình đào tạo, chất lượng và chất lượng đào tạo; Cũng trong phần nghiên cứu
về lý luận, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo, đó
là: khái niệm về quản lý chất lượng đào tạo, các cấp độ quản lý chất lượng đào
tạo, hệ thống quản lý chất lượng đào tạo, các lĩnh vực quản lý chất lượng đào
tạo. Trong nội dung chương 2 của luận án, tác giả đã giới thiệu kinh nghiệm
quốc tế về đảm bảo chất lượng đại học và giới thiệu về Trường Đại học Ngoại
ngữ Quân sự (về tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ, loại hình, quy mô đào
tạo và thực trạng hoạt động đào tạo); Thông qua quá trình nghiên cứu, điều tra
tác giả đã nêu lên thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của Trường Đại học
Ngoại ngữ Quân sự (về quản lý chất lượng đầu vào, quản lý chất lượng quá trình
đào tạo, quản lý chất lượng đầu ra); Trên cơ sở thực trạng của Nhà trường và yêu
cầu về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ của Bộ Quốc
phòng tác giả đã đề xuất xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan
điểm Quản lý chất lượng tổng thể và nhóm giải pháp triển khai mô hình tại
Trường Đại học ngoại ngữ Quân sự. Nội dung của mô hình QLCLĐT đã được
tác giả nêu trong sơ đồ: Hình 3.1 của Luận án (trang 103) và giải pháp triển khai
mô hình được tác giả đề xuất với 04 nhóm giải pháp; Đó là:
- Xây dựng điều kiện QLCLTT;
- Quản lý chất lượng đầu vào;
- Quản chất lượng quá trình đào tạo;
- Quản lý chất lượng đầu ra;
Trên cơ sở các nhóm giải pháp đã nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thử nghiệm ở
một số lớp học của Trường Đại học ngoại ngữ Quân sự để kiểm chứng các nhóm giải
pháp đã đề ra từ đó kiểm chứng tính khả thi qua kết quả thử nghiệm.
Luận án của Nguyễn Văn Ly với đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo đại
13
học trong các học viên, trường công an nhân dân” [78] đã được nghiên cứu và bảo
vệ thành công cấp nhà nước năm 2010 tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc
gia Hà Nội. Tác giả đã giới thiệu cơ sở lý luận về HTQLCL đào tạo đại học trong
các học viện, trường đại học công an nhân dân trong nội dung Chương 1; Cụ thể là
tổng quan những vấn đề nghiên cứu, những lý luận cơ bản về CL và QLCL, tác giả
đã trình bày đặc trưng nghề nghiệp và hoạt động đào tạo đại học trong ngành công
an nhân dân (về đặc trưng hoạt động nghề nghiệp Công an, mục tiêu xây dựng lực
lượng CAND). Trong nội dung chương 2, Tác giả trình bày cơ sở thực tiễn về
HTQLCL đào tạo trong các học viện, trường đại học CAND (QLCL đào tạo và kinh
nghiệm đào tạo Cảnh sát ở một số nước trên thế giới; Qui mô hệ thống, ngành nghề
đào tạo đại học Công an và thực trạng QLCL đào tạo đại học trong ngành CAND).
Trên cơ sở lý luận và thực trạng đã nêu ở chương 1 và chương 2, trong chương 3,
tác giả đề xuất HTQLCL đào tạo đại học và các giải pháp triển khai trong học viện,
trường đại học CAND. Tác giả đã trình bày Định hướng chiến lược và nhiệm vụ
trọng tâm về GD-ĐT ngành Công an nhân dân trong giai đoạn mới và đề xuất
HTQLCL đào tạo đại học CAND. Trong phần trình bày về giải pháp triển khai
HTQLCL đào tạo, tác giả đã đưa ra 06 nhóm giải pháp:
- Nhóm giải pháp quản lý chất lượng đầu vào ngoài nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý chất lượng đầu vào trong nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý quá trình thực tập ngoài nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý đầu ra trong nhà trường;
- Nhóm giải pháp quản lý đầu ra ngoài nhà trường.
Điểm mới của luận án là các giải pháp triển khai Hệ thống có đặc thù riêng
của ngành công an nhân dân, đó là: Giải pháp quản lý đầu vào ngoài nhà trường và
quản lý đầu ra ngoài nhà trường.
Luận án của Nguyễn Văn Hùng với đề tài: “Cơ sở khoa học và giải pháp
quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường đại học sư phạm kỹ
thuật” [57] đã được bảo vệ thành công tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tháng
09 năm 2010. Nội dung của Luận án được tác giả trình bày trong 03 chương; Trong
chương 1, tác giả trình bày Tổng quan vấn đề nghiên cứu; khái niệm quản lý, quản
lý đào tạo ở các trường Đại học sư phạm kỹ thuật (ĐHSPKT); Khái niệm và nội
14
dung ĐBCL; Các yếu tố tác động đến ĐBCL đào tạo và quản lý các yếu tố ĐBCL
trong đào tạo. Cũng trong chương này, tác giả còn nêu kinh nghiệm quản lý đào tạo
theo hướng ĐBCL của một số nước trên thế giới. Trong chương 2, qua nghiên cứu
hệ thống các trường ĐHSPKT của Việt Nam và khảo sát thực trạng quản lý đào tạo
tại các cơ sở này, bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau tác giả đã nêu bật
thực trạng quản lý đào tạo của các nhà trường trong hệ thống ĐHSPKT về: Sứ
mệnh, Tầm nhìn, mục tiêu; về quản lý chương trình đào tạo; về đội ngũ CBQL và
CBGD; về quản lý cơ sở vật chất; tổ chức đào tạo và chất lượng sinh viên tốt nghiệp
ra trường. Tác giả đã đề xuất 05 nhóm giải pháp và đưa ra chương trình khảo
nghiệm và tác động kiểm chứng các giải pháp quản lý ĐBCL đào tạo tại các trường
ĐHSPKT trong chương 3. Nội dung các nhóm giải pháp đề xuất là: i) Xác định rõ
sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trường ĐHSPKT; ii) Đào tạo và bồi dưỡng
đội ngũ CBQL và CBGD ở các trường ĐHSPKT; iii) Xây dựng mới chương trình
đào tạo tại các trường ĐHSPKT; iv) Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đảm bảo
chất lượng đào tạo; v) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đào tạo. Trong từng
nhóm giải pháp tác giả trình bày theo các nội dung sau: Mục đích của giải pháp; Nội
dung thực hiện giải pháp; Tổ chức thực hiện giải pháp; Điều kiện thực hiện giải
pháp và điều nổi bật trong luận án là sau khi trình bày các giải pháp ĐBCL đào tạo,
tác giả đã nêu lên mối liên hệ biện chứng giữa các giải pháp và tác động qua lại, hỗ
trợ nhau trong quá trình đảm bảo chất lượng đào tạo.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
* Khái niệm quản lý:
Quản lý là một hoạt động của con người diễn ra chủ yếu trong một tổ chức
hoặc một nhóm xã hội; Bản chất của hoạt động này là tạo ra những tác động có tính
mục đích, nhằm phối hợp những nỗ lực của mọi người vì mục đích đó; Quan hệ
trong quản lý là quan hệ tương tác giữa chủ thể quản lý và các cá nhân (hoặc nhóm
cá nhân) trong tổ chức hướng tới mục tiêu phát triển của tổ chức; Chức năng của
hoạt động quản lý bao gồm: định hướng, tổ chức lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát tổ
chức một cách tổng thể hoặc chỉ về một mặt nào đó.
Trên cơ sở khái quát hóa từ những quan niệm trên, đề tài quan niệm:
Quản lý là sự tác động có mục đích mang tính khoa học, tính nghệ thuật, tính
15
định hướng, thông qua một tổ chức, có sự lựa chọn các phương thức tác động
có thể có của chủ thể dựa trên các thông tin về đối tượng và môi trường nhằm
làm cho đối tượng bị quản lý vận động ổn định, phát triển để đạt tới mục tiêu
đã hướng đích thông qua các điều kiện, phương tiện xác định. Hoạt động quản lý
là quá trình đạt mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý.
* Những chức năng cơ bản của quản lý:
- Lập kế hoạch:
Lập kế hoạch là xác định mục tiêu, mục đích cần đạt tới hoặc trạng thái
tương lai của tổ chức, dự kiến hướng đi, biện pháp, cách thức để đạt được mục
tiêu đó. Trong phần lập kế hoạch có 3 nội dung chủ yếu là: xác định mục tiêu;
xác định các nguồn lực để thực hiện mục tiêu; xác định các biện pháp cần thiết
để đạt được mục tiêu. Khi xác định kế hoạch cần xác định rõ 3 loại kế hoạch: Kế
hoạch chiến lược; kế hoạch chiến thuật; và kế hoạch tác nghiệp để thực hiện mục
tiêu kế hoạch.
- Tổ chức: Tổ chức là qui trình biến đổi ý tưởng của kế hoạch thành hiện
thực. Đó là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, phân bổ quyền hạn và phân bổ
nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ thực hiện các hoạt động trong bộ
phận mà họ được giao phụ trách nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức một
cách hiệu quả nhất.
- Chỉ đạo, điều hành: Chỉ đạo, điều hành là tác động của người quản lý vào
con người và tổ chức của hệ thống nhằm liên kết các hoạt động của các thành viên
trong tổ chức hướng tới đạt mục tiêu mà tổ chức đề ra. Đó là hoạt động thường
xuyên, liên tục trong suốt quá trình quản lý, từ khi lập kế hoạch cho tới khâu kiểm
tra và đánh giá kết quả của tổ chức.
- Kiểm tra: Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất trong hoạt
động quản lý. Nếu không kiểm tra coi như không có quản lý. Theo lý thuyết hệ thống thì
kiểm tra chính là mối liên hệ ngược trong quản lý. Trong kiểm tra cần đặt ra 3 yêu cầu cơ
bản sau: Xây dựng chuẩn để thực hiện; đánh giá việc thực hiện chuẩn trên cơ sở so sánh
với với chuẩn đã xây dựng; trong quá trình kiểm tra nếu có sự sai lệch với chuẩn thì điều
chỉnh hoạt động đi đúng hướng nhằm đạt mục tiêu đã xây dựng.
Tóm lại: các chức năng của quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau,
người quản lý luôn phải nắm bắt và xử lý thông tin để điều chỉnh hoạt động kịp thời
đi đúng hướng nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
16
1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.2.1. Quản lý giáo dục
Là một quá trình triển khai và thực hiện có hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu
đào tạo, các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo
dục, nâng cao chất lượng giáo dục... Quản lý giáo dục là nhân tố then chốt đảm bảo sự
thành công của phát triển giáo dục đối với mỗi quốc gia. Quản lý giáo dục là một công
việc rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực với nhiệm vụ xây dựng
đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất để
đảm nhận các công việc sau:
- Nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục trong các cơ quan tham
mưu hoạch định chiến lược phát triển giáo dục;
- Làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên,
cán bộ, nhân viên trong ngành giáo dục và đào tạo;
- Tham gia quản lý chuyên môn, hành chính nhân sự trong các cơ quan quản
lý giáo dục và đào tạo các cấp (Bộ, Sở và Phòng giáo dục và đào tạo);
- Tham gia trực tiếp quản lý học sinh, sinh viên, quản lý đào tạo, quản lý đội
ngũ, cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị phục vụ công tác giáo dục và đào tạo. Tổ
chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các công tác khác trong các
trường mầm non, phổ thông, chuyên nghiệp và dạy nghề...
1.2.2.2. Quản lý nhà trường
Nhà trường là thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời
sống kinh tế - xã hội. Trong cuốn sách Quản lý giáo dục của tác giả Đặng Quốc
Bảo [4] đã nêu rõ: Quản lí xã hội lấy tiêu điểm là quản lí giáo dục (giáo dục là
quốc sách hàng đầu) thì quản lí giáo dục phải coi nhà trường là nút bấm (quản lí
lấy nhà trường làm nền tảng: School - based management) và quản lí nhà trường
phải lấy quản lí việc dạy học là khâu cơ bản, việc dạy học phải xuất phát từ
người học (learner-centred teaching) và hướng vào người học. Nhà trường trong
nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết chế sư phạm đơn thuần, công việc
diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hình thành “Nhân cách - Sức lao
động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng nguồn vốn con người, vốn tổ chức
và vốn xã hội. Từ nhà trường, hai quá trình “Xã hội hóa giáo dục” và “Giáo dục
hóa xã hội” quyện chặt vào nhau để hình thành “xã hội học tập”. Quản lý nhà
trường phải tuân thủ thực hiện theo các qui định của hệ thống giáo dục quốc dân
17