Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.04 KB, 57 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VẾ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I.PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá đang diên ra một cách hết
sức mạnh mẽ. Nó tạo ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách
thức lớn chưa từng có trong lịch sử. Việt Nam với phương châm: “muốn làm
bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”, do vậy xu thế liên minh, liên kết là
một việc làm cần thiết và tất yếu. Việc Việt Nam liên tục và nỗ lực không
ngừng từng bước tham gia đàm phán để trở thành viên của WTO là một bằng
chứng minh họa xác thực cho điều này. Tự do hoá thương mại và hội nhập
kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ đặt ra đối với Viêt Nam mà với tất cả các
quốc gia trên thế giới: không phân biệt là quốc gia phát triển hay đang phát
triển, thể chế chính trị là Tư bản chủ nghĩa hay Xã hội chủ nghĩa, không phân
biệt sắc tộc ,tôn giáo hay màu da . . . Tổng giám đốc WTO, Supachai
Panitchpakdi, đã nhiều lần nói: “ Thương mại là công cụ tốt nhất để chống lạ
đói nghèo” . Thật vậy, từ khi đất nước ta tiến hành mở cửa thị trường thì xuất
nhập khẩu là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu để mang lại sự giàu
có cho quốc gia cũng như ngân sách Chính phủ.
Tuy nhiên, tự do hoá thương mại là một quá trình lâu dài gắn chặt với
quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Đối với
các nước công nghiệp phát triển, một mặt họ luôn đi đầu trong đàm phán để
mở cửa thị trường , mặt khác họ lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, nhằm đạt được các mục tiêu xác định của
họ.


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


Vậy bài toán đặt ra cho các nước đang phát triển là gì ?Làm thế nào để
vừa hội nhập kinh tế, vừa đảm bảo cho nghành công nghiệp non trẻ trong
nước không đứng trước bờ vực của sự phá sản. Giải đáp sẽ nằm trong chính
chiến lược và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Hay nói cách khác là
không có một lời giảI cụ thể nào cho bài toán hóc búa này. Chính mỗ quốc
gia sẽ phải đi tìm cho mình một đáp án riêng dựa trên nhưng điều kiện, lợi thế
của quốc gia mình và Việt Nam cũng đang trên con đường đi tìm lời giải cho
riêng mình.
II_KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TRONG
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
1.

Cơ sở lí luận của rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại

quốc tế.
Trong thờI gian vừa qua, Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong
việc đàm phán để ra nhập WTO. Vậy câu hỏIiđặt ra là: TạI sao Việt Nam lại
nỗ lực nhiều đến vậy để ra nhập WTO? Để tham gia được WTO Việt Nam
phải làm gì? Và lợi ích mà WTO có thể mang lại cho Việt Nam là gì?
Câu trả lời nằm trong chính các rào cản trong thương mại quốc tế. Để xuất
khẩu được hàng hoá tất cả các quốc gia đều phải vượt qua hàng rào do các
nước nhập khẩu dựng lên. Và để làm được điều này thật không đơn giản chút
nào.
Rào cản thương mại quốc tế vô cùng đa dạng, phức tạp và được qui
định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của từng quốc gia,
được sử dụng không giống nhau ở các nước, vùng lãnh thổ. Trong khuôn khổ
WTO, rào cản thương mại quốc tế phi thuế quan được thể hiện ở: Hiệp định


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại, Hiệp định về kiểm dịch động thực
vật, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng , Hiệp định nông nghiệp,
Hiệp định về dệt may và các qui định quản lí thương mại liên quan đến môi
trường, lao động . . .Các nước hoặc các khối nước còn có qui định về tiêu
chuẩn kĩ thuật cho các mặt hàng cụ thể cũng như các qui định về thủ tục hảIi
quan và nhiều qui định quản lí khác.
Trong thương mại quốc tế, chính sách thương mạIiquốc tế được hiểu là
hệ thốnh các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biên pháp và các công cụ mà
các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mạI quốc tế phù
hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kì nhằm đem lại lợI ích lớn nhất
cho quốc gia từ thương mại quốc tế .
Khi tham gia vào thương mại quốc tế , các quốc gia sẽ phát huy được
nhiều thế mạnh của mình : Lợi thế so sánh ,lợi thế cạnh tranh ,tận dụng đựoc
những lợi thế từ thị trường thế giới .Nhưng mặt khác cũng sẽ bộc lộ những
mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc gia đó .Do vậy các quốc gia thường
phải sử dụng một hệ thống các công cụ điều chỉnh hoạt động thương mại quốc
tế.Trong đó phải kể đến sử dụng hàng rào phi thuế quan - một công cụ đựoc
coi là linh hoạt , tác động nhanh ,mạnh .Hàng rào phi thuế quan không chỉ có
ý nghĩa trong việc bảo hộ thị trường nội địa,hướng dẫn người tiêu dùng , điều
tiết vĩ mô nền kinh tế ,mà nó còn là công cụ để phân biệt đốI xử trong quan hệ
đối ngoại .
Trong xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại ,hầu hết các nước
cam kết dỡ bỏ các rào cản thưong mại quốc tế để thúc đẩy tự do hoá thương
mại .Nhưng rào cản thương mại quốc tế vẫn đựoc rỡ bỏ rất chậm chạp , thậm
chí còn được tạo dựng mới một cách hết sức tinh vi . Đối với hàng rào thuế
quan , đây là biện pháp mà tổ chức thương mại thế giới cho phép sử dụng để


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


bảo hộ thị trường trong nước,nhưng phải cam kết ràng buộc với một mức thuế
trần nhất định và có lịch trình cắt giảm.Sự tự do hoá biểu hiện thông qua các
chính sách về :quy chế tối hậu quốc (MFN),chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập
(GSP),hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của khối liên kết kinh tế
như EU,AFTA ,NAFTA,APEC….
Đối với hàng rào khi thuế quan,do nhiều nguyên nhân , đặc biệt là do
trình độ phát triển kinh tế không đồng đều ,các nước đều duy trì các rào cản
thương mại nhằm bảo hộ sản xuất nội địa
2

.Khái niệm hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế
Ngày nay có nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan, Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế(OECB) năm 1997 đã định nghĩa: Hàng rào phi thuế quan
là biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia
sử dụng, thường thường dựa trên cơ sở lựa chọn nhằm hạn chế nhập khẩu.
Theo nghiên cứu của PECC năm 1995 mô tả: các hàng rào phi thuế quan là
mọi công cụ phi thuế quan có thể can thiệp vào thương mại bằng cách này làm
biến dạng sản xuất trong nước. Việc chấp nhận một định nghĩa khái quát chỉ
để sau đó xây dựng nên một định nghĩa chính xác cho các mục đích phân tích.
Như Deardroff và Stern ghi nhận xét : “ Xét về hàng loạt các hàng rào phi
thuế quan chính thức hoặc không chính thức có thể tồn tại ,có thể không có
một phương pháp phân tích duy nhất cho việc giải quyết thoả đáng toàn bộ
phạm vi hàng rào phi thuế quan .Trong thực tế có rất nhiều ngườI đồng nghĩa
các hàng rào phi thuế quan với các biện pháp phi thuế quan .Tất cả các hàng
rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan ,song không phải các
biện pháp phi thuế quan đều là hàng rào phi thuế quan .Các biện pháp phi thuế
quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ,chúng không phải là
những “rào cản “đối với thương mại .Thuật ngữ có vẻ trung lập hơn này được



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

các chính phủ thường dùng để mô tả những biện pháp được sủ dụng để quản
lý nhập khẩu với mục đích hợp pháp như :thủ tục đảm bảo thực vật ,bảo về
người tiêu dùng trong nước .Vì vậy khó có thể quy cho chúng là những hàng
rào .Việc xác định nhũng biện pháp phi thuế quan nào là hàng rào phi thuế
quan khá khó khăn .Mục đích của sự phân tích này đối với Việt Nam là nhằm
khảo sát chế độ hiện hành của các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam.
Bên cạnh các định nghĩa trên ,chúng ta đề cập tới định nghĩa về các
biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của WTO:”Biện pháp
phi thuế quan là nhũng biện pháp ngoài thuế quan ,liên quan hoặc ảnh hưởng
đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước còn :”Hàng rào phi thuế quan và
những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở thương mại mà không dựa
trên cơ sở pháp lý ,khoa học hoặc bình đẳng “.
Mục đích của việc nghiên cứu và phân tích các biện pháp phi thuế quan là
đưa ra 1 nghiên cứu mô tả cơ bản của thể chế thương mạI hiện hành . Đây là
cơ sở quan trọng thúc đẩy quá trình hộI nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.Khi Việt Nam gia nhập WTO,thì chắc chắn việc sử dụng hàng rào phi
thúê sẽ cần được bàn đến và cắt giảm tương đốI nhiều .Nhưng trên thực tế ,
chính những quốc gia đề xướng ra lạI là nhũng nước sử dụng nhiều ,mạnh và
có vẻ có hiệu quả bảo hộ nhất những hàng rào phi thuế quan
3.Phân loại hàng rào phi thuế quan
Rào cản phi thuế quan bao gồm nhiều loạI khác nhau ,có thể được áp
dụng ở biên giới hay nội địa , có thể là biện pháp hành chính có thể là biện
pháp kĩ thuật ,có những biện pháp bắt buộc phải thực hiện và có những biện
pháp tự nguyện ,chính vì vậy việc phân loại chi tiết theo một tiêu thức thống
nhất là rất khó khăn ,sau đây là một số rào cản phi thuế quan chủ yếu :



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

-Các biện pháp cấm :Trong số các biện pháp cấm được sủ dụng trong
thực tiễn thương mạI quốc tế có các biện pháp nhưu : Cấm vận toàn diện ,cấm
vận từng phần ,cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu vớI 1 số hàng hoá nào đó …
v..v
-Hạn nghạch xuất khẩu ,nhập khẩu : Đó là hạn nghạch về số lượng hoặc
giá trị được phép xuất khẩu ,nhập khẩu trong 1 thờI kì nhất định (thường là 1
năm )hạn ngạch này có thể do nước nhập khẩu hoặc xuất khẩu tự áp đặt một
cách đơn phương ,nhưng cũng có loại hạn ngạch được áp đặt trên cơ sỏ tự
nguyện của bên thứ 2(hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện)
-Cấp giấy phép xuất nhập khẩu:Có 2 loạI giấy phép là giấy phép về
quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép xuất nhập khẩu đốI
với 1 số loại hàng hoá ,hoặc phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu nào
đó .Chẳng hạn là giấy phép cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được phép mua,bán hàng hoá trên thị trường nội địa,giấy phép kinh doanh tạm
nhập tái xuất ….ngoài ra còn có 2 hình thức cấp phép là cấp phép tự động và
không tự động.Sử dụng các biện pháp cấp phép không tự động cũng dẫn tớI
các rào cản thương mại về thủ tục hành chính và chi phí tăng
-Các thủ tục hải quan :Nếu các thủ tục hải quan đơn giản ,nhanh chóng ,
đây chỉ là biện pháp quản lý thông thường ,nhưng nếu thủ tục quá chậm chạp ,
phức tạp có thể trở thành rào cản phi thuế quan .Sử dụng các quy định về kiểm
tra trước khi xếp hàng ,quy định về cửa khẩu thông quan,quy định về giá trị
tính thuế hải quan…cũng sẽ trỏ thành rào cản khi mà nó chưa hoặc không phù
hợp với quy định về hài hoà thủ tục hải quan.
-các rào cản kĩ thuật trong thương mạIiquốc tế: Đó là các quy định và
các tiêu chuẩn kĩ thuật, các quy định về phòng thí nghiệm và quy định về công
nhận hợp chuẩn. Hiện có rất nhiều các quy định và hệ thống tiêu chuẩn được



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

áp dụng trên thế giới mà các nước cho là phù hợp. Song lại có rất ít phòng thí
nghiệm và tiêu chuẩn quốc tếmà các nước đều công nhận hợp chuẩn. Do còn
có sự khác biệt như vậy nên nó đã trở thành rào cản kĩ thuật trong thương mại
quốc tế. WTO đã phải thống nhất các nguyên tắc chungvà được cam kết tại
hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại nhưng cách thức mà các
nước đang áp dụng thường tạo sự phân biệt đối xử hay hạn chế vô lí đối với
thương mại.
-Các biện pháp vệ sinh động - thực vật: Theo Hiệp định về các biện
pháp kiểm dịch động thực vật của WTO thì các biện pháp vệ sinh động- thực
vật bao gồm tất cả luật, nghi định, quy định , yêu cầu và thủ tục, kể cả các tiêu
chí sản phẩm cuối cùng; các quá trình và phươngpháp sản xuất, thử nghiệm,
thanh tra, chứng nhậ và làm thủ tục chấp thuận; xử lí kiểm dịch gắn với việc
vận chuyển động vật hay thực vật, hay gắn vớI các nguyên liệu cần thiết cho
sự tồn tạI của chúng trong khi vận chuyển;thủ tục lấy mẫu và đánh giá nguy
cơ. . . Vì định nghĩa của WTO rất chung chung nên các nước công nghiệp phát
triển thường đưa ra các mức quá cao khiếncho hàng hoá của các nước đang
phát triển khó thâm nhập. Đây là một trong những rào cản phổ biến nhất hiện
nay và mức độ của nó ngày càng tinh vi.
-Các quy định về thương mại dịch vụ: như quy định về lập công ty,
chi nhánh và văn phòng của nước ngoài tại nước sở tại, quy định về xây dựng
và phát triển hệ thống phân phốI hàng hoá, quy định về quyền được tiếp cận
các dịch vụ công một cách bình đẳng, quy định về thanh toán và kiểm soát
ngoại tệ, quy định về quảng cáo và xúc tiến thương mại . . . đều trở thành các
rào cản trong thương mại quốc tế nếu cac quy định này không minh bạch và
có sự phân biệt đối xử.


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


-Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại: như lịnh vực
không hoặc chưa cho phép đầu tư nước ngoài, tỉ lệ ghóp vốn tốI thiểu hoặc
tốiđa cho các lĩnh vực hoặc sản phẩm xác định, tỉ lệ xuất khẩu tốI thiểu của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quy định bắt buộc về phát triên vùng
nguyên liệu . . . Các quy định trên nếu có sự phân biệt đối xử giữa các doang
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nứoc ngoài đều được gọi là
rào cản và hiện trở thành chủ đề của đàm phán dỡ bỏ rào cản nhằm tự do hoá
thương mại.
-Các quy định về sở hữu trí tuệ :
Trước hết là các quy định về sở hữu hàng hoá. Nếu các quy định về xuất
xứ quá chặt chẽ so với hàng sản xuất trong nước để xem một hàng hoá có phải
hàng nội địa hay không và có sự phân biệt đố xử giũa các thành viên thì quy
định về xuất xứ đó vi phạm Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO và đương
nhiên trở thành rào cản trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, các vấn đề về
thương hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại . . . cũng có
thể trở thành rào cản trong thương mại quốc tế. Ví dụ , trên thị trường thế giới
đã có nhiều thương hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hay tập đoàn
xuyên quốc gia nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tham gia vào thị trưòng
thế giới sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường thế giới.
-Các quy định chuyên ngành về các điều kiện sản xuất, thử nghiệm ,
lưu thông và phân phốI hàng hoá được xác định trong
hiệp định của WTO như : Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định về hàng dệt may.
Hầu hết các nước trong Tổ chức Thương mạithế giới đều có quy định quốc gia


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

cho một số hàng hoá thuộc diện quản lí theo chuyên ngành, cách thức quản lí
và biện pháp của các nước cũng khác nhau, Đó cũng được xem xét là một

trong các rào cản phi thế quan.
-Các quy định về bảo vệ môi trường:
Gồm các quy định về môi trường bên ngoài lãnh thổ biên giớ theo Hiệp
ước hoặc công ước quốc tế; các quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh
thổ quốc gia và các quy định có liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng
thuộc mục tiêu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm .
-Các rào cản về văn hoá:
Sự khác biệt về văn hoá và cách nhìn nhận, đánh giá về giá trị đạo đức xã
hội . . . cũng trở thành một trong các rào cản phi thuế quan trong thương mại
quốc tế. Trên thế giới có nhiều nền văn hoá khác nhau, với ngôn ngữ chữ viết
khác nhau, để hiểu rõ và đáp ứng yêu cầu này phải tiêu tốn nhiều thời gian, thể
thức và phải trả giá không rẻ thì mới có thể vượt qua.
Các rào cản địa phương: ở một số nước, luật lệ Chính phủ trương
ương cũng có sự khác biệt so với các quy định mang tính địa phương.Ví dụ
như quy định về xuất nhập khẩu tiểu ngạch, quy định về phân luồng đường
cho các phương tiện vận chuyển hành hoá, quy định về khoản phí và phụ
phí . . . Đây là những rào cản địa phương mà thực tế đã gặp phải.
II- TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ SỬ DỤNG CÁC RÀO CẢN
PHI THUẾ QUAN TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

1. Vị trí vai trò của rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại
quốc tế.
Rào cản thương mại quốc tế là công cụ bảo hộ phổ biến được chính
phủ các nước sử dụng để nâng đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn. Đặc biệt là
các doanh nghiệp ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân hoặc các doanh nghiệp
tập trunh nguồn nhân lực và tài chính lớn. Thực tế rõ ràng nhất có thể nhận
thấy ở các nước đang phát triển như ở các nước châu Mĩ La Tinh, các nước

Đông Nam Á, nơi có số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết các
doanh nghiệp nhà nớưc ở các quốc gia này đều là các doanh nghiệp gặp khó
khăn trong vấn đề cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế mà
nguyên nhân sâu xa có thể là thiếu vốn, hạn chế trong vấn đề đào tạo nhân lực,
thậm chí là yếu kém trong khâu quản lí . . . Mặc dù vậy việc giảI thể các
doanh nghiệp nàylà vấn đề rất nan giảI bởI hầu hết các doanh nghiệp nàythu
hút một lượng lao động lớn hoặc được đầu tư bằng những nguồn tài chính
không nhỏ. Hậu quả của việc giảI thể có thể là những cú sốc lớn về kinh tế và
chính trị. Hơn nữa Chính phủ vẫn còn đặt niềm tin vào khả năng biến chuyển
tình thế của độI ngũ lãnh đạo. Hoặc đây là những doanh nghiệp hoạt động
trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển theo chiến lược lâu dài. Xuất
phát từ nguyên nhân này, bảo hộ còn giúp các quốc gia trên thế giớI duy trì
việc làm cho những nhóm, tổ chức nhất định và giảm bớt những sức ép về
chính trị của các tổ chức đoàn thể.
Một lí do không thể không đề cập đến khi duy trì ớacbiện pháp bảo hộ
là mong muốn cảI thiên các ngành sản xuát nộI địa. Bất cứ một quốc gia nào
trên thế giớI đều có những chiến lược phát triển kinh tế nhát định, trong đó
luôn xây dựng lĩnh vực ưu tiên đặc biệt. Nhưng để các doanh nghiệp hoạt


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

động trong lĩnh vực này đạt hiệu quả tốI ưu và nâng cao khả năng cạnh tranh
trong nước và quốc tế, Nhà nước cần có những ưu đãi đặc biệt.
ĐốI vớI các quốc gia có cả tiềm lực về kinh tế và chính trị, các biện
pháp bảo hộ còn có thể được duy trì như một công cụ chính trị để đơn phương
gây sức ép với các quốc gia khác. Hoa Kì là một nước tiêu biểu khi dùng
những biện pháp bảo hộ vào mục đích này. Trong pháp luật Hoa Kì có những
đièu khoản đặc biệt cho phép quốc hội đưa ra các quyết định thương mại đơn
phương đối với bất cứ quốc gia nào được coi là đe doạ đến vấn dề an ninh của

Hoa Kì.
Rào cản thương mại quốc tế bao gồm nhiều loạI khác nhau và mỗi loại
rào cản lạI có vai trò và vị trí nhất định. Chẳng hạn để bảo hộ sản xuất trong
nước ngườI ta có thể sử dụng các biện pháp thuế quan vì thuế quan có những
ưu điểm là rõ ràng, minh bạch, dễ dự đoán và tạo nguồn thu cho chính phủ.
Tuy nhiên thuế quan lại có nhược điểm là không tạo được sự bảo hộ nhanh
chóng khi kim ngạch nhập khẩu của một mặt hàng nào đó tăng nhanh gây tổn
hại hoặc đe doạ gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nuớc. Lúc này các biên
pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu
không tự động có khả năng hạn chế nhập khẩu một cách nhanh chóng. Tuy
nhiên , biện pháp phi thuế quan cũng có các nhược điểm như : dễ làm sai lệch
các tín hiệu thị trường dẫn tớ phân bổ nguồn lực không đúng , các biện pháp
phi thuế quan khó lượng hoá và khó dự đoán, không mang lại nguồn thu cho
chính phủ lại còn kèm theo các khoản phi phát sinh, dễ gây ra các tiêu cực.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng rào cản thương mại quốc tế không được
định danh một cách chính thức và rõ ràng trong hệ thốnh các điều ước hay luật
pháp quốc tế nhưng lại được nhà nước hoặc Cúinh phủ vận dụng các quy định
trong nhiều Hiệp định và công ước quốc tếđể ban hành hệ thống pháp luật


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

quốc gia. Và ngay cả trong hệ thống pháp luật của các quốc gia cuĩng không
có quy định chính thức dưới tên gọi rào cảnhoặc một hệ thống pháp luật riêng
mà nó nằm trong nhiêù hệ thống pháp luật khác nhau.
2.Sự hình thành của rào cản phi thuế quan của các loại rào cản trong
thương mạI quốc tế nói chung và rào cản thưong mại nói riêng đều được hình
thành liên quan tới lợi ích của 1 nhóm người nhất định và nhóm người này có
khả năng tác động tới chính sách của Nhà Nước.Xét trên khía cạnh này nó có
thể xuất phát từ 1 trong 3 chủ thể sau :

-Từ phía doanh nghiệp:
Điều đầu tiên là hâù hết các Doanh Nghiệp của bất kì một nghành sản
xuất kinh doanh nào cũng muốn được bảo hộ .Một mặt để tránh với sự cạnh
tranh của nước ngoài .Mặt khác rào cản thương mại của nhà nước còn giúp
cho họ có thêm vị trí trên thị trường và có khả năng thu được lợi nhuận cao
hơn , để tạo ra áp lực tác động tớI các chính sách của chính phủ ,các Doanh
nghiệp sẽ tập hợp lại duoí danh nghĩa :Hiệp hội ngành nghề để tiến hành vận
động hành lang đối với Chính phủ.Sự tác động của các Doanh nghiệp là hết
sức mạnh mẽ và có tổ chức với rất nhiều hình thức khác nhau .Các doanh
nghiệp sẽ đưa ra các lý do có vẻ như rất chính đáng như :ngành công nghiệp
non trẻ cần bảo hộ,ngành sản xuất liên quan đến việc làm của nhiều người lao
động,ngành xản xuất liên quan đến an ninh quốc gia (an ninh về lương thực )
Như vậy dưới sự tác động của các doanh nghiệp ,chính phủ có thể sẽ phải đưa
ra các rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước
-Từ phía người lao động và ngươì tiêu dùng :


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Đây là 1 lý do khác dẫn tới việc hình thành raò cản .Trước hết là để bảo
vệ cho người lao động (thuộcc nghành được bảo hộ) có công ăn việc làm ,sau
đó là để bảo hộ họ có thu nhập ổn định.Người lao động tác động tới Chính phủ
thông qua các nghiệp đoàn để đấu tranh,cũng có khi họ mượn cớ rằng để bênh
vực ngườI lao động nước khácphải làm việc trong điều kiện không được dảm
bảo ,rằng vì lý do sử dụng lao động trẻ em hay tù nhân nên sản phẩm đưa vào
thị trường với giá rẻ. Đây là lý do chính phủ phảI dựng nên rào cản vớI tên gọI
là trách nhiệm xã hội theo SA8000
Người tiêu dùng cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành rào cản
trong thương mại quốc tế với lý do để bảo vệ sức khoẻ con người ,bảo vệ động
thực vật,hoặc bảo vệ môi trường.

-Từ phía chính phủ :
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và vận
động của các nhóm khác nhau ,chính phủ sẽ phả cân nhắc đến lợi ích của từng
nhóm .Vì với bất kì chính sách rào cản nào có thể có lợi cho doanh nghiệp và
người lao động trong ngành được bảo hộ ,nhưng lại gây hại cho các ngành
khác và người tiêu dùng nói chung .Những ngườI bị hại sẽ có biện pháp phản
kháng hoặc trả đũa.Tuy vậy , chính phủ vẫn phải đưa ra các quyết định dựa
trên sự cân nhắc và điều hoà lợi ích một cách hợp lý
Ngoài ra trong nhiều trường hợp luôn có sự câu kết giữa Doanh nghiệp và
nhà nước vì lợI ích của 2 phía có sự liên hệ chặt chẽ với nhau .Bên cạnh đó
còn là sự “ xoa dịu” của chính phủ đối với ngườI lao động hoặc người tiêu
dùng đề nhằm đạt lòng tin của chính phủ .
3.Phạm vi và mục đích sử dụng rào cản trong thương mạ quốc tế


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Mặc dù ủng hộ tự do hoá thương mại , chính phủ các quốc gia vẫn cứ
dụng lên các rào cản đối với thương mại quốc tế ,về hình thức có thể thay đổi
nhưng phạm vi và mức của rào cản ngày càng tăng.Nếu trước khi rào cản
thương mại quốc tế chỉ giới hạn trong thương mại hàng hoá thì ngày nay nó
phát triển cả ở thương mạI dịch vụ ,thương mạI điện tử và sở hữu trí
tuệ.Không chỉ mở rộng về phạm vi mà rào cản thương mại còn mở rộng cả về
biện pháp nếu trước kia chủ yếu là các biện pháp hành chính (cấm,hạn
ngạch,giấy phép)thì ngày nay có nhiều biện pháp đa dạng,tinh vi và phức tạp
hơn nhiều .Sở dĩ có tình trạng này vì mục đích sử dụng rào cản trong thương
mại quốc tế đó là về :chính trị ,kinh tế và văn hóa
-Vì mục đích chính trị :
Như đã nói ở trên ,một số nước có tiềm lực về kinh tế thường sử dụng các
biện pháp kinh tế để đạt được mục tiêu về chính trị .Họ có thể cấm vận toàn

diện hoặc cấm vận từng phần đối với hoạt động thương mại quốc tế của nước
khác , ngược lạI họ cũng có thể dành các ưu đãi đặc biệt cho một quốc gia nào
đó vì mục đích chính trị .Thể hiện rõ nhất là Mỹ dành cho Isarel chế độ thuế
suất bằng 0 đối với hàng nông sản và nhiều hàng hoá của Isarel kể từ năm
1985.Xuất phát từ động cơ chính trị thì các biện pháp mạnh thường được sủ
dụng như cấm vận ,cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó
hoặc áp dụng mức thuế và riêng biệt rất cao .
Nguyên tắc dành cho sự ưu đãi cho những nước kém phát triển và đang
phát triển cũng được các quốc gia áp dụng khác nhau .Thực tiễn là chính phủ
các quốc gia lớn trên thể giới có thể đua ra các ưu đãi thương mại để giành
ảnh hưởng tới các quốc gia nhỏ .Ví dụ như Nhật có ảnh hưởng lớn ở Châu Á ,


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

chiếm một phần lớn nhập và xuất khẩu ở nhiều nước Châu Á , và cho khu vực
này vay một lượng vốn tiền để giúp các nước này khôi phục kinh tế sau cuộc
khủng hoảng vừa qua. Không nghi ngờ gì việc chính phủ Nhật trông đợi tạo ra
một triển vọng tốt đối với các nước láng giềng,qua các hành động như
vậy.Tương tự, Hoa kì đã đi những bước đi dài để giành và duy trì kiểm soát
các sự kiện ở Trung,BẮc và Nam Mỹ. Đây là lý do tại sao tự do thương mại ở
Châu Mỹ được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hoa Kỳ nhằm đẩy mạnh ảnh hưởng đến
chính trị nội bộ cũng là lý do quan trọng vì sao Hoa Kỳ cứ tiếp tục cấm vận
Cu Ba và rỡ bỏ cấm vận một số nước khác ở Arap một cách nhanh chóng .
-Bảo vệ việc làm :
Để ổn định tình hình xã hội đặc biệt là nhằm mục tiêu giảm tỉ lệ thất
nghiệp và tạo việc làm cho người lao động trong nước , chính phủ đã sủ dụng
các biện pháp khác nhau để hạn chế nhập khẩu , thậm chí cả hạn chế nhập
khẩu lao động .Nói chung, để bảo vệ việc làm cho ngườI lao động trong
nước,các biện pháp được sự dụng có thể là thuế quan nhập khẩu rất cao, hạn

ngạch bên cạnh đó là thuế thời vụ , thuế chống trợ cấp , thuế chống bán phá
giá.Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp nộI địa như trợ cấp, áp dụng quy
định mua địa phương ,nếu thấy chưa đủ , chính phủ còn có thể áp dụng các
quy định về tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội theo SA8000.
-Bảo vệ ngườiI tiêu dùng
:Kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn về chất
lượng hàng hoá và dịch vụ,người tiêu dùng có sự quan niệm nhiều hơn về vấn


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

đề sức khoẻ và sự an toàn hơn là vấn đề giá cả . Đối với các chính phủ ,khi
thấy xuất hiện nguy cơ tới sức khoẻ con ngưòi , sự sống của động vật và thực
vật thì biện pháp sẽ được áp dụng là cấm vận nhập khẩu từ một quốc gia nào
đó , hoặc đối với 1 loại sản phẩm nào đó
-Khuyến khích các lợi ích quốc gia :
Trứơc hết là do yêu cầu của chiến lược phát triển nghành sản xuất nội địa
có thể giành cho nhà sản xuất trong nước được ưu tiên hơn nước ngoài và do
vậy cần đưa ra các cản trở tạm thời đối với doanh nghiệp nước ngoài .Sản xuất
nông nghiệp là nghành được bảo hộ lớn nhất bởi tầm quan trọng của an ninh
lương thực , thực phẩm an toàn và việc làm trong ngành nông nghiệp.
Thứ 2,chính phủ của các nước cần phảI tạo dựng và khai thác các ngành
sản xuất mà lợi thế chính trị quốc gia có thể thu được .Chính sách thương mại
của chính phủ sẽ phảI trợ giúp các công ty của họ trong những ngành nhất
định để giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Thế giới.Các biện pháp
trợ cấp xuất khẩu sẽ được áp dụng và chính phủ nước nhập khẩu phảI được sử
dụng các biện pháp để hạn chế nhập khẩu thậm chí cả biện pháp trả đũa
Thứ 3,chính sách thương mại có thể được xã hội với các mục tiêu nhằm
tạo dựng thị trường và đối tác thương mại có tính chất chiến lược ,Các khoản
ưu đãi có thể giành cho 1 nước nào đó nhưng lại trở thành rào cản đối với các

nước khác nhau bất chấp nguyên tắc . Đãi ngộ quốc gia trong khuôn khổ
WTO
Thứ 4,vì các lợi ích quốc gia liên quan ,do vậy việc duy trì văn hoá và
bản sắc dân tộc , qua đó các sản phẩm văn hoá như sách báo , phim ,nhạc là
rất quan trọng .Sự phát triển của Internet và viễn thông toàn cầu đe doạ bản


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

sắc văn hoá ,dân tộc ,buộc các chính phủ hạn chế nội dung nước ngoài và sở
hữu nước ngoài trong các lĩnh vực này !
-Để đáp lại các hành động thương mại không bình đằng :
Hầu hết mọi người đều cho rằng sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với một quốc
gia cho phép tự do thương mại nếu các quốc gia khác bảo vệ một cách tích cực
nghành công nghiệp của chính họ .Các chính phủ thường đe doạ đóng cửa
cảng đốI vớI các tàu thuyền của các quốc gia khác hoặc áp đặt mức thuế rất
cao đốIivớI hàng hoá của các quốc gia này nếu họ có những bằng chứng thể
hiện các hoạt động thương mại không bình đẳng.Nói cách khác , nếu một
chính phủ cho rằng một quốc gia khác là “Đang chơi không bình đẳng “ ,họ sẽ
đe doạ “trả đũa” trừ khi đạt đựoc những nhân nhượng nhất định
-An ninh quốc gia :
Vấn đề an ninh quốc gia luôn đòi hỏI phảI sử dụng các biện pháp cấm
nhập khẩu đốI vớI một số hàng hoá liên quan như :vũ khí , chất nổ (các hàng
hoá liên quan đến quốc phòng ).Ngành công nghiệp , máy móc thiết bị chuyên
dùng cho in tiền ,cho thu và phát các tín hiệu vệ tinh và một số ngành sản xuất
khác cũng phảI sủ dụng các biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt
-Để bảo vệ môi trường:
Hiện nay môi trường là một vấn đề được tất cả các quốc gia trên thế giớI
quan tâm .Tuy rằng mức độ quan tâm và biện pháp được đưa ra để bảo vệ môi
trường cũng có sự khác nhau .Chính vì vậy mà các quy định về môi trường



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

cũng có thể trở thành rào cản thương mạI quốc tế , ngườI ta chia thành 3 nhóm
biện pháp sau :
1)Các quy định về bên ngoài lãnh thổ biên giớI .Ví dụ , quy định cấm
nhập khẩu tôm và cá chích được đánh bằng lướI quét để ngăn ngừa nguy cơ
làm tuyệt chủng rùa biển
2)Các quy định liên quan trực tiếp tớI môi trường , như quy định về bao
bì và phế thảI bao bì,quy định về tiêu chuẩn tàu biển được cập cảng ,quy định
về nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ…
3)Các quy định có liên quan gián tiếp đến môi trường nhưng liên quan
trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm như quy định về hàm lượng thuốc bảo
vệ thực vật tốI đa có trong sản phẩm nông nghiệp ,quy định về kiểm tra thú y
đốI vớI thịt gia súc gia cầm và thuỷ sản ,quy định về chất phụ gia trong thực
phẩm
III.Kinh nghiệm sử dụng và đốI phó vớI các rào cản trong thương mạI
quốc tế của một số nước
Vì nguồn tài liệu và thông tin có hạn , sau đây chúng tôi chỉ xin được đề
cập tớI kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu trong việc sử dụng và đốI
phó vớI các rào cản phi thuế quan .
1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Từ năm 1979 ,Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở cửa ra bên ngoài
theo phương trâm “ Thử nghiệm trước và áp dụng rộng rãi sau “ .Quá trình mở
của được thực hiện theo cách thức “Từ điểm thành đường ,sau đó từ đường
thành hình,và dần dần hình thành “.Việc xây dựng hình thành và hoàn thiện


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


chính thương mạI ở Trung Quốc cũng tuân thủ theo lộ trình gồm 4 giai đoạn
sau :
-Giai đoạn từ 1979-1985 :Phát triển thươgn mạI theo định hướng thay
thế nhập khẩu
-Giai đoạn 2 từ 1986-1992:Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
-Giai đoạn 3 từ 1992-2000: Thực hiện định hướng xuất khẩu bằng các
kế hoạch đặc biệt cho từng ngành , áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao tỉ
trọng sản phẩm xuất khẩu từ công nghệ cao
-Giai đoạn 4 từ 2001 -> nay :Thực hiện phát triển nền kinh
tể mở theo các yêu cầu và cam kết khi nhập WTO.
VớI lộ trình đã được xác định , Trưng Quốc đã xây dựng hàng lọat các
biện pháp và chính sách phi thuế quan sau :
*)

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu :Trước khi tiến hành mở cửa , chính

phủ kiểm soát tất cả các hoạt động ngoạI thương ,. Đầu những năm 80,chỉ có
các công ty đựơc chỉ định mớI có quyền tiến hành các hoạt động ngoạI thương
.Từ ngày 1/1/1999,Trung Quốc cho phép các công ty quy mô lớn hơn thực
hiện theo hệ thống :” Đăng kí Kinh doanh Xuất Nhập khẩu “
Đến ngày 11/12/2001 , Trung Quốc vẫn quy định 5 nhóm mặt hàng : Cao
su thiên nhiên , gỗ dán , lông cừu , sợI dệt chứa hợp chất hữu cơ và thép.Ngoài
ra còn có 16 mặt hàng nhập khẩu do doanh nghiệp chỉ định làm đầu mốI (dầu
thô,xăng dầu , than đá , gạo , ngô,bông, tơ tằm và một số loạI quặng )
*)Hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


Trong vài năm trước đây , biện pháp phi thuế quan ngày càng dần , và trở
nên chuẩn tắc ở Trung Quốc .Những mặt hàng phảI xin phép nhập khẩu giảm
từ 53 loạI 1992 xuống còn 12 loạI năm 2004 những mặt hàng phảI xin phép
xuất khẩu cũng giảm từ 138-1992 xuống 54 loạI năm 2002.Hàng hóa thuộc
hạn ngạch nhập khẩu giảm từ 44 mặt hàng từ 1994 xuống con 14 loạI mặt
hàng năm 2002
Hàng hoá thực hiện quản lý giấy phép hạn ngạch nhập khẩu gồm : ô tô và
linh kiện ô tô , hàng hoá thực hiện quản lý giấy phép nhập khẩu gồm :thiết bị
sản xuất đĩa CD, VCD, hoá chất do cơ quan Nhà nước quản lí, hoá chất dễ gây
độc và vật chất gây tổn hạI tầng ôzôn.
*)Định giá hảI quan
Ở Trung quốc, nguyên tắc cơ bản của viện định giá hảI quan là ưu tiên áp
dụng giá giao dịch thực tế ghi trên hợp đồng xuất nhập khẩu và tiến hành điều
chỉnh trên giá giao dịch ấy, sau đó giá giao dichj sẽ được áp dụng để tính thếu.
Nếu cơ quan hảI quan không thể xác định được giá giao dịch thì có thể áp
dụng giá thay thế.
*)Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mạI
Tháng 3/2001 Quốc vụ viện đã quyết định sửa đổI Luật doanh nghiệp đầu
Nước ngoài và những quy định chi tiết của Trung Quốc. Trong Luật này, hầu
hết các biện pháp hạn chế đầu tư liên quan đến thương mạI đã được xoá bỏ.
Những quy định trên mở rộng ra các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, kinh
doanh, ngoạI thương, du lịch, giao thông vận tảI, kế toán kiểm toán…và các
lĩnh vực khác. Đồng thờI hạn chế tỷ lệ góp vốn của ngườI nước ngoài trong
một số lĩnh vực cũng được nớI lỏng .
*) Chính sách ngoạI hốI


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


Trước năm 1978, các giao dịch ngoạI hốI gần như bị hạn chế bởI chính
quyền Trung ương. Từ năm 1979 đến năm 1994, chíng quyền đã quyết định
cho phép doanh nghiệp giữ lạI một phần ngoạI tệ thu được từ xuất khẩu.
Chíng sách giư lạI ngoạI tệ dược coi là thành công trong việc thúc đẩy xuất
khẩu nhưng nó cũng gây ra một soó khó khăn trong viêcj nhập khẩu hàng hoá.
Năm 1994, Trung Quốc bắt đầu thực hiện việc chuyển đổI đồng tiền trong tài
khoản vãng lai và đã hoàn thành quá trình này trong vòng hai năm tiếp theo.
VớI bước cảI tổ này, Trung Quốc chỉ thoát khỏI những rắc rốI của chính sách
giữ lạI ngoạI tệ, giảI quyết được vấn đề hệ thống hai tỷ giá mà còn được các tổ
chức quốc tế đánh giá tốt về việc tiếp tục dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan.
*)Các biện pháp kĩ thuật.
Các biện pháp kĩ thuật được áp dụng gồm 4 nộI dung đáng lưu ý sau:
-Hàng miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch phảI đạt ba tiêu chuẩn theo
quyđịnh:
.)Doanh nghiệp sản xuất phảI có hệ thống chất lượng hoàn thiện
và nó phảI có sự giám sát , đồng ý của cục kiểm nghiệm nhà nước và được cấp
chứng nhận do cơ quan kiểm tra chất lượng cấp .
.)Doanh nghiệp sản xuất phảI có sự chấp thuận của uỷ ban về
tiêu chuẩn theo IOS 9000.
.)Chất lượng hàng miễn kiểm dịch phảI ổn đinhj lâu dài. Tỷ lệ
hợp cách xuất khẩu phảI đạt 100% liên tục trong 3 năm.
-Hàng liên quan đến an toàn vệ sinh và có yêu cầu đặc biệt bắt buộc
phảI kiểm nghiệm , kiểm dịch:
.)Lương thực, dầu ăn, thực phẩm , đồ chơi , mỹ phẩm, đồ điện.


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

.)Những mặt hàng được xếp vào quản lí giấy phép an toàn chất
lượng nhập khẩu.

.)hàng dễ xhế biến hoặc hàng hoá dờI
.)Hàng mà hợp đồng quy định tỉ lệ, thành phần ,hàm lượng trong
giấy chứng nhận hàng hoá cấp.
.) Đồ đựng , đóng gói hàng nguy hiểm trong xuất nhập khẩu.
-Quy định về cấp giấ phép an toàn chất lượng hàng nhập khẩu:
.)Hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường, bảo vệ lao động
.)Hàng nhập khẩu nằm trongdanh mục bắt buộc phai có giấy
phép.
.)Hàng chỉ được cấp giấy phép an toàn chất lượng khi đạt các yêu
cầu phù hợp vớI pháp luâtvà quy định tiêu chuẩn của Trung Quốc.
-Các quy định về vệ sinh y tế tạI cảng, cửa khẩu Trung quốc.
ĐốI tượng kiểm dịch vệ sinh y tế gồm : Các phương tiện giao
thông, khách xuất nhập cảng nhằm phát hiện và xử lí vệ sinh vớI ngườI và
phương tiên đến từvùng dịch bệnh truyền nhiễm, phát hiện động vật ,côn trùng
mang bệnh liên quan đến sức khoẻ con người.
Nhìn chung, Trung Quốc là một nước có nhiều rào cản thương mạI rất
tinh vi để phục vụ cho lợI ích của nhà sản xuất trong nướcvà bảo vệ thị trường
nộI địa khỏI sự cạnh tranh của nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là
nước bị các nước phát triênr áp dụng nhiều biện pháp mang tính rào cản nhất,
đặc biệt là trong thờI gian Trung Quốc chưa gia nhập WTO. Để tạo gia thế


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

chủ động và hạn chế các phán quyết

thiếu công bằng, Trung Quốc đã đề ra

10 đốI sách như sau.

(1) Chủ động kháng kiện để giành quyền lợI hợp pháp cho mình:
Theo quy định của WTO, trong việc giảI quyết bán phá giá, các doanh nghiệp
bị khởI kiện có thể chủ động khởI kiện và phai tập hợp sức mạnh thông qua
hiệp hội. Một ví dụ điểm hình là Trung Quốc đã rất thành công trong vụ kiện
bán phá giá nước táo cô đặc.
(2) Thành lập cơ quan chuyên trách hầu kiện
Chính phủ Trung Quốcđã thành lập một bộ phận chuyên trách về bán phá giá
trực thuộc bộ thương mại. Cơ quan này có nhiệm vụ chủ yếu là ssảm bảo liên
hệ chặt chẽ vớI cá bộ, nghành liên quan và phốI hợp hành động vớI các nhà
sản xuất, nhà xuất khẩu hay nhập khẩu, HộI bảo vệ ngườI tiêu dùng
(3) Hoàn thành các hồ sơ thẩm vấn
Khi vụ kiện xảy ra, Trung Quốc thông báo cho các doanh
nghiệp chuẩn bị các tài liệu theo yêu cầu của phía Hoa Kì đốI vớI việc sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
(4) Nắm vững các quy định của WTO trong hiệp định chống bán phá giá.
(5) Đề xuất các cam kết tự nguyện
Nếu có hành vi bán phá giá gây thiệt hạI cho doanh nghiệp cùng nghành hàng
cước nhập khẩu, cần chủ động thương lượng vớI chính phủ nước khởI kiện về
cam kết giá cả và thờI gian thực hiện theo các thoả thuận đình chỉ hoặc chủ
động đề xuất về hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện.
(6) Yêu cầu cơ quan tư pháp của nước nhập khẩu can thiệp
(7) Đề nghị Chính phủ can thiệp
Nếu có đủ cơ sở chứng minh hành vi kiện bán phá giá chỉ là chuyện nước
nhập khẩu muốn bảo hộ mậu dịch, gây thiệt hạI cho doanh nghiệp , trong một


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

số trường hợp các doanh nghiệp của Trung Quốc thường đề nghị Chính phủ
can thiệp tớI WTO để đòi giảI quyết tranh chấp thương mạI vớI các nước.

(8) Đề nghị phúc thẩm kịp thờI
Tronh thờI gian 5 năm kể từ ngày nộp thuế chống bán phá giá, nếu đã chấm
dứt hành vi chống bán phá giá thì cần kịp thờI đề nghị Chính phủ nước khởI
kiện bán phá giá phúc thẩm để huỷ bỏ hình thức xử phạt trước đây
(9) Hình thành cơ chế thu thập và xử lí thông tin một cách nhanh nhất
(10) Đào tạo cán bộ
2.Kinh nghiệm của EU
Trong nhiều trường hợp, Hoa Kì không chấp nhận các tiêu chuẩn và quy định
kĩ thuật của EU.
Thêm vào đó, các bang của Hoa Kì cũng có những tiêu chuẩn môi trường và
tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm chặt chẽ hơn nhiều so vớI tiêu chuẩn quốc gia
và quốc tế.
Kinh nghiệm cho thấy, để đốI phó vớI các rào cản trong thương mạI của Hoa
Kì, EU thường là áp dụng các biện pháp doạ trả đũa hoặc lựa chọn các mặt
hàng mà Hoa Kì xuất khẩu sang EU để sẵn sàng trả đũa lại. Đồng thờI EU
cũng đưa ra hàng loạt các rào cản thuế quan và phi thuế quan để thực hiện.
Mặt khác, EU luôn sẵn sàng đàm phán và nếu cần thiết thì khởI kiện và tuân
thủ quá trình giảI quyết tranh chấp theo các quy định của WTO. Sở dĩ EU có
thể làm được như vậy vi EU là một thị trường lớn của Hoa Kì và có sức mạnh
về kinh tế cũng như tiềm lực về khoa học công nghệ để sẵn sàng trả đũa khi
Hoa Kì dựng lên các rào cản thương mạI vớI EU. Tuy có sự khác biệt khá lớn
giữa EU và Việt Nam song những bài học kinh nghiệm mà chúng ta có thể


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

học được là phảI chủ động đốI phó vớI các rào cản thương mạI quốc tế, tham
khảocác quy định của EU về hàng rào kĩ thuật để xây dựng các tiêu chuẩn kĩ
thuật nhằm bảo vệ quyền lợI ngườI tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Kinh nghiệm đốI vớI Việt Nam

Sau khi nghiêm cứu bài học của một số quốc gia bài học cho thực tiễn Việt
Nam như sau:
Một là,phảI có các quy định rã ràng và cụ thể trong hệ thống pháp luật
trong nước buộc các doanh nghiệp phảI thực hiện.
Hai là, tăng cường tuyền , phổ biếnpháp luật, đặc biệt là chính sáchvà quy
định của các nước nhập khẩu để doanh nghiệp chuẩn bị cácđiều kiện nhằm
vượt rào cản.
Ba là, nâng cao năng lực đàm phán và giảI quyết cảctanh chấp thương
mạI phát sinh. Mặc dù đã có các quy định của WTO về các nguyên tắc và biện
phápcó thể được áp dụng khi ban hànhcác chính sáh thương mạI và các quy
định về tiêu chuẩn kĩ thuậtcó tính chất như rào cản thương mạI để thực hiện
mà không vi phạm quy định về đốI xử quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế quan
hệ thương mạI song phương vẫn thường phát sinh những vấn đề tranh chấp, vì
vậy kinh nghiệm giảI quyết vấn đề này thường là chhủ động đàm phán để có
được các nhân nhưọng thương mạI tạm thời.
Bốn là, chủ động và sẵn sàng đốI phó vớI các rào cản trong thương mạI
quốc tế của các doanh nghiệp dướI sự hậu thuẫn của cơ quan quản lí nhà
nước. Các cơ quan quản lí Nhà nước cần có sự hậu thuẫn về mọI mặt cho
doanh nghiệp để chủ động và sẵn sàng đốI phó một cách có hiệu quả vớI các
rào cản thương mạI phi lí.


×