Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.93 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC KTQD KHOA TOÁN KINH TẾ
Chuyên Đề Tốt Nghiệp SV Trương Quyết Thắng
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----***-----
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
Hà Nội - 2009
ĐẠI HỌC KTQD KHOA TOÁN KINH TẾ
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG, CUNG -CẦU LAO
ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản về lao động, việc làm, cung - cầu lao động
1.1.1. Khái niệm về lao động
Lao động có thể hiểu là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt
động đó cong người tác động vào tự nhiên cải biến chúng thành những vật có ích nhằm
đáp ứng một hay một số nhu cầu nào đó của con người. Hoạt động lao động có ba đặc
trưng cơ bản:
Thứ nhất, về mặt tính chất, hoạt động lao động phải có mục đích (có ý thức) của
con người. Đặc trưng này chỉ ra sự khác biệt giữa hoạt động lao động của con người và
hoạt động có tính chất bản năng của con vật. Con vật duy trì sự tồn tại của mình bằng
những sản vật có sẵn trong tự nhiên, còn con người dùng sức lao động của bản thân để
tạo ra những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của bản thân mình và cho cả
xã hội.
Thứ hai, về mục đích, hoạt động lao động phải tạo ra sản phẩm nào đó nhằm
thõa mãn nhu cầu nào đó của con người. Vấn đề này nhằm phân biệt với những hoạt
động có mục đích không nhằm thõa mãn nhu cầu chính đáng của con người, không
phục vụ cho người, cho sự tiến bộ của xã hội.


Thứ ba, xét về mặt nội dung, hoạt động lao động của con người là phải tắc động
vào tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho lợi ích của
con người. Nội dung này nhằm phân biệt giữa hoạt động lao động với hoạt động không
tạo ra sản phẩm, hoạt động phá hoại tự nhiên. Ngày nay các hoạt động lao động còn
xem xét là các hoạt động bời đắp bảo tồn tự nhiên.
1.1.2. Khái niệm về việc làm
Việc làm là phạm trù dùng để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những
điều kiện cần thiết (vốn tư liệu sản suất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó. Sự
phù hợp giữa chi phí ban đầu và sức lao động có nghĩa là mọi người có khả năng lao
động, có nhu cầu làm việc đều có việc làm. Nếu chỉ xem xét trên phương diện sử dụng
hết thời gian lao động khi có việc làm thì đó là việc làm đầy đủ; còn nếu xem xét trong
trường hợp sử dụng triệt để nguồn lực về vốn, tư liệu sản xuất và sức lao động ta có
Chuyên Đề Tốt Nghiệp SV Trương Quyết Thắng
2
ĐẠI HỌC KTQD KHOA TOÁN KINH TẾ
khái niệm việc làm hợp lý.
Điều 13 chương II “Việc làm” của Bộ luật Lao động, một hoạt động được coi là
có việc làm cần thõa nãm 2 điều kiện:
Một là, hoạt động phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các
thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra
thu nhập của việc làm.
Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý
của việc làm.
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng của tư liệu sản xuất, số
lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư
liệu sản xuất và sức lao động. Để tạo việc làm cần phải kết hợp nhiều cơ quan tổ chức
cũng như cá nhân người lao động tạo thành cơ chế tạo việc làm.
1.1.3. Khái niệm về cung – cầu lao động
1.1.3.1. Khái niệm về cung lao động
Mỗi người, ở những thời điểm khác nhau, phải quyết định làm việc hay không

làm việc, làm việc cho ai và làm việc bao nhiêu thời gian. Đó chính là biểu hiện của
cung lao động của mỗi cá nhân. Tại mỗi thời điểm, cung lao động của toàn bộ xã hội
được hiểu là tổng cung lao động của mỗi cá nhân.
Như vậy cung lao động phản ánh khả năng tham gia trên thị trường lao động của
người lao động trong những điều kiện nhất định. Cung lao động của xã hội là khả năng
cung cấp sức lao động của nguồn nhân lực xã hội. Nó được thể hiện thông qua số lượng
hoặc chất lượng lao động hoặc ở thời gian của những người tham gia và mong muốn
tham gia lao động trên thị trường
1.1.3.2. Khái niệm về cầu lao động
Có thể hiểu cầu lao động là lực lượng lao động mà người sử dụng lao động chấp
nhận thuê ở các điều kiện nhất định. Tổng cầu lao động của một nền kinh tế (hoặc của
một tổ chức, doanh nghiệp, một ngành…) là toàn bộ nhu cầu về lao động của nền kinh
tế (hoặc một tổ chức, doanh nghiệp, ngành…) ở một thời kỳ nhất định trong những thời
kỳ nhất định.
Các doanh nghiệp thuê mướn lao động tùy thuộc vào người tiêu dùng mua nhiều
hay ít hàng hóa – dịch vụ mà họ sản xuất ra. Nhu cầu thuê mướn lao động cũng giống
như nhu cầu về các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất, là “cầu phát sinh”. Vì
vậy, người sử dụng lao động thuê nhiều hay ít tùy thuộc vào cầu sản phẩm, điều kiện,
Chuyên Đề Tốt Nghiệp SV Trương Quyết Thắng
3
ĐẠI HỌC KTQD KHOA TOÁN KINH TẾ
hoàn cảnh của từng tổ chức, doanh nghiệp hay nền kinh tế.
1.1.3.3.Thị trường lao động và cân bằng thị trường lao động
Có thể hiểu thị trường lao động là nơi người lao động tìm việc làm và các doanh
nghiệp tìm thuê lao động (nơi diễn tra quá trình mua bán sức lao động). Quá trình trao
đổi giữa hai bên làm cho mức tiền công và mức việc làm có xu hướng dịch chuyển tới
điểm mà tại đó thời gian người lao động muốn làm việc bằng với thời gian mà doanh
nghiệp muốn thuê.
Hình 1: Đồ thị mô tả cầu và cung lao động trong thi
̣

trươ
̀
ng lao đô
̣
ng
Điểm E được gọi là điểm cân bằng. Thị trường lao động hướng tới điểm này
1.2. Cầu lao động trong doanh nghiệp
Tương tự như khái niệm cầu lao động thị trường nói chung, cầu lao động trong
doanh nghiệp là lượng lao động mà doanh nghiệp chấp nhận thuê ở những điều kiện
hoàn cảnh nhất định.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh về kinh tế, tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc
điểm của doanh nghiệp… mà doanh nghiệp sẽ quyết định lượng lao động là bao nhiêu.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp SV Trương Quyết Thắng
4
ĐẠI HỌC KTQD KHOA TOÁN KINH TẾ
Xác định cầu lao động trong doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, nó giúp
cho doanh nghiệp có thể dễ dàng ứng phó trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có
thể tính toán được chi phí sản xuất trong tương lai. Vì lao động cũng là một yếu tố đầu
vào vô cùng quan trọng cho nên việc xác định được chính xác cầu lao động sẽ giúp cho
doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí không cần thiết, tạo được ưu thế trong cạnh
tranh.
Để xác định lượng cầu lao động trong doanh nghiệp một cách chính xác không
phải vấn đề đơn giản, khi xác định cầu lao động trong doanh nghiệp thì trước hết chúng
ta cần xem xét các yếu tố nào ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp, mức độ
tác động của nó như thế nào, mục tiêu sản xuất kinh doanh sắp tơi của doanh nghiệp ra
sao, tình hình kinh tế xã hội tương lai như thế nào…ww. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm
hiểu về một số các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp VIệt
Nam.
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam
1.3.1. Vốn doanh nghiệp

Vốn được hiểu là của cải do con người tạo ra tích lũy lại, dưới dạng vật thể hoặc
tài chính. Công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta hiện nay có nhiều loại vốn, trong
đó vốn trong nước chiếm vị trí quyết định, vốn nước ngoài đóng vai trò chủ đạo.Vốn
trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, của cải tích lũy trong nước qua nhiều
thế hệ… Vốn nước ngoài là các nguồn đầu tư, viện trợ, cho vay …
Một doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên bất kỳ lĩnh
vực nào đi chăng nữa đều phải có vốn. Vốn dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua thiết
bị máy móc. Vốn dùng để mua nguyên nhiên vật liệu, thuê lao động… Khi doanh
nghiệp muốn mở rộng sản xuất (theo chiều rộng hay chiều sâu) đều phải cần có vốn.
Trong phần này chúng ta xem xét tới mức độ ảnh hưởng của vốn đầu tư tới nhu
cầu lao động trong doanh nghiệp như thế nào. Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản
chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia
thành vốn đầu tư vào tài sản cố định (vốn cố định) và vốn đầu tư vào tài sản lưu
động(vốn lưu động). Đến lượt mình, vốn đẩu tư vào tài sản cố định lại chia thành vốn
đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực
thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm
phần xây lắp dở dang. Còn vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của
tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò của
vốn sửa chữa lớn tài sản cố định cũng giống như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản
và nhằm đảm bảo thay thế tài sản bị hư hỏng.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp SV Trương Quyết Thắng
5
ĐẠI HỌC KTQD KHOA TOÁN KINH TẾ
Như vậy, hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi
năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói cách khác, đó là quá trình
thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất. Hoạt động đầu tư là hết sức cần thiết,
xuất phát từ 3 lý do:
Thứ nhất là, do đặc điểm của việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần vào
quá trình sản xuất, giá trị bị giảm dần và chuyển dần từng phần vào trong giá trị sản
phẩm. Trái lại đối với tài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản xuất và

chuyển toàn bộ giá trị vào trong giá trị sản phẩm. Vì vậy, phải tiến hành đầu tư để bù
đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn và duy trì dự trữ ngyên vật liệu cho quá trình sản
xuất tiếp theo. Nói cách khác, đầu tư nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn tài sản sản
xuất. - Thứ hai là, nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày cành mở rộng đòi hỏi phải tiến
hành đầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm dự trữ tài sản lưu động.
Tức là, thực hiện tái sản xuất mở rộng tài sản sản xuất. - Thứ ba là, trong thời đại của
tiến bộ công nghệ diễn ra rất mạng mẽ, nhiều máy móc, thiết bị … nhanh chóng bị rời
vào trạng thái lạc hậy công nghệ. Do đó, phải tiến hành đầu tư mới, nhằm thay thế các
tài sản sản xuất đã bị hao mòn vô hình.
Tái sản xuất tài sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, có
tính chất lâu dài và có những mối quan hệ ổn định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các
khâu và các yếu tố trong nền kinh tế. Tái sản xuất tài sản cổ định và năng lực sản xuất
mới, bao gồm ba giai đoạn của một quá trình đầu tư thống nhất: Giai đoạn một – hình
thành nguồn, khối lượng và cơ cấu cốn đầu tư cơ bản; giai đoạn hai – giai đoạn “chín
muồi” của vốn đầu tư cơ bản và biến vốn đó thành việc đưa tài sản cố định bà năng lực
sản xuất mới vào hoạt động; giai đoạn ba – hoạt động của tài sản cố định và năng lực
sản xuất mới trong thời hạn phục vụ của chúng.
Hoạt động đầu tư thường được tiến hàng dưới hai hình thức đầu tư trực tiếp và
đầu tư gián tiệp.
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá
trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức
hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện
dưới các dạng: hợp đồng, liên doanh, cồn ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu
quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, những người có vốn không trực
tiếp thường được thực hiện dưới dạng: cổ phiếu, tín phiếu…Hình thức đầu tư này
thường ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp.
Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của vốn nói chung hay vốn đầu tư
Chuyên Đề Tốt Nghiệp SV Trương Quyết Thắng
6

×