Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

khảo sát bệnh về da trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại phòng mạch trạm thú y liên quận ninh kiều – bình thủy tpct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
----------

VÕ THỊ BÍCH NGỌC

KHẢO SÁT BỆNH VỀ DA TRÊN CHÓ VÀ
THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI
PHÒNG MẠCH TRẠM THÚ Y LIÊN QUẬN
NINH KIỀU – BÌNH THỦY- TPCT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, tháng 12/ 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
----------

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

KHẢO SÁT BỆNH VỀ DA TRÊN CHÓ VÀ
THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI
PHÒNG MẠCH TRẠM THÚ Y LIÊN QUẬN
NINH KIỀU – BÌNH THỦY- TPCT

Sinh Viên Thực Hiện



Giảng Viên Hướng Dẫn
Ths. Châu Thị Huyền Trang
BS. Trần Thanh Sơn

Võ Thị Bích Ngọc
MSSV: lt11659
Lớp: Thú Y K37

Cần Thơ, tháng 12/ 2013
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNH DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: "Khảo sát tình hình bệnh về da trên chó và theo dõi kết quả điều trị
tại phòng mạch trạm Thú y Liên Quận Ninh Kiều – Bình Thủy - TPCT" do
sinh viên Võ Thị Bích Ngọc thực hiện tại phòng mạch trạm Thú Y Liên Quận
Ninh Kiều – Bình Thủy- TPCT. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 29/08/2013
đến 3/11/2013.
Cần Thơ, Ngày…..tháng ….năm 2013
2013
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, Ngày…..tháng ….năm

Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

Ths.Châu Thị Huyền Trang


Cần Thơ, Ngày…..tháng ….năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây

Tác giả luận án

VÕ THỊ BÍCH NGỌC

i


LỜI CẢM ƠN
---------Xin thành kính dâng lên ông bà cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng cao
quý nhất. người đã sinh thành dưỡng dục và nuôi con lớn khôn với biết bao sự
khó nhọc và hy sinh để con khôn lớn nên người.
Và hơn hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Châu Thị Huyền Trang,
người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn anh Trần Thanh Sơn đã giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại Trạm Thú Y Liên Quận
Ninh Kiều – Bình Thủy đã tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài, rèn luyện tay
nghề và chỉ bảo tận tâm mọi điều thắc mắc.
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Bích (Cố Vấn Học Tập), cùng Quý thầy

cô Bộ Môn Thú Y, Bộ Môn Chăn Nuôi đã truyền đạt những kiến thức cùng
những kinh nghiệm thực tiễn quý báu, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học và rèn
luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ.
Chân thành cám ơn những người bạn trong lớp Thú Y K37 đã giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt quá trình tôi học tập và làm luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô Hội Đồng Giám Khảo đã
dành thời gian đọc và xem xét đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Võ Thị Bích Ngọc

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... 1
CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 2
2.1 Đặc điểm của da......................................................................................... 2
2.1.1 Hình thái của da .................................................................................. 2
2.1.2 Chức năng của da................................................................................ 2
2.1.3 Cấu tạo da ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Sản phẩm của da: ....................................................................................... 4
2.2.1 Lông .................................................................................................... 4
2.2.2 Nang lông ............................................................................................ 4
2.2.3 Móng ................................................................................................... 5
2.2.4 Tuyến da .............................................................................................. 5
2.3 Bệnh da do vi khuẩn .................................................................................. 5
2.3.1 Hệ vi khuẩn bình thường trên da ......................................................... 5
2.3.2 Một số bệnh da do vi khuẩn ................................................................. 6
2.4 Bệnh da do nấm ......................................................................................... 9
2.4.1 Nguyên nhân ....................................................................................... 9

2.4.2 Cách sinh bệnh ...................................................................................10
2.4.3 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích .....................................................10
2.4.4 Điều trị ...............................................................................................11
2.5 Bệnh da do ngoại ký sinh trùng .................................................................11
2.5.1 Bệnh ve ký sinh ...................................................................................11
2.5.2 Bệnh bọ chét ký sinh ...........................................................................13
2.5.3 Bệnh rận ký sinh .................................................................................13
2.5.4 Bệnh ghẻ ............................................................................................14
2.5.5 Bệnh mò bao lông ...............................................................................15
2.6 Bệnh viêm tai ngoài ................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.1 Nguyên nhân ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.2 Triệu chứng ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.3 Điều trị ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.7 Khối u ngoài da.........................................................................................19
2.8 Tình hình bệnh da trên chó trong những năm gần đây tại khu vực TP Cần
Thơ: ................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.9 Một số thuốc sử dụng trong điều trị bệnh da tại phòng mạch Trạm Thú Y
Liên Quận Ninh Kiều – Bình Thủy - TPCT ..... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 ................................................. Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ Error! Bookmark not

defined.
3.1 Nội dung .................................................... Error! Bookmark not defined.
iii


3.2 Phương tiện nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Thời gian nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Dụng cụ ............................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.4 Hóa chất.............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.5 Thuốc điều trị ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3 Phương pháp nghiên cứu............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Chỉ tiêu theo dõi .................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Lấy thông tin con vật ........................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3 Theo dõi hiệu quả điều trị.................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4 ................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................... Error! Bookmark not defined.
4.1 Tình hình bệnh da trên chó tại Phòng mạch Trạm Thú Y Liên Quận Ninh
Kiều – Bình Thủy. ........................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Tỷ lệ bệnh da so với bệnh khác ............ Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Tỷ lệ bệnh da trên chó theo loại hình lông ..........................................29
4.1.3 Tỷ lệ bệnh da trên chó theo nhóm tuổi ................................................29
4.14 Tỷ lệ bệnh da trên chó theo giới tính..... Error! Bookmark not defined.
4.l.5 Tỷ lệ bệnh da trên chó theo nhóm giống Error! Bookmark not defined.
4.2 Kết quả khảo sát các nhóm bệnh về da và kết quả điều trị ..................Error!
Bookmark not defined.
4.2.1 Tỷ lệ các loại bệnh da thường gặp ....... Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Kết quả điểu trị.................................... Error! Bookmark not defined.
4.3 Các loại bệnh da thường gặp trên chó ........ Error! Bookmark not defined.
4.3.1Bệnh da do ve ký sinh ........................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Bệnh viêm da do vi khuẩn sinh mủ ....... Error! Bookmark not defined.
4.3.3 Bệnh da do nấm ................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.4 Viêm tai ngoài ....................................................................................39
4.3.5 Khối u ngoài da ..................................................................................39
CHƯƠNG 5 ................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................... Error! Bookmark not defined.
5.1 Kết luận ..................................................... Error! Bookmark not defined.
5.2 Đề nghị ...................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ............................. Error! Bookmark not defined.


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa khối u lành tính và khối u ác tính qua quan sát bằng
mắt thường .........................................................................................................19
Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh da trên chó so với các bệnh khác..... Error! Bookmark not

defined.
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo loại hình lông ....... Error! Bookmark not

defined.
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh da trên chó theo nhóm tuổi ............. Error! Bookmark not

defined.
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo giới tính Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.5 Tỷ lệ mắc bệnh da theo nhóm giống . Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.6 Tỷ lệ các loại bệnh da thường gặp .... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.7 Kết quả điều trị bệnh da .................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng trên chó ......... Error! Bookmark not

defined.
Bảng 4.9 Tỷ lệ chó bị viêm da do vi khuẩn ..... Error! Bookmark not defined.

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo da ............................................................................................. 3

Hình 2.2 Chó bị viêm mủ nếp gấp ở môi ............................................................. 6
Hình 2.3 Viêm mủ nếp gấp ở âm hộ ................................................................... 7
Hình 2.4 Bệnh viêm da mõm .............................................................................. 8
Hình 2.5 Ve Boophilus miscroplus .................................................................... 11
Hình 2.6 Ve Rhipicephalus sanguineus ............................................................. 12
Hình 2.7 Sarcoptes scabiei var canis .......................................................................13
Hình 2.8 Demodex canis.................................................................................... 15
Hình 2.9 Viêm tai do nấm ................................................................................. 17
Hình 3.1 Ve bám ở lưng chó .......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.2 Ve bám toàn bộ cơ thể chó ............... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.3 Chó bị nhiễm Demodex canis...............................................................35
Hình 3.4 Ảnh Demodex canis xem trên kính hiển vi ....... Error! Bookmark not

defined.
Hình 3.5. Chó bị viêm da bề mặt ................................................................... 36
Hình 3.6 Chó bị viêm da nông ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình3.7 Chó bị viêm da sâu .......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.8 Chó bị nấm toàn thân rụng lông lỏm chỏm, bong vảy gàu ........... Error!

Bookmark not defined.
Hình 3.9. Chó bị nấm da ở đầu và 2 tai...............................................................38
Hình 3.10. Chó bị nấm da ở vùng lưng nhờn, rụng lông .................................. 38
Hình 3.11 Khối u ở vú ........................................................................................39
Hình 3.12 Khối u ở chân .............................................................................. 39

vi


TÓM LƯỢC
Sau hơn 2 tháng thực hiện đề tài : “Khảo sát tình hình bệnh về da trên chó và theo

dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y Liên Quận Ninh Kiều – Bình
Thủy – TPCT”, từ ngày 29/8/2013 đến 3/11/2013. Chúng tôi thu được kết quả
như sau:
Trong tổng số 391 ca chó được mang đến khám và điều trị có đến 86 ca chó mắc
bệnh về da chiếm tỷ lệ (21,99%). Trong đó có 30 ca nhiễm nấm (34,88%), bệnh
viêm da do vi khuẩn chiếm 24 ca (27,9%), có 16 ca nhiễm ve, rận, bọ chét ký sinh
(18,6%), bệnh viêm tai ngoài chiếm 8 ca ( 9,30%), 4 ca nhiễm Demodexcanis
(4,65%), bệnh khối u ngoài da chiếm 3 ca (3,49%), 1 ca nhiễm Sarcoptes scabiei
var Canis (1,16%).
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh trên da, chúng tôi ghi nhận được: về
hình thái lông đối với chó có bộ lông dài mắc bệnh trên da cao hơn (58,13%) chó
có bộ lông ngắn (41,86%), về độ tuổi chó từ 3 năm tuổi trở lên mắc bệnh về da
cao nhất (36,63%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là chó nhỏ hơn 1 năm tuổi (11,66%),
xem xét ảnh hưởng của giống đến tỷ lệ bệnh trên da chó cho thấy chó ngoại dễ
mắc bệnh hơn (62,79%) chó nội (37,20%).
Hiệu quả điều trị nhóm bệnh da đạt tỷ lệ cao (82,55%). Trong đó bệnh da chiếm
tỷ lệ khỏi hoàn toàn thuộc nhóm bệnh do ngoại ký sinh (ve, rận, bọ chét ký sinh,
Sarcoptes Scabiei var Canis), khối u ngoài da, kế đến là bệnh viêm da do vi
khuẩn (83,33%), bệnh nấm da (80%), bệnh viêm tai ngoài (62,5%), tỷ lệ khỏi
bệnh thấp nhất là bệnh da do Demodex Canis (50%).

vii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, phong trào nuôi chó đặc biệt là nuôi chó kiểng đang phát triển ở
nhiều nơi của Việt Nam. Chó là con vật được thuần hóa rất sớm, nó luôn gắng
liền với các thành viên trong gia đình, là một phần không thể thiếu trong đời sống
tinh thần của người dân. Vì thế, vấn đề chăm sóc sức khỏe thú nuôi ngày càng

được chú trọng và quan tâm. Tuy nhiên, bệnh về da trên chó lại ít được chú ý
đúng mức vì bệnh hiếm khi gây tử vong cho con vật. Các hội chứng bệnh về da
có thể tìm thấy ở các giống, lứa tuổi chó khác nhau và biểu hiện bệnh thì rất đa
dạng , phức tạp, gây không ít khó khăn trong điều trị, gây khó chịu ảnh hưởng
đến đời sống bình thường của bản thân con vật và môi trường sống của con
người.
Da là cơ quan dễ thấy nhất cũng là cơ quan nhạy cảm nhất đối với tác động
của môi trường bên ngoài. Do vậy, khi chó mắc bệnh về da hầu như dễ phát hiện
để kịp thời điều trị. Các bệnh ngoài da có thể là do các tác nhân từ môi trường
ngoài như virus, vi khuẩn, protozoa, nấm, ký sinh trùng, chấn thương, hay bắt
nguồn từ những nguyên nhân bên trong như dị ứng, rối loạn nội tiết, dinh dưỡng,
di truyền, tâm lý (Huỳnh Thị Bửu Trân, 2010).Tuy nguyên nhân gây bệnh rất
khác nhau nhưng biểu hiện bệnh thì giới hạn thành nhóm triệu chứng như: ngứa,
rụng lông, lỡ loét, hôi da, gây khó khăn trong công tác chẩn đoán. Do đó, để cho
việc điều trị bệnh được tốt thì đòi hỏi công tác chẩn đoán phải chính xác,nhanh
chóng đem lại hiệu quả điều trị cao, ít tốn kém và đảm bảo sức khỏe con vật.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh
về da trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch trạm thú y liên quận
Ninh Kiều – Bình Thủy - TPCT” dưới sự đồng ý của bộ môn Thú Y, khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Mục đích của đề tài:
Ghi nhận các loại bệnh về da và các triệu chứng thường gặp trên chó.
Phân loại bệnh da và phương pháp chẩn đoán đối với từng loại bệnh .
Theo dõi kết quả điều trị.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Đặc điểm của da
2.1.1 Hình thái của da
Da ở lưng, bụng, các chi dày hơn da ở môi, mí mắt; các lỗ tự nhiên (miệng,
hậu môn, âm hộ...) da rất bền nên bảo vệ cơ ở bên trong, vì thế trong nhiều trường
hợp cơ ở bên trong bị tổn thương mà da không bị rách.
Da có màu sắc khác nhau do có tế bào sắc tố. Ngoài ra, da còn có lông, màu
lông cũng khác nhau tùy loài gia súc (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm
, 2005).
2.1.2 Chức năng của da
Mọi động vật đa bào đều được bao phủ một màng bao bọc gọi là da, gồm
một hay nhiều lớp tế bào. Đó là một cơ quan quan trọng của cơ thể và đảm nhận
nhiều chức năng:
Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài: cơ học như cọ
xát, đè nén, các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, tia tử ngoại...
Duy trì tính chất không đổi của môi trường bên trong cơ thể nhờ da có tính
không thấm nước và ngăn cản sự thoát hơi nước từ bên trong cơ thể ra môi trường
bên ngoài. Nhờ có lớp mỡ dưới da, da sẽ hoạt động như một tác nhân điều hòa
thân nhiệt.
Da tham gia quá trình trao đổi chất: hô hấp và bài xuất nhờ mạng lưới mao
mạch, các tuyến nằm ở da.
Da chứa những đầu dây thần kinh cảm giác giúp cơ thể nhận cảm được áp
lực nhiệt độ, cảm giác đau (Lâm Thị Thu Hương, 2005).

2


2.1.3 Cấu tạo da

Hình 2.1: cấu tạo da


()
Theo Lâm Thị Thu Hương (2005) da gồm 3 lớp:
Biểu bì:
Là biểu mô lát kép hóa keratin (sừng) mạnh. Bề dày của lớp này thay đổi tùy
theo nơi. Thường dày ở những chỗ không có lông và có sự cọ xát mạnh. Lớp này
không có mạch máu, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạch
bên dưới.
Lớp này có tác dụng: lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hóa; chứa
hắc tố bào là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể đối với những
tia bức xạ và biểu bì không chứa mạch máu nên vi khuẩn không xâm nhập vào cơ
thể nếu vết thương chưa sâu đến lớp chân bì.
Chân bì:
Là lớp biểu mô liên kết sợi vững chắc, có nhiều mạch máu và dây thần kinh.
Chân bì thường lồi lên biểu bì và tạo thành nhú chân bì.
Chân bì được phân thành 3 lớp:
+ Lớp nhú: ngay sát biểu bì, mỗi nhú là một mô liên kết thưa không có
hướng nhất định trong đó ngoài thành phần mô liên kết còn chứa tương bào và
một số bạch cầu. Đôi khi có những bó cơ trơn tạo thành cơ dựng lông.
3


+ Lớp hình nhện: là phần mô liên kết sâu nằm song song với bề mặt da, lớp
này chứa nhiều sợi keo, sợi đàn hồi, mạch máu, mạch bạch huyết, các sợi thần
kinh, và đầu thần kinh như tiểu thể meissner, tiểu thể golgi mazzoni.
+ Lớp dạng gân: tạo bởi mô liên kết chứa nhiều sợi chạy song song bề mặt
da và nén chặt nhau. Ở đây chỉ có mạch máu chạy xuyên qua chứ không phân
nhánh, cũng có những đầu dây thần kinh có bao.
Hạ bì:
Được cấu tạo từ mô liên kết thưa, nối chân bì với các cơ quan bên dưới giúp
cho da trượt được trên các cấu trúc nằm dưới. Tùy từng vùng cơ thể, tùy tình

trạng nuôi dưỡng ở lớp hạ bì có thể có những thùy mỡ tạo thành những lớp mỡ
dày hay mỏng.
Trong hạ bì chứa những tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch và mạch bạch huyết,
dây thần kinh, đầu thần kinh trần và đầu thần kinh bọc như tiểu thể Ruffini.
2.2 Sản phẩm của da:
Theo tác giả Lâm Thị Thu Hương (2005), sản phẩm của da gồm các thành phần
sau:
2.2.1 Lông
Là sự biến dạng của lớp biểu bì. Biểu bì chạy lồng vào lớp bì và tế bào của
nó bị hóa sừng. Lông có hình trụ dài, cắm sâu vào trong da và gồm có hai phần
thân lông và chân lông.
Thân lông: chồi lên trên mặt da, gồm ba lớp
+Tủy lông: ở chính giữa trục lông, chứa những tế bào chưa hóa sừng, còn
nhân, nếu ở gia súc lông lớn và có màu sắc thì tế bào có những hạt sắt tố. Giữa
những tế bào có khoang chứa không khí, nhờ vậy lông có tính không dẫn nhiệt.
+Màng vỏ lông: cấu tạo bởi những tế bào dẹp xếp thành lớp đã hóa sừng,
không có nhân, không có sắc tố. Hình thái và cách sắp xếp của màng này tùy loại
gia súc.
+Áo ngoài: là một lớp tế bào sinh ra từ những tế bào nằm trên sườn của nhú
lông, ngay ở ngoài những tế bào sinh vỏ lông.
Chân lông: nằm sâu trong da, đó là vùng sinh trưởng dinh dưỡng của lông. Phần
tận cùng của chân lông phình to gọi là củ lông, cắt dọc chân lông thì ngoài cùng
là bao sợi liên kết, trong là bẹ lông là phần kéo dài của biểu bì da. Lớp sừng của
da sẽ tạo thành màng vỏ bẹ.
2.2.2 Nang lông
Nang lông gồm biểu mô trong, biểu mô ngoài và bao xơ.

4



Biểu mô trong có nguồn gốc từ những tế bào biểu bì nằm ở đáy rãnh vòng
quanh nhú lông. Những tế bào ấy dần được đẩy lên rồi bị sừng hóa và thải trừ ra
ngoài cùng chất bài xuất bởi tuyến bã
Biểu mô ngoài được tạo thành những sợi keo và sợi chun nối với nhau
chung quanh nang lông.
Bao xơ ở phía đáy lồi lên khỏi mô liên kết và có nhiều mạch máu, khối ấy
gọi là nhú lông
2.2.3 Móng
Móng được phát sinh từ da, mô liên kết và xương của vùng đốt cuối cùng
của chi. Nó tạo thành các miếng sừng bọc các đầu chi. Từ ngoài vào trong, móng
gồm ba lớp: lớp ngoài (lớp mái), lớp giữa và lớp trong. Các lớp này có độ dày và
cách sắp xếp hơi khác nhau tùy theo loài gia súc.
2.2.4 Tuyến da
Tuyến da gồm tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và tuyến sữa.
+ Tuyến nhờn: là tuyến nang nằm trong lớp chân bì. Tuyến này mở ra ở
phần chân lông tiết chất nhờn vào túi thượng bì ở gốc lông, chỗ nào không có
lông thì tuyến nhờn đỗ ra mặt da. Chất nhờn có tác dụng làm cho da mềm mại,
tránh khô nứt và tránh thấm nước.
+ Tuyến mồ hôi: là tuyến ống đầu phía dưới cuộn lại thành túi nằm trong
tầng lưới của lớp chân bì. Đầu phía trên vòng xoắn ốc xuyên qua biểu bì và đổ ra
mặt ngoài da. Tuyến mồ hôi có tác dụng bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, thải nhiệt
và tạo mùi đặc trưng cho từng loài. Loài chó hầu như không có tuyến mồ hôi.
+ Tuyến sữa: là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng chức phận tạo sữa,
chỉ thấy trên thú cái. Tuyến sữa là một khối tròn dẹp nằm ngoài hạ bì đẩy da
phồng lên.
2.3 Bệnh da do vi khuẩn
2.3.1 Hệ vi khuẩn bình thường trên da
Hệ vi khuẩn bình thường trên da gồm hai dạng, một dạng sống cư trú và một
dạng sống tạm thời. Vi khuẩn sống trên da thì thích hợp với môi trường mà môi
trường này đối lập với sự tồn tại của các loài vi khuẩn khác. Staphylococcus,

Streptococcus là những loài vi khuẩn chủ yếu sống cư trú trên da. Các loài vi
khuẩn này có khả năng tạo ra chất kháng khuẩn nhằm ngăn cản các vi khuẩn khác
xâm nhập vào da bằng tác nhân gây bệnh của chúng và giúp duy trì hệ sinh vật
cân bằng trên da. Hệ vi khuẩn sống tạm thời xuất hiện khi môi trường sống của
con vật hoặc da lông bị nhiễm khuẩn. Chúng có thể gây ra các bệnh kế phát sau
những tổn thương trên da hoặc do các nguyên nhân khác. Staphylococcus
5


intermedius, Staphylococcus aureus có thể phát triển gây bệnh lên đến 90% trên
da lông chó. Các loài vi khuẩn sống tạm thời chủ yếu tìm thấy trên da chó bao
gồm: Escherichia ecoli, Proteus mirabilis, Pseudomonas spp và các loài Bacillus
(P.J. Quinn et al.,, 1997).
2.3.2 Một số bệnh da do vi khuẩn
Bệnh viêm mủ nếp gấp
Theo Nguyễn Văn Biện (2007)
Viêm da nếp gấp thường xảy ra ở những chổ có nếp gấp sâu như nếp môi
sâu, hay nếp gấp âm hộ ở những chó quá mập. Các trường hợp này thường do
viêm da ở bề mặt.
Nguyên nhân:
Tùy vị trí môi hay ở âm hộ. Ở môi nếp gấp môi trên phủ sâu lớp môi dưới
hiện diện trên một số giống chó, làm cho thức ăn, nước dãi đọng lại, đồng thời
làm cho sự cọ xát giữa 2 nếp tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mà chủ yếu là
Staphylococcus intermedius và Staphylococcus aureus gây viêm.
Ở âm hộ: nếp gấp âm hộ bị hai bên háng đè lên thường thấy ở chó mập nhất
là chó cái thiến. Chỗ này thường xuyên đọng nước tiểu cũng tạo điều kiện cho vi
khuẩn phát triển gây viêm.
Triệu chứng:
Ở chỗ môi trên phủ môi dưới bị ẩm ướt, thức ăn, nước bọt đọng lại gây viêm
đỏ có mủ, có mùi hôi. Khi chỗ viêm sinh mủ sẽ kích thích con vật liếm, cọ, chà

hoặc cắn vào chỗ viêm gây cho bệnh tích trầm trọng thêm. Âm hộ bị đọng nước
tiểu viêm đỏ có khi có mủ, mùi hôi.

Hình 2.2 chó bị viêm mủ nếp gấp ở môi
( />
6


Hình 2.3: viêm mủ nếp gấp ở âm hộ

( />ce=lnms&tbm=isch&sa=X&ei)

Điều trị
Phương pháp tạm thời: là cắt lông rửa sạch vùng viêm, bôi corticoide, uống
một trong các loại kháng sinh sau:
Amoxycillin và clavulanic acid với liều 12,5- 20 mg/kg P ngày uống 3 lần
Enrofloxacine với liều 2,5 mg/kg ngày uống 2 lần.
Cephalexin với liều 22- 30 mg/kg ngày uống 2-3 lần.
Clindamycin với liều 11mg/kg ngày uống ba lần.
Bệnh tróc lở
Theo P.J. Quinn et al.., 1997.
Tróc lở là hiện tượng nhiễm vi khuẩn trên bề mặt da, đặc trưng bởi nốt mủ
xuất hiện ở vùng da không có lông ở chó con.
Nguyên nhân
Do vi khuẩn staphylococcus và Streptococcus gây ra nhiễm trùng kế phát,
chế độ dinh dưỡng thấp, môi trường sống dơ bẩn ẩm ướt hay do những ký sinh
trùng.
Triệu chứng :
Nốt mủ mọc ở vùng có ít lông mọc hoặc không có lông như ở bẹn, bụng và
nách. Da tạo nhiều vảy nhỏ hoặc lớp biểu bì da xuất hiện nhiều vòng tròn nhỏ

sưng đỏ. Con vật bị ngứa nhẹ, nốt mủ dễ vở và khô, đôi khi có dịch màu vàng
chảy ra.
Điều trị
Dùng các dạng cream kháng khuẩn bôi lên vùng da tổn thương.

7


Dùng xà phòng tắm chó có chứa chlohexidine hoặc ethyl lactate tắm từ 1-2
tuần.
Bệnh viêm da mõm

Hình 2.4: bệnh viêm da mõm

( />Theo Nguyễn Văn Biện (2007) bệnh thường xảy ra ở dạng viêm da sâu
Nguyên nhân
Nguyên nhân chưa được biết rõ, nhưng người ta cho rằng thường có nhiễm
trùng thứ phát với Staphylococcus intermedius.
Triệu chứng
Bệnh thường xảy ra với những giống chó có sọ đầu dài. Bệnh xảy ra thình
lình, con vật thấy đau, nổi đỏ và sưng lên ở vùng giữa mũi. Bệnh có thể gây loét
và chảy nhiều dịch tiết.
Điều trị
Trước hết tắm rửa vùng bị viêm bằng xà bông sát trùng hexachlorophen, các
thao tác phải nhẹ nhàng. Các thuốc kháng sinh có thể dùng như :
Cloramphenicol với liều 33- 55 mg/kg P ngày uống ba lần.
Enrofloxacin với liều 2.5 mg/kg P ngày uống hai lần.
Viêm da chó con
Theo Nguyễn Văn Biện (2007).
Bệnh thường xảy ra ở chó con từ 3 đến 4 tháng tuổi, đặc biệt thường xảy ra

ở các giống chó lông ngắn. Bệnh có thể xảy ra cùng lúc nhiều con trong bầy.
Nguyên nhân

8


Nguyên nhân thì chưa rõ lắm nhưng có thể do vi trùng sinh mủ
Staphylococcus intermedius gây viêm da. Ngoài các phản ứng dị ứng cũng có thể
là nguyên nhân gây ra bệnh.
Triệu chứng
Các vùng quanh mắt quanh miệng sưng, nổi ban đỏ, có mụn nước, có mụn
mủ và rụng lông. Chó thường sốt, bỏ ăn và lừ đừ.
Điều trị
Có thể áp dụng các biện pháp sau :
Cephalosporin với liều 20mg/kg P uống ngày 2 lần trong 4 tuần
Prednisolone 2,2 mg/kg cho uống kẽm trong thời gian khoảng 3 ngày.
Ngoài ra cần phải chăm sóc chó bằng cách tắm rửa nhẹ tay làm sạch sẽ chỗ
bệnh bằng xà bông sát trùng hằng ngày.
Viêm da tổn thương
Theo P.J. Quinn et al. (1997).
Viêm da tổn thương xảy ra ở mô liên kết dưới da do da bị tổn thương hoặc
do các vết cắn có sự hiện diện của vi khuẩn sinh mủ. Bệnh thường ở dạng viêm
da sâu.
Nguyên nhân
Do các vi khuẩn kỵ khí Clostridium perfringens type A, Staphylococcus,
Streptococcus, Ecoli.
Triệu chứng
Chó bị sốt, biếng ăn, ủ rủ, hạch bạch huyết sưng to. Hình thành các xoang
chứa mủ trên bề mặt da. Các ổ áp xe có thể tìm thấy ở cổ, vai, chân và ở góc tai.
Các vi khuẩn sinh mủ tạo phản ứng viêm cục bộ. Da hoại tử có màu sẫm, dịch tiết

có mùi hôi, lớp da này có thể tróc ra.
Điều trị
Làm sạch vùng lông quanh vết thương, sử dụng các thuốc sau
Cephalosporin với liều 20mg/kg Pngày 2 lần
Prednisolone với liều 2,2 mg/kg P trong 3 ngày.
Dẩn lưu ổ áp xe bằng phẩu thuật.
2.4 Bệnh da do nấm
Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1978
Phân loại : ngành Ascomycota, lớp Ascomycetes, lớp phụ Pyrenomycetes, bộ
Plectascales, họ Gymnoasceae, giống Microsporum, Trichophyton, Achorion,
Epidermophyton.

9


2.4.1 Nguyên nhân
Theo R. Moraillon et al. (1997) chó bị bệnh nấm da do nhiều nguyên nhân, nhưng
chủ yếu là do những nguyên nhân sau :
Điều kiện chăm sóc kém vệ sinh, ẩm ướt.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Suy giảm miễn dịch trong thời kỳ nhiễm bệnh.
Lây nhiễm từ thú bệnh sang thú lành bệnh.
Sử dụng kháng sinh lâu dài làm giảm sức đề kháng của cơ thể như làm giảm
sự thực bào, giảm khả năng tạo kháng thể...
Những giống chó lông dài cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm da phát triển.
Khi gặp điều kiện chăm sóc kém, khí hậu nóng ẩm, ẩm độ của da tăng thì tỷ lệ
nhiễm nấm da ở những giống chó lông dài rất cao.
Khoảng 70% bệnh nấm da ở chó được gây ra bởi Microsporum canis, 20%
bởi M. gypseum, và 10% bởi Trichophyton mentagrophytes (C.M. Fraser, 1986).
2.4.2 Cách sinh bệnh

Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978)
Nấm gây bệnh thông qua sự thủy phân chất keratin trên da, khuẩn ty của
nấm đâm vào làm yếu và gẫy lông, làm hư hại nang lông và gây ra các bệnh tích
như viêm nang lông, viêm da, da rụng lông thành từng đốm dạng vòng, hình tròn
hay hình bầu dục, da nổi lên ban đỏ rồi hình thành vảy, những vòng này gò lên có
bờ rõ ràng, xung quanh lông như bị xén, đôi khi gây viêm da có mủ do sự phụ
nhiễm của vi trùng.
Nấm da phát triển ở lớp biểu bì của da, lông, móng, chúng không xâm nhập
qua lớp mô sống và không có mặt ở những vùng viêm nặng.
Thời kỳ nung bệnh trung bình 8-10 ngày, bệnh tích xuất hiện từ 15-30 ngày.
Trong thời kỳ này, bệnh tích cũng có thể tự hết và lông mọc lại từ 2-3 tháng nếu
sức đề kháng của cơ thể tốt.
2.4.3 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978).
Bệnh biến đổi tùy thuộc vị trí nhiễm trùng và chủng loại nấm.
Bệnh nấm da ở vùng da nhẵn biểu hiện dưới những đám hình tròn với rất
nhiều dạng khác nhau. Có thể biểu hiện dưới dạng vảy, nổi ban đỏ, mụn nước
hoặc mụn mủ.
Bệnh nấm da có thể chia làm các thể bệnh sau
Thể cận lâm sàng hoặc nhiễm không biểu hiện bệnh tích rõ ràng.
Thể có những tổn thương dạng vòng cổ điển.
10


Thể có những tổn thương chung, nghiêm trọng nhất là do phụ nhiễm bởi vi
khuẩn hoặc các loài kí sinh trùng ngoài da.
Những biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh
Rụng lông hoàn toàn hoặc gẫy lông như trạng thái cắt lông thành từng đốm
hoặc từng mảng trên da, mặt, mắt, môi, hoặc toàn thân, lông xơ xác, dễ nhổ, dưới
chân được bao bọc bởi túi biểu bì.

Rụng lông toàn thân kèm theo da nhờn, xếp li da, cũng có thể thấy những
vết viêm loét do phụ nhiễm trùng.
2.4.4 Điều trị
Theo Nguyễn Văn Biện (2007) có thể trị tại chổ hay trị toàn thân.
Cắt lông xung quanh bệnh tích, làm sạch chổ bệnh, dùng một trong các loại
thuốc như :
Miconazole 2% bôi ngày 2 lần
Ketoconazole dạng kem 2% bôi ngày 2 lần.
Nếu bị nhiều thì dùng 0.5% nước vôi lưu huỳnh để rửa 2 lần/tuần.
Giseofulvin (Gricin, Fugivin) 20mg/kg/ngày, uống 4-6 tuần.
Ketoconazole 10mg/kg, ngày uống 2 lần.
2.5 Bệnh da do ngoại ký sinh trùng
Theo Nguyễn Văn Biện (2007)
2.5.1 Bệnh ve ký sinh
Ký sinh Trùng

Hình 2.5: Ve Boophilus microplus
(http:// www.google.com.vn/images?)

11


Hình 2.6: Ve Rhipicephalus sanguineus

( />Ve ký sinh trên chó có nhiều loài nhưng thường thấy nhất là Rhipicephalus
sanguineus, có hình quả lê và màu nâu đen. Chu kỳ phát triển từ 7 tháng đến 1
năm. Ve có thể nhịn đói 19 tháng. Ve phát triển qua các giai đoạn trứng, ấu trùng,
thiếu trùng và ve trưởng thành. Ve cái và ve đực giao phối trên cơ thể ký chủ, sau
khi giao phối ve cái hút máu no rồi rời khỏi cơ thể ký chủ, đẻ trứng trên mặt đất.
Mỗi giai đoạn phát triển là sau khi ve hút no máu lại rời ký chủ, biến thái trên mặt

đất rồi bám vào ký chủ mới. Khi ve bám vào da, ve chích chất kháng đông vào
máu ký chủ, mỗi ve cái có thể hút 0,5 ml máu.
Rhipicephalus sanguineus ngoài việc ký sinh hút máu ở chó, còn là một
vector truyền các mầm bệnh: Babesia canis, Piroplasma canis, Rickettsia canis ở
chó. Ngoài ra loài ve này còn là vật chủ trung gian của giun chỉ (Dipetalonema
grassi, Dipetalonema reconditum, Dirofilaria immitis) ký sinh ở chó.Nguy hiểm
hơn, chúng còn truyền các bệnh truyền nhiễm cho con người như: Rickettsiosis,
Spirokettosis (xoắn trùng).
Triệu chứng
Ve thường bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẻ ngón chân. Nhiễm
nặng ve bám khắp cơ thể. Những vết cắn của ve gây tổn thương da sinh phản ứng
viêm, làm chó ngứa ngáy khó chịu, gãi thường xuyên, có thể gây nhiễm trùng thứ
phát, áp xe hay loét. Nếu nhiều có thể làm chó thiếu máu , một số chỗ da xù xì,
dầy lên chó cứ gậm, liếm, cào cấu thường xuyên.
Điều trị
Các loại thuốc có thể dùng để trị như:
12


Cho uống hoặc tiêm Ivecmectin
Frontline với hoạt chất fipronil dùng nhỏ lên gáy hoặc xịt và xoa trên lông
chó, mỗi lần trừ ve được 1 tháng.
Bofo dạng dầu gội, xịt hoặc vòng đeo cổ trị bọ chét, ve, rận.
Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.
Vòng đeo cổ Kiltix trừ ve và bọ chét trong 7 tháng hay vòng đeo cổ
Preventef trừ được ve trong 4 tháng.
Để tăng hiệu quả ta nên kết hợp dọn vệ sinh và xịt thuốc sát trùng định kì
chổ ở của chó.
2.5.2 Bệnh bọ chét ký sinh
Ký sinh trùng

Bọ chét có thể có nhiều loài: Ctenocephalides canis, C. Felis felis, C. Felis
orientis. Bọ chét có thân hình dẹp, chân dài nên có thể bò rất nhanh trên da cũng
như búng nhảy rất xa. Bọ chét hút máu ký chủ, trong điều kiện thuận lợi có thể
hoàn thành vòng đời trong vòng 3 tuần, bọ chét trưởng thành có thể nhịn đói 2
tháng. Nguy hiểm nhất là bọ chét có thể truyền những bệnh khác như sán dây
Dipyllidium canium, vi trùng bệnh dịch hạch.
Triệu chứng
Có thể dễ dàng nhìn thấy chúng ở vùng ít lông hoặc không có lông như
bụng, háng. Gây ngứa, viêm da, mụn loét, rụng lông ở chó. Chó nhiễm nhiều bọ
chét thì gầy yếu nếu nặng có thể chết.
Điều trị
Các loại thuốc có thể dùng: Program (lufenuron) mỗi tháng uống 1 viên,
Frontline dùng xịt lên toàn thân thú bệnh.
Bofo, Bayticol (flumethrin 6%), vòng đeo cổ Kilti
Để tăng hiệu quả ta nên kết hợp dọn vệ sinh và xịt thuốc sát trùng định kỳ
chỗ ở của chó.
2.5.3 Bệnh rận ký sinh
Ký sinh trùng
Rận ký sinh ở chó có 2 loại: rận ăn lông (Trichodectes canis, Heterodoxus
spineger) và rận hút máu (Linognathus selosus), toàn bộ đời sống của nó được
hoàn thành trên ký chủ trong vòng 3 tuần, Trichodectes canis còn ký chủ trung
gian cho sán dây Dipylidium caninum.
Triệu chứng
Con vật ngứa ngáy không thể nghỉ ngơi, kém ăn, chậm lớn, vết cắn gây viêm
biểu bì, bao lông, gây ngứa ngáy, rụng lông lỗ chỗ.
13


Điều trị
Các loại thuốc có thể dùng: Bofo, Sebacil, Bayticol (flumethrin 6%)

2.5.4 Bệnh ghẻ
Ký sinh trùng

Hình 2.7 : Sarcoptes scabiei var canis
(htps://www.Newworldencyclopedia.org/entry/Image :Canine_scabies_mite.JPG)

Bệnh ghẻ gây ra ở chó là do Sarcoptes scabiei var canis, con đực dài 0,20.35mm, con cái dài 0,35-0,5 mm, vòng đời mất 15-20 ngày, trong vòng 3 tháng
một ghẻ cái có thể sản sinh một quần thể 150.000 con. Ghẻ và thiếu trùng đào
hang dưới lớp biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng.
Triệu chứng
Có 3 triệu chứng chủ yếu: ngứa, rụng lông, đóng vẩy.
+ Ngứa: do ghẻ đào hang và do độc tố trong nước bọt của ghẻ kích thích.
+ Rụng lông: con vật cọ xát và viêm nang lông. Lông rụng thành những đám
tròn, lúc đầu chỉ 2-3 mm, càng ngày càng lan rộng ra xung quanh, do ghẻ cái sinh
sản nhanh, ghẻ không tập trung mà di cư khắp cơ thể, cho nên những chỗ rụng
lông ngày càng lan rộng và tăng thêm. Ghẻ gây rụng lông toàn bộ lông thành từng
đám và lan ra chậm.
+ Đóng vẩy: những chỗ ngứa đều có mụn nước to bằng đầu đinh ghim, do
cọ xát mụn bật ra và mất đi, để lại những vết thương, rồi tương dịch chảy ra để
lại máu và những mảng thượng bì khô lại đóng thành vẩy màu nâu nhạt. Những
chỗ rụng lông và đóng vẩy lan rộng dần. Sau 5-6 tháng da hoàn toàn bị trụi, đóng
vẩy, dày và nhăn nheo, có mùi hôi do các tuyến da tiết ra quá nhiều rồi lên men.
Bệnh ghẻ làm cho chức năng của da không hoạt động được, con vật ngứa
ngáy liên tục, không ngủ được nên con vật gầy ốm dần và có thể chết (Phan Lục,
2005).
14


Điều trị
Cần tắm rửa cho chó sạch, cắt lông vùng ghẻ trước khi dung thuốc.

Trị ký sinh trùng: các loại thuốc có thể dùng.
Amitraz 0,025% dạng nước bôi lên da chổ có ghẻ.
Ivermectin với liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm 2-4 lần, mỗi lần cách nhau 14
ngày.
DEP (Diethyl- phthalate) bôi lên chỗ có ghẻ.
Trị nhiễm trùng thứ phát: các loại thuốc có thể dùng
Penicillin V với liều 10mg/kg thể trọng, ngày uống 3 lần.
Cloramphenicol với liều 50mg/kg thể trọng, ngày uống 3 lần.
2.5.5 Bệnh mò bao lông
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng gây bệnh là Demodex canis sống trong nang bao lông của chó,
thân dài 0,25mml. Có thể tìm thấy trên da con vật khỏe (Nguyễn Văn Biện,
2007).
Demodex canis có sức sống dai, rời khỏi vật chủ trong điều kiện thuận lợi có thể
sống 5-7 ngày. Những điều kiện thuận lợi cho bệnh này phát ra rõ rệt ở loài chó
là: chó tuổi còn non, loài chó lông ngắn, dinh dưỡng kém, súc đề kháng suy yếu
vì bệnh tật, nhất là trạng thái chó bị nhiễm bệnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
kém, tắm rửa bằng nước xà phòng có nhiều chất kiềm làm giảm sức đề kháng của
lớp da ngoài (Phạm Ngọc Thạch, 2006).

Hình 2.8: Demodex canis
( />Triệu chứng
Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) có thể chia thành hai loại:
15


×