Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ từ dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 95 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH THỊ MỸ LINH

TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN
NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TỪ DỰ ÁN CẢI
THIỆN SINH KẾ CHO NÔNG HỘ NGHÈO
TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
MÃ SỐ NGÀNH: 52340301

Tháng 11-2013


KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH THỊ MỸ LINH
MSSV: 4104151

TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN
NGUỒN SINH KẾ NÔNG HỘ TỪ DỰ ÁN CẢI
THIỆN SINH KẾ CHO NÔNG HỘ NGHÈO
TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
MÃ SỐ NGÀNH: 52340301


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. TRẦN QUỐC DŨNG

Tháng 11-2013


LỜI CẢM TẠ
Qua gần bốn năm trên giảng đƣờng Đại học, đƣợc thầy cô truyền đạt
những kiến thức quý báo, làm nền tảng cho em sẵn sàng bƣớc vào con đƣờng
tƣơng lai, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị
Kinh doanh nói chung và quý thầy cô Bộ môn Kế toán-Kiểm toán nói riêng đã
cung cấp cho em nhiều kiến thức chuyên ngành và cả kinh nghiệm hữu ích để
em hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Quốc Dũng
đã dành thời gian tận tình hƣớng dẫn, góp ý trong suốt quá trình em thực hiện
luận văn. Em cũng xin cảm ơn thầy Lê Tín đã dành thời gian quý báu giúp
đỡ em trong quá trình hoàn chỉnh đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành xã Vị Bình và ban
quản lý dự án Heifer, tỉnh Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em
thực hiện đề tài này. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị đã
sẵn lòng cung cấp thông tin liên quan đến đề tài trong cuộc phỏng vấn thu thập
dữ liệu cho nghiên cứu trên địa bàn xã.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn lớp kế
toán đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày… tháng….năm…
Ngƣời thực hiện

i



LỜI CAM ĐOAN
==============
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân
trong khuôn khổ luận án tiến sĩ “Tác động của tài chính vi mô đến sinh kế
nông hộ trong các dự án tài trợ nƣớc ngoài ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long”. Luận án trên có thể sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho
luận án.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Ngƣời thực hiện

ii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . ................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3.1 Không gian .. ........................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................. 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.5 Lƣơc khảo tài liệu ...................................................................................... 3
Chƣơng 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 5
2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5

2.1.1 Tín dụng vi mô ........................................................................................ 5
2.1.2 Khái niệm về nông hộ ............................................................................. 7
2.1.3 Một số vấn đề về cung cấp tín dụng vi mô cho ngƣời nghèo ................. 11
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 16
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 16
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 16
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 17
Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ KHÁI
QUÁT VỀ DỰ ÁN CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NÔNG HỘ NGHÈO TỈNH
HẬU GIANG ................................................................................................... 20
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ............................................................ 20
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 20
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội ......................................................................... 21
3.2 Khái quát một số chƣơng trình tín dụng vi mô hổ trợ cho tỉnh Hậu Giang
3.2.1 Tình hình nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA).................. 23
3.2.2 Tình hình nguồn vốn các dự án của tổ chức Phi chính Phủ ................... 26
3.3 Tổng quan về tổ chức Heifer ..................................................................... 29
3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Heifer .............................. 29
3.3.2 Đặc điểm của tổ chức Heifer .................................................................. 31
3.3.3 Dự án cải thiện sinh kế nông hộ nghèo tại tỉnh Hậu Giang .................... 31

iii


Chƣơng 4: TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN NGUỒN SINH KẾ
CỦA NÔNG HỘ TỪ DỰ ÁN CẢI THIỆN SINH KẾ NÔNG HỘ NGHÈO
TỈNH HẬU GIANG ........................................................................................ 36
4.1 Đặc điểm của nông hộ qua mẫu khảo sát ................................................. 36
4.2 Tình hình tham gia dự án của nông hộ ...................................................... 39
4.2.1 Thực trạng vay vốn tín dụng từ dự án .................................................... 39

4.2.2 Đánh giá sơ bộ tác động của tín dụng vi mô .......................................... 42
4.2.3 Nhu cầu vay vốn của nông hộ ngoài dự án . ........................................... 43
4.3 Đánh giá nguồn sinh kế của nông hộ tham gia dự án ................................ 44
4.3.1 Phân tích nguồn vốn con ngƣời ..... ........................................................ 44
4.3.2 Phân tích nguồn vốn vật chất ................................................................. 47
4.3.3 Phân tích nguồn vốn tài chính . .............................................................. 48
4.3.4 Phân tích nguồn vốn xã hội ................................................................... 49
4.3.5 Phân tích nguồn vốn tự nhiên ................................................................. 50
4.4 Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ .................................... 51
4.5 Phân tích tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ .......... 53
4.5.1 Về mặt kinh tế ......................................................................................... 53
4.5.2 Về mặt xã hội .......................................................................................... 56
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY TỪ
CÁC DỰ ÁN NƢỚC NGOÀI CỦA NÔNG HỘ ............................................ 61
5.1 Giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ . ............................................... 61
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ từ các dự án
nƣớc ngoài. ...................................................................................................... 61
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 63
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 63
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 63
6.3 Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 65
TÀI LIÊU THAM KHẢO ............................................................................... 66
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 68

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình hồi quy ...... 17

Bảng 3.1 Biểu diễn đơn vị hành chính, diện tích, dân số tỉnh Hậu Giang .... 21
Bảng 3.2 Cơ cấu các dự án theo quy mô giai đoạn 2003-2013 ..................... 24
Bảng 3.3 Cơ cấu dự án theo thời gian thực hiện giai đoạn 2003-2013 ........ 25
Bảng 3.4 Cơ cấu dự án theo quy mô các dự án phi chính phủ ..................... 27
Bảng 3.5 Cơ cấu dự án theo thời gian thực hiện của dự án phi chính phủ .... 28
Bảng 4.1 Tuổi của chủ hộ và tổng số thành viên của hộ .............................. 36
Bảng 4.2 Cơ cấu độ tuổi của chủ hộ ...... ...................................................... 37
Bảng 4.3 Cơ cấu giới tính của chủ hộ .... ...................................................... 37
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của chủ hộ .. ...................................................... 37
Bảng 4.5 Cơ cấu tôn giáo của chủ hộ . ........................................................ 38
Bảng 4.6 Quan hệ xã hội của chủ hộ ... ........................................................ 38
Bảng 4.7 Nghề nghiệp của chủ hộ ... ............................................................ 39
Bảng 4.8 Tham gia tập huấn của nông hộ .................................................... 39
Bảng 4.9 Lƣợng vốn dự án hổ trợ và cho vay của nông hộ .......................... 40
Bảng 4.10 Mục đích sử dụng vốn vay .. ........................................................ 40
Bảng 4.11 Kênh thông tin về vay vốn dự án ................................................. 40
Bảng 4.12 Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn từ dự án. .............................. 41
Bảng 4.13 Nhu cầu vay của nông hộ ........................................................... 42
Bảng 4.14 Địa điểm vay vốn của nông hộ .................................................... 43
Bảng 4.15 Tâm lý khi tiếp cận vốn vay . ...................................................... 43
Bảng 4.16 Tình hình tài sản của nông hộ .................................................... 44
Bảng 4.17 Lực lƣợng lao động và không lao động trong nông hộ ............... 45
Bảng 4.18 Phƣơng tiện sản xuất của nông hộ............................................... 45
Bảng 4.19 Trình độ học vấn và độ tuổi trung bình của nông hộ .................. 46
Bảng 4.20 Tình trạng đến trƣờng của các thành viên trong tuổi đi học ........ 46
Bảng 4.21 Khó khăn khi khám chữa bệnh của nông hộ .............................. 47
v


Bảng 4.22 Cơ cấu nông hộ có điện sinh hoạt ................................................. 47

Bảng 4.23 Tham gia tổ chức xã hội của nông hộ ............................................ 49
Bảng 4.24 Kết quả mô hình Probit ................................................................ 51
Bảng 4.25 So sánh thu nhập, chi tiêu trung bình giữa hộ có vay và không tham
gia vào dự án .................................................................................................... 54
Bảng 4.26 Kết quả kiểm định Mann Whitney hộ trong và ngoài dự án ......... 54
Bảng 4.27 So sánh thu nhập, chi phí trung bình của hộ tham gia dự án thời
điểm trƣớc và sau ........................................................................................... 55
Bảng 4.28 Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập, chi phí trung bình của
nông hộ thời điểm trƣớc và sau ....................................................................... 56
Bảng 4.29 Tâm lý sản xuất của nông hộ khi tiếp cận vốn vay từ dự án ........ 57
Bảng 4.30 Cải thiện giáo dục cho nông hộ ...................................................... 58
Bảng 4.31 Lợi ích khi nông hộ tiếp cận dự án ................................................ 58

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực tỉnh Hậu Giang năm 2012 .......... 22
Hình 3.2 Cơ cấu dự án theo quy mô giai đoạn 2003-2013 .. ........................... 24
Hình 3.3 Cơ cấu dự án theo thời gian thực hiện giai đoạn 2003-2013 ............ 25
Hình 3.4 Cơ cấu dự án theo quy mô của các tổ chức Phi chính Phủ ............... 28
Hình 3.5 Cơ cấu dự án theo thời gian thực hiện của tổ chức Phi chính phủ . .29
Hình 3.6 Sơ đồ tổ chức của dự án ................................................................... 33
Hình 4.1 Biểu đồ biểu thị các lợi ích xã hội .................................................... 59
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện mức độ thay đổi tốt hơn qua một số chỉ tiêu ........ 60

vii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

DFID

: Ủy ban phát triển quốc tế

ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu Long

FAO

: Tổ chức lƣơng thực thế giới

FLITCH : Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên
GDP

: Tổng thu nhập quốc nội

GSO

: Tổng Cục thống kê

HPI

: Chỉ số nghèo của con ngƣời


JBIC

: Ngân hàng hợp tác Quốc Tế Nhật Bản

JICA

: Văn phòng hợp tác Quốc Tế Nhật Bản

MOLISA : Bộ lao động- Thƣơng binh và Xã hội
MPI

: Chỉ số nghèo đa chiều

NGOs

: Nguồn vốn viện trợ phi chính phủ

ODA

: Tổ chức hổ trợ phát triển chính thức

ORIO

: Viện trợ phát triển hạ tầng

SP –RCC : Chƣơng trình hổ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
UNDP

: Chƣơng trình phát triển Liên hiệp Quốc


VHLSS

: Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình

viii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ khi chính thức bƣớc vào công cuộc đổi mới năm 1986, tại Đại hội lần
thứ VI, Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới cho đến nay đất nƣớc ta đã đạt
đƣợc những thành tựu đáng kể về mọi lĩnh vực đặc biệt bộ mặt kinh tế - xã hội
đã có bƣớc tiến rõ rệt. Từ nông thôn cho đến thành thị điều kiện sống của
ngƣời dân ngày một nâng cao. Hàng loạt các chính sách của chính phủ đƣa ra
đạt nhiều thắng lợi. Tuy nhiên mặt dù qua một quá trình dài đổi mới, tỷ lệ hộ
nghèo vẫn còn bao phủ hầu hết các vùng miền Việt Nam.
Hậu Giang một tỉnh đƣợc tách ra từ tỉnh Cần Thơ năm 2004, với 77%
dân số sống ở khu vực nông thôn (Tổng cục Thống kê, 2011) trong đó tỷ lệ hộ
nghèo là 14,41%, cận nghèo 9,84%, thu nhập chủ yếu vào mùa thu hoạch lúa,
hoa màu. Nguồn thu nhập bấp bênh do hoạt động nông nghiệp gặp nhiều rủi ro
từ các yếu tố tác động bên ngoài: thời tiết, bão, lũ lụt, giá cả nông sản không
ổn định…Do vậy, Nhà nƣớc đã thực hiện nhiều chính sách xóa đổi giảm
nghèo, hỗ trợ nguồn vốn, thành lập các tổ chức xã hội phối hợp với sự cố
gắng vƣơn lên thoát nghèo của nông hộ, nhƣng tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao
đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn của tỉnh. Một trong những
nhân tố quan trọng là nguyên nhân gây ra tình trạng tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao
là do ngƣời dân không tiếp cận đƣợc nguồn vốn để đầu tƣ cho hoạt động tăng
thu nhập. Vì thế, bên cạnh việc hổ trợ từ Chính phủ, tỉnh còn kêu gọi các
nguồn viện trợ nƣớc ngoài nhằm mang nguồn vốn đến gần với ngƣời dân

nghèo giúp họ nâng cao năng lực sản xuất, trình độ kĩ thuật từ đó cải thiện đời
sống khả quan hơn thoát khỏi vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói.
Từ năm 1992 đến nay, hai nguồn viện trợ to lớn từ nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs)
đã đóng góp to lớn làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh. Nhiều nông hộ
nhờ vào sự hỗ trợ từ các chƣơng trình, dự án đã vƣơn lên thoát nghèo, cuộc
sống dần ổn định, trình độ kỹ thuật canh tác ngày một nâng cao, tiếp xúc
nhanh chóng với kiến thức chuyên môn, đem lại cho nông hộ một sự khởi đầu
mới. Tuy nhiên, các dự án trên lại gặp khó khăn khi phải hỗ trợ cho một nhóm
nhỏ nông hộ không xác định đƣợc mục đích sản xuất sau khi đã tiếp cận
nguồn vốn tín dụng hay đầu tƣ cho hoạt động mang nhiều rủi ro. Một trong
các dự án hoạt động trên địa bàn tỉnh là dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ
nghèo” của tổ chức Heifer triển khai tại xã Vị Bình, huyện Vị Thủy tỉnh Hậu
Giang. Dự án thông qua mô hình phát triển cộng đồng hỗ trợ hộ chăn nuôi
1


hoặc mua bán nhỏ cho nông hộ nghèo. Để biết đƣợc dự án này đã ảnh hƣởng
nhƣ thế nào đến sinh kế nông hộ, hộ dân có sử dụng vốn vay đúng mục đích
và có mang lại hiệu quả cải thiện thu nhập hay không? Từ tính cấp thiết trên
luận văn chọn đề tài nghiên cứu “ Tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh
kế nông hộ từ dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo” của tổ chức Heifer
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá sự tác động của tín dụng vi mô đến
nguồn sinh kế của nông hộ thông qua dự án nƣớc ngoài hỗ trợ. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay tín dụng từ
dự án nƣớc ngoài tài trợ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Phân tích các nguồn lực sinh kế và khả năng tiếp cận tín
dụng của nông hộ trong vùng dự án.
Mục tiêu 2: Đánh giá tác động của tín dụng vi mô của dự án nƣớc ngoài
đến nguồn sinh kế nông hộ tham gia dự án.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng
nguồn tín dụng để cải thiện sinh kế cho nông hộ trong dự án nƣớc ngoài tài
trợ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu
Giang. Do dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo đƣợc tổ chức Heifer tài
trợ triển khai trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nên đề tài tiến hành nghiên cứu
phỏng vấn đánh giá tác động trong khu vực dự án tiến hành .
1.3.2 Thời gian
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 09/2013 đến tháng 11/2013
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tác động từ nguồn tín dụng vi mô
đƣợc tài trợ từ tổ chức Heifer qua dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo
tại xã Vị Bình” trên địa bàn nghiên cứu.

2


1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thuận lợi và khó khăn về sinh kế của ngƣời dân tại địa phƣơng nhƣ thế
nào?
- Nông hộ tiếp cận tín dụng từ dự án bị ảnh hƣởng bởi nhân tố nào?
- Dự án tín dụng vi mô do tổ chức Heifer hỗ trợ đã diễn ra và ảnh hƣởng
ra sao đến sinh kế của nông hộ tham gia dự án tại xã Vị Bình, huyện Vị Thủy
tỉnh Hậu Giang?

1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thảo Triều (2009) về đề tài
“Ảnh hƣởng của tín dụng nhỏ đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang”
điều tra theo phƣơng pháp ngẫu nhiên trên 739 mẫu đƣợc phân bố đều trên 7
huyện thị của tỉnh, trong đó có 628 hộ có vay vốn và 111 hộ không tham gia
vay. Tác giả nêu tổng quan thực trạng tín dụng nông thôn ở tỉnh Hậu Giang,
đồng thời phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ thông qua một số
chỉ tiêu về tình hình trả nợ vay, ảnh hƣởng của tín dụng nhỏ đến thu nhập và
tài sản của nông hộ đƣợc thực hiện kiểm định bằng kiểm định Mann- Whitney
(Kiểm định U) khẳng định thu nhập và tài sản, 2 nhân tố đo lƣờng hiệu quả sử
dụng vốn vay. Để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn
vay, tác giả sử dụng mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy các biến độc lập có ý
nghĩa thống kê bao gồm: tổng lƣợng vốn vay, tổng thành viên trong gia đình
chủ hộ, tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, trình độ
học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, diện tích đất. Các biến không có ý
nghĩa thống kê trong mô hình OLS là: tuổi của chủ hộ và nghề nghiệp của chủ
hộ. Các biến có ý nghĩa trong mô hình hồi quy phân tích đều có kết quả đúng
dấu với dấu kỳ vọng của tác giả.
Đề tài “Ảnh hƣởng của tín dụng phi chính thức đến đời sống của nông hộ
tỉnh An Giang” của tác giả Ngô Thi Mỹ Linh (2010) đã khảo sát 307 hộ để tìm
hiểu về tình hình tham gia tín dụng phi chính thức, mục đích và hiệu quả sử
dụng vốn vay phi chính thức. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều nhân tố
ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ bằng mô hình Logit
bao gồm các biến sau: giới tính, thu nhập, khoảng cách, dân tộc, giá trị tài sản,
chi tiêu có mức ý nghĩa từ 1%, 5%, 10%. Ngoài ra tác giả còn sử dụng mô
hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay trên thị
trƣờng tín dụng phi chính thức. Có 6 biến độc lập có ý nghĩa thống kê và giải
thích đƣợc sự tác động của lƣợng vốn vay gồm có: thu nhập, khoảng cách, hộ
nghèo, học vấn, chi tiêu, giá trị tài sản. Sau đó tác giả phân tích ảnh hƣởng của
tín dụng phi chính thức đến đời sống nông hộ qua các khía cạnh về kinh tế và

3


xã hội. Sử dụng phƣơng pháp so sánh thu nhập, chi tiêu, và lợi nhuận giữa hộ
có vay vốn và không vay vốn thông qua đó dùng kiểm định Levene để kiểm
định sự khác biệt về thu nhập, chi tiêu. Về khía cạnh xã hội tác giả đƣa ra nhận
định về tác động của tín dụng phi chính thức đến y tế sức khỏe, giáo dục, sinh
hoạt, sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó còn đƣa ra mảng tiêu cực của tín
dụng phi chính thức khi nông hộ tiếp cận. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng mô
hình hồi quy để tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn
vay. Cuối cùng đƣa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa những hạn chế của tín
dụng phi chính thức.

4


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tín dụng vi mô
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng vi mô và tiếp cận tín dụng vi mô
- Theo Nghị Định 28/2005/NĐ-CP, tín dụng vi mô là khoản cho vay có
giá trị nhỏ, có hoặc không có tài sản bảo đảm đối với các hộ gia đình, cá nhân
có thu nhập thấp để sử dụng vào hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện
sống.
- Tiếp cận tín dụng: Theo Diagne và Zeller (2001), một hộ gia đình có
thể tiếp cận đƣợc một nguồn tín dụng cụ thể nào đó nghĩa là họ có thể vay
mƣợn đƣợc tiền từ tổ chức tín dụng đó.
2.1.1.2 Phân loại tín dụng vi mô
Tổ chức Ngân hàng Grameen đã phân loại tín dụng vi mô nhƣ sau:

- Tín dụng vi mô truyền thống phi chính thức (mƣợn tiền từ ngƣời cho
vay, cầm đồ, mƣợn từ bạn bè, ngƣời thân,..)
- Hoạt động của tín dụng vi mô thông qua quy ƣớc của những ngân hàng
đặc biệt (tín dụng nông nghiệp, tín dụng thông qua vật nuôi, thủy sản, thủ
công,.…)
- Tín dụng nông thôn thông qua ngân hàng cụ thể
- Tín dụng cho tiêu dùng
- Tổ chức ngân hàng kết hợp và các tổ chức phi chính phủ dựa trên tín
dụng vi mô
- Hình thức tín dụng vi mô của tổ chức phi chính phủ
- Hình thức tín dụng không thế chấp của tổ chức chính phủ
2.1.1.3 Các phương pháp tiếp cận tín dụng
Có nhiều quan điểm khác nhau về phƣơng pháp tiếp cận tín dụng, đặc
biệt là đối với hộ nghèo. Theo Lê Khƣơng Ninh (2004) thì có những
phƣơng pháp tiếp cận tín dụng sau:
- Phƣơng pháp tiếp cận cổ điển
- Phƣơng pháp tiếp cận kìm hãm tài chính
- Phƣơng pháp tiếp cận hiện đại

5


2.1.1.4 Một số đặc điểm của thị trường tín dụng vi mô
- Các thỏa thuận cho vay chính thức và quy mô nhỏ từ lâu đã tồn tại ở
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở khu vực nông thôn, và chúng vẫn còn tồn
tại. Ví dụ điển hình là các chƣơng trình ở Ghama, Kenya, Malawi và Nigeria.
Họ cung cấp cho ngƣời dân nông thôn tiếp cận với cách tiết kiệm trong khu
vực địa phƣơng, và khuyến khích hợp tác công đồng. Các nhóm hình thành
cung cấp tài sản thế chấp chung và phục vụ nhƣ công cụ truyền thông có giá
trị hữu ích trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.

- Tất cả các nền kinh tế đều dựa vào các chức năng tài chính trung gian
để chuyển các nguốn lực từ tiết kiệm đến đầu tƣ. Trong nền kinh tế thị trƣờng ,
chức năng này đƣợc thực hiện bởi các Ngân hàng thƣơng mại và thị trƣờng
vốn. Nhiều trung gian tài chính tăng mạnh cả chiều sâu và đa dạng hơn, là dấu
hiệu của sự phát triển. Nhƣng ở nhiều quốc gia đang phát triển, thị trƣờng vốn
vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và các ngân hàng thƣơng mại không muốn cho
ngƣời nghèo vay, lí do là họ thiếu tài sản thế chấp và chi phí giao dịch cao.
Ngƣời nghèo sẽ vay số tiền tƣơng đối nhỏ, việc xử lý và giám sát cho vay sẽ
tốn nhiều chi phí hành chính mà không cân xứng với số tiền vay đƣợc. Một
nghiên cứu của Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp đã xác định rằng thủ tục
giấy tờ và cho vay phức tạp, cùng với việc thiếu kinh nghiệm kế toán, hạn chế
việc tiếp cận của ngƣời nghèo đến nguồn tín dụng chính thức.
- Sự vắng mặt của các Ngân hàng thƣơng mại đã dẫn đến sự phát triển
của tín dụng phi chính thức. Sự nổi bật gần đây mang nhiều thành công của
một chƣơng trình tín dụng vi mô với quy mô ngày càng tăng của họ. Ngân
hàng Grameen của Bangladesh, nổi bậc nhất trong những thành công, hiện nay
đã đạt đƣợc 2 triệu ngƣời, cho vay lũy kế khoảng 2,1 tỉ USD. Nhiều ví dụ
thành công khác đƣợc biết đến ở Mĩ La Tinh, một số ở Châu Phi (Chƣơng
trình doanh nghiệp nông thôn Kenya là một ví dụ điển hình). Quá trình này
cũng đã đƣợc ghi nhận ở một vài nền kinh tế chuyển đổi, nhiều tổ chức này
không chỉ đạt đƣợc mức độ thành công nhất định, mà còn tiếp tục để thu hút
nhà tài trợ hỗ trợ, và sự quan tâm của báo chí.
- Các chƣơng trình này đặc trƣng bởi các khoản vay tƣơng đối nhỏ, vài
trăm USD là nhiều nhất. Thời hạn trả nợ là tƣơng đối ngắn, khoảng 1 năm.
Phụ nữ là đối tƣợng chủ yếu cho các hoạt động của họ, và điểm đến của các
quỹ chủ yếu dành cho nông nghiệp, buôn bán, thủ công nghiệp nhỏ và chế
biến. Cơ cấu hành chính nói chung là rõ ràng, và quá trình vay thì tự nhiên.
Tác động của tín dụng vi mô khác nhau giữa khu vực nông thôn và thành thị.

6



- Cơ cấu quản lý hành chính của tổ chức thƣờng dễ vỡ, thô sơ, và
thƣờng chịu chi phí giao dịch lớn. Một nghiên cứu của tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế, phát hiện ra rằng nhiều tổ chức chuyên ngành nông nghiệp không
đƣợc thiết kế phục vụ nhƣ trung gian tài chính. Sự thành công của trung gian
tài chính bất kỳ lúc nào cũng phụ thuộc đáng kể một cách hiệu quả các giao
dịch đƣợc hoàn thành. Nếu chi phí giao dịch kết hợp với lãi suất cao yêu cầu
rằng hoạt động tạo nguồn lợi nhuận của đơn đặt hàng từ 30 đến 50%, rõ ràng
rằng điều này sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho họ. Nó không bất ngờ khi nhiều
hoạt động cho vay vi mô, hoạt động kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận
biên nhanh chóng chiếm ƣu thế cho các tổ chức trung gian tài chính.
- Trong nhiều trƣờng hợp, chƣơng trình tín dụng vi mô đã hoat động
độc lập. Có sự thống nhất đáng kể mà ngƣời cho vay đến ngƣời nghèo có thể
thành công và đƣợc cung cấp các dịch vụ khác, đặc biệt là đào tạo tiếp cận
thông tin đất đai. Một nghiên cứu nhấn mạnh rằng tín dụng cần đƣợc bổ sung
cách tiếp cận đất đai và công nghệ phù hợp. Nhƣng nhiều hoạt động yêu cầu
cần phải đƣợc hổ trợ mạnh mẽ từ khu vực công. Trong một số quốc gia thu
nhập thấp, việc thiếu tiếp cận đất đai là nguyên nhân quan trọng duy nhất của
ngƣời nghèo ở nông thôn, tiếp nối tình trạng nghèo đói ở những quốc gia này.
- Sự gia tăng của các tổ chức cho vay vi mô, tổ chức phi chính phủ và
nhà tài trợ nƣớc ngoài đóng một vai trò ngày càng quan trọng. Các tổ chức phi
chính phủ khác nhau về chất lƣợng và sức mạnh. Kết quả tốt nhất từ các
nghiên cứu cho thấy khi chính phủ quốc gia phát triển và tổ chức phi chính
phủ làm việc cùng nhau lúc đó các nhà tài trợ có thể chủ động hơn trong viện
trợ, cần lƣu ý rằng tổng số viện trợ phát triển chính thức (ODA) đã giảm trong
những năm gần đây.
2.1.2 Khái niệm về nông hộ
Frank Ellis (1998) phát biểu, nông hộ là hộ nông dân có phƣơng tiện
kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Nói

chung, đó là các gia đình sống bằng thu nhập từ nghề nông. Ngoài ra, hộ còn
có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động
phụ. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng
huyết thống, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu
nhập, đảm bảo cho sự tồn tại của hộ. Nông hộ thƣờng tổ chức sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp là chủ yếu. Nguồn gốc nông hộ đã
có quá trình hình thành và phát triển lâu đời trong lịch sử. Do đó, nông hộ
cũng mang một số đặc điểm và có nét đặc trƣng riêng.

7


2.1.2.1 Đặc điểm của nông hộ
- Nông hộ sản xuất ra nông, lâm, thủy hải sản với mục đích phục vụ cho
nhu cầu của chính bản thân họ và gia đình họ. Nông hộ thƣờng có xu hƣớng
sản xuất ra cái gì họ cần, khi sản xuất thừa họ có thể đem chúng ra để trao đổi
trên thị trƣờng.
- Sản xuất của nông hộ chủ yếu dựa vào ruộng đất, sản xuất còn mang
tính thủ công, khai thác tự nhiên chƣa triệt để và khả năng canh tác còn lạc
hậu.
- Chủ hộ thƣờng là cha hoặc mẹ hay ông bà, cho nên họ vừa là ngƣời chủ
gia đình vừa là ngƣời tổ chức sản xuất. Do đó, việc tổ chức sản xuất của nông
hộ có nhiều ƣu điểm và mang tính đặc thù cao.
-Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia
đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ. Lao động
trong gia đình nông hộ gồm lao động trong độ tuổi và cả lao động ngoài
tuổi lao động. Trẻ em và ngƣời lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công
việc của hộ gia đình, lao động này cũng góp phần tăng thu nhập cho hộ.
Ngoài ra, một số hộ sản xuất lớn còn thuê mƣớn lao động thƣờng xuyên hoặc
vào thời vụ, điều này cũng tạo ra đƣợc số lƣợng việc làm lớn ở nông thôn,

giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Các nông hộ ngoài tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào
hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau nên khó giới hạn thế
nào là một nông hộ cho thật chính xác.
2.1.2.2 Nguồn sinh kế của nông hộ
 Các khái niệm về sinh kế
- Khái niệm sinh kế: Ý tƣởng sinh kế đƣợc đề cập tới trong các tác
phẩm nghiên cứu của R.Chamber vào những năm 1980. Về sau, khái niệm
này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett và Reardon,
Morrison, Dorward…. Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về
sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố
có ảnh hƣởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về căn
bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa
vào năng lực và khả năng của hộ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế,
chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập
trong cộng đồng (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010).

8


Trong nhiều nghiên cứu của mình, F.Ellis (2000) cho rằng một sinh kế
bao gồm những tài sản (tự nhiên, phƣơng tiện vật chất, con ngƣời, tài chính
và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội đƣợc tiếp cận đến các tài
sản và hoạt động đó (đạt đƣợc thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà
theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông
hộ (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010).
Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFID – Anh, 1999), sinh kế đƣợc hiểu
là: (1) Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có đƣợc,
kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống
cũng nhƣ để đạt đƣợc các mục tiêu và ƣớc nguyện của họ. (2) Các nguồn lực

mà con ngƣời có đƣợc bao gồm: vốn con ngƣời; vốn vật chất; vốn tự nhiên;
vốn tài chính và vốn xã hội (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010).
Sinh kế có thể đƣợc miêu tả nhƣ là sự tập hợp các nguồn lực và khả
năng mà con ngƣời kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực
hiện để kiếm sống và đạt đƣợc các mục tiêu và ƣớc nguyện của họ (DFID,
1999). Một trong những con đƣờng để hiểu một hệ thống sinh kế là phân tích
chiến lƣợc sử dụng nguồn lực sinh kế cũng nhƣ cách thức chống đỡ và thích
ứng của cá nhân cũng nhƣ cộng đồng đó đối với các tác động bất thƣờng từ
bên ngoài (Dự án FLITCH, 2012).
Sinh kế cũng đƣợc Trần Sáng Tạo (2012) miêu tả nhƣ là sự kết hợp các
hoạt động đƣợc thực hiện để sử dụng các nguồn lực nhằm duy trì cuộc sống.
Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực
con ngƣời), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính,
và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không
chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động đƣợc diễn ra (nguồn lực xã hội).
 Nguồn vốn sinh kế (hay nguồn lực sinh kế)
Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFID – Anh, 1999) và FLITCH (2012),
nguồn vốn sinh kế bao gồm 5 loại: Nguồn vốn nhân lực (Human Capital, viết
tắt là H); Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital, viết tắt là N); Nguồn vốn tài
chính (Financial Capital, viết tắt là F); Nguồn vốn xã hội (Social Capital, viết
tắt là S) và Nguồn vốn vật chất (Physical Capital, viết tắt là P).
 Nguồn vốn nhân lực: là nguồn vốn đại diện cho các nhận thức, khả
năng làm việc và kiến thức nhằm phục vụ cho việc theo đuổi và đạt đƣợc các
mục tiêu sinh kế của mình. Nguồn vốn nhân lực là lực lƣợng lao động bao
gồm cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng (nhƣ kỹ năng, tay nghề, sự am hiểu kỹ
thuật canh tác, kiến thức bản địa, sức khỏe, tập quán lao động, siêng năng hay
lƣời biếng). Các thông tin liên quan đến cách thức sử dụng nguồn lực này cần
9



đƣợc thu thập bao gồm phân bổ và sử dụng quỹ thời gian, tình hình phân công
công việc giữa nam và nữ trong gia đình. Những vẫn đề này cần đƣợc khám
phá và mô tả một cách rõ ràng đặc biệt là những đặc tính về chất lƣợng cần
đƣợc xem xét kỹ để kết hợp với các nguồn lực khác một cách phù hợp, hiệu
quả. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn lực con ngƣời đƣợc xem là
nguồn lực có tính chi phối mạnh mẽ đối với việc sử dụng các nguồn lực khác
cũng nhƣ các chiến lƣợc và hoạt động sinh kế. Ngoài ra, khi đánh giá nhóm
nguồn lực này cần chú ý tới xu hƣớng di chuyển nguồn lực trong tƣơng lai,
trong đó chú trọng tới hai xu thế chính đó là di chuyển theo vị trí địa lí –
thƣờng là các xu hƣớng di dân để tìm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên tốt
hơn, di cƣ lao động từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và xu
hƣớng di chuyển tại chỗ, tức là di chuyển từ lĩnh vực hoạt động này sang lĩnh
vực hoạt động khác. Các thông tin này rất quan trọng và hữu ích đối với chiến
lƣợc phát triển nguồn nhân lực sau này.
 Nguồn vốn xã hội: là các nguồn lực xã hội mà con ngƣời sử dụng để
theo đuổi các mục tiêu sinh kế nhƣ quan hệ, mạng lƣới, thành viên nhóm.
Nguồn vốn xã hội bao gồm các mối quan hệ về tình làng nghĩa xóm, sự hợp
tác trong sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, các
mối quan hệ xã hội, tiếng nói của ngƣời dân, các bên liên quan trong việc ra
các quyết định liên quan đến phát triển sinh kế. Những yếu tố này có thể tạo
nên sức mạnh cho phát triển sản xuất cũng nhƣ đạt đƣợc các mục tiêu mong
muốn của ngƣời dân, cộng đồng.
 Nguồn vốn tự nhiên: là các nguồn lực, nguyên liệu, nhiên liệu tự
nhiên để tạo dựng các sinh kế. Nguồn vốn tự nhiên liên quan tới việc nắm giữ,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất đai, nguồn nƣớc, tài nguyên rừng, khí
hậu, v.v…
 Nguồn vốn tài chính: là các nguồn tài chính mà con ngƣời sử dụng để
đạt đƣợc các mục tiêu sinh kế. Nguồn vốn tài chính bao gồm các khoản tiền
đƣợc đƣa vào sản xuất kinh doanh; nguồn lực này có thể xuất phát từ nhiều
nguồn khác nhau nhƣ tích lũy từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, từ đi

vay, tiền lƣơng v.v... Khi xem xét nguồn lực tài chính ngoài việc xem xét số
lƣợng và nguồn gốc, một vấn đề rất quan trọng cần đƣợc quan tâm đó là khả
năng tiếp cận nguồn lực này của ngƣời dân và cách thức họ sử dụng nguồn
lực.
 Nguồn vốn vật chất: bao gồm trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ sản
xuất, sinh hoạt và có thể đƣợc chia thành hai cấp độ khác nhau: Cấp hộ và cấp
cộng đồng. Ở cấp hộ bao gồm công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh

10


và các phƣơng tiện phục vụ cuộc sống. Ở cấp độ cộng đồng chủ yếu đề cập tới
cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, điện, nƣớc.
Tất cả các nguồn vốn đều rất quan trọng đối với cải thiện sinh kế, tuy
nhiên tình trạng và vai trò mỗi loại phụ thuộc vào mỗi thời điểm, mỗi cộng
đồng dân cƣ. Để có cơ sở xác định các mũi nhọn ƣu tiên phát triển nguồn vốn
nhằm đạt đƣợc những kết quả hiệu quả cao cần đánh giá hai khía cạnh. Thứ
nhất: tầm quan trọng của các nguồn vốn. Thứ hai: mức độ thiếu hụt nguồn
vốn, các cản trở trong việc tiếp cận, sử dụng và phát triển các nguồn vốn.
2.1.3 Một số vấn đề về cung cấp tín dụng vi mô cho nông hộ và ngƣời
nghèo
2.1.3.1 Khái niệm và tiêu chí về nghèo
Xác định bản chất của nghèo và cách thức đo lƣờng nghèo một cách
phù hợp có thể giúp chúng ta có đƣợc nhận thức tốt hơn về xã hội để có những
đáp ứng hiệu quả hơn trong xóa đói giảm nghèo.
Nghèo đƣợc định nghĩa là “sự thiếu hụt, hay là sự bất lực trong việc tiếp
cận đến một mức sống mà xã hội chấp nhận” (World Bank, 2001 và FAO,
2005).
Theo Anan and Sen (1977), nghèo có thể đƣợc giải thích bởi các chỉ báo
đa chiều. Nghèo không chỉ đƣợc đo lƣờng bằng thu nhập, chi tiêu mà còn bởi

khả năng tiếp cận một cách đồng thời đến lƣơng thực, nhà ở, giáo dục, chăm
sóc sức khỏe và các mức sống xã hội khác, ngay cả các chỉ báo phi vật
chất (Khai, Danh, 2012).
Thông thƣờng để đánh giá nghèo, các quốc gia sử dụng bộ dữ liệu có
đƣợc từ điều tra mức sống hộ gia đình thông qua một số thông tin quan trọng
nhƣ là cấu trúc hộ, chi tiêu lƣơng thực và phi lƣơng thực, tài sản bao gồm nhà
ở, đất đai và đồ dùng lâu bền, thu nhập và việc làm nông nghiệp, phi nông
nghiệp, làm công làm thuê và công việc tự kinh doanh, giáo dục, y tế, di cƣ,
sinh sản và các thông tin khác.
Gần đây, UNDP (2011) đã công bố Báo cáo quốc gia về phát triển
con ngƣời năm 2011 cho Việt Nam. Nghiên cứu của UNDP đã áp dụng so
sánh ba phƣơng pháp đo lƣờng là nghèo tiền tệ, HPI (Human Poverty Index –
Chỉ số nghèo con ngƣời) và MPI (Multidimensional Poverty Index – Chỉ số
nghèo đa chiều). Chỉ số nghèo đa chiều MPI đƣợc UNDP xây dựng dựa trên
ba thƣớc đo (chiều) là Y tế, Giáo dục và mức sống, đƣợc đại diện bằng
chín chỉ tiêu 1) hộ phải bán tài sản, vay nợ để trả phí chăm sóc y tế hoặc
ngƣng chữa trị; 2) thành viên hộ chƣa hoàn thành bậc tiểu học; 3) trẻ em trong
11


độ tuổi đi học không đến trƣờng; 4) sử dụng điện thắp sáng; 5) tiếp cận nƣớc
uống sạch; 6) tiếp cận vệ sinh; 7) tiếp cận nhà vệ sinh tiêu chuẩn; 8) sống ở
nhà cố định; và 9) có sở hữu tài sản lâu bền. Những ngƣời nghèo đa chiều là
ngƣời chịu bất kỳ hai thiếu hụt nào trong chín chỉ số trên. Tuy nhiên, tƣơng tự
nhƣ trên, báo cáo không đƣa ra lý do chọn các thƣớc đo và chỉ tiêu liên quan.
Ở Việt Nam, cách tiếp cận đo lƣờng nghèo đƣợc Tổng cục Thống kê
(GSO) áp dụng ở các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình (Vietnam
Household Living Standards Survey – VHLSS) và Bộ Lao động – Thƣơng
binh và Xã hội (MOLISA) áp dụng khi phân loại nghèo ở các địa phƣơng.
Tuy nhiên, MOLISA luôn sử dụng cách tiếp cận đo lƣờng nghèo tuyệt đối dựa

trên thu nhập. Ngƣỡng nghèo này đã đƣợc nhà nƣớc xây dựng tách biệt giữa
vùng nông thôn và đô thị, và có cập nhật theo thời gian cho các giai đoạn 2001
– 2005, 2006 – 2010 và từ 2011 đến nay. Trong khi đó, GSO thƣờng áp dụng
cả hai cách đo lƣờng nghèo tƣơng đối và tuyệt đối dựa trên cả thu nhập và chi
tiêu. Trong báo cáo đánh giá mới nhất, GSO (2010) sử dụng ngũ phân vị dựa
trên thu nhập bình quân đầu ngƣời. Các hộ gia đình đƣợc so sánh với nhau về
các đặc điểm kinh tế – xã hội, nhất là so sánh giữa hai nhóm có thu nhập bình
quân đầu ngƣời thấp nhất (nhóm nghèo) và cao nhất (giàu). Mặc dù có những
khác biệt nhất định về tiếp cận đo lƣờng nghèo, các báo cáo nghiên cứu
nghèo đã cung cấp thông tin mô tả sâu sắc về tình trạng nghèo với các đặc
trƣng khác nhau ở các vùng miền hay dân tộc.
Theo Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg, ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011 – 2015 quy định nhƣ sau:
(1) Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng / ngƣời / tháng (từ 4.800.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống.
(2) Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng / ngƣời / tháng (từ 6.000.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống.
(3) Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ
401.000 đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng.
(4) Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng.
Một nghiên cứu đánh giá nghèo có sự tham gia của Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam (2011) chỉ ra rằng các đặc trƣng của ngƣời nghèo gắn rất chặt
với sự thiếu hụt các tài sản sinh kế. Các cuộc thảo luận định tính tiết lộ rằng
thiếu hụt đất canh tác (tài sản tự nhiên), thiếu hỗ trợ tín dụng, rơi vào hoàn
12


cảnh nợ nần, vay mƣợn lƣơng thực để ăn (tài sản tài chính), nhà cửa và đồ

dùng tạm bợ (tài sản vật chất), gia đình trẻ, thiếu kinh nghiệm làm việc, thiếu
kiến thức, rời trƣờng học sớm, mù chữ, chủ hộ lớn tuổi, đau ốm, thiểu năng
(tài sản con ngƣời) là các đặc trƣng quan trọng của ngƣời nghèo (Khai, Danh,
2012).
2.1.3.2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng vi mô của người nghèo
Tín dụng vi mô hoặc tổng quát hơn tài chính vi mô, đã đi tiên phong ở
Bangladesh đƣợc thúc đẩy nhƣ một giải pháp để cung cấp vốn cho ngƣời
nghèo. Tài chính vi mô đầu tiên là một dịch vụ tài chính quy mô nhỏ nhƣng
khi nó trở nên thành công hơn, nó đã đƣợc mở rộng cho tất cả các nơi trên thế
giới (Choudhury et al, 2008). Trong nghiên cứu của mình, Baiyegunhi et al
(2010) đã nêu lên một trong những nguyên nhân chính của đói nghèo ở các
nền kinh tế đang phát triển là thiếu tiếp cận tín dụng của ngƣời nghèo, những
ngƣời cần bổ sung vốn lƣu động để đầu tƣ cho kế sinh nhai của họ. Theo
Khandker (2001), tăng tiếp cận tín dụng cho nông hộ sẽ làm tăng phúc lợi,
tăng mức thu nhập, chi tiêu và tài sản cho họ; vấn đề này đƣợc lập luận trên cơ
sở thông qua tín dụng, hộ gia đình nghèo có thể đƣợc hỗ trợ về kinh tế làm
giảm đáng kể mức độ đói nghèo (Armendariz và Morduch, 2000), (Vuong
Quoc Duy, 2012).
Tại các khu vực nông thôn, tín dụng đƣợc sử dụng chủ yếu để làm vốn,
mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng cho gia đình. Các hộ gia
đình làm nghề nông cần tiền để sử dụng chi tiêu ở vụ mùa hiện tại, đồng thời
sau khi thu hoạch họ còn phải cần tiền để chuẩn bị đầu tƣ cho vụ mùa tiếp theo
nhƣ phải mua hạt giống mới, phân bón và thuốc trừ sâu,…. .Một nghiên cứu
trƣờng hợp ở Indonesia của Nunung et al (2005) phát hiện ra rằng ngƣời nông
dân còn sử dụng vốn vay để áp dụng công nghệ sản xuất mới. Trong một
nghiên cứu của Khandker và Binswanger (1989), nông dân sử dụng tín dụng
cho chi phí đầu vào lao động, phân bón, vốn và trồng cây nguyên liệu hiệu quả
hơn. Việc sử dụng tín dụng cũng có vẻ khác nhau theo nguồn của nó Irfan et al
(1999) tìm thấy rằng 90% của các khoản vay chính thức đƣợc cung cấp cho
các mục đích sản xuất; tuy nhiên, 33% các khoản cho vay không chính thức

đƣợc thực hiện bởi những ngƣời bán hàng, nông hộ sử dụng cho mục đích tiêu
dùng. Trong trƣờng hợp của khách hàng vay tại bốn tỉnh ở Việt Nam,
Barslund và Tarp (2008) tìm thấy rằng các khoản vay không chính thức ở khu
vực nông thôn thƣờng dùng cho những khó khăn bất ngờ (chẳng hạn nhƣ khi
một thành viên trong gia đình nhập viện), do đó, tín dụng phi chính thức đƣợc
thực hiện và áp dụng một cách nhanh chóng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh
hoạt; trong khi đó tín dụng chính thức đƣợc sử dụng chủ yếu cho sản xuất và
13


tích lũy tài sản, (Vuong Quoc Duy, 2012).
Các dịch vụ tiết kiệm vi mô cũng là quan trọng đối với ngƣời nghèo. Các
khách hàng vay, doanh nhân nhỏ cần có một nơi gửi tiền để tích tụ các khoản
thu nhập thặng dƣ mà họ tạo ra từ việc bán cây trồng, hoặc từ các hoạt động
phi nông nghiệp. Các khoản tiết kiệm này giúp cho họ có sẵn một khoản tiền
chi khi cần thiết trong cuộc sống; hoặc có thể sử dụng thay cho một khoản vay
khi họ cần tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, hoặc phòng hờ khi đời sống gặp
những rủi ro về thu nhập (Martin et al, 2002). Đối với dịch vụ bảo hiểm, hộ
nghèo cũng có nhu cầu và cần đƣợc tiếp cận đến bảo hiểm vi mô mặc dù vẫn
còn nhiều hạn chế, (Armendariz và Morduch, 2005). Đây là một phần đƣợc
giải thích bằng khó khăn trong việc tính thu hồi chi phí cho bảo hiểm vi mô
nhất là trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, một lĩnh vực có nhiều rủi ro vì
phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, mùa vụ, thời tiết, dịch bệnh,…., (Vuong
Quoc Duy, 2012).
2.1.3.3 Tác động của tín dụng vi mô đối với người nghèo
Qua thực tế chứng minh rằng, tín dụng vi mô đã cải thiện đƣợc mức độ
an ninh lƣơng thực, gia tăng sản xuất, gia tăng tiếp cận thị trƣờng (Diagne và
Zeller, 2001; Armendariz và Morduch, 2005). Với tín dụng vi mô, nông dân
có thể mua nguyên liệu đầu vào sản xuất nhƣ giống, phân bón, công cụ, máy
móc thiết bị và thuê lao động, cuối cùng là tăng năng suất cho các hoạt động

sản xuất của họ, (Vuong Quoc Duy, 2012). Tín dụng vi mô có thể ổn định
dòng thu nhập và làm tăng nhanh tiêu dùng. Cụ thể đƣợc thể hiện qua các khía
cạnh:
- Thu nhập: cuộc khảo sát năm 1998 đã phát hiện thu nhập bình quân
hàng năm của các hộ gia đình tham gia sẽ cao hơn so với những ngƣời không
tham gia. Ngoài ra hộ tham gia tín dụng vi mô đã có thể đối phó tốt hơn với lũ
lụt, duy trì thu nhập, đạt đƣợc sức mua và sức tiêu thụ cao hơn (Salehuddin
Ahmed,2005)
- An ninh lương thực: qua nghiên cứu tìm thấy những ngƣời tham gia
chƣơng trình, do tiếp cận nhiều hơn với lợi tức mùa màng, có an ninh lƣơng
thực tốt hơn cũng có thể tăng cao hơn so với ngƣời không tham gia.
- Tiền lương: tín dụng vi mô đã giúp các hộ gia đình tham gia kiếm đƣợc
thu nhập cao hơn so với những ngƣời không tham gia tín dụng vi mô.
- Việc làm: các hộ gia đình tham gia đảm nảo việc làm tốt hơn trên đất
đai của họ, do tiếp cận tốt tới thị trƣờng cho thuê đất. Tiền lƣơng và tự tạo việc
làm trong khu vực phi nông nghiệp cũng cao hơn đối với các hộ gia đình tham
gia để họ tiếp cận chƣơng trình tín dụng vi mô.
14


- Y tế và dinh dưỡng: có nhiều chƣơng trình ảnh hƣởng tích cực đến tình
trạng dinh dƣỡng.
- Nâng cao vị thế của phụ nữ: Mục tiêu chính của các chƣơng trình tín
dụng vi mô là phụ nữ. Có bằng chứng mạnh mẽ rằng, các chƣơng trình tín
dụng vi mô góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ. Một kết quả nhƣ vậy làm sự
tự tin tăng lên và tăng lòng tự trọng. Mặt khác là phụ nữ đã tăng lên trong việc
ra quyết định trong các lĩnh vực lập kế hoạch gia đình, hôn nhân của trẻ em,
mua bán tài sản, gửi con gái đến trƣờng. Đã có một số bằng chứng cho thấy
các thành viên của các tổ chức tài chính vi mô có thể ngăn chặn bạo lực gia
đình do trao quyền cho cá nhân và thông qua nhóm hành động. Tại

Bangladesh, các chƣơng trình tín dụng vi mô cũng tăng sự tham gia của phụ
nữ trong các hoạt động của chính quyền địa phƣơng. Một số phụ nữ khách
hàng tín dụng vi mô đã đƣợc bầu làm Chủ tịch và các thành viên của Liên hiệp
Parishads khác nhau, sôi động nhất của chính quyền địa phƣơng. Bây giờ phụ
nữ khách hàng tín dụng vi mô có vai trò lớn hơn trong các hoạt động cộng
đồng và tổ chức cho sự thay đổi xã hội.
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Pius Siakwah (2010, trang
66) tín dụng vi mô có nhiều tác động đối với ngƣời nghèo:
- Một trong những lợi ích quan trọng của các chƣơng trình tín dụng vi
mô là khả năng giảm thiểu rủi ro cho ngƣời nghèo. Tuy nhiên, sự giảm thiểu
xảy ra thông qua các kênh khác nhau. Thông tin từ các kênh này dƣờng nhƣ
cho thấy rằng các chƣơng trình tín dụng vi mô giúp khách hàng vay bảo đảm
mình chống lại những khó khăn kinh tế bằng cách giúp đỡ họ xây dựng tài sản
gia đình. Tuy nhiên, họ có thể đƣợc bán nếu cần thiết để cứu hộ tài sản gia
đình. Hơn nữa, tài sản cũng có thể đƣợc sử dụng nhƣ một bảo mật hoặc bằng
chứng về sự xứng đáng tín dụng khi giao dịch với các cơ quan kinh doanh
hoặc cơ quan cho vay truyền thống. Các khía cạnh của chƣơng trình tín dụng
vi mô nhƣ đào tạo kỹ năng và trao quyền cho phụ nữ dƣờng nhƣ góp phần vào
khả năng của gia đình để đối phó với khó khăn kinh tế bằng cách tăng sự đa
dạng của phản ứng một gia đình có thể làm . Những khó khăn có các hình thức
đa dạng, từ thu nhập thấp , thất nghiệp và đói nghèo. Do vậy , giảm lỗ hổng
trên xuất hiện là cho phép ngƣời nghèo tự chăm sóc mình và tiếng nói của họ
sẽ đƣợc tổ chức trong xã hội tôn trọng. Trong quá trình nghiên cứu Pius
Siakwah (2010, trang 66) chỉ ra rằng các tƣơng tác với đối tƣợng quan sát
thấy đối tƣợng thành công nhất có liên quan đến đa dạng hóa các hoạt động
tạo ra thu nhập.
- Tham gia trong nhóm tín dụng có thể giảm tổn thƣơng chủ yếu bằng
cách xây dựng tài sản con ngƣời và xã hội. Có thể lập luận rằng sự tham gia
15



×