Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.27 KB, 13 trang )

Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

DẪN NHÂP:
Do việc đánh giá thời đại từ nội dung, tính chất, đặc điểm và xu hướng phát
triển đang có rất nhiều ý kiến và những dự báo khác nhau. Điều đó đã đặt ra cho
chúng ta rất nhiều vấn đề phải đào sâu nghiên cứu để chỉ ra cơ sở lý luận và thực
tiễn về thời đại hiện nay. Đó là việc làm có ý nghóa cực kỳ quan trọng, góp phần
bảo vệ, phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, góp phần thúc đẩy sự phát triển
tiến bộ của thế giới. Một khi chúng ta xác đònh được cơ sở lý luận và thực tiễn của
thời đại mới thì khi đó “chúng ta mới có thể đònh ra đúng đắn sách lược của chúng
ta, và chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những điểm cơ bản của một thời đại, chúng ta
mới có thể tính đến những điểm chi tiết của nước này hay nước nọ”
Mặt khác, chúng ta thấy rằng cho đến nay, chủ nghóa xã hội (CNXH) qua
những bước thăng trầm, tuy hiện thực nó tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng ở nhiều
nước CNXH đang nổ lực tìm kiếm con đường cải cách, đổi mới tiến lên. Từ thực tiễn
trên, một vấn đề cùng nổi bậc lên về bản chất tuy không thay đổi nhưng biểu hiện
của CNXH đã khác trước, sự xuất hiện các mô hình xây dựng CNXH và con đường
đi lên CNXH là điều cần thiết để các nước xây dựng thành công CNXH. Chính lúc
này, chúng ta có điều kiện nhìn lại lý luận và thực tiễn rõ ràng hơn, đặc biệt là
khuyết điểm về vận dụng lý luận một cách giáo điều, cứng nhắc về việc quan tâm
tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận nhằm rút ra những bài học kinh
nghiệm, để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Thực tiễn trên đòi hỏi chúng ta cần suy xét một cách khoa học và sâu sắc di sản lý
luận của C.Mác, Ph. Ănghen, VI Lênin và Hồ Chí Minh, đối chiếu lý luận với thực
tiễn và tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta và trên thế giới để tiếp tục bổ
sung, phát triển CNXH khoa học, đồng thời phải kiên trì phê phán các luận điệu thù
đòch. Hiện nay vấn đề này càng có ý nghóa quan trọng, bởi nó diễn ra trong bối cảnh
CNXH thế giới đang khủng hoảng. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ CNXH khoa học gắn
liền với việc tổng kết thực tiễn nhằm phát triển CNXH khoa học trở thành nhiệm vụ
vừa cấp bách vừa có ý nghóa chiến lược. Vì vậy việc nghiên cứu nguyên lý thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn sẽ rút ra được những bài học mang ý nghóa phương


pháp luận trong công cuộc xây dựng Xã Hội Chủ Nghóa (XHCN) phù hợp với điều
kiện Việt Nam hiện nay và trong nhiều thập kỷ tới một cách đúng đắn và hiệu quả
là việc làm cần thiết và cấp bách.


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

I. SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN :

1. Khái niệm thực tiễn và lý luận :
a. Khái niệm thực tiễn :

Chủ nghóa duy vật biện chứng cho rằng : Nếu hoạt động bản năng của loài vật
giúp nó thích nghi với môi trường, thì hoạt động thực tiễn của con người hướng đến
cải tạo thế giới nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình và vươn lên nắm giữ vai trò làm
chủ thế giới. Nếu loài vật chỉ sống bằng cách tự thỏa mãn với những gì mà tự nhiên
cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn, thì con người muốn tồn tại phải lao động tạo ra
của cải vật chất để tự nuôi sống mình. Để lao động có hiệu quả, con người phải chế
tạo và sử dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn lao động, con người đã
tạo nên những vật phẩm không có sẵn trong tự nhiên nhưng cần thiết cho mình. Và
thông qua lao động, con người có quan hệ ràng buộc nhau tạo nên cộng đồng xã hội.
Nhờ vào thực tiễn, con người đã tách ra khỏi thế giới tự nhiên, tôn vinh mình trong
vũ trụ, và cũng nhờ vào thực tiễn, con người quay về sống hòa hợp với thế giới xung
quanh, để qua đó con người và xã hội loài người tồn tại và phát triển. Như vậy, thực
tiễn là phương thức tồn tại của con người và xã hội loài người, là hoạt động cơ bản,
tất yếu phổ biến, mang tính bản chất của con người. Nói ngắn gọn, thực tiễn là
phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lòch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Thực tiễn được tiến hành trong các quan hệ xã hội, và luôn thay đổi cùng với
quá trình phát triển của xã hội. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ

chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người. Bất cứ hình thức hoạt động
nào của thực tiễn cũng gồm những yếu tố chủ quan như nhu cầu, mục đích, lợi ích,
năng lực, trình độ của con người đang hoạt động thực tiễn và những yếu tố khách
quan như phương tiện, công cụ, điều kiện vật chất (hay tinh thần đã được vật chất
hóa) do thế hệ trước để lại và điều kiện tự nhiên xung quanh. Thực tiễn có thể được
chia ra làm các hình thức cơ bản như thực tiễn sản xuất vật chất, thực tiễn chính trò –
xã hội, thực tiễn thực nghiệm khoa học, và các hình thức không cơ bản như thực tiễn
tôn giáo, thực tiễn đạo đức, thực tiễn pháp luật …… Trong đó thực nghiệm khoa học
là hình thức đặc biệt của thực tiễn. Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng có vai
trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại. Đương nhiên, mỗi hình thức hoạt động cơ bản ấy
có chức năng quan trọng khác nhau, không thể thay thế được cho nhau song giữa


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau làm cho thực
tiễn vận động và phát triển không ngừng.

b. Khái niệm lý luận :
Trước hết, ta hiểu như thế nào về nhận thức : Theo chủ nghóa duy vật biện
chứng thì nhận thức là hoạt động tích cực, sáng tạo phản ánh thế giới vật chất vào
trong bộ não con người, dựa trên cơ sở thực tiễn và mang tính biện chứng sâu sắc.
Cơ chế của hoạt động nhận thức là sự tương tác giữa chủ thể và khách thể nhận
thức.
Con người tạo ra những công cụ, phương pháp nhận thức, trong đó quan trọng
nhất là hệ thống ngôn ngữ. Con người phản ánh thế giới một cách năng động, sáng
tạo để nắm bắt bản chất của hiện thực, không sao chép hiện thực, đó là sự phản ánh
có chọn lọc, chủ động, có mục đích. Nó là quá trình xâm nhập của lý trí vào hiện
thực, làm cho hiện thực bộc lộ các thuộc tính và thông qua các thuộc tính ấy mà con

người nhận thức được bản chất của hiện thực, nhằm chi phối và cải tạo chúng vì
mục đích của con người. Nhận thức là quá trình hoạt động năng động, có lựa chọn,
phủ đònh và kế thừa nhưng hình thức thông tin đã được biến đổi và tiến bộ theo lòch
sử. Nó không dừng lại ở cái bề ngoài, cái hiện tượng, mà đi sâu vào cái bên trong,
cái bản chất của sự vật. Nhận thức là quá trình con người làm phong phú mình bằng
những tri thức mới. Kết quả của hoạt động nhận thức là tri thức. Tri thức là hình ảnh
chủ quan của thế gian khách quan và có nhiều cấp độ khác nhau trong đó có tri thức
lý luận (nhận thức lý luận).

2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn :
Trong mối quan hệ với lý luận, thực tiễn đóng vai trò quyết đònh vì thực tế là
hoạt động vật chất, còn lý luận là sản phẩm của tinh thần vai trò quyết đònh của thực
tiễn đối với lý luận ở chỗ :

Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức :
Sở dó như vậy bởi vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức. Nó đề
ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận
thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là giải thích và cải tạo thế giới
mà buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt
động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho các sự vật hiện tượng bộc lộ những
thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại tài liệu cho
nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát
triển của thế giới. Trên cơ sở đó mà hình thành nên các lý thuyết khoa học. Chẳng


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

hạn sự xuất hiện học thuyết macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt
nguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
chống lại giai cấp tư sản bấy giờ. Ngay cả những thành tựu khoa học mới đây nhất

là khám phá và giải mã bản đồ gen người cũng ra đời từ chính hoạt động thực tiễn,
từ nhu cầu đòi hỏi phải chữa trò những căn bệnh nang y và từ nhu cầu tìm hiểu, khai
thác những tiềm năng bí ẩn của con người …… Có thể nói, suy cho cùng không có
một lónh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc
phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Do đó nếu thoát ly thực tiễn, không dựa vào thực tiễn
thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển
của mình. Vì thế, chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và
sâu sắc về thế giới.
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động
thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư
duy lôgic không ngừng được củng cố và phát triển, các phương tiện nhận thức ngày
càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc
nhận thức thế giới. Chẳng hạn, nhờ việc thêu ren mà bàn tay của người lao động trở
nên khéo léo, khả năng phân biệt màu sắc và ánh sáng của thò giác trở nên tinh xảo
hơn. Hoặc từ công việc điều hành, tổ chức quản lý sản xuất, tính toán hiệu quả lao
động ….. mà đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải tư duy nhạy bén, năng động hơn,
thói quen và nề nếp làm việc khoa học hơn. Cũng nhờ thực tiễn mà kính hiển vi
điện tử, kính thiên văn, tàu vũ trụ, máy vi tính …… mới xuất hiện.
Những công cụ và phương tiện hiện đại đó cho phép nhận thức con người đẩy
nhanh tiến trình đi sâu vào bản chất của sự vật, mở rộng tầm bao quát các quá trình
đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội

Thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý :
Bởi vì, thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan diễn ra
độc lập với nhận thức. Nó luôn luôn vận động và phát triển trong lòch sử. Nhờ đó mà
thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy
cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn. Nó thường xuyên chòu
sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn. Chính thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn,
thước đo giá trò của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ
sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. C. Mác đã viết :

“Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. chính
trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.
Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố
đóng vai trò quyết đònh đối với hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi
nhận thức luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế, thực
tiễn là cơ sở, động lực mục đích của nhận thức, đồng thời là tiêu chuẩn để kiểm tra
chân lý.
Thực tiễn có vai trò quyết đònh đối với ký luận, song lý luận có sự tác động trở
lại đối với thực tiễn:
Lý luận có vai trò trong việc xác đònh mục tiêu, phương hướng cho hoạt động



thực tiễn, lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn.
Lý luận có vai trò điều chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực



tiễn có hiệu quả hơn.
Lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong thực tiễn cách mạng, VI Lênin viết



: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”.
Thực chất vai trò của lý luận đối với thực tiễn là ở chỗ, lý luận đem lại cho thực

tiễn những tri thức đúng đắn về những quy luật vận động và phát triển của thế giới
khách quan.
II. SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀ NGUYÊN LÝ CƠ
BẢN CỦA TRIẾT HỌC MAC – LÊNIN :
Giữa lý luận và thực tiễn có sự liên hệ, tác động qua lại tạo điều kiện cho nhau
cùng phát triển.
Vì thực tiễn có vai trò quyết đònh đối với nhận thức, lý luận. Vì vậy, chúng ta
cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu các việc nhận thức
phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu, đi sát thực tiễn, coi trọng
việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải gắn liền với thực tiễn, “học đi đôi
với hành”. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến bệnh chủ quan duy ý chí, giáo điều, máy
móc, bệnh quan liêu, chủ nghóa xét lại. Theo chủ tòch Hồ Chí Minh “lý luận là đem
thực tiễn trong lòch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so
sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận, rồi lại đem nó chứng minh với thực
tế. Đó là lý luận chân chính” và “lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý
luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông dù xem được hàng ngàn, hàng
vạn quyển lý luận, nếu không đem ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng
sách”


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

Tuy nhiên, việc coi trọng thực tiễn không có nghóa là coi nhẹ lý luận, hạ thấp
vai trò lý luận, không nên đề cao cái này hạ thấp cái kia và ngược lại. Nếu hạ thấp
vai trò lý luận sẽ rơi vào chủ nghóa thực dụng, chủ nghóa kinh nghiệm.
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC VẬN DỤNG SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NA:
NA:

1. Cải cách – đổi mới có nguyên tắc là con đường duy nhất đúng để bảo vệ và

phát triển của CNXH :
Đổi mới đối với CNXH là một nhu cầu, một tất yếu cả về sự đòi hỏi phát triển
lý luận tư tưởng và thực tiễn, đồng thời là con đường duy nhất đúng, hàm chứa các
phép biện chứng của nhận thức, của thực tiễn, qua đó nâng cao khả năng tìm ra các
mâu thuẫn xã hội, xác lập chủ trương giải quyết đúng đắn, tạo động lực thúc đẩy
quá trình phát triển xã hội theo con đường XHCN. Bởi các xã hội sinh ra không phải
trong một thể hình hoàn chỉnh. CNXH được đổi mới, cải cách mới có thể tự mở
đường cho sự phát triển của chính nó và nhân loại tiến bộ, mới có thể đáp ứng phù
hợp với yêu cầu của thời đại nhằm tiếp tục đưa loài người ra khỏi vực thẳm nghèo
đói, bệnh tật và lạc hậu, đem lại tự do, công lý và quyền được tôn trọng cho con
người. Con người vốn có quyền được hưởng và bảo đảm cuộc sống tốt đẹp và đang
tiếp tục đấu tranh không mệt mỏi vì mục tiêu đó. Chủ nghóa xã hội đổi mới chính là
nhằm kiên trì và nổ lực thực hiện mục tiêu cao cả ấy. Nhưng phải phát huy sáng tạo
theo đúng những nguyên lý cơ bản của chủ nghóa Mác – Lênin, nhằm khắc phục
những nhược điểm, khuyết tật mà trước đây đã vấp phải.
Đổi mới được tiến hành theo cách thức nào, phương pháp nào thì là công việc
riêng của mỗi nước và phải do Đảng Cộng Sản và nhân dân nước đó quyết đònh.
Mọi sự dòch chuyển mô hình, kinh nghiệm một cách giáo điều chỉ đem lại sự thất
vọng và việc “đốt cháy” thời gian một cách nóng vội sẽ chỉ dẫn đến hậu quả sai
lầm. Nếu không xuất phát từ chính mình, từ “điểm xuất phát” với các truyền thống
văn hóa, dân tộc, xã hội… để lựa chọn phương thức, con đường, tốc độ cải cách, đổi
mới phù hợp thì không thể tiếp tục tiến lên. Nói khái quát, chủ nghóa xã hội không
thể thực hiện được một sự giải phóng hiện thực nào, nếu sự giải phóng ấy không
thực hiện trong thế giới hiện thực và bằng những phương tiện hiện thực.
Công cuộc cải tổ, cải cách ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghóa ở Đông Âu
là bằng chứng về sự “nhảy cực”, tự “ly thân” với chủ nghóa Mác – Lênin và với cả
chính mình. Mọi ý đònh tốt đẹp đã không diễn ra trên thực tế, do thiếu những cơ sở
lý luận được biện chứng một cách khoa học và một cương lónh thực thi hiệu quả. Sự



Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

phê phán không mang tính xây dựng đã chuyển thành cuộc khủng hoảng chính trò,
kinh tế, xã hội. Kết quả là chế độ chủ nghóa xã hội ở các nước này bò sụp đổ.
Nguyên nhân của sự đổ vỡ là do họ đã đi lệch khỏi những nguyên tắc của chủ nghóa
xã hội trên mọi bình diện vai trò đònh hướng Nhà nước và sự ổn đònh về chính trò là
vô cùng quan trọng nhưng lại bò coi nhẹ. Mức sống chung của toàn dân, đặc biệt là
người lao động cần được quan tâm thì không được đối xử thỏa đáng và thiếu những
dự án hữu hiệu. Công cuộc cải tổ toàn diện là một quá trình đòi hỏi sự thận trọng thì
lại biến thành hành động vội vã và đã gánh chòu một hậu quả khôn lường. Qua đây,
những người Xô Viết đã thâm thía rằng: “Cải tổ bò thất bại không phải bởi không
cần cải cách chủ nghóa xã hội, không phải bởi không thể cải cách được, và cũng
không phải bởi cải cách quá muộn màng, mà bởi vì “cải tổ” quá yếu ớt với tư cách
là một chiến lược, một chính sách và một cẩm nang chỉ dẫn quá trình cải cách. Sự
thất bại của cải tổ không phải được đònh trước về nguyên tắc hoặc về mặt lòch sử, nó
diễn ra một cách cụ thể trên thực tế”.
Trong khi đó Trung Quốc, Việt Nam, Cuba… tiến hành cải cách, đổi mới lại
theo những mô thức, giải pháp khác.
Những luận điểm then chốt, quan trọng về mô hình “chủ nghóa xã hội mang đặc
sắc Trung Quốc” sớm được xác lập, đònh hình. Con đường đi lên của Trung Quốc là
lấy chủ nghóa Mác - Lênin làm tư tưởng chỉ đạo, xuất phát từ tình hình cụ thể của
mình, không rập khuôn máy móc mô hình nước ngoài. Trung Quốc xây dựng đang ở
giai đoạn đầu của chủ nghóa xã hội với thời gian dài cả trăm năm. Trong giai đoạn
này, phải giải phóng lực lượng sản xuất, xóa bỏ bóc lột, thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo, nhiệm vụ trung tâm hàng đầu là xây dựng kinh tế, xây dựng và hoàn thiện
thể chế kinh tế thò trường, hoàn thiện chế độ hội đồng nhân dân, chế độ hợp tác với
nhiều Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trên cơ sở xác đònh rõ: cơ sở tư tưởng, chính trò
của công cuộc cải cách là kiên trì bốn nguyên tắc: kiên trì con đường xã hội chủ
nghóa, kiên trì củng cố nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung
Quốc và kiên trì chủ nghóa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận Đặng

Tiểu Bình. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khẳng đònh “Người Trung Quốc nhìn
nhận chủ nghóa xã hội .. và đang xây dựng chủ nghóa xã hội theo cách của riêng
mình”
Cuộc cải cách “vì chân lý và lẻ phải “ở CuBa được bứt ra từ điểm xuất phát
năm 1993. Đảng và nhân dân Cuba rất quan tâm đến những vấn đề cơ bản: giải
phóng sức sản xuất, thừa nhận vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh và sự linh hoạt


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

trong chính trò cũng như ngoại giao. Ngay sau tháng 7 – 1993, Cuba ban hành một
loạt biện pháp cải cách kinh tế: cải tiến quản lý Nhà nước, mở rộng ngành nghề cá
thể, mở cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài và phát triển du lòch, hợp thức hóa việc
sử dụng ngoại tệ trong nhân dân, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia…
Thực chất đây là quá trình và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cuối
năm 1994, Cuba thực hiện thành công một biện pháp cải cách táo bạo: mở chợ tự do
trao đổi các sản phẩm Nhà nước và tiểu thủ công nghiệp. Tuy xác đònh kinh tế là
lónh vực ưu tiên nhưng đồng thời từng bước cải cách hành chính, chính trò nhằm kiện
toàn và phát triển thể chế dân chủ, điều chỉnh đường lối, chính sách đối ngoại năng
động nhằm phá thế bò bao vây, cấm vận.
Ở Việt Nam, từ năm 1986 Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước trở thành một cuộc chuyển mình lòch sử “co ảnh hưởng vượt tầm
quốc gia, gây ấn tượng cho cả thế giới”. Như đồng chí Tề Kiến Quốc (Trung Quốc)
nhận đònh. Qua mỗi chặn đường lòch sử, Đảng và nhân dân ta kòp thời phát hiện, sản
phẩm kết, tổng kết kinh nghiệm, điều chỉnh bước đi phù hợp nhằm tăng cường năng
lực nội sinh, thâu thái sức mạnh bên ngoài, từng bước tiến lên vững chắc theo con
đường xã hội chủ nghóa. Từ thực tiễn hơn 15 năm đổi mới, Đảng và nhân dân ta đã
tìm tòi và thực hiện một cách thận trọng, hiệu quả sáu nguyên tắc chỉ đạo công cuộc
đổi mới, sáu đặc trưng của chủ nghóa xã hội và bảy phương hướng thực hiện. Con
đường đi lên chủ nghóa xã hội do Đảng ta khởi xướng, ngày càng được xác đònh rõ

hơn thông qua công cuộc đổi mới có “ý nghóa siêu quốc gia” như một học giả người
Bungari nhận đònh
Các nước trên tiếp tục ổn đònh và phát triển theo mục tiêu xã hội chủ nghóa
nhờ công cuộc cải cách, đổi mới có nguyên tắc từ suy nghó độc lập, sáng tạo, xuất
phát từ chính thực tế của mình, thông những con đường, phương pháp, cách thức tiến
hành phong phú, năng động. Nói một cách khái quát là, những kết quả trong công
cuộc xây dựng chủ nghóa xã hội phụ thuộc rất cơ bản vào việc kết hợp đúng đắn cái
phổ biến và cái đặc thù trong sự phát triển xã hội. Hiện nay, chúng ta biết không chỉ
về mặt lý thuyết mà cả về mặt thực tế rằng, con đường tiến lên chủ nghóa xã hội
ngày càng đa dạng và hiệu quả nhưng phải tuân theo những quy luật chung một
cách thống nhất đối với tất cả các nước xã hội chủ nghóa đồng thời cũng thấm thía
rằng sự tác động của những quy luật chung chi phối các hình thức khác nhau có ý
nghóa cơ bản và quyết đònh, song nếu không lựa chọn đúng các bước đi thích hợp với


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

điều kiện lòch sử cụ thể của mỗi nước thì không thể tiến hành thành công sự nghiệp
xây dựng chủ nghóa xã hội.

2. Giữ vững độc lập dân tộc, chủ động ttă
ăng cường hội nhậph kinh tế quốc tế một
cách đa dạng và mềm dẻo theo nguyên tắc xã hội chủ nghóa – phương án phát
nay::
triển hiệu quả của chủ nghóa xã hội hiện nay
Xét trên phạm vi quốc tế, phong trào xã hội chủ nghóa hiện nay đang ở giai
đoạn thoái trào, khả năng phục hồi và phát triển ở các quốc gia xã hội chủ nghóa tuy
đã rất rõ ràng, song còn nhiều khó khăn, phức tạp. Dù có đi lên chủ nghóa xã hội
bằng con đường riêng của mình, các nước cần có sự đối chiếu rộng rãi các quan
điểm, các kinh nghiệm của mình và ra sức thấu thái tinh hoa của nhân loại nhằm tọa

thành sức mạnh chung bảo đảm sự hoạt động tự giác và đổi mới không ngừng. Đó là
quy luật vận động của chủ nghóa xã hội vì thế mở rộng quan hệ hợp tác là một đặc
trưng quan trọng vốn có của chủ nghóa xã hội, cũng là con đường phát triển và tiến
bộ của các nước xã hội chủ nghóa. Do vậy xây dựng một chiến lược hợp tác dựa trên
quá trình phân tích tỉnh táo, sâu sắc và không đònh kiến các mối quan hệ độc lập và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và đẩy nhanh sự hội nhập kinh tế quốc tế là vấn
đề tất yếu và cấp bách.
Vì vậy việc thực hiện chính sách mở cửa, tạo ra nền kinh tế xã hội mở, thu hút
được đầu tư nước ngoài là vấn đề đáng chú ý. Làm được như vậy trước hết phải tạo
ra được một cơ chế hợp lý ổn đònh và thuận lợi cho các nhà đầu tư có công nghệ tốt,
có thể kinh doanh có lãi. Luật đầu tư nước ngoài là văn bản pháp chế quan trọng
đầu tiên để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài. Tất cả các nước bước vào hiện đại
hóa, thực hiện cơ chế kinh tế mở ở Đông và Đông Á ngay từ đầu đều rất chú ý xây
dựng luật đầu tư, thực hiện chính sách quốc gia đối với tư bản nước ngoài và ý đồ
phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước, học hỏi và nắm bắt các thành tựu công
nghệ tiên tiến, hiện đại hơn của cách mạng khoa học kỹ thuật từ các nước công
nghiệp phát triển. Quá trình này đòi hỏi phải tạo dựng những quy chế hành chính
mới, xóa bỏ tệ quan liêu (vốn là thứ xó nguồn gốc sâu xa từ xã hội truyền thống),
xây dựng cơ chế quản lý mới năng động hơn, thích ứng hơn với những yêu cầu tiến
bộ khoa học kỹ thuật và trạng thái kinh tế xã hội đang vận động, kìm hãm tốc độ
phát triển kinh tế – xã hội, trở nên bộc lộ rõ ràng hơn và đòi hỏi thay đổi nhanh hơn.
Đầu tư nước ngoài dưới các hình thức khác nhau đối với nước ta, Trung Quốc,
Inđônêxia thì có ý nghóa đặc biệt quan trọng đối với hiện đại hóa và công nghiệp
hóa. Điều này xuất phát từ tính chất yếu kém của lực lượng sản xuất, năng lực tổ


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

chức quản lý, khả năng tài chính và các hiểu biết về công nghệ sản xuất, thò trường…
của chính các nước này.

Việc họ chủ trương tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài là con đường khắc
phục sự thách đố của tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày nay về vấn đề thiếu vốn, về
khoảng cách công nghệ và trình độ khoa học kỹ thuật nói chung. Bằng cách đó, các
nước này tiếp cận dần dần, từ thích ứng với tiến bộ khoa học, kỹ thuật thế giới. Thực
tiễn phát triển kinh tế và hiện đại hóa thành công của các nước ở khu vực này đã
chứng tỏ phương thức đó là đúng đắn, thích hợp vơi khả năng họ và vơi hoàn cảnh
quốc tế hiện nay.

3. Luôn kiên trì mục tiêu chủ nghóa xã hội :
Chế độ xã hội chủ nghóa ở Liên Xô sụp đổ đã khiến cho không ít người ngỡ
ngàng, dao động, thậm chí có người mất phương hướng. Ta không nên ngạc nhiên
hay bi quan, bởi lẽ thoái trào chỉ là tạm thời. Kinh nghiệm lòch sử 150 năm của chủ
nghóa xã hội Macxit qua những kỳ thoái trào đã chỉ rõ mỗi lần như vậy chủ nghóa xã
hội lại soát lại mình và tiếp tục phát triển, lớn mạnh hơn, tích tụ xung lực để tạo nên
những ngọn sóng ngày càng mạnh mẽ hơn, phát triển theo các vòng xoáy trôn ốc
với chất lượng mới, cao hơn sâu sắc hơn. Còn dưới chủ nghóa tư bản, cho dù hiện
nay và có thể trong nhiều năm tới, lực lượng sản xuất vẫn tồn tại và phát triển trong
khuôn khổ chật hẹp của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa (tất nhiên quan hệ đó
được điều chỉnh nhất đònh với sự cố gắng chủ quan của giai cấp tư sản) thì những gì
mà tin học hóa mang lại sức bật mới cho lực lượng sản xuất đã có đủ để chúng ta có
thể nhận ra xu thế phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất. Nó sẽ vận động, phát
triển đạt tới giới hạn. Giới hạn đó chính là sự phát triển tới mức độ mà tiến bộ xã hội
dựa trên lực lượng sản xuất ấy, muốn thực hiện được, tất yếu phải thay thế quan hệ
sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất hiện nay. Vì bản
chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa dù có điều chỉnh như thế nào vẫn là sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghóa. Trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất ấy thì lực
lượng sản xuất chỉ được chú ý, tạo điều kiện phát triển trong phạm vi không làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của nhà tư bản, trong khi tồn tại và phát triển, trái với ý muốn
chủ quan của các nhà tư sản, chủ nghóa tư bản đã tạo một cách khách quan những
tiền đề và yếu tố cho chủ nghóa xã hội ngay từ trong lòng nó, trong mỗi bước đi của

nó. Những thành tựu của cuộc cách mạng thông tin của kinh tế trí thức mà chủ nghóa
tư bản hiện nay đã tạo ra và lợi dụng để duy trì sự tồn tại của nó đang dần vượt khỏi
sự kiểm soát của nó. Biện chứng tất yếu của lòch sử là những phương tiện mà chủ


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

nghóa tư bản tạo ra hoặc đang lợi dụng để duy trì tạm thời sức mạnh và chỗ đứng
của mình lại trở thành phương tiện chống lại nó, dẫn nó đến bước tự phủ đònh nó,
một cách tất yếu, dù sớm hay muộn. Diễn đạt theo C.Mác lực lượng sản xuất hiện
đại với kinh tế trí thức đang nổi dậy chống lại phương thức sản xuất tư bản chủ
nghóa, chống lại quan hệ sản xuất, phân phối và trao đổi tư sản. Đó là tất yếu. Hơn
nữa, có một hệ quả khác không thể phủ nhận là : chính điều đó là căn nguyên gây
ra những sự thoái bộ, suy đồi nghiệm trọng, nhất là trong đời sống đạo đức, văn hóa
làm cho tiến bộ xã hội trong chủ nghóa tư bản vốn đã bò tổn thương bởi được xây
dựng trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghóa thì nay tính chất và mức độ
ngày càng phát triển, nhất là do siêu lợi nhuận của các nhà tư bản thu được từ hàng
hóa đặc biệt trong lónh vực công nghệ thông tin, khi hệ thống công nghệ mới, trong
đó đặc biệt là công nghệ thông tin một khi bò ràng buộc bởi lợi nhuận tối đa, sẽ ném
ra hè phố hàng triệu công nhân, khi nạn nghe, nhìn quá tải, vô nguyên tắc sẽ để lại
hiệu quả đến nhiều thế hệ sau này.
IV. VẬN DỤNG ĐỐI VỚI SỰ ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM:
NAM:
Ở Việt Nam, ngoài việc học tập theo Mác - Lênin còn phải học tập theo tư tưởng
Hồ Chí Minh thì mới là đổi mới đúng đắn.
Sự phát triển của thực tiễn xã hội và phong trào cách mạng đặt ra yêu cầu khách
quan về sự tiến lên mãi của Đảng và không ngừng tư dưỡng, phấn đấu của người
cách mạng. Muốn vậy, Đảng và mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng phải ra sức
nghiên cứu học tập, vận dụng chủ nghóa Mác - Lênin. Người đã chỉ rõ “Phong trào
cách mạng lôi cuốn hàng ức triệu người. Công việc cách mạng là nghìn điều muôn

loại phức tạp, khó khăn. Để cân nhắc mọi hoàn cảnh phức tạp, nhìn rõ các mâu
thuẫn, để giải quyết đúng các vấn đề, thì chúng ta phải cố gắng học tập lý luận Mác
- Lênin. Học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mỗi người và đối với bản thân
mình là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghóa Mác - Lênin, để áp dụng một
cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với
thực tiễn”
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề nêu trên chúng ta đang đứng trước
những đòi hỏi bức xúc của việc đổi mới nội dung và phương thức làm công tác tư
tưởng trong Đảng, trong xã hội và thực hiện triệt để sâu rộng những cải cách mang
tính cách mạng và giáo dục tuyên truyền lý luận, về đào tạo và huấn luyện cán bộ,
cải cách giáo dục trong hệ thống giáo dục, trong nhà trường, từ Trung ương đến đòa


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay

phương và cơ sở, từ phổ thông đến Đại học, từ hệ thống trường Nhà nước đến các
trường chính trò của Đảng và đoàn thể về nghóa lý luận và tổng kết thực tiễn.
Đó thực sự là những nhiệm vụ có tầm chiến lược lâu dài không chỉ nhằm phát
huy mạnh mẽ tiềm lực tư tưởng, trí tuệ của Đảng mà còn là tiềm lực khoa học của
nước nhà và chất lượng con người, của nguồn nhân lực trong xã hội hiện đại.
Mấu chốt dẫn đến thành công là thực hiện đúng đắn, sáng tạo nguyên lý sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, về gắn liên tục đổi mới tư duy theo tư tưởng Hồ
Chí Minh. Điều kiện để thực hiện là phát huy dân chủ, tạo động lực kích thích năng
lực sáng tạo, phát hiện và bồi dưỡng tài năng có chính sách và cơ thể để phát triển
nhanh và bền vững về khoa học, lý luận, văn hóa. Đó là cách vận dụng tốt nhất tư
tưởng Hồ Chí Minh, đưa công tác tư tưởng, lý luận nước ta lên một trình độ mới.


Vận dụng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới hiện nay


KẾT LUẬN
Thực tiễn đã và sẽ tiếp tục chứng minh rằng: mặc dù sự nghiệp xã hội chủ
nghóa thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng nếu tổng kết đúng đắn kinh nghiệm bài
học lòch sử, kết hợp chặt chẽ hơn nữa nguyên lý cơ bản của chủ nghóa Mác - Lênin
với tình hình cụ thể của nước mình và tình hình mới trong sự phát triển của từng
nước, không ngừng củng cố và phát triển, thể hiện sức sống mạnh và tương lai tươi
sáng.
Những nguyên lý phổ biến của chủ nghóa xã hội khoa học đã thể hiện sức
sống trong từng hoàn cảnh lòch sử cụ thể, với những hình thức, phương pháp, bước đi
thích hợp, đa dạng, phong phú trên cơ sở những điều kiện lòch sử cụ thể ở mỗi nước
với tình hình so sánh lực lượng giai cấp và quan hệ giai cấp, tình hình kinh tế, chính
trò – xã hội, đặc điểm lòch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc… có sự khác nhau. Nếu
nắm vững và hiện thực hóa mới bảo đảm cho thắng lợi đổi mới của các quốc gia.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghóa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang đứng trước những thời cơ, vận hội lớn,
đồng thời đang phải đối đầu với những nguy cơ, thách thức nghiệt ngã. Nhưng từ tất
cả những thành tựu đã đạt được, những bài học lòch sử đã rút ra, với mục tiêu tiến
lên chủ nghóa xã hội, chúng ta có quyền tin tưởng rằng, ở Việt Nam, chủ nghóa xã
hội sẽ tiếp tục tỏa sáng với tiến lên thời kỳ quá độ từ chủ nghóa tư bản lên chủ nghóa
xã hội trên qui mô toàn cầu. Đại hội lần IX của Đảng vừa qua, một lần nữa khẳng
đònh: “Đảng và Nhà nước ta quyết tâm xây dựng nước Việt Nam theo con đường
chủ nghóa xã hội trên nền tảng chủ nghóa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Đó là tất yếu, là nhu cầu, là một bảo đảm cơ bản cho thắng lợi của sự nghiệp xây
dựng chủ nghóa xã hội và bảo vệ tổ quốc của chúng ta, góp phần xứng đáng cùng
nhân loại tiến bộ xây dựng một thế giới hòa bình, dân chủ, phát triển và tiến bộ
trong thế kỷ XXI.




×