MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người dân đang dần được
nâng cao, thị trường hàng hóa cũng ngày càng đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã và chủng
loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các hoạt động của ngân hàng thương mại
không ngừng được mở rộng và phát triển cả về mặt lượng và mặt chất. Trong các hoạt động đó có
thể nói hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng vào bậc nhất của các ngân
hàng thương mại.Không có bất kì ngân hàng nào trên thế giới mà không thực hiện hoạt động
truyền thống này. Thông qua hoạt động cho vay của mình các ngân hàng thương mại đã góp phần
cung ứng vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động cho vay được xem như là một đặc
trưng nổi bật nhất của ngân hàng thương mại. Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho
ngân hàng, nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay phổ biến của các ngân hàng thương mại. Đây là hình thức
cho vay bắt nguồn từ các hãng bán lẻ trước yêu cầu mở rộng việc tiêu thụ hàng hoá. Tuỳ theo
từng ngân hàng thương mại, từng thời điểm và từng chiến lược của mỗi ngân hàng mà tỷ trọng
cho vay tiêu dùng trong dư nợ của các ngân hàng là khác nhau.
Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, chủ động tham gia hội nhập nền kinh tế quốc tế,
các Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng Đầu tư và phát triển Tuyên Quang đang tiến
hành mở rộng, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ,…trở nên phong phú và đa dạng hơn đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việt Nam được đánh giá là thiên đường của thị trường bán lẻ, khi
thu nhập của người dân tăng cao thì nhu cầu về tiêu dùng cũng được tăng lên, làm thế nào để thoả
mãn tối đa nhu cầu đó thì là một câu hỏi đặt ra cần có câu trả lời. Tuy nhiên, không phải lúc nào
thì thu nhập của người dân cũng có khả năng chi trả hết các nhu cầu tiêu dùng của họ. Điều này
ảnh hường lớn dến người tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế,
vì nhu cầu tiêu dùng không được chuyển thành hàng hoá.
Nắm bắt được nhu cầu của người dân cũng như tính năng cạnh tranh với các ngân hàng
bạn, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Tuyên Quang đã triển khai nhiều loại hình tín dụng nhằm
giúp đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái hơn như nhà
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng
đẹp tiện nghi, xe cộ hiện đại,... Do đó, đôi khi người dân cho phép mình chi tiêu vượt quá mức thu
nhập dẫn đến nhu cầu vay mượn để tiêu dùng tăng lên. Điều này đã tạo ra thị trường cho vay tiêu
dùng đối với ngân hàng thương mại diễn ra cạnh tranh cao.
Với mong muốn được tìm hiểu về thực trạng cho vay tiêu dùng nên sau một thời gian thực
tập tại Chi nhánh Ngân hàng Đâù tư và Phát triển Tuyên Quang, em nhận thấy hoạt động cho vay
tiêu dùng ở chi nhánh vẫn còn nhở bé và đơn giản. Em thấy được tiềm năng của hoạt động này và
tầm quan trọng của việc thực hiện và mở rộng cho vay tiêu dùng đối với sự phát triển lâu dài của
chi nhánh. Do đó em lựa chọn đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Tuyên Quang” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề của em gồm 3 phần:
Chương I: Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Tuyên Quang
Chương III: Giải pháp mở rông hoạt động cho vay tiêu dùng tại tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Tuyên Quang
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
2
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TUYÊN QUANG
1.1 Khái quát chung về ngân hàng đầu tư và phát triển Tuyên Quang
1.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Tuyên Quang
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên Quang là một NHTM quốc
doanh có tầm cỡ hoạt động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Kể từ ngày hoạt động, Chi
nhánh thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ phục vụ cho sự phát triển Kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên Quang đó
làm tốt chức năng của mình với tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc theo nội
dung pháp lệnh của Ngân hàng Nhà nước, nghị định của Chính phủ, các chủ trương,
chính sách, thể lệ nghiệp vụ về tín dụng theo luật của các tổ chức tín dụng của Nhà nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . Với sự nỗ lực của Ban Giám đốc, của toàn thể
cán bộ công nhân viên chức chi nhánh đã và đang ngày càng phát triển bền vững, khẳng
định được mình trên thị trường, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội địa
phương. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên Quang sẽ là người bạn
đồng hành đáng tin cậy với mọi đối tượng khách hàng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
và hội nhập kinh tế thế giới.
Do trụ sở đặt giữa trung tâm thành phố Tuyên Quang, có cơ sở vật chất kỹ thuật
được nâng cấp thường xuyên mạng lưới dịch vụ đa dạng và luôn được đổi mới. Xung
quanh có nhiều cơ quan chính quyền, lãnh đạo các cấp cùng nhiều doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế lớn nên Chi nhánh có một số lượng khách hàng rất lớn đến mở tài khoản và hoạt
động giao dịch tại đây. Ngoài ra, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát tri tỉnh Tuyên
Quang cũng thực hiện một số chủ trương, định hướng lớn của Tỉnh như cho vay kiên cố
hoá kênh mương nội đồng, cho vay cải tạo phục hồi vườn chè. Chính vì vậy mọi hoạt
động của Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang ngày càng phong phú và đa dạng.
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
3
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
Cùng với sự đổi mới của đất nước, Chi nhánh đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên
Quang được thành lập và đi vào hoạt động, Chi nhánh đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên
Quang, tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết tỉnh Tuyên Quang được thành lập
tháng 7/1968 với nhiệm vụ là quản lý và cấp phát vốn ngân sách nhà nước. Trải qua một
thời gian dài hoạt động và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau như Ngân hàng Kiến
Thiết, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng ... Đến ngày 14/11/1990
theo nghị quyết 401-CT
của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng quyết định thành lập chi nhánh đầu tư và phát triển tỉnh
Tuyên Quang. Nhiệm vụ chính của Chi nhánh trong thời gian này là huy động vốn trung
và dài hạn để cho vay dài hạn theo kế hoạch của nhà nước, quản lý và cấp phỏt vốn cho
dự án đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Theo thông tư liên bộ tài chính - Ngân hàng số 100 TT/LB ngày 24/11/1994 toàn bộ hệ
thống Ngân hàng đầu tư và phát triển trong đó có Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển
tỉnh Tuyên Quang bàn giao việc cấp phát vốn cho bộ tài chính.Từ đó chi nhánh bắt đầu
hoạt động theo luật Ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng đồng thời kinh
doanh như một NHTM. Trong những năm gần đây Ngân hàng ngày càng hoàn thiện về
công tác tổ chức nhân sự và ngày càng mở rộng quy mô của mình trong các lĩnh vực như
huy động vốn, cho vay kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng .
1.1.2. Các hoạt động chính của ngân hàng đầu tư và phát triển Tuyên
Quang
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên Quang thực hiện các nhiệm
vụ chính như sau:
- Nhận tiền gửi dưới mọi hình thức: TGKKH, TGCKH, tiền gửi bậc thang, tiền gửi
tiết kiệm gửi góp theo từng kỳ cụ thể, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm siêu linh
hoạt, kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ (USD) từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với mức
lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.
- Cho vay các thành phần kinh tế với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn, nhận vốn cho vay Uỷ thác tín dụng đầu tư cho chính phủ.
- Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
thanh toán, bảo lãnh cho vay.
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
4
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
- Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT đảm bảo nhanh
chóng chính xác và an toàn, chi trả kiều hối qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western
Union.
- Chuyển tiền điện tử nội, ngoại tỉnh nhanh chóng và thuận tiện.
- Cung ứng tiền mặt và phương tiện thanh toán, dịch vụ ngân hàng … cho mọi
khách hàng thuận tiện, nhanh chóng.
1.1.3. Bộ máy tổ chức của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Tuyên
Quang
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tư và phát triển cho đến quý I năm 2011 gồm
có : Ban giám đốc, 8 phòng ban tại hội sở, 5 quỹ tiết kiệm. Với tổng cộng 76 cán bộ công
nhân viên có trình độ từ trung cấp trở lên
Mô hình tổ chức bộ máy lãnh đạo của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh
Tuyên Quang gồm :
Ban giám đốc : Gồm có giám đốc phụ trách chung và 2 phó giám đốc
- 1 phó giám đốc phụ trách khối tác nghiệp.
- 1 phó giám đốc phụ trách khối quan hệ khách hàng.
Tại hội sở giao dịch của chi nhánh có các phòng chức năng sau :
- Phòng Tài chinh – Kế toán.
- Phòng giao dich khách hàng.
- Phòng Quan hệ khách hàng.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp.
- Phòng Quản lý rủi ro.
- Phòng Quản trị tín dụng
- Phòng tổ chức - hành chính
- Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ
- Có 05 quỹ tiết kiệm trực thuộc:
+Quỹ tiết kiểm số I.
+ Quỹ tiết kiểm số II.
+ Quỹ tiết kiểm số III.
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
5
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
+ Quỹ tiết kiểm số IV.
+Quỹ tiết kiệm số V
Quỹ tiết kiệm là bộ phận phụ thuộc sở giao dịch, chi nhánh của ngân hàng thương
mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, được thực hiện một hoặc một số giao dịch dưới đây
với khách hàng:
- Huy động tiền gửi tiết kiệm.
- Phát hành giấy tờ có giá trị do chính ngân hàng thương mại phát hành.
- Dịch vụ chuyển tiền trong nước.
Ta có sơ đồ tổ chức như sau:
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
-CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
- CÁC BAN CHUYÊN ĐỀ
ĐẠI DIỆN LÃNH
ĐẠO CHẤT
HỘI ĐỒNG
THI ĐUA
KHEN
HỘI ĐỒNG
TUYỂN
DỤNG LAO
HỘI
ĐỒNG
HỘI ĐỒNG
TÍN DỤNG
BAN
CHỈ
ĐẠO
CÁC PHÒNG
CHUYÊN MÔN
PHÒNG TÀI
CHÍNH - KẾ
TOÁN
PHÒNG GIAO
DỊCH KHÁCH
HÀNG
PHÒNG QUAN
HỆ KHÁCH
PHÒNG KẾ
HOẠCH TỔNG
HỢP
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
CÁC BỘ PHẬN
ĐỘC LẬP
CÁC
QUỸ
TIẾT
KIỆM
TỔ
KHO
QUỸ
BỘ PHẬN
ĐIỆN TOÁN
BỘ PHẬN
QUẢN LÝ
CHẤT
LƯỢNG
HỘI
ĐỒNG
XỬ LÝ
TỔ BẢO
VỆ
TỔ QUAN HỆ
KHÁCH HÀNG CÁ
BAN GIÁM ĐỐC
6
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên Quang đang từng bước để
hiện đại hoá hơn nữa cơ sở vật chất. Trong dự án hiện đại hoá ( theo tiêu chuẩn ISO 9001
: 2000 ) các phòng thuộc chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT tỉnh Tuyên Quang đã được phân
công theo các chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Giám đốc:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung mọi nghiệp vụ kinh doanh trong cơ quan theo
quyền hạn của Chi nhánh mình. Trong quyết định thành lập ngân hàng mà Tổng giám
đốc ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã quy định cụ thể.
Các chức danh Phó giám đốc do Giám đốc chi nhánh ngân hàng quyết định bổ nhiệm
dựa vào khả năng cũng như chuyên môn của mình.
- PGĐ 1 phụ trách phòng kế toán, hoạt động ngân quỹ, quản lý hoạt động kiểm soát
trong toàn tỉnh
- PGĐ 2 phụ trách khối Quan hệ khách hàng.
Chức năng của phòng Quan hệ khách hàng:
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi phân công theo đúng pháp
quy và quy trình tín dụng. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng đảm bảo an
toàn, hiệu quả.
- Phòng tín dụng có chức năng tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh thực hiện
chính sách phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi
nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng, xếp loại với từng khách hàng, xác định tài sản
đảm bảo nợ vay.
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
TỔ
CHỐNG
THAM
CÁC
BAN, HỘI
ĐỒNG
PHÒNG QUẢN LÝ RỦI
RO
PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG
BỘ PHẬN
KIỂM TRA NỘI
7
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
- Chịu trách nhiệm Maketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển
hệ thống khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề
khác có liên quan.
- Thực hiện trực tiếp cho vay ngắn và trung dài hạn theo đúng thể lệ chế độ của
ngành, quy định của nhà nước .
- Thực hiện thu nợ, theo hợp đồng tín dụng đó ký giữa Ngân hàng và khách hàng.
Chức năng của phòng Quản trị tín dụng:
- Lưu giữ hồ sơ vay vốn, thế chấp của khách hàng, lập hồ sơ kinh tế của khách hàng
doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
Chức năng của phòng Quản lý rủi ro:
- Đầu mối tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản
hướng dẫn công tác thẩm định,xây dựng các chương trình, các giải pháp thực hiện
nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo quy định, quy trình của nhà
nước và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về công tác thẩm định.
- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quá trình quản lý rủi
ro, quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của phòng.
- Tham gia ý kiến chính sách tín dụng của chi nhánh. Tham gia ý kiến và phối hợp
với các phòng trong việc tham gia ý kiến với các vấn đề chung của chi nhánh.
- Lập các báo cáo về công tác thẩm định theo quy định.
- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng
của chi nhánh theo quy trình, quy định của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam và của chi nhánh.
Chức năng của phòng Giao dịch khách hàng:
- Tham mưu với Ban giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng mới, giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác giao dịch với khách
hàng, công tác thanh toán và các mặt nghiệp vụ khác theo yêu cầu của công việc,
bảo đảm chấp hành đúng chế độ, thể lệ quy định của nhà nước, của ngành.
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
8
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
- Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Tiếp thị tất cả các
sản phẩm, dịch vụ vủa Ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm thực hiện, xử lý các giao dịch với khách hàng theo đúng các quy
trình nghiệp vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đó ban hành và các
quy định nội bộ của chi nhánh.
Các quỹ Tiết kiệm thuộc phòng Dịch vụ khách hàng :
- Thực hiện huy động vốn ngắn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam theo các thể
thức thích hợp được Ngân hàng Nhà nước cho phép, được Tổng giám đốc Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam quy định.
- Thực hiện đảm bảo công tác tiếp thị các sản phẩm các sản phẩm dịch vụ đối với
khách hàng, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
- Thực hiện đảm bảo an toàn tiền mặt và các giấy tờ có giá theo quy định.
Chức năng nhiệm vụ phòng Kế hoạch tổng hợp :
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn và quản lý cỏc hệ số
an toàn theo quy định.
- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác nguồn vốn và điều hành vốn để
kinh doanh. Chịu trách nhiệm đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển
nguồn vốn.
- Đầu mối tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng chiến lược
chính sách kinh doanh; công tác thi đua trong toàn nghành.
- Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch phát triển trung, dài hạn.
- Theo dõi tiến độ kế hoạch kinh doanh, chương trình công tác của chi nhánh.
- Lập các báo cáo tổng hợp đột xuất.
- Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của chi
nhánh.
Chức năng nhiệm vụ phòng Tài chính Kế toán:
- Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác Tài chính Kế toán và các
mặt nghiệp vụ khác theo yêu cầu của công việc.
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
9
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của chi
nhánh.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính,
tài sản của chi nhánh.
- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ
tài chính kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính,
nộp thuế.
- Lập và phân tích báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh.
- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp giưã các phòng
về những vấn đề liên quan theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
Chức năng nhiệm vụ phòng Tổ chức Hành chính:
- Tham mưu cho giám đốc về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh.
- Theo dõi công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo.
- Quản lý lao động, ký hợp đồng lao động sau khi được Giám đốc duyệt, xây dựng
nội quy, quy định, duy trì và giữ gìn nề nếp kỷ cương, kỷ luật lao động trong cơ
quan Ngân hàng đầu tư và phát triển Tuyên Quang.
- Thực hiện tuần tra canh gác, bảo đảm tuyệt đối tài sản và an ninh trật tự của cơ
quan.
- Quản lý phương tiện vận tải, vận chuyển tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Tuyên
Quang.
Chức năng, nhiệm vụ của tổ tiền tệ kho quỹ:
- Thực hiện việc xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá chính xác kịp thời,
đầy đủ theo đúng lệnh của cấp có thẩm quyền, đúng chứng từ nhập xuất, hợp lệ,
hợp pháp.
- Mở sổ quỹ theo dõi từng loại tiền, từng loại tài sản, các tài sản có cần thiết khác,
ghi chép sổ sách đầy đủ chính xác, rõ ràng.
- Giữ gìn bí mật tài sản, tiền bạc được quản lý tại kho tiền .
- Ghi chép sổ sách cần thiết đầy đủ rõ ràng.
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
10
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
- Thực hiện nhiệm vụ khác do ban lãnh đạo phân công.
Tổ điện toán
Tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh về công tác tin học điều hành quan trọng
nhằm đảm bảo phát huy tốt nhất công tác tin học với hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Tổ kiểm tra nội bộ
- Xây dựng trình giám đốc duyệt trình kế hoạch, công tác kiểm tra nội bộ
- Thực hiện giám sát, kiểm tra trực tiếp đơn vị theo chu trình kế hoạch được phê
duyệt
- Lập và trình giám đốc duyệt giải quyết đơn thư theo khiếu nại
- Thực hiện nhiệm vụ của thành viên thường trực, kiêm thư ký chỉ đạo chống tham
nhũng
- Làm đầu mối với cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán đối với các thành viên theo quy định của pháp luật
Như vậy với cơ cấu trên đã phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng
ĐT&PT tỉnh Tuyên Quang, số lượng cán bộ được tinh giản hợp lý, tăng cường cán bộ
tín dụng và đưa mạng lưới Ngân hàng liên xã trải rộng trên toàn tỉnh để đáp ứng đủ, kịp
thời mọi nhu cầu về vốn, thanh toán...
Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho CBCNV trong chi nhánh thường
xuyên được đào tạo và đào tạo lại, tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên
môn, vi tính... Đổi mới phong cách làm việc để đáp ứng yêu cầu về năng lực cán bộ
Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới. Toàn thể cán bộ trong chi nhánh Ngân hàng đầu tư và
phát triển tỉnh Tuyên Quang với nhiệm vụ và quyền hạn của mình từng đồng chí luôn đề
cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với ngành, đoàn kết phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
được giao
1.2. Một số tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang
1.2.1 Vị trí địa lý
Tuyên Quang là một tỉnh nằm ở vùng núi phía bắc có diện tích tự nhiên 5800 km
2
. Về mặt địa lý, Tuyên Quang là tỉnh nằm sâu trong nội địa, việc thông thương ra nước
ngoài hoặc sang các tỉnh khác phải nhờ vào hệ thống đường bộ (chủ yếu quốc lộ 2 và
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
11
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
quốc lộ 37 ) và đường sông, hệ thống đường liên huyện, liên xã, tuy còn có chỗ có nơi
chưa hoàn thiện nhưng vẫn đảm bảo giao thông thông suốt, thuận tiện cho việc vận
chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân trong tỉnh.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã đem lại cho tỉnh Tuyên Quang nhiều lợi thế : là nơi
trao đổi sản phẩm nông, lâm sản… có nhiều khu di tích lịch sử như : Tân Trào ( Sơn
Dương ), Kim Bình ( Chiêm Hoá ), Đá Bàn (Yên Sơn )... Đây chính là điều kiện thuận lợi
để Tuyên Quang mở mang và phát triển ngành dịch vụ - du lịch đem lại nguồn thu cho
Ngân sách.
Đồng bào các dân tộc Tuyên Quang đã biết dựa vào những lợi thế của điều kiện tự nhiên
để trồng trọt chăn nuôi cho phù hợp với môi trường của từng vùng sinh thái.
Tuyên Quang là một tỉnh có đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên phong phú, tiềm
năng còn nhiều cho phép tỉnh có thể khai thác để phát triển một nền kinh tế đa dạng và
giàu mạnh.
1.2.2 Điều kiện xã hội
Tuyên Quang có 1 thành phố, 6 huyện, với 6 phường và 139 xã. Mật độ dân số bình quân
là 116 người/ km
2
, phân bố rải rác không đều giữa các vùng trong tỉnh, nơi có mật độ dân
số cao nhất là thị xã Tuyên Quang 1287 người/ km2, mật độ dân số nơi thấp nhất là
huyện Lâm Bình với 39 người / km
2
. Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em, trong đó dân
tộc kinh chiếm 50,75%, các dân tộc ít người là 49,25% như vậy có thể nói một nửa dân
số là đồng bào các dân tộc ít người. Đây là một đặc thù cần được quan tâm trong hoạch
định các chính sách kinh tế - xã hội.
Dân số trong độ tuổi lao động là 344.950 người, với một cơ cấu lao động mà ngành Nông
nghiệp là chủ yếu 281.148 người chiếm 82% tập trung phần lớn ở thành phần kinh tế hộ.
Trong toàn tỉnh có 146.134 hộ, riêng hộ sản xuất nông nghiệp là 108.139 chiếm 74%
tổng số hộ, Đảng bộ và UBND tỉnh Tuyên Quang đã đánh giá đúng đắn nhiệm vụ trọng
tâm là phát triển kinh tế, nhất là đối với hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, phát triển
công nghiệp, du lịch, dịch vụ ..tích cực tìm tòi, phát huy sáng kiến để đưa công nghệ sinh
học vào sản xuất, trên cơ sở đó đề ra được những biện pháp tháo gỡ khó khăn để phát
huy tốt nhất tiềm năng sẵn có của tỉnh.
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
12
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng Chương I: Giới thiệu về ngân hàng ĐT&PT Tuyên Quang
1.2.3. Điều kiện kinh tế
Chủ trương của cấp uỷ - chính quyền địa phương chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế,
tăng tỷ trọng công nghiệp, khai thác khoáng sản... Tất cả đều nhằm phát huy thế mạnh
của địa phương. Trong kế hoạch phát triển kinh tế tỉnh Tuyên quang đã mở ra Khu công
nghiệp Long – Bình – An, Xây dựng nhà máy Xi măng Tân Quang, xây dựng nhà máy
giấy An Hoà...Từ nhu cầu phát triển trên chính quyền địa phương, ngoài vốn Ngân sách
đối với các công trình dự án, Ngành ngân hàng Tuyên Quang chuẩn bị sẵn sàng vốn Tín
dụng tham gia đầu tư vốn vào các mục tiêu kinh tế của tỉnh, nhất là các dự án thuộc Khu
công nghiệp Long – Bình –An...
Nhu cầu về vốn của khách hàng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng rất lớn,
song chưa có nhiều dự án có hiệu quả kinh tế trực tiếp, thường là các dự án đem lại hiệu
quả kết hợp kinh tế - xã hội.
Trình độ quản lý của các nhà sản xuất kinh doanh (quốc doanh cũng như phi quốc
doanh) chưa nhiều kinh nghiệm, sản xuất kinh doanh chưa ổn định, tuy vậy cho đến nay
sau nhiều năm đổi mới nền kinh tế tại địa bàn đã và đang khởi sắc, nhịp độ tăng GDP
năm 2010 ước đạt 14 %.
Từ đó đặt cho Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Tuyên Quang một thử
thách không nhỏ trong tìm một giải pháp phù hợp trong hoạt động thực tế diễn ra hàng
ngày tại địa bàn.
1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh NHĐT&PH
Tuyên Quang
1.2.3.a. Thuận lợi
Qua 20 năm đổi mới hệ thống ngân hàng ở nước ta đã không ngừng phát triển cả về
quy mô và chất lượng hoạt động . cùng với các tổ chức tín dụng khác , nhdt đã có những
đóng gop đáng kể đối với viẹc mở rộng đáu tư trong nước, thu hútđầu tư nước ngoài, đáp
ứng nhu cầu vốn đa dạng của doanh nghiệp và dân cư góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền
kinh tế đất nước.
Ngân hang nhà nước vn đã sử dụng có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, từng
bước cơ cấu lại hệ thồng ngân hàng, hiện đại hoá công nghệ/, tạo thêm môi trường pháp
Dương Thị Yến _ Lớp B3NH3
13