Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

báo cáo thực tế tuor miền trung tây nguyên 7N6Đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 64 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với mục đích đem lại sự trực quan sinh động cũng như là tài liệu học tập sau này,em xin
viết bài báo cáo gửi đến Thầy Nguyễn Nguyên Phong và Khoa Du Lịch cũng như các bạn
trong lớp DL7-HD2
Trong ánh lửa bập bùng, trong gió nắng và cát chúng em đã có những kỉ niệm đẹp tuyệt
vời với sương lạnh, với nắng gắt, với cát và đại dương mênh mông.
Cảm ơn chuyến thực tế đã cho chúng em cảm giác tuyệt vời về sự thân thiện của đồng
bào nơi đây, về cái đẹp của những miền đất tổ quốc, để em thêm yêu, thêm thương và
thêm quý cái nghề của mình đang theo đuổi.

NHẬT KÝ TOUR
NGÀY 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
Page | 1


 Sáng 4h40 có mặt tại trường, như đã được từ trước, chúng em đi xe số 3 mang biển













số 1234, các bạn nam hỗ trợ bác tài và phụ lái xếp hành lý lên xe.
5h30 phút xe khởi hành. Hướng dẫn viên của xe là anh Trần Thanh Nhương, giáo


viên phụ trách là thầy Nguyễn Nguyên Phong và thầy Nguyễn Phúc Hùng, xe có
bác tài là chú Vũ, phụ lái là anh Nhé.
Xe khởi hành đi QL13 – tỉnh lộ 714 – QL14 và ăn sáng tại nhà hàng Phát Đạt 3* ,lúc
6h15. Địa chỉ: ấp 2, QL14, xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
7h30 lên xe và tiếp tục khởi hành, 10h00 đến trạm dừng chân Bù Đăng. Địa chỉ: xã
Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
10h15 lên xe và tiếp tục khởi hành, 11h05 đến tỉnh Đắk Nông và dùng cơm trưa ở
nhà hàng Ngọc Thảo. Địa chỉ: Thị trấn Kiến Đức - Dak Nông, .
12h40 tiếp tục khởi hành, Trên xe anh HDV bắt đầu thuyết minh về cây cà phê cũng
như sơ lược về vùng đất Tây Nguyên, các bạn nhóm trực bắt đầu tập thuyết trình
trên xe.
14h23 đến thác Dray Sap ( thác Trinh Nữ). Phía trước cổng vào thác có nhà hàng,
khu vườn thú( heo rừng, khỉ, hưu, nai…), mô hình nhà dài, nhà sàn để du khách
chụp hình lưu niệm. Vé tham quan hai thác là 30.000đ, đi vào mùa khô nên không
thấy hết được vẻ đẹp hùng vĩ của thác.
17h30 phút tới khách sạn Tuấn Vũ 3*
Đi theo cung đường Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng – Nguyễn Tất Thành – Bà Triệu –
Ngô Quyền – Trần Nhật Duật là đến trung tâm thành phố.
Ăn tối tại nhà hang Tuấn Vũ 3*

NGÀY 2: THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT:
 6h30 cả 3 xe tập trung xuống nhà hàng ăn sáng.
 7h50 lên xe và khởi hành đi Buôn Đôn theo tỉnh lộ 1, đoạn đường dài 50km.
 Trên đường đi, hướng dẫn viên giải thích tên gọi Buôn Ma Thuột, giới thiệu về nhà

dài….
 8h30 ghé tham quan chùa Sắc Tứ Khải Đoan, tham quan chùa cũng như tìm hiểu về
Phật giáo.
 8h50 xe tiếp tục di chuyển đến Buôn Đôn
 9h30 thì đến KDL Buôn Đôn, tập trung nghe thuyết minh viên thuyết minh tại điểm,

biết được nghệ thuật săn voi và cấu tạo, chức năng, tên gọi của các vật dụng trong
nhà người dân tộc, tham quan “mộ vua săn voi”, đến nơi xuống đi bộ 1 đoạn mới
đến và nghe thuyết minh về mộ vua săn voi và tục bỏ mã, tiếp tục khởi hành đến nhà
cổ Amakong,ở điểm tham quan này 3 xe phải chia nhau ra đi các điểm ( mộ cổ, nhà
Amakong), vì địa điểm tham quan ở đây khá hẹp nên không thể chứa tất cả sinh viên
tham quan cùng lúc. Sau đó tham quan cầu treo bắt qua sông Sêrêpok, tham quan tự
do mua sắm các vật dụng như nhẫn lông voi, vải thổ cẩm.
Page | 2


 11h30 ăn trưa tại nhà hàng Sàn Si,thưởng thức món cơm lam của người đồng bào









trong tiếng suối rốc rách của dòng sông Sê- rê- pok,nghỉ ngơi tại đây
13h30 , khởi hành về lại Đăk Lăk
14h15 dưng chân tham quan Bảo tàng Tây Nguyên, đây là vị trí cao nhất của thành
phố Buôn Ma Thuột, được xem mô hình sa bàn kết hợp phim tư liệu thuật lại diễn
biến chiến thắng chiến dịch Tây Nguyên rất hay và rất thú vị. Đồng thời còn học tập
được nhiều kiến thức về địa lí, thổ nhưỡng, khí hậu cũng như đời sống của các dân
tộc sống tại Đăk Lăk,
16h00 đến làng cà phê Trung Nguyên,ở đây mở cửa từ 6h00 đến 22h00 hàng ngày,
có bán các loại thức uống cà phê pha chế với hương vị phong phú rất ngon, cà phê
rang nguyên hạt hay xay, đồ lưu niệm…. giá cả vừa phải. Xung quanh khuôn viên

có trồng nhiều cây cà phê với nhiều loại khác nhau. Ở đây còn có Bảo tàng cà phê
có khuôn viên rất đẹp,được nghe thuyết minh viên thuyết minh về nguồn gốc, lịch
sử, đặc trưng của các loại cà phê…. Điều đó,cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức,
và hiểu thêm cuộc đời của ông chủ Nguyễn Nguyên Vũ.
16h53 ghé tham quan khu du lịch Akong Dhong, ở đây không có HDV tại điểm,
sinh viên tham quan tự do được 10 phút thì trời mưa nên lên xe quay về.
17h29 phút tới khách sạn Tuấn Vũ 3* và dùng cơm tối tại nhà hàng Tuấn Vũ 2*
20h30, lớp học về nghiệp vụ của anh Đan Trường bắt đầu và kết thúc lúc 22h30.

NGÀY 3: THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT – THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT:
 6h30 tập trung xuống sảnh khách sạn để trả phòng, ăn sáng. Ăn xong, lấy hành lý ra










xe, mọi người đưa hành lý lên xe và đoàn bắt đầu khởi hành đi Đà Lạt vào lúc 7h00.
Cung đường đi: QL14 – QL27 – Hồ Lăk – Ngã 3 Liên Khương – Cao tốc Liên
Khương-Đèo Pren – Đà Lạt.
8h30 đến hồ Lăk, sinh viên được tham quan tự do Dinh Bảo Đại cạnh hồ, trải
nghiệm dịch vụ cỡi voi ( tự trả phí), ngắm nhìn hồ Lak thơ mộng, vì là mùa khô nên
nước hồ cũng không nhiều.
9h00 tiếp tục khởi hành đi Đà Lạt,
13h20 ăn trưa nhà hàng Nhà Hàng Sunrise,
14h00 ra xe về khách sạn Tâm Dung 2* nhận phòng, nghỉ ngơi.

16h00 tập trung ra xe khởi hành trong trời mưa,thăm Biệt điện Trần Lệ Xuân, Nhà
thờ Domani De Marie lúc này trời đã tối nên các gian hàng lưu niệm ở đây đều
đóng cửa và đàng trong lúc làm lễ nên không vào bên trong thăm quan nhà thờ
được, và vườn hoa khô Đà Lạt
18h ăn tối tại nhà hàng Nhà Tôi, tự do khám phá Đà Lạt về đêm.

NGÀY 4: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT-THÀNH PHỐ MỘNG MƠ
 6h45 tập trung ra xe đi ăn sáng tại nhà hàng Sunrise.

Page | 3


 8h00 thăm quan Dinh Bảo Đại, trước khi vào bên trong phải mang vớ của điểm












tham quan để tránh làm hư sàn của Dinh. Đoàn nghe hướng dẫn viên tại điểm thuyết
minh xong thì tự do chụp hình, nhưng cần chú ý các cảnh nhân tạo xung quanh Dinh
chụp hình sẽ mất tiền, 5.000đ/người/lần. Lối ra của Dinh có bán nhiều quà lưu niệm
và rất nhiều thời trang len
8h45 thăm quan Đường Hầm Đát Sét, nơi có ngôi nhà đất đỏ Bazan không nung với

mái có hình bản đồ Việt Nam.
10h00 ra xe đến Thiền Viện Trúc Lâm, đến nơi đoàn tập trung chụp ảnh lưu niệm
sau đó tham quan tự do.
11h00 tham quan thác Đatanla, thác có hai đường xuống là đi bộ và đi máng trượt.
12h00 ăn trưa ở nhà hàng Đà Lạt House.
1h về khách sạn nghỉ ngơi
14h10 tham quan khu du lịch Đồi Mộng Mơ với bàn xoay thần kì.
16h00 tham quan đỉnh Langbiang cao 2167m so với mực nước biển
18h00 dùng cơm tối tại nhà hàng Châu Loan Langbiang
19h00 giao lưu văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
20h50 khởi hành về khách sạn, nghỉ ngơi.

NGÀY 5: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – THÀNH PHỐ NHA TRANG:
 06h00 Dùng cơm sáng
 09h30 Vượt qua Đèo Hòn Giao
 13h00 Tới Nha Trang dùng cơm trưa .
 14h10, nhận phòng khách sạn Thành Đạt nghỉ ngơi, vì vượ qua đoạn đường khá

ngoằn nghèo nên đã có một số bạn mệt và bị sốc.
 15h15 Thăm quan viện Hải Dương học với 10.000 loài sinh vật biển.
 16h30 Ghé thăm Tháp Bà Ponagar, quần thể kiến trúc người chăm, vì cũng trong

mùa lễ nên rất đông và đoàn không thể tiến sâu vào khu đền tháp.
 17h00 Thăm quan Hòn Chồng Thưởng thức nhạc khí dân tộc
 18h30 Dùng cơm tối tại Nhà hàng- Phố mua sắm Hòn Kiến, nghỉ đêm tại Nha Trang

NGÀY 6 KHÁM PHÁ NHA TRANG- ĐÊM GA LA:
 07h00 Dùng điểm tâm sáng,khởi hành đến bến tàu Long Phú.
Page | 4



 08h30 Tham quan Vịnh Nha Phu – Đảo Khỉ
 09h00 Team building trên bãi biển An Bình, chương trình Team do chính sinh viên

thiết kế nên chưa hấp dẫn cũng như là chưa hoàn thiện về mặt hình thức, một số bạn
sợ nắng không tham gia cùng tập thể.
 10h30 Tham quan khu Sơn Hầu Vương trên Đảo Khỉ
 12h00 Dùng cơm trưa tại Nha Trang
 02h30 Thăm quan chùa Long Sơn, nếu ai muốn sẽ được ngồi vào đại đồng chum và

gõ 3 tiếng giúp tâm thanh tịnh hơn.
 03h30 Thăm quan nhà thờ Đá, đến đây trời cũng nhá nhem tối nên không tham quan

được kĩ
 04h30 Mua sắm tại chợ Đầm, ở đây bán rất nhiều đặc sản của biển như Mực rim me,

Mực xào xa tế, mự khô,tôm khô,….
 06h30 Ăn tối – Đêm Gala, đêm gala để lại những kỉ niệm khó quên với nhữn tiếc

mục đặc sắc cũng như phần trao các giải thưởng phụ của anh Phước Tuần.
NGÀY 7 NHA TRANG – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH :
 06h30 Dùng điểm tâm
 07h00 Khởi hành về TP.HCM
 11h30 Dừng chân tại bãi biển Cà Ná, dùng cơm trưa cạnh bờ biển để lần cuối cảm

nhận cái vị mặn mà mà sẽ là kỉ niệm khó quên.
 02h30 Ghé thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh- Di tích trường Dục Thanh , nơi đây được

nghe thuyết minh về lịch sử cuộc đời cũng như những vật dụng được Bác Hồ sử
dụng tại nơi này.

 07h00 Về đến trường Đại học Văn Hóa TP.HCM

Kết thúc chuyến tham quan.
Page | 5


*THỰC ĐƠN*
Buổi sáng:2 bữa buffe.5 hôm 1 ly 1 tô
Buổi trưa và tối:Thực đơn gồm 6 món:2 món mặn
2 món xào
1 món canh
1 món tráng miệng
Kết thúc chuyến tham quan học tập Tây Nguyên với giá tour trọn gói 7 ngày 6 đêm là
4.590.000.

C.NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO
CHƯƠNG I.KHÁI QUÁT VỀ TUYẾN DU LỊCH
I.THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông,

phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long
An và Tiền Giang.
Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường
bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay.

Page | 6



Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa
hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.Thành phố Hồ Chí Minh
gồm có bốn điểm cực:


Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.



Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.



Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.



Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Với vị trí của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông
quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và
còn là một cửa ngõ của quốc tế.
2.1 Lịch sử hình thành
*Thời kỳ hoang sơ
Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa
phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ
đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ
thuật canh tác nông nghiệp.
Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành
nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn - Gia Định vẫn là địa bàn của vài nhóm

dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.
*Qua các thời kỳ phát triển trở thành thủ đô Sài Gòn
Năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn trở thành thủ đô và cũng là thành
phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này với tên gọi chính thức "Đô thành Sài Gòn" (lưu ý,
cách viết thông dụng là "Saigon"). Thành phố trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế,
văn hóa, giải trí.
*Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định
đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài
Gòn - Gia Định thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên của chủ tịch nước đầu tiên.
Với tổng diện tích 2.095 km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt
Nam. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận. Bốn quận Gò
Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5
huyện:Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè
Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261
phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và
100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17
Page | 7


quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Hiện
nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội
thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã
và thị trấn.
1.3 Khái quát về văn hoá
* Truyền thông
Là một trong hai trung tâm truyền thông của
Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38
đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà
xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn

xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương.
*Thể dục, thể thao
Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 492,7 hecta dành
cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người, trong đó nội thành là 0,26 m²/người.
Vào năm 2005, toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao. Sân
vận động lớn nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25 nghìn chỗ ngồi. Sân vận
động lớn thứ hai là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu thể
thao, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn.

*Trung tâm văn hóa, giải trí
Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có
22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hoạt
động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở
Việt Nam.
1.4 Tài nguyên du lịch
*Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10º22'13" – 11º22'17" vĩ độ Bắc và
106º01'25" – 107º01'10" kinh độ Đông. Phía bắc giáp Tây Ninh, Bình Dương, phía đông
giáp Đồng Nai, phía nam giáp biển Đông và Tiền Giang, phía tây giáp Long An.
*Thổ nhưỡng
Đất của thành phố chủ yếu là phù sa cũ và phù sa mới tạo lập nên
Page | 8


*Sông ngòi
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng
trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn
không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn mà
đoạn chảy qua thành phố dài 106km. Hệ thống
đường sông từ thành phố Hồ Chí Minh lên

miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang
Cam-pu-chia đều thuận lợi. Thành phố có 15km bờ biển.
* Khí hậu
Hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979mm.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55ºC, không có
mùa đông.
* Tiềm năng phát triển du lịch
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm
70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu
tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố
Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911).
Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan
trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn
hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố
đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm
Sen, Kỳ Hoà, Suối Tiên,... đã thu hút và hấp dẫn du khách. Hiện nay, thành phố đang tiến
hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng,
khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt
vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố.
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình
kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống
các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ
thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, một
trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ
nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu. Một nền văn hoá kết
hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá
phương Bắc và phương Tây.
*Giao thông
Page | 9



Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt,
đường bộ, đường thủy và đường không. Đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất và
quốc lộ 13 xuyên Đông Dương.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất
nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí
Minh tới những thành phố lớn trong cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng
Nai) 30km, Mỹ Tho 70km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km, Buôn Ma
Thuột 375km.
II.TỈNH ĐĂK LĂK- THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT:
2.1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông
Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình 400 –
800 mét so với mặt nước biển. Phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía
Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193
km, tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc.
Buôn Ma Thuột (Hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời
là thành phố trung tâm
vùng Tây Nguyên và là một
trong số 8 đô thị loại
1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Buôn Ma Thuột ở
Nguyên, độ cao 536 m
Thuột cách Hà
cách Thành phố Hồ
thành phố có vị trí
về an ninh quốc phòng


giữa vùng đông dân nhất Tây
(1.608 ft). Buôn Ma
Nội khoảng 1300 km,
Chí Minh 350 km. Là một
chiến lược, đặc biệt quan trọng
cấp quốc gia.

2.2. Lịch sử hình thành
Còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac,được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm
1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ
Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum
và bị Pháp nhập vào Lào.
Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc
tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk
mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn
vị làng (còn gọi là buôn ). Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương,
Page | 10


tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận gồm có Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và
M'Đrăk, dưới có 440 làng.
Tỉnh Đắk Lắk gồm thành phố Buôn Ma Thuột và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư M'gar, Ea
H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắk,
Lắk, M'Đrắk.
Ngày 9 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố
Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.
2.3 Khái quát về văn hóa
* Kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên.
Nói đến văn hóa Tây Nguyên và các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên là phải nói đến không
gian văn hóa cồng chiêng. Cồng chiêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn

hóa cộng đồng. Con người từ khi sinh ra đã nghe tiếng chiêng trong lễ đặt tên, lễ thổi tai;
đến khi lìa đời về với thế giới của các vị thần linh, tiếng chiêng ngân dài tiễn biệt trong lễ
bỏ mả. Thông qua tiếng chiêng, các tộc người Tây Nguyên như gửi gắm tâm hồn mình, ước
nguyện của mình với các đấng thần linh, tiếng chiêng thực sự đã gắn với đời sống của dân
tộc, gắn với tâm linh của mỗi người. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được
thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu, tài bản... riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã
được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại.
Loại hình văn học dân gian truyền miệng cũng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú
của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi, trường ca là đại diện tiêu biểu nhất. Trong đó
sử thi của dân tộc M’nông chiếm số lượng nhiều nhất. Các loại hình văn học dân gian khác
của đồng bào Tây Nguyên như lời nói vần, thần thoại, truyện cổ... cũng được sưu tầm, biên
soạn và xuất bản.
Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu
trong đời sống tâm linh của người dân bản địa. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp
nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống
tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người.
Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi
vật thể khác, đó là kiến trúc nhà làng truyền thống như nhà rông, nhà ưng... của các dân tộc
Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục, tri thức dân
gian, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng, lễ hội. Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ
hội liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; lễ nghi vòng đời người; lễ hội cộng đồng...

Page | 11


Trong lễ nghi nông nghiệp, đáng chú ý nhất là lễ ăn mừng lúa mới, lễ cúng hồn lúa, mẹ lúa.
Lễ hội cộng đồng phải kể đến lễ kết nghĩa, lễ mừng nhà rông mới...
2.4.Tài nguyên du lịch:
Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết

hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh
như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên
Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo…
*Phát triển loại hình du lịch văn hóa – lịch sử
Đây là một trong những thế mạnh của Du lịch Đắk Lắk nó được tổ chức ở các chương
trình tour sau:
Tham quan bảo tàng Đắk Lắk, các di tích lịch sử - văn hóa như Nhà Đày Buôn Ma Thuột,
chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Đình Lạc Giao…
Tham gia các lễ hội truyền thống trong năm như : Lễ hội Đâm Trâu, Lễ Bỏ Mả, Lễ hội
Cồng Chiêng, Lễ cúng Bến Nước, Lễ mừng Nhà Mới…
Sinh hoạt văn hóa truyền thống tại các buôn làng theo hình thức du lịch cộng đồng.
Chú trọng đến tất cả các tour và phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phương liên
kết phát triển các sản phẩm du lịch tạo các điểm bán ngay tại nơi sản xuất để du khách có
thể mua quà cũng như tham quan.
*Tiềm năng khai thác du lịch khám phá ở Đắk Lắk
Cảnh quan của Đắk Lắk có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú, thơ mộng và hùng vĩ với
cấu tạo địa hình thể hiện sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi ao hồ, ghềnh
thác và những khu vực rừng nguyên sinh tạo nên những thác nước đẹp nổi tiếng, đầy thử
thách quanh năm mịt mờ sương khói như thác Gia Long, Dray Sáp, Thủy Tiên,…nhiều hồ
lớn với diện tích hàng trăm héc ta như hồ Lắk, Ea Kao, Eo Đờn,…đặc biệt là hồ Ea Súp
thượng với diện tích 1.440 ha phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch mạo hiểm.
Đắk Lắk còn nổi tiếng với nhiều khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên đã được
quy hoạch như Vườn Quốc gia YokDon, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Khu Bảo tồn
Thiên nhiên Ea Sô,…với nhiều loài động thực vật như voi rừng, lợn rừng, hươu nai và đặc
biệt là voi.
Thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách du lịch đến Đắk Lắk không chỉ là những
cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi Đắk Lắk có một nền văn hóa truyền thống đặc
sắc, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, đầy huyền thoại với những bản Trường ca Đam
San, Xinh Nhã,…những sản phẩm làng nghề truyền thống : dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc,
những lễ hội và phong tục độc đáo, âm thanh vang vọng của các loại cồng chiêng, đàn đá,

Page | 12


các nhạc cụ làm từ chất liệu của núi rừng, những lời ca, điệu múa của cộng đồng 44 dân tộc
anh em, thể hiện tâm hồn cao nguyên đầy trữ tình.
Mới đây, Thác Bay ;à một trong những thắng cảnh đẹp thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea
Sô được nhiều du khách tìm đến, khám phá.

III. TỈNH LÂM ĐỒNG- TP. ĐÀ LẠT:
3.1 Vị trí địa lý:
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và
107˚45’ kinh độ đông,phía đông giáp với các tỉnh là Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía tây
giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam
gáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắc Lắc ở phía Bắc.
Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam có đỉnh
Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biang cao 2163 mét, Hòn Giao cao 1948 mét. phía
nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475
mét. phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, địa hình khá bằng phẳng
và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà.
Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng
1.500 mét so với mực nước biển. Vớitọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và
108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông, Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc
giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp
huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng. Sau đợt điều chỉnh địa giới hành
chính gần đây nhất vào năm 2009, Đà Lạt bao gồm 12 phường, được định danh bằng số thứ
tự từ 1 đến 12, và bốn xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành
3.2. Lịch sử hình thành:
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province de
Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring)
Tháng 2 năm 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng

mới, gồm thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng.Ngày
Page | 13


14 tháng 3 năm 1979, chia huyện Bảo Lộc thành 2 huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai; chia
huyện Đơn Dương thành 2 huyện: Đơn Dương và Lạc Dương.
Ngày 8 tháng 4 năm 2010, chuyển thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc.
3.3. Khái quát về văn hoá:
Lâm Ðồng là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với sự góp mặt của
một cộng đồng nhiều dân tộc. Trong quá trình phát triển, họ đã xây dựng một nền văn hóa
đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc riêng. Lâm Ðồng còn lưu giữ nhiều dấu tích văn
hoá, lịch sử của các dân tộc. Ðó là những công cụ lao động, dụng cụ gia đình, đồ trang sức
cá nhân, những đền tháp, những khu mộ táng của nhiều thời đại.
Những năm gần đây, trên cơ sở phát hiện ngẫu nhiên của nhân dân, công cuộc tìm
kiếm, khai quật khảo cổ bước đầu được triển khai. Những hiện vật phát hiện thu lượm được
đã cho thấy sự phong phú, đa dạng của di tích khảo cổ vùng này, cùng với mối quan hệ văn
hoá với các vùng xung quanh.
Cùng với những di chỉ khảo cổ học, nét đặc sắc của văn hoá Lâm Đồng còn được thể
hiện qua những phong tục, tập quán của các dân tộc. Trong số đó có thể kể đến tục phụ nữ
đi hỏi cưới chồng, tục tang ma của người K’ho, tục bắt chồng của người Chu Ru.....cùng
với nhiều lễ hội độc đáo như: lễ đâm trâu, lễ rửa chân trâu....
Lâm Đồng còn có các lễ hội văn hóa lớn như Lễ hội văn hóa Trà, Festival hoa Đà Lạt
hai năm tổ chức 1 lần ...
1.4.Khái quát về du lịch:
Nằm ở độ cao trung bình 1.500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt - Lâm Đồng là vùng
đất hiếm có của khu vực Đông Nam Á. Nhiệt độ trung bình 18- 25oC, thời tiết quanh năm
mát mẻ, ôn hòa. Từ lâu, Đà Lạt đã nổi tiếng là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, là
nơi nghỉ dưỡng lý tưởng.
Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng đối với cảnh quan
du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông suối, hồ đập, thác nước… rừng Lâm

Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Lâm Đồng còn có hai rừng quốc gia là Cát Tiên và Bidoup - Núi Bà, còn lưu giữ và bảo
vệ được nhiều loại động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt là
rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 50 km, với diện tích
khoảng 64.366 ha. Rừng Bidoup - Núi Bà đã bảo tồn được các hệ sinh thái rừng khí hậu á
nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Một trong 221 khu bảo tồn
chim đặc hữu thế giới và một trong 3 vùng bảo tồn chim đặc hữu của Việt Nam, bảo tồn
các sinh cảnh rừng, văn hoá bản địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Các loại hình du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng như du lịch lữ
hành tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du
lịch hội nghị hội thảo,...
Page | 14


Bên cạnh đó, do đặc thù là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, lập nghiệp
(40 dân tộc) nên Lâm Đồng có nhiều nét văn hoá dân tộc đặc sắc, đặc biệt là các lễ hội
cồng chiêng, đâm trâu, mừng lúa mới,…; Festival Hoa Đà Lạt (2 năm tổ chức một lần) và
Lễ hội văn hoá Trà (2 năm tổ chức một lần).
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì tài nguyên du lịch là “Cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thịdulịch”.Với khái niệm trên thì tài
nguyên du lịch ở Đà Lạt là vô cùng phong phú.
Trước hết là tài nguyên thiên nhiên bao gồm cả khí hậu, cảnh quan Đà Lạt. Chỉ cần nói một
cách tóm tắt nhất đó là: “khí hậu và cảnh quan của Đà Lạt là tuyệt vời so với cả nước và so
với nhiều nước trong khu vực, kể cả so với Chiang Mai của Thái Lan (Chiang Mai không
hơn Đà Lạt về tài nguyên du lịch nhưng lại hơn xa Đà Lạt về trình độ phát triển du lịch).
Thứ đến là hoa, hoa Đà Lạt đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, trồng hoa đã trở
thành nghề và là nguồn sống của cư dân. Bên cạnh các loài hoa quí phái, hoa thương phẩm
còn có các loài hoa dại, hoa thiên nhiên với hàng ngàn loài khác nhau. Hoa mọc ven đường,

bên hồ, dọc suối, hoa trong rừng, trên vách đá và hoa trèo lên cả trên hàng rào, trên mái
nhà… đã góp phần cho Đà Lạt được mệnh danh là“thànhphốhoa”.
Khí trời mát mẻ, rừng thông xanh tươi, thác nước hùng vĩ, suối, hồ trong xanh, các loài hoa
kể cả hoa quý phái, hoa thương phẩm và các loài hoa dại… là những tài nguyên du lịch đặc
trưng và căn bản của Đà Lạt để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, và hình thành nên một vùng
du lịch, một đô thị du lịch. Đó không phải là lý thuyết mà thực tiễn của 120 năm Đà Lạt
hình thành và phát triển đã chứng minh rất rõ rằng Đà Lạt ra đời là cho mục đích nghỉ
dưỡng và những tài nguyên kể trên đã làm cho Đà Lạt sớm trở thành một thành phố du lịch
nổi tiếng hơn một thế kỷ qua.
Bên cạnh những tài nguyên thiên nhiên nêu trên thì tài nguyên nhân văn của Đà Lạt cũng
hết sức đa dạng và phong phú, bao gồm cả đình, chùa, nhà thờ, công trình lịch sử, các công
trình văn hóa khác và đặc biệt hấp dẫn là những tài nguyên thuộc về văn hóa phi vật thể.
Rất nhiều, rất phong phú nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin nêu 2 yếu tố thuộc về tài nguyên
nhân văn có tính đặc trưng của Đà Lạt đó là: Kiến trúc Đà Lạt và phong cách người Đà Lạt
rất cần được gìn giữ và phát triển không chỉ vì du lịch mà còn là niềm tự hào lâu dài cho
nhiều thế hệ người Đà Lạt trước đây, bây giờvàmãichomaisau.
Về kiến trúc Đà Lạt, với cái nhìn không chuyên nghiệp thì chúng ta cũng có thể nhận ra
Page | 15


rằng những công trình xây dựng theo kiến trúc châu Âu trên đất Đà Lạt trong môi trường
cảnh quan với đồi dốc, cây xanh, hoa, hồ nước và không gian mát lạnh một cách hài hòa
đầy cảm xúc như trời sinh ra một vùng đất
dành để
cho những nhà kiến trúc thi thố tài năng,
sáng
tạo nên những công trình đẹp cho đời. Còn
theo
các nhà chuyên môn thì kiến trúc đặc thù
đã hòa

hợp với cảnh quan Đà Lạt là một nét đặc
sắc cần
bảo tồn và phát triển để ngày càng làm
giàu
thêm giá trị của Đà Lạt.
Phong cách hiền hòa, thanh lịch, mến
của người Đà Lạt đã tạo nên một xã hội
bình, đáng yêu, hình như được sinh ra bởi
thành phố có cảnh quan thiên nhiên đẹp và
trong lành mát mẻ, là một tài nguyên du lịch khá hấp dẫn du khách bốn phương

khách
yên
một
khí hậu

Cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt - Hoa Đà Lạt - Kiến trúc Đà Lạt - và Phong cách người Đà
Lạt… là những đặc trưng của một vùng đất trời cho mà hiếm có vùng đất nào có được
nhiều cái đặc trung như vậy. Đó chính là những tài nguyên quí giá tạo nên nhiều sản phẩm
du lịch hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước và chính những nét đặc trưng ấy mà Đà
Lạt được mọi người biết đến là một thành phố du lịch. Và du lịch là một ngành kinh tế đặc
trưng căn bản của Đà Lạt.

IV.TỈNH KHÁNH HOÀ- THÀNH PHỐ NHA TRANG:
4.1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc
giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai
huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận
Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía
Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố

Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ.
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa
độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°29’55" kinh độ
Đông.Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn
Page | 16


Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam.Chiều dài vào
khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km.
Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 392.279 (2009).
Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên
Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.
4.2. Lịch sử hình thành:
Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979 tại huyện Khánh
Sơn, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ 1
TCN.
Các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép
khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và
phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh.
Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau (Kranukavamsa) - một trong hai
bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ - đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt
tên là Tiểu quốc Nam Chăm (bia ký ghi là Panrăn hay Panduranga).
Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập
trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm.
Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa
Nguyễn Phúc Tần đã sai quan cai cơ Hùng Lộc Hầu (không rõ họ tên) đem 3000 quân sang
đánh.Thất bại nặng nề, vua Chiêm Thành sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa
từ sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên.
Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Patenotre với Pháp. Là một tỉnh ở xứ
Trung Kỳ, Khánh Hòa vẫn là bộ phận của Nam triều, đồng thời tồn tại Chính quyền bảo hộ

Pháp. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, giao tỉnh Khánh Hòa cho các quan
Nam triều quản lý Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ
chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã. Ngày
1,2,3 tháng 4 năm 1975, quân giải phóng miền Nam Việt Nam lần lượt tiếp quản Ninh Hòa,
Nha Trang và Cam Ranh.Vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. ( sáp
nhập Phú Yên với Khánh Hoà)
Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh thành hai
tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Ngày 11 tháng 4 năm 2007, Chính phủ cắt một số xã của thị
xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm, đồng thời chia huyện
Trường Sa thành ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Trường Sa, xã Song Tử
Tây, xã Sinh Tồn Ngày 23 tháng 12 năm 2010, thị xã Cam Ranh được chính thức công
nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa
Page | 17


Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 106/1999
công nhận Nha Trang là đô thị loại 2.
Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định
công nhận thành phố Nha Trang là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
*Các tên gọi
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người
Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có
nghĩa là "sông Lau", tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày
nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra
vùng đất từ năm 1653.
Về địa danh "Nha Trang", trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ
Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ 17 đã thấy có tên "Nha
Trang Môn" (cửa Nha Trang)]. Trong một bản đồ khác có niên đại cuối thế kỷ 17 mang
tên Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên
"Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang). Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là

những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh nổi tiếng này.
Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn đã có nhiều tên gọi Nha Trang như "đầm
Nha Trang, dinh Nha Trang, nguồn Nha Trang, đèo Nha Trang".
4.3. Khái quát văn hoá:
Khánh hòa có 11 di tích văn hóa-lịch sử cấp quốc gia.
Theo thống kê của chính quyền địa phương, tính đến năm 2010, Khánh Hòa có 494 di
sản lễ hội lớn, nhỏ của người Kinh, bao gồm 237 lễ hội đình làng, 121 lễ hội miếu, lăng và
136 lễ hội chùa. Ngoài ra còn các lễ hội truyền thống của người dân tộc.
Văn hoá người dân nơi đây gắn liền với biển
4.4.Khái quát về du lịch:
Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển
dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha
Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ
trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh
lam thắng cảnh nổi tiếng, nên dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số
du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong
phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch
văn hóa...Trong các khách sạn và khu nghỉ mát lớn ở Khánh Hòa, có những khu du lịch và
Page | 18


khách sạn nổi tiếng thế giới như khu nghỉ mát Ana Mandara, Vinpearl Land, Sheraton Nha
Trang hotel & spa, Novotel, hay khu nghỉ dưỡng cao cấp Evason Hideway (huyện Ninh
Hòa) của tập đoàn Ana Mandara, được tờ Sunday Times bầu là một trong 20 resort tốt nhất
thế giới vào năm 2005.Những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng có Tháp Po Nagar, thành cổ
Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Alexandre Yersin...
Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang đã trở thành điểm đến của nhiều
sư kiện lớn của Việt Nam và Thế giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người
Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival
Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa

với thế giới.
Tuy vậy, việc chất lượng dịch vụ sút kém và tăng giá dịch vụ thiếu kiểm soát vào những
mùa cao điểm du lịch vẫn chưa được tỉnh giải quyết triệt để.Phát triển du lịch một cách bền
vững, bảo vệ tài nguyên môi trường vẫn còn là vấn đề gây nhiều bàn cãi

Page | 19


Chương 2.NỘI DUNG THUYẾT MINH
2.1 NGÀY 1: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- BUÔN MÊ THUỘT
2.1.1 Khái quát thông tin các điểm tham quan
 THÁC D’RAY SAP

Thác Đray Sáp hay còn gọi là Thác Draysap là một thác nước trên dòng sông Serepôk.
Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng; cách đó không xa là thác Đray Nur (hay
thác Vợ) thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk. Thác Đray Sáp thuộc xã Nam Hà, huyện Krông
K'Nô, tỉnh Đăk Nông, và cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về hướng Nam.
*Tên gọi
Theo tiếng Êđê, Dray Sap có nghĩa là "thác khói" (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ dòng
nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như màu
sương khói.
*Lịch sử
Ngày xưa có một
thiếu nữ Êđê xinh đẹp
tên là H’Mi. Nhiều
chàng trai giàu có từ
khắp các buôn làng
M’Nông, Êđê đến đây
cầu hôn nhưng bị nàng
cự tuyệt bởi lẽ nàng

đã trót thầm yêu trộm
nhớ một chàng trai
hiền lành nhưng nghèo
khổ cùng ở chung
buôn với nàng. Một hôm, nàng cùng người yêu đi ra rừng ngồi nghỉ trên một tảng đá lớn.
Đột nhiên có một con quái vật từ đâu xuất hiện, đầu nó to như quả núi, mắt đỏ như lửa. Từ
trên cao, con quái vật lao xuống dùng chiếc miệng ngậm nước sông rồi quật mạnh lên tạo
thành cột nước khổng lồ quét đi về phía hai người. Chàng trai bị bắn văng ra xa rồi ngất đi.
Đến khi tỉnh dậy mới hay người yêu đã bị con quái vật bắt mang đi mất. Chàng vô cùng
đau khổ, sau đó hóa thành một cây to đâm rễ sâu vào tảng đá. Toàn thân phát ra những
tiếng kêu than vãn, nhung nhớ, đau thương.
Chỗ chàng trai bây giờ là rừng cây bên bờ đá của dòng thác. Còn chỗ con quái vật lao
xuống đã trở thành thác nước ngày nay. Vào mùa xuân thác cao 12 m, rộng 120 m, và vào
mùa khô thác cao 8 m, rộng 80 m.
* Hệ thống thác Đray Sáp
Đray Sáp là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Serepôk từ thượng
nguồn đổ xuống tới đây lại chia làm ba tầng. Trước đây du khách thường chỉ đến thác đầu
tiên sau khi xuống được các bậc cấp đá. Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung
Page | 20


lên lan rộng cả một vùng đến ngàn mét vuông. Ngoài Đray Sáp, còn có hai thác nữa nằm
bên kia dòng đổ của thác chính. Khi qua khỏi cầu treo du khách sẽ đến một vùng đất cao
thoáng đãng. Đây là một đảo nằm giữa hai dòng thác của hệ thống Đray Sáp. Đó là thác
Đray Nu (thác Hầm), cao chừng 12 m, gồm hai dòng nước đổ giữa cảnh quan hùng vĩ và
thơ mộng giữa chốn đại ngàn.
Cách thác Đray Nu chừng 100 m là thác lớn, cũng thuộc hệ thống Đray Sáp. Thác này cũng
có độ cao 12 m nhưng rộng đến 140 m luôn tung bụi nước mịn như sương khói.
Ngày nay, Đray Sáp trở thành điểm tham quan du lịch ở Tây Nguyên. Tất cả các tour du
lịch về Đăk Lăk - Buôn Ma Thuột đều ghé lại đây nghỉ ngơi

2.1.2.Khái quát thông tin các dịch vụ đoàn đã sử dụng:
 Thác Draysap:

Vé tham quan: Người lớn: 30.000Đ, Trẻ em: 15.000Đ
ĐC: Xã Nam Hà, huyện Krông K'Nô, tỉnh Đăk Nông
Fax: 0501 359 6686
Email:
 Nhà hàng – Khách sạn Thắng Lợi:

Telephone: +84 4 38294211 - Reservation: +84 4 38290145 - Fax: +84 4 38292927 E-mail:
 Nhà hàng Ngọc Thảo

21 Trần Phú, Thôn 3, Xã Kiến Thành, H. Đắk R'Lấp, Đắk Nông
ĐT: 0501 364 7818
 Nhà hàng Tuấn Vũ (khách sạn Tuấn Vũ): (230 chỗ ngồi)

ĐC: 135/1, Ngô Quyền, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
ĐT: 05006 956 519
 Khách sạn Tuấn Vũ: (60 phòng)

ĐC: 135/1 Ngô Quyền, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
ĐT: 0500 6 252 252 – 252 999 - Fax: 0500 6 954 774
Email: - Website: tuanvuhotel.com.vn
2.2 NGÀY 2: BUÔN ĐÔN-CÁC THẮNG CẢNH ĐẸP
2.2.1Khái quát thông tin các điểm tham quan

Page | 21


 Chùa Sắc Tứ Khải Đoan


Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn
Ma Thuột và cả tỉnh Đắk Lắk, nằm ở phường Thống Nhất. Đây cũng là ngôi chùa lần đầu
tiên được xây dựng ở Cao Nguyên. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ
ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.
*Lịch sử
Chùa được xây bắt đầu từ năm 1951 trên
đường Phan Bội Châu thành phố Buôn Ma Thuột
do
Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho
xây dựng và Nam Phương Hoàng Hậu trực tiếp
chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Là ngôi
chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ
của chế độ phong kiến. Chùa hiện tại đã được bổ
sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ
nguyên vẹn chính điện cũ và vẫn là một nơi thờ
phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk và là một điểm du lịch tham quan không thể bỏ
qua ở thành phố Buôn Ma Thuột. Ngày 05 tháng 04 năm 2012 chùa bắt đầu đặt viên đá
trùng tu lại, xây dựng thêm.
*Kiến trúc
Toàn bộ ngôi chùa gồm cổng chính (cổng tam quan) hướng về phía Tây Nam, chính
điện, điện Quan Âm, nhà hậu tổ.


Cổng tam quan gồm hai tầng với ba vòm cửa cao 7 m, rộng 10,5 m.



Ðiện Quan Âm xây tách biệt với chính điện và có hình lục giác với sáu cây cột trang
trí hình rồng, mây.




Chính điện rộng 320 m² gồm hai phần, phần trước ảnh hưởng kiến trúc theo kiểu
nhà dài của người Ê Đê nhưng cột kèo lại theo lối nhà rường của người Việt. Nửa
sau xây theo lối hiện đại. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng đặt chính giữa chính
điện. Bên gian phải chính điện treo một quả chuông đồng nặng 380 kg đúc năm
1954
 Khu du lịch Buôn Đôn



Nhà cổ kiến trúc Lào- Thái

Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun Yu
Nốb. Đây là nhà của một thợ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn và được mệnh danh là vua voi.
Hiện tại ngôi nhà đã có đến trên 115 năm tuổi; được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ tốt

Page | 22


củarừng già Buôn Đôn như Hương, Căm xe, Cà chít...đặc biệt nhất là ngay cả mái ngói
cũng được đẽo gọt công phu từng viên bằng tay từ gỗ Cà Chít.
Trong nhà còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của vị vua voi
Bản Đôn và những người kế tục. Giá của ngôi nhà khi xây dựng là 10 con voi lớn và mất
gần 3 năm để hoàn
thành. Hiện tại Nhà sàn cổ
ở Bản Đôn là một
điểm tham quan du lịch
quan trọng trong

quần thể du lịch Bản Đôn.
Nhà trước kia có
gian do cây me cổ thụ
điều kiện khó khăn
khôi phục được đến
trạng hai gian.


ba gian, sau này bị sập một
bên hông bị đổ nhưng do
và chiến tranh nên không
giờ thì giữ nguyên hiện

Khu nhà mồ

Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khun Yu Nốp, một nhân vật lịch sử đã trở thành
một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi
rừng.
Vua Voi, hay Khun Yu Nốb, là danh hiệu vua Xiêm (Thái Lan) ban cho N' Thu K' Nul,
người dân gốc được coi như người khai sinh ra Bản Đôn với nghề săn bắt thuần dưỡng voi.
Trong đời ông đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi rừng, trong đó có một con bạch
tượng tặng vua Xiêm, danh hiệu Khun Yu Nốb tức vua voi chính là do vua Xiêm ban tặng.
Ở Bản Đôn hiện còn hai di tích về ông còn rất nguyên vẹn là nhà sàn cổ và mộ vua voi.
Gồm 2 lăng mộ xây gạch, lăng mộ của vua voi N'Thu K'Nul do R'leo K'Nul, người kế tục
sự nghiệp, cho xây dựng. Mộ có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ hình khối đơn giản
trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Mộ của R'leo K'Nul, ở ngay bên cạnh,
được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Campuchia; mộ do do chính
vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua
voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh. Do hai ngôi mộ liền kề nhau và kết hợp
hài hòa như một nên chính là lý do vì sao người ta hay nhầm tưởng đây là một ngôi mộ duy

nhất và mộ R' Leo mới là mộ vua voi Khun Yu Nốb.
Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa
của buôn Yang Lành với những ngôi mộ được trang
trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn
hoá Tây Nguyên.
Hiện tại mộ vua voi ở Bản Đôn là một điểm tham
quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản
Đôn.
Page | 23




cầu treo Buôn Đôn

Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu cầu du
lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn.
Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp
sắt. Cầu được bắt trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông
Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepôk. Tán cây bao
trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông
rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống
sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằm trên cây.
Khi đến đây, khách tham quan có thể đi trên cầu để hưởng cái cảm giác lắc lư theo nhịp
chân hoặc nghỉ trên các sàn gỗ lơ lửng trên cây giữa dòng sông; thưởng thức món cơm lam,
gà nướng Bản Đôn...
Mở rộng: Tìm hiểu nghệ thuật săn bắn và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn
Hiện nay, tại Bản Đôn (Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) hiện vẫn còn lưu giữ lại một số mẫu
chuyện hiếm hoi từ những cuộc vào rừng săn voi khi xưa của các Gru như là “truyền
thuyết” về một

trận chiến ác liệt đáng nhớ.
Trước khi vào
rừng săn voi con, người ta
chuẩn bị khoảng
15 con voi nhà, chủ yếu là giống
voi đực sung
sức, thiện chiến nhất tuổi
khoảng 40 hoặc
ngoài 40. Yếu tố quan trọng
không kém là số
voi này không bị động đực,
trường
hợp
không đủ voi đực có thể chọn
voi cái nhưng
phải đảm bảo sung mãn sức
khỏe,
không
nhút nhát. Số voi này được chia
thành 3 tốp, mỗi tốp 5 con gồm: tốp tấn công, tốp kiềm chế và tốp đuổi bắt.
Vật dụng chính trong các chuyến săn voi xưa có trên 20 loại dụng cụ, trong đó chủ yếu là
các sợi dây da trâu, dùi sắt, sào tre nhọn, áo quần bảo vệ… Một chuyến đi săn voi có
khoảng 20 - 30 thợ săn, đứng đầu tốp thợ săn này gọi là Gru - một thủ lĩnh có nhiều bản
lĩnh, kinh nghiệm săn bắt voi rừng, khả năng phán đoán tình huống chính xác từ các dấu
chân voi, biết được đàn voi bao nhiêu đực hay cái.
Độ tuổi voi rừng mà đoàn săn bắt hướng đến thông thường từ 2 - 4 tuổi, nếu vượt quá 4 tuổi
voi rừng rất khó thuần dưỡng vì bản tính hoang dã ăn sâu vào máu thịt.
Page | 24



Ngay khi phát hiện đàn voi rừng, Gru ra dấu hiệu bằng cách thổi tù và được làm bằng sừng
trâu để dàn đội hình chu đáo, kỹ lưỡng trước khi săn bắt. Khi tín hiệu tù và được nổi lên, 5
con voi nhà tốp tấn công chạy lên dùng vòi và ngà húc vào những con voi rừng đực đầu đàn
nhằm chia tách đàn riêng lẻ.
5 người thợ săn ngồi trên voi nhà dùng mũi nhọn greo đâm vào đầu, vào vòi, vào chân voi
rừng để hỗ trợ voi nhà. Những người khác hò reo, đánh chiêng trống và thổi tù và thật to
làm náo loạn cả khu rừng.
Khi voi rừng đầu đầu đàn có dấu hiệu thua trận, chúng gầm rú dữ dội ra hiệu cho cả đàn
tháo chạy vào rừng sâu. Khi đàn voi rừng đã tán loạn, những con voi mẹ cái dẫn con nó
chạy lon ton - mục tiêu xem như lọt vào tầm ngắm của người Gru.
Ngay sau đó, thủ lĩnh Gru chỉ tay về hướng voi con nổi tiếp một hồi tù và sừng trâu thứ hai
ra hiệu 5 con voi nhà tốp kiềm chế lao vào con voi rừng mẹ, 3 con voi nhà vây con voi rừng
mẹ lại, 2 con còn lại tách con voi con về một bên để xa mẹ, xa đàn.
Lúc này người thủ lĩnh Gru nổi tiếp một hồi tù và thứ 3, cùng lúc 5 con voi nhà thuộc tốp
đuổi bắt dí đầu về hướng con voi con, làm con voi rừng con sợ sệt, hoảng loạn. Người thợ
chính khi thấy nó đã mệt, quan sát thấy cái chân trái đã yếu không thể trụ được liền quăng
sợi dây thòng lọng vào chân đó.
Khi đã buộc được vào chân trái voi rừng con, người thợ phụ như sóc nhảy xuống đất thật
nhanh tìm gốc cây lớn gần đó buộc sợi dây thành một vòng tròn. Con voi con sợ sệt chạy ra
xa thì càng bị buộc chặt vào chân, khi thấy voi con đã mệt không thể kháng cự liền dùng
những con voi nhà to khỏe áp giải con voi con trở về.
Trống kèn, tù và lại được nổi lên rền vang núi rừng báo hiệu sự thành công của chuyến săn.
Nếu đoàn săn không thành công hoặc có người thiệt mạng người ta đánh vào trống da trâu
dày, âm thanh phát ra chát tai báo hiệu chuyến săn bất thành.
Theo luật tục trong một chuyến săn, phải bắt được 3 con voi con rừng, nếu bắt được 2 con
thì phải thả lại một con vì đó là dấu hiệu không may mắn. Khi trong gia đình có người săn
voi, người nhà cắm 2 nhành cây tươi trước cửa nhà, không tiếp khách vì sợ luồng gió lạ
không đem đến may mắn.
- Thuần dưỡng voi rừng
Page | 25



×