Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại thành phố hồ chí minh và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.67 KB, 14 trang )

DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI TP.HCM
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Đỗ Thị Ngọc Diệp1, Phan Nguyễn Thanh Bình2, Trần Quốc Cường3, Lê Thị
Kim Quí4, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn5
Tóm tắt:
Tình hình chung: thói quen dinh dưỡng và vận động của người dân
thay đổi trong 10 năm gần đây, chương trình phòng chống đái tháo đường đã
triển khai gần 6 năm và cần xác định lại hiệu quả. Phương pháp: nghiên
cứu mô tả cắt ngang trên 1456 người dân 30-69 tuổi sống tại TPHCM. Đối
tượng được cân đo chỉ số nhân trắc, làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết
và phỏng vấn các yếu tố liên quan bằng bảng câu hỏi. Glucose được xác
định bằng máy đo đường huyết mao mạch. Kết quả: tỉ lệ thừa cân (BMI 2325), béo phì (BMI >25), tăng đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đường,
đái tháo đường là cao đáng báo động tại TPHCM với các tỉ lệ lần lượt là
22.7%, 24.5%, 16.4%, 10.8%,7%. Tỉ lệ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa
đường tăng theo tuổi, nam có tỉ lệ đái tháo đường cao hơn, người ở ngoại
thành có tỉ lệ rối loạn chuyển hóa đường thấp hơn. Kết luận: Đái tháo
đường (ĐTĐ) và các bệnh mãn tính không lây tại TPHCM gia tăng đáng báo
động cần có các biện pháp can thiệp phù hợp.
Từ khóa: đái tháo đường, tăng đường huyết đói, rối loạn dung nạp
đường, TPHCM

1

BS.CK2 Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, ĐT: 0913717610, email:
TS.BS, TP KHTH Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM.
3
ThS.BS Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
4
BSCK1 Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM.
5
TSBS


2

1


Abstract:
Background:

dietary and physical habit of HCM city habitants

have changed dramatically during last 10 years, diabetes prevention program
have been implemented in HCMC for almost 6 years. Method: this is cross
sectional study on 1456 people aged 30-69 years living in Ho Chi Minh city
Viet Nam. Participants have been measured anthropometric index, glucose
tolerance test and intervied a related risk factors using questionnaire.
Glucose have been measured by capillary method. Results: The prevalence
of overweight (BMI 23-25), obesity (BMI >25), impaired fasting blood
glucose, impaired glucose tolerance, diabetes are very high with the number
as follow 22.7%, 24.5%, 16.4%, 10.8%, 7%. The prevalence of IFG, IGT
and diabetes increase with age, high in male and in participants living in
urban area. Conclusion: the prevalence of non communication diseases in
Ho Chi Minh city is alarming and need a appropriate intervention in the
future.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam là quốc gia đang phát triển, những phát triển nhanh chóng về kinh
tế xã hội và thu nhập đã tác động đến những thay đổi về lối sống theo chiều
hướng không có lợi cho sức khỏe, chủ yếu là dinh dưỡng không hợp lý, ít
hoạt động thể lực khiến cho tốc độ mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta gia
tăng nhanh chóng: Năm 1991 điều tra tại Hà nội, Huế tỷ lệ mắc bệnh rất
thấp, khoảng 1% (1,2), và ở nội thành thành phố Hồ chí Minh (TPHCM) là

2.5% (3). Năm 2001, điều tra tại 4 thành phố lớn Hà nội, Hải phòng, Đà
Nẵng, TP.HCM tỷ lệ mắc là 4.9%. Như vậy chỉ sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh
này gia tăng trên 300% (4).

2


Tại thành phố Hồ Chí Minh, một nghiên cứu tầm sóat bệnh ĐTĐ trên tòan
thành phố năm 2001 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 3.8% và tỷ lệ này ở trong nội
thành tăng gấp 2.5 lần sau 8 năm (6.9% so với 2.5%). Trong tổng số người
bị ĐTĐ, có gần 40% mới được phát hiện qua nghiên cứu (5).
TPHCM đã quyết định xây dựng và triển khai Chương trình phòng chống
ĐTĐ từ năm 2003, tâp trung chủ yếu vào những họat động can thiệp như
điều trị cá thể, truyền thông giáo dục cho cộng đồng thông qua các hình
thức câu lạc bộ bệnh nhân ĐTĐ.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá lại tình hình bệnh ĐTĐ
và Hội chứng chuyển hóa (HCCH), có các dữ liệu khoa học để xây dựng
chương trình phòng chống ĐTĐ trong giai đoạn mới hiệu quả hơn.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu: là một nghiên cứu mô tả, cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu: Là người trưởng thành tuổi từ 30 đến 69 tuổi sống
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đề cương nghiên cứu được thông qua Hội đồng Khoa học công nghệ và Y
đức của Trung tâm Dinh dưỡng. Trước điều tra, đối tượng được thông tin về
mục tiêu, cách tiến hành, quyền lợi, trách nhiệm của cuộc điều tra. Phiếu
thỏa thuận nghiên cứu được ký bởi các đối tượng đồng ý tham gia. Đối với
những đối tượng bị ĐTĐ và HCCH trong nghiên cứu này sẽ được giới thiệu
đến khám và tư vấn miễn phí tại Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM.
Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu chung cho điều tra DTH mô tả:
n= (Z21-α/2 x P (1 - P) x DE): d2

Cỡ mẫu tính được là 1311, để đảm bảo đủ cỡ mẫu và phòng việc rớt mẫu,
chúng tôi tăng cỡ mẫu thêm 11% thành 1456, chia thành 14 cụm, mỗi cụm
104 đối tượng
3


Phương pháp chọn mẫu Sử dụng phương pháp chọn mẫu tương ứng với
kích thước dân số của quần thể (PPS ; Probability proportionate to size) cho
từng khu vực, tổng số có 14 cụm (mỗi cụm 104 đối tượng, cụm ở đây chính
là tổ dân số được chọn từ mỗi xã, phường). Tiến hành chọn mẫu thành nhiều
bước.
Đối tượng tham gia được yêu cầu nhịn ăn ít nhất 8 giờ (tính từ sau bữa
ăn cuối cùng đến khi lấy máu). Buổi sáng ngày điều tra, đối tượng được lấy
máu ở đầu ngón tay để đo đường huyết mao mạch lúc đói. Sau đó đối tượng
sẽ uống nước đường. Hai giờ sau khi uống, đối tượng được được lấy máu
đầu ngón tay lần 2 để đo đường huyết sau uống. Trong thời gian chờ lấy
máu lần 2, đối tượng được cân, đo các chỉ số nhân trắc, huyết áp, mạch và
được phỏng vấn. Với những đối tượng đã được chẩn đóan là ĐTĐ có đường
huyết đói > 10mmol/L thì sẽ không làm nghiệm pháp tăng đường huyết.
Các biến số cần thu thập trong nghiên cứu này: Thông tin về nhân khẩu
học: tên, tuổi, giới, địa dư, các chỉ số nhân trắc: cân nặng, chiều cao, vòng
eo, tỷ lệ mỡ, chỉ số lâm sàng: huyết áp, thông tin về nhân khẩu học: bằng
bảng câu hỏi.
Các xét nghiệm sinh học: xét nghiệm glucose máu lúc đói, sau 2 giờ làm
nghiệm pháp dung nạp glucose, lấy máu mao động tĩnh mạch ở đầu ngón
tay. Sử dụng máy đo glucose máu SureStep Lifescan của hãng Johnson &
Johnson, kết quả xét nghiệm của máy này được tính theo tiêu chuẩn glucose
máu tĩnh mạch. Chỉ số đề kháng insulin (HOMA IR) được tính dựa vào công
thức HOMA-IR = [nồng độ insulin đói x nồng độ đường huyết khi đói] /
22.5.

Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và các dạng rối loạn glucose
máu: chẩn đoán ĐTĐ và các dạng rối lọan glucose máu dựa vào tiêu chuẩn
của WHO năm 1998 (6), sửa đổi năm 2004 (7). hoặc người có kết quả
4


glucose máu trong giới hạn bình thường nhưng trước đó đã được chẩn đoán
ĐTĐ theo tiêu chuẩn trên và đang sử dụng thuốc hạ glucose máu cũng được
xác định mắc bệnh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá dựa vào tiêu chuẩn chẩn
đoán của IDF năm 2005, người béo bụng, có 2 trong số các tiêu chuẩn đi
kèm : tăng triglyceride, giảm HDL-C, tăng huyết áp, rối loạn glucose máu
hoặc đề kháng insulin (8).
Xử lý số liệu số liệu điều tra được nhập vào máy tính trên phần mềm EPI
INFO và được xử lý bằng chương trình soạn thảo trên phần mềm SAS 8.02
(Chicago, Hoa kỳ). Phép kiểm chi bình phương được sử dụng để đánh giá
mối tương quan giữa tỷ lệ bệnh và các biến số định tính. Phép kiểm student
T và hồi quy được dùng để so sánh các chỉ số nhân trắc, lâm sàng và sinh
hóa giữa các nhóm trước và sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu. Giá
trị p<0.05 được xem là có ý nghĩa thống kê.

5


3. KẾT QUẢ:
Đặc điểm nhân trắc và dịch tễ học của đối tượng được trình bày ở
bảng 1. Tình trạng dinh dưỡng, tình trạng tăng đường huyết khi đói, rối loạn
dung nạp glucose, đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa được trình bày
tại bảng 2. Tỉ lệ thừa cân (BMI 23-25) và béo phì (BMI > 25) khá cao và
tương đương giữa 2 giới (tỉ lệ thừa cân và béo phì lần lượt là 22.7% và

24.5%). Vẫn còn 7% dân số 30-69 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tình hình rối loạn
chuyển hóa đường cũng đáng báo động với tỉ lệ tăng đường huyết lúc đói,
rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường lần lượt là 16.4%, 10.8% và
7%. Bên cạnh đó, vấn đề rối loạn chuyển hóa mỡ và tăng huyết áp cũng
đáng lo lắng với tỉ lệ hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới 2005 là 18.1%.
Rối loạn chuyển hóa đường (tăng đường huyết lúc đói, rối loạn dung
nạp đường, đái tháo đường) được phân tích theo nhóm tuổi, giới, vùng địa
dư, theo chỉ số nhân trắc và chỉ số sinh hóa được trình bày tại bảng 3 và
bảng 4. Qua phân tích cho thấy tỉ lệ mắc rối loạn chuyển hóa đường tăng dần
theo tuổi đặc biệt là sau tuổi 40 (p<0.001), nữ có tỉ lệ tăng đường huyết lúc
đói và rối loạn dung nạp đường cao hơn nam nhưng nam có tỉ lệ đái tháo
đường cao hơn nữ giới (p<0.05), người dân sống ở vùng nội thành có tỉ lệ
rối loạn chuyển hóa đường cao gấp 2 lần người dân sống ở vùng ngoại thành
(p<0.01). So với người có đường huyết bình thường, người có rối loạn
chuyển hóa đường có chỉ số khối cơ thể cao hơn, có tỉ lệ mỡ cao hơn, có
insulin huyết thanh cao hơn, có chỉ số HOMA cao hơn, có nồng độ
triglyceride cao hơn và nồng độ LDL-cholesterol thấp hơn một cách có ý
nghĩa thống kê.

6


Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học, nhân trắc và sinh hóa của đối
tượng:
Đặc điểm

Nam
n (%)


Theo nhóm tuổi (%)
30 - 39 tuổi
40 - 49 tuổi
50 - 59 tuổi
60 - 69 tuổi
Tổng
Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
Vòng eo (cm)
Tỉ lệ mỡ (%)
BMI
Total cholesterol
Triglyceride
(mg/dL)
HDL-Cholesterol
(mg/dL)
LDL-Cholesterol
(mg/dL)

113 (17.9)
174 (27.6)
204 (32.3)
140 (22.2)
631 (44.3)
Trung bình
60.6
[9.7]
(SD)
163.3 [5.7]
80.9 [9.2]

23.1 [6.1]
22.7 [3.2]
201.4 [42.5]
221.2 [171.7]
49.3 [12.7]
108.4 [39.6]

Nữ
n (%)
159 (20.1)
250 (31.6)
243 (30.7)
140 (17.7)
792 (55.7)
Trung bình
54.3
[8.5]
(SD)
152.5 [5.2]
77.4 [9.3]
33.0 [7.5]
23.3 [3.5]
206.0 [44.9]
154.7 [121.0]
57.3 [14.6]
117.8 [38.9]

Tổng
n (%)
272 (19.1)

424 (29.8)
447 (31.4)
280 (19.7)
1423 (100)
Trung bình
57.1
[9.6]
(SD)
157.3 [7.6]
79.0 [9.5]
28.6 [8.5]
23.1 [3.4]
204.2 [45.0]
184.9 [149.6]
53.6 [14.4]
113.8 [40.3]

(mg/dL)

7


Bảng 2: Tình trạng dinh dưỡng , rối loạn đường huyết và hội chứng
chuyển hóa:
Đặc điểm

Nam

Nữ


Tổng

n (%)

n (%)

n (%)

Suy dinh dưỡng (BMI < 18.5)

57 (8.9)

45 (5.5)

102 (7.0)

Bình thường (18.5≤ BMI <23)

285 (44.4)

381 (46.9)

667 (45.8)

Thừa cân (23 ≤ BMI <25)

156(24.3)

174 (21.4)


330 (22.7)

Béo phì (BMI ≥ 25)

144 (22.4)

213 (26.2)

357 (24.5)

Bình thường

429 (68.0)

504 (64.0)

933 (65.8)

Tăng đường huyết lúc đói (IFG)

90 (14.3)

143 (18.2)

233 (16.4)

Rối loạn dung nạp glucose (IGT)

60 (9.5)


93 (11.8)

153 (10.8)

Đái tháo đường típ 2 (DM)

52 (8.2)

47 (6.0)

99 (7.0)

Tình trạng dinh dưỡng (%)

Test dung nạp glucose

8


Bảng 3: Phân bố rối loạn chuyển hóa đường theo nhóm tuổi, giới và địa

Phân lọai chuyển

BT

IFG

IGT

ĐTĐ


p-value

hóa đường
Tuổi (năm)
<0.001
30-39
84.6
11.4
3.6
0.4
40-49
73.3
15.6
8.2
2.9
50-59
80.7
18.5
12.0
8.9
60-69
50.8
17.9
17.3
14.0
Giới
<0.05
Nam
68.2

14.2
9.5
8.2
Nữ
64.4
18.1
11.7
5.5
Vùng địa dư
<0.01
Nội thành
64.2
16.9
11.4
7.5
Ngọai thành
76.3
13.3
6.6
3.8
BT, bình thường; IFG, rối lọan đường khi đói; IGT, rối lọan dung nạp đường
và ĐTĐ, đái tháo đường
Số liệu được trình bày dưới dạng %
*, được phân tích bằng phép kiểm chi bình phương

9


Bảng 4: Các đặc điểm về nhân trắc và lâm sàng của đối tượng phân theo
chuyển hóa đường

Biến số

BT

IFG

IGT

ĐTĐ

P1

P2

n=950
Tuổi (tuổi)
Cân nặng (kg)
BMI
Vòng eo (cm)
Tỷ lệ eo/chiều cao
Tỷ lệ mỡ (%)
Đường huyết đói (mmol/l)
Đường huyết sau 2h

56.5 ± 9.3
22.7 ± 3.2
77.6 ± 9.2
0.49 ± 0.06
27.9 ± 8.2
5.0 ± 0.29

6.0 ± 0.8

57.6 ± 9.9
23.5 ± 3.4
80.1 ± 9.6
0.51 ± 0.06
29.4 ± 8.3
5.8 ± 0.2
6.3 ± 0.8

58.2 ± 10.1
24.0 ± 3.9
82.3 ± 9.3
0.53 ± 0.06
31.0 ± 9.4
5.5 ± 0.5
8.7 ± 0.8

58.8 ± 9.6
23.7 ± 3.5
82.8 ± 8.8
0.53 ± 0.06
29.2 ± 9.5
7.4 ± 2.1
13.0 ± 3.2

0.02
<0.001
<0.001
<0.001

<0.001
<0.001
<0.001

NS
NS
0.02
0.01
NS
<0.001
<0.001

(mmol/L)
Insulin huyết thanh
Chi số HOMA
Cholesterol TP (mmol/L)
Triglycerrides (mmol/L)
HDL-cholesterol

6.7 ± 4.6
1.5 ± 1.1
2.0 ± 0.4
1.7 ± 1.3
0.55 ± 0.15

9.0 ± 7.4
2.3 ± 2.0
2.1 ± 0.4
2.0 ± 1.8
0.53 ± 0.15


11.1 ± 8.7
2.8 ± 2.3
2.1 ± 0.5
2.1 ± 1.6
0.51 ± 0.13

11.9 ± 9.4
3.9 ± 3.5
2.1 ± 0.5
2.6 ± 2.1
0.49 ± 0.13

<0.001
<0.001
0.05
<0.001
<0.001

<0.01
<0.001
NS
0.02
0.02

1.1 ± 0.4

1.2 ± 0.4

1.2 ± 0.5


1.1 ± 0.5

NS

NS

(mmol/L)
LDL-cholesterol
(mmol/L)

BT, bình thường; IFG, rối lọan đường khi đói; IGT, rối lọan dung nạp đường
và ĐTĐ, đái tháo đường
Số liệu được trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
P1: bao gồm đối tương NGT
P2, chi phân tích trong nhóm có RLCH đường
*, phân tích sử dụng phép thử student T.

4. BÀN LUẬN:
Điều tra này cho thấy tỉ lệ đái tháo đường của người dân trong độ tuổi
30-70 vào năm 2008 là 7% và có sự gia tăng gần gấp đôi so với điều tra năm
2001 (tỉ lệ đái tháo đường tăng từ 3.7% năm 2001 lên 7% năm 2008). Bên
10


cạnh đó tỉ lệ thừa cân béo phì (BMI ≥ 23) ở người trưởng thành trong độ tuổi
30-70 tuổi tại TPHCM năm 2008 cũng ở ngưỡng cao trong điều tra này
(47,2%) trong đó béo phì (BMI ≥ 25) là 24,5%. Việc gia tăng tỉ lệ một số
bệnh mãn tính không lây bao gồm đái tháo đường và thừa cân béo phì là vấn
đề sức khỏe đáng báo động trong cộng đồng dân cư sống tại thành phố Hố

Chí Minh nói riêng và các đô thị lớn tại Việt Nam nói chung.
Nữ có tỉ lệ rối loạn đường huyết đói và rối loạn dung nạp đường cao
hơn nam giới (tỉ lệ rối loạn đường huyết đói và rối loạn dung nạp đường ở
nữ và nam lần lượt là 18,1%, 11,7% và 14,2%, 9,2%. Ngược lại tỉ lệ đái tháo
đường ở nữ thấp hơn nam (tỉ lệ đái tháo đường ở nữ và nam lần lượt là 5,5%
và 8,2%). Bên cạnh đó, qua điều tra cho thấy tỉ lệ rối loạn chuyển hóa đường
và đái tháo đường ở người dân sống ở ngoại thành thấp hơn người dân sống
ở nội thành một cách có ý nghĩa thống kê (tỉ lệ đái tháo đường người dân nội
thành và ngoại thành lần lượt là 7,5% và 3,8%).
Xét về độ tuổi, tuy tỉ lệ đái tháo đường ở nhóm tuổi dưới 40 khá thấp
nhưng tỉ lệ rối loạn đường huyết đói khá cao (11,4%). Từ đây cho thấy nguy
cơ các đối tượng này sẽ chuyển sang đái tháo đường trong tương lai và nguy
cơ tỉ lệ đái tháo đường trong thời gian tới tại TPHCM có thể tiếp tục gia tăng
do việc gia tăng tỉ lệ rối loạn đường huyết đói ở nhóm tuổi trẻ trước 40 tuổi.
Xét về cân nặng và BMI, nhóm có rối loạn đường và đái tháo đường
có cân nặng và BMI cao hơn nhóm bình thường một cách có ý nghĩa thống
kê. Tuy nhiên không có sự khác biệt về cân nặng và BMI giữa người rối loạn
đường và người mắc đái tháo đường. Từ đó cho thấy cần có thêm các nghiên
cứu tìm thêm yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đặc hiệu cho người
dân nước ta ví dụ như chế độ ăn, lượng tinh bột trong chế độ ăn, chỉ số
đường huyết của thực phẩm, sức tải đường huyết của bữa ăn và yếu tố gien
của bệnh đái tháo đường.
11


Tỉ lệ người dân không biết mình mắc đái tháo đường cũng rất cao. Tỉ
lệ người được phát hiện mắc đái tháo đường lần đầu tiên trong nghiên cứu
này là 46.1%. Dù Chương trình Phòng chống ĐTĐ tại TPHCM đã được
triển khai 5 năm, nhiều hoạt động truyền thông đã tiến hành nhưng tỷ lệ
người không biết mình đang mắc đái tháo đường không giảm đi là một vấn

đề cần hết sức lưu ý khi xây dựng các giải pháp can thiệp phòng chống
ĐTĐ. Phát hiện đái tháo đường càng trễ thì biến chứng càng xuất hiện nhanh
do đường huyết đã rối loạn mà không được kiểm soát trong một thời gian
dài.
Tỉ lệ tiền đái tháo đường: tăng đường huyết lúc đói và rối loạn dung
nạp đường cũng chiếm gần 1/5 dân số và đây là lực lượng sẽ bổ sung vào
đội quân đái tháo đường trong tương lai nếu không được tư vấn và dự phòng
kịp thời. Môi trường sống về dinh dưỡng và vận động trong nội thành cũng
cần nghiên cứu và đưa ra các thông điệp trong truyền thông một cách chuyên
biệt để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ở người dân sống trong vùng nội thành
so với ngoại thành.
Một số yếu tố về tuổi (trên 40), BMI, tỉ lệ mỡ, insulin, HDL
cholesterol là các chỉ số có mối tương quan với rối loạn chuyển hóa đường
và cần phải được sử dụng như các yếu tố cảnh báo về nguy cơ rối loạn
chuyển hóa đường Các yếu tố này cũng có thể dùng để định hướng cho
người dân đi kiểm tra đường huyết định kỳ, thay đổi lối sống về dinh dưỡng
và vận động trước khi rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa đường khó hồi
phục.
Chỉ số HOMA kháng insulin có mối tương quan cao với tình trạng đái
tháo đường một cách có ý nghĩa thống kê. Chỉ số HOMA kháng insuline
tăng từ 1.5 ở người có đường huyết bình thường lên 2.3 và 2.8 ở người có
rối loạn đường huyết lúc đói và rối loạn dung nạp đường và tăng lên 3.9 ở
12


người bệnh đái tháo đường. Chỉ số HOMA kháng insulin là một chỉ số tiên
lượng nguy cơ đái tháo đường có giá trị cho cộng đồng.
5. KẾT LUẬN:
Tình hình bệnh đái tháo đường, thừa cân béo phì, tại TPHCM đang ở
mức cao báo động và là tiền đề cho việc gia tăng nguy cơ các bệnh mãn tính

không lây khác như tim mạch, ung thư…Trong chiến lược can thiệp dinh
dưỡng của TPHCM cần phải có sự khác biệt đặc thù với các địa phương
khác trong phòng chống các bệnh liên quan đến lối sống và vận động. Cần
có thêm nhiều nghiên cứu để tìm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của đái
tháo đường bao gồm chế độ ăn và đặc điểm di truyền của người dân nước ta.
Cám ơn:
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả đối tượng tham gia trong đợt
điều tra này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhân viên Trung tâm Dinh
dưỡng đã tham gia trong đợt điều tra này.

13


Tài liệu tham khảo:
1. Dang Huu Tran, Bach Van Le, M Thomas, D Simon, Chi Van Le.
Prevalence of Diabetes in adults (> 15 years old) in Hue city. Scientific
researches in endocrinology and metabolism , 365-370. 2000. Ha noi,
Medical Publisher.
2. Quoc PS, Charles MA, Cuong NH, Lieu LH, Tuan NA, Thomas M et al.
Blood glucose distribution and prevalence of diabetes in Hanoi (Vietnam).
Am J Epidemiol 1994; 139(7): 713-722.
3. MT Trach, DTB Toan, DTT Binh, HQ Thang. Basic epidemiology survey
on Diabetes Mellitus in urban areas of Ho Chi Minh City. Pharmaceutical
and Medical Magazine of Ho Chi Minh City 1994; 171-174.
4. Binh Van Ta, Uoc Kim Hoang, Hung Minh Nguyen, Trung Van Cao, Viet
Quoc Nguyen, Toan Quang Le et al. Epidemiology of diabetes, risk factor
and some issues in relation to diabetic management in 4 big cities of urban
areas of Vietnam. Ha noi: Medical Publisher, 2003.
5. Duc Son LN, Kusama K, Hung NT, Loan TT, Chuyen NV, Kunii D et al.
Prevalence and risk factors for diabetes in Ho Chi Minh City, Vietnam.

Diabet Med 2004; 21(4): 371-376.
6.

World

Health

Organization(1999):

Definition,

Diagnosis

and

Classification of Diabetes Mellitus and its Complications: Report of a WHO
Consultation. Part 1: Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus.
Geneva, World Health Org.
7. The Expert Committee on the Diagnosis and Classification of Diabetes
Mellitus. Follow-up Report on the Diagnosis of Diabetes Mellitus. (2003).
Diabetes Care. 26: 3160-3167.
8. International Diabetes Federation.

The IDF consensus worldwide

definition of the metabolic syndrome. 5-14-2005.
14




×