Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải của ban quản lý công trình công cộng huyện lai vung, tỉnh đồng tháp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ MỸ XUYÊN

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
NGƢỜI DÂN VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
THU GOM RÁC THẢI CỦA BAN QUẢN LÝ
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG HUYỆN LAI
VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Tài nguyên Môi trƣờng
Mã số ngành: 52850102

12-2013
1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ MỸ XUYÊN
MSSV: 4105727

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
NGƢỜI DÂN VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
THU GOM RÁC THẢI CỦA BAN QUẢN LÝ
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG HUYỆN LAI
VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Tài nguyên Môi trƣờng
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THÚY HẰNG

12-2013
2


LỜI CẢM TẠ
Qua 4 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ em rất cảm ơn quý thầy
cô Khoa Kinh tế & QTKD đã cung cấp cho em rất nhiều những kiến thức giúp
em có thể hoàn thành luận văn này. Đặc biệt em rất biết ơn cô Nguyễn Thúy
Hằng đã tận tụy giúp đỡ, chỉ dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài
này. Và em cũng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cô chú anh chị trong
Ban quản lý công trình công cộng thị trấn Lai Vung đã nhiệt tình hỗ trợ và
cung cấp những thông tin cần thiết đê em có thể hòan thành luận văn này.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên chắc chắn luận này còn nhiều
thiếu sót cần bổ sung nhiều sai sót cần chỉnh sửa. Vì vậy em kính mong được
sự đóng góp quý báu và chân thành nhất của quý thầy cô để luận văn em được
tốt hơn và có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối lời, em xin kính chúc Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, các
thầy cô khoa Kinh tế & QTKD, cô Nguyễn Thúy Hằng và cô chú, anh chị Ban
quản lý công trình công cộng thị trấn Lai Vung huyện Lai Vung được nhiều
sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cần thơ, ngày


tháng

năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Mỹ Xuyên
3


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Mỹ Xuyên
4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Đồng Tháp, ngày ... tháng ... năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị

5


BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
- Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thúy Hằng
- Học vị: Thạc Sĩ
- Chuyên nghành: Kinh tế Nông nghiệp - Kinh tế Tài nguyên Môi trƣờng
- Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & QTKD – Đại học Cần Thơ
- Họ và tên sinh viên: Lê Thị Mỹ Xuyên
- Chuyên ngành: Kinh tế Tài nguyên – Môi trƣờng
- Tên đề tài: Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời dân huyện Lai Vung về
chất lƣợng dịch vụ thu gom rác của Ban quản lý công trình công cộng

huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
------------------------------------------------------------------------------------------------2. Về hình thức:
------------------------------------------------------------------------------------------------3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
------------------------------------------------------------------------------------------------4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
------------------------------------------------------------------------------------------------5. Nội dung và các kết quả d đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu):
------------------------------------------------------------------------------------------------6. Các nhận xét khác:
------------------------------------------------------------------------------------------------7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài
và các yêu cầu chỉnh sửa,...):
------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013
Người nhận xét

Nguyễn Thuý Hằng
6


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013
Giáo viên phản biện

7


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1

1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu riêng ........................................................................................ 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi thời gian .................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi không gian ................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.4 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 2
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 3
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 3
2.1.1. Lý thuyết về kinh tế và môi trường .......................................................... 3
2.1.2. Khái niệm chất thải và ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và con
người ................................................................................................................ 3
2.1.3. Khái niệm về thu gom-vận chuyển-xử lý chất thải rắn ............................. 5
2.1.4. Khái niệm sự hài lòng .............................................................................. 6
2.1.5. Khái niệm dịch vụ ................................................................................... 7
2.1.6. Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm chất thải rắn....................................... 7
2.1.7. Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường ................................ 8
2.1.8. Khái niệm về thang đo khoảng................................................................. 8
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 9
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 9
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 9
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 10
8


2.3. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................... 12
CHƢƠNG 3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÝ CÔNG
TRÌNH CÔNG CỘNG THỊ TRẤN LAI VUNG, HUYỆN LAI VUNG ........ 14
3.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LAI VUNG .................................................. 14

3.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................... 14
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 15
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế và một số tiềm năng phát triển huyện Lai
Vung ................................................................................................................. 15
3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG THỊ TRẤN LAI VUNG HUYỆN LAI VUNG ...................... 17
3.2.1. Giới thiệu khát quát về Ban quản lý ......................................................... 17
3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 17
3.2.3. Sơ đồ tổ chức ........................................................................................... 17
3.2.4. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý công trình ........................................ 18
3.3. THỰC TRẠNG THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ
.......................................................................................................................... 18
CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THU
GOM RÁC THẢI CỦA BAN QUẢN LÝ ....................................................... 20
4.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI HUYỆN LAI VUNG ......... 20
4.2. MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................... 21
4.3. PHÂN TÍCH NHẬN THỨC VÀ SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN
VỀ RÁC THẢI ................................................................................................ 24
4.3.1. Sự nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và sự gia tăng rác
thải do các vấn đề xã hội ngày nay .................................................................... 24
4.3.2. Đánh giá mức độ quan trọng của việc thu gom và xử lý rác tại nơi người
dân sinh sống..................................................................................................... 28
9


4.3.3. Tình hình quản lý rác thải của người dân ................................................. 29
4.3.4. Thái độ của đáp viên về hành vi vứt rác ................................................... 30
4.3.5. Tình hình tiếp nhận thông tin về rác thải .................................................. 31
4.4. NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ LỢI ÍCH TỪ DỊCH VỤ THU
GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT ................................................. 33

4.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI DÂN ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI TẠI HUYỆN LAI VUNG ...................... 37
4.5.1. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt ........................................................................................... 37
4.5.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha .................................................................. 41
4.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối
với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải ................................................................ 42
CHƢƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƢỜNG ......................................................... 45
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .............................................................. 45
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƢỜNG ......................................................... 45
CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 47
6.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 47
6.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50
PHỤ LỤC......................................................................................................... 51

10


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê dân số các xã tại huyện Lai Vung năm 2012 .............. 15
Bảng 3.2: Tình hình phát triển nông nghiệp 2010 – 2012 .......................... 16
Bảng 4.1 : Mô tả đối tượng nghiên cứu...................................................... 21
Bảng 4.2: Đánh giá của đáp viên đối với các vấn đề gia tăng rác thải sinh hoạt
.................................................................................................................. 25
Bảng 4.3: Nhận thức của đáp viên về mức độ ô nhiễm do các vấn đề xã hội
.................................................................................................................. 25
Bảng 4.4: Cách xử lý rác thải sinh hoạt của đáp viên ................................. 29

Bảng 4.5: Số lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình trong ngày ................ 29
Bảng 4.6: Cách sử dụng rác tái chế của đáp viên ....................................... 30
Bảng 4.7: Cách sử dụng rác tái chế của đáp viên ....................................... 31
Bảng 4.8: Các kênh thông tin tiếp nhận ..................................................... 32
Bảng 4.9: Mức độ nhận thức của các đáp viên về lợi ích từ việc thu gom .. 34
Bảng 4.10: Thời giant ham gia dịch vụ ...................................................... 37
Bảng 4.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha .................................................. 41
Bảng 4.12: KMO và Bartlet’s test .............................................................. 41
Bảng 4.13: Ma trận nhân tố sau khi xoay ................................................... 42
Bảng 4.14: Phân nhóm và đặt tên các nhân tố ............................................ 43
Bảng 4.15: Đánh giá mức độ hài lòng về các phát biểu của người dân ....... 43
Bảng 4.16: Ma trận hệ số nhân tố .............................................................. 44

11


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban quản lý công trình công cộng huyện Lai
Vung ......................................................................................................... 17
Hình 4.1: Phần trăm trình độ học vấn ........................................................ 22
Hình 4.2: Phần trăm giới tính .................................................................... 22
Hình 4.3: Phần trăm tình trạng hôn nhân ................................................... 23
Hình 4.4: Phần trăm độ tuổi....................................................................... 23
Hình 4.5: Phần trăm nghề nghiệp .............................................................. 24
Hình 4.6: Phần trăm thu nhập .................................................................... 24
Hình 4.7: Mức độ ô nhiễm do sự gia tăng dân số ....................................... 26
Hình 4.8: Mức độ ô nhiễm do sự vô ý thức con người ............................... 26
Hình 4.9: Mức độ ô nhiễm do sự nghèo đói ............................................... 27
Hình 4.10: Mức độ ô nhiễm do phát triển kinh tế....................................... 27
Hình 4.11: Mức độ ô nhiễm do các vấn đề khác (phá rừng, phân bố dân cư,…)

.................................................................................................................. 28
Hình 4.12: Đánh giá mức độ quan trọng việc thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt ........................................................................................................... 28
Hình 4.13: Phân loại rác của đáp viên........................................................ 30
Hình 4.14: Hành vi vứt rác không đúng quy định ...................................... 31
Hình 4.15: Tỷ lệ người dân nhận được thông tin tuyên truyền bảo vệ môi
trường liên quan đến rác thải ..................................................................... 32
Hình 4.16: Kênh thông tin tuyên truyền có hiệu quả nhất .......................... 33
Hình 4.17: Mức độ hạn chế ô nhiễm môi trường ....................................... 34
Hình 4.18: Mức độ hạn chế phát sinh dịch bệnh ........................................ 35
Hình 4.19: Mức độ cải thiện cảnh quan môi trường ................................... 35
Hình 4.20: Mức độ thể hiện nến sống văn minh......................................... 36
Hình 4.21: Mức độ hạn chế thay đổi khí hậu ............................................. 36
Hình 4.22: Mức độ bảo vệ sức khỏe .......................................................... 37
Hình 4.23: Mức độ hài lòng của đáp viên đối với dịch vụ .......................... 38
Hình 4.24: Mức độ hài lòng về phương tiện thu gom rác thải .................... 38
Hình 4.25: Mức độ hài lòng về số lần thu gom rác thải .............................. 39
Hình 4.26: Mức độ hài lòng về giải quyết khiếu nại .................................. 39
12


Hình 4.27: Mức độ hài lòng về địa điểm trập trung rác .............................. 40
Hình 4.28: Mức độ hài lòng về mức phí bỏ ra............................................ 40

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BTC

Bộ Tài chính


CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

NQ

Nghị quyết



Nghị định

SPSS

Phần mềm thống kê

TT

Thông tư

TW


Trung ương

UBND

Ủy ban Nhân dân

Tiếng Anh
ISO

Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

13


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường hiện nay đang phải gánh chịu một số tác động do quá trình
phát triển kinh tế xã hội của nhân loại nói chung, Việt Nam nói riêng. Huyện
Lai Vung cũng không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường do tiến trình
đô thị hóa. Nhằm phấn đấu làm giảm tác động xấu đến môi trường hay giảm
lượng rác thải trên địa bàn của huyện. Những vấn đề về công tác thu gom,
chọn địa điểm để đặt bãi rác tập trung an toàn cho người dân, chất lượng đội
ngũ công nhân đi thu gom là vấn đề quan tâm của chính quyền địa phương.
Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây,
người dân huyện Lai Vung đã có nhiều thay đổi về ý thức bảo vệ môi trường
cũng như các công ty thu gom rác thải ngày càng nâng cao trách nhiệm trong
công tác huấn luyện đội ngũ công nhân, chất lượng dịch vụ thu gom để giảm
thiểu các sai sót, tiết kiệm thời gian và chi phí cũng đang trở thành vấn đề
được các chủ công ty quan tâm.

Vấn đề đặt ra xoay quanh người dân huyện Lai Vung. Tiêu chí nào để
đo lường vấn đề mà người dân quan tâm như chất lượng thu gom có đáp ứng
sự mong đợi của họ không, họ phải trả phí thu gom hàng tháng là bao nhiêu để
có môi trường trong sạch, độ an toàn của bãi rác tập trung và phương tiện thu
gom, v.v… Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá
hiện trạng mức độ hài lòng của người dân huyện Lai Vung về chất lượng thu
gom rác thải của huyện, đồng thời đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa
mãn này, giúp cơ quan quản lý có sự điều chỉnh hợp lý. Do đó việc nghiên cứu
về mức độ hài lòng về chất lượng thu gom rác thải ở huyện Lai Vung là cần
thiết, nhằm nục đích hỗ trợ cho cơ quan quản lý trong việc lựa chọn giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom.
Cũng từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Đánh giá mức độ hài lòng
của người dân huyện Lai Vung về chất lượng dịch vụ thu gom rác thải của
Ban quan lý công trình công cộng huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu sự nhận thức của người dân về tình hình
ô nhiễm môi trường hiện nay và đánh giá mức độ hài lòng đối với dịch vụ thu
gom rác thải của người dân trên địa bàn huyện Lai Vung. Qua đó, đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải địa bàn huyện Lai
Vung.

14


1.2.2. Mục tiêu riêng
- Mô tả tình hình thu gom rác cũng như tìm hiểu nhận thức và sự hiểu
biết của người dân về rác thải và dịch vụ thu gom xử lý rác thải ở huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tham gia dịch vụ thu

gom rác thải ở địa bàn huyện Lai Vung.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân đối với
dịch vụ thu gom rác thải của Ban quản lý công trình công cộng huyện Lai
Vung để thu hút hơn nữa người dân tham gia dịch vụ trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi thời gian
- Đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tham gia dịch vụ
thu gom rác thải trên địa bàn huyện Lai Vung” được thực hiện từ ngày 12
tháng 08 năm 2013 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013.
1.3.2. Phạm vi không gian
Do điều kiện có hạn nên đề tài chỉ chọn địa bàn phỏng vấn là các xã, thị
trấn huyện Lai Vung nơi tập trung phần lớn các hộ gia đình tham gia dịch vụ
thu gom rác để nghiên cứu, đảm bảo cho số mẫu thu thập đại diện cho tổng thể
cần nghiên cứu.
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Người dân tham gia dịch vụ thu gom rác thải ở huyện Lai Vung.
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi đối với
những người dân đã tham gia dịch vụ thu gom rác thải huyện Lai Vung.
1.3.4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài phân tích tình hình thu gom xử lý rác thải của Ban quản lý công
trình công cộng huyện Lai Vung, từ đó đánh giá mức độ hài lòng của người
dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác của Ban quản lý công trình công
cộng; phân tích các yếu tố của dịch vụ như thời gian thu gom rác, số lần thu
gom rác, phương tiện thu gom rác, thái độ nhân viên thu gom rác, vấn đề giải
quyết khiếu nại liên quan đến rác, hiện trường sau khi thu gom, địa điểm tập
trung bãi rác và mức phí bỏ ra có ảnh hưởng mạnh, nhẹ như thế nào đến mức
độ hài lòng người dân. Do trong quá trình điều tra có sai sót nên tổng thể còn
lại 58 quan sát ít hơn ban đầu là 60 quan sát.

15



CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Lý thuyết về kinh tế và môi trƣờng
2.1.1.1. Môi trường là gì?
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật (Theo Luật Bảo vệ môi trường).
2.1.1.2. Mối quan hệ giữa kinh tế, môi trường và phát triển bền vững
Phát triển kinh tế bền vững là một nền kinh tế tăng trưởng về sản lượng
liên tục nhưng không gây suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân
tạo do biết vận dụng kỹ thuật và sự khéo léo của con người, đồng thời không
gây ra ô nhiễm môi trường.
* Môi trường bền vững là duy trì cho toàn hệ sinh thái đạt được nhu cầu
hiện tại mà không xâm phạm nhu cầu của các thế hệ tương lai.
* Xã hội phát triển bền vững là một xã hội có một nền kinh tế phát
triển, chất lượng cuộc sống tinh thần được nâng cao không ngừng, chất lượng
môi trường được đảm bảo.
 Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội kết hợp đồng thời cùng
đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội và môi trường.
2.1.2. Khái niệm chất thải và ảnh hƣởng của rác thải đến môi
trƣờng và con ngƣời
2.1.2.1. Khái niệm và phân loại
Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người
tác động vào thiên nhiên và thải ra môi trường. Trong cuộc sống, chất thải
được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất
độc được xuất ra từ chúng.
Ngoài ra chất thải còn được định nghĩa là toàn bộ các vật chất được con

người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm các hoạt động sản
xuất và hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải là sản
phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công
nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại
các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, quán
ăn,…Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng
trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa và sự phát triển điều kiện sống và trình độ dân trí.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP “Về quản lý chất thải rắn” ngày 09 tháng
4 năm 2007: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra trong quá trình
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải
rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Có thể phân
loại chất thải thành:

16


a) Chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại chất thải do con người tiêu
dùng thải ra môi trường từ các hộ gia đình, hoạt động thương mại, văn phòng,
cơ quan, trường học, bệnh viện, thường gặp như thực phẩm thừa, giấy, carton,
nhựa, vải, da, thủy tinh, lon, thiết.
Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các khu doanh nghiệp ở vùng
nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Ở nông thôn chủ yếu là chất thải
rắn dạng hữu cơ dễ phân hủy.Ở thành thị, chất thải vô cơ ngày càng tăng. Chất
thải từ hộ gia đình, khu chợ, khu doanh nghiệp chứa một tỷ lệ lớn chất hữu cơ
dễ phân hủy chiếm khoảng 60% - 70%. Ở các vùng đô thị, chất thải chứa
thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy thấp hơn, chiếm khoảng 50% tổng lượng
chất thải sinh hoạt. Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên
nhân dẫn đến tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân hủy

được như thủy tinh, nhựa, kim loại.
b) Chất thải công nghiệp
Từ khai thác đến chế biến các ngành công nghiệp thường sử dụng nhiều
nguồn tài nguyên và cũng là một lĩnh vực thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm
môi trường. Do phải tập trung cao độ nên chất thải công nghiệp thường cô
động đậm đặc lớn ở các khu công nghiệp.
Chất thải công nghiệp là các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp. Các nhà máy, công trường xây dựng, khai thác hầm
mỏ,…là nguồn phát sinh các loại chất thải.
Chất thải công nghiệp còn phát sinh từ các làng nghề ở vùng nông thôn.
Các làng nghề là nơi phát sinh chất thải. Các nghề thủ công như sản xuất đồ
gốm, dệt may, tái chế chất thải, chế biến thực phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ
vừa tạo ra công ăn việc làm vừa tăng thu nhập ở nông thôn. Các loại chất thải
phát sinh từ các làng nghề ở nông thôn lớn nhất là từ các nghề gốm sứ và vật
liệu xây dựng, lò vôi, lò gạch. Tiếp đến là các ngành dệt may thủ công, chế
biến lương thực, tái chế chất thải…Từ thực tiễn này, ở nông thôn cần phải quy
hoạch ngành nghề gắn với địa điểm xử lý chất thải.
c) Chất thải trong lĩnh vực nông nghiệp:
Chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá,…cần được quản lý vì nó tác động trực
tiếp đến đời sống sức khỏe của con người.
Chất thải trong lĩnh vực nông nghiệp là lương thực, thực phẩm…bị loại
bỏ thường bị thối rữa lây lan dịch bệnh cho con người và động vật. Nếu quản
lý nghiêm ngặt, thu gom, xử lý, tái chế các loại chất thải từ nông nghiệp thì
đây cũng là nguồn tài nguyên có lợi ích kinh tế đáng kể.
d) Chất thải trong lĩnh vực dịch vụ:
Dịch vụ bao gồm thương mại, dịch vụ…là nơi phát sinh nhiều loại chất
thải có thể xử lý, tái chế mang lại nhiều lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường
nơi tập trung nhiều người. Lượng chất thải thương mại dịch vụ tỷ lệ thuận với
lượng hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường nhưng tỷ lệ nghịch với

trình độ công nghệ của loại hình thương mại dịch vụ đó.
Chất thải thương mại, dịch vụ nếu không được thu gom, lưu trữ và xử
lý hợp lý sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe con người như các vụ ngộ độc
17


thực phẩm khi sử dụng phải những hàng hóa, sảm phẩm hết hạn sử dụng hay
kém chất lượng, các bệnh về đường hô hấp, viêm da vì những người dân
nghèo nhất là phụ nữ và trẻ em làm công việc thu gom nhặt những cái túi
nilong và các loại phế thải được thu gom và chợ đến những bãi rác. Vấn đề
này đòi hỏi các nhà chức năng xem xét trong họat động quản lý và xử lý chất
thải rắn dịch vụ.
2.1.2.2. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và con người
Ngày nay, phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con
người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường
một cách trực tiếp hay gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và
các nước nghèo đã làm cho môi trường nước ô nhiễm ngày càng trầm trọng
hơn. Sự gia tăng dân số và quá trình công nghiệp hóa đã tạo ra lượng rác thải
lớn cho môi trường.
a/ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Chất thải rắn sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường
không khí dưới dạng bụi hay các chất khí bị phân hủy như H2S, NH3,…rồi
theo đường hô hấp đi vào cơ thể con người hay động vật. Một bộ phận khác,
chất thải rắn có thành phần chất hữu cơ cao là môi trường tốt cho các loài gây
bệnh như :ruồi, muỗi, chuột, gián…qua các trung gian có thể phát triển thành
dịch bệnh.
b/ Ảnh hưởng đến môi trường:
- Đối với môi trường không khí: bụi phát thải vào không khí trong quá
trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô nhiễm không khí. Rác có thành phần sinh
học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau

một thơi gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí và kị khí sinh ra các chất độc
hại như H2S, NH3, CO2, CO…
- Đối với môi trường nước: chất rắn không được thu gom, thải thẳng
vào kênh, rạch…gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Rác nặng lắng xuống đáy làm
tắc đường lưu thông nước, rác nhẹ thì lơ lửng làm đục nước, làm mất mỹ quan.
- Đối với môi trường đất: những chất khó phân hủy (như nhựa) chúng
tồn tại trong môi trường rất lâu. Cây trồng khó sinh trưởng tốt nếu đất nơi đó
có nhiều bao bì nilon hay những thứ khác làm từ nilon. Nước rò rỉ từ các bãi
rác mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được kiểm soát an toàn
thấm vào đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng trong nước rác
gây độc cho cây trồng và động vật đất.
2.1.3. Khái niệm về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
2.1.3.1. Thu gom
Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải
rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chấp nhận. Việc thu gom được thực hiện trên khắp các tuyến
đường có đóng phí vệ sinh. Một số tuyến đường không được thu gom hoặc do
người dân không đăng ký sử dụng dịch vụ thu gom nên lượng rác sinh hoạt
phát sinh tại một số nơi trên địa bàn huyện vẫn không được thu gom.
2.1.3.2. Vận chuyển
Là quá trình chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung
chuyển đến nơi xử lý, tái chế hoặc chôn lấp cuối cùng.
18


2.1.3.3. Xử lý
Là quá trình sử dụng giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ
bớt thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi tái chế, tái
sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
Sử dụng công nghệ kỹ thuật biến đổi rác thải làm cho chúng mất đi

hoặc biến đổi sang một dạng khác không gây ô nhiễm, thậm chí còn có lợi cho
môi trường và kinh tế xã hội. Xử lý chất thải có thể bằng phương pháp hóa
học, lý học, hóa lý hay sinh học. Có khi quy trình sử lý chất thải rắn đơn giản
nhưng cũng có khi là một dây chuyền phức tạp. Trong một số trường hợp khái
niệm xử lý chất thải và xử lý ô nhiễm là đồng nghĩa với nhau, nhưng giữa
chúng có cái khác nhỏ. Xử lý chất thải rắn còn gọi là xử lý rác, bao gồm phân
loại thu gom, vận chuyển và chế biến rác. Xử lý ô nhiễm bao gồm xử lý chất
thải rắn, lỏng, khí.
2.1.4. Khái niệm sự hài lòng
2.1.4.1. Khái niệm
Sự hài lòng của khách hàng là tâm trạng, cảm giác của khách hàng về
một sản phẩm – dịc vụ khi sự mong đợi của họ được thỏa mãn hay được đáp
ứng vượt mức trong suốt vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng đạt
được sự thỏa mãn sẽ có lòng trung thành và tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch
vụ đó.
Theo Philip Kotler (2006), sự thỏa mãn là mức độ của trạng thái cảm
giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so
với mong đợi của người đó. Theo đó, sự thỏa mãn có các mức độ sau:
- Mức không hài lòng: mức độ cảm nhận được của khách hàng nhỏ hơn
kỳ vọng.
- Mức hài lòng: mức độ cảm nhận được của khách hàng bằng kỳ vọng.
- Mức rất hài lòng: mức độ cảm nhận được của khách hàng lớn hơn kỳ
vọng.
Tóm lại: hài lòng được xem như sự so sánh giữa mong đợi trước và sau
khi sử dụng dịch vụ. Bachelet (1995) cho rằng sự hài lòng khách hàng như
một phản ứng mang tính cảm xúc đáp lại với kinh nghiệm của họ.
2.1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
a) Chất lượng dịch vụ
Theo Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO1: “Chất lượng là khả
năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để

đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Nếu chất lượng
của các sản phẩm hữu hình có thể đo lường được thông qua những quy định cụ
thể rõ ràng về các tiêu chuẩn như hình dáng, màu sắc, chất liệu… thì chất
lượng dịch vụ trừu tượng hơn do những nét đặc thù của nó như tính không thể
tách rời, tính vô hình, tính không đồng nhất và tính không lưu trữ được.
Khi nói đến chất lượng dịch vụ, không thể nào không đề cập đến đóng
góp rất lớn của Parasuraman & ctg (1985) với định nghĩa chất lượng dịch vụ

1

Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
19


là: “Mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và
nhận thức của họ về kết quả dịch vụ”.
b) Giá cả (phí dịch vụ)
Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và dịch vụ.
Giá cả được xác định dựa trên giá trị sử dụng và cả nhận thức của khách hàng
về sản phẩm – dịch vụ đang sử dụng. Khách hàng không nhất thiết phải mua
sản phẩm – dịch vụ có chất lượng cao nhất mà khách hàng sẽ mua những sản
phẩm – dịch vụ đem lại sự hài lòng cao nhất. Vì vậy, những nhân tố như cảm
nhận của khách hàng về giá cả và chi phí (chi phí sử dụng) không ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ nhưng sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng.
Giá dịch vụ môi trường là một dạng phi phải trả khi sử dụng một số
dịch vụ môi trường-mức giá tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó.
Bên cạnh đó, giá dịch vụ môi trường còn có mục đích hạn chế việc sử dụng
quá mức các dịch vụ môi trường.
c) Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy, chất lượng dịch vụ là nguyên
nhân dẫn đến sự thỏa mãn của khách hàng. Lý do là chất lượng liên quan đến
việc cung cấp dịch vụ, còn sự thỏa mãn chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng
dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của
khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ đó. Do đó,
khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng
cao, thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó. Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận
dịch vụ có chất lượng thấp, thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện.
2.1.5. Khái niệm dịch vụ
Hàng ngày chúng ta có rất nhiều hoạt động trao đổi ở nhiều lĩnh vực
cấp độ khác nhau được gọi là dịch vụ. Có nhiều khái niệm về dịch vụ nhưng
giúp chúng ta có thể hình dung vấn đề dể dàng thì có một số khái niệm như
sau:
Theo từ điển tiếng Việt thì “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu của số đông, có tổ chức và được trả công”.
Theo Philip Kotlor: Dịch vụ là hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để
trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc
thực hiện dich vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Cơ cấu ngành dịch vụ chia ra 3 nhóm:
+ Các dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải, thông tin liên lạc, tài chính,
kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, các dịch vụ nghề nghiệp,…
+ Các dịch vụ tiêu dùng: buôn bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể dục thể
thao.
+ Các dịch vụ công: hoạt động đoàn thể, dịch vụ hành chính công,…
2.1.6. Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm chất thải rắn
Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất, các khu tập trung dân cư
ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn,
những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ mở rộng và phát triển nhanh chóng, nâng cao mức sống chung của xã hội;
20



mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt,
chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải xây
dựng…tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường sống.
Do trình độ hiểu biết của người dân còn thấp (không thấy rõ tác hại của
việc vứt rác thải bừa bãi và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, không
biết phân loại rác để tái chế, tận dụng phế phẩm thừa làm phân bón trong nông
nghiệp).
Ý thức trách nhiệm còn non kém (không bỏ rác đúng nơi quy định, bảo
thủ không muốn thực hiện theo những chủ trương về bảo vệ môi trường đã đề
ra vì sợ tốn kém).
2.1.7. Vai trò của cộng đồng
2.1.7.1. Khái niệm về cộng đồng
Cộng đồng được hiểu là tập hợp những người có chung lịch sử hình
thành, có chung địa bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp
những người có cùng một đặc điểm tương tự về kinh tế - xã hội và văn hóa.
Phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà cộng đồng tác động
đến việc thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ, niềm tin cá
nhân hoặc các giá trị mà họ mong muốn. Phát triển sự tham gia của cộng đồng
về vấn đề ô nhiễm môi trường là phải mở rộng vai trò quản lý của quần chúng
nhân dân đối mặt với chất thải. Mở rộng chuyển dịch năng lực quản lý chất
thải từ Trung ương đến địa phương, từ cấp lãnh đạo tới người dân thường
xuyên tuyên truền vận động người dân nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi
trường hiện nay mà nguyên nhân chủ yếu là do con người chúng ta gay nên.
Công tác bảo vệ môi trường là vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ở
vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này
được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36/CT – TW ngày 25-6-1998: “Bảo vệ môi
trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.
2.1.7.2. Vai trò của cộng đồng

Mọi người phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tìm hiểu, nắm
vững và thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn trong các văn bản về bảo vệ
môi trường, coi đó là việc đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và cho chính mình.
Đồng thời cần phát hiện, phản ảnh, tố giác kịp thời các hành vi vi phạm về bảo
vệ môi trường với các cơ quan chức năng.
Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước thách thức to
lớn, khi mà nhu cầu về một môi trường sống trong lành và an toàn luôn mâu
thuẩn với nhu cầu hưởng thụ một cuộc sống đầy đủ vật chất. Để quản lý môi
trường có hiệu quả, trước hết dựa vào các cộng đồng. Việc bảo vệ môi trường
ở cơ sở xã, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng rất cấp bách và gắn liền
với lợi ích của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường
là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý ở địa phương, vì
vậy qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung ương đến cơ sở) thì càng xuống
thấp hơn vai trò của người dân càng trở nên quan trọng. Sự tham gia của cộng
đồng vào bảo vệ môi trường không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự
nghiệp bảo vệ môi trường mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và
hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời sự ô
nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện.
21


Vì chất thải có tính phức tạp, đa dạng về nhiều mặt nên ý thức của cộng
đồng càng cao thì khả năng gây ô nhiễm sẽ càng giảm xuống. Họ phải ý thức
được rằng chất thải rắn có khả năng ảnh hưởng cao đến sức khỏe của mình và
phải tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường để làm những giảm nguy
hại do rác thải.
2.1.8. Khái niệm thang đo khoảng
Là dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách
giữa các thứ bậc. Thang đo khoảng có dạng là một dãy số các chữ số liên tục
và đều đặn từ 1 đến 5, từ 1 đến 7, từ 1 đến 10. Dãy số này có 2 cực ở đầu thể

hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau. Trong việc đo lường thái độ hay ý kiến thì
thang đo khoảng cung cấp nhiều thông tin hơn thang đo thức bậc.
Những phép tính toán thống kê có thể sử dụng thêm cho loại thang đo
này là:tính khoảng biến thiên, độ lệch chuẩn, số trung bình,…Thang đo
khoảng không có điểm 0 tuyệt đối, do đó chỉ có thể dùng phép tinh cộng trừ
chứ dùng phép chia thì không có ý nghĩa.
 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
= (Max – Min)/n

Giá trị khoảng cách

= (5-1)/5
= 0,8
Ý nghĩa

Giá trị trung bình
1,00-1,80
1,81-2,60

Rất không đồng ý/ rất không hài lòng/rất không quan trọng
Không đồng ý/không hài lòng/không quan trọng

2,61-3,40

Bình thường/trung bình/không ý kiến
Đồng ý/hài lòng/quan trọng

3,41-4,20
4,21-5,00


Rất đồng ý/rất hài lòng/rất quan trọng

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp chọn mẫu
Tổng thể đề tài được thực hiện tại một vài xã huyện Lai Vung.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được lấy từ Ban quản lý công trình công cộng huyện
Lai Vung về tổng quan tình hình tham gia dịch vụ thu gom và công tác thu phí
vệ sinh hàng năm qua 3 năm 2010, 2011, 2012
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
+ Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu tho phương pháp thuận tiện
+ Cách xác định cỡ mẫu:
Z2α/2

n=
 n: là cỡ mẫu
 p(1-p): độ biến động của dữ liệu
22


 p: là tỷ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng với
mục tiêu đã chọn mẫu (0 =< p =<1), cho p = 0,2
 Z: là giá trị tra bảng ứng với độ tin cậy 
 MOE: sai số tiềm năng.
 Sai số cho phép vỡi cỡ mẫu nhỏ (MOE) là 10%
 Trong thực tế nhà nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy 95% hay  =
5%, Z/2 = Z2,5% = 1,960
 Áp dụng công thức xác định được cỡ mẫu là 60 mẫu.
 Đề tài khảo sát với cỡ mẫu xác định là 60 mẫu (có kèm theo bảng câu

hỏi) và phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình sống ở địa bàn huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp.
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích
- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp tính tần số để tìm hiểu nhận thức
và thái độ của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải cũng tìm
hiểu mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ này.
Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhằm mục đích thống kê dữ
liệu. Khi thực hiện phân tích theo phương pháp này ta sẽ có được bảng phân
phối tần số, đó là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác
nhau, dựa trên bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa
vào tần số này.
 Bước 1: xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes):
m = 2n0,3333
Với:
m: số tổ
n: Số quan sát
Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương
 Bước 2: xác định khoảng cách tổ (K) (classes of interval)
X max X min
m
K=

Trong đó:
Xmax: lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối
Xmin: lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối
 Bước 3: xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (classes
boundaries)
23



 Bước 4: xác định tần số của mỗi tổ (frequency): đếm số quan sát rơi
vào giới hạn của tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ.
- Mục tiêu 2: ta sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của đáp viên
a/ Khái niệm
Phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong
nghiên cứu Marketing có thể có nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có
quan hệ tương quan với nhau và thường được rút gọn để có thể dễ dàng quản
lý. Mối quan hệ giữa những bộ khác nhau của nhiều biến được xác định và đại
diện bởi một vài nhân tố. Trong phân tích ANOVA hay hồi quy, tất cả các
biến nghiên cứu thì có một biến phụ thuộc còn tất cả các biến còn lại độc lập,
nhưng trong phân tích nhân tố thì không có sự phân biệt này. Phân tích nhân tố
có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến trong đó mối quan hệ phụ thuộc
này được xác định. Vì vậy phân tích nhân tố thường sử dụng trong các trường
hợp sau:
+ Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến
+ Nhận dạng các biến mới thay cho các biến cũ trong phân tích hồi quy
+ Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa
biến.
b/ Mô hình phân tích nhân tố
Mô hình phân tích nhân tố giống như phương trình hồi quy nhiều biến
mà trong đó mỗi biến đặc trưng cho mỗi nhân tố. Những nhân tố này thì không
được quan sát một cách riêng lẻ trong mô hình. Nếu các biến được chuẩn hóa
mô hình nhân tố có dạng như sau:
Xi = Ai1F1 + Ai2F2 +…+ AimF m + ViUi
Trong đó:
Xi: Biến được chuẩn hóa thứ i
Aij: hệ số hồi quy bội của biến được chuẩn hóa thứ i trên nhân tố chung j
F: nhân tố chung
Vi: hệ số hồi quy của biến chuẩn hóa i trên nhân tố duy nhất i

Ui: nhân tố duy nhất của biến i
m: số nhân tố chung
Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các
nhân tố chung. Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến được
quan sát
Fi = wi1x1 + wi2x2 +…+ wikxk
Trong đó:
Fi: ước lượng nhân tố thứ i
wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố
k : số biến

24


Tiến trình phân tích nhân tố
- Xác định vấn đề
- Lập ma trận tương quan
- Xác định số nhân tố
- Giải thích nhân tố
- Tính điểm nhân tố, chọn nhân tố thay thế
- Xác định mô hình phù hợp
Trong phân tích nhân tố, để xác định các biến có tương quan như thế
nào, ta sử dụng kiểm định Barlett’s để kiểm định giả thuyết:
+ H0: các biến không có tương quan với nhau
+ H1: các biến có tương quan với nhau
Các biến có tương quan với nhau khi giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều này
có nghĩa được khi giá trị p sau khi kiểm định phải nhỏ hơn mức ý nghĩa 
Tiến trình phân tích nhân tố trong phần mềm SPSS: nhập liệu – chọn
menu Analyze – chọn Data Reduction – chọn Factor – chọn các chi tiết trong
hộp thoại như Descriptives, Extraction, Rotation, Scoresandoption – chọn Ok,

sau đó ta có bảng kết quả.
- Mục tiêu 3: Qua những mục tiêu phân tích trên và quá trình khảo sát thực tế
tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Ban quản lý và người dân từ dịch vụ
thu gom và xử lý rác thải mang lại. Từ đó làm cơ sở đề ra giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ để làm hài lòng người dân hơn nữa.
2.3. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Phạm Lộc, “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về đặc trưng
giao tiếp của giáo vụ khoa”. Tác giả đã sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha
và phân tích nhân tố để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với
nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên không hài lòng đối với đặc trưng
giao tiếp của giáo vụ khoa ở độ tin cậy 95%. Từ đó đưa ra hướng điều chỉnh,
thay đổi, cải thiện hoạt động giao tiếp của mình đối với sinh viên.
2. Nguyễn Hoàng Tú Vinh (2012), “Đánh giá mức độ hài lòng của
khách hàng khi đi mua sắm tại các siêu thị trên địa bàn Thành phố Cần
Thơ”. Tác giả thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra phỏng vấn thực tế những
khách hàng đi mua sắm ở các siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ với số
mẫu là 300 trong quá trình loại bỏ mẫu không phù hợp thì tác giả chọn được
260 mẫu để tiến hành phân tích. Trong nghiên cứu này kiểm định Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm tại các siêu
thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy họ hài lòng ở mức 3,34
là mức trung bình và siêu thị CoopMart được hài lòng nhiều nhất này và yếu
tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng đó là chương trình khuyến mãi.
Thông qua các đề tài nghiên cứu trên để làm cơ sở phân tích đề tài
“Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom
25


×