Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn quận Hà Đông – TP. Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.98 KB, 49 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện,
không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai
phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày…….tháng………năm
Ký tên
Họ tên:


Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
M ỤC L ỤC
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây Hà Đông là Trung tâm Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Khoa
học kỹ thuật của Tỉnh Hà Tây, nằm ngoài cửa ngõ phía Tây – Nam Thủ đô
Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng.
Ngày 08/05/2009, theo Nghị quyết 19/NQ-CP, thị xã Hà Đông chính thức trở
thành quận Hà Đông thực thuộc Thành phố Hà Nội. Với diện tích 5000 ha và
gần 200.000 nhân khẩu, Hà Đông trở thành quận lớn nhất Thủ Đô Hà Nội.
Đây cũng là nơi đặt trụ sở của một số cơ quan hành chính cấp Thành phố.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thành phố Hà Nội nói
chung và quận Hà Đông nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng, mức
sống của người dân ngày càng được nâng cao. Song bên cạnh sự đi lên về mọi
mặt thì Hà Đông đã và đang gặp phải những vấn đề những vấn đề nan giải. Đó
là sự bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội, đăc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Các tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác triệt để, chất thải từ các
hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, từ các làng nghề và bệnh viện ngày càng


nhiều, càng có tính nguy hại, đã và đang tác động mạnh mẽ đến môi trường,
ảnh hưởng tới đới sống, sức khỏe của người dân và hệ sinh thái ngày càng bị
đe dọa… Chất thải nguy hại luôn luôn là một vần đề môi trường trầm trọng
nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách để đối phó. Trong địa
bàn quận, các điểm tập kết rác thải đều ở hè phố, gần khu dân cư; bãi chôn lấp
rác không hợp vệ sinh, nước rỉ rác không được xử lý triệt để, gây ô nhiễm
nghiêm trọng tới khu vực xung quanh. Trong các quy hoạch của Thành phố về
thành lập các bãi chôn lấp tại một số khu vực nhưng còn nhiều bất cập trong
công tác quản lý, quy hoạch chưa được xử lý triệt để, gây nhiều bức xúc và tác
động xấu đến người dân xung quanh bãi chôn lấp, về lâu dài gây ảnh hưởng
lớn tới môi trường toàn xã hội. Hiện tại, công ty Môi trường Hà Đông cũng
mới chỉ vận chuyển được khoảng 65-75% lượng rác thải phát sinh trong ngày.
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Trên thực tế cho thấy, quản lý chất thải rắn chưa hợp lý là một trong những
nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.
Trong những năm gần đây Hà Đông ngày càng quan tâm hơn đến các
vấn đề về môi trường. Bảo vệ môi trường là một mục tiêu quan trọng trong
mục tiêu lớn phát triển Đô thị bền vững của quận Hà Đông nói riêng cũng như
Thành phố Hà Nội nói chung.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá
công tác quản lý chất thải rắn quận Hà Đông – TP. Hà Nội” nhằm có
những cái nhìn về thực trạng quản lý chất thải rắn của quận, đồng thời đưa ra
một số giải pháp sơ bộ để góp phần giải quyết vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý chất thải rắn sau khi tìm hiểu thực trạng và đưa ra
những đánh giá về công tác quản lý chất thải rắn tại quận Hà Đông thành phố
Hà Nội.

3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: quận Hà Đông.
- Phạm vi thời gian: các dữ liệu từ năm 2006 – 2010.
- Nội dung nghiên cứu: thực trạng công tác quản lý chất thải rắn.
- Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Chất thải rắn là gì?
- Quản lý chất thải rắn như thế nào?
- Đối tượng tham gia vào công tác quản lý chất thải rắn?
- Công tác quản lý chất thải rắn tại quận Hà Đông gặp phải những khó
khăn gì?
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
2
Chuyên đề tốt nghiệp
=> Các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn?
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
6. Nguồn dữ liệu
Thứ cấp
+ Dữ liệu của công ty Môi trường đô thị Hà Đông
+ Dữ liệu của phòng Tài nguyên Môi trường quận Hà Đông
+ Dữ liệu tữ các nguồn tài liệu: sách, báo, internet…
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
I. Chất thải rắn
1. Khái niệm chất thải rắn

Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải. Theo giáo trình “Kinh tế
chất thải” (GS.TS. Nguyễn Đình Hương – Nhà xuất bản giáo dục) thì “Chất
thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình mà con người tác động
vào thiên nhiên thải ra môi trường”. Còn theo GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ thì
“Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông,
sinh hoạt tại các gia đình, trường học, khách sạn… Ngoài ra còn sinh ra trong
giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ,
đường thủy… hoặc chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác”
Theo khoản 10, điều 3 của Luật bảo vệ môi trường (ngày 29/11/2005)
thì “Chất thải là vật ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”
Như vậy có thể hiểu chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn va không tan
trong nước, được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác.
Hoặc có thể hiểu chất thải rắn là tất cả các chất thải phát sinh do hoạt
động của con người và động vật ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu
dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, nhựa,
cao su, gỗ… và các chất vô cơ như: thủy tinh, sứ, lon thiếc, nhôm, các loại
kim loại khác…
Hiện nay, lượng chất thải rắn phát sinh ước tính khoảng hơn 40 triệu
tấn/năm, trong đó chất thải y tế nguy hại Nguồn chất thải rắn lớn nhất hiện
nay là phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khách sạn, trường học, các
chợ… Nguồn chất thải rắn lớn thứ hai đó là từ các cơ sở, xí nghiệp sản xuất
kinh doanh, các khu công ngiệp. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đô thị hóa càng nhanh thì lượng chất thải rắn phát sinh càng nhiều.
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
4
Chuyên đề tốt nghiệp

Đề tài này đặc biệt quan tâm đến chất thải rắn đô thị, bởi ở đó sự tích
lũy và lưu toàn chất rắn có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống
của con người.
Theo giáo trình “Quản lý chất thải rắn” – Trần Văn Quang thì “Chất
thải rắn đô thị là vật chất mà con người vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà
không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó; chúng được nhìn nhận như
một thứ mà thành phố có trách nhiệm phải thu gom và tiêu hủy”
2. Phân loại chất thải rắn
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn khác nhau tùy theo mục đích
ngiên cứu.
Theo vị trí hình thành: rác trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố…
Theo thành phần vật lý và hóa học: phân biệt dựa trên thành phần vô
cơ, hữu cơ, kim loại, phi kim, cao su, chất dẻo, gỗ…
Theo tính chất và mức độ độc hại, có thể phân ra: chất thải nguy hại,
chất thải thông thường.
- Chất thải nguy hại: gồm các hóa chất dẽ gây cháy nổ, độc hại, chất
phóng xạ, chất oxy hóa…
- Chất thải y tế nguy hại: các loại bông băng, nẹp dùng trong khám
bệnh, các mô bị cắt hay các chất phóng xạ…
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các
chất hay hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương
tác thành phần. Trong chất thải rắn đô thị thì chất thải không đôc hại chiếm
tỷ lệ lớn nhất.
Theo nguồn gốc phát sinh, chất thải có thể phân ra: chất thải sinh hoạt,
chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện, chất thải có nguồn gốc khác nhau
trong các lĩnh vực nông – lâm – ngư ngiệp và dịch vụ.
Chất thải rắn đô thị phát sinh chủ yếu từ các nguồn:
- Từ các khu dân cư (chất thải rắn sinh hoạt)
- Từ các khu trung tâm thương mại;
- Từ các cơ quan, bệnh viện, trường học…

- Từ các công trình xây dựng, dịch vụ công cộng…
- Từ các hoạt động công nghiệp;
- Từ các khu xử lý rác thải.
Trong đô thị, chất thải rắn chuyển về các trạm trung chuyển chủ yếu là
chất thải rắn sinh hoạt.
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Để kiểm soát và ngăn ngừa chất thải có hiệu quả, cần phải phân tích
nguồn gốc phát sinh cũng như tính chất của từng loại chất thải.
Do giới hạn nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào ba loại chất thải
rắn: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn bệnh
viện phát sinh trong đô thị.
2.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là các loại chất thải rắn phát sinh trong mọi hoạt
động của con người ở gia đình, công sở, trường học, khu vực đóng quân của
các lực lượng vũ trang, chợ, trung tâm thương mại, khu du lịch, các nơi sinh
hoạt vui chơi và giải trí công cộng…
Các chất thải sinh hoạt thường gặp như: thực phẩm thừa, giấy, nhựa,
thủy tinh, nilon, các loại bao bì, túi đựng…
Ở các nước phát triển, chất thải sinh hoạt thường được phân loại ngay
tại nguồn bằng các thùng rác chuyên dùng. Sự phân loại ngay từ nguồn gốc
phát sinh sẽ tạo thuận lợi cho công tác thu gom, vận chuyển cũng như xử lý
các chất thải này một cách hiệu quả và tiết kiệm.
Quá trính công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tăng, lượng rác thải
cũng tăng lên đáng kể. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta
đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng
10%. Tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên
và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh
thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt

phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu.
Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại
công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít
nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với chất thải
rắn sinh hoạt đô thị.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng chất thải rắn
sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có hai đô thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị Việt Nam
đầu năm 2007
Loại Đô thị
Lượng CTRSH
bình
quân trên đầu
Lượng CTRSH đô
thị phát sinh
Tấn/ ngày Tấn/ năm
Đặc biệt 0,84 8000 2.920.000
Loại I 0,96 1.885 688.025
Loại II 0,72 3.433 1.253.045
Loại III 0,73 3.738 1.364.370
Loại IV 0,65 626 228.490
Tổng 6.453.930
( Nguồn: kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các đia phương )
Như vậy, để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu

quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng
cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.
2.2. Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp là tất cả các loại CTR thải loại ra từ dây
chuyền sản xuất của các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Hiện nay chất thải rắn công nghiệp tập trung chủ yếu ở các khu công
nghiêp lớn. Theo số liệu khảo sát năm 2003 9 trích từ giáo trình “Kinh tế chất
thải” của GS. TS Nguyễn Đình Hương – Nhà xuất bản giáo dục) thì gần 50%
lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ.
Trong đó, Hồ Chí Minh phát sinh 31% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp
cả nước và vùng Đồng bằng sông Hồng lượng chất thải công nghiệp chiếm
30%, tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long là 10%, Nam Trung Bộ là 6%,
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
7
Chuyên đề tốt nghiệp
miền núi phía Bắc 5%, Tây Nguyên 1%, các vùng có lượng chất thải thấp
cũng là nơi công nghiệp còn kém phát triển.
Chất thải còn phát sinh ở các làng nghề. Có khoảng 1.450 làng nghề
trên cả nước, mỗi năm phát sinh khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp.
Ở quận Hà Đông, hầu hết lượng chất thải rắn công nghiệp đều được tái
chế, tái sử dụng ngay tại nhà máy hoặc thu gom lại bán cho các đơn vị khác.
2.3. Chất thải rắn bệnh viện
Chất thải rắn bệnh viện gồm tất cả chất thải rắn phát sinh trong mọi
hoạt động của các bệnh viện và các cơ sở y tế. Trong chất thải rắn bệnh viện
có chất thải rắn y tế là loại chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động
chuyên môn trong quá trình khám, chữa bệnh, xét nghiệm tại các bệnh viện và
các cơ sở y tế.
Chất thải rắn sinh hoạt trong bệnh viện chủ yếu là các thực phẩm
thừa, các bao bì, vỏ hộp đựng thức ăn, đồ uống… do bệnh nhân và người

nhà thải ra.
Lượng chất thải rắn bệnh viện thường có tính độc hại khá cao như các
phần cơ thể cắt bỏ sau phẫu thuật, bông băng y tế… nên dễ gây ô nhiễm môi
trường và là nguyên nhân lan truyền các dịch bệnh.
3. Nhân tố ảnh hưởng tới quy mô chất thải rắn
Trong những năm gần đây, lượng chất thải rắn sinh hoạt do mỗi người
dân đô thị thải ra ngày càng nhiều, đặc biệt tại các đô thị lớn. Lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh tại các khu đô thị phụ thuộc vào quy mô dân số và tính
chất của đô thị đó. Các đô thị có quy mô dân số càng lớn và là khu đô thị du
lịch hay công nghiệp thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh càng nhiều,
tính chất độc hại của rác thải sinh hoạt cũng tăng theo.
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh phụ thuộc vào quy mô và tốc độ
tăng trưởng các ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng. Tốc độ tăng chất
thải rắn công nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng công nghiệp.
Đối với chất thải rắn bệnh viện thì thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhất so với
chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt. Tổng lượng chất thải rắn bệnh viện của
một đô thị phụ thuộc vào quy mô giường bệnh của đô thị đó tức là phụ thuộc
vào quy mô của đô thị. Các đô thị lớn thường có số lượng giường bệnh lớn
hơn và lượng chất thải rắn bệnh viện thải ra cũng lớn hơn.
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
8
Chuyên đề tốt nghiệp
II. Quản lý chất thải rắn
1. Khái niệm quản lý chất thải rắn
Theo nghị định 59/2007 NĐ - CP định nghĩa về quản lý chất thải rắn
như sau:
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu
gom, lưu trữ, tái sử dụng, tái chế và sử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu những tác động có hại với môi trường và sức khỏe con người, đồng thời

làm tăng mỹ quan đô thị.
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý
chuyên trách về CTR đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến
chất thải rắn, liên quan đến vấn đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ,
quy hoạch và kỹ thuật.
Công tác quản lý chất thải rắn được chia theo nhiều công đoạn theo quy
trình sau:
( Nguồn: “Quản lý chất thải rắn” – Trần Văn Quang)
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy việc thu
gom rác tại nguồn đóng một vai trò hết sức quan trọng để đạt được hiệu quả
thu gom. Từ nguồn phát sinh chất thải, bằng các hìn thức thu gom như thùng
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
9
Nguồn phát sinh chất
thải
Thu gom chất thải
Vận chuyển chất thải
Xử lý chất thải
PP
chôn lấp
PP
đốt
PP
ép kiện
PP Hydromex PP
ủ sinh học
Chuyên đề tốt nghiệp
rác, túi nilon, xe đẩy tay của công nhân…rác được thu gom lại và đưa tới bãi
chôn lấp để xử lý.
• Thu gom sơ cấp; trong hình thức này, các hộ gia đình có thể tham

gia hoặc không cần tham gia vào quá trình thu gom. Những người
thu gom rác sẽ đi vào từng nhà hoặc đứng ở đầu các ngõ gõ kẻng,
người dân sẽ mang rác ra xe đổ hoặc người thu gom mang rác bỏ
vào thùng của họ. Hệ thống này chủ yếu chi phí cho nhân công lao
động vì mất nhiều thời gian đi vào từng nhà để thu gom. Tuy nhiên
ở những nước có thu nhập thấp, lao động thường khá rẻ nên hình
thức này tương đối tốt.
• Thu gom thứ cấp: đây là hình thức thu gom tập trung. Nó bao hàm
việc thu gom chất thải rắn từ những nguồn khác nhau rồi chuyên chở
tới nơi chôn lấp, tiêu hủy. Việc dỡ đổ các xe rác cũng được coi như
là một phần của hoạt động thu gom thứ cấp. Thu gom thứ cấp được
tiến hành thông qua hai hình thức:
- Thu gom theo khối
- Thu gom bên lề đường
Chất thải rắn không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người
mà còn gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Như vậy, phải quản lý chất thải rắn ngay từ nguồn phát sinh. Cần có các
biện pháp bắt buộc các chủ thể tạo ra nguồn rác thải phân loại chúng ngay từ
đầu. Việc này sẽ giúp cho công tác thu gom, vận chuyển cũng như xử lý hiệu
quả hơn rất nhiều, đồng thời còn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn
cho nền kinh tế.
2. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn
(Theo điều 5 nghị định số 59/NĐ-CP)
- Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất
thải rắn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và
hướng dẫn thực hiện các văn bản này.
- Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động
quản lý chất thải rắn.
- Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý
chất thải rắn.

Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
10
Chuyên đề tốt nghiệp
- Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công
trình xử lý chất thải rắn.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt
động quản lý chất thải rắn.
3. Hệ thống quản quản lý chất thải rắn ở Đô thị Việt Nam
Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường
sống cho con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải
rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và hiệu quả. Một cách tổng thể, hợp
phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn ở đô thị được minh họa
như sau:
Chiến lược, đề xuất Thu gom, vận chuyển Quy tắc, quy chế
luật pháp loại bỏ CTR xử lý, tiêu hủy loại bỏ CTR
(Nguồn: Kinh tế Chất thải rắn)
Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý chất thải rắn:
Bộ Khoa Học Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến
lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc
đề xuất luật lệ, chính sách quản lý môi trường quốc gia.
Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý
chất thải rắn.
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
11
UBND thành phố
Công ty môi
trường đô thị
Bộ KHCN và môi
trường
UBND cấp

dưới
Sở KHCN và
Môi trường
Bộ xây dựng
Sở giao thông
công chính
Cư dân và khách vãn lai
(nguồn tạo ra chất thải rắn)
Chất thải rắn
Chuyên đề tốt nghiệp
UBND Thành phố chỉ đạo ủy ban nhân dân các quận, huyện, sở Khoa
học Công nghệ và Môi trường và sở Giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và pháp
luật chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các
quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố.
Công ty Môi trường và Đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ
xử lý chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường theo nhiệm vụ của sở Giao
thông công chính giao.
4. Các công cụ quản lý chất thải rắn
4.1. Công cụ pháp lý
4.1.1. Các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn được áp dụng cho mọi khía cạnh của quản lý chất thải
rắn: lưu chứa, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu hủy cuối
cùng. Các tiêu chuẩn chủ yếu gốm có: tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận
hành được áp dụng cho lưu chứa, thu gom vận chuyển chất thải rắn cũng như
vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Các quy định này cũng bao gồm về
giảm thiểu và tái chế chất thải.
Tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan tới việc thu gom CTR, tiêu
chuẩn quy định rõ các loại thùng chứa, các địa điểm thu gom thùng rác, và cả
số lượng cũng như loại chất thải phải thu gom. Trong tiêu chuẩn cũng quy

định về tần suất thu gom. Các tiêu chuẩn cũng bao gồm cả các yêu cầu tiếng
ồn đối với khung gầm xe tải, cơ cấu nén chất thải….
Các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng bao gồm các hệ thống phát hiện rò rỉ,
giám sát nước ngầm, những hạn chế về địa điểm và biện pháp khắc phục.
4.1.2. Các loại giấy phép
Các loại giấy phép được cấp cho các phương tiện sử dụng trong CTR
được phê duyệt để đảm bảo công tác thiêu hủy CTR được an toàn. Các giấy
phép địa điểm được cấp chỉ có thể được cấp khi giấy phép quy hoạch cần có
đối với địa điểm này đã có hiệu lực. Các giấy phép này phải tuân theo những
điều kiện do cơ quan quản lý quy định.
Giấy phép xả thải: đây là loại giấy phép được đề xuất để làm tăng quá
trình tái chế các chất thải, giảm thiểu ô nhiểm do các nhà máy xí nghiệp thải
ra môi trường. Giấy phép được quyền mua và bán giữa nơi sản xuất có chi phí
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
12
Chuyên đề tốt nghiệp
chi cho hoạt động tái chế cao và nơi có chi phí chi cho hoạt động tái chế thấp.
Những chi phí này bao gồm chi phí cho nguyên liệu đầu vào đã qua tái chế
hoặc chi phí để tái chế phế liệu sau khi đã xả thải.
4.2. Công cụ kinh tế
4.2.1. Các lệ phí
Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ thải rắn: phí
người dùng, phí đồ bỏ và phí sản phẩm.
Phí người dùng: phí này được áp dụng phổ biến cho việc thu gom và xử
lý chất thải rắn ở các đô thị. Chúng được coi là các khoản tiền phải trả thong
thường cho các dịch vụ đó, ít khi được coi là biện pháp kích thích. Trong phần
lớn trường hợp, phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản
ánh những chi phí biên xã hội của các ảnh hưởng môi trường. Trong một số
trường hợp, chính quyền đô thị đã đặt ra các hệ thống định giá chất thải để
cung cấp những khuyến khích liên tục cho các hộ dân cư giảm thiểu chất thải.

Phí đồ bỏ: các phí đồ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng) là loại phí trực
tiếp đánh vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hay tại điểm
tiêu hủy. Mục tiêu chính của những phí này là cung cấp cho công nghiệp những
kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải như giảm bớt
chất thải, tái chế và đốt là các phương pháp thân thiện với môi trường hơn là
phương pháp chôn rác có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm.
Phí sản phẩm: phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được
áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu
hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và nhiên liệu ô tô không trả lại được. Ví dụ,
đánh phí vào bao bì, đồ uống không trả lại là tương đối cao. Chúng được áp
dụng để hỗ trợ cho sự thành công của hệ thống ký quỹ - hoàn trả các chai.
4.2.2. Các khoản trợ cấp
Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân
tham gia vào các lĩnh vực quản lý chất thải rắn.
Một cách thức khác của trợ cấp là cho hưởng ưu đãi về thuế đối với việc
phát hành trái phiếu nhà nước hay chính quyền địa phương, để xây dựng các
nhà máy xử lý chất thải rắn hoặc phát triển các nhà máy có khả năng đốt chất
thải rắn đô thị để phát nhiệt hoặc điện. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được
miễn giảm cho các xí nghiệp bán những sản phẩm làm bằng chất thải thay vì
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
13
Chuyên đề tốt nghiệp
các nguyên liệu chất lượng cao. Các kích thích khác bao gồm khấu trừ thuế cho
doanh nghiệp dung vật liệu tái chế thay thế một phần nguyên vật liệu, ổn định
thị trường vật liệu tái chế thông qua việc hỗ trợ giá để thành lập các ngân hàng
vật liệu, thu nhập được đảm bảo đối với các xưởng tái chế, trợ cấp đầu tư, khấu
hao nhanh, các khoản vay mềm để khuyến khích các xí nghiệp tư nhân thực
hiện các hoạt động khôi phục tài nguyên.
4.2.3. Các hệ thống ký quỹ - hoàn trả
Các hệ thống ký quỹ- hoàn trả biểu hiện mối quan hệ giữa thuế và trợ

cấp. Các loại thuế, phí, lệ phí đặc biệt đối với khách hàng được thiết kế để
khuyến khích tái chế và ngăn ngừa ô nhiễm.
4.2.4. Các khuyến khích cưỡng chế thi hành
Việc quy trách nhiệm pháp lý đối với những tổn hại do ô nhiễm, đã
được sử dụng trong lĩnh vực chất thải độc hại. Những người điều hành quản lý
chất thải, những người tạo ra chất thải và bất kỳ ai tham gia vào việc vận
chuyển, xử lý hoặc đổ bỏ chất độc hại đều phải chịu trách nhiệm về những tổn
thất trong việc gây ra ô nhiễm môi trường.
4.3. Truyền miệng
Cộng đồng xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
sống. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đoàn thể
tuyên truyền vận động rông rãi, hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích,
cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh
hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tạo phong trào thi đua,
xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư tại các khu đô thị, công nghiệp; xuất
bản phổ biến các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói
chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng phù hợp với từng đối tượng
và từng địa bàn.
(Theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 152/1999/QĐ - TTg về việc
phê duyệt “Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp
Việt Nam đến năm 2020”)
5. Các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý chất thải rắn
* Việt Nam
5.1. Chỉ thị Bộ chính trị
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
14
Chuyên đề tốt nghiệp
- Chỉ thị số 36/CT/TW ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam
ngày 25/06/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chỉ thị đặt “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân” làm vị trí hàng đầu, phát huy nội lực với tăng cường quốc tế trong
việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong đó giải pháp số 1 là
thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, xây dựng thói quen, nếp sống văn minh
và các phong trào quẩn chúng bảo vệ môi trường cần được ưu tiên.
5.2. Luật
- Luật bảo vệ môi trường do Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành số
52/2005/QH11 (khóa XI, kỳ họp thứ 8, từ ngày 18/10 đến ngày 29/11 năm
2005).
5.3. Nghị định của Chính phủ
- Nghị định 175 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường ban
hành ngày 18/10/1994;
- Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ban hành ngày 09/04/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn gồm có:
+ Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất
thải rắn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và
hướng dẫn thực hiện các văn bản này.
+ Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản
lý chất thải rắn.
+ Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý
chất thải rắn.
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quản
lý chất thải rắn. Nghị định cũng có quy định chi tiết quy hoạch, đầu tư quản lý
chất thải rắn; phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý chất thải rắn; chi
phí cho quản lý chất thải rắn.
5.4. Chỉ thị, quyết định của Chính phủ
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 về những biện pháp cấp bách

trong công tác quản lý chất thải rắn ở các Đô thị và khu công nghiệp. Trong
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
15
Chuyên đề tốt nghiệp
đó nêu rõ những công việc mà các Bộ, các ngành và các tỉnh, thành phố thực
thuộc Trung ương cần phải thực hiện tốt. Ví dụ như:
+ Quản lý việc phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thải rắn, tổ chức thu
gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải rắn ngay tại
nguồn để thuận tiện hơn cho việc tái chế, tái sử dụng và tiêu hủy.
+ Quản lý việc xử lý, tiêu hủy chất thải: áp dụng các công nghệ phù hợp
cho việc xử lý, tiêu hủy chất thải rắn, trước hết là chất thải công nghiệp độc
hại, chất thải y tế để bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới
sức khỏe con người.
+ Bộ y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có các biện pháp
bắt buộc các bệnh viện, sở y tế thực hiện nghiêm túcquy định về quản lý chất
thải bệnh viện, đặc biệt chú trọng tới xử lý các chất thải cơ thể gây nguy hại
tới sức khỏe con người như: bệnh phẩm, băng gạc, kim tiêm…
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Ngoài việc đưa ra mục tiêu quản
lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp đến năm 2020, trong quyết
định còn đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản lý chất
thải rắn.
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại. Quy chế này
quy định việc quản lý chất thải nguy hại nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa
việc phát sinh các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con
người. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy
hại; trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển, chủ lưu trữ, xử lý và thiêu hủy
chất thải nguy hại; quản lý nhà nước về chất thải nguy hại.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý
chất thải y tế. Quyết định này đưa ra những tiêu chuẩn cho các dụng cụ, bao bì
đựng và vận chuyển chất thải rắn trong các cơ sở y tế; quy chế về việc phân
loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn tại các cơ sở y tế;
các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý chất thải rắn y tế.
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
16
Chuyên đề tốt nghiệp
- Quyết định số 60/2002QĐ/BKHCNMT ban hành ngày 07/07/2002
hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại do Bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường ban hành.
5.5. Thông tư cấp Bộ
- Thông tư liên tịch số 1590/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn thi
hành chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các
biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở Đô thị và Khu công nghiệp.
- Thông tư số 1485/MTg ngày 12/12/1994 của Bộ KHCNMT về hướng
dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động cảu Thanh tra về bảo vệ môi
trường.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD về hướng dẫn thi hành Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ban hành ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ban hành ngày 12/12/2008 về hướng
dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tái chính đối với họat động đầu tư cho quản lý
chất thải rắn.
5.6. Một số văn bản khác
- Tiêu chuẩn Việt Nam về phân loại những hợp chất độc hại và yêu cầu
an toàn, TCVN 3164 – 1979, ban hành ngày 01/01/1981;
- Tiêu chuẩn cho phép của khí thải lò đốt chất thải y tế TCVN 6560-1999;
- Chất thải rắn- bãi chôn lấp hợp vệ sinh- yêu cầu chung về bảo vệ môi
trường TCVN 6669-2000;

- Văn bản hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường trong quản lý và phát
triển đô thị, nông thôn và đầu tư xây dựng năm 2000;
- Quyết định số 152/2004/QĐ-UB về quản lý chất thải công nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
ngày 27/09/2004. Quyết định này nêu rõ trách nhiệm của chủ nguồn thải chất
thải công nghiệp; trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển, chủ lưu trữ, xử lý
và thiêu hủy chất thải công nghiệp; trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm của các sở ban ngành có liên quan.
- Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND về việc ban hành quy định quản lý
chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định đưa ra
Nguyễn Thị Hồng Mai Lớp: Kinh tế và quản lý đô thị
17

×